wildlavender

10 điều Kinh Ngạc Chưa Biết Về Trung Quốc

4 bài viết trong chủ đề này

10 điều kinh ngạc chưa biết về Trung Quốc

vietnamnet.vn

Sắp trở thành trung tâm Thiên Chúa giáo thế giới, tiêu dùng 45 tỷ đôi đũa hàng năm, xây dựng 10 thành phố "cỡ" New York... có thể là những điều bạn chưa biết về Trung Quốc.

Trung Quốc có số người bị tử hình so với phần còn lại của thế giới

Theo ước tính của Tổ chức Ân xá Quốc tế (AL) thì các vụ tử hình tại Trung Quốc cao gần gấp ba lần các nước khác trên thế giới cộng lại. Trong năm 2008, tổ chức này xác định được 1.718 vụ thông qua thông tin báo chí và các tài liệu được công bố.

Số lượng người Thiên Chúa giáo ở Trung Quốc đã vượt Italy và đại lục sắp trở thành trung tâm Thiên Chúa giáo thế giới

Với sự tăng chóng mặt của các tín đồ Thiên Chúa tại Trung Quốc, người ta ước đoán có khoảng 54 triệu người Thiên Chúa giáo tại đây bao gồm 40 triệu người theo đạo Tin lành và 14 triệu tín đồ Công giáo.

Trong khi đó, toàn bộ dân số Italy chỉ có khoảng 60 triệu người, trong đó 79% là người Thiên Chúa giáo, tức khoảng 47,4 triệu người, kém Trung Quốc 12%.

Hơn 4000 trẻ em được đặt tên là "Áo Vận" khi đất nước chuẩn bị cho Olympic Bắc Kinh 2008

Olympic Bắc Kinh không chỉ là một niềm tự hào của Trung Quốc, nó là một phần quan trọng trong nhận thức dân tộc khi hơn 4000 trẻ em được đặt tên theo sự kiện này.

Hầu hết 4.104 trẻ em với cái tên "Áo vận" nghĩa là Olympics đều được sinh ra trong khoảng năm 2000, khi Trung Quốc đang "đấu tranh" giành quyền đăng cai Thế vận hội mùa hè 2008. Hầu hết những đứa trẻ tên này đều là bé trai.

Nhưng đây không phải là cái tên duy nhất liên quan đến Olympics. Hơn 4.000 người Trung Quốc khác được đặt tên theo 5 linh vật của Olympics.

Posted Image

Trung Quốc dùng 45 tỷ đôi đũa mỗi năm

Tại Trung Quốc, người ta ước tính được khoảng 45 tỷ đôi đũa bị vứt đi hàng năm. Con số này tương ứng với 1,7 tỷ m3 gỗ hay 25 triệu cây gỗ đến tuổi khai thác.

200 triệu người sống với thu nhập dưới 1 USD/ngày

Những người nghèo tại Trung Quốc ứng với số người có thu nhập dưới ngưỡng nghèo khổ là 1,25 USD/ngày. Tỷ lệ đói nghèo tại Trung Quốc năm 1981 là 64% dân số. May mắn là tỷ lệ này giảm xuống còn 10% năm 2004, đồng nghĩa với khoảng 500 triệu dân phải chống chọi với đói nghèo trong suốt thời gian đó.

Posted Image

Hơn 700 triệu người uống nước ô nhiễm

Trung Quốc chiếm 20% dân số thế giới nhưng chỉ chiếm 7% nguồn nước toàn cầu. Thậm chí, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), 90% nguồn nước ngầm tại thành phố là 75% sông, hồ của Trung Quốc bị ô nhiễm. Điều đó đồng nghĩa với 700 triệu dân đang phải uống nước độc hại hàng ngày.

Trung Quốc có thể là nơi phát minh ra kem và mì ống

Một hỗn hợp đông lạnh gồm sữa và gạo đã được phát minh tại Trung Quốc khoảng năm 200 trước công nguyên, là nguồn gốc của món kem hiện đại. Hơn nữa, những tô mì có niên đại 4.000 năm đã được tìm thấy tại điểm khảo cổ phía tây Trung Quốc có thể chứng minh Trung Quốc phát minh ra mỳ ống trước cả Ý.

Hơn 50% hàng giả tại châu Âu bắt nguồn từ Trung Quốc

Tại châu Âu, Trung Quốc là quốc gia vi phạm các điều khoản về quyền sở hữu trị tuệ nhiều nhất (54%). CD/DVD là mặt hàng chiếm tỷ lệ nhiều nhất với số lượng lên tới 79 triệu chiếc (44% toàn bộ số hàng giả), tiếp theo là thuốc lá (23%) và may mặc, phụ kiện (10%).

Trung Quốc chưa thoát khỏi các đại dịch châu Âu thời Trung cổ

Năm 2009, Trung Quốc phải cách ly cả một thị trấn ở phía tây bắc do dịch hạch thể phổi bùng phát. Nguy cơ lây lan cao và một số trường hợp đã tử vong vì bệnh này ở Ziketan thuộc tỉnh Thanh Hải. Tuy nhiên, do không có báo cáo về các trường hợp lây nhiễm trong vòng 1 tuần, chính quyền đã quyết định dỡ bỏ quyết định cách ly. Tại Trung Quốc, sự bùng phát các dịch bệnh dễ lây nhiễm từ bọ chét hay loài gặm nhấm thỉnh thoảng lại xảy ra.

Năm 2025, Trung Quốc sẽ xây dựng 10 thành phố cỡ New York

Quy mô và tốc độ đô thị hóa của Trung Quốc hứa hẹn sẽ phát triển với tỷ lệ chưa từng có. Ước tính dân số thành thị của Trung Quốc sẽ tăng vọt từ 572 triệu dân năm 2005 lên đến 926 triệu năm 2025 và đạt mốc 1 tỷ dân năm 2030. Trong vòng 20 năm, các thành phố tại Trung Quốc sẽ tăng thêm khoảng 350 triệu người - nhiều hơn toàn bộ dân số nước Mỹ ngày nay.

Tới năm 2025, Trung Quốc sẽ có 219 thành phố 1 triệu dân trong khi con số tại châu Âu hiện nay là 35 và 24 thành phố sẽ có hơn 5 triệu dân. Thêm nữa, 40 tỷ km2 sàn nhà sẽ được xây dựng cùng với khoảng 5 tỷ tòa nhà trong đó 50.000 sẽ là những tòa nhà chọc trời - bằng 10 lần thành phố New York.

  • Đinh Huyền (Theo Oddee)
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mục tiêu chiến lược "Phủ Định” của quân đội Trung Quốc

Thứ bảy, 20/03/2010, 15:10(GMT+7)

Posted Image

Ảnh minh họa

VIT - “Chiến lược phủ định” được coi là lá bài chiến lược quân sự vô cùng quan trọng của Trung Quốc để đối phó với sức mạnh quân sự Mỹ một khi xảy ra tác chiến.

Về thực lực, quân đội Trung Quốc đã tụt hậu so với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia....Tuy nhiên, tham vọng của Trung Quốc lại muốn đạt tới vị trí ngang hàng với Mỹ và trở thành một siêu cường quân sự trong tương lai. Với quan điểm nhất quán này, chính phủ và giới quân sự Trung Quốc đã xác định, muốn đạt tới vị trí ngang hàng với Mỹ, trước tiên phải địch được với Mỹ, sử dụng chính lực lượng hiện có để đối đầu với Mỹ. Do đó, Trung Quốc đã xây dựng cho mình một đường lối chiến lược quân sự được coi là sắc bén “Chiến lược phủ định”. Chiến lược này được phân thành hai mục tiêu:

Thứ nhất: dùng tàu ngầm để tấn công và "phủ định" sức mạnh của các chiến hạm trên mặt nước của Mỹ vì các tàu trên mặt nước có một điểm yếu nhất là phòng thủ ngầm, đặc biệt là các tàu sân bay, rất khó phòng thủ trước các cuộc tấn công của tàu ngầm bắn hàng loạt các tên lửa có đầu đạn các loại gần xa cùng một lúc.

Hiện nay Trung Quốc có một lực lượng tàu ngầm khá mạnh với khoảng 63 chiếc các loại. Trong đó có 02 tàu ngầm Type 094 lớp Jin loại hạt nhân mang tên lửa đạn đạo; 01 tàu lớp Xia loại Type 092, hạt nhân mang tên lửa đạn đạo; 03 chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân, lớp Shang loại Type 093; 04 chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân, lớp Han loại Type 091 (mang tên lửa SSM YJ-82, 6 ống phóng ngư lôi 533mm); 12 chiếc lớp Kilo của Nga; 02 chiếc lớp mới; 02 tàu ngầm loại 041 lớp Yuan, 20 tàu ngầm loại 039 lớp Song, 17 tàu ngầm loại 035 lớp Ming, 01 tàu ngầm loại 031 lớp Golf, 01 tàu ngầm loại 033G lớp Wuhan, trong đó các tàu lớp Romeo và Whiskey đã bị thải loại.

Theo kế hoạch đến năm 2015 Hải quân Trung Quốc sẽ đóng thêm 02 tàu ngầm hạt nhân loại 094 lớp Jin, 01 tàu ngầm hạt nhân loại 093 lớp Shang, 10 tàu ngầm diesel loại mới thuộc lớp Song và Yuan. Đến năm 2020 hải quân Trung Quốc sẽ có khoảng 78 tàu ngầm các loại.

Theo một số nghiên cứu mới đây cho biết, đến năm 2025 số lượng tàu ngầm của Trung Quốc ở Thái Bình Dương sẽ lớn hơn gấp 5 lần số lượng tàu ngầm của Mỹ, các tàu ngầm nguyên tử có các đầu đạn nguyên tử của Trung Quốc sẽ liên tục bám theo các biên đội tàu sân bay của Mỹ và thực hiện các hoạt động trinh sát trên khu vực Thái Bình Dương, điều này khiến Mỹ phải điều ít nhất hai chiếc tàu ngầm loại tấn công đi theo tàu ngầm này của Trung Quốc. Trong khi đó, hiện nay Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ chỉ có khoảng 30 chiếc tàu ngầm, trong đó 03 chiếc loại tấn công nguyên tử có căn cứ ở đảo Guam. Nhưng chỉ có khoảng 10 chiếc luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.Vì những lý do trên, đến năm 2025 hải quân của Trung Quốc sẽ có thể làm chủ Thái Bình Dương.

Thứ hai: Mục tiêu làm mù các hệ thống giám sát và điều khiển của Mỹ, đối với mục tiêu này Trung Quốc sẽ tăng cường khả năng để làm tê liệt các phương tiện trinh sát và truyền tin của quân đội Mỹ, như tiêu diệt các vệ tinh, sử dụng các thiết bị tác chiến điện tử gây gián đoạn quá trình chỉ huy tác chiến, mục đích làm cho quân đội của Mỹ bị mù trong khi Trung Quốc tấn công các mục tiêu quân sự và vì thế không có thể trở tay hay tiếp ứng kịp thời.

Theo đó, quân đội Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống tên lửa với khả năng tiêu diệt vệ tinh hùng mạnh để chống lại toàn bộ khả năng quân sự của Mỹ, mục tiêu phá vỡ mạng lưới chỉ huy, điều khiển, thông tin, và các hệ thống dựa vào máy vi tính (C4IRS) để cung cấp tin tức trinh sát và hỗ trợ chỉ huy chiến trường cho quân đội của Mỹ

Để thực hiện cho mục tiêu chiến lược này, năm 2007 Trung Quốc thử vũ khí chống vệ tinh (anti-satellite test, ASAT) bằng cách dùng phương pháp radar mảng (phased array radar) để dẫn hướng một tên lửa SC-19 tiêu diệt vệ tinh bằng động năng (kinetic-kill vehicle) bay theo một vệ tinh của Trung Quốc đang bay vòng quanh khoảng 475 dặm trên không trung với tốc độ cực lớn và lao thẳng vào vệ tinh, làm vỡ ra thành hơn 1600 mảnh.

Theo như phân tích, các yếu tố kỹ thuật trong cuộc thử vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc cũng giống như các yếu tố kỹ thuật trong việc bắn hạ các tên lửa. Cùng với việc thử vũ khí tiêu diệt vệ tinh, Trung Quốc tiếp tục tăng cường triển khai hệ thống tên lửa xuyên lục địa lưu động (road-mobile intercontinental ballistic missle) loại DF-31.

Với các mục tiêu chiến lược phủ định trên của Trung Quốc, hệ thống các vệ tinh và các mấu thông tin của Mỹ và đồng minh sẽ luôn bị đe dọa. Nhưng Trung Quốc càng phát triển khả năng chống vệ tinh, thì Mỹ lại càng tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa. Do vậy, việc chạy đua giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ là nguyên nhân gây ra chạy đua vũ trang hao tiền tốn của trên toàn thế giới. Tình trạng này cũng sẽ làm cho nhiều nước ở Đông Nam Á đang phải vừa củng cố quốc phòng vừa tìm các biện pháp phòng thủ trước mọi động thái của Trung Quốc và Mỹ.

Thanh Hà

Tin tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biển Đông Biển Đông từ góc nhìn của các chuyên gia phân tích quân sự Nhật Bản

Thứ bảy, 20/03/2010, 13:02(GMT+7)

Posted Image

VIT - Các chuyên gia phân tích quân sự nước ngoài nhận định, trong thời gian gần đây một số quốc gia tại Đông Nam Á chạy đua tăng cường thiết bị và vũ khí quốc phòng là nhằm đối phó với sự lớn mạnh không ngừng của Trung Quốc về mặt quân sự. Mà mục đích cuối cùng vẫn chính là vấn đề tránh chấp trên Biển Đông. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia Nhật Bản cho biết, xét trong bối cảnh hiện nay, nước có khả năng xung đột nhiều nhất vẫn là hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc. Nguyên nhân khiến các nước trong khu vực tăng cường tiềm lực quân sự.

Theo ông Wiesmann-chuyên gia nghiên cứu thuộc viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho biết, hiện các quốc gia trong khu vực này không ngừng tăng cường mua nhiều loại vũ khí, trong đó có tàu ngầm, máy bay chiến đấu, tên lửa đạn đạo…Mặc dù trong tình trạng kinh tế suy thoái mạnh như hiện nay, song sức mua này cũng chỉ giảm đi một phần.

Không lâu trước đây, Trung Quốc đã cho xây dựng một căn cứ tàu ngầm tại đảo Hải Nam, điều này tác động không nhỏ tới sự an ninh của khu vực Đông Nam Á. Theo thống kê của viện nghiên cứa hòa bình quốc tế Stockholm, trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2009, lượng vũ khí mà Indonexia nhập khẩu đã tăng 84% so với năm năm trước đó, trong khi cùng thời điểm đó của Singgapo là 146%, của Malaixia là 722%. Năm ngoái Singgapo đã mua 6 tàu hộ vệ, 32 máy bay chiến đấu, đồng thời đặt mua 2 tàu ngầm và 12 máy bay chiến đấu. Malaixia mua 2 tàu ngầm, 6 tàu hộ vệ, 26 máy bay chiến đấu, Inddonexxia mua4 tàu hộ vệ, 4 máy bay chiến đấu.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, hiện hầu hết các nước trong khu vực mua vũ khí nhằm đáp ứng nhu cầu phòng ngự do các tàu hộ vệ đều thuộc loại nhỏ, máy bay chiến đấu thuộc thế hệ thứ 3. Trong đó chỉ có Việt Nam đặt mua một số ít tàu ngầm và máy bay chiến đấu SU30 của Nga là có một chút khả năng tiến công trên biển.

Cũng theo các đánh giá này, Singapo là quốc gia có “tầm nhìn” hơn cả. Nguyên nhân là do nước này thấy rõ việc Mỹ không thể từ bỏ ý định “lấn sân” tại khu vực này. Vì thế một khi các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc xảy ra chiến sự, Singapo hy vọng Mỹ sẽ nhảy vào can thiệp. Chính vì thế nước này luôn giữ một trạng thái quân sự tương đối “cân bằng” tại khu vực.

Các chuyên gia cũng nhận định, thái độ và lập trường của Mỹ có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết vấn đề này. Do nếu chiến sự xảy ra sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới vận tải đường biển điều này gián tiế ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của Mỹ.

Theo ông June Teufel Dreyer-một chuyên gia phân tích quân sự thuộc đại học Miami cho rằng, theo thực lực quân sự hiện nay, nếu đơn phương song đấu thì rất khó có nước nào trong khu vực Đông Nam Á có khẳ năng “ngang cơ” với Trung Quốc. Nếu như dùng biện pháp vũ lực để phân định thì Trung Quốc sẽ có lợi thế hơn. Song xét một cách toàn diện, chiến sự rất khó xảy ra do hiện các nước Đông Nam Á đã tiến hành kết đồng minh quân sự, bên cạnh đó việc nhiều nước tham gia các cuộc tập trận chũng cũng khiến cho Trung Quốc phải dè chừng.

Một nguyên nhân nữa khiến Trung Quốc không thể dùng biện pháp quân sự đó là vấn đề có hay không sự can thiệp của Mỹ? Do lợi ích của Mỹ tại khu vực này tương đối lớn nên sẽ có hai trường hợp xảy ra. Thứ nhất, Mỹ sẽ không can thiệp nếu như đó chỉ là cuộc chiến giữa một nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Do sự mất cân bằng về quân sự nên cuộc chiến này sẽ kết thúc chỉ sau vài ngày. Thứ hai, Mỹ sẽ can thiệp mạnh tay đồng thời có thể đưa ra quốc hội thảo luận vấn đề này nếu như đó là cuộc chiến giữa Trung Quốc và liên minh các nước Đông Nam Á. Bởi vì khi đó tình hình chiến sự sẽ tác động đến vận tải hàng hải của Mỹ tại khu vực này.

Tuy nhiên, dù cho bất kỳ cuộc tranh chấp nào thì các nước cũng đang vi phạm nghiêm trọng chủ quyền trên biển của Việt Nam. Bởi các bằng chứng lịch sử đều cho thấy hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Các nước không thể vì lợi ích kinh tế mà thiếu tôn trọng đối với chủ quyền của quốc gia và các công ước quốc tế về biển.

Cao Phong (theo XJS)

Tin biên dịch

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ: Trung Quốc xây dựng sức mạnh quân sự nhằm gây ảnh hưởng vượt khỏi châu Á

Thứ sáu, 26/03/2010, 23:45(GMT+7)

VIT -Tư lệnh quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương hôm 25/3 cho rằng việc xây dựng sức mạnh của các lực lượng vũ trang Trung Quốc đang tiếp tục "không ngừng" tăng nhanh và dường như mục tiêu của Bắc Kinh là nhằm gây ảnh hưởng sức mạnh ra ngoài châu Á. "Sự biến đổi nhanh chóng và toàn diện của các lực lượng vũ trang Trung Quốc đang ảnh hưởng đến cân bằng quân sự trong khu vực và vượt ra ngoài khu vực châu Á-Thái Bình Dương," Đô đốc Robert F. Willard, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, cho biết. "Điều quan tâm đặc biệt là các lĩnh vực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc dường như được sắp đặt để thách thức sự tự do hành động của chúng ta ở khu vực này."

Posted Image

Tên lửa đạn đạo DF-21/CSS-5.

Tuyên bố trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân sự Hạ viện này có thể sẽ làm nóng lên một cuộc tranh luận đang diễn ra tại chính phủ Mỹ giữa các quan chức quân sự, chính sách, và tình báo về việc liệu Trung Quốc xây dựng sức mạnh quân sự có được giới hạn trong cuộc xung đột tương lai với Đài Loan hay Trung Quốc đang nuôi dưỡng tham vọng quân sự toàn cầu.

Một số quan chức Mỹ cho rằng việc Trung Quốc xây dựng sức mạnh cả các lực lượng thông thường và hạt nhân chỉ để tập trung vào cuộc xung đột với Đài Loan, mà quân đội Mỹ có thể sẽ can thiệp bằng việc hỗ trợ hòn đảo này.

Các quan chức khác thì cho rằng Trung Quốc đang nỗ lực giành lấy quyền bá chủ toàn cầu thông qua sự kết hợp sức mạnh quân sự, kinh tế, chính trị và tình báo nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng của Mỹ trên toàn thế giới.

"Mỹ vẫn là cường quốc vượt trội tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mặc dù ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đang làm thay đổi sức mạnh trong khu vực theo cách, mà theo tôi là, tạo nên cả những thách thức và cơ hội," Đô đốc Willard nói.

Ông cũng đã tiết lộ lần đầu tiên tại buổi điều trần này rằng Trung Quốc đang phát triển một tên lửa đạn đạo đối hạm mới có khả năng tấn công các tàu sân bay cách xa bờ biển Trung Quốc hàng trăm dặm.

Theo Đô đốc Willard, đến năm 2012 Trung Quốc cũng sẽ triển khai tàu sân bay vào hoạt động và hiện nay họ đã có hơn 60 tàu ngầm.

Trong bài phát biểu được chuẩn bị trước, ông cho biết Trung Quốc đang "phát triển và thử nghiệm một loại tên lửa đạn đạo đối hạm thông thường dựa vào tên lửa đạn đạo tầm xa và trung DF-21/CSS-5 được thiết kế đặc biệt để tiêu diệt các tàu sân bay."

Đô đốc Willard cho biết ông tin rằng quân đội Mỹ sẽ có thể chọc thủng được các lực lượng vũ trang mới của Trung Quốc trong một cuộc xung đột và lưu ý rằng Bộ tư lệnh Thái Bình Dương đang nỗ lực xác định và giải quyết những thiếu sót trong việc đối phó với các vũ khí phòng thủ khu vực của Trung Quốc.

Trung Quốc đã cắt đứt các mối quan hệ quân sự với Lầu Năm Góc hồi tháng 10/2008 và một lần nữa vào đầu năm nay để phản đối việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan.

Gần đây, Đô đốc Willard đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm đặc biệt để tập trung giải quyết việc xây dựng sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Năm ngoái, ông đã nói với các phóng viên rằng việc xây dựng sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã vượt quá các tính toán của tình báo Mỹ hơn một thập kỷ.

Linh Trang (Theo Washingtontimes)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay