wildlavender

Phật Xá Lợi Và Những Chiếc Xe đời Mới đắt Tiền

21 bài viết trong chủ đề này

Phật xá lợi và những chiếc xe đời mới đắt tiền

Tác giả: Hoạ sỹ Lê Thiết Cương

Bài đã được xuất bản.: 19/03/2010 06:00 GMT+7

Một chiếc chuyên cơ của hãng Hàng Không Quốc Gia bay trong ngày khứ hồi Việt Nam - Ấn Độ để chở 3 viên Ngọc xá lợi Phật. Đoàn đi gồm khoảng 100 nhà sư, phật tử, nhiều nhà báo, có cả nhà sử học. Về đến phi trường Nội Bài, 3 viên xá lợi được chở tới Bái Đính (chùa Bái Đính mới, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) bằng 3 chiếc xe đời mới đắt tiền (2 chiếc Lincoln Crystal và 1 chiếc Limousine Hummer).

- Đức Phật dạy: Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là thiếu hiểu biết -

Đọc cái đoạn này, những người bình thường thì cho rằng đây là một sự kiện văn hóa, những Phật tử thì cho rằng duyên. Những người biết thì bảo, cái sự kiện rước xá lợi Phật đắt đỏ, lãng phí, tốn kém nêu trên nếu soi bằng giáo lý nhà Phật thì không đúng, không sai nhưng nó là biểu hiện của vô minh. Thiện ác còn chả có nữa là sai đúng. Nhưng vô minh.

Kinh Kim Cương bảo: vô minh giống như tấm gương bị bẩn, phải lau sạch đi, không những thế phải đập cả cái gương đi. Gương sạch mới thấy Tâm, thấy tính, kiến tính thành Phật. Thế mà cuối cùng cũng không còn tâm nữa, không chấp vào tâm nữa mới đến được bờ bên kia huống hồ lại chấp vào chùa to, tượng to, chấp vào xá lợi, cho dù là xá lợi của Đức Thích Ca.

Posted Image

Xá lợi được đưa về Việt Nam bằng chuyên cơ của Vietnam Airlines và được đưa về chùa Bái Đính tại Ninh Bình bằng xe hơi đắt tiền. Ảnh: dantri.com.vn

Người ta cho xá lợi thì mình nhận, mang về xây tháp (nhỏ thôi) đặt vào cho bà con xa gần chiêu bái. Thế là đủ duyên rồi. Bày vẽ đưa rước linh đình, tốn tiền cho dù là tiền công đức cũng là lãng phí công đức. Không biết tiền thuê chuyên cơ và thuê 3 xe hơi hạng sang tổng cộng là bao nhiêu? Ai bỏ ra? Nếu giả sử đây là tiền của mấy vị nào đó cung tiến thì cũng không được hay lắm bởi vì tham quá. Tham phúc quá. Tham phúc cũng là tham. Buổi lễ đón xá lợi thì tổ chức linh đình, ồn ào, có cả mấy cô văn công bận áo dài cải biên hở cả nách mầu mỡ gà vừa gõ trống vừa nhún nhẩy. Liệu có cần thiết phải làm vậy không? Việc xây chùa to, đúc tượng to, tổ chức sự kiện to là ý tốt nhưng lại xa rời Phật pháp.

Lịch sử Thiền Tông có một câu chuyện thế này: Một nhà tu hành đã đi khắp chốn cao sơn lưu thủy mong tìm được thày chỉ giáo cho mình con đường đốn ngộ, thế rồi một ngày trên một đỉnh núi tuyết phủ dầy, ông ta gặp một thiền sư. Vị thiền sư đang chẻ củi chuẩn bị nấu cơm, nhà sư cất lời hỏi thiền sư: Phật ở đâu? Thiền sư im lặng bỏ vào trong lều vung rìu bổ đôi bức tượng Phật bằng gỗ trên bàn thờ. Nhà sư hỏi: Ông bổ tượng làm gì? Thiền sư đáp: Để tìm xá lợi. Nhà sư: Tượng gỗ làm gì có xá lợi.

Khi câu hỏi này cất lên cũng chính là lúc nhà sư đốn ngộ. Hay nói cách khác thiền sư đã dùng một công án rất đặc biệt để khai thị cho nhà sư. Chùa hay tượng hay xá lợi hay xá lợi tâm cũng chỉ là Pháp thôi. Phật tức tâm, tâm tức Phật. Nếu còn cơ duyên, một ngày nào đó, chùa Bái Đính được tặng 3 viên xá lợi Phật nữa thì mong các vị biết đó vẫn chỉ là một pháp nữa.

nguồn tuanvietnamnet.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Họa Sỹ Lê Thiết Cương phân tích thiếu tính chất chuyên môn, tuy nhiên cũng có tác dụng nếu đứng ở góc độ đời dạy đời.

Đứng ở vị trí Đạo Pháp thì thấy có hai cách thuyết pháp, đó là Vô Tình Thuyết Pháp và Hữu Tình Thuyết Pháp. Hữu tình thuyết pháp là có người nói pháp (thuyết pháp) và có người nghe pháp (thính pháp). Vô tình thuyết pháp là cảnh giới thanh bình của tịnh địa vô tình giáo hoá cho người trong cảnh giác ngộ hướng về đạo pháp.

Xá Lợi cũng có tác dung Vô Tình Thuyết Pháp, hình thức tiếp rước Xá Lợi cũng không phải cần cầu kỳ hay đơn giản.

Nói chung, các vấn đề để thấy là:

Vô Tình Thuyết Pháp và Hữu Tình Thuyết Pháp, cái nào đang thịnh.

Đạo pháp đến với tầng lớp thượng lưu và Đạo pháp đến với tầng lớp bình dân, ở đâu Đạo pháp đang thịnh.

Ở nơi có Đạo pháp thì phải xem tính chất của nó gốc rễ "truyền đăng tục diệm" được đến đâu.

Edited by TÂM NGHIÊN CỨU
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giảng như bác này chỉ mấy ông thầy tu mới hiểu.

Bọn thường dân như tôi chỉ thấy khi đi chùa nge tiếng mõ tiếng kinh về thấy tâm hồn thư thái hơn, những ý ngĩ xung sát hơn thua trong cuộc sống giảm bớt, và khi nghiên cưú khoa học thì thấy đạt hiệu quả hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu không từ bỏ 2 chữ CHẤP NGÃ thì vô cùng. Hoành tráng quá gây tốn kém cũng CHẤP, đơn sơ quá thiếu TÔN KÍNH cũng CHẤP. Mọi sự tùy duyên nên Hạnh.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xá Lợi Phật chỉ là phương tiện để tha nhân thấy sự mầu nhiệm của Phật pháp. Nó không phải bản chất và mục đích của Phật Pháp.

"Khi còn nhìn thấy Phật thì chưa giác ngộ".

"Thành Phật rồi ta làm gì nữa?"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rước xá lợi của Đức Phật: của trao và cách nhận

Lễ rước xá lợi Phật và thỉnh kinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người phật tử, bởi trong Tam bảo, xá lợi Đức Phật (hay hình, tượng) là Phật bảo, kinh là Pháp bảo và nhà sư là Tăng bảo. Đó là ba ngôi báu - đối tượng quy kính của người theo đạo Phật.

LTS: Sau khi đăng bài Phật xá lợi và những chiếc xe đời mới đắt tiền của Họa sĩ Lê Thiết Cương, Tuần Việt Nam nhận được bài viết phản hồi của Đại đức Thích Thanh Thắng - Ủy viên Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN.

Tôn trọng tính đa chiều của thông tin và để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng nguyên văn bài viết này.

Ngày 4/3/2010, Báo Vietnamnet đăng tin tức và hình ảnh lễ rước Xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam qua bài viết: "Nghẹt thở rước xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam". Bài viết có ba điểm nhấn: Điều kỳ diệu ở đất Phật, Niềm an lạc vượt lên trên không gian tôn giáo, Giữ gìn bảo vật xá lợi Phật cho muôn đời sau. Trong đó có đoạn: "Thượng tọa Thích Huyền Diệu cho biết ông đã nói với mọi người rằng với những bảo vật quý này, chỉ có thể rước bằng một chuyến bay trang trọng, không ngờ nay đã thành hiện thực".

Giáo hội Phật giáo Việt Nam được nhà nước giao cho việc đứng ra tổ chức sự kiện này, đồng thời lễ rước cũng nhận được sự gia trì từ 11 phái đoàn Phật giáo của 11 quốc gia. Và điều Thượng tọa Thích Huyền Diệu "không ngờ" ấy, đến từ sự phát tâm cúng dường của một phật tử, mà không phải đến từ tiền đóng thuế của nhân dân hay từ sự vận động tài trợ của các doanh nghiệp như những cuộc lễ lớn thường thấy.

Ngày 16/3/2010, người Phật tử ấy đã xuất hiện (dù không mong muốn) qua bài viết: "Đại gia bí ẩn" chi 100.000 USD đưa xá lợi Phật về Việt Nam trên VTC News. Người phật tử đó bộc bạch: "Việc tôi làm nếu người khác có cơ hội cũng sẽ làm như vậy. Thành tâm hướng Phật thì sẽ được Ngài phụ hộ độ trì"; "100.000 USD để cùng Giáo hội Phật Giáo Việt Nam rước xá lợi Phật về hay là hàng triệu USD cũng không thể mua được cái tâm của những người hướng Phật".

Những tưởng sự việc đã rõ, càng rõ như ban ngày về "cái tâm của những người hướng Phật". Nhưng tôi thật bất ngờ khi đọc bài viết "Phật xá lợi và những chiếc xe đời mới đắt tiền" của Họa sĩ Lê Thiết Cương, đăng ngày 19/3/2010.

Posted Image

Hòa thượng Thích Giác Toàn nhận ngọc xá lợi Phật tại Bồ Đề Đạo Tràng. Ảnh: VNN

Họa sĩ Lê Thiết Cương gần như không nắm hết những thông tin trước đó, nên đưa ra một số câu hỏi như "Không biết tiền thuê chuyên cơ và thuê 3 xe hơi hạng sang tổng cộng là bao nhiêu? Ai bỏ ra?". Nhưng điều làm người phật tử bị tổn thương chính là những lời "kết luận" của Họa sĩ Lê Thiết Cương:

"Một chiếc chuyên cơ của hãng Hàng không Quốc gia bay trong ngày khứ hồi Việt Nam - Ấn Độ để chở 3 viên Ngọc xá lợi Phật. Đoàn đi gồm khoảng 100 nhà sư, phật tử, nhiều nhà báo, có cả nhà sử học. Về đến phi trường Nội Bài, 3 viên xá lợi được chở tới Bái Đính (chùa Bái Đính mới, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) bằng 3 chiếc xe đời mới đắt tiền (2 chiếc Lincoln Crystal và 1 chiếc Limousine Hummer).

Đức Phật dạy: Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là thiếu hiểu biết

Đọc đoạn: "những người bình thường thì cho rằng đây là một sự kiện văn hóa, những Phật tử thì cho rằng duyên. Những người biết thì bảo, cái sự kiện rước xá lợi Phật đắt đỏ, lãng phí, tốn kém nêu trên nếu soi bằng giáo lý nhà Phật thì không đúng, không sai nhưng nó là biểu hiện của vô minh. Thiện ác còn chả có nữa là sai đúng. Nhưng vô minh".

Kinh Kim Cương bảo: vô minh giống như tấm gương bị bẩn, phải lau sạch đi, không những thế phải đập cả cái gương đi. Gương sạch mới thấy Tâm, thấy tính, kiến tính thành Phật. Thế mà cuối cùng cũng không còn tâm nữa, không chấp vào tâm nữa mới đến được bờ bên kia huống hồ lại chấp vào chùa to, tượng to, chấp vào xá lợi, cho dù là xá lợi của Đức Thích Ca"

Họa sĩ khu biệt ba đối tượng: người bình thường, người phật tử, người biết ("người biết"? - NV). Và người cho mình cái quyền đại diện cho "người biết" này bảo: "cái sự kiện rước xá lợi Phật đắt đỏ, lãng phí, tốn kém nêu trên nếu soi bằng giáo lý nhà Phật thì không đúng, không sai nhưng nó là biểu hiện của vô minh. Thiện ác còn chả có nữa là sai đúng. Nhưng vô minh".

Tuy nhiên, "người biết" càng mâu thuẫn hơn khi dùng "giáo lý nhà Phật" để "soi" sự việc. Bởi nếu đã nhận ra "không đúng, không sai", "thiện ác còn chả có nữa" thì làm gì có điểm tựa để phê bình, lý luận. Khi không có điểm tựa để phê bình, lý luận thì không thể đưa ra bất cứ kết luận nào dù là "vô minh" hay "kiến tánh"...

Giáo lý Phật giáo là giáo lý trung đạo, không rơi vào chấp có (có thể hiểu là hình thức chùa to, Phật lớn, xá lợi...), không rơi vào chấp không (có thể hiểu không cần đến phương tiện truyền đạo như chùa to, Phật lớn, xá lợi...). Giáo lý đạo Phật có "đốn" (giác ngộ ngay lập tức), "tiệm" (giác ngộ dần dần), "mật" (sâu kín, khó diễn tả), "hiển" (rõ ràng), tuỳ xứ, tuỳ thời, tuỳ căn cơ mọi người mà vận dụng những phương tiện thích hợp để đạt hiệu quả truyền pháp, có thể y cứ vào "danh" để sáng tỏ "nghĩa", có thể y cứ vào "nghĩa" làm sáng tỏ "danh". Nhiều khi muôn bài thuyết pháp cũng không bằng việc tỏ bày một hình thức để cho người khác khởi niềm tin kính hướng thiện.

Đức Phật nói vô thường, vô ngã trong một quốc độ mà căn tính của con người vốn chấp thường, chấp ngã. Nếu một thế giới mà con người không còn chấp thường, chấp ngã thì việc gì Ngài phải mất công nói về vô thường, vô ngã. Nếu một thế giới mà không còn tư duy nhị nguyên thì việc gì phải bàn về "đúng - sai", "thiện - ác", "danh - nghĩa". Nếu một thế giới mà mọi người đều không còn chấp vào "đúng - sai", "thiện - ác", "danh - nghĩa", thì thế giới ấy không cần đến giáo dục, khuyến hoá.

Vậy những "người biết" mà Họa sĩ Lê Thiết Cương nói họ đang có tư duy nhị nguyên, hay không còn tư duy nhị nguyên? Xác định được điều này thì mới có thể lấy giáo lý mà "soi" được. Bằng không, anh không có cái để bỏ và anh không thể bỏ được những cái anh đang sở hữu (chấp), đang vun đắp cho bản thân, thì sao anh có thể khuyên người khác hãy bỏ, đừng chấp và hãy coi mọi chuyện là không có gì hết được?

Trong Ngưỡng Sơn Linh Xứng tự bi minh (được lập vào năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 7, 1126), thiền sư Giác Tính Hải Chiếu có viết: "Tạc nên hình tượng để biểu thị "sự thâu tóm"; dựng nên đền tháp để có "sự hướng về". Hết tâm sức để kinh doanh, bỏ châu ngọc mà không tiếc. Cho nên đường thì đặt ranh giới bằng dây vàng, hiên thì phô sự quý giá của rèm châu. Tuy rằng hết đỗi trang nghiêm, mà vẫn không hề xa xỉ. Bởi vì mục đích là ở sự tìm cái "nhất" và cái "chân", chứ đâu phải chỉ cốt làm cho bụng dạ và con mắt chói lòa để khoe khoang sự tráng lệ. Từ khi có Phật giáo tới nay, sự thờ phụng ngày càng thêm mới...".

Lễ rước xá lợi Phật và thỉnh kinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người phật tử, bởi trong Tam bảo, xá lợi Đức Phật (hay hình, tượng) là Phật bảo, kinh là Pháp bảo và nhà sư là Tăng bảo. Đó là ba ngôi báu - đối tượng quy kính của người theo đạo Phật. Trong những ngày đầu nhà nước Đại Việt giành lại quyền độc lập tự chủ, lịch sử dân tộc từng ghi nhận những sự kiện thỉnh kinh tạng từ Trung Hoa, và việc rước xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam là một "cơ duyên" chưa từng có.

Tôi xin trở lại bài báo Nghẹt thở rước xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam để nêu ra cái "cơ duyên" chưa từng có này: "Cơ duyên để phật tử Việt Nam được chiêm bái những viên ngọc xá lợi Phật quý giá ở chính đất Phật, đến từ chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan từ ngày 30/9 đến 5/10/2009. Khi đó, chủ tịch Hội phật giáo thế giới tại Ấn Độ, hòa thượng U Nyanerinda đã trao tặng cho Phó chủ tịch nước chín viên xá lợi Phật".

Lễ rước xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam chính thức được thông qua con đường ngoại giao. Nước bạn đã trân trọng trao tặng một bảo vật vô giá cho Việt Nam. Vì vậy, "của trao" và "cách nhận", "văn" và "chất" của sự kiện phải được ý thức như vấn đề thuộc "phương diện quốc gia", không phải cuộc mua bán ở chợ để có thể tuỳ tiện dùng đến những từ "đắt đỏ", "lãng phí", "tốn kém" (nói như người phật tử đã phát tâm cúng dàng kia, dù có hàng triệu đô cũng không thể mua được cái tâm của những người hướng Phật), và càng không thể dùng những từ "vô minh" để hạ thấp lễ rước xá lợi Phật có ý nghĩa thiêng liêng đối với người Phật tử Việt Nam. Người Việt có câu: "Để thì hòn đất, cất thì ông Bụt", việc trân trọng các giá trị văn hoá tinh thần chỉ hơn nhau qua hành động "để" và "cất". Và người phật tử Việt Nam từ nghìn đời nay vẫn luôn cần mẫn ý thức "cất" cho dân tộc mình một bàn thờ thiêng liêng đối với Phật, Thánh, Ông Bà Tổ Tiên như thế.

Với chi phí 100.000 USD = 1,9 tỉ đồng (hoàn toàn do phật tử tự nguyện cúng dường), không bằng 30 phút bắn pháo hoa đêm giao thừa xuân Canh Dần ở Hà Nội (5 tỷ đồng) mà họa sĩ Lê Thiết Cương nặng lời với hàng triệu người phật tử Việt Nam như vậy có phải đã thái quá trong ngôn ngữ rồi không?

Thích Thanh Thắng (Tuần Việt Nam)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem bài đăng của cô Wildlavender làm cháu nhớ đến câu truyện về Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên, câu chuyện thế này ạ:

Sāvatthī là tiếng Pāli được phiên âm là Xá Vệ, là kinh đô của nước Kiều Tát La (Kosala), do vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) cai trị. Đất nước Kiều Tát La là một trong những quốc gia cường thịnh bậc nhất về chính trị, kinh tế lẫn quân sự vào thời đức Phật còn tại thế. Dân chúng trong thành đông đúc, hiền lương và rất là giàu có. Cũng trong kinh thành nguy nga tráng lệ này, nhiều sự kiện lịch sử trọng đại liên quan đến Phật giáo được diễn ra, mà khi mới nghe qua chúng ta ngỡ ngàng như một câu chuyện huyền thoại. Đặc biệt nhất chính là câu chuyện mua đất xây tinh xá cúng dường đức Phật của một phú gia tên là Cấp Cô Độc (Anāthapindika).

Sau cuộc hội ngộ với đức Phật tại thành Vương Xá (Rājagaha) nước Ma Kiệt Đà (Magadha) và được đức Phật thuyết pháp giáo hoá, ông Cấp Cô Độc vui mừng khôn tả xiết xin được làm đệ tử của Ngài. Để tỏ lòng cung kính đức Phật, ông Cấp Cô Độc liền trở về thành Xá Vệ nước Kiều Tát La và muốn xây dựng ngôi tịnh xá để thỉnh Phật thuyết pháp. Mặc dù đã tìm kiếm khắp nơi trong thành Xá Vệ nhưng chưa có một khu đất nào vừa với nguyện vọng của ông. Cuối cùng, ông nhớ đến vườn cây của thái tử Kỳ Đà (Jeta), con vua Ba Tư Nặc, là nơi lý tưởng nhất, thích hợp nhất để thực hiện nguyện ước của mình. Nhưng điều quan trọng là làm thế nào để mua được mảnh đất này, vì ông thừa biết rằng, thái tử Kỳ Đà không cần bất cứ gì để đổi lấy khu ngự uyển đẹp đẽ là nơi thư giãn hàng ngày của ông. Bởi quá nôn nóng cho công việc của mình, lại thêm một lòng kính trọng đức Phật đã thúc đẩy trưởng giả Cấp Cô Độc đến tìm gặp thái tử Kỳ Đà để thương lượng. Thái tử Kỳ Đà rất ngạc nhiên và quái lạ cho sự việc buôn bán này. Nhưng vì nể uy đức của ông Cấp Cô Độc, người thường bố thí cho dân nghèo và ủng hộ đắc lực cho ngân khố quốc gia, nên thái tử trả lời đùa cho qua câu chuyện: “ Trong khu vườn này, nếu ông trải vàng đến đâu thì tôi bán cho ông đến đó”. Chỉ cần một lời hứa suông của thái tử Kỳ Đà, ông Cấp Cô Độc cho người về kho lấy đủ số vàng để trải khắp khu vườn này, chẳng những thế mà nơi mỗi gốc cây đều có một nhúm vàng tương đương với chu vi của nó. Thái tử Kỳ Đà vô cùng kinh ngạc, khi thấy ông trưởng giả thực hiện theo lời đề nghị của mình mà không một chút do dự, điều này đã kích thích lòng tò mò của thái tử. Qua lời giải bày của ông trưởng giả Cấp Cô Độc, thái tử Kỳ Đà vô cùng thán phục đức Phật, một con người giác ngộ, một bậc vĩ nhân xuất hiện trên cõi Diêm Phù Đề, chỉ vì lợi ích cho chư thiên và loài người. Do đó, thái tử Kỳ Đà muốn góp phần trong việc xây dựng tinh xá cúng dường đức Phật, bằng cách dâng toàn bộ số cây trong vườn cho đức Phật. Vì là vườn của ông Cấp Cô Độc nhưng cây là của thái tử Kỳ Đà, nên trong kinh điển thường ghi là Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên, để nói lên việc cúng dường hy hữu này.

P/S: Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên còn gọi tắt là Kỳ Viên (Kỳ Viên Tịnh Xá).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phật xá lợi và những chiếc xe đời mới đắt tiền

Tác giả: Hoạ sỹ Lê Thiết Cương

Bài đã được xuất bản.: 19/03/2010 06:00 GMT+7

Một chiếc chuyên cơ của hãng Hàng Không Quốc Gia bay trong ngày khứ hồi Việt Nam - Ấn Độ để chở 3 viên Ngọc xá lợi Phật. Đoàn đi gồm khoảng 100 nhà sư, phật tử, nhiều nhà báo, có cả nhà sử học. Về đến phi trường Nội Bài, 3 viên xá lợi được chở tới Bái Đính (chùa Bái Đính mới, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) bằng 3 chiếc xe đời mới đắt tiền (2 chiếc Lincoln Crystal và 1 chiếc Limousine Hummer).

- Đức Phật dạy: Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là thiếu hiểu biết -

Đọc cái đoạn này, những người bình thường thì cho rằng đây là một sự kiện văn hóa, những Phật tử thì cho rằng duyên. Những người biết thì bảo, cái sự kiện rước xá lợi Phật đắt đỏ, lãng phí, tốn kém nêu trên nếu soi bằng giáo lý nhà Phật thì không đúng, không sai nhưng nó là biểu hiện của vô minh. Thiện ác còn chả có nữa là sai đúng. Nhưng vô minh.

Kinh Kim Cương bảo: vô minh giống như tấm gương bị bẩn, phải lau sạch đi, không những thế phải đập cả cái gương đi. Gương sạch mới thấy Tâm, thấy tính, kiến tính thành Phật. Thế mà cuối cùng cũng không còn tâm nữa, không chấp vào tâm nữa mới đến được bờ bên kia huống hồ lại chấp vào chùa to, tượng to, chấp vào xá lợi, cho dù là xá lợi của Đức Thích Ca.

Posted Image

Xá lợi được đưa về Việt Nam bằng chuyên cơ của Vietnam Airlines và được đưa về chùa Bái Đính tại Ninh Bình bằng xe hơi đắt tiền. Ảnh: dantri.com.vn

Người ta cho xá lợi thì mình nhận, mang về xây tháp (nhỏ thôi) đặt vào cho bà con xa gần chiêu bái. Thế là đủ duyên rồi. Bày vẽ đưa rước linh đình, tốn tiền cho dù là tiền công đức cũng là lãng phí công đức. Không biết tiền thuê chuyên cơ và thuê 3 xe hơi hạng sang tổng cộng là bao nhiêu? Ai bỏ ra? Nếu giả sử đây là tiền của mấy vị nào đó cung tiến thì cũng không được hay lắm bởi vì tham quá. Tham phúc quá. Tham phúc cũng là tham. Buổi lễ đón xá lợi thì tổ chức linh đình, ồn ào, có cả mấy cô văn công bận áo dài cải biên hở cả nách mầu mỡ gà vừa gõ trống vừa nhún nhẩy. Liệu có cần thiết phải làm vậy không? Việc xây chùa to, đúc tượng to, tổ chức sự kiện to là ý tốt nhưng lại xa rời Phật pháp.

Lịch sử Thiền Tông có một câu chuyện thế này: Một nhà tu hành đã đi khắp chốn cao sơn lưu thủy mong tìm được thày chỉ giáo cho mình con đường đốn ngộ, thế rồi một ngày trên một đỉnh núi tuyết phủ dầy, ông ta gặp một thiền sư. Vị thiền sư đang chẻ củi chuẩn bị nấu cơm, nhà sư cất lời hỏi thiền sư: Phật ở đâu? Thiền sư im lặng bỏ vào trong lều vung rìu bổ đôi bức tượng Phật bằng gỗ trên bàn thờ. Nhà sư hỏi: Ông bổ tượng làm gì? Thiền sư đáp: Để tìm xá lợi. Nhà sư: Tượng gỗ làm gì có xá lợi.

Khi câu hỏi này cất lên cũng chính là lúc nhà sư đốn ngộ. Hay nói cách khác thiền sư đã dùng một công án rất đặc biệt để khai thị cho nhà sư. Chùa hay tượng hay xá lợi hay xá lợi tâm cũng chỉ là Pháp thôi. Phật tức tâm, tâm tức Phật. Nếu còn cơ duyên, một ngày nào đó, chùa Bái Đính được tặng 3 viên xá lợi Phật nữa thì mong các vị biết đó vẫn chỉ là một pháp nữa.

nguồn tuanvietnamnet.vn

- Đức Phật dạy: Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết -

Kém hiểu biết vì vô minh, vì không biết duyên khởi của Kinh, duyên khởi của Thiền Sư - chỉ là đọc vẹt rồi mượn Kinh dẫn ý vô minh. Kinh Kim Cang mở lối cho bực tối thượng thừa, một ly nữa thành tựu Đạo quả Vô Thượng. Thiền Sư bổ tượng là khai ngộ cho nhà Sư còn thiếu một lần buông xả.

Đối tượng để Phật thuyết kinh Kim Cang và đối tượng của Thiền Sư bổ tượng đều thuộc hàng thượng thừa xuất gia chỉ một bước nữa đạt Đạo.

Vô minh, kém hiểu biết nên đánh đồng pháp. Pháp tùy căn cơ, duyên sanh khởi pháp.

Phapvan

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thư của một Phật tử gửi Đại đức Thích Thanh Thắng

Tác giả: Độc giả Lê Minh Hiếu

tuanvietnam.net

Bài đã được xuất bản.: 29/03/2010 06:00 GMT+7

Ông cha ta có câu: thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa. Là một Phật tử nhỏ bé, nhưng tôi cũng hiểu được rằng: Phật tại tâm chứ không tại chùa.

LTS: Sau khi đăng bài Rước xá lợi của đức Phật: của trao và cách nhận của Đại đức Thích Thanh Thắng phản hồi về bài viết của họa sỹ Lê Thiết Cương: Phật xá lợi và những chiếc xe đời mới đắt tiền, Tuần Việt Nam nhận được khá nhiều phản hồi của độc giả.

Nhận thấy đây là một chủ đề gây nhiều tranh cãi cũng như để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam đăng tải thư của một độc giả dưới đây.

Mời độc giả cùng tranh luận.

Kính thưa Đại đức,

Tôi là một Phật tử như hàng triệu triệu Phật tử trên trái đất này. Tôi cũng là một trong những người theo dõi bằng lòng thành kính của mình với sự kiện rước Phật xá lợi vừa qua. Đấy quả thật là một sự kiện tâm linh lớn lao cho những Phật tử Việt Nam nói riêng và cho văn hoá của đất nước nói chung.

Rồi tôi đọc bài của ông Lê Thiết Cương. Tôi không hiểu gì nhiều về giáo lý nhà Phật. Trong bài, ông Lê Thiết Cương có đề cập đến một điều mà có thể gọi là sự phô trương. Tôi thấy sự phô trương dù ở hình thức nào cũng không đúng với tinh thần của những người tu hành.

Đến nay, tôi lại đọc bài của Đại đức trao đổi lại ông Lê Thiết Cương. Tôi không dám bàn luận những gì liên quan đến giáo lý nhà Phật. Tôi chỉ băn khoăn một vài điều trong bài viết của Đại đức.

Không biết thì phải hỏi, chưa rõ thì phải thưa. Với ý thức đó, tôi viết thư này tới Đại đức để bầy tỏ những ý nghĩ chân thành của mình. Nếu có gì chưa phải mong Đại đức chỉ giáo.

Posted Image

9 viên ngọc xá lợi Phật lưu giữ trong 3 tháp lưu ly.

Điều thứ nhất: Trong bài viết của mình, Đại đức có trích một đoạn trong một bài báo: "Thượng tọa Thích Huyền Diệu cho biết ông đã nói với mọi người rằng với những bảo vật quý này, chỉ có thể rước bằng một chuyến bay trang trọng, không ngờ nay đã thành hiện thực".

Tôi không hiểu ý của Đại đức trích đoạn viết này có ý gì sâu xa nữa không? Nhưng với văn bản đoạn trích đó, tôi hiểu theo hai nghĩa.

Một, đoạn trích nói vậy có nghĩa là Thượng toạ Thích Huyền Diệu đã TIÊN TRI đúng việc Phật xá lợi được đưa về Việt Nam bằng cách nào. Nếu như thế thì có gì mà chúng ta phải kêu lên “không ngờ nay đã thành hiện thực”. Vì điều ấy ai mà chẳng biết. Việc chuyển bảo vật này bằng máy bay chỉ trở thành lời tiên tri của Thượng toạ khi Thượng toạ nói về điều ấy ở thời điểm nhân loại chưa có máy bay mà thôi.

Hai, với phương tiện di chuyển ngày nay và với khoảng cách từ Ấn Độ về Việt Nam thì ai cũng biết dùng máy bay là thuận tiện nhất. Nhưng người ta vẫn có thể rước Phật xá lợi về Việt Nam bằng những con đường khác chứ đâu “chỉ có thể rước bằng một chuyến máy bay trang trọng”. Mà cái trang trọng và linh thiêng nhất là hướng tâm trí trong sáng của mình tới những điều kỳ diệu chứ đâu bằng việc dùng một phương tiện vật chất.

Posted Image

Phật xá lợi về đến sân bay Nội Bài Hà Nội

Việc rước Phật xá lợi về Việt Nam có thể bằng nhiều cách. Nhưng với điều kiện hiện nay thì chúng ta rước bằng máy bay là hợp lý. Còn nếu dùng một chuyên cơ riêng thì có cần thiết đến như thế không? Với số tiền còn lại, các nhà tu hành sẽ dùng vào những việc kỳ diệu không kém mà tôi sẽ xin thưa ở một phần sau.

Tôi xin nói thêm, trên báo có dẫn lời của Thượng tọa Thích Huyền Diệu luôn miệng nhắc hai từ “kỳ diệu”: "Đây quả là điều kỳ diệu. Xưa Đường Tăng mất sáu năm để đến được đất Phật, nay các vị thực hiện điều đó chỉ trong vài giờ đồng hồ bằng cả một chuyến bay riêng".

Xin thưa, điều kỳ diệu mà Thượng tọa Thích Huyền Diệu nói đến chỉ là điều kỳ diệu của khoa học kỹ thuật mà thôi chứ không thể ghép bất cứ điều kỳ diệu nào thuộc Tâm linh vào việc rút ngắn thời gian vận chuyển.

Tôi cũng vô cùng băn khoăn khi Thượng tọa so sánh chuyến đi của Đường Tăng sang Tây Trúc lấy kinh và chuyến chuyên cơ rước Phật xá lợi về Việt nam. Với ngu ý của một người dân bình thường, tôi thấy hai việc này không giống nhau.

Con đường của Đường Tăng là con đường đi tìm chân kinh. Đó là con đường đi tìm chân lý của nhân loại. Còn con đường đi rước Phật xá lợi là rước một báu vật như người ta rước một bức tượng từ ngôi chùa này đến ngôi chùa khác.

Tôi nghĩ như vậy, xin các nhà tu hành, các Phật tử và mọi người thấy có đúng không?

Điều thứ hai: Trong bài viết của Đại đức có câu: “Nhiều khi muôn bài thuyết pháp cũng không bằng việc tỏ bày một hình thức để cho người khác khởi niềm tin kính hướng thiện”.

Tôi đồng ý với câu nói này của Đại đức. Nhưng hình thức mà Đại đức đang bàn đến hay lấy làm ví dụ liệu có phải như vậy không? Sự cầu kỳ, diêm dúa, phung phí cũng là một loại của hình thức. Sự giản dị, sâu sắc mà tôn nghiêm cũng là một loại của hình thức. Hành động nào cũng có hình thức của nó nhưng bản chất chứa đựng sau hình thức đó nhiều lúc lại ngược nhau. Cầu kỳ, phung phí khác với tôn nghiêm, vĩ đại.

Posted Image

Thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa. Ông cha ta có câu: thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa. Hồi còn trẻ, tôi nghĩ đó là một câu nói nôm na về việc tu dưỡng của con người. Nhưng lớn lên, tôi giật mình khi nhận ra đó là một triết lý cao sâu khôn cùng được trình bày vô cùng giản dị trong hình thức của ngôn ngữ. Là một Phật tử nhỏ bé, nhưng tôi cũng hiểu được rằng: Phật tại tâm chứ không tại chùa.

Cố nhà thơ Thế Mạc, người cùng quê tôi, thường xuyên ăn chay, đọc kinh Phật mà không ít các vị tu hành ở vùng đó đều biết đến có viết một câu thơ mà tôi không nhớ từng chữ. Tôi chỉ xin diễn lại ý của câu thơ này. Đó là ngôi chùa bị phá đi rồi nhưng sự linh thiêng của Đức Phật vẫn trùm phủ xuống đời sống con người.

Điều thứ ba : Đại đức viết: “Với chi phí 100.000 USD = 1,9 tỉ đồng (hoàn toàn do phật tử tự nguyện cúng dường), không bằng 30 phút bắn pháo hoa đêm giao thừa xuân Canh Dần ở Hà Nội (5 tỷ đồng)”.

Kính thưa Đại đức, so sánh này của Đại đức làm cho tôi ngạc nhiên. Phép so sánh này vẫn là phép so sánh về hình thức. Chỉ khác, hình thức ở đây được số hóa khoản tiền mà chúng ta dùng vào hai việc khác nhau. Nếu chúng ta so sánh như vậy, thì tôi xin thô thiển đưa ra một phép so sánh nhỏ.

Trước khi đưa ra phép so sánh của mình, chúng ta cùng nhau đọc một đoạn viết trên báo Dân Trí: “Bố mẹ nhốt con trong nhà để đi tìm cái ăn, mấy ngày sau mới đưa được củ mài về, con đã lả gần chết. Đói, không có củ thì vặt tạm lá rừng, lá nào sâu ăn được mình cũng ăn được… Chuyện về cái đói ở Pác Củng kể cả ngày không hết.

Đã nhiều tháng nay, người dân thôn Pác Củng, xã Thượng Nông, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang phải kéo nhau đổ dồn lên núi tìm củ mài, củ sắn, rau rừng để cầm cự với cái đói tấn công người dân suốt 10 tháng qua.

Thôn Pác Củng có trên dưới 30 em nhỏ. Ngay đầu thôn, một ngôi nhà sàn dựng tạm làm lớp học cho các em. Vào những ngày bình thường, các em sáng đến lớp, chiều đi đào củ trên rừng. Nhưng vào những ngày này các em bỏ cả học để đi kiếm cái ăn.

Cách đây chừng 5 năm, ngay đến đường vào Pác Củng cũng không có. Năm 2006, nhờ một tổ chức nhân đạo, con đường mòn vào Pác Củng mới được mở. Khi những cơn đói đang chập chờn mỗi ngày, người dân Pác Củng không còn thời gian để mơ về ánh điện, trẻ con Pác Củng không dám nghĩ tới tương lai.

Kính thưa Đại đức, năm 2009, ông Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho biết thu nhập hàng tháng trên một đầu người ở Thái Bình là 30.000 đồng. Chỉ khi được mùa mới lên khoảng 50.000 đồng. Nghĩa là, để một đứa trẻ có thể sống và đến trường được thì chỉ cần khoảng 40.000 đồng mỗi tháng cho các em. Số tiền cho một con người được sống, được học hành để có tương lai ít hơn biết bao nhiêu lần so với một đêm bắn pháo hoa và so với một lễ rước???

Tất nhiên, số tiền gần 2 tỷ đồng kia là của một Phật tử thực tâm chứ không phải tiền thuế của nhân dân. Và số tiền đó đã thuộc quyền sở hữu của những người tu hành như Đại đức – những đệ tử của Đức Phật. Mà con đường của Đức Phật là con đường cứu khổ, cứu nạn. Giá như một nhà sư, một thượng tọa vv…nào đó nói với Phật tử thành tâm kia: “Chúng ta cám ơn lòng thành tâm kính Phật của con. Nhưng chúng ta muốn chỉ xử dụng một phần số tiền đó để rước Phật xá lợi về. Phần còn lại chúng ta giúp đỡ những đứa trẻ bất hạnh trên thế gian như sự dạy bảo và lòng mong ước của Đức Phật”.

Kính thưa Đại đức, tôi tin rằng: người Phật tử kia sẽ rất hạnh phúc khi được làm vậy. Bởi người đó, tôi tin, đến với Phật bằng lòng chân thành. Khi những đứa trẻ sống trong đói khát và không có tương lai bỗng đi qua cơn đói khát đó và được đến trường thì đó hoàn toàn là một phép thiêng có thật mà Đức Phật ban cho chúng thông qua những đệ tử của mình.

Với tôi, đến tận bây giờ, cho dù ai nói gì thì hình ảnh Đức Phật trong tâm khảm tôi chỉ duy nhất là hình ảnh về một người áo vải phong phanh, chân trần đi qua thế gian để ban lòng từ bi vô tận cho những sinh linh bất hạnh.

Bởi thế, với mệnh giá của một đồng ai cũng mua được một giá trị vật chất có thể coi như nhau. Nhưng một đồng của nhà tu hành đặt vào bàn tay của kẻ ngèo đói và bất hạnh mang theo cả một biển từ bi. Đấy là một hạt giống của tình thương yêu vô bờ và của sự khai mở vô biên gieo xuống lòng người. Đấy không gì khác ngoài con đường của Đức Phật và các đệ tử của Ngài.

Kính thưa Đại đức,

Năm nay tôi đã 75 tuổi và về hưu 15 năm nay rồi. Tôi thường ăn chay vào ngày mồng Một và ngày Rằm hàng tháng. Tôi không mấy khi đi chùa. Nhưng tôi luôn tâm niệm không làm điều ác và luôn tìm cách giúp đỡ người hoạn nạn, khó khăn. Tôi đã giành dụm một phần tiền lương ít ỏi của mình và giấu tên gửi tiền nuôi một đứa trẻ mồ côi cha mẹ. Đấy là sự thể hiện vụng về nhưng chân thành của tôi đối với Đức Phật.

Thực lòng tôi không dám luận bàn về việc tổ chức rước Phật xá lợi về đất nước mình phải làm như thế nào. Nếu các nhà tu hành thấy không còn cách nào khác là phải dùng cả chuyên cơ và nhiều phí tổn như thế mới thể hiện được lòng tôn kính đối với những báu vật ấy và không xúc phạm đến lòng từ bi vô bờ của Đức Phật thì tôi hoàn toàn đồng ý.

Thư tôi viết chỉ là nói lên những băn khoăn nhỏ bé của mình. Có thể, lá thư thô lược này không đáng để Đại đức phải mất thời gian đọc nó. Nếu có gì làm Đại đức phật lòng, xin mong Ngài lượng thứ.

Nam mô A di đà phật

Phật tử Lê Minh Hiếu

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

"Thư của một Phật tử gửi Đại đức Thích Thanh Thắng".

SBU xem nội dung thư thì thấy thêm thế này, vấn đề về Phật Sự, Phật Tử và Cúng Dưỡng cũng có quy định. Khi các Nhà Sư có Phật Sự và thông báo với Phật Tử do đó các Phật Tử phát tâm ủng hộ Phật Sự ấy, vấn đề sau đó thì có quy định là Phật Tử phát tâm Cúng Dưỡng Phật Sự gì thì các Nhà Sư chỉ được sử dụng vật Cúng Dưỡng theo đúng sự phát tâm đó.

Xem một số nhật xét và đối thoại chính thức liên quan đến sự kiện này thì thấy mỗi đối thoại đều có những yếu điểm, yếu điểm này cũng là tâm hiển tướng.

-Yếu điểm của họa sĩ Lê Thiết Cương là đã nói như búa bổ, lấy Thiền Lý so sánh với Phật Sự.

-Yếu điểm của đại đức Thích Thanh Thắng là lấy Phật Sự so sánh với Thế Sự.

-Yếu điểm của Phật tử viết thư là lấy Thế Sự để so sánh với Phật Sự.

Đạo thì không nên chấp không, đời thì không nên chấp có.

Edited by Tâm Nghiên Cứu SBU

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xá Lợi Phật chỉ là phương tiện để tha nhân thấy sự mầu nhiệm của Phật pháp. Nó không phải bản chất và mục đích của Phật Pháp.

"Khi còn nhìn thấy Phật thì chưa giác ngộ".

"Thành Phật rồi ta làm gì nữa?"

Hay... Đồng ý với những điều mà Chú Thiên Sứ đã viết trên đây...

Nay là thời MẠT PHÁP nên còn nhiều ngộ nhận...

-Yếu điểm của họa sĩ Lê Thiết Cương là đã nói như búa bổ, lấy Thiền Lý so sánh với Phật Sự.

-Yếu điểm của đại đức Thích Thanh Thắng là lấy Phật Sự so sánh với Thế Sự.

-Yếu điểm của Phật tử viết thư là lấy Thế Sự để so sánh với Phật Sự.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Daretolead thấy rằng tất cả đều có lý riêng. Nhưng đồng tình nhiều với độc giả Lê Minh Hiếu. Lễ đón rước tất nhiên phải trang trọng, thành kính nhưng thấy ở đây hơi phô trương quá, không tiết kiệm. Đức phật được người đời ca tụng vì ngài đã dành 40 năm đi thuyết pháp, truyền bá tư tưởng với mục đích giúp đời. Daretolead nghĩ triết lý Phật thể hiện qua hành động của ngài chứ không hoàn toàn nằm trong những điều ngài nói, tức đem triết lý Phật vào cuộc sống.

Daretolead xin được hỏi khi nào thì đức thế tôn trở thành Phật?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạo này thấy bà con mình hay đem chuyện Thiền ra móc ngoáy nhau nhỉ, giống như có cô diễn viên nào đấy đôi co với bạn xong cũng lên báo kể chuyện Thiền ... hehehe ...

Sư với lại chả cụ, chán chả buồn chết :lol:

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạo này thấy bà con mình hay đem chuyện Thiền ra móc ngoáy nhau nhỉ, giống như có cô diễn viên nào đấy đôi co với bạn xong cũng lên báo kể chuyện Thiền ... hehehe ...

Sư với lại chả cụ, chán chả buồn chết :lol:

Rới họa sỹ đàn anh nếu không biết đến thiền, đến khí công, đến thái cực quyền, đến chữ triện chữ hình thì có vẻ khó nổi. Nên đã là họa sỹ chịu chơi thì phải biết, mà đã biết thì phải nói, mà đã nói thì phải tìm cái nóng mà nói, nói thì phải phản phải biện, và lại đụng đến vấn đề Phật giáo mà không có Thiền lý thì không có gì để nói cả.

Nói rằng hiểu thiền rồi đem ra móc ngoái vấn đề này vấn đề kia, đó là bệnh song cũng có thể thông cảm. Bệnh là bệnh khẩu đầu thiền, mở miệng ra là thuyết pháp lậu, thông cảm là trong vấn đề căn cơ thì người biết đến thiền lý và thực hành phần nào thì đó cũng là có hạng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong này ai ngại mấy chuyện chính trị nhạy cảm chứ tôi chả ngại, chẳng qua nhập gia thì tùy tục, câu trên tôi không ám chỉ ông Hoạ Sĩ, ổng chỉ là có sao nói vậy người ơi thôi, thấy hoang phí thì bảo là hoang phí.

Cho dù ổng trần tục tham sân si đầy mình thì ỗng và thiên hạ đều biết ổng như vậy, chỉ là những người mặc áo nâu sòng mà không nâu sòng nhưng thích mở miệng nói chuyện nâu sòng mới làm tui muốn lộn mửa.

À, còn cái ví dụ vụ Kỳ Viên Tịnh Xá gì đó, chuyện người ta thì dân giầu nước mạnh tiền là cái đinh vàng là cái que cho nên người ta có thể coi tiền vàng như Phấn Thổ, còn sư vãi nhà mình thì sao? Người nghèo ở Việt Nam ít lắm nhỉ? Tiền cúng dường là của riêng sư nào vãi nào mà mướn cả crystal với hummer đi thỉnh xá lợi?

Tôi cũng đồng ý với ông họa sĩ khi ổng nói cho dù chuyên cơ và xe xịn là do "tài trợ" thì cũng là ... tham phúc quá, xin lỗi mấy ngài, phúc đức mà mua được bằng tiền với xe và phi cơ thì chả hóa Phật với Chúa cũng nhận hối lộ à?

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong này ai ngại mấy chuyện chính trị nhạy cảm chứ tôi chả ngại, chẳng qua nhập gia thì tùy tục, câu trên tôi không ám chỉ ông Hoạ Sĩ, ổng chỉ là có sao nói vậy người ơi thôi, thấy hoang phí thì bảo là hoang phí.

Cho dù ổng trần tục tham sân si đầy mình thì ỗng và thiên hạ đều biết ổng như vậy, chỉ là những người mặc áo nâu sòng mà không nâu sòng nhưng thích mở miệng nói chuyện nâu sòng mới làm tui muốn lộn mửa.

À, còn cái ví dụ vụ Kỳ Viên Tịnh Xá gì đó, chuyện người ta thì dân giầu nước mạnh tiền là cái đinh vàng là cái que cho nên người ta có thể coi tiền vàng như Phấn Thổ, còn sư vãi nhà mình thì sao? Người nghèo ở Việt Nam ít lắm nhỉ? Tiền cúng dường là của riêng sư nào vãi nào mà mướn cả crystal với hummer đi thỉnh xá lợi?

Tôi cũng đồng ý với ông họa sĩ khi ổng nói cho dù chuyên cơ và xe xịn là do "tài trợ" thì cũng là ... tham phúc quá, xin lỗi mấy ngài, phúc đức mà mua được bằng tiền với xe và phi cơ thì chả hóa Phật với Chúa cũng nhận hối lộ à?

Chính trị như mấy cái tin bàn tự do trên mạng thì đó chỉ là đòi được chửi tự do bát nháo như một lũ điên, có gì mà nhảy với cảm mà cho đó là nhảy cảm, anmay lầm à.

Share this post


Link to post
Share on other sites

À, ý "nhạy cảm" của tui là cứ hơi chút thì dãy nảy lên kiểu "có dính đến chính trị" đấy mà, nếu không có ai trong này dãy nảy lên thì okie thôi ... tui có phiền gì đâu :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Trong này ai ngại mấy chuyện chính trị nhạy cảm chứ tôi chả ngại, chẳng qua nhập gia thì tùy tục, câu trên tôi không ám chỉ ông Hoạ Sĩ, ổng chỉ là có sao nói vậy người ơi thôi, thấy hoang phí thì bảo là hoang phí.

Cho dù ổng trần tục tham sân si đầy mình thì ỗng và thiên hạ đều biết ổng như vậy, chỉ là những người mặc áo nâu sòng mà không nâu sòng nhưng thích mở miệng nói chuyện nâu sòng mới làm tui muốn lộn mửa.

À, còn cái ví dụ vụ Kỳ Viên Tịnh Xá gì đó, chuyện người ta thì dân giầu nước mạnh tiền là cái đinh vàng là cái que cho nên người ta có thể coi tiền vàng như Phấn Thổ, còn sư vãi nhà mình thì sao? Người nghèo ở Việt Nam ít lắm nhỉ? Tiền cúng dường là của riêng sư nào vãi nào mà mướn cả crystal với hummer đi thỉnh xá lợi?

Tôi cũng đồng ý với ông họa sĩ khi ổng nói cho dù chuyên cơ và xe xịn là do "tài trợ" thì cũng là ... tham phúc quá, xin lỗi mấy ngài, phúc đức mà mua được bằng tiền với xe và phi cơ thì chả hóa Phật với Chúa cũng nhận hối lộ à?

Cái ổng họa sỹ đó là đầu têu bất tùy hỉ.

Vấn đề là Xá lợi và rước Xá lợi, ai vui theo thì tự là có phước có duyên còn đứng ngó bên ngoài rồi bình luận tốt xấu thì lại đi xa vấn đề Phật Sự rồi. Cái gì tốt thì nương theo,nương theo rồi lại nói xấu mặt này mặt kia mà không lường hết được. Vậy nên càng bàn tới, càng phản biệt những vấn đề xung quanh thì đi càng xa với sự kiện Xá lợi, chỉ tổ tổn phước mà thôi, thế mà lại cứ ham bàn này bàn nọ.

Có tiền có tâm hiểu đạo cầu phước thì người ta làm gì thì kệ người ta, việc gì phải xen vào mà luận bàn như mấy anh chàng họa sỹ.

Edited by Tâm Nghiên Cứu SBU

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Có lửa thì khói nó theo sau thôi, luật nhân quả nói vậy mà. Tử tế như Kỳ Viên Tịnh Xá thì đã được lưu danh sử sách rồi thấy chưa? Bị oan thiệt như Thị Kính thì cũng có ngày minh bạch thôi. :lol: Ai thực tin vào nhân quả thì cứ hoan hỉ ngồi chờ đi, ò ý e làm gì?

Edited by anmay
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

xin lỗi mấy ngài, phúc đức mà mua được bằng tiền với xe và phi cơ thì chả hóa Phật với Chúa cũng nhận hối lộ à?

Câu này chí lí!!! :lol:

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rước xá lợi Phật – nhìn thấu đáo từ hai phía

Đại lượng, từ bi là những gì cả người trong cuộc và người ngoài cuộc nên thấu hiểu cho nhau. Sự hưng phế của đạo Phật – đó mới là câu hỏi cốt tử cần những Phật tử thành tâm chung tay giải đáp.

Những ngày qua, câu chuyện Xá lợi Phật được đưa về Việt Nam trong một lễ rước tưng bừng đã gây dư luận trái chiều. Họa sỹ Lê Thiết Cương và Đại đức Thích Thanh Thắng đã luận bàn về điều này trong hai bài báo gần đây. Song dường như cả hai bên đã nhìn một sự việc từ những góc khác nhau, nên khó tìm được điểm chung.

Dư luận chung cần thông cảm

Bất cứ sự việc nào, muốn hiểu tại sao nó diễn ra và tại sao người khác lại nghĩ về sự việc đó như thế, thì người ngoài cuộc phải đặt mình vào vị trí người trong cuộc và người trong cuộc phải đặt mình vào vị trí người ngoài cuộc để cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ.

Nhìn từ phía Giáo hội Phật giáo VN nói riêng và chư Phật tử nói chung, đây không những là sự kiện trọng đại của Phật giáo trong nước mà còn là sự kiện có tính ngoại giao. Đã là sự kiện lớn của tôn giáo, văn hóa, ngoại giao thì cần phải trang trọng, đàng hoàng bởi nó không chỉ thể hiện lòng kính trọng của người nhận đối với người tặng Xá lợi, mà còn góp phần làm nên thể diện quốc gia.

Posted Image

Hòa thượng Thích Thanh Tứ trao xá lợi để tôn trí. Ảnh: VNN

Ngoài ra còn phải kể tới các yếu tố khác như an ninh trong quá trình đón rước, hay yêu cầu chuẩn xác về thời gian cho đúng lịch trình. Khi xét tất cả những yêu cầu đó, thì việc rước Xá lợi Phật bằng chuyên cơ riêng và dùng xe hơi hạng sang để đưa Xá lợi Phật về chùa Bái Đính, cũng không phải là chuyện quá mức xa hoa.

Sự kiện này không phải là việc riêng của một vài nhà sư hay vài vị Phật tử mà được cả xã hội quan tâm nên nếu trường hợp ngược lại xảy ra (như vẫn thường thấy ở nhiều cuộc đón rước khác) - tổ chức lộn xộn, thiếu quy củ, muộn giờ do lỡ chuyến bay, xe đưa rước tồi tàn (giống như gần đây chiếc xe đưa vua Lê Dụ Tông về quê an táng bị dư luận chê là quá xấu) - khi đó tất yếu sẽ có những lời trách móc khác.

Nên chăng dư luận chung cần thông cảm với chuyện này và không nên căn vặn quá nhiều việc tiền ấy từ đâu ra hay thậm chí trách móc người cung tiến vì người ta "tham phúc"(!). Dù sao, cái quan trọng không ở lễ đưa rước - vốn cần phải trang trọng, an toàn, lịch sự - mà ở cái tâm của chư tăng, Phật tử với Xá lợi Phật.

Điều họa sỹ Lê Thiết Cương lo lắng, cũng là nỗi lòng của nhiều người có tâm, có lẽ không phải ở tiểu tiết mấy chiếc xe hơi hay một chuyến chuyên cơ, mà là sự trong sáng và hưng vong của Phật giáo VN. Về điều này, có lẽ không chỉ Đại đức Thích Thanh Thắng cần lưu tâm mà chư tăng, Phật tử cũng phải bình tĩnh suy xét cho thấu đáo.

Sự hưng phế của đạo Phật mới là câu hỏi cốt tử

Xây chùa to, tô tượng đẹp, đón rước tốn kém, nhân dân nô nức đổ đến các chùa chiền là biểu hiện của sự hưng hay phế của Phật giáo? Sẽ thật đáng mừng nếu khi xây chùa, tô tượng, đón rước, khói hương người ta nghĩ đến Đức Phật, nghĩ đến giáo lý của Ngài phổ độ chúng sinh, mong con người thoát khỏi khổ nạn. Nhớ được rằng hạnh phúc khổ đau là do mình tự gây ra, nhớ được rằng làm việc thiện mới giúp lòng người thanh thản chứ không phải cứ sống trong tham, sân, si rồi đến chùa thắp dăm ba nén hương, đọc vài câu kinh Phật là có thể được giải thoát.

Nhưng cũng đáng lo nếu người ta làm những việc đó mà không nghĩ đến Phật và nghĩ đến bản thân mình. Nếu đua nhau xây chùa, đua nhau cung tiến chỉ để mong đức Phật phù hộ những mưu cầu danh lợi, hay danh hiệu "to nhất" thì đó thực sự là hiểm họa của đạo vì đó là hành vi hối lộ Trời Phật, là sự sai lạc của những người lẽ ra phải thực sự là chính đạo.

Thiết nghĩ, một người đến một chùa nhỏ mà thành tâm hướng Phật để rồi cảm được con đường tự giải thoát khỏi khổ đau, sân hận thì còn đáng quý hơn một trăm người đổ đến hàng chục ngôi chùa to nhưng trong đầu chỉ mong cầu vinh hoa phú quý, thăng quan tiến chức. Khi ra khỏi chùa vẫn điềm nhiên làm điều ác, điều thất đức, vẫn vui vẻ xả thịt thú rừng mang về làm quà. Khi đó, đạo tất sẽ suy cho dù được phủ nghi ngút khói hương kim tiền.

Đức chân tu ở xã hội chúng ta đang đứng ở đâu? Chúng ta có kiểm soát được không, có biến được sự mộ chuộng của con người thành yếu tố thúc đẩy sự phát triển của Phật giáo? Hay tất cả cùng nhau rơi vào vòng xoáy "phú quý sinh lễ nghĩa" để rồi biến cửa Phật thành nơi mua bán duyên, tiền, tài, lộc? Tôi nghĩ mối lo của họa sỹ Lê Thiết Cương là ở chỗ đó, và nó thực sự đáng báo động chứ không thể làm ngơ.

Posted Image

Ảnh: VNN

Ngoài ra, trong lễ rước này phần hát xướng, ca vũ có lẽ không phù hợp và gây phản cảm. Sẽ vẹn toàn hơn nếu nhân lễ rước Xá lợi Phật, Giáo hội Phật giáo VN mở một cuộc chẩn tế cho dân nghèo, hoặc lập đại chay đàn cầu quốc thái dân an nhân dịp đầu xuân năm mới. Có lẽ ý nghĩa của lễ rước sẽ sâu sắc, chân thiện hơn, và bớt gây tranh cãi khi "quan trên trông xuống, người ta trông vào".

Chưa hiểu nhiều về giáo lý Phật pháp, tôi chỉ xin kể lại một câu chuyện xưa cũ. Một sư thầy, một chú tiểu đi đến bờ suối gặp một cô gái xinh đẹp đang đứng trông sang bên kia mà không thể lội qua. Thấy hai thầy trò đi đến, cô ngỏ lời nhờ được cõng qua suối. Chú tiểu từ chối để giữ nghiêm giới luật, sư thầy không nói, chỉ gật đầu đồng ý. Đi được một quãng xa, chú tiểu mới hỏi sư thầy vì sao dám phá giới luật, chạm vào nữ sắc. Nhà sư điềm tĩnh trả lời: "Ta đã bỏ lại cô ấy ở bờ suối bên kia, sao con còn mãi mang cô ấy trong lòng?"

Thiết nghĩ nếu chuyện đón rước xá lợi là thành tâm, thành ý, vô tư lợi thì những người có liên quan nên gác lại nó từ lâu; đeo đẳng chuyện ấy sẽ chỉ giống như chú tiểu chưa quên được cô gái bên bờ suối. Đại lượng, từ bi là những gì cả người trong cuộc và người ngoài cuộc nên thấu hiểu cho nhau. Sự hưng phế của đạo Phật - đó mới là câu hỏi cốt tử cần những Phật tử thành tâm chung tay giải đáp.

Tác giả: KHƯƠNG DUY
Tuanvietnamnet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay