Posted 24 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) SẤM TRẠNG TRÌNH: " Bao giờ Tiên Lãng chia đôi Sông Hàn nối lại, thì tôi lại về !" Hiện nay Tiên Lãng đã CHIA ĐÔI, cầu Hàn trên sông Hàn đã NỐI LẠI đôi bờ. Chắc cách đây 500 năm, thời của Trạng Trình (1491-1585) ngoại trừ ông, chẳng có ai có thể dám nghĩ "sông Hàn nối lại" (nghĩa là lấp sông, để hai bờ nối liền hay cần xây Cầu. Cây cầu đầu tiên của thế giới là ở Anh xây dựng năm 1773, khoảng 200 năm sau khi Trạng qua đời, "có lẽ" Trạng là người "đầu tiên" trên thế giới (?) có "ý tưởng" LÀM CẦU qua sông). Cho đến hiện nay (năm 2010), Vĩnh Bảo (Hải Phòng) chưa thấy có một nhân tài kiệt xuất nào xuất hiện. Chứng tỏ Trạng Trình chưa về. Tất cả đều đúng 99% còn 1% nữa là chưa thực hiện đúng câu Sấm của Trạng Trình, nên Trạng Trình chưa về, hay nói một cách khác: Vĩnh Bảo chưa có Nhân Tài Kiệt Xuất ra đời. "Vô tình" HN biết được "cách giải" câu Sấm này (Xin nhớ, HN chỉ biết câu này thôi nhé !) 1). Câu giải đã có gợi ý ở trong Video và hình ảnh này. 2). Xin gợi ý chữ của Trạng rất SIÊU: Đúng từng từ một ! 3). Giải câu này thì giải được. Nhưng Trạng Trình "Về" thật, chắc tốn kém rất nhiều tỷ tiền VN. Chúc các bạn giải được, để cùng mong: Trạng Trình sẽ lại trở về với dân Việt mến yêu. "BAO GIỜ TIÊN LÃNG CHIA ĐÔI SÔNG HÀN NỐI LẠI, THÌ TÔI LẠI VỀ !" ******************************************************************************** Edited 24 Tháng 3, 2010 by Thiên Sứ 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) anh hoangnguyen6889 nói sai rồi thời của trạng trình không ai dám nghĩ là "sông Hàn nối lại" có thể nhưng em ko tin là trạng trinh cũng không biết trong các nhân tài lịch sử của việt nam em phục nhất là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ông có tài dự doán đc người động chạm đến mộ mình sau 499 năm thì phảiTrích từ toan512 vào lúc 2010-3-7 11:07 Xin cảm ơn Toàn về tham gia cuộc vui này rất nhiều, Ý của HN viết là vào thời đó và cả vài trăm năm sau này ("TRỪ "Trạng Trình, vì Trạng đã BIẾT là "nối bằng gì" và "nối như thế nào" nên viết ra câu Sấm này là Sông Hàn phải nối lại mà ! và đây mới là điều có một không hai của Trạng Trình) những người bình thường và cả những nhân tài nước Việt mọi người cũng chỉ nghĩ đến chuyện "Lấp sông" thì sông Hàn mới nối lại như lời của trạng. (ngoại trừ sau khi người Pháp vào VN, và mãi về sau dân Việt mình mới biết có thể làm cầu qua sông). Nhớ đoán thử nhé Toàn ạ ! Chúc em vui vẻ. ( anh đã sửa lại bài chính để rõ chỉ có Trạng biết, cảm ơn em nhé) Đây là chiếc cầu đầu tiên trên thế giới của Anh, bắt đầu vẽ từ năm 1773 đến năm 1779 thì xong và năm 1781 mở cầu.*********************************************************************Thực trạng của huyện Tiên Lãnh đã khơi lại con sông đào đã chảy trên đất huyện, và năm 1985 sông Hàn đuợc bắc cầu phao trùng với dịp kỷ niệm 400 năm ngày mất của nhà thơ lớn. Hai câu lục bát ấy hình như chỉ mới được nghe gần đây, có thể cho phép chúng ta nghĩ rằng đó là một sáng tác dân gian mới có. Vả lại, xét về quá trình hình thành thể loại văn học của nước ta, thì thời kỳ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa có thể thơ lục bát, cho nên chúng ta có thể khẳng định rằng những Sấm truyền viết bằng thể thơ lục bát không thể là của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trích từ keobeo vào lúc 2010-3-13 02:43 Xin cảm ơn Mr. Quỳnh rất nhiều, HN công nhận những nhận xét của Mr. Quỳnh này rất chính xác, thơ Lục Bát theo sách vở là mới xuất hiện... trước đây dân Việt mình đa số dùng thơ Đường. Tiếc là chưa có Khảo Cổ hay nghiên cứu nào "Khám Phá" ra thơ Lục Bát ra đời từ bao giờ. HN được nghe câu Sấm này từ mấy chục năm trước do một anh bạn học, người Vĩnh Bảo kể cho. Đến mãi năm 1997 mới có dịp "Tò Văn Mò" về thăm quê Trạng. Nhưng phải công nhận, "Không về thăm Đền Trạng Trình" thì không thể hiểu được câu Sấm trên của Trạng Trình. Có một điều, qua câu SẤM này, hoàng nguyên mới biết " Sấm Trạng Trình là có thật 100%" trước kia cũng "chỉ nghĩ" là thiên hạ đồn thổi, nhưng không ! Chuyện này cũng "GẦN" giống về chữ nghĩa chuyện "TAM QUÁN" ( là Quan Tám) của Trạng Trình, nhưng có phần:" Đã bảo thế này, mà làm thế kia, nên : Sai !"Sẽ rất ly kỳ... Edited 24 Tháng 3, 2010 by hoangnguyen6889 Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) Ơ đây chỉ sự quay lại và được mọi người nhắc đến tên tuổi của chính Trạng Trình. Dù là nhà tiên tri số một nhưng trong suốt 500 năm qua, tên tuổi của Nguyễn Bỉnh Khiêm dường như ít được nhắc đến. Chỉ đến khi nhà nước ta có quyết định kỷ niệm 500 năm ngày sinh của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm thì người ta mới nhắc nhiều đến Trạng Trình. Cùng năm đó bộ văn hóa quyết định làm một bộ phim về Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó chính là sự trở lại của Trạng Trình. Có một điều đặc biệt trong buổi lễ kỷ niệm 500 năm ngày sinh của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm là khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào thắp hương thì bát hương hoá ngay (bùng cháy lớn), lửa của bát hương hoá đó rơi vào 4 chén rượu thờ, bốc cháy luôn.Trích từ vodka vào lúc 2010-3-14 04:11 Xin cảm ơn Mr. Vodka rất nhiều, Như thế mọi người lại biết thêm về câu chuyện "Bát hương hoá, và 4 chén rượi thờ cháy luôn"... Hình như hiện tượng "Hóa" là có người về "Nhận tình cảm" phải không Mr. Vodka ? Thực ra Duy Vật không tin Duy Tâm, nhưng Duy Vật cũng không thể chứng minh được những cái Duy Tâm đã có. ( Kể ra vì nhiều người dùng Duy Tâm để Duy Tiên Huyền, nên mất cả thiện cảm). Dù gì, cũng phải cảm ơn sự góp ý cho câu chuyện của Mr. Vodka. Chuyện ly kỳ... vẫn tếp diễn,********************************************************************Đúng là Sấm Trạng Trình thì có thật bác HN ạ nhưng theo như ý giải đố của bác thì cái chủ yếu của câu sấm bác đưa là "tôi lại về" phải không bác,và vấn đề chủ chốt này lại phụ thuộc vào cái Huyện chia đôi,sông nối lại...Nếu nói về vấn đề này thì thực sự câu giải của bác chắc vắt kiệt sức bọn trẻ chúng em cũng khó có thể giải thích được...hihi ( em cũng chỉ thích "ĐỒ TIÊN" giống bác thôi ).Nhân đây em cũng xin đưa một số câu Sấm của cụ Trạng cho bác cùng toàn thể ACE chúng ta biết thêm chút ít về cái lý số của cụ:Vận lành mừng gặp tiết lành Thấy trong quốc ngữ lập thành nên câu Một câu là một nhiệm màu Anh hùng gẫm được mới hầu giá cao ...........Xin cảm ơn Mr. Keobeo, đã đăng thêm toàn phần Sấm ký của Cụ Trạng, Thực sự hiểu được Sấm là một điều vô cùng khó khăn. Sở dĩ HN nói vậy vì trong các câu Sấm của Trạng Trình hay của các Tiên Tri khác: Chẳng ai giải nổi vì cái bao la của Sấm. Càng suy càng nhức đầu ! (lại doạ thật) Như HN viết, vô tình HN biết "cái khác nữa" * cộng với "suy đoán theo câu Sấm". Câu chuyện này thật sự chính xác. Dĩ nhiên, sẽ có nhiều người sẽ cho là "mơ hồ, lẩm cẩm, dở hơi"....Nhưng nó là thực sự mới Kỳ Lạ... Ngày trước HN cũng cho là đồn đại, thêu dệt. Ngay thời nay cũng nhiều Sấm Trạng Trình khác nhau. Thế thì Sấm nào là của Trạng Trình ??? Ngay như câu Sấm" Bao giờ Tiên lãng..." câu này cũng không được ghi trong sách vở từ khi dân Việt biết in sách. Nhưng là thật ! (sau khi HN thấy ý của câu Sấm). Edited 24 Tháng 3, 2010 by hoangnguyen6889 Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 3, 2010 Về thơ Lục Bát có từ bao giờ thì tôi có thể đặt vấn đề rằng: Nó có từ thời rất xa xưa, từ trước CN trong nền văn hiến Việt. Dấu ấn của Lục Bát có trong sách Trung Dung - vốn được coi là trước tác của Khổng Tử 500 năm trước CN. Trong văn hóa dân gian Việt Nam tồn tại những truyện thơ Nôm làm bằng Lục Bát khuyết danh , như: Hoàng Trừu, Phạm công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa, Thạch Sanh...vv.....thể hiện những nội dung có từ thời rất xa xưa của dân tộc Việt. Thí dụ như truyện Thạch Sanh với hình ảnh chiếc Rìu và cây đa, là những hình ảnh từ thời sơ khai lập quốc của dân tộc Việt. Hoặc như truyện Hoàng Trừu, nói về bà công chúa bị oan với án phạt là phải đội đèn. Đây là hình phạt chỉ có ở thời cổ đại. Mặc dù những dấu ấn có vẻ như mơ hồ, nhưng lại khó bác bỏ. Hơn nữa, không thể vì thấy tác phẩm thành văn đầu tiên của Việt Nam bằng Lục Bát xuất hiện vào thế kỷ XIV, XV thì kết luận thơ lục bát xuất hiện vào thời kỳ đó được. Bởi vì thơ lục bát có vần điệu, niêm luật được quy ước rất chặt chẽ phù hợp với ngôn ngữ và các âm tiết Việt - vốn phong phú so với tất cả các nền văn hóa liên quan. Không thể, tự nhiên xuất hiện vào thế kỷ XIV, XV do chỉ một tác giả duy nhất và trở thành phổ biến trong toàn dân tộc được. Bởi vậy, tôi cho rằng: Thơ Lục Bát phải có từ thời rất xa xưa trong ngôn ngữ Việt, lưu truyền trong dân gian, qua những thăng trầm của lịch sử của hơn 1000 năm Bắc Thuộc và được phục hồi vào thế kỷ XIV, XV - là khi đất nước Việt hoàn toàn ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội, đặc biệt vào thời Hậu Lê. 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites