Trần Phương

Quan Sát Và Bình Luận

38 bài viết trong chủ đề này

Thời gian gần đây quả là thời điểm nhạy cảm có tính quyết định trong quãng nhiệm kỳ của Tổng thống Obama. Ngoài những vụ lùm xùm với Trung Quốc (vấn đề Đài Loan, ...), một vấn đề nóng bỏng được đặt ra là: liệu Mỹ có tấn công Iran không? Trong khi các nỗ lực của IAEA đối với vấn đề hạt nhân của Iran vẫn dậm chân tại chỗ bởi các quyết sách (và ý tưởng) của cả 2 đều chưa gặp nhau.

Nếu có thì (có thể) Mỹ sẽ dứt khoát không để Israel cùng tham chiến, còn nếu không thì có thể ông Obama không thể tại vị quá 1 nhiệm kỳ (?!)

-------------------------------------------------

Thứ Năm, 18/03/2010, 14:01 (GMT+7)

Tổng thống Mỹ dọa trừng phạt mạnh Iran

TTO - Tối qua 17-3 (sáng nay 18-3, giờ VN), Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố Washington sẽ áp dụng các biện pháp “trừng phạt mạnh mẽ” để ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.

Hãng tin Reuters cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng Fox News, ông Obama khẳng định một trong những ưu tiên hàng đầu của Mỹ là đảm bảo Iran không sở hữu vũ khí hạt nhân. “Đó là lý do vì sao tôi đã nỗ lực vận động cộng đồng quốc tế cô lập Iran một cách thành công”.

Chúng tôi chưa loại bỏ bất cứ một phương án nào”, ông Obama tiết lộ. “Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy các biện pháp trừng phạt”. Ông Obama cảnh báo nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, một cuộc chạy đua vũ trang ở Trung Đông sẽ bùng nổ, đe dọa nghiêm trọng lợi ích an ninh quốc gia Mỹ.

........................

Theo : http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.as...amp;ChannelID=2

------------------------------------------------

Thứ năm, 18/03/2010, 09:54(GMT+7)1

MỸ CHUẨN BỊ TẤN CÔNG IRAN ?

..........

Chuyên gia quân sự Ian Davis thuộc Trung tâm nghiên cứu độc lập Nato Wach cũng cho rằng, việc vận chuyển bom đến đảo Diego Garsia quả thực chứng tỏ rằng Mỹ đang chuẩn bị cuộc tấn công bất ngờ vào Iran. Theo ông, chính quyền Mỹ cần "giải thích rõ kế hoạch sử dụng những vũ khí này”. Ông còn cho rằng, Bộ Ngoại giao Anh cần đưa ra lời giải thích về việc sử dụng đảo Diego Garsia để tấn công Iran. London từng tuyên bố nếu chính quyền Mỹ muốn sử dụng căn cứ Diego Garcia để thực hiện các cuộc tấn công phòng vệ hay nhằm vào một nước thứ 3 thì Washington phải có được sự chấp thuận của chính quyền Anh trước khi hành động. Tuy nhiên, trong cuộc chiến Iraq, chính quyền Bush đã sử dụng căn cứ này làm một trong những bàn đạp tấn công Iraq, còn việc có được London chấp thuận hay không vẫn là một bí ẩn.

Về phần mình, chuyên gia Scotland Alan McKinnon nói thêm, lời nói văn hoa mới đây của Washington về Iran nhắc chúng ta nhớ lại rằng, những lời nói như vậy cũng đã vang lên trước khi Mỹ đưa quân sang Iraq vào năm 2003. Mỹ đã sử dụng đảo Diego Garsia trong cuộc chiến đó, cũng như trong cuộc chiến tại vùng Vịnh vào năm 1991.

............

Theo : http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quocte/LA74284/default.htm

---------------------------------------

Thứ năm, 18/03/2010, 10:41(GMT+7)

Iran - Quân chốt trên bàn cờ thế

VIT - Tờ Sunday Herald của Scotland cho biết, tháng 1 vừa qua, chính quyền Mỹ ký kết một hợp đồng vận chuyển 10 container chứa hàng trăm quả bom công phá hạng nặng tới đảo Diego Garcia của Anh. Cụ thể, có 195 quả Blu-110 và 192 quả Blu-117, loại bom không quân chuyên sử dụng để công phá các nhà máy kiên cố và các cấu trúc ngầm của đối phương.

Sự tập trung lực lượng quân sự này được giới bình luận cho là Mỹ sẽ đơn phương tấn công Iran như họ đã từng làm với Iraq. Tuy nhiên khó có chuyện “tắm hai lần trên một khúc sông”. Mỹ chưa sẵn sàng cho một cuộc phiêu liêu quân sự mới một khi nền kinh tế của họ vẫn đang còn nằm trong nguy cơ bị Trung Quốc bóp chẹt. Hơn thế nữa, người dân Mỹ vẫn còn chưa tha thứ cho sự đê tiện của giới cầm quyền Anh và Mỹ khi họ dàn dựng chuyện Iraq sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt để lấy cớ tấn công một nước có chủ quyền. Xét về tổng thể thì người dân Mỹ không hoàn toàn tin và ủng hộ cuộc chiến của Mỹ đánh Iran

Posted Image

Đảo Diego Garcia cách Iran khoảng 4000km

Nhiều người sẵn lòng tin rằng Iran có thể trở thành quốc gia khủng bố hay ủng hộ khủng bố, nếu như họ sở hữu công nghệ chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt. Khái niệm về khủng bố là gì thì chưa rõ nhưng thực tế cho thấy các quốc gia hiện đang sở hữu công nghệ chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt vẫn đang gây áp lực lên các nước khác, áp lực này tạo ra sự "khủng bố" từ ngoại giao, cho đến quân sự, kinh tế. Như vậy, ngoại trừ những ám ảnh về sự cực đoan “Hồi Giáo”, cái cảm giác sợ hãi bị Iran khủng bố hiện tại mới chỉ là sự suy diễn "từ bụng ta suy ra bụng người".

Người Israel thì thực sự lo ngại trước một Iran hùng mạnh và sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, đối với chính phủ Mỹ thì việc đánh chiếm Iran sẽ không có được một lợi ích kinh tế trực tiếp nào, trái lại, họ sẽ chuốc thêm sự thù hận của thế giới Hồi Giáo. Trải qua hàng nghìn năm bài xích Do Thái, người dân châu Âu cũng không mấy mặn mà với ý nghĩ về một nhà nước Do Thái quá hùng mạnh. Người Nga thì giữ một lập trường lấp lửng sau khi đã vét kiệt túi ông bạn “đồng minh” Iran bằng những hợp đồng bán vũ khí cho họ. Người Nga vốn không ưa gì các quốc gia theo đạo Hồi, hơn thế lại chủ quyền một vùng đất rộng mênh mông chứa đầy tài nguyên, về nguyên lý họ cũng chả ưa gì một đối thủ tiềm năng như Iran. Tuy vậy, về thực tâm, Nga thật có ý phản đối việc Mỹ đánh Iran, và điều này là do việc Mỹ cứ “đốn” dần các quốc gia sở hũu vũ khí hạt nhân, chẳng chóng thì chầy, sẽ tới lượt họ phải chịu đòn. Xét về bề ngoài, Trung Quốc luôn lấy việc ngăn cản cộng đồng quốc tế trừng phạt Iran ra để tôn vinh cho chính sách hòa bình của mình, nhưng trên thực tế Trung Quốc muốn Mỹ sa lầy vào Iran. Sự sa lầy này sẽ tạo cho Trung Quốc có được một thế chủ động để phát triển kinh tế và đánh lạc hướng dư luận để độc chiếm biển Đông.

Những phân tích trên cho thấy hiện tại chưa có một lý do xác đáng nào khiến cho Mỹ tấn công Iran vào thời điển này. Thậm chí, ngay cả khi Iran có sở hữu công nghệ chế tạo vũ khí nguyên tử đi chăng nữa thì những vũ khí hủy diệt này cũng còn có nhiều cấp độ khác nhau. Mặt khác, hầu như mọi người đều tin rằng Mỹ sẽ nhanh chóng giành thắng lợi quân sự nếu họ tấn công Iran. Vậy thì việc Mỹ có đánh Iran hay không, không nên nhìn nhận dưới góc độ của nguyên nhân mà cần phải được nhìn nhận dưới góc độ hậu quả của sự việc. Nếu như Mỹ tấn công Iran và không bị sa lầy thì sẽ là bất lợi cho Trung Quốc trong chiến lược toàn cầu. Ngược lại, nếu Mỹ bị sa lầy trong cuộc chiến Iran thì đấy là cơ hội tốt để Trung Quốc ra mặt. Vậy là chìa khóa để giải quyết vấn đề Iran nằm ở mối tương quan chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ.

Người ta thường nói về hiện tượng kinh tế Trung Quốc, và có nhiều người tin rằng sự đối đầu về kinh tế Mỹ - Trung là sự kiện chính của thế kỷ 21 này. Mâu thuẫn kinh tế là mâu thuẫn ở hạ tầng cơ sở dẫn đến sự bùng phát ở thượng tầng kiến trúc. Chả riêng gì Iran hay Triều Tiên, mà Thái Lan cũng đang là một trong số các điểm phun trào do sức nóng kinh tế chính trị toàn cầu tạo ra. Hiện tượng Iran, Triều Tiên, hay Thái Lan đều có sự dàn dựng giật kéo của dã tâm và các thế lực lớn trên thế giới.

Cùng với việc Mỹ tăng cường lực lượng tấn công tại vùng biển Ấn Độ dương, Trung Quốc cũng đang lăm le tăng cường lực lượng tấn công ở biển Đông. Việc Mỹ có đánh Iran hay không, và đánh khi nào, là một sự tính toán phụ thuộc chủ yếu vào "kẻ chơi". Giữ nguyên hiện trang Iran như hiện nay, tức là sự quan tâm chủ yếu của Mỹ và Châu Âu đều dồn cả vào Trung Đông, điều này tao cho Trung Quốc một lợi thế để bành trướng kinh tế. Sự bành trướng kinh tế này, rốt cuộc, sẽ là một bất lợi cho Tây Âu và Mỹ. Có lẽ hiện trạng Iran như hiện nay chắc không thể kéo dài thêm, và có lẽ Trung Quốc cũng đã tính đến kết cục ấy nên đã tăng cường sức mạnh tấn công để hòng đục nước béo cò gây hấn ở biển Đông chăng?

Sự phát triển công nghệ, nhất là công nghệ cao, đã mang lại sự bùng phát về sức sản xuất. Đây là áp lực chính đẩy thế giới về sự nhất thể hóa. Nếu chỉ suy xét về góc độ kinh tế xã hội thì sự nhất thể hóa này là cái mà Marx gọi là chủ nghĩa Cộng Sản. Tuy nhiên vạn vật tồn tại trong sự tương tác giữa các lực đối kháng. Đối kháng với lực nhất thể hóa là sức mạnh bảo tồn văn hóa dân tộc. Con người ta cần phải tìm thấy sự tồn tại, và sự tồn tại của một cộng đồng trong một tổng thể chung là sự khác biệt, và đó là văn hóa. Trong thế kỷ 21 loài người chắc phải tìm ra sự hòa hợp giữa sự nhất thể hóa toàn cầu và sự bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, chống lại mọi khuynh hướng cực đoan tôn giáo và phân biệt chủng tộc như tư tưởng của Hitle hay Đại Hán.

Sóng Ngầm (Nguồn tin của VITINFO)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quan hệ Mỹ-Iran: Bom đạn hay thương thảo

21/03/2010 13:33:11

Posted Image - Trong một thông điệp video đặc biệt nhân ngày lễ Nowruz (Ngày Mới), lễ đón mùa xuân mới của hàng triệu người Iran, ngày 20/3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhắc lại rằng chính quyền của ông vẫn tìm cách đối thoại với Iran về chương trình hạt nhân.

TIN LIÊN QUAN

Chính ông Obama, tại lễ Nowruz năm ngoái, trong một thông điệp video tương tự, từng nói rằng chính quyền ông sẽ theo đuổi "cam kết về một sự khởi đầu mới" trong quan hệ với Tehran. Khoảng trống giữa hai thông điệp này là các bước đi nửa vời thể hiện sự lưỡng lự của Washington trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân Iran một cách hòa bình.

Tiêu diệt 10.000 mục tiêu

Giữa tháng 3, cả thế giới giật mình khi xuất hiện thông tin Mỹ vận chuyển hàng trăm quả bom phá boongke từ California tới đảo Diego Garcia của Anh trên Ấn Độ Dương, chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào Iran và các máy bay ném bom của Mỹ đã sẵn sàng để tiêu diệt 10.000 mục tiêu ở Iran trong vòng vài giờ.

Theo tin này, hồi tháng 1/2010, Chính phủ Mỹ đã ký hợp đồng vận chuyển 10 container đạn dược tới đảo này. Bản kê hàng hoá bao gồm 195 quả bom "dẫn đường thông minh" loại Blu-110, 192 quả bom hạng nặng loại Blu-117 dùng để phá huỷ những cơ cấu bọc thép hoặc ngầm dưới lòng đất.

Là một phần của quần đảo Chagos, đảo Diego Garcia nằm cách bờ biển Nam Ấn Độ và Xri Lanka khoảng 1.500 km, được xem như một vị trí thuận lợi để tấn công Iran. Căn cứ này từng được sử dụng để tiến hành những cuộc đột kích chống Irắc trong suốt các cuộc chiến tranh vùng vịnh năm 1991 và 2003.

Trước đó một tuần, kênh truyền hình vệ tinh Press TV đưa tin Iran đã bắt đầu sản xuất tên lửa đất đối không tầm trung mới. Loại tên lửa thông minh này có tầm bắn trên 40km và bay với tốc độ siêu thanh trước khi tiêu diệt mục tiêu và áp dụng công nghệ tiên tiến có thể được sử dụng trong chiến tranh điện tử. Về tính năng tác chiến, tên lửa nói trên khi tiếp cận gần máy bay đối phương sẽ nổ thành từng mảnh nhỏ để tiêu diệt mục tiêu. Phải chăng Iran đã lường trước được ý đồ của Mỹ?

Posted ImagePosted Image

Mỹ luôn đau đầu vì hồ sơ hạt nhân Iran.

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad khẳng định không lùi bước trong vấn đề hạt nhân Kịch bản về một cuộc tấn công trên quy mô lớn của Mỹ vào Iran cũng đã được dựng lên. Và thật đáng ngạc nhiên là theo nhận định của các chuyên gia, Mỹ sẽ phải chịu thiệt hại lớn nếu khai hỏa. Hạm đội 5 có tổng hành dinh tại Baranh, một quốc gia nhỏ bé nằm đối diện với Iran tại vịnh Ba Tư, hoàn toàn nằm trong tầm bắn của tên lửa không đối biển của Iran.

Giới tình báo Tây Âu khẳng định Iran đã bố trí xong lực lượng tên lửa hành trình đủ mạnh để tiêu diệt phần lớn hoặc toàn bộ Hạm đội 5 của Mỹ nằm trong tầm phóng. Căn cứ của Hạm đội 5 chỉ cách bờ biển Iran 150 hải lý và chính vì vậy nó dễ dàng bị các tên lửa thế hệ mới của Iran tấn công. Vả lại, bất kỳ tàu chiến nào của hải quân Mỹ hoạt động trong khu vực tiếp giáp vùng vịnh Ba Tư đều gặp khó khăn khi tác chiến và nằm trong khoảng cách gần các bờ biển lô nhô đá hình răng cưa của Iran, dọc theo vịnh Ba Tư đến tận biển Arập.

Sự lựa chọn bắt buộc

Nhìn chung, trong bức tranh chính trị ở Trung Đông hiện nay, Mỹ đã không thể tìm được bất cứ nhân tố nào có thể giúp kiềm chế Iran.

Đối trọng lịch sử với Iran là Irắc thì đang suy yếu và chia rẽ, do cuộc xâm lăng năm 2003 của Mỹ lật đổ chế độ Saddam Hussein. Sự trở lại của Nga ở Trung Á và Kavkaz trên thực tế đã ngăn chặn mọi khả năng tận dụng con đường gây bất ổn Iran từ khu vực này. Arab Saudi, mặc dù có vũ khí tinh vi và hiện đại nhưng khả năng quân sự hạn chế không thể hoạt động quân sự bên ngoài đường biên giới của nước này.

Thổ Nhĩ Kỳ, một nước mạnh trong khu vực, về lý thuyết có thể hỗ trợ mạnh cho Mỹ nhưng lại đang tập trung vào chương trình chính sách đối ngoại khác và không thể giúp Mỹ vào thời điểm này. Afghanistan không thể tự cứu được mình và chưa bao giờ tồn tại như một quốc gia cố kết, còn Pakistan đang phải chiến đấu với quân nổi dậy Hồi giáo trong nước. Hy vọng của Mỹ về một cuộc cách mạng ở Iran thông qua Phong trào xanh không thể thành hiện thực.

Posted Image

Cơ sở hạt nhân Bushehr của Iran nhìn từ trên cao

Tổng thống Obama ngày 17/3 đã khẳng định việc ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran là một trong những "ưu tiên cao nhất" của Washington, đồng thời cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm ở Trung Đông nếu Tehran sở hữu bom nguyên tử.

Trước đó, ngày 4/3, Mỹ đã phổ biến dự thảo nghị quyết mới của hội đồng bảo an (HĐBA) tại liên hợp quốc, theo đó sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn với Iran, đặc biệt trong các lĩnh vực ngân hàng, vận tải biển và bảo hiểm. Dự thảo nghị quyết này sẽ mở rộng quy mô và thắt chặt thêm các biện pháp trừng phạt, đã được HĐBA đưa ra trong ba nghị quyết trước, nhằm ép Iran phải đình chỉ chương trình làm giàu hạt nhân và bàn thảo với cộng đồng quốc tế về tương lai chương trình phát triển hạt nhân này.

Tuy nhiên, đây lại được cho là kết quả thất bại của nhiều tháng vận động các thành viên nhóm P5+1, chủ yếu là Trung Quốc và Nga. Mỹ đã chấp nhận những biện pháp trừng phạt Iran ít cứng rắn hơn không nhằm vào việc nhập khẩu xăng dầu của nước này mà thay vào đó nhằm vào các lĩnh vực vận tải biển, ngân hàng và bảo hiểm của Iran sau khi Nga và Trung Quốc không ủng hộ bản dự thảo đầu tiên của Mỹ với các biện pháp cứng rắn. Hạn cuối cùng do Mỹ đặt ra để thông qua dự thảo trừng phạt mới là tháng 5 mặc dù với tiến độ hiện nay, thời hạn này có thể còn kéo dài.

Như vậy, Mỹ đã tự ràng buộc mình và không tìm được sự lựa chọn nào tốt hơn và nhiệm vụ khó khăn vẫn là thuyết phục Nga và Trung Quốc nhất trí cách thức thuyết phục Iran từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Mà hai cường quốc này thì rõ ràng không muốn Mỹ được thảnh thơi trong không gian quan hệ quốc tế đa cực hiện nay.

Nga muốn Mỹ tiếp tục sa vào vũng lầy này bởi lẽ mỗi ngày sa lầy của Mỹ ở Trung Đông là mỗi ngày Nga nổi lên ở không gian Liên Xô trước đây mà Mỹ chỉ còn ảnh hưởng ở mức thấp nhất. Trung Quốc, phụ thuộc vào Iran về dầu lửa cho nền kinh tế đang mở rộng, cũng muốn kéo dài cuộc thương lượng về các biện pháp trừng phạt Iran càng lâu càng tốt.

Vậy nên, khả năng thương lượng để giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran vẫn là cao nhất. Mỹ sẽ phải nhượng bộ nếu muốn đạt được mục tiêu vì trước khi ngồi bàn đàm phán, Mỹ đã không còn một lựa chọn nào tốt hơn.

Thu Hà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trần Phương có thể lại đưa ý kiến trong topic "Tiên tri 2010" vào đây. Tôi có thể sẽ nói rõ hơn về cái nhìn của tôi để Trần Phương tham khảo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấn Độ Dương sẽ trở thành khu vực xung đột giữa các “ông lớn”?

Chủ nhật, 28/03/2010, 13:12(GMT+7)

Posted Image

Lãnh đạo Trung - Ấn

VIT - Ấn Độ Dương là nơi có nhiều tuyến giao thương đường thủy quan trọng liên quan tới vận chuyển dầu mỏ và phát triển kinh tế. Các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản phụ thuộc rất nhiều vào nguồn dầu mỏ vận chuyển qua đây, trong khi Mỹ lại triển khai Hạm đội 5 để bảo vệ các tuyến giao thương này, còn Ấn Độ luôn xem đó là “sân sau” của riêng mình. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi có quá nhiều vấn đề đan xen, cả quyền lợi và sự lo ngại? Khi sự cân bằng quyền lực toàn cầu tiếp tục chuyển đổi từ Tây sang Đông, vì vậy quá nhiều áp lực đan xen đã gây ra những xung đột nghiêm trọng trong thế kỷ trước. Mở rộng kinh tế, giao thương trên biển, địa lý, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên tất cả hợp lại để hình thành một môi trường xã hội nguy hiểm tiềm tàng. Nhằm tránh những bước đi sai lầm đã dẫn tới những thảm họa xảy ra trong thế kỷ 20, châu Âu đã thực hiện những bước đi đầy mạo hiểm giữa 2 cường quốc trong khu vực, gồm Trung Quốc và Ấn Độ.

Cùng ẩn mình dọc theo dãy Himalaya và dãy núi Côn Lôn, các cường quốc quân sự và kinh tế (Trung Quốc và Ấn Độ) luôn đề phòng mọi động thái của nhau, với hy vọng ngăn chặn đối phương giành chiếm những lợi thế chiến lược. Hai đối thủ đầy tham vọng đã xảy ra cuộc chiến tranh biên giới kéo dài 5 tháng vào năm 1962, trong đó Quân đội Trung Quốc đã giành phần thắng. Đáp lại, Ấn Độ tuyên bố có tranh chấp vùng lãnh thổ là Aksai Chin, một khu vực biên giới luôn có những hoạt động quân sự lớn (hay còn gọi là Giới tuyến kiểm soát thực tế LAC).

Được biết, Ấn Độ rất “quan tâm” tới bất kỳ động thái nào của Trung Quốc. Hiện, Ấn Độ đang theo dõi chặt chẽ với sự quan ngại ngày càng gia tăng khi Bắc Kinh đầu tư xây đường cao tốc nối tới Pakistan, đối thủ truyền thống đáng gờm của Ấn Độ. Tuyến đường cao tốc này là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh luôn tìm cách để phá bỏ các mối nguy hiểm lớn đối với Trung Quốc. Trong khi đó, Ấn Độ xem hành động này là đổ thêm dầu vào lửa trong mối quan hệ thù địch giữa 2 nước. Còn, Trung Quốc lại có nhu cầu cần bảo đảm cho tuyến giao thương đường thủy cung cấp năng lượng cần thiết từ Trung Đông hiện tại không bị gián đoạn.

Trong khi cả Trung Quốc và Ấn Độ đều tăng cường phát triển khả năng quân sự và cả hai nước lại phụ thuộc rất nhiều vào nguồn dầu mỏ từ Trung Đông cho phát triển kinh tế, thì sự tranh giành Ấn Độ Dương tất sẽ ngày càng căng thẳng. Tuyến giao thương đường thủy kéo dài từ Vịnh Persian tới Biển Ả-Rập và qua Ấn Độ Dương là tuyến vận chuyển dầu mỏ huyết mạch quan trọng cho 80% lượng của dầu của Trung Quốc và 65% lượng dầu của Ấn Độ. Vì sự bất lợi về địa lý, quá trình vận chuyển năng lượng của Trung Quốc không những phải di chuyển vòng vèo theo tuyến đường này, mà sau đó còn phải đi qua điểm thắt trên biển có nạn cướp biển hoành hành, eo biển Malacca, tiếp đó tiến về phía bắc qua Biển Đông rồi mới vào các cảng nội địa.

Vì thế, Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm bảo vệ lợi ích thương mại của mình thông qua một loạt các dự án phát triển và xây dựng cảng tại các nước Sri Lanka (cảng Hambantota), Bangladesh (cảng Chittagong), Myanmar (cảng Kyaukphyu), Pakistan (cảng Gwadar) và Yemen (cảng Mukkala). Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc luôn thúc đẩy mối quan hệ nồng ấm với các quốc gia khu vực Ấn Độ Dương, như ký kết các hiệp ước hữu nghị và cung cấp cho các nước này số lượng viện trợ lớn nhằm xây dựng mối quan hệ chính trị của Trung Quốc trong khu vực.

Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành xây dựng một căn cứ cứng nước sâu tại Tam Á, trên đảo Hải Nam ở Biển Đông. Căn cứ này khả năng chứa cả tàu ngầm đạn đạo hạt nhân và tàu ngầm tấn công, cho phép các loại tàu này có thể tiến hành tuần tra ở phía Bắc Ấn Độ Dương. Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc có thể sẽ cho triển khai các máy bay tiêm-cường kích Su-30MKK tại các căn cứ ở Myanmar, để Quân đội Trung Quốc có thể mở rộng khả năng tấn công đường không trên vịnh Bengal.

Những nỗ lực mở rộng ở khu vực Ấn Độ Dương của Trung Quốc đã được Lầu Năm Góc gọi là chiến lược “chuỗi ngọc trai”. Và, việc xây dựng và phát triển các căn cứ hỗ trợ hậu cần là để thể hiện cho các yếu tố cần thiết của chiến lược này. Đồng thời, dự kiến ngân sách quốc phòng Trung Quốc sẽ đạt gần 80 tỉ USD trong năm 2010. Như vậy, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư quân sự lớn thứ hai trên thế giới, và liên tục gia tăng phát triển lực lượng hải quân trong thập kỷ qua. Cũng giống như Ấn Độ, Hải quân Trung Quốc đang xây dựng và phát triển “chiến lược biển xanh”. Một chiến lược gồm mở rộng hạm đội tàu ngầm, tàu khu trục, các tàu tiếp nhiên liệu, và cả việc đóng một hoặc nhiều tàu sân bay.

Trong khi đó, Ấn Độ cũng luôn tìm cách “sánh vai” cùng Hải quân Trung Quốc, thông qua kế hoạch phát triển 10 năm với khoản ngân sách 15 tỉ USD dành riêng cho lực lượng hải quân hải quân. Hơn nữa, Ấn Độ cũng có kế hoạch phát triển “khả năng biển xanh” với dự định sẽ đưa ba tàu sân bay vào phục vụ năm 2015.

Được biết, Ấn Độ cũng đang tiến hành các bước để mở rộng các căn cứ không quân ở quần đảo Andaman và Nicobar. Trong đó, Ấn Độ có kế hoạch sẽ triển khai các máy bay chiến đấu Su-30MKI, các máy bay tiếp dầu trên không và máy bay không người lái tầm trung (UAV) tại các căn cứ trên quần đảo.

Quá trình chạy đua xây dựng hải quân này đã gây quan ngại cho những quốc gia có lợi ích lớn ở Ấn Độ Dương. Được biết, đã từ lâu Hải quân Mỹ được giao phó nhiệm vụ bảo vệ giao thương đường thủy qua khu vực. Nhưng, khi Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế và phát triển thành đối thủ mới của Mỹ, thì dường như Bắc Kinh không xem Hạm đội 5 của Mỹ là “lực lượng làm từ thiện” bảo vệ quá trình giao thương trên biển. Qủa thật, những nỗ lực của Mỹ nhằm xây dựng Ấn Độ trở thành lá chắn chống lại sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực khiến cho Bắc Kinh càng nghi ngờ ý định thật sự của Mỹ.

Chúng ta không thể không nhắc tới Nhật Bản - một quốc gia cũng rất quan tâm và phụ thuộc chủ yếu vào nguồn năng lượng vận chuyển qua Ấn Độ Dương. Khi Hải quân Trung Quốc gia tăng sự hiện diện dọc theo tuyến giao thương đường biển, Nhật Bản đã sử dụng phà để chuyển dầu từ Trung Đông tới các cảng nội địa. Như vậy, Tokyo có thể lựa chọn là tăng cường lực lượng hải quân của mình, và như thế lưu lượng giao thương của hải quân trong khu vực sẽ gia tăng đáng kể, và điều này đồng nghĩa với sự gia tăng đụng độ hải quân.

Tiềm tàng về cuộc xung đột quân sự là rất có thể, khi mà lợi ích và mối quan tâm của các cường quốc chồng chéo lên nhau. Song, như vậy cũng là tiềm năng cho mở rộng quan hệ đối tác và chủ nghĩa thực dụng. Thương mại giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã phát triển theo cấp số nhân từ năm 2002; trong năm 2008, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Sự gia tăng thương mại sẽ khiến nền kinh tế của hai nước phụ thuộc và gắn kết hơn. Nếu thế kỷ 21 trở thành thế kỷ của châu Á như dự đoán, thì Trung Quốc và Ấn Độ phải cẩn trọng khi cân bằng nhu cầu và các chiến lược của họ trước sự quan ngại an ninh của các nước khác. Tránh những hành động sai lầm nguy hiểm ở Ấn Độ Dương, thì khu vực này sẽ là một nơi “đắc địa” để khởi đầu cho bất kỳ điều gì.

An Phú (Tổng hợp) Tin tổng hợp

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trần Phương ah. Đây là toàn cảnh những tiền đề có thể xảy ra những thứ ngoài mong muốn của con người.

"Vật cùng tắc biến". Còn đây là Sấm Trạng thực sự. Tôi đã lý giải điều này.

Nhược đài sư tử thượng

Thiên hạ thái bình phong.

