wildlavender

Google Maps Cung Cấp Thông Tin Sai Về Lãnh Thổ Việt Nam

5 bài viết trong chủ đề này

Google Maps cung cấp thông tin sai về lãnh thổ Việt Nam

Cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang), Tân Thanh (Lạng Sơn) hay một nửa thành phố Lào Cai nằm bên kia biên giới Trung Quốc... là những sai sót được phát hiện trên ứng dụng bản đồ miễn phí của Google.

Theo ông Đỗ Viết Thi, Phó giám đốc Trung tâm biên giới và địa giới, truy cập ứng dụng Google Maps, phần lãnh thổ Việt Nam có diện tích ước tính hàng nghìn kilomet vuông đã bị vẽ nằm bên biên giới Trung Quốc. Sự sai lệch này dễ dàng phát hiện bằng mắt thường tại tuyến biên giới phía Bắc từ Điện Biên cho đến thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh).

"Rõ nhất là tại 2 thành phố Lào Cai và Móng Cái, đường biên bị vẽ sai, lấn sâu vào địa phận Việt Nam", ông Thi nói.

Posted Image

Trên ứng dụng Google Maps, đường biên giới (đường màu đen, ảnh trên) đoạn qua Lào Cai chia đôi thành phố này. Trong khi đó, so sánh hình thế các con sông (màu xanh, ảnh trên) ở lớp bản đồ (map) với ảnh vệ tinh (satellite) bên dưới dễ nhận thấy có sự sai lệch rõ ràng . Ảnh chụp màn hình.

Theo vị Phó giám đốc này, từ xưa đường biên giới lịch sử Việt - Trung ở 2 khu vực này dựa theo địa hình, đi theo sông. Bản đồ của 2 nước cũng đều thể hiện giống nhau và không có gì thay đổi. Đường biên đoạn này có từ công ước Pháp - Thanh (cuối thế kỷ 19). Ở Lào Cai, đường biên đi theo sông Hồng, sông Nậm Thi, sông Ba Kết. Còn ở Móng Cái, biên giới theo sông Ka Long, Bắc Luân.

"Đường biên này hơn một thế kỷ nay vẫn thế. Đây là nguồn tài liệu chuẩn xác và có giá trị pháp lý, người vẽ bản đồ có trách nhiệm, không ai không biết điều này", ông Thi nói.

Đường biên giới Việt - Trung trên ứng dụng Google Maps cũng đẩy hàng loạt cửa khẩu của Việt Nam như Tân Thanh, Thanh Thủy... hàng kilomet sang bên kia biên giới.

Không chỉ sai lệch về đường biên, ngay ở 2 lớp bản đồ và ảnh vệ tinh của chính ứng dụng này cũng không trùng khớp. Dễ nhận thấy nhất là hình thế các con sông qua địa phận Lào Cai và Móng Cái.

Ông Thi cũng nhận định, sai lệch có trên ứng dụng Google Maps có thể do những người làm bản đồ đã sử dụng bản đồ cỡ nhỏ (tỷ lệ khoảng 1:20.000.000) để phóng lớn. Ngoài ra, ứng dụng này còn nhằm để thu thập thông tin và chỉ mang tính chất tham khảo.

"Với những sai lệch rõ ràng như vậy, thì sản phẩm này có đáng tin cậy? Tôi khẳng định Google Maps không có giá trị pháp lý gì", ông Thi nói.

Tuy nhiên theo ông Thi, bản đồ này có thể dẫn đến hiểu lầm nhất là những người nước ngoài không được tiếp cận đầy đủ thông tin về biên giới, lãnh thổ Việt Nam.

Hiện Việt Nam - Trung Quốc đã hoàn thành việc phân định cắm mốc biên giới trên bộ. Ngày 18/11/2009, Chính phủ 2 nước cũng đã ký nghị định thư phân giới cắm mốc. Theo lộ trình, sau ngày 30/5, nghị định thư sẽ có hiệu lực và được nộp lên Liên Hợp Quốc.

Ông Đặng Thái Sơn, Trưởng phòng biên giới phía bắc (Trung tâm Biên giới và địa giới) cho rằng: "Google Maps là một sản phẩm trên mạng, không chịu sự kiểm soát của quốc gia nào nên không có giá trị gì trong việc giải quyết các vấn đề về biên giới, lãnh thổ. Tuy nhiên, với tính chất phổ cập của Internet, chúng ta cần lưu ý để có những hiểu biết chính xác".

Nguyễn Hưng

vnexpress.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hội Địa lý quốc gia Mỹ thừa nhận lỗi ghi chú quần đảo Hoàng Sa

Vitinfo

Thứ bảy, 20/03/2010, 09:56(GMT+7)

Posted Image

Ngày 17/3, Hội Địa lý quốc gia Mỹ (NGS) có thông cáo xung quanh các chú thích địa danh liên quan đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, trên bản đồ mà hội xuất bản. Trong một thông cáo báo chí, NGS thừa nhận rằng việc ghi chú quần đảo Hoàng Sa bằng tên gọi Trung Quốc và từ "China" mà không giải thích rõ hơn có thể gây hiểu nhầm hoặc hiểu sai.

Ngày 17/3, Hội Địa lý quốc gia Mỹ (NGS) có thông cáo xung quanh các chú thích địa danh liên quan đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, trên bản đồ mà hội xuất bản. Trong một thông cáo báo chí, NGS thừa nhận rằng việc ghi chú quần đảo Hoàng Sa bằng tên gọi Trung Quốc và từ "China" mà không giải thích rõ hơn có thể gây hiểu nhầm hoặc hiểu sai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam yêu cầu Google sửa sai trên bản đồ

Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu chỉnh sửa những sai sót trên bản đồ trực tuyến Google Maps mà trong đó mô tả sai lệch đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

Người phát ngôn ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga hôm qua khẳng định: "Bản đồ trực tuyến Google Maps đã thể hiện sai lệch đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu Google chỉnh sửa những sai sót này theo bản đồ chính thức hiện hành của Việt Nam".

Bà Nga cho biết thêm rằng với việc chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc ký nghị định thư phân giới cắm mốc trên đất liền và các văn bản liên quan, thì đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc đã được mô tả rõ ràng, chi tiết bằng tọa độ cụ thể trên bản đồ. Hai bên đang làm các thủ tục để phê chuẩn theo quy định pháp luật của mỗi nước để đưa các văn kiện này vào cuộc sống.

"Sau khi Hiệp ước biên giới trên đất liền được Việt Nam và Trung Quốc ký năm 1999 và các văn kiện liên quan có hiệu lực, các văn bản này sẽ chính thức được lưu chiểu ở Liên Hợp quốc và được cung cấp cho các tổ chức, đơn vị phát hành, in ấn bản đồ trên thế giới", bà Nga cho hay.

Posted Image

Trên ứng dụng Google Maps, đường biên giới (đường màu đen, ảnh trên) đoạn qua Lào Cai chia đôi thành phố này. Trong khi đó, so sánh hình thế các con sông (màu xanh, ảnh trên) ở lớp bản đồ (map) với ảnh vệ tinh (satellite) bên dưới dễ nhận thấy có sự sai lệch rõ ràng . Ảnh chụp màn hình.

Trước đó báo chí Việt Nam đưa tin các bản đồ trực tuyến của Google Maps đã vẽ đường biên giới Việt - Trung lấn sâu vào phần lãnh thổ của Việt Nam. Ví dụ, cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang), Tân Thanh (Lạng Sơn) hay một nửa thành phố Lào Cai đều bị vẽ nằm bên kia biên giới Trung Quốc.

Theo ông Đỗ Viết Thi, Phó giám đốc Trung tâm biên giới và địa giới, trên bản đồ ứng dụng Google Maps, phần lãnh thổ Việt Nam có diện tích ước tính hàng nghìn kilomet vuông đã bị vẽ nằm bên kia biên giới với Trung Quốc. Sự sai lệch này dễ dàng được phát hiện bằng mắt thường tại tuyến biên giới phía Bắc từ Điện Biên cho đến thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh).

Bản đồ trực tuyến Google Maps không có giá trị pháp lý trong việc giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ.

Liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, tuần trước báo chí Việt Nam cũng vừa phát hiện một sai sót trong bản đồ thế giới do Hội Địa lý Quốc gia Mỹ phát hành trên mạng. Trong bản đồ, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam được ghi bằng tên thường dùng của người Trung Quốc là "Tây Sa" và ghi chú thêm "Trung Quốc". Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng yêu cầu Hội sửa sai sót này.

Thanh Mai

nguồn vnexpress.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hội Địa lý quốc gia Mỹ cam kết sửa sai

26/03/2010 10:01

(TNO) Tổ chức của Mỹ đã cam kết sửa chữa những sai sót liên quan đến quần đảo Hoàng Sa, nhưng vẫn chưa rút các bản đồ sai sự thật khỏi hệ thống website của họ.

Sau khi Hội Địa lý quốc gia Mỹ (National Geographic Society - NGS) phát hành các bản đồ sai sự thật về quần đảo Hoàng Sa, cộng đồng người Việt ở khắp nơi trên thế giới cũng như các cơ quan truyền thông, hội đoàn, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN... đã phản đối quyết liệt, yêu cầu NGS đính chính.

Posted Image

Những bản đồ sai trái này (với chữ “Trung Quốc” nằm dưới tên quần đảo Hoàng Sa) vẫn chưa được NGS rút xuống - Ảnh: Chụp lại từ natgeomaps.com

Vào ngày 16.3, NGS đã ra thông cáo phúc đáp, trong đó thừa nhận một số sai sót của họ. Tuy nhiên, lời giải thích của NGS lúc đó vẫn chưa thỏa đáng. Báo Thanh Niên cùng nhiều bạn đọc tiếp tục phản đối việc NGS chọn tên chính của quần đảo là Xisha Qundao (Tây Sa Quần Đảo), theo cách gọi của người Trung Quốc.

Lúc bấy giờ, Báo Thanh Niên đã viết: “Một điều đáng lưu ý nữa trong thông cáo trên, đó là NGS vẫn bảo lưu ưu tiên lựa chọn tên gọi chính là Xisha, một cách gọi của người Trung Quốc, mà không chọn cách gọi quốc tế là Paracel như nhiều tổ chức khoa học uy tín khác. Cách làm này cho thấy NGS vẫn nghiêng sự thiên vị về phía Trung Quốc, dù họ luôn tự nhận là một tổ chức khoa học và giáo dục phi lợi nhuận, phi chính trị”.

Lần phản ứng thứ hai này của cộng đồng người Việt khắp năm châu cũng đã thu được kết quả. Vào sáng 26.3, NGS đã gửi tới Báo Thanh Niên bản thông cáo (đề ngày 25.3), trong đó khẳng định sẽ khắc phục những sai sót trước đây. Bản thông cáo nêu rõ:

"Ủy ban Chính sách Bản đồ của Hội Địa lý quốc gia gần đây đã họp để bàn về vấn đề này một cách chi tiết hơn. Dựa trên những nghiên cứu và thông tin tốt nhất hiện có, Ủy ban Chính sách Bản đồ đưa ra phán quyết độc lập về những thay đổi trong tương lai hoặc những sự phân định rõ ràng trên các bản đồ của Hội, cũng như sẽ chỉnh sửa bất cứ sai sót nào.

Quy ước định danh đối với Paracel Islands (tên tiếng Việt là quần đảo Hoàng Sa - ND) trên các bản đồ của chúng tôi sẽ được sửa lại như sau:

• Ở những bản đồ thế giới có tỷ lệ nhỏ: Sẽ sử dụng tên thông lệ - Paracel Islands; bỏ qua bất cứ sự ghi chú nào về chủ quyền.

• Ở những bản đồ khu vực, châu lục hoặc bộ phận: Sử dụng tên thông lệ - Paracel Islands. Thêm vào đó có phần ghi chú: Trung Quốc chiếm đóng vào năm 1974, gọi tên quần đảo là Xisha Qundao; Việt Nam tuyên bố chủ quyền, gọi tên quần đảo là Hoàng Sa.

Quy ước này sẽ được áp dụng đối với các bản đồ được in trong tương lai, và trong các bản đồ tương ứng trên mạng”.

Như vậy là NGS đã thừa nhận sai sót và đưa ra giải pháp khá thỏa đáng. Tuy nhiên, đối với các bản đồ sai sự thật đã phát hành và hiện đang được đăng tải trên mạng (tại địa chỉ http://www.natgeomaps.com/worldmaps.html) thì vẫn chưa thấy họ có động tĩnh gì.

Lẽ ra, sau khi phát hiện sai sót, họ cần phải ngay lập tức rút các bản đồ sai sự thật khỏi hệ thống website của mình, đăng đính chính kèm theo lời xin lỗi. Đó mới là cách làm của một tổ chức khoa học chuyên nghiệp.

Đỗ Hùng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ sẽ ghi tên "Hoàng Sa"

26/3/2010,
http://www.vietnamplus.vn/Home/Hoi-Dia-ly-...03/39075.vnplus

Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ (National Geographic Society - NGS) vừa gửi thư thông báo đến Vietnam+ ngày 26/3 về tuyên bố của hội này liên quan đến quần đảo Hoàng Sa.

Theo lời người phụ trách truyền thông của NGS là Cindy Beidel, thông cáo báo chí hôm 16/3 đã được bổ sung thêm một số chi tiết, cho hay Ủy ban chính sách bản đồ của hội vừa tiến hành họp để thảo luận kỹ vấn đề.

NGS đưa ra quy ước về quần đảo Hoàng Sa, theo đó với những bản đồ khu vực, lục địa khổ lớn sẽ được sử dụng tên thông thường là "Paracel" kèm theo chú giải "Bị Trung Quốc chiếm giữ vào năm 1974 và gọi là Xisha Qundao; Việt Nam tuyên bố chủ quyền và gọi là Hoàng Sa."

Đối với những bản đồ thế giới khổ nhỏ thì NGS chỉ dùng tên thông thường là "Paracel Islands" và bỏ các thông tin khác.

Ủy ban kể trên tuyên bố sẽ cố gắng đưa ra "quan điểm độc lập về những thay đổi trong tương lai hoặc những phần chú giải trên bản đồ của mình, và sửa bất kỳ lỗi nào."

NGS khẳng định rằng những quy ước kể trên sẽ được áp dụng cho các bản in bản đồ của hội sau này và sẽ được phản ánh tại các bản đăng trên mạng Internet một cách ngắn gọn.

Thông cáo báo chí bổ sung của NGS không cho biết họ sẽ sửa các bản đồ đang phát hành trên mạng Internet hay không nhưng một bản đồ thế giới tại đây vẫn đang ghi chữ "China" màu đỏ bên dưới từ "Paracel Is."

Hôm 16/3 NGS đưa ra thông cáo báo chí thừa nhận rằng việc ghi chú quần đảo Hoàng Sa bằng tên gọi Trung Quốc và từ "China" mà không giải thích rõ hơn có thể gây hiểu nhầm hoặc hiểu sai.
P.V (Vietnam+)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay