Thiên Sứ

Làng cổ Đường Lâm: "Hội" mãi mà "Thảo" chẳng ra?

2 bài viết trong chủ đề này

Làng cổ Đường Lâm: "Hội" mãi mà "Thảo" chẳng ra?

Thứ hai, 21/4/2008, 07:00 GMT+7 ...

"Những cuộc hội thảo bàn về Đường Lâm ngày càng nhiều, trên quy mô lớn và đề cập đến những điều cũng to lớn không kém là làm thế nào để đưa Đường Lâm trở thành trung tâm du lịch, được trong và ngoài nước biết đến, để có thể đề cử Đường Lâm là di sản thế giới. Không biết người nông dân ở Đường Lâm ở đâu trong những hội thảo đó. Tên họ có bao giờ được nhắc đến? Nguyện vọng của họ có được quan tâm? Làm thế nào để giải bài toán: Bảo tồn + Phát triển du lịch + Đảm bảo đời sống người dân? Chừng nào mà các dự án chưa đặt người dân lên vị trí hàng đầu để giúp họ cải thiện cuộc sống thì Đường Lâm chưa mong giữ được những giá trị của riêng mình...."

Posted Image

Ngày 18/4 tại làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Tây đã diễn ra Hội thảo “Phát triển sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa Việt cổ” do Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp cùng với Cục Di sản Việt Nam tổ chức.

TIN LIÊN QUAN Posted ImageThư ngỏ của những người nông dân Posted ImageKinh tế nông thôn và số phận những người nông dân Posted ImageLàng quê thành đô thị: Tiến hoá hay thoái hoá? Posted ImageBài sáu: Kiếm tìm "sức đề kháng" của văn hóa nông thôn Posted ImageBài bốn: Hỡi hồn vía làng quê ở đâu hãy về! Posted ImageBài ba: Nông thôn - một “thùng rác đẹp” (?) Posted ImageBài một: Bản thông cáo về những người nông dân (Thay cho lời đề dẫn) Posted ImageHội Lim: “Dung tục, hỗn hào, đào đâu Quan Họ cổ”? Posted ImageCa trù Cổ Đạm: Bạn cần nghe lại tâm hồn mình!Từ khi được công nhận làng văn hóa Việt cổ- di sản quốc gia, làng cổ đá ong Đường Lâm-Sơn Tây ngày càng được biết đến nhiều hơn, và đã nằm trong sự chú ý của các công ty du lịch, các dự án phát triển du lịch.

Đường Lâm với những nét đặc trưng của làng Bắc bộ Việt Nam đã cho du khách những cảm giác thoải mái, yên bình hiếm có. Các dự án tôn tạo, bảo tồn, du lịch đang đổ dồn về đây, nhưng chưa thấy có dự án nào cải thiện đời sống của người dân sống tại nhà cổ và làng cổ.

Hơn 300 ngôi nhà cổ 5 gian, 7 gian tại Đường Lâm hiện nay còn giữ lại có niên đại hơn 100 năm, 200 năm, thậm chí 300 năm. Tất cả đều trong tình trạng mối mọt, xuống cấp, ẩm thấp. Mỗi ngôi nhà có hai đến ba thế hệ đang cùng sinh sống. Như vậy có khoảng gần 1000 người đang sống trong các nhà cổ. Điều này đồng nghĩa với việc họ đang hàng ngày phải sống trong điều kiện vật chất khó khăn.

Thế nhưng, bao lâu nay để giữ gìn văn hóa của ngôi làng Bắc bộ điển hình, thế hệ này sang thế hệ khác cứ phải sống trong điều kiện ngày càng tồi tệ, có khi là cả một mảng tường gỗ mối mọt đổ sập xuống. Nhiều căn nhà thiếu ánh sáng trầm trọng, tự người dân phải tìm cách đưa ánh sáng vào nhà bằng nhiều cách, như nhà ông giáo Hà Vĩnh đã làm một tấm kính, đặt chéo hướng ra sân lấy ánh sáng phản chiếu từ ngoài vào nhà.

Những người hiện ở trong những nhà cổ vừa phải đảm bảo cuộc sống của mình với con trâu, cái cày lại vừa phải chăm lo giữ gìn sửa chữa thường xuyên để giữ nguyên dáng vẻ của nó, rồi liên tục phải tiếp đón khách du lịch đến tham quan. Nhà nào may mắn được nằm trong diện cải tạo thì được Nhà nước hỗ trợ tiền sửa chữa nâng cấp. Nhà nào không có may mắn đó vì nhiều lý do khác nhau thì phải tự bỏ tiền để trang trải việc sửa chữa, nâng cấp ngôi nhà cổ của mình.

Những ngôi nhà cổ trên 100 năm thường xuyên phải đảo ngói, thỉnh thoảng phải thay dui mè, lâu lâu phải thay cả cột trụ vì bị mọt ăn rỗng ruột đổ sập lúc nào không hay. Đời sống của người dân do vậy mà ngày càng trở nên khó khăn, nghèo túng. Hai ông bà Thu - thôn Mông Phụ cứ than trời: “Giờ chúng tôi khó khăn lắm cô ạ. Cứ lo gạo, lo tiền ăn từng bữa. Ông thì gãy chân không đi lại được, tháng nào cũng hết trăm nghìn tiền thuốc men. Khổ lắm cô ạ”.

Posted Image

Nhiều người vẫn cố gắng giữ lấy ngôi nhà tổ tiên dù có chật vật đến đâu chăng nữa. Tuy nhiên cũng có nhiều gia đình đã tìm một lối thoát cho mình, bằng cách đập ngôi nhà cổ ấy đi, xây dựng những ngôi nhà mái bằng để có điều kiện sống tốt hơn, khỏi phải lo nhà sập, lo kiếm tiền sửa chữa. Bà Nghị chủ một ngôi nhà cổ tại thôn Đông Sàng, Đường Lâm nói: “Nhà tôi giờ không phải nhà cổ nữa. Nhà cổ phá từ lâu rồi. Làm sao sống mãi được trong đó. Tốn kém lắm mà không được hỗ trợ nên phá đi xây mới cho đỡ vất.”

Thôn Đông Sàng hiện nay nhiều nhà cổ đã bị người dân phá bỏ. Họ lý giải : “Bên Đông Sàng không phải trung tâm của quần thể làng cổ nên không được chú ý nhiều, không được hỗ trợ tiền để nâng cấp nên phá đi cho đỡ tốn kém, chứ để làm gì đâu”. Thế là theo thời gian những ngôi nhà cổ cứ bị phá bỏ dần vì đối với người dân nơi đây đảm bảo điều kiện sống là điều quan trọng hơn. Vậy thì phát triển du lịch kiểu gì, để làm gì trong khi đời sống của người dân không được cải thiện?

Posted Image

Những cuộc hội thảo bàn về Đường Lâm ngày càng nhiều, trên quy mô lớn và đề cập đến những điều cũng to lớn không kém là làm thế nào để đưa Đường Lâm trở thành trung tâm du lịch, được trong và ngoài nước biết đến, để có thể đề cử Đường Lâm là di sản thế giới. Không biết người nông dân ở Đường Lâm ở đâu trong những hội thảo đó. Tên họ có bao giờ được nhắc đến? Nguyện vọng của họ có được quan tâm? Làm thế nào để giải bài toán: Bảo tồn + Phát triển du lịch + Đảm bảo đời sống người dân? Chừng nào mà các dự án chưa đặt người dân lên vị trí hàng đầu để giúp họ cải thiện cuộc sống thì Đường Lâm chưa mong giữ được những giá trị của riêng mình. Hiện tại ở Đường Lâm chưa có một dịch vụ nào để phục vụ cho khách du lịch. Anh Trung - khách từ Hà Nội lên - nói: “Đến đây muốn tiêu tiền mà không có chỗ nào để tiêu”. Trong khi khách du lịch đến ngày càng nhiều, họ không ngần ngại việc chi tiêu trong chuyến du lịch của mình thì Đường Lâm lại không đáp ứng được nhu cầu ấy.

Mặt khác, người dân sống trong những ngôi nhà cổ tại Đường Lâm đa số đều nằm trong diện khó khăn. Họ không biết mình đang giữ tài sản vô giá để khai thác từ đó cải thiện chính cuộc sống của mình. Họ có thể đáp ứng nhu cầu của những khách du lịch đến đây bằng chính những sản phẩm của gia đình. Một điều có thể nhận thấy rõ ràng là người dân chỉ biết mình đang sống trong nhà cổ có niên đại hàng trăm năm, được nhiều khách du lịch quan tâm nhưng họ lại không biết cách cải thiện đời sống từ lợi thế ấy. Họ chưa biết cách làm du lịch, kiếm tiền từ chính ngôi nhà cổ của mình.

Để giải bài toán về làng cổ tại Đường Lâm cần có sự kết hợp của chính quyền, công ty du lịch và quan trọng nhất chính là những người dân sống trong nhà cổ. Lời giải sớm tìm ra ngày nào thì đời sống người dân cải thiện sớm ngày ấy, trước mắt là của những người đang sống trong các ngôi nhà cổ quý báu này.

Anh Lưu

NHỜI BÀN CỦA THIÊN SỨ

Làm thế nào để giải bài toán: Bảo tồn + Phát triển du lịch + Đảm bảo đời sống người dân? Chừng nào mà các dự án chưa đặt người dân lên vị trí hàng đầu để giúp họ cải thiện cuộc sống thì Đường Lâm chưa mong giữ được những giá trị của riêng mình.

Làm thế nào để cải thiện đời sống nhân dân làng Đướng Lâm? Làm thế nào để người dân Đường Lâm nhận thức rõ vị trí của mình trong tổng thể di sản văn hóa truyền thống của dân tộc? Làm thế nào để....? Vâng! Cái vấn đề chính là ở chỗ vấn đề được đặt ra là cái vấn đề "nàm thế lào".

Ngoài sự tại trợ của nhà nước thông qua một cơ quan bảo tồn văn hóa nào đó thì bảo các Cty du lịch tài trợ chứ còn gì nữa. Ngoài ra những người dân ở đây có thể học để làm hoặc mua một số mặt hàng nghề truyền thống bán lưu niệm cho du khách. Chứ còn "Nàm thế lào" bi vờ. Nếu đặt hàng Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương sẵn sàng "nàm" một dự án hoàn chỉnh về việc bảo tồn di tích làng cổ Đường Lâm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc chủ đề này mà bất giác tôi chợt nhớ đến phố cổ Hội An. Có lẽ Hội An đã may mắn hơn Đường Lâm nhiều vì nhờ có sự quan tâm của mọi giới hữu quan từ các nhà văn hóa trong và ngoài nước đến ngành du lịch, từ thông tin đại chúng đến ... UNESCO. Kinh tế của người dân Hội An đã cải thiện rất nhiều và thậm chí ngày nay họ kinh doanh dịch vụ du lịch rất chuyên nghiệp. Từ khi có ý tưởng sử dụng đèn lồng thay thế cho đèn điện vào những đêm rằm mỗi tháng (khoảng 10 năm trước), hiệu quả là du khách đến với Hội An rất nhiều và thậm chí theo tôi được biết, gần đây người dân Hội An thích "được cúp điện" hơn và hầu như tuần nào cũng có ít nhất một ngày "cúp điện tự nguyện" ở Hội An.

Đường Lâm có lẽ không thuận lợi bằng Hội An, nhất là hạ tầng cơ sở (giao thông, khách sạn, lễ hội, ẩm thực, ...), tuy có thể hơn về bề dày văn hóa sử thuần túy Việt. Thật tiếc và đáng buồn là trong kinh doanh dịch vụ, lợi ích kinh tế luôn được đặt lên trước, kinh nghiệm ở các nơi khác (như Mũi Né - Phan Thiết, Sapa - Lào Cai, hoặc ngay cả Hội An, ...) trong khoảng 10 năm trở lại đây cho thấy : các nhà hàng khách sạn mọc lên như nấm, các điểm du lịch được xây dựng và khai thác triệt để, người dân địa phương xoay sở không kịp, rồi mâu thuẫn nảy sinh (địa phương - môi trường - giá cả dịch vụ - khách du lịch), sau đó mới dần dần sắp xếp lại, ... Theo tôi được biết là hiện nay, chưa hề thấy có chữ "Đường Lâm" trong các chương trình tham quan du lịch, cả nội địa lẫn quốc tế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay