hoang minh

Cầu Xin Mọi Người Hãy Xem Chủ đề Này Vì Tương Lai Của đất Nước !

6 bài viết trong chủ đề này

lên dân trí đọc báo cháu thấy bài báo này

cháu cũng ko hiểu lắm về phong thủy nhưng thấy nó quan trọng nên cháu phải post vào đây

Thứ Sáu, 19/03/2010 - 06:53

“Không đặt vấn đề trục Thăng Long là trục tâm linh”

(Dân trí) - Trong khi các tư vấn đặt vấn đề xây dựng trục Thăng Long thành đại lộ “thẳng tắp”, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo lại cho rằng, phải làm rõ có cần thiết làm trục này không? Thêm nữa, cũng không nên coi đây là “trục hoàng đạo”, “trục tâm linh”… Rất nhiều ý kiến đóng góp thẳng thắn về đồ án quy hoạch chung Hà Nội đã được lãnh đạo UBND TP, các sở ngành Hà Nội nêu lên với Liên danh tư vấn quốc tế PPJ và tư vấn trong nước vào chiều 18/3.

Sẽ có những công trình nổi tiếng thế giới!

Giới thiệu “đôi nét” về đồ án quy hoạch, ông Ngô Trung Hải, Viện trưởng Viện Kiến trúc Quy hoạch, Bộ Xây dựng cho biết, trước đây đồ án dự kiến dân số Hà Nội năm 2050 là 12 triệu dân, nhưng đến nay đã rút xuống 10,7 triệu dân (năm 2030 là 9,1 - 9,3 triệu dân).

Theo đó, trong giai đoạn từ 2010 đến 2020 sẽ hạn chế dân cư nhập vào Hà Nội do cơ sở vật chất chưa đảm bảo. Trong giai đoạn này, tăng dân tự nhiên khoảng 75 vạn và nhập cư khoảng 25 vạn… Đến sau năm 2020 khi điều kiện đã tốt hơn, Hà Nội có khả năng để đón nhận thêm dân nhập cư và đạt số dân 9,1 triệu vào năm 2030.

Cũng theo ông Hải, Hà Nội sẽ đạt 68% đô thị vào năm 2030 và sẽ dừng lại ở con số 70%... Sau 10 năm hệ thống metro (tàu điện ngầm) hoàn thành, các đô thị vệ tinh có cư dân mới, dân cư bên trong sẽ giảm dần. Về giao thông, ông Hải tin tưởng khi các đường vành đai hoàn thành sẽ giải quyết được 50% ùn tắc.

Posted Image

Tổ chức không gian Hà Nội trong tương lai

Giải đáp những ý kiến băn khoăn về các công trình “đặc biệt” của Thủ đô, ông Hải cho biết, trên trục Thăng Long sẽ có các công trình văn hoá như bảo tàng, công viên… “Sẽ có những công trình trên trục này được thiết kế bởi những Kiến trúc sư nổi tiếng trên thế giới và đó là những công trình chỉ có ở Việt Nam”, ông Hải cho hay.

Góp ý với đồ án, Nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố, Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, dự báo dân số Hà Nội của tư vấn đã thay đổi rất nhiều, nhưng luận cứ vẫn chưa thuyết phục. Thêm nữa, thu nhập đầu người 11.000 USD/năm liệu đã thực tiễn chưa khi đồ án chưa đề cập nguồn lực nào của thành phố để giúp đạt được con số đó.

Chưa hết, đồ án đặt vấn đề Hà Nội là Thủ đô bền vững hàng đầu thế giới vào năm 2050, liệu thực tế có được như vậy. “Lạc quan là cần thiết, nhưng cũng phải đúng mức”, ông Nghiêm góp ý.

Về vấn đề giao thông, PGĐ Sở Giao thông Hà Nội Trần Danh Lợi cho rằng, theo quy chuẩn, quỹ đất cho giao thông đô thị phải đạt 16 - 20%, nhưng với đồ án quy hoạch này sẽ không đảm bảo con số trên.

Đáng nói nữa, cách tổ chức giao thông theo hướng “mạng nhện” cũng sẽ dẫn tới… ùn tắc. Ông Lợi dẫn chứng, Matxcơva với các tuyến đường vành đai, xuyên tâm như cách đặt vấn đề của đồ án cũng đã lâm vào tình cảnh tắc nghẽn.

Những năm qua thành phố này phải đầu tư rất lớn vào hệ thống metro để giải quyết vấn đề cho giao thông trên mặt đất. Theo ông Lợi, Matxcơva giao thông ngầm dưới mặt đất chiếm tới 60%, Hà Nội cũng phải đạt được 50% mới giải quyết được vấn đề.

Đừng để đô thị vệ tinh thiếu lực hút

Vấn đề giãn mật độ ở khu trung tâm theo Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh vẫn thiếu điều kiện khả thi. Ông Khanh cho rằng, phải xác định được các khu giãn dân và dành các vị trí thuận lợi cho việc giãn này. Cụ thể khu vực cho giãn dân phải nằm từ vành đai 4 trở lại và cần phải xác định rõ vị trí.

Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo đề nghị tư vấn mở các đô thị mới, trong đó dùng các vành đai xanh hoặc tận dụng các dòng sông để giãn cách với đô thị trung tâm. Biện pháp này nhằm không để “nén” tiếp vào khu vực trung tâm, từ đó chống bệnh “đầu to”.

Đối với đô thị vệ tinh, ông Thảo cho rằng, tư vấn cần làm rõ định hướng không gian, mật độ bởi nếu ở đó vẫn gồm toàn những toà nhà, công trình và điều kiện sống vẫn không bằng đô thị trung tâm sẽ không có sức hút. “Nếu định hướng không gian cũng vẫn như Từ Liêm sẽ không lôi kéo được ai”, ông Thảo nhấn mạnh.

Riêng với vấn đề trục Thăng Long, tư vấn đặt quyết tâm sẽ làm thẳng băng từ đường Hoàng Quốc Việt đến chân núi Ba Vì (không cong như nhiều tuyến đường hiện nay) và sẽ là một đại lộ. Góp ý về trục này, Chủ tịch thành phố cho rằng, không nên đặt vấn đề trong đồ án là “trục hoàng đạo, trục tâm linh”.

Đặc biệt, theo ông Thảo, vấn đề quan trọng là có cần thiết làm trục Thăng Long không? Nếu trục này thực sự phục vụ cho nhu cầu, cho phát triển thì rộng đến mấy trăm mét cũng sẵn sàng làm.

Cấn Cường

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài này tôi có đưa vào mục mạn đàm, hay "Tâm sự giao lưu" gì đó. Tôi thấy thế này:

Phong Thủy là một khoa học, nên việc bố trí một thành phố - nhất là một Thủ Đô - có cấu trúc như thế nào để phù hợp với nhận thức của con người - cụ thể là khoa phong thủy là cần thiết. Một thành phố không phải chỉ là tập hợp những khối nhà, những con đường....xây cất đúng kỹ thuật, để nó không bị nứt toác và sụp nhanh chóng khi vừa xây xong, như cầu Văn Thánh, hay các loại nhà chung cư mà báo đăng. Nó còn rất nhiều yếu tố khác mà con người có thể nhận thức được, như: An ninh quốc phòng, Thuận lợi trong việc tương tác với các thành phố khác liên quan, vấn đề sinh hoạt như nước dùng cho thành phố..vv..Chưa nói đến các tri thức về Phong Thủy vốn một thời được ứng dụng trong xã hội Đông phương cổ, có được ứng dụng như là một yếu tố cần xem xét hay không.

Nhưng việc đặt vấn đề Trục Tâm linh, hay trục Hoàng Đạo thì phải giải thích được, định nghĩa được khái niệm của nó. Từ đó mới liên hệ đến sự tương tác cần thiết đến dự án xây dựng. Còn nếu nói phong long như vậy thì tôi nghĩ sẽ chỉ rối thêm.

Tôi cũng xác định là: Đây chỉ là ý kiến cá nhân tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Kiến trúc Đông phương và Mỹ đồng dạng ngang bằng kẻ thẳng, nếu cho rằng Kiến trúc Đông phương nên tránh đi sự khô cứng của Mỹ thì đây có thể là một sự so sánh sai hướng mà một học giả Tây phương nào đã nói. Cũng vậy, nếu cho rằng theo kiểu vuông và thẳng thì sẽ ảnh hưởng đến nét văn hóa hay văn hóa vật thể thì đó cũng là một ý kiến lạc hướng lớn. Thanh Long, Bạch Hổ, Châu Tước, Huyền Vũ hay Tựa Núi Nhìn Sông chẳng phải là vuông và thẳng đó sao.

Đánh mất đi sự ngang bằng kẻ thẳng vuông góc là đánh mất đi sức mạnh nhất lại là kiến trúc quy hoạch. Định hướng phát triển mang tầm quốc tế phải là vuông và thẳng, vận dụng phong thủy Đông phương và chất liệu kỹ thuật Tây phương phải có chủ trương thuận theo định hướng này.

Một Công Trình luôn cần sự vuông vức và nó đã là vấn đề của thực tiên thì một sự Quy Hoạch lại bỏ đi yếu tố đó hay sao ? Đất méo méo, xiên xiên xẹo xẹo thì phong thủy cũng có khi bó tay đồng thời kìm hãm sự vận dụng của khoa học kỹ thuật. Điều này làm giảm đi sức mạnh hay hao tổn công lực của con người trong vấn đề quản lý.

Edited by TÂM NGHIÊN CỨU

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có lẽ trục tâm linh, hoàng đạo là lời lẽ phô trương đao to búa lớn của mấy đại ca qui hoạch như thường thấy khi làm pờ-ri-zen-tê-sần với các quan chức, báo chí. Thực chất là chỉ là 1 trục đường rất rất đặc biệt, mục đích làm điểm nhấn cho cả một không gian đô thị khổng lồ như Hà nội. Mấy ảnh nói thế chứ nhiều khi không biết rõ hoàng đạo là cái chi, hay thực sự có khái niệm trục tâm linh trong phong thủy hay trong triết học, thần học hay không? :angry: thông cảm vậy.

Đánh mất đi sự ngang bằng kẻ thẳng vuông góc là đánh mất đi sức mạnh nhất lại là kiến trúc quy hoạch. Định hướng phát triển mang tầm quốc tế phải là vuông và thẳng, vận dụng phong thủy Đông phương và chất liệu kỹ thuật Tây phương phải có chủ trương thuận theo định hướng này.

Xu hướng bây giờ trên toàn thế giới là cố gắng tiệm cận, mô phỏng thiên nhiên, mà thiên nhiên thì hiếm thấy đường thẳng ở qui mô lớn. Cho nên vuông thành sắc cạnh chỉ thích hợp ở qui mô nhỏ, khi ở qui mô lớn và cực lớn buộc phải nương vào thiên nhiên mà làm, nó méo thì mình làm méo, nó xiên thì mình xiên, thế đất lên thì mình lên, thế đất xuống thì mình xuống. Hạn chế tối đa việc bạt rừng, xẻ núi, đào đồi, lắp hố, lấn biển, lấn sông, thẳng tắp nhân tạo . Thi đua kiểu công trình nhìn thấy từ mặt trăng thì cho xin, lợi thì không bao nhiêu nhưng hại thì nhiều vô kể.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Xu hướng bây giờ trên toàn thế giới là cố gắng tiệm cận, mô phỏng thiên nhiên, mà thiên nhiên thì hiếm thấy đường thẳng ở qui mô lớn. Cho nên vuông thành sắc cạnh chỉ thích hợp ở qui mô nhỏ, khi ở qui mô lớn và cực lớn buộc phải nương vào thiên nhiên mà làm, nó méo thì mình làm méo, nó xiên thì mình xiên, thế đất lên thì mình lên, thế đất xuống thì mình xuống. Hạn chế tối đa việc bạt rừng, xẻ núi, đào đồi, lắp hố, lấn biển, lấn sông, thẳng tắp nhân tạo . Thi đua kiểu công trình nhìn thấy từ mặt trăng thì cho xin, lợi thì không bao nhiêu nhưng hại thì nhiều vô kể.

Kiến trúc quy hoạch mà cứ cong queo thì thành phố hàng ngàn năm có mà xanh sạch đẹp. Một phát thực hiện vuông vắn thì đạt cả về số lượng và chất lượng và rồi chỉ việc nâng cấp tính thẩm mỹ của nó là ngon cơm.

Edited by TÂM NGHIÊN CỨU

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề đang bàn là Trục Tâm linh và Hoàng Đạo là cái quái gì trong ngôn ngữ phong thủy và cả kiến trúc. Còn cong hay thẳng thì nó còn phụ thuộc vào thực tế địa hình. Đồi núi chập chùng thì ngay cả Hoa Kỳ cũng không thể thẳng được. Còn đáng làm thẳng mà lại cong đi, cho nó tốn tiền thì cũng thật ngớ ngẩn.

Phong Thủy Đông phương không nên hiểu là cái gì cũng cong. Và cũng đừng cho rằng kiến trúc Tây Phương thì toàn đường thẳng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites