Lê Bá Trung

Kỳ Lạ Giếng Nước 'chung Thủy' Nuôi 'cá Thần Ngàn Tuổi'

8 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Kỳ lạ giếng nước 'chung thủy' nuôi 'cá thần ngàn tuổi'

Năm ngoái, trong lễ mừng thượng thọ 103 tuổi, nhiều người trong làng hỏi về 3 “ông cá”, cụ Thị khẳng định như đinh đóng cột rằng, 3 “ông cá” đã bơi lội tung tăng trong giếng Ngọc từ ngày ông mới chập chững biết đi.

>> Ly kỳ chuyện 3 'ông cá thần' nghìn năm ở Bắc Ninh

Cha của cụ Thị, rồi ông bà của cụ Thị, cũng kể với cụ rằng, từ ngày bé xíu đã thấy 3 “ông cá” trong giếng.

Posted Image

Giếng Ngọc (làng Diềm, xã Hòa Long, TP. Bắc Ninh) chỉ rộng chừng 20m2, hình bán nguyệt, gồm 11 bậc xây bằng gạch, 4 bậc đá và bậc cuối cùng bằng gỗ. Hai bên cửa xuống giếng dựng hai hòn đá, đẽo gọt hình “sinh thực khí”.

Xưa kia, lan can giếng Ngọc được làm bằng gốm sứ, song mấy trận lụt làm vỡ, nên được xây lại bằng gạch cho chắc chắn. Các bậc gạch cũng mới được xây dựng hơn trăm năm nay, còn bậc đá, và đặc biệt là bậc gỗ, bậc cuối cùng, thì không biết có từ khi nào. Trải qua cả trăm năm, thậm chí có thể là ngàn năm, dù lúc nào cũng chìm trong nước, song khúc gỗ vẫn nguyên vẹn, không hề mục nát.

Từ bậc gỗ trở xuống là lòng giếng. Toàn bộ lòng giếng là đá ong tự nhiên. Đáy giếng gồ lên ở giữa, lõm xung quanh, giống vết chân trâu dẫm.

Posted Image

Dù mùa mưa hay mùa khô, mực nước trong giếng Ngọc cũng không thay đổi.

Có người còn ví von đây là giếng "chung thủy" vì một điều khá đặc biệt là quanh năm suốt tháng, dù mùa mưa hay mùa khô, mực nước trong giếng cũng không thay đổi, luôn giữ độ sâu 6m. Dù mưa to đến mấy cũng không tràn, dù khô hạn cả năm giếng vẫn ăm ắp nước.

Gần đáy giếng Ngọc có một cái hang nhỏ, hướng về phía đền Cùng, thờ hai nàng công chúa, người chui vừa, song độ sâu chỉ chừng 2m. Từ cái hang này, mạch nước nhỏ chảy ra đều đặn.

Theo các cụ già làng Diềm, nước trong giếng bắt nguồn từ hai ngọn núi Kim Sơn và Kim Lĩnh, thấm qua lớp đá ong nguyên thủy dưới lòng đất, nên trong vắt, rất ngọt. Từ xưa đến nay, người dân làng Diềm vẫn giữ thói quen dùng nước giếng Ngọc.

Mặc dù đã có nước máy về từng gia đình, song người dân chỉ dùng nước máy tắm giặt, còn ăn thì bằng nước giếng Ngọc.

Posted Image

Phần lan can được xây lại bằng gạch sau khi trận lũ phá hủy lan can bằng gốm.

Các bô lão trong làng dùng nước giếng Ngọc để pha trà, còn đàn bà phụ nữ thì gánh về gội đầu. Chị em phụ nữ kể rằng, gội đầu bằng nước giếng Ngọc, không cần dầu gội, dầu xả, tóc cũng mềm mượt, lại chẳng có gầu.

Theo lời bác Nguyễn Ngọc Bích, thủ nhang của cụm di tích, dù tìm khắp nước Việt, cũng không tìm ra nguồn nước nào pha trà ngon như nước giếng Ngọc. Nước giếng Ngọc dùng pha trà không những rất ngọt mà còn giữ được màu chè nguyên bản.

Posted Image

Đàn ông lấy nước pha trà, đàn bà lấy nước gội đầu.

Để thuyết phục tôi, bác Nguyễn Ngọc Bích đã nấu nước giếng Ngọc pha trà. Quả thực, tôi cảm nhận rõ vị ngọt thanh của chén trà, dù loại trà pha chế không phải hảo hạng.

Riêng du khách và người dân làng Diềm thì không cần nấu chín nước, cứ cầm cốc xuống giếng múc uống luôn. Đến giờ giải lao, tan học, học sinh trong trường cấp 1 và 2, cách giếng Ngọc không xa, lại kéo nhau ra giếng Ngọc múc nước uống. Mặc dù trường học đã phục vụ đầy đủ nước sạch, song các em học sinh lại chỉ thích uống nước giếng. Ban quản lý cụm di tích đã phải trang bị cả chục chiếc cốc nhựa để đáp ứng nhu cầu những người mê nước giếng Ngọc.

Posted Image

Vô tư thưởng thức nước giếng Ngọc.

Tôi cũng múc một cốc nước giếng Ngọc, nơi 3 “ông cá” đang tung tăng bơi lội nếm thử. Phải công nhận nước giếng Ngọc có vị ngọt, uống xong mát lịm cuống họng và đầu lưỡi, ngon hơn các loại nước khoáng, nước tinh khiết khác rất nhiều.

Du khách đến đây đều tin rằng, những “ông cá” sống dưới giếng Ngọc là cá thần, do đó, giếng cũng là giếng thần và tin luôn nước dưới giếng cũng là nước thần, nên không những múc uống no nê, mà còn mang can đến múc đem về. Để phục vụ chu đáo du khách, mỗi ngày, ban quản lý cụm di tích làng Diềm phải mua hàng trăm chiếc can nhựa, chất đầy trong phòng, bán lại cho du khách với giá hợp lý, để du khách múc nước mang về lấy lộc. Một số hộ gia đình ở làng Diềm cũng chất đống can nhựa trong nhà, nhằm bán cho du khách kiếm lời.

Posted Image

Ban quản lý di tích phải mua can để phục vụ du khách.

Bác Bích kể rằng, có người ở Hà Nội, tuần nào cũng đánh xe lên tận làng Diềm, chở lô lốc những can, rồi múc nước giếng Ngọc chở đi. Ông ta bảo rằng, dùng nước giếng Ngọc pha trà uống, nên bị nghiện, không có nước giếng Ngọc, không uống nổi trà nữa.

Lại có bà, cũng ở Hà Nội, vài hôm lại tìm đến làng Diềm, cúng vái giếng Ngọc, rồi múc nước mang về để… cúng tổ tiên. Theo bà ta, cúng bằng nước “giếng thần” thì mới… linh nghiệm.

Lại nói về chuyện 3 “ông cá thần” ở giếng Ngọc. Dù truyền thuyết kể rằng, do hai nàng công chúa và một nàng hầu biến thành, song dân làng vẫn kính trọng gọi bằng “ông”, chứ không phải bằng “bà”, vì trong ý nghĩ của dân làng, khi đã quy y cửa Phật, thì dù nam hay nữ, cũng đều gọi bằng “thầy”. Do vậy, dù theo truyền thuyết cá là hóa thân của công chúa, dù thực tế là giống đực hay cái, cũng đều trân trọng gọi bằng “ông cá”.

Posted Image

Nước giếng Ngọc trong vắt như gương.

Tôi hỏi bác Bích rằng: “Liệu có chứng cứ gì khẳng định 3 “ông cá” này là cá thần và đã có tuổi gần ngàn năm?”. Ông Bích lắc đầu: “Chúng tôi cũng chịu thôi, chỉ biết dựa vào truyền thuyết từ đời trước mà kể lại cho đời sau”. Tuy nhiên, ông Bích lấy danh dự của một người già, đã ngoài 70 tuổi, khẳng định với tôi rằng, từ ngày còn bé xíu, ông đã thấy có 3 “ông cá” này trong giếng. Ngày đó, 3 “ông cá” đã lớn như bây giờ và hình thù cũng không có gì thay đổi.

Cụ Nguyễn Văn Thị, người sống thọ nhất làng Diềm, tới 103 tuổi, là người nắm rõ nhất về 3 “ông cá thần”. Năm ngoái, trong lễ mừng thượng thọ, nhiều người trong làng hỏi về 3 “ông cá”, cụ Thị cũng khẳng định như đinh đóng cột rằng, 3 “ông cá” đã bơi lội tung tăng trong giếng Ngọc từ ngày ông mới chập chững biết đi. Cha của cụ Thị, rồi ông bà của cụ Thị, cũng kể với cụ rằng, từ ngày bé xíu đã thấy 3 “ông cá” trong giếng. Cụ Nguyễn Văn Thị đã mất hồi cuối năm ngoái.

Posted Image

Rất nhiều du khách bỏ tiền vào hòm công đức đặt trên thành giếng Ngọc.

Như vậy, nếu dựa vào truyền thuyết để khẳng định tuổi đời gần ngàn năm của 3 “ông cá” thì thiếu căn cứ, song dựa vào lời kể của các cụ già trong làng Diềm, rằng tuổi cá lên đến cả trăm năm, thì thật đáng suy ngẫm.

Ông Đỗ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Long, trong cuộc trao đổi với tôi, cũng không dám khẳng định các “cụ cá” đã được ngàn năm tuổi hay chưa, vì chẳng có chứng cứ khoa học gì cả. Tuy nhiên, ông Hoan cũng khẳng định chắc chắn rằng, từ ngày còn bé, ông đã thấy sự hiện diện của 3 “ông cá” trong giếng Ngọc. Các cụ già trong làng cũng hay kể chuyện với thế hệ sau về sự tồn tại của 3 “ông cá” đặc biệt này.

Theo VTC

Edited by wildlavender
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có dịp ra Hànoi sẽ đến Bắc Ninh tận mục sở thị và xách can về chứ nhỉ?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn giếng Ngọc nghìn năm tuổi

29/03/2010 09:54 (GMT +7)

Gần đây, dư luận xôn xao về chuyện “ba ông cá thần” tại giếng Ngọc ở Bắc Ninh. Trong khi người dân tứ xứ hiếu kỳ về chuyện ba ông cá thì với nhiều người dân ở đây, giếng Ngọc mới thực sự là một huyền thoại.

Nằm trong quần thể đền Cùng, giếng Ngọc được xem như một vật báu trời ban dành riêng cho người dân vùng làng Diềm (Bắc Ninh). Không ai biết giếng Ngọc có tự bao giờ hay đã bao nhiêu tuổi, chỉ biết rằng bao lớp thế hệ làng Diềm sinh ra đều được nước giếng Ngọc dưỡng nuôi khôn lớn.

Giếng nước ngọt nhất Kinh Bắc

Theo sách “Văn hiến Kinh Bắc”, làng Diềm (thuộc xã Hòa Long, TP. Bắc Ninh) vốn là một làng Việt cổ nằm dưới chân hai dãy núi Kim Lĩnh (còn gọi là núi Thiếp) và Kim Sơn. Đây là nơi có đền thờ bà thủy tổ khai sinh ra môn nghệ thuật dân ca quan họ Bắc Ninh. Làng Diềm xưa nay không chỉ nổi tiếng xứ Kinh Bắc về hát quan họ cổ mà còn là nơi chứa đựng rất nhiều di tích, thắng cảnh hùng vĩ, lạ kỳ, có lịch sử lâu đời.

Một trong những di tích đó là cụm di tích đền Cùng, giếng Ngọc nằm ở thôn Viêm Xá. Đền Cùng vốn là một ngôi đền có từ thời nhà Lý thờ “nhị nhân thần nữ” là hai nàng công chúa Tiên Dong (hoặc Tiên Dung) và Thủy Tiên, con của vua Lý Thánh Tông. Tương truyền, vào một đêm trời trong xanh gió mát, hoàng hậu đang nằm ngủ chợt thấy có ánh hào quang rọi sáng khắp nhà. Từ trong ánh hào quang ấy, có hai con cá chép vàng hiện ra xin được đầu thai làm người. Chẳng bao lâu sau đó, hoàng hậu có thai rồi sinh hạ được hai quý nữ, đặt tên là Ngọc Dong và Thủy Tiên. Hai nàng càng lớn càng xinh đẹp, lộng lẫy. Khi tới tuổi xuân sắc hai nàng không những nổi tiếng trong đám hồng quần về yểu điệu thục nữ mà còn vang truyền thiên hạ về tài trí của bậc quân tử.

Posted Image

Khách phương xa mỗi lần đến đền Cùng đều rất ngạc nhiên trước vẻ kỳ bí của giếng Ngọc.

Bấy giờ ở vùng núi Kim Lĩnh của làng Diềm còn hoang sơ, có nhiều thú dữ. Hai nàng liền xin phép vua cha cho về đây để diệt trừ thú dữ, giúp dân làng tránh tai họa. Sau này, khi vua cha tận dụng một hang động lớn dưới chân dãy núi Kim Lĩnh để làm “thủ khố ngân sơn” hai nàng liền tự nguyện xin được trông nom, quản lí kho quân lương này. Rồi nhằm ngày tiết Thanh minh (3/3 âm lịch) một năm nọ, hai nàng cùng hướng về kinh thành lạy ba lạy rồi khấn “chúng con xin mãi mãi ở lại chốn này để phù giúp dân lành” rồi cùng hóa. Dân làng tri ân công ơn hai nàng liền lập đền thờ ở ngay chính nền kho “thủ khố ngân sơn” dưới chân núi Kim Lĩnh và đặt tên đền là đền Cùng.

Theo một số ngọc phả hiếm hoi còn sót lại trong làng trước đây thì khi dân làng lập đền thờ ở đây, trước đền đã có giếng Ngọc. Giếng lúc đó chưa rộng lớn và sâu như bây giờ nhưng nước ở đó đã rất trong, ngọt và mát nên dân làng Diềm vẫn thường hay dùng nước ở đây ăn uống. Trong dân gian còn truyền tụng rất nhiều huyền thoại về lai lịch, nguồn gốc của giếng Ngọc – chiếc giếng được dân làng Diềm tôn là “bầu sữa mẹ vĩ đại” của cả làng bao đời nay. Nhiều người cho rằng giếng Ngọc chính là hiện thân của hai nàng công chúa Ngọc Dong và Thủy Tiên.

Tuy nhiên, đại đa số các cụ cao niên trong làng Diềm cho rằng đây không phải là một chứng cứ thuyết phục. Theo cụ Nguyễn Văn Lợi (còn gọi cụ Việt Linh) – Đại tá công an về hưu thì ông bà của cụ có truyền lại rằng: trước kia, dưới chân hai dãy núi Kim Lĩnh và Kim Sơn có một rừng lim cổ rất rậm rạp. Rừng lim cổ này chính là nơi trú ngụ của rất nhiều loại cầm thú, chim muông, trong đó có loài quạ rừng. Loài quạ rừng này vốn là loài chim ăn thịt nên rất háo nước. Sau những lần chén mồi no say chúng thường đi khắp nơi trong rừng lim để tìm nước uống. Một ngày chúng phát hiện ra một vũng nước sâu, có mạch nước ngầm chảy ra từ lòng núi Kim Lĩnh.

Càng ngày các loại chim càng kéo nhau về đây uống nước, rỉa cánh nên hố nước mỗi lúc một rộng ra. Khi rừng lim bị đốn hạ gần hết thì dân làng mới phát hiện ra vũng nước này. Thấy nước trong, mát người dân trong làng lấy về dùng thì quả là nước ngọt và lành hơn so với những giếng họ tự đào. Lâu ngày, người làng Diềm từ già chí trẻ đều dùng nước này để uống và xem đó như là một nguồn nước thiên tạo. Sau này, họ mở rộng vũng nước này thành giếng và đặt tên là giếng Ngọc.

Posted Image

Bao đời nay người làng Diềm vẫn dùng nước giếng Ngọc để ăn uống.

Đến năm 1940 vẫn còn lại một cây lim cổ thụ duy nhất, rất to lớn thuộc họ mần tước, mọc ngay phía sau đền Cùng là dấu tích còn lại của rừng lim xưa. Bóng của cây lim này tỏa khắp cả khu đền Cùng giếng Ngọc. Nhưng đến năm 1945 do nhu cầu làm đường nên người ta đã đốn hạ cây lim này.

Gần chết vẫn đòi uống nước giếng

Cụ Nguyễn Văn Lợi còn cho hay, từ hồi còn là cậu bé 5 tuổi, cụ đã nhìn thấy giếng Ngọc trước đền Cùng. Ngay cả bà mẹ vợ của cụ Lợi, 103 tuổi (mới mất) cũng khẳng định cụ thấy giếng Ngọc từ khi còn rất bé. Chính cụ Lợi cũng đã từng dày công mày mò, tìm kiếm các sử liệu để lần ra lai lịch và niên đại của giếng Ngọc nhưng vẫn không thể nào xác định được. Giếng Ngọc hiện nay vẫn nằm nguyên ở vị trí cũ, nghĩa là ngay sát đền Cùng nhưng quy mô của giếng thì đã được mở rộng thành hình bán nguyệt, với diện tích tới 10m2. Từ mặt đất xuống lòng giếng có độ sâu tới 8m.

Cũng theo cụ Nguyễn Ngọc Bích – Trưởng ban quản lý khu di tích đền Cùng giếng Ngọc thì xưa kia xung quanh giếng Ngọc được xây một dãy lan can bằng gốm sứ, song mấy trận lụt làm vỡ, nên được xây lại bằng gạch cho chắc chắn. Trong lòng giếng được kiến trúc hết sức đặc biệt với nhiều loại bậc đá, gỗ, gạch khác nhau. Từ mặt giếng xuống sát mép nước có 4 bậc đá và 3 bậc gạch được xây dựng từ hàng trăm năm qua. Những bậc thang cuối cùng tiếp giáp với mặt nước được làm bằng gỗ lim. Mỗi bậc thang gỗ lim có chiều dài 6m.

Trải qua hàng trăm năm ngâm mình dưới nước song vẫn không có bậc nào bị mục ải hay thối rữa. Toàn bộ lòng giếng được là đá ong tự nhiên vây quanh. Giữa đáy giếng gồ lên một ụ đá như một pho tượng nhỏ điểm trang cho lòng giếng thêm vẻ kỳ bí, linh thiêng. Gần đáy giếng Ngọc có một cái hang nhỏ, hướng vào phía trong đền Cùng, sâu khoảng 2m, là nơi trú ngụ của ba ông “cá thần” mỗi lúc có lụt lội. “Một điều hiếm thấy là dù hạn hán giếng vẫn không bao giờ cạn nước, dù mưa lụt nước giếng cũng không tràn” – cụ Bích cho biết.

Posted Image

Giếng trong đến độ đứng trên mặt đất vẫn nhìn thấy đáy giếng.

Nhiều cụ cao niên của làng Diềm khẳng định rằng, từ xa xưa, dân làng Viêm Xá có được giọng hát “vang rền nền nảy” với độ tinh xảo bậc nhất xứ Kinh Bắc chính là nhờ được dung dưỡng từ nguồn nước trong lành, tươi mát của giếng Ngọc. Người dân làng Diềm mê nước giếng Ngọc đến nỗi họ không chịu uống bất kỳ loại nước nào khác mặc dù có nước máy hẳn hòi. Thậm chí trước đây, người ta còn múc nước ở đây về uống mà không đun vì sợ đun sẽ mất đi vị ngọt của nước.

“Bà mẹ vợ tôi sống đến 103 tuổi, chị dâu tôi đến 86 tuổi mới mất, suốt cả đời chỉ uống mỗi nước giếng Ngọc. Cho đến khi sắp mất rồi vẫn nhất định đòi con cháu gánh nước giếng về đổ vào chum để uống và tắm rửa mặc dù trong nhà có nước máy hẳn hoi. Không chỉ có mẹ vợ và chị dâu tôi mới thế mà đa số các cụ làng Diềm cũng đều thế hết” – cụ Lợi cho hay.

Do nước giếng Ngọc được hình thành từ những mạch nước ngầm chảy ra từ núi đá Kim Lĩnh lại được lắng qua hàng chục lớp đá ong tự nhiên nên nước rất trong. Con gái làng Diềm dùng nước giếng Ngọc để gội đầu thì thấy tóc rất tơi, mềm mượt... chẳng khác gì một loại dầu gội đầu thiên nhiên. Còn đàn ông mỗi khi dùng nước giếng Ngọc để pha trà thì bao giờ nước trà cũng thơm, xanh, ngọt hơn hẳn khi pha với các thứ nước khác. Bởi thế người dân làng Diềm cho đến nay vẫn hay truyền miệng nhau câu ca: “Nước giếng Ngọc, trà Tân Cương/ Như chàng Kim Trọng đẹp duyên Thúy Kiều”.

Lạ kỳ trước sự khác biệt của nước giếng Ngọc nên có thời người ta còn đồn nhau rằng nước giếng Ngọc là thuốc tiên có thể chữa bách bệnh. Tuy nhiên, cụ Lợi cho rằng: “Người ta cho nước giếng Ngọc là nước thần kỳ, nước thiên tạo nên quan niệm uống nước giếng Ngọc có thể chữa được bách bệnh là chuyện khó tin. Nhưng một điều có thể tin đó là người làng Diềm sống rất thọ cũng có thể chính nhờ uống nước từ giếng Ngọc”.

Còn nữa...

Theo Hà Tùng Long

Báo Giađinh&xahoi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Trong các tranh thủy mặc cổ , khi vẽ đàn cá bơi lội dưới nước, hình tượng rất giống những "ông" cá này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong các tranh thủy mặc cổ , khi vẽ đàn cá bơi lội dưới nước, hình tượng rất giống những "ông" cá này.

Như vậy thì không ngẫu nhiên đâu nhỉ, thế thì Cá thần có trước tranh thủy mặc cổ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như vậy thì không ngẫu nhiên đâu nhỉ, thế thì Cá thần có trước tranh thủy mặc cổ?

Chẳng có gì là ngẫu nhiên trong thế giới này cả. Wild thân mến ah.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuộc Chiến Chống Cá Chép Châu Á ở Mỹ

(TT&VH) - Giữa một số bang của Mỹ đang bùng lên vụ xích mích liên quan tới cá chép châu Á. Chính quyền Michigan, Wisconsin, Minnesota và Ohio đòi bang Illinois phải chặn đứng con đường di cư của cá chép châu Á lên phía Bắc. Họ cho rằng nếu giống cá dữ và ăn tạp này sinh sôi nảy nở ở Ngũ đại hồ thì đúng là một thảm họa sinh thái.

Sự lựa chọn khó khăn

Tòa án Tối cao Mỹ vừa chuyển cho Quốc hội nước này xem xét đơn kiện dân sự bang Illinois của bốn bang Michigan, Wisconsin, Minnesota và Ohio về “vụ cá chép châu Á”. Vụ việc sắp vượt ra khỏi khuôn khổ quốc gia khi tới đây, Canada cũng gia nhập nhóm nguyên đơn bởi bốn trong năm hồ nói trên có những phần nằm ở nước này. Cá chép châu Á hoàn toàn không giống những “người anh em” đồng loại khác. Theo cách mô tả trên báo chí Mỹ thì vẻ ngoài của chúng “gợi nhớ cá mập”, trọng lượng có thể đạt 50 cân và chiều dài bằng “thân hình người lớn”. Cá chép châu Á không chỉ ăn thịt tất cả các loài cá sống ở sông, hồ mà còn hủy diệt cả hệ sinh thái tại những nơi đó. Điều này khiến chủ các công ty nuôi cá ở năm hồ lớn Superio, Michigan, Erie, Huron và Ontario coi chúng là kẻ thù không đội trời chung.

Posted Image

Cá chép châu Á bị coi là "quỷ dữ" ở Mỹ

Giống cá dữ có nguồn gốc châu Á bắt đầu di cư từ miền Nam nước Mỹ lên phía Bắc, theo hướng Ngũ đại hồ, khoảng 10 năm trước. Lần đầu tiên người ta mang chúng lên phía Bắc nước Mỹ để nuôi trong các trại cá là vào giữa thế kỷ 20. Trong những trận lụt vào thập niên 1990, những con cá chép châu Á đã thoát ra ngoài và lọt vào sông Mississippi rồi tỏa dần lên phương Bắc. Tới cửa sông Illinois, chúng sinh sôi nảy nở ngoài tầm kiểm soát, chiếm lĩnh kênh đào dẫn đến sông Chicago và từ đó “nhảy bổ” vào hồ Michigan.

Posted ImageTheo cách mô tả trên báo chí Mỹ thì vẻ ngoài của chúng “gợi nhớ cá mập”, trọng lượng có thể đạt 50 cân và chiều dài bằng “thân hình người lớn”.Theo cảnh báo của Sở Bảo vệ tài nguyên Illinois, nếu không chặn đứng giống cá này thì chỉ riêng thiệt hại của các công ty nuôi cá sẽ vượt 9 tỷ USD/năm. Họ cho rằng đã đến thời điểm phải đóng kín cửa vào Ngũ đại hồ nếu không muốn toàn bộ hệ động - thực vật ở khu vực nước ngọt lớn nhất của Mỹ bị hủy diệt. Tờ Newizv cho biết rằng, trong những ngày tới, Quốc hội Mỹ phải lựa chọn cách thức tốt nhất để chống “kẻ xâm lược từ châu Á”. Hiện nước Mỹ đang có hai dự án. Dự án thứ nhất đã bắt đầu được thực hiện khi người ta lắp hàng rào điện ở cửa sông Chicago nhằm “chặn 100% cơ hội tràn vào hồ Michigan của những kẻ nhập cư hung bạo”. Tuy nhiên, cá chép châu Á đã biết cách lọt qua hàng rào điện nói trên. Hiện giờ các chuyên gia của một đơn vị quân đội Mỹ đang tìm cách hoàn thiện hàng rào này.

Dự án thứ hai do các nguyên đơn của vụ kiện đưa ra. Theo họ, cần “nút chặt” cả hai đầu của kênh giao thông đường thủy nối sông Illinois với sông Chicago. Song, như các chuyên gia của Hiệp hội Thương mại Illinois, việc đóng con kênh mà tàu bè chở hàng vẫn qua lại suốt 24 giờ trong ngày sẽ gây thiệt hại kinh tế nặng nề. Cước phí của việc vận chuyển theo đường bộ, đường sắt sẽ tăng cao, còn ngành vận tải đường thủy thì thiệt hại khoảng 8 tỷ USD/ năm. Chẳng khó để đoán được phản ứng của người dân địa phương đối với việc đóng con kênh này.

Như vậy, Quốc hội Mỹ phải cân nhắc giữa việc bảo vệ môi trường Ngũ đại hồ với sự bảo đảm ngân sách của bang Illinois.

“Kẻ tội đồ”

Cá chép có nguồn gốc từ châu Á được đưa vào Bắc Mỹ năm 1877 với chiến dịch quảng cáo rùm beng như là “loại cá tuyệt hảo nhất thế giới”. 345 con cá chép đầu tiên đã được thả xuống ao hồ ở công viên Druid Hill tại thành phố Baltimore, bang Maryland.

Posted Image

Một trong năm hồ nước ngọt lớn ở Mỹ

Giống cá chép ngoại lai nhanh chóng thích ứng với môi trường mới và chiếm lĩnh các khu vực sinh sống. Theo một số tài liệu khoa học, cá chép châu Á ăn các loại rong trong ao hồ nhưng với số lượng không nhiều như người ta vẫn đồn đại. Người ta còn cho rằng chúng ăn trứng của các loại cá khác. Điều này cũng không có chứng cứ thuyết phục. Đúng là cá chép làm vẩn đục các ao hồ, nhưng có đến mức gây tổn hại cho các loại cá khác hay không thì chưa ai xác định được.

Mặc dù có giá trị dinh dưỡng và tiêu khiển (câu cá) nhưng tại Mỹ, cá chép châu Á vẫn bị ghét bỏ. Chúng bị coi là mối đe dọa đối với các loại cá bản địa. Tuy nhiên, thật ra số lượng và chủng loại cá bản địa cũng đã suy giảm trước khi nhập cá chép. Chính do áp lực của nhu cầu cá nước ngọt nên nước Mỹ mới nhập khẩu cá chép châu Á. Đơn giản là giống cá này có khả năng sinh sống trong những môi trường đã bị ô nhiễm tốt hơn so với nhiều loại cá bản địa. Biện pháp thường được sử dụng ở Mỹ để tiêu diệt cá chép châu Á là bỏ thuốc độc cho chết hết cá trong ao hồ, sau đó khử trùng và thả lại các loại cá truyền thống. Tuy nhiên, do sức chịu đựng cao của cá chép châu Á mà biện pháp này hầu như không đem lại hiệu quả.

Trần Quang Vinh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con cá chep châu Á khổng lồ này có ở Việt nam là bị bợm bia phe ta chiên xù chấm nước mắm chua ngọt ngay, đẻ còn không kịp chứ đừng nói thuốc nó chi cho mất công.

:D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay