Posted 28 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) Phapvan thân mến! Một khẳng định dù có các tính như Phapvan nêu như Tính phổ quát, tính hiển nhiên, tính tất yếu, ... cũng chưa có nghĩa là Tiên đề. Tiên đề là khẳng định cơ bản nhất, hiển nhiên được công nhận đúng, không là hệ quả của bất cứ khẳng địnhi nào khác. Do đó, nếu "Vạn vật cõng âm và bồng dương" là tiên đề thì dù nó có đúng, cơ bản và hiển nhiên ta còn phải khẳng định rằng, nó không là hệ quả của bất cứ một phát biểu nào khác. Thân ái ! Anh Vo Truoc thân mến, Mệnh đề “Vạn vật cõng âm và bồng dương” thể hiện mối quan hệ giữa các khái niệm. Các khái niệm : Vạn Vật; Cõng Âm; Bồng Dương là những khái niệm nguyên thủy (đầu tiên và tổng qúat). Bằng trực giác những khái niệm này thể hiện các đối tượng được tập hợp nhóm lại, đúng hiển nhiên như vậy từ khởi thủy của trí tuệ được coi là chân ly vững chắc. Tiên đề này không phải là sự qui ước tùy tiện, gọi là chân lý nhưng là chân lý tương đối. Cám ơn anh Phapvan Edited 28 Tháng 3, 2010 by Phapvan Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 4, 2010 Mệnh đề “Vạn vật cõng âm và bồng dương” thể hiện mối quan hệ giữa các khái niệm. Các khái niệm : Vạn Vật; Cõng Âm; Bồng Dương là những khái niệm nguyên thủy (đầu tiên và tổng qúat). Bằng trực giác những khái niệm này thể hiện các đối tượng được tập hợp nhóm lại, đúng hiển nhiên như vậy từ khởi thủy của trí tuệ được coi là chân ly vững chắc. Tiên đề này không phải là sự qui ước tùy tiện, gọi là chân lý nhưng là chân lý tương đối. Tôi lại tự hỏi từ Nguyên Lý trên được diễn dịch như thế nào để suy ra mệnh đề : Nếu Âm Thăng thì Dương Giáng và Dương Thăng thì Âm Giáng ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 4, 2010 Tôi lại tự hỏi từ Nguyên Lý trên được diễn dịch như thế nào để suy ra mệnh đề : Nếu Âm Thăng thì Dương Giáng và Dương Thăng thì Âm Giáng ?Tôi thì lại thấy có :- Âm thăng, Dương thăng. Âm giáng, Dương giáng. - Âm Thăng, Dương giáng. Âm giáng, Dương thăng. Mệnh đề trên chỉ phản ánh một trường hợp hay một giai đoạn phát triển của sự vật. Thân ái ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 4, 2010 Tôi thì lại thấy có : - Âm thăng, Dương thăng. Âm giáng, Dương giáng. - Âm Thăng, Dương giáng. Âm giáng, Dương thăng. Mệnh đề trên chỉ phản ánh một trường hợp hay một giai đoạn phát triển của sự vật. Thân ái ! Cám ơn anh Vo Truoc đã bổ sung : "Âm thăng, Dương thăng. Âm giáng, Dương giáng." Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 4, 2010 Cám ơn anh Vo Truoc đã bổ sung : "Âm thăng, Dương thăng. Âm giáng, Dương giáng."Tôi xin nói rõ hơn.Một sự vật hình thành và phát triển và tiêu biến có thể chia làm 3 thời kỳ: + Khi mới hình thành: Âm thăng Dương thăng. Âm Dương đồng biến. Thời kỳ này sự vật phát triển mạnh mẽ. + Trong giai đoạn phát triển: Âm thăng, Dương giáng; Âm giáng, Dương thăng. Tóm lại Âm Dương nghịch biến. Thời kỳ này, sự vật phát triển cân bằng, Âm Dương hài hòa. + Trong giai đoạn tiêu hủy: Âm giáng, Dương giáng. Âm dương đồng biến. Thời kỳ này, sự vật suy đồi và dần tiêu hủy Thân ái ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 4, 2010 Tôi xin nói rõ hơn. Một sự vật hình thành và phát triển và tiêu biến có thể chia làm 3 thời kỳ: + Khi mới hình thành: Âm thăng Dương thăng. Âm Dương đồng biến. Thời kỳ này sự vật phát triển mạnh mẽ. + Trong giai đoạn phát triển: Âm thăng, Dương giáng; Âm giáng, Dương thăng. Tóm lại Âm Dương nghịch biến. Thời kỳ này, sự vật phát triển cân bằng, Âm Dương hài hòa. + Trong giai đoạn tiêu hủy: Âm giáng, Dương giáng. Âm dương đồng biến. Thời kỳ này, sự vật suy đồi và dần tiêu hủy Thân ái ! Chào bác Vo Truoc, Bác có thể cho một ví dụ và phân tích cụ thể được không? Cám ơn bác. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 4, 2010 Chào bác Vo Truoc, Bác có thể cho một ví dụ và phân tích cụ thể được không? Cám ơn bác. Tôi chỉ nêu kết quả nghiên cứu của mình mà không phân tích cụ thể ví dụ, bởi vì, ngay cách hiểu âm dương còn chúng ta còn chưa thống nhất được, thì phân tích xa hơn chỉ đi đến tranh biện không hồi kết, vô ích và mất hòa khí. Các bạn hãy tự chiêm nghiệm lấy, ví dụ đời sống một con người từ lúc sơ sinh tới khi già chết. Sau chiêm nghiệm, các bạn có thể không thống nhất với tôi thì cũng tùy các bạn, tôi không miễn cưỡng.Nếu muốn hiểu logic của tôi thì xin đọc "Cơ sở học thuyết ADNH" - Vô Trước trên diễn đàn này. Đó là bài viết còn sơ lược nhưng tương đối đúng tinh thần của tôi. Thân ái ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 4, 2010 Chào bạn, Phapvan Sapa à, tôi tôn trọng quan niệm mỗi người, vì mỗi người tự có lương tâm và chịu trách nhiệm về tư tưởng của chính mình. Phapvan nói rằng: vì mỗi người tự có lương tâm và chịu trách nhiệm về tư tưởng của chính mình thì chỉ là chịu trách nhiệm về tư tưởng của chính mình chứ có đối với tha nhân đâu!? Vì nếu quan niệm của mỗi người đều tự có lương tâm và chịu trách nhiệm về tư tưởng của chính họ thì Phapvan đã không phải: Tôi cố gắng trình bày dễ hiểu mạch lạc nhất , thông qua đây có thể giúp được một số bạn mới bắt đầu nghiên cứu lý học nắm được căn bản (hoặc có định hướng), nhằm tránh sự rối rắm ngụy trang của tư tưởng hòng tung hỏa mù đánh lạc hướng chủ đề rồi dần dà chuyển qua hướng khác như thế! Không ít những người thêu dệt thêm thắt ý kiến cá nhân vào một vài lý thuyết, ý tưởng cổ đại nào đó để dẫn dắt lệch lạc thì điều mà Phapvan lo lắng ở trên mới có cơ sở chứ, phải không? Trong chuỗi nhân quả, diễn dịch của Lão Tử, tôi chỉ bàn từ (Vạn) Vật. Còn từ Tam về lại Đạo tạm thời chưa bàn. Tôi cố gắng trình bày dễ hiểu mạch lạc nhất , thông qua đây có thể giúp được một số bạn mới bắt đầu nghiên cứu lý học nắm được căn bản (hoặc có định hướng), nhằm tránh sự rối rắm ngụy trang của tư tưởng hòng tung hỏa mù đánh lạc hướng chủ đề rồi dần dà chuyển qua hướng khác . Phapvan Do đó, Sapa cũng không có ý chi khác hơn Phapvan về vấn đề ở trên. Sapa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 4, 2010 (đã chỉnh sửa) Chào bạn, Daretolead Chào bác Vo Truoc, Bác có thể cho một ví dụ và phân tích cụ thể được không? Cám ơn bác. Tôi chỉ nêu kết quả nghiên cứu của mình mà không phân tích cụ thể ví dụ, bởi vì, ngay cách hiểu âm dương còn chúng ta còn chưa thống nhất được, thì phân tích xa hơn chỉ đi đến tranh biện không hồi kết, vô ích và mất hòa khí. Các bạn hãy tự chiêm nghiệm lấy, ví dụ đời sống một con người từ lúc sơ sinh tới khi già chết. Sau chiêm nghiệm, các bạn có thể không thống nhất với tôi thì cũng tùy các bạn, tôi không miễn cưỡng. Nếu muốn hiểu logic của tôi thì xin đọc "Cơ sở học thuyết ADNH" - Vô Trước trên diễn đàn này. Đó là bài viết còn sơ lược nhưng tương đối đúng tinh thần của tôi. Thân ái ! Bạn cũng thấy rồi đó, Vo Truoc đã nói: ngay cách hiểu âm dương chúng ta còn chưa thống nhất được, thì phân tích xa hơn chỉ đi đến tranh biện không hồi kết, vô ích và mất hòa khí thì đã có bao người bên tiêu đề: Luận ÂM DƯƠNG cứ nghĩ cái định nghĩa của mình mới là ĐÚNG nhất ấy sao ... Nhưng để chiêm nghiệm, Daretolead thử xét về điều này: Tôi xin nói rõ hơn. Một sự vật hình thành và phát triển và tiêu biến có thể chia làm 3 thời kỳ: + Khi mới hình thành: Âm thăng Dương thăng. Âm Dương đồng biến. Thời kỳ này sự vật phát triển mạnh mẽ. + Trong giai đoạn phát triển: Âm thăng, Dương giáng; Âm giáng, Dương thăng. Tóm lại Âm Dương nghịch biến. Thời kỳ này, sự vật phát triển cân bằng, Âm Dương hài hòa. + Trong giai đoạn tiêu hủy: Âm giáng, Dương giáng. Âm dương đồng biến. Thời kỳ này, sự vật suy đồi và dần tiêu hủy Thân ái ! Thử phân loại về ÂM - DƯƠNG thì có: Dương - biểu trưng giai đoạn phát triển và Âm - minh họa giai đoạn tiêu hủy thì ví dụ sau đây sẽ cho Daretolead cái suy xét cần thiết mà chiêm nghiệm: Như một EM BÉ được SINH ra đời và lớn dần lên đến tuổi trưởng thành rồi thành niên sang trung niên và tới già nua để TỬ. Đó là cả một chuổi vận động thay đổi không ngừng nhưng vẫn có thể để ta chia cắt phân loại: Dương - biểu trưng giai đoạn phát triển ... là hồi TRẼ mới SINH ra thì DA không có NHĂN và tóc không có BẠC và sự GIÀ NUA chưa đến vậy Âm thăng (lên), Dương giáng (xuống); Âm giáng (xuống), Dương thăng (lên) thế nào? Âm - minh họa giai đoạn tiêu hủy ... là tuổi ĐỜI chồng chất thì DA không còn CĂNG và TÓC không còn XANH và sinh LỰC hao mòn cùng thân thể đến hồi SUY nhược vậy Âm giáng (xuống), Dương giáng (xuống). Âm dương đồng biến nổi gì? Nếu nói SINH ra là DƯƠNG và chờ TỬ thì ngay giây phút thụ thai và tế bào phân chia để thành hình hài con người thì là cái CHẾT đang gặm nhắm ăn mòn rồi ... ÂM đang len lõi và lớn dần mới phải, phải không Daretolead? Do đó, ÂM DƯƠNG dễ nhìn ra có sự ĐỒNG HÀNH như là: LỢI bao nhiêu thì HẠI bấy nhiêu ... đều có 2 mặt của nó. Năng lượng NGUYÊN TỬ thật có LỢI vô cùng nhưng HẠI cũng không kém. Trên phương diện tôn giáo: THIỆN - ÁC người Đắc đạo hoặc Thánh Nhân phải là người không có nhân chủng ÁC nào cả; có tôn giáo lại vượt lên trên cả THIỆN - ÁC mới được coi là Giải Thoát v.v... Như vậy, sự phân chia ÂM DƯƠNG thành: Âm thăng (lên), Dương giáng (xuống); Âm giáng (xuống), Dương thăng (lên) là hổn tạp vì có khi: Âm thăng (lên), Dương giáng (xuống) hoặc có lúc: Âm giáng (xuống), Dương thăng (lên) chứ không cùng Âm thăng (lên), Dương giáng (xuống); Âm giáng (xuống), Dương thăng (lên) dưới tiêu đề: Trong giai đoạn phát triển. Ngay cả sự kết luận: Âm Dương đồng biến: thăng (lên) cho định nghĩa trong giai đoạn khi mới hình thành nếu nói SINH ra (DƯƠNG) và chờ TỬ (ÂM) thì Âm Dương đồng biến: giáng (xuống) là không thể nào; vì rằng: chờ TỬ (ÂM) cứ lớn thăng (lên) dần chứ chưa hề giảm giáng (xuống) bao giờ. Tất nhiên, nếu nói SINH ra (DƯƠNG) và chờ TỬ (ÂM) thì Âm Dương đồng biến: thăng (lên) là trở thành vô nghĩa vì: DƯƠNG của sự SINH ra với SINH LỰC phát triển từ yếu đến cao điểm rồi hao mòn và suy nhược đã không còn là chổ đứng trong giai đoạn phát triển: Âm thăng (lên), Dương giáng (xuống); Âm giáng (xuống), Dương thăng (lên) rồi. Vì trong giai đoạn phát triển bao gồm từ điểm (0,0) đến TỬ (1.00,0) thì Dương có thăng có giáng mà Âm thì cứ thăng (lên) tới mà thôi. Daretolead cứ từ từ chiêm nghiệm ... Sapa Edited 6 Tháng 4, 2010 by sapa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 4, 2010 Chào bạn, Thiên Đồng Người phi giới tính đầu tiên trên thế giới vnexpress.net Norrie May-Welby, 48 tuổi, sống ở Sydney, vừa được các quan chức Australia thừa nhận là người phi giới tính, trở thành trường hợp đầu tiên trong lịch sử. Ra đời trong hình hài một cậu bé ở Scotland, May-Welby di cư tới Australia vào năm 7 tuổi. Trải qua cuộc phẫu thuật chuyển giới ở tuổi 28, May-Welby trở thành phụ nữ, nhưng vẫn tiếp tục không hài lòng về cuộc sống của mình, vì thế "chị' quyết định ngừng điều trị hoóc môn, và sống trong trạng thái phi giới tính. "Tôi đã không dùng hoóc môn trong 20 năm qua, vì thích để cho não bộ và cơ thể tự nhiên như nó vốn thế", May-Welby nói. Các quan chức Sydney đã quyết định sửa lại chứng minh thư cho May-Welby, trong đó mục giới tính được ghi là "không xác định", sau khi các bác sĩ không thể làm rõ được giới tính của cơ thể người này. May-Welby nói: "Khái niệm nam hay nữ không phù hợp với tôi. Giải pháp đơn giản nhất là chẳng xếp vào loại giới tính nào cả". Chứng minh thư của May-Welby, với phần giới tính được ghi "không xác định" (Not specified) Theo Telegraph, tổ chức Tin cậy Giới tính Anh đã chào đón thông tin này, và hy vọng các nơi trên thế giới cũng làm theo. Một phát ngôn viên của tổ chức cho biết "Nhiều người thích ý tưởng trở thành phi giới tính". T. An Như anh Thiên Sứ đã viết: Tính chất phi giới tính của con người mới xuất hiện, và tính chất lưỡng tính của con giun vốn có trước cả lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại. Không có tác dụng minh chứng có tính sửa chữa, hiệu chỉnh hoặc phản biện gì về căn bản với khái niệm Âm Dương. "Vạn vật cõng Âm, bồng dương" - với ngay cả con giun và người phi giới tính kia. thì là muốn nói đến tính chất BẨM SINH như trường hợp ra đời trong hình hài một cậu bé ở Scotland, May-Welby di cư tới Australia vào năm 7 tuổi. Sự phân biệt Âm Dương ở đây là Dương cho cậu bé này dù là cậu bé này có chuyển giới hoặc ngừng hoóc-môn. Sự so sánh đối đãi phản ánh bản chất NỔI TRỘI của Nam và Nữ không ở hoóc-môn hoặc bộ phận sinh dục bề mặt của một người mà là: NỮ - thì có buồng trứng, tử cung và khả năng SINH ĐẼ trong khi NAM - thì cơ quan sinh sản của phụ nữ là KHÔNG CÓ, là con số 0. Cho nên, có nhiều tin tức về chuyện Người đàn ông mang bầu thì phải hiểu rằng đó là một người đàn bà đã chuyển đổi giới tính bằng cách giải phẩu để có thêm bộ phận sinh vật Nam cùng được điều trị kích thích tố sinh dục Nam mà thôi. Người đàn bà chuyển giới thành đàn ông này phải ngừng điều trị hoóc-môn sinh dục Nam mới có thể mang bầu v.v... Do đó, cái chuyện của cậu bé trên đang ở tình trạng là một người đàn ông bất toàn do mất đi bộ phận sinh dục Nam cở như mấy người Thái Giám khi xưa chứ gì mà gọi là hay liệt vào loại phi giới tính. Nói lại việc anh Thiên Sứ bảo rằng: tính chất lưỡng tính của con giun vốn có trước cả lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại và kết luận: "Vạn vật cõng Âm, bồng dương" - với ngay cả con giun và người phi giới tính kia là không chuẩn ở vị thế con giun. Vì sao? Vì nếu như phân định Âm Dương bằng cách so sánh đối đãi phản ánh bản chất NỔI TRỘI về cơ quan sinh sản thì con giun dù mang bản chất lưỡng tính nhưng cái sự NỔI TRỘI của nó thuộc về Âm chứ không phải do sự lưỡng giới rồi chỉ còn biết phân loại Âm Dương theo sự: Lớn - Nhỏ Dài - Ngắn Lớn/Dài là Dương và Nhỏ/Ngắn là Âm mà có lần anh Thiên Sứ đã giảng giải. 1) Vậy đối với loại động vật vô tính thì sao? Về việc này tôi trả lời như sau: Tôi nhắc lại và đặc biệt lưu ý là phân Âm Dương trong trường hợp này phải cùng loài. Tôi thí dụ như con trùng (Giun). Do vô tính nên phân Âm Dương chỉ là : Con lớn là Dương, con nhỏ là Âm, con dài là Dương, con ngắn là Âm. Anh đã không nhìn ra được cái bản chất NỔI TRỘI về Âm Dương trên cơ sở cơ quan sinh sản vậy. Sapa Share this post Link to post Share on other sites