----------------------------------------

Thứ Bảy, 04/07/2009, 16:03 (GMT+7)

Châu Á - Thái Bình Dương chạy đua vũ trang:

Rượt đuổi vũ trang trên không gian và đất liền

Hải quân Mỹ thử hệ thống tên lửa trên tàu khu trục USS Sterret, 16-12-2008 - Ảnh: Wikimedia

TTCT - Sự kiện tên lửa Trung Quốc ngày 11-1-2007 bắn trúng vệ tinh dự báo thời tiết “quá đát” đang bay trong quỹ đạo cách Trái đất 850km gửi đi một thông điệp, rằng “Trung Quốc có đủ khả năng đối phó với mọi mối đe dọa tiềm tàng từ không gian, lĩnh vực mà từ trước tới nay chỉ có Mỹ và Nga thống soái”, như bình luận của mạng Liên hợp buổi sáng (Singapore).

Sự kết hợp những phương tiện đặt trong không gian với các vũ khí quy ước cho phép thực hiện những vụ oanh tạc chính xác “tới tận phòng ngủ” từ những tầm xa lớn. Chạy đua không gian trở thành một bộ phận quan trọng của cuộc chạy đua hiện đại hóa quốc phòng tại châu Á - Thái Bình Dương, ngày nay đang diễn ra ráo riết trên năm lĩnh vực chủ yếu: tàu nổi, tàu ngầm, không quân, tên lửa và không gian. Ngoài ra, có thể diễn ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân tại Đông Bắc Á.

Từ chạy đua không gian

Những vụ thử các phương tiện vũ khí chiến lược của CHDCND Triều Tiên gần đây đã góp phần thúc đẩy hiện đại hóa phương tiện vũ trụ của các nước láng giềng, trước hết là Nhật Bản và Hàn Quốc.

Nhật Bản xác định nhiệm vụ cấp bách xây dựng hệ thống vệ tinh do thám thu thập thông tin, nâng cao khả năng phân tích những hình ảnh vệ tinh để phục vụ quốc phòng. Tháng 6-2008, thủ tướng Nhật Bản bổ nhiệm bộ trưởng đầu tiên phụ trách phát triển ngành vũ trụ nước này, Hạ nghị viện Nhật Bản thông qua đạo luật cho phép đẩy mạnh hoạt động vũ trụ vì an ninh quốc gia. Đầu tháng 5 năm nay, Ban Chiến lược chính sách vũ trụ của Chính phủ Nhật Bản thông qua dự án không gian giai đoạn 2009-2013 phát triển vũ trụ phục vụ quốc phòng và ngoại giao, với mục tiêu phóng 34 vệ tinh trong giai đoạn 2009-2013. Giai đoạn 2014-2020 Nhật Bản mua 60 vệ tinh, bốn vệ tinh trong số này sẽ thu thập thông tin tình báo.

Các cuộc xung đột vũ trang dưới mặt đất 70% được điều khiển trên trời qua vệ tinh. Điều này diễn ra tại Iraq, Afghanistan và Balkan những năm gần đây. Nguyên lý quân sự được nhà lý luận bậc thầy người Phổ Carl von Clausewitz (1780-1831) đúc kết đầu thế kỷ 19 tỏ ra vẫn đúng trong thời đại vũ trụ: “Ai kiểm soát trên cao thì kiểm soát được cả dưới thấp”.

Về phía Hàn Quốc, ngày 11-6 vừa rồi Seoul đã khánh thành trung tâm vũ trụ đầu tiên, trở thành nước thứ 13 trên thế giới có trung tâm vũ trụ, và từ trung tâm này dự kiến ngày 30-7 sẽ phóng một tên lửa đẩy đầu tiên đưa vệ tinh lên quỹ đạo. Nếu thành công, Hàn Quốc sẽ trở thành nước thứ 10 trên thế giới tự sản xuất và tự phóng vệ tinh nhân tạo. Ấn Độ cũng bị cuốn hút vào cuộc chạy đua không gian. Sau sự kiện 11-1-2007 gây chấn động đối với Ấn Độ, tổng tư lệnh quân đội nước này - tướng Deepak Kapoor - xác định Ấn Độ cần nâng cao khả năng ứng dụng không gian vào mục tiêu quân sự và cần xây dựng bộ chỉ huy không gian giám sát và phản ứng nhanh chóng trước tình hình. Tháng 10-2008, Ấn Độ phóng thành công tàu vũ trụ vào quỹ đạo Mặt trăng.

Mỹ và Nga, hai siêu cường vũ trụ, tiếp tục theo đuổi những chương trình tham vọng. Ngày 8-5, Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo quyết định xem xét lại chương trình thăm dò Mặt trăng và sao Hỏa mang tên “Chòm sao” của NASA. NASA có thể tiến hành các chuyến du hành vũ trụ có người lái tới hai hành tinh trên sau khi tàu con thoi ngừng hoạt động, trong khi cơ quan này đang nỗ lực để hoàn tất việc xây dựng trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2010. Bộ Quốc phòng Mỹ tiếp tục thúc đẩy chương trình vệ tinh thử nghiệm cho kế hoạch phòng thủ tên lửa, ngày 5-5-2009 phóng thành công lên quỹ đạo vệ tinh trang bị các cảm biến thử nghiệm nhằm phát hiện, theo dõi và cung cấp thông tin mục tiêu tên lửa.

Nhân Ngày vũ trụ quốc gia (12-4), Tổng thống Nga Dmitry Medvedev khẳng định khả năng cạnh tranh và an ninh của nước Nga phụ thuộc trực tiếp vào hiệu quả phát triển ngành tên lửa - vũ trụ. Ông nhấn mạnh ưu tiên chiến lược trong chính sách quốc gia Nga là củng cố vị thế tiên phong của Nga trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ và thị trường dịch vụ vũ trụ quốc tế. Năm 2009 Nga lập kỷ lục thế giới với 39 vụ phóng tàu vũ trụ.

Các chương trình vũ trụ góp phần quan trọng hoàn thiện các tên lửa đẩy - một trong những phương tiện quân sự quan trọng nhất trong cuộc chạy đua hiện đại hóa kho vũ khí tên lửa.

Đến cuộc đua tên lửa đạn đạo

Trung Quốc đang dẫn đầu vòng đua mới nhất lên vũ trụ: đưa một người đầu tiên lên vũ trụ năm 2003, đưa hai người lên vũ trụ năm 2005 và ba người lên vũ trụ năm 2008; dự định đưa người lên Mặt trăng năm 2020. Mục tiêu của Trung Quốc là đẩy mạnh hoạt động vũ trụ và chống vũ trụ, do thám chiến trường, làm rối loạn kinh tế đối phương, “bịt mắt” các vệ tinh của đối phương trong trường hợp xảy ra xung đột. Năm nay Trung Quốc sẽ lần lượt phóng 12 vệ tinh vào không gian, ba năm tới hoàn tất việc bố trí mạng lưới định vị dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu-II.

Công nghiệp tên lửa Trung Quốc đạt được những bước tiến vượt bậc, tự trang bị các tên lửa từ loại chiến lược cố định, cơ động và trên biển tới tên lửa chiến trường (số lượng hàng ngàn quả đủ kiềm chế Đài Loan). Mới đây, nước này gây chấn động giới quốc phòng Mỹ với việc đưa vào sử dụng siêu tên lửa đạn đạo chống tàu chiến tầm bắn 1.200 dặm nhằm vào các nhóm tàu sân bay chiến đấu của hải quân Mỹ.

Viện Hải quân Mỹ ngày 1-4-2009 cho biết loại vũ khí mới có thể mang đầu đạn hạt nhân để gây thiệt hại nghiêm trọng cho tàu siêu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ. Tầm bắn bao trùm các khu vực thuộc vùng “nóng” xung đột trong tương lai giữa Mỹ và các lực lượng trên biển của Trung Quốc, đánh dấu một bước tiến khổng lồ về vũ khí hải quân và báo trước một sự thay đổi cán cân sức mạnh trên biển.

Đến năm 2010, tổng số tên lửa đạn đạo vượt đại châu trên đất và biển của Trung Quốc có khoảng 200 đơn vị. Để theo kịp Mỹ chặng đường còn khá dài, nhưng sẽ đuổi kịp Nga trong tương lai khá gần. Theo một số chuyên gia quân sự Nga, phần lớn tên lửa đạn đạo Trung Quốc có thể tạo thách thức chiến lược đối với Nga, sau 10 năm nữa quy mô lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga “cùng lắm chỉ ngang hàng Trung Quốc”.

Ngày 19-6-2009, lần thứ hai trong tháng Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo Agni-II có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, mở đường cho việc sản xuất hàng loạt loại tên lửa này và trang bị cho lục quân Ấn Độ.

Bình Nhưỡng muốn góp mặt trong câu lạc bộ hạt nhân

CHDCND Triều Tiên đang nỗ lực gia nhập câu lạc bộ các quốc gia có vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Với 350 tên lửa Rodong tầm bắn tới Nhật Bản, 600 tên lửa Scud bắn tới Hàn Quốc, Bình Nhưỡng tạo lực lượng răn đe, làm phức tạp kế hoạch an ninh quốc phòng Mỹ và hai đồng minh. Theo đánh giá của lãnh đạo quốc phòng Mỹ vào ngày 16-6 vừa qua, chỉ 3-5 năm nữa tên lửa Triều Tiên sẽ trở thành “mối đe dọa thật sự” đối với Mỹ, do đó Mỹ cần duy trì và nâng cấp hệ thống đánh chặn tên lửa trên đất liền. Mặt khác, Triều Tiên có thể kích hoạt cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân ở châu Á.

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak ngày 19-6 nhấn mạnh Bình Nhưỡng có thể bán công nghệ hạt nhân cho các nước khác, “Nếu công nghệ hạt nhân rơi vào tay các phần tử xấu, cuộc sống hằng ngày của chúng ta sẽ bị bao trùm bởi sợ hãi và lo lắng”. Ông cảnh báo các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc có thể hướng tới phát triển kho vũ khí của mình, nếu chương trình hạt nhân của Triều Tiên không dừng lại.

Tại châu Á - Thái Bình Dương không phải chỉ có một hoặc hai nước lớn đang trỗi dậy, có tiềm lực quốc phòng hùng mạnh, mà đang xuất hiện thời kỳ “chiến quốc tranh hùng”. Vũ khí đang đẻ ra vũ khí. Vậy mà các quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương mới chỉ bắt đầu con đường dài tìm kiếm một cơ chế an ninh đủ tin cậy để kiểm soát cuộc chạy đua quốc phòng tốn kém, đầy bất trắc đối với hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực.

TS NGUYỄN NGỌC TRƯỜNG

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thứ Hai, 29/03/2010, 08:00 (GMT+7)

Hàn Quốc: tàu chìm do tấn công từ bên ngoài?

TT - Một người sống sót trong vụ chìm tàu hải quân tuần tra Cheonan của Hàn Quốc ngày 27-3 cho rằng có khả năng chiếc tàu trọng tải 1.200 tấn này bị tấn công bởi “một lực từ bên ngoài”.

Trong cuộc gặp mặt ngắn ngủi do Bộ tư lệnh vùng 2 hải quân Hàn Quốc tổ chức ở Pyeongtaek, tỉnh Gyeonggi - cảng nhà của chiếc tàu xấu số, một đại úy hải quân, được Korea Herald dẫn lời, khẳng định: “Không thể có chuyện tàu chìm vì vụ nổ từ bên trong hay va chạm với đá ngầm. Tôi đảm bảo điều đó. Một nguyên nhân đang được xem xét là do lực lượng bên ngoài tấn công nhưng chưa thể xác minh. Quân đội đang tiến hành điều tra và tôi không ở vị trí được phép bình luận”. Khoảng 300 thân nhân của 46 thủy thủ còn mất tích đã tham dự cuộc họp không có mặt báo chí này. Trong cuộc gặp, ông Choi Won Il - thuyền trưởng chiếc tàu đắm - thông báo: “Nguyên nhân chính xác của vụ nổ có thể được xác định sau khi tàu được trục vớt và một cuộc điều tra toàn diện được tiến hành”.

Tàu Cheonan đã bị gãy đôi và khả năng tìm thấy người sống sót rất mong manh bởi nhiệt độ dưới nước lúc này ở khu vực tàu chìm là 4OC. “Có tiếng nổ lớn và tàu nghiêng về bên phải. Chúng tôi bị mất điện và liên lạc viễn thông. Tôi bị mắc kẹt trong cabin khoảng năm phút trước khi một người phá cửa sổ đưa tôi ra” - Yonhap dẫn lời thuyền trưởng Choi Won Il kể.

Các chuyên gia Mỹ đưa ra giải thích khác. Ông Bruce Klinger, một chuyên viên lâu năm của Quỹ Heritage, nói với Yonhap vụ nổ chưa được giải thích “là một sự kiện kỳ lạ xảy ra ở một vùng nhạy cảm”. Ông cho rằng “thủy lôi, hoặc của miền bắc, hoặc của chính Hàn Quốc” có thể là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn.

Chính quyền Seoul đến nay vẫn bác bỏ khả năng một vụ tấn công của CHDCND Triều Tiên. BBC dẫn lời ông Park Sung Woo, người phát ngôn Bộ tổng tham mưu liên quân Hàn Quốc, khẳng định không có tàu chiến CHDCND Triều Tiên nào trong vùng và không có dấu hiệu “di chuyển bất thường” nào ở miền bắc khi vụ việc xảy ra, dù Bình Nhưỡng vẫn giữ im lặng, chứ không như ba lần trước trong các vụ đụng độ trên biển vào những năm 1999, 2002 và 2009.

Theo Korea Herald, nơi xảy ra tai nạn nằm cách đường giới hạn phía bắc, đường biên giới thực tế trên biển giữa hai nước từ 10-12km. Nếu tàu chiến CHDCND Triều Tiên vượt qua đường ranh đó, phía Hàn Quốc sẽ sớm phát hiện. Ngoài ra, vùng nước nơi xảy ra vụ chìm tàu tương đối nông, tàu chiến khó đi lại.

Bộ trưởng quốc phòng Kim Tae Young cho biết một tàu hải quân 3.000 tấn được triển khai để thực hiện công tác cứu hộ. Tuy nhiên, không có nhiều khả năng tìm thấy người còn sống. AP dẫn lời một nhân viên bảo vệ bờ biển nói con người chỉ có thể sống sót được hai giờ ở Hoàng Hải vào thời điểm này trong năm khi nhiệt độ từ 3-5OC. Trước đó, 58 thủy thủ đã may mắn được cứu sống.

HẢI MINH (báo Tuổi Trẻ)

Edited by Trần Phương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triều Tiên cảnh báo Hàn Quốc

Thứ hai, 29/03/2010, 08:08(GMT+7)

Posted Image

Lãnh đạo Kim Jong-Il thanh sát nhà máy điện Chonma hôm 26/3

VIT - Hôm 29/3, Triều Tiên lên tiếng cảnh báo về thảm họa không thể đoán được trừ khi Hàn Quốc và Mỹ ngừng cho phép khách du lịch vào bên trong vùng đệm biên giới – vốn là một trong những địa điểm được nhiều du khách tới thăm nhất trên bán đảo này.

Cảnh báo trên đưa ra khi căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên sau khi một tàu hải quân Hàn Quốc bị chìm hôm 26/3. Ban đầu, báo chí Hàn Quốc dẫn lời các quan chức cho biết, CHDCND Triều Tiên có thể đã tấn công tàu chiến của Seoul bằng ngư lôi. Có người lại cho rằng tàu bị thủy lôi tấn công. Tuy nhiên, sang ngày 27/3, Hàn Quốc loại trừ khả năng Triều Tiên liên quan tới vụ việc.

CHDCND Triều Tiên không đề cập tới vụ tàu Hàn Quốc bị đánh chìm trên các tờ báo chính thức của họ.

Một phát ngôn viên quân đội giấu tên của Quân đội Nhân dân Triều Tiên cho biết, Hàn Quốc có “các hành động cố ý để biến khu vực phi quân sự thành nơi đối đầu với Triều Tiên và là địa điểm của cuộc chiến tranh tâm lý” bằng cách cho phép khách du lịch tới bên trong khu vực bên giới.

Vùng đệm phi quân sự này dài 4km – chạy dọc biên giới quân sự được vẽ ra sau một hiệp ước ngừng bắn chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên – cuộc giao tranh giữa các lực lượng Liên Hợp Quốc do Mỹ đứng đầu với Hàn Quốc nhằm chống lại binh lính Triều Tiên và Trung Quốc.

“Nếu giới chức Mỹ và Hàn Quốc tiếp tục thực hiện các hành động sai lầm nhằm biến khu vực phi quân sự thành nơi đối đầu liên Triều bất chấp những cảnh báo của chúng tôi, điều này sẽ dẫn đến những rắc rối không báo trước,” thông tấn xã KCNA dẫn lời phát ngôn viên trên cho hay.

Tổ chức Du lịch Hàn Quốc khẳng định trên trang web của họ trước khi có cảnh báo trên rằng: “Những ngày này, khu vực phi quân sự là điểm đến an toàn mà chúng tôi sẽ giới thiệu tỉ mỉ cho bất cứ du khách nào”.

Gần một nửa trong số 104 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu do thám của Hàn Quốc hiện vẫn mất tích sau khi chiến hạm này bị chìm tối 26/3 sau khi bị xẻ làm đôi từ một vụ nổ lớn.

Các quan chức Hàn Quốc cảnh báo chống lại bất cứ kết luận vội vã nào về nguyên nhân vụ việc trước khi có kết quả từ cuộc điều tra kĩ lưỡng.

NM (Theo Reuters)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiển nghĩ, trong năm nay và trong vòng 04 năm tới: tôi cho rằng, thế giới có những biến động lớn --> những thay đổi lớn, không theo nghĩa: xuất hiện những trận chiến quận sự lớn.

Theo tôi, cuộc đấu tranh sẽ diễn ra trên bình diện lớn về kinh tế, về ngoại giao... và chiến tranh quân sự chỉ là một giọt nước tràn ly - được đưa ra để khẳng định thành quả mà chủ thể phát động cuộc chiến đã giành được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiển nghĩ, trong năm nay và trong vòng 04 năm tới: tôi cho rằng, thế giới có những biến động lớn --> những thay đổi lớn, không theo nghĩa: xuất hiện những trận chiến quận sự lớn.

Theo tôi, cuộc đấu tranh sẽ diễn ra trên bình diện lớn về kinh tế, về ngoại giao... và chiến tranh quân sự chỉ là một giọt nước tràn ly - được đưa ra để khẳng định thành quả mà chủ thể phát động cuộc chiến đã giành được.

Cháu Sin lỗi các bác, các chú

Quả đúng thật sẽ có những biến động lớn nhưng có phần chưa chính xác vì ko phải là Kinh tế & ngoại giao, mà Kinh tế & vấn đề khác vì kế hoạch netsunshadow ko có ngoại giao

Các bác các chú gần nhận định đc tuơng lai roài mừng óe nếu AE nói hết thì chẳng có zè hồi hộp và như 1 bộ phim biết trước kết quả sẽ mất đi cái hồn của phim cũng như sự thu hút tìm tòi nên mời các bác các chú phân tích tiếp

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...0349&st=240

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu Sin lỗi các bác, các chú

Quả đúng thật sẽ có những biến động lớn nhưng có phần chưa chính xác vì ko phải là Kinh tế & ngoại giao, mà Kinh tế & vấn đề khác vì kế hoạch netsunshadow ko có ngoại giao

Các bác các chú gần nhận định đc tuơng lai roài mừng óe nếu AE nói hết thì chẳng có zè hồi hộp và như 1 bộ phim biết trước kết quả sẽ mất đi cái hồn của phim cũng như sự thu hút tìm tòi nên mời các bác các chú phân tích tiếp

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...0349&st=240

Một trong các nghệ thuật của bọn thày bói lừa bịp là ăn nói nước đôi,úp úp mở mở kiểu nào cũng đúng.

Bởi vì có biết cái gì đâu,nói ra không phải khách hàng đập cho gãy răng nên đố dám viết ra một lời dự đoán rõ ràng chính sác theo kiểu cụ Tiến sỹ.

Hãy bước qua giới hạn những "thiên cơ bất khả lộ",những thánh nhân... để đến với chân trời khoa học là chân lý của con người.

Chỉ có bọn sấu lợi dụng lý học để lừa bịp kiếm cơm ăn mới cố coi lý học là cái cao siêu lắm (ai mang khoa học hiện đại vào soi sáng thì cố tình tìm cách hãm hại) mà không biết rằng kiến thức của nó nằm ở trong chính mỗi con người chứ không phải tìm đâu xa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn bạn AngelEye đã chỉ cho tôi cái link:

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...0349&st=240

Như vậy là thiên tai sẽ một trong những nguyên nhân gây ra những biến động lớn trên thế giới. Tôi cảm nhận được điều này, theo kiểu như: một hòn đảo nhỏ tên là New Moore (theo Ấn Độ) hay Nam Talpatti (theo Bangladesh) là tâm điểm của cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Bangladesh đã biến mất do nước biển dâng lên và xói mòn.

Đọc: http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201...0326002047.aspx

Bạn AngelEye có nhận xét gì khi tôi cho rằng “đấu tranh sẽ diễn ra trên bình diện lớn về về ngoại giao”, kiểu như: khác ngày xưa, ngày nay có khi người ta không cần tốn một mũi tên hòn đạn mà vẫn chiếm được đất; hay khối EU, NATO khó còn nguyên vẹn nếu khủng hoảng toàn cầu diễn ra lần thứ II.

Nếu được, thì bạn AngelEye có thể giải thích về “kế hoạch netsunshadow” được không, tôi hoàn toàn không hiểu về cái này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Cảm ơn bạn AngelEye đã chỉ cho tôi cái link:

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...0349&st=240

Như vậy là thiên tai sẽ một trong những nguyên nhân gây ra những biến động lớn trên thế giới. Tôi cảm nhận được điều này, theo kiểu như: một hòn đảo nhỏ tên là New Moore (theo Ấn Độ) hay Nam Talpatti (theo Bangladesh) là tâm điểm của cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Bangladesh đã biến mất do nước biển dâng lên và xói mòn.

Đọc: http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201...0326002047.aspx

Bạn AngelEye có nhận xét gì khi tôi cho rằng “đấu tranh sẽ diễn ra trên bình diện lớn về về ngoại giao”, kiểu như: khác ngày xưa, ngày nay có khi người ta không cần tốn một mũi tên hòn đạn mà vẫn chiếm được đất; hay khối EU, NATO khó còn nguyên vẹn nếu khủng hoảng toàn cầu diễn ra lần thứ II.

Nếu được, thì bạn AngelEye có thể giải thích về “kế hoạch netsunshadow” được không, tôi hoàn toàn không hiểu về cái này.

Cháu Sin lỗi các bác các chú

nói về kế hoạch này thì là Liên hoàn kế kiểu như của gia cát đánh trân Xích Bích

Nhưng lại làm ngược 180 độ với binh pháp Tôn Tử

Kết hợp với điều kiện Nếu ... thì như cháu đã trình bầy

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...0349&st=260

Các chú có hứng thử xem thế nào

Kế hoạch này gồm 2 phần phần kinh tế và chiến tranh, 2 phần sẽ hỗ trợ lẫn nhau

Cháu đã trình bày xong ý tưởng của chủ nhân kế hoách netsunshadow

Edited by AngelEye

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đã đọc lại cái link bạn AngelEye cho, xin có vài ý như sau:

- Vẫn chưa hiểu mấy về ý tưởng của bạn, mặc dù có đọc qua Tam quốc chí và Tôn Tử binh pháp. Tôi sẽ đọc lại cái link này nhiều lần nữa, sẽ có ý kiến sau.

- Có cảm giác người mà bạn gọi là “chủ nhân kế hoạch netsunshadow” – ông ta tự thừa nhận là đang tu theo một hệ phái Mật Tông nào đó.

- Bạn AngelEye xem lại giúp câu “Giang hồ tử sĩ đào tiềm xuất du” hay là “Giang hồ sĩ tử đào tiềm xuất du” ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đã đọc lại cái link bạn AngelEye cho, xin có vài ý như sau:

- Vẫn chưa hiểu mấy về ý tưởng của bạn, mặc dù có đọc qua Tam quốc chí và Tôn Tử binh pháp. Tôi sẽ đọc lại cái link này nhiều lần nữa, sẽ có ý kiến sau.

- Có cảm giác người mà bạn gọi là “chủ nhân kế hoạch netsunshadow” – ông ta tự thừa nhận là đang tu theo một hệ phái Mật Tông nào đó.

- Bạn AngelEye xem lại giúp câu “Giang hồ tử sĩ đào tiềm xuất du” hay là “Giang hồ sĩ tử đào tiềm xuất du” ?

Cháu sin lỗi các bác các chú

Nghe chừng các bác các chú ko hiểu cách vận dụng binh theo kiểu này

164 - Thái nhâm thái ất trong mình cho hay

165 - Văn thì luyện nguyên bài quyết thắng

166 - Khen Tử Phòng cũng đấng Khổng Minh

167 - Võ thông yên thủy thần kinh

168 - Được vào trận chiến mới càng biến cơ

169 - Chớ vật vờ quen loài ong kiến

170 - Biết ray tay miệng biếng nói không

171 - Ngỏ hay gặp hội mây rồng

172 - Công danh choi chói chép trong vân đài

theo cháu phần này giải thích câu trên là hinh như ko sai

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu Sin lỗi các bác các chú

nói về kế hoạch này thì là Liên hoàn kế kiểu như của gia cát đánh trân Xích Bích

Nhưng lại làm ngược 180 độ với binh pháp Tôn Tử

Kết hợp với điều kiện Nếu ... thì như cháu đã trình bầy

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...0349&st=260

Các chú có hứng thử xem thế nào

Kế hoạch này gồm 2 phần phần kinh tế và chiến tranh, 2 phần sẽ hỗ trợ lẫn nhau

Cháu đã trình bày xong ý tưởng của chủ nhân kế hoách netsunshadow

Cháu Sin lỗi các bác các chú

Cháu sẽ thử vận dụng 1 cách rất thông thường các chú xem the nào coi đây là VD cũng đc

Cháu Có 1 ng bạn chơi Cờ Tướng rất giòi và thường chơi với ông hàng xóm(vô địch cờ của tỉnh nào nào đó) tháng hơn tháng lên thăm con 1 lần là 5 ăn 5 thua

Còn cháu dạo đó mới tập chơi đc 1 - 2 tháng ng bạn của cháu toàn nói cờ cháu là Cờ vồ & cờ thấp như vịt chặt chân.

Nhưng có 1 hôm bạn cháu đến nhà chơi cháu để bạn chơi với ông chú thắng 2 ván liền sau đó cháu mới vào cuộc(dùng kế "dĩ đật đãi đao" theo chiều ngược)

chắc chắn 2 trận thắng liên tiếp + với khinh đich từ trước bạn cháu sẽ dùng thế công

đảm bảo hàng phòng thủ cháu ko (sỹ tịnh) ko nát tươm thì mới lạ

Nhưng theo các bác các chú kết quả cuối cùng ra sao ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu Sin lỗi các bác các chú

Cháu sẽ thử vận dụng 1 cách rất thông thường các chú xem the nào coi đây là VD cũng đc

Cháu Có 1 ng bạn chơi Cờ Tướng rất giòi và thường chơi với ông hàng xóm(vô địch cờ của tỉnh nào nào đó) tháng hơn tháng lên thăm con 1 lần là 5 ăn 5 thua

Còn cháu dạo đó mới tập chơi đc 1 - 2 tháng ng bạn của cháu toàn nói cờ cháu là Cờ vồ & cờ thấp như vịt chặt chân.

Nhưng có 1 hôm bạn cháu đến nhà chơi cháu để bạn chơi với ông chú thắng 2 ván liền sau đó cháu mới vào cuộc(dùng kế "dĩ đật đãi đao" theo chiều ngược)

chắc chắn 2 trận thắng liên tiếp + với khinh đich từ trước bạn cháu sẽ dùng thế công

đảm bảo hàng phòng thủ cháu ko (sỹ tịnh) ko nát tươm thì mới lạ

Nhưng theo các bác các chú kết quả cuối cùng ra sao ...

Cháu Sin lỗi các bác các chú

Cháu xin đc tiếp tục câu truyện:

trước khi chơi phải ra hẹn ko đc đi lai vì cờ tao cờ vồ

bạn cháu dùng thế công cháu dùng thế thủ tất nhiên thiết lập cờ thủ nhanh hơn công từ đâu đến cuối trận gần như quân cháu ko qua biên.

lúc đâu bạn cháu đổi 1 cây pháo + mã đê đánh què sỹ tịnh

nhưng điều bạn cháu ko ngờ tới cháu đã Vồ đc những 2 con xe

rồi dùng 2 xe lùa mã còn lại

kết quả cháu thiệt hại 1 cây pháo còn bạn cháu chỉ còn 1 cây pháo

tuyên bố thua khi quân cháu chưa kịp tấn công

bạn cháu nói mỗi câu là Vồ hay

thực chất nếu chấp 1 xe bạn cháu đã thắng cháu dư sức nhưng sao lại ra nông nỗi kia cơ chứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Mỹ sắp đánh Iran ?

Tintucvietnam online

28/04/2010 10:07 (GMT +7)

Nếu Iran thực sự muốn theo đuổi việc sản xuất vũ khí hạt nhân thì Mỹ sẽ chẳng thể ngăn chặn được điều đó trừ phi họ sẵn sàng cho một cuộc xâm lược nước này như đã từng làm với Iraq.

Đó là kết luận rất thật của một trong những vị tướng Mỹ trong buổi điều trần trước Thượng viện Mỹ gần đây nhất mặc dù nó hầu như không được chú ý đến trong bối cảnh có quá nhiều tuyên bố về Iran trong những ngày gần đây ở Washington.

Tuy nhiên, kết luận của Tướng James Cartwright, một trong những quan chức quân đội hàng đầu của Mỹ, đã cho thấy một thực tế rất rõ là chính quyền Tổng thống Obama đang phải đối mặt với những sự lựa chọn vô cùng khó khăn trong vấn đề Iran.

Mỹ đau đầu giữa lựa chọn đánh hay không đánh Iran

Có thể nói, Mỹ thực sự rất sợ viễn cảnh phải đặt chân lên đất Iran. Vì thế, người ta đã đặt ra câu hỏi liệu có khả năng trong khi chính quyền của Tổng thống Obama luôn công khai nói rằng họ sẽ không để các nhà lãnh đạo hiện nay của Iran sở hữu vũ khí hạt nhân thì họ cũng đang bí mật bàn bạc cách làm sao sống chung với một nước Iran có loại vũ khí huỷ diệt này?

Posted Image

Quân đội Mỹ tin rằng hành động quân sự chỉ giúp làm trì hoãn chứ không triệt tiêu được tham vọng hạt nhân của Iran.

Quân đội Mỹ không ủng hộ việc dùng sức mạnh quân sự chống lại Iran. Và Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, từng tuyên bố một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Iran sẽ là “sự lựa chọn cuối cùng” đồng thời cảnh báo những hậu quả không mong đợi từ một cuộc tấn công như thế.

Một trong những hậu quả đó có thể sẽ là sự kéo dài thời gian cầm quyền của giới lãnh đạo Iran. Bởi nếu Iran bị một nước bên ngoài tấn công, người dân nước này chắc chắn sẽ đoàn kết đằng sau những người lãnh đạo của họ hoặc bị buộc phải làm như vậy.

Điều đó sẽ đặt dấu chấm hết có bất kỳ mâu thuẫn nội tại nào trong đất nước Iran đồng thời sẽ trì hoãn viễn cảnh chính áp lực bên trong nước sẽ buộc Iran phải thay đổi. Rốt cục, một bộ máy lãnh đạo mới hợp tác hơn với cộng đồng quốc tế sẽ là một cách để giải toả nỗi lo ngại về những tham vọng hạt nhân của Iran.

Tuy nhiên, trong phiên điều trần trước Thượng viện nói trên, các thượng nghị sĩ Mỹ cũng tỏ ra hoài nghi về việc những biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ thực sự đủ mạnh, đủ hiệu quả để gây ảnh hưởng nhất định lên Tehran.

Cũng tại phiên điều trần, Thượng nghị sĩ Jack Reed, một người của Đảng Dân chủ đến từ bang Rhode Island, đã hỏi Tướng Cartwright xem liệu “cách tiếp cận bằng hành động quân sự có phải là một cây đũa thần hay không".

Tướng Cartwright, Phó Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, thừa nhận biện pháp đó không phải là một cây đũa thần đồng thời nói thêm rằng chỉ hành động quân sự riêng thôi sẽ không thể giải quyết dứt khoát được vấn đề Iran.

Sau đó, trước những câu hỏi dồn dập của Thượng nghị sĩ Reed, Tướng Cartwright đã phải thừa nhận tiếp rằng một cuộc tấn công quân sự cũng chỉ giúp trì hoãn việc Iran có vũ khí hạt nhân trong một thời gian nếu Tehran cố tình muốn sản xuất loại vũ khí này.

Thượng nghị sĩ bang Rhode Island tiếp tục đặt câu hỏi liệu cách duy nhất để chấm dứt hoàn toàn chương trình hạt nhân của Iran có phải là “sự chiếm đóng và phá huỷ các cơ sở hạt nhân của nước này hay không?" Câu trả lời mà ông Cartwright đưa ra là nếu loại trừ một số diễn biến chưa được biết đến sau đó thì đó là một kết luận khá đúng.

Trong khi đó, ông Graham Allison, một nhà phân tích thuộc Trung tâm Khoa học và Các vấn đề Quốc tế Belfer của trường Harvard Kennedy, cho rằng sẽ rất khó để ngăn một nước có được bom nguyên tử nếu họ đã quyết định là họ muốn có nó. "Iran đã là một nước sở hữu nhiên liệu hạt nhân và đó là thực tế không thể xoá bỏ". ông Allison nhấn mạnh.

Tóm lại, cho đến nay, các quan chức Mỹ vẫn bất đồng gay gắt về việc có nên đánh Iran hay không.

Trong những ngày gần đây, người ta tập trung chú ý nhiều đến một bản ghi nhớ bị lọt ra bên ngoài của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates. Trong bản ghi nhớ này, ông Gates đã vạch ra những bước nhằm đối phó với Iran nếu nước này phớt lờ các lệnh trừng phạt quốc tế.

Bản ghi nhớ trên được tờ New York Times miêu tả là một lời kêu gọi chính quyền Mỹ thức tỉnh. Tuy nhiên, ông Gates nói rằng bản ghi nhớ đó chỉ nhằm “góp phần giúp quá trình đưa ra quyết định diễn ra đúng thời điểm và đúng đắn". Dù gì, chính quyền của Tổng thống Obama cũng đang cân nhắc những sự lựa chọn này mà nước này có nếu các biện pháp trừng phạt không gây ra được ảnh hưởng như mong muốn lên Iran.

Biện pháp nào khả thi ?

"Chúng ta chưa có bất kỳ biện pháp nào được coi là có hiệu quả đối với Iran. Tôi không cần một bản ghi nhớ mật của ông Gates để nhắc về điều đó", Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hoà John McCain đã nói như vậy với hãng tin Fox News hồi cuối tuần. Ông McCain là người tham gia đặt câu hỏi với Tướng Cartwright trong phiên điều trần.

"Chúng ta cứ tiếp tục liệt kê những mối đe doạ từ Iran và danh sách đó cứ dài ra nhưng cho đến nay chúng ta chẳng có hành động gì để ngăn chặn nó", Thượng nghị sĩ McCain nói.

"George Schultz, một vị Ngoại trưởng mà tôi khâm phục nhất trên thế giới, từng nói, ông đã được dạy là đừng bao giờ chĩa súng vào một người nào đó nếu bạn không thực sự sẵn sàng kéo cò. Chúng ta vẫn tiếp tục chĩa súng về phía Iran nhưng chúng ta vẫn chưa kéo cò. Đã đến lúc phải làm điều đó," Thượng nghị sĩ McCain cho biết. Ông này có thể đang dùng phép ẩn dụ để nói về việc cần áp dụng ngay những biện pháp trừng phạt có tác động lớn.

"Ảnh hưởng trong khu vực của một vụ tấn công quân sự nhằm vào Iran sẽ rất xấu", một trong những Thượng nghị sĩ Mỹ giấu tên nhận định. Theo ông này, càng mất nhiều thời gian áp đặt các biện pháp trừng phạt mới thì nguy cơ về một cuộc tấn công quân sự ngày càng lớn.

"Càng tiến gần đến cuối năm 2010 thì mong muốn đánh Iran của ai đó sẽ càng trở nên lớn hơn," quan chức trên nói, dường như ám chỉ đến Israel - nước gần đây nhiều lần tỏ ra muốn dùng hành động quân sự đối với Iran. Điều này cũng sẽ chỉ làm trì hoãn các kế hoạch theo đuổi vũ khí hạt nhân của Iran.

Chính quyền của Tổng thống Obama muốn áp dụng một biện pháp trên thực tế chỉ mang tính lý tưởng. Đó là, thuyết phục Tehran rằng vũ khí hạt nhân không làm nước này mạnh hơn hay an toàn hơn. Tuy nhiên, không có một sự thay đổi thực sự bên trong Iran thì lập luận trên chẳng có sức nặng gì bởi Iran luôn tin rằng tham vọng hạt nhân giúp họ có thêm ảnh hưởng trong khu vực.

"Nếu cộng đồng quốc tế sẵn sàng áp dụng những biện pháp trừng phạt có tác động lớn, phong toả các hoạt động nhập khẩu xăng dầu và xuất khẩu dầu mỏ - những biện pháp có khả năng bóp nghẹt Iran thì Iran có thể tính toán lại", ông Allison nhận định.

"Sự tồn tại của một chính thể luôn được ưu tiên hàng đầu. Nhưng nếu áp dụng những biện pháp như vậy mà không có sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc thì là điều không thể".

Như vậy, với việc Mỹ chẳng thể áp dụng những biện pháp trừng phạt có tác động lớn đến Iran cũng chẳng thể tiến hành một cuộc tấn công quân sự đủ mạnh để phá huỷ toàn bộ các cơ sở hạt nhân của Iran thì lựa chọn duy nhất của Washington trong vấn đề này hoặc là chấp nhận một Iran có hạt nhân hoặc là tìm cách liên tục cản trở và làm trì hoãn các tham vọng hạt nhân của nước này.

Theo Kiệt Linh

--------------------------------------------------------------------

Nhời bàn của Thiên Sứ.

Đúng là một sự lựa chọn khó khăn cho chính quyền Mỹ. Nhưng với Isarael thì không.

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Nhân họa:

Năm nay nhân loại sẽ phải đề phòng chiến tranh sẽ xảy ra mang tầm cỡ quốc gia. Nhưng mức độ chiến tranh ở những điểm nóng hiện hữu như Afganixtan sẽ giảm dần vào cuối năm và chấm dứt vào năm sau (2011). Irak sẽ đi vào sự ổn định và kiến thiết xã hội. Những bế tắc trong quan hệ giữa Nam Bắc Cao Ly sẽ được hanh thông.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ tố Iran và Syria làm mất ổn định tình hình trong khu vực

Thứ tư, 28/04/2010, 16:33(GMT+7)

Posted Image

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates

VIT - Hôm qua (27/4), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cáo buộc Iran và Syria trang bị cho lực lượng Hồi giáo vũ trang Hezbollah rất nhiều tên lửa và rốckét hiện đại. Theo lời ông Gates, hiện nay lực lượng Hồi giáo vũ trang Hezbollah đang sở hữu rất nhiều tên lửa và rốckét hiện đại hơn hẳn phần lớn các quốc gia khác trên thế giới. Việc này chính là nguyên nhân gây mất ổn định tình hình trong khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã đưa ra tuyên bố này trong cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak, người đang ở thăm Mỹ.

Về phần mình, ông Barak tuyên bố sẽ ủng hộ những nỗ lực của Washington về việc áp dụng lệnh trừng phạt cứng rắn hơn của Liên Hợp Quốc đối với Iran. Theo lời ông, chỉ có thời gian mới chứng tỏ được lệnh trừng phạt nào mới có thể buộc Iran từ bỏ thái độ “kiêu ngạo hạt nhân của mình”.

Trước đó, bộ trưởng Quốc phòng Israel cảnh báo rằng một nước Iran sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ "làm thay đổi tình hình không chỉ của Trung Đông, mà còn của toàn bộ hệ thống quốc tế, do vậy thế giới không thể đợi lâu hơn được nữa".

Ngày 27/ 4, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak đã có các cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates nhằm nhấn mạnh mối quan ngại sâu sắc của Israel về chương trình hạt nhân của Iran và việc Syria cung cấp tên lửa cho Hezbollah.

Trung tuần tháng 4 này, Mỹ đã bày tỏ quan ngại trước những cáo buộc Syria chuyển giao vũ khí tầm xa cho lực lượng Hezbollah, vốn bị Washington liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố.

Thái độ trên của giới chức Mỹ được đưa ra sau các nhà lãnh đạo Israel, đồng minh thân cận của Mỹ tại Trung Đông, tố cáo Syria đã cung cấp tên lửa Scud cho nhóm Hồi giáo vẫn đe dọa sẽ tấn công Tel Aviv này.

Thu Hiền (Tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ: Đến lúc không thể làm bạn với Trung Quốc nữa

Posted Image

Tác giả: ELIZABETH ECONOMY - ADAM SEGAL

"Tầm quan trọng của mối quan hệ song phương, thừa nhận khả năng sẽ thu được ít hơn khi chỉ thông qua đối thoại Washington - Bắc Kinh."

  • Đình Ngân theo FP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Mỹ: Đến lúc không thể làm bạn với Trung Quốc nữa

Posted Image

Tác giả: ELIZABETH ECONOMY - ADAM SEGAL

"Tầm quan trọng của mối quan hệ song phương, thừa nhận khả năng sẽ thu được ít hơn khi chỉ thông qua đối thoại Washington - Bắc Kinh."

  • Đình Ngân theo FP

Về kết quả điều tra vụ chìm tàu Cheonan của Hàn Quốc

Nhời bàn của Sư Thiến:

Quả Ngư Lôi thì hoặc là từ trên trời rơi xuống - tức là từ chiến tranh Triều Tiên cách đấy gần 60 năm trước. Yếu tố này đã bị loại trừ bời danh dự của quốc gia khi xác định: Nó không từ trên trời rơi xuống. Như vậy chỉ còn có hai khả năng:

1 - Do Bắc Triều Tiên bắn như các chuyên gia Nam Hàn và một số nước xác định.

2 - Do Hoa Kỳ và đồng minh dựng lên, như Bắc Triều Tiên xác định.

Cả hai trường hợp đều chỉ có một kết quả: Các chính khứa đã leo lên ngồi lưng cọp.

Buồn nhỉ! Cho thêm vại bia và đĩa heo mọi giả chồn :) .

---------------------------

Trần Phương :

Còn một nhân tố thứ 3 nữa trong việc gây ra vụ này : Trung Quốc. Chính họ sẽ tháo được ngòi nổ cho sự kiện nóng bỏng này. Qua đó cho thấy vai trò của họ quan trọng như thế nào đối với hòa bình và an ninh trên thế giới hiện nay, và đó cũng là điều mà họ mong muốn đạt được.

Edited by Trần Phương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trần Phương:

Còn một nhân tố thứ 3 nữa trong việc gây ra vụ này : Trung Quốc. Chính họ sẽ tháo được ngòi nổ cho sự kiện nóng bỏng này. Qua đó cho thấy vai trò của họ quan trọng như thế nào đối với hòa bình và an ninh trên thế giới hiện nay, và đó cũng là điều mà họ mong muốn đạt được.

Thật là một ý tưởng tuyết vời. Rất tiếc, trên diễn đàn không có hình vỗ tay.

Tuy nhiên tôi thắc mắc là:

1 - Do Bắc Triều Tiên bắn như các chuyên gia Nam Hàn và một số nước xác định.

Trong trường hợp này thí Trung Quốc cần khuyên can Hoa Kỳ và Nam Hàn hãy thông cảm với Bắc Triều Tiên lỡ quá tay. Và khuyên Bắc Triều Tiên sory Nam Hàn. Đây là nhiệm vụ khó khăn nhất. Vì Bắc Triều Tiên có nhận mình bắn đâu?

2 - Do Hoa Kỳ và đồng minh dựng lên, như Bắc Triều Tiên xác định.

Trong trường hợp này thì Hoa Kỳ và đồng minh dựng nên để làm gì? Mục đích là để giết cả một tàu chiến của chính họ chơi cho vui rồi huề ah?

Phức tạp nhỉ? Thiên Sứ chưa nghĩ ra. Nhưng đấy là tại Thiên Sứ tri thức giới hạn. Còn biết đâu, Trần Phương cao kiến hơn, nhận thấy khả năng tuyệt vời của các nhà lãnh đạo đất nước Trung Hoa vĩ đại, thể hiện được vai trò của họ với hòa bình và an ninh thế giới. Phen này thì Đế Quốc Mỹ sẽ phải hiện nguyên hình là con hổ giấy như Mao Chủ Tịch đã dạy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa thầy Thiên Sứ

Liệu có khả năng một kẻ thứ 3 là tác giả của vụ đánh chìm tàu HQ để rồi toạ sơn quan hổ đấu chăng

Thật là một ý tưởng tuyết vời. Rất tiếc, trên diễn đàn không có hình vỗ tay.

Tuy nhiên tôi thắc mắc là:

1 - Do Bắc Triều Tiên bắn như các chuyên gia Nam Hàn và một số nước xác định.

Trong trường hợp này thí Trung Quốc cần khuyên can Hoa Kỳ và Nam Hàn hãy thông cảm với Bắc Triều Tiên lỡ quá tay. Và khuyên Bắc Triều Tiên sory Nam Hàn. Đây là nhiệm vụ khó khăn nhất. Vì Bắc Triều Tiên có nhận mình bắn đâu?

2 - Do Hoa Kỳ và đồng minh dựng lên, như Bắc Triều Tiên xác định.

Trong trường hợp này thì Hoa Kỳ và đồng minh dựng nên để làm gì? Mục đích là để giết cả một tàu chiến của chính họ chơi cho vui rồi huề ah?

Phức tạp nhỉ? Thiên Sứ chưa nghĩ ra. Nhưng đấy là tại Thiên Sứ tri thức giới hạn. Còn biết đâu, Trần Phương cao kiến hơn, nhận thấy khả năng tuyệt vời của các nhà lãnh đạo đất nước Trung Hoa vĩ đại, thể hiện được vai trò của họ với hòa bình và an ninh thế giới. Phen này thì Đế Quốc Mỹ sẽ phải hiện nguyên hình là con hổ giấy như Mao Chủ Tịch đã dạy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu loại trừ khả năng người ngoài hành tinh gây ra vụ này cho vui :) thì HN thấy nhận định của sư phụ TS là đúng nhất , kiểu gì thì kiểu, cho dù phe nào gây ra thì lần này các chính khứa cũng đã lỡ leo lên lưng cọp rồi ". Chắc phải đổ máu mới ăn tiền.

---Bắc Triều Tiên không dại gì mà đi bùm Hàn quốc trong điều kiện nước mình cô đơn ngặt nghèo như lúc này. Không có động cơ.

---Hàn quốc cũng không Chí phèo đến nỗi tự rạch mặt mình ăn vạ. Không có động cơ.

---Vũ khí cũ sót lại. Đã được loại trừ

---Người ta cần 1 cái cớ để xử đẹp nhau hoặc để giương oai diễu võ chứng tỏ vị trí siêu cường đàn anh, thiếu tôi là không xong. Động cơ rõ ràng. Nhưng lỡ làm quá mạnh tay. Lưng cọp đã leo, bây giờ làm sao xuống đây.

Chắc là thế giới điệp viên ngầm dạo thời gian này cực kỳ sôi động.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu loại trừ khả năng người ngoài hành tinh gây ra vụ này cho vui :) thì HN thấy nhận định của sư phụ TS là đúng nhất , kiểu gì thì kiểu, cho dù phe nào gây ra thì lần này các chính khứa cũng đã lỡ leo lên lưng cọp rồi ". Chắc phải đổ máu mới ăn tiền.

---Bắc Triều Tiên không dại gì mà đi bùm Hàn quốc trong điều kiện nước mình cô đơn ngặt nghèo như lúc này. Không có động cơ.

---Hàn quốc cũng không Chí phèo đến nỗi tự rạch mặt mình ăn vạ. Không có động cơ.

---Vũ khí cũ sót lại. Đã được loại trừ

---Người ta cần 1 cái cớ để xử đẹp nhau hoặc để giương oai diễu võ chứng tỏ vị trí siêu cường đàn anh, thiếu tôi là không xong. Động cơ rõ ràng. Nhưng lỡ làm quá mạnh tay. Lưng cọp đã leo, bây giờ làm sao xuống đây.

Chắc là thế giới điệp viên ngầm dạo thời gian này cực kỳ sôi động.

Theo báo mạng thì Triều Tiên đã nhiều lần....chơi Hàn Quốc. Nào rớt máy bay, chết cũng cả hơn trăm mạng, tấn công cả phủ TT Hàn Quốc....vv.....Nhưng cái vấn đề là "Thời thế mỗi lúc một khác", mà quân tử thì "tùy thời biên dịch". Không biến gì cả mà cứ "vũ như cẩn" thì lỗi mốt. Vậy thôi. Cái hy vọng cuối cùng là: Các vị chỉ huy quân, sư đoàn chưa vào vị trí. Mới chỉ là ngôn từ thôi. Nhưng, chỉ cần một sơ xẩy nhỏ - một nhóm lính vô kỷ luật cũng có thể làm to chuyện trong lúc này. Đấy là sự mong manh của vấn đề.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay