Lương Cơ

Ngoài Lời Còn Có Ngoài ý

5 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

"Được ý quên lời" là câu nói có giá trị và phổ biến trong các bài thuyết giảng khai thị lý học, tâm linh, tôn giáo. Và đối với người thính pháp thì "được ý quên lời" phải chăng là một điểm dừng ? Có lẽ với người thính pháp dừng ở đây và rồi đi vào thực hành thì đó đã là hiệu quả tích cực từ sau sự khai thị của người thuyết pháp. Song đối với giới thuyết pháp nếu lấy đó làm mốc, làm điểm dừng thì còn chướng ngại hay không?

Giả định ngay rằng đối với giới thuyết pháp, cái mốc "được ý quên lời" vẫn chưa phải là rốt ráo, vậy là còn có chỗ để vượt khỏi "được ý quên lời". Sau khi vượt thế rồi thì đạt đến vị trí cấp bậc cao hơn, cái danh của nó là gì ? Hãy gọi đó là "ngoài lời còn có ngoài ý", cách gọi như vậy là khơi mào để manh nha thấy được chỗ đến nhưng đó cũng chỉ là cách nói gián tiếp hay là cách nói còn mang đến cho người ta nghi vấn tìm hiểu.

Như vậy chứng tỏ "được ý quên lời" vừa là điểm dừng nhưng cũng là một điểm nghi, có điểm nghi thì sẽ có điểm ngộ, điểm ngộ của nó chính là "ngoài lời còn có ngoài ý".

Dừng ở "được ý quên lời" thì thế nào ?

Dừng ở "ngoài lời còn có ngoài ý" thì thế nào ?

Đúng là có nghi thì sẽ có ngộ, tiểu nghi tiểu ngộ, đại nghi đại ngộ. Mời các hội viện cùng nghi cùng ngộ.

Edited by TÂM NGHIÊN CỨU
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, TÂM NGHIÊN CỨU

"Được ý quên lời" là câu nói có giá trị và phổ biến trong các bài thuyết giảng khai thị lý học, tâm linh, tôn giáo. Và đối với người thính pháp thì "được ý quên lời" phải chăng là một điểm dừng ? Có lẽ với người thính pháp dừng ở đây và rồi đi vào thực hành thì đó đã là hiệu quả tích cực từ sau sự khai thị của người thuyết pháp. Song đối với giới thuyết pháp nếu lấy đó làm mốc, làm điểm dừng thì còn chướng ngại hay không?

Tại sao phải có "lời"?

Giả định ngay rằng đối với giới thuyết pháp, cái mốc "được ý quên lời" vẫn chưa phải là rốt ráo, vậy là còn có chỗ để vượt khỏi "được ý quên lời". Sau khi vượt thế rồi thì đạt đến vị trí cấp bậc cao hơn, cái danh của nó là gì ? Hãy gọi đó là "ngoài lời còn có ngoài ý", cách gọi như vậy là khơi mào để manh nha thấy được chỗ đến nhưng đó cũng chỉ là cách nói gián tiếp hay là cách nói còn mang đến cho người ta nghi vấn tìm hiểu.

Nghi vấn là sao? Là nghi ngờ và thấy cần tra vấn xem xét. Nghi ngờ thì là không tin. Không tin là do mình nghĩ theo quan kiến của mình. Quan kiến của mình là những kiến thức mình huân tập thành quan điểm cá nhân. Do đó, mình cần tra vấn xem xét sự việc bằng cách so sánh với những kiến thức mình sở hữu. Đồng, thì tin hay dễ dàng chấp nhận nên mới có câu: "Đồng thinh tương ứng, đồng khí tương cầu" vì kiến thức có điểm tương đồng. Không đồng, thì có 2 trường hợp:

1. chưa hề biết hay có kiến thức tích lũy về sự việc đang xem xét

2. chưa hề biết nhưng kiến thức tích lũy về sự việc đang xem xét có ít nhiều sai biệt

Kết quả (1) là nghe rồi để đó và tích lũy vào kho kiến thức. Kết quả (2) là bình phẩm về sự sai biệt dẫn đến tranh luận có tính thuyết phục. Không thuyết phục được thì bảo lưu quan điểm, còn như được thì sự sai biệt đã bị đánh đồng để trở nên có điểm tương đồng vậy.

Cho nên, chỉ có tương đồngchưa tương đồng mà thôi và được minh họa qua: gạch Dương (liền) mà gạch Âm thì (chưa liền) là thế!

Trở lại, "ngoài lời ngoài ý" thì phải có câu đáp cho câu hỏi: Tại sao phải có "lời"? trước cái đã ...

Như giải đáp được câu hỏi này thì không suy luận như sau:

Như vậy chứng tỏ "được ý quên lời" vừa là điểm dừng nhưng cũng là một điểm nghi, có điểm nghi thì sẽ có điểm ngộ, điểm ngộ của nó chính là "ngoài lời còn có ngoài ý".

cũng như không đặt nghi vấn kế tiếp:

Dừng ở "được ý quên lời" thì thế nào ?

Dừng ở "ngoài lời còn có ngoài ý" thì thế nào ?

Thế nên,

Đúng là có nghi thì sẽ có ngộ, tiểu nghi tiểu ngộ, đại nghi đại ngộ. Mời các hội viện cùng nghi cùng ngộ.

TÂM NGHIÊN CỨU còn nghi điều gì?

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Nghi vấn là nghi ngờ, nghi ngờ là không tin-sapa"...vậy không tin thì không thực hành, không thực hành thì không đến, không đến thì không thấy, không thấy thì không ngộ. Cứ kiểu này thì có nghi mà không có ngộ, nhưng thực tế nó là dạng không nghi không ngộ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, TÂM NGHIÊN CỨU

"Nghi vấn là nghi ngờ, nghi ngờ là không tin-sapa"...vậy không tin thì không thực hành, không thực hành thì không đến, không đến thì không thấy, không thấy thì không ngộ.

Nên nói là: TÂM NGHIÊN CỨU chưa tin Sapa rồi không thực hành, không thực hành thì không đến, không đến thì không thấy, không thấy thì chưa ngộ thôi.

Có khi, vì Sapa không có duyên với bạn nên một lúc nào đó, có một người nào khác nói lại những gì Sapa đã nói với bạn thì lại . Bây giờ, hãy xem đó như là Sapa đang gieo hạt giống ở nơi bạn vậy ...

Cứ kiểu này thì có nghi mà không có ngộ, nhưng thực tế nó là dạng không nghi không ngộ.

Nghi là KHÔNG TIN;

Không nghi là: KHÔNG KHÔNG TIN ... thì lẽ ra TÂM NGHIÊN CỨU tin đấy chứ! :)

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Các hội viên có xem chủ đề này thì tôi cũng nói thêm là bài viết đầu còn được xem xét và có thể được viết lại.

Tôi không đối thoại với Sapa, lý do ? Vì rằng tôi thấy tôi không thích và có lẽ nhiều người cũng không thích. Tôi không thích lời chào của Sapa chút nào vì thế nên Sapa đừng có chào đến tôi.

Edited by TÂM NGHIÊN CỨU

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay