Guest Phapvan

Nguyên Lý Lý Học (Định đề)

35 bài viết trong chủ đề này

Anh Thiên Sứ có nhắc đến : Vạn vật cõng âm và bồng dương. ("vạn vật phụ âm nhi bão dương" Lão Tử).

Tôi nghĩ mệnh đề "Vạn vật cõng âm và bồng dương" là Tiên Đề Lý Học.

Phapvan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ có nhắc đến : Vạn vật cõng âm và bồng dương. ("vạn vật phụ âm nhi bão dương" Lão Tử).

Tôi nghĩ mệnh đề "Vạn vật cõng âm và bồng dương" là Tiên Đề Lý Học.

Phapvan

Còn tôi thì cho rằng, đó không phải Tiên đề mà là hệ quả suy ra từ cái cơ bản hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ có nhắc đến : Vạn vật cõng âm và bồng dương. ("vạn vật phụ âm nhi bão dương" Lão Tử).

. . .

Nhưng rất tiếc là bạn Thiên sứ lại không hiểu là Âm và dương được " cõng" và "bồng" ở trong từng vật ra sao.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi anh Phap Van, anh Vo Truoc khái niệm về Tiên đề theo wikipedia: "Tiên đề là điều kiện cần thiết để xây dựng bất cứ một lý thuyết nào. Bất cứ một khẳng định (hay đề xuất) nào đưa ra đều cần được giải thích hay xác minh bằng một khẳng định khác. Và vì nếu một khẳng định được giải thích hay xác minh bằng chính nó thì khẳng định đó sẽ không có giá trị, nên cần có một số vô hạn các khẳng định để giải thích bất kì một khẳng định nào. Vì thế cần phải có một (hay một số) khẳng định được công nhận là đúng để làm chỗ bắt đầu và đưa quá trình suy diễn từ vô hạn về hữu hạn. Tương tự như vậy, bất cứ sự suy luận hay giao tiếp nào của con người cũng cần có điểm xuất phát chung. Tiên đề thuộc vào nhóm những yếu tố đầu tiên này. Một số yếu tố khác là: định nghĩa, quan hệ, v.v."

"vạn vật phụ âm nhi bão dương" Lão Tử - Câu nói này đang được giải thích và tranh luận tại topic của bác Thiên Sứ, chú Vui Vui, cô Sapa vì vậy câu nói này, theo Trạng Lợn không thể là Tiên đề được :rolleyes: .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Còn tôi thì cho rằng, đó không phải Tiên đề mà là hệ quả suy ra từ cái cơ bản hơn.

Tôi tự hỏi cái cơ bản đó là cái gì ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi anh Phap Van, anh Vo Truoc khái niệm về Tiên đề theo wikipedia: "Tiên đề là điều kiện cần thiết để xây dựng bất cứ một lý thuyết nào. Bất cứ một khẳng định (hay đề xuất) nào đưa ra đều cần được giải thích hay xác minh bằng một khẳng định khác. Và vì nếu một khẳng định được giải thích hay xác minh bằng chính nó thì khẳng định đó sẽ không có giá trị, nên cần có một số vô hạn các khẳng định để giải thích bất kì một khẳng định nào. Vì thế cần phải có một (hay một số) khẳng định được công nhận là đúng để làm chỗ bắt đầu và đưa quá trình suy diễn từ vô hạn về hữu hạn. Tương tự như vậy, bất cứ sự suy luận hay giao tiếp nào của con người cũng cần có điểm xuất phát chung. Tiên đề thuộc vào nhóm những yếu tố đầu tiên này. Một số yếu tố khác là: định nghĩa, quan hệ, v.v."

"vạn vật phụ âm nhi bão dương" Lão Tử - Câu nói này đang được giải thích và tranh luận tại topic của bác Thiên Sứ, chú Vui Vui, cô Sapa vì vậy câu nói này, theo Trạng Lợn không thể là Tiên đề được :rolleyes: .

Chào anh Trạng Lợn, ý Anh mệnh đề "Vạn vật cõng âm và bồng dương" không được coi là một khẳng định đúng để làm chỗ bắt đầu ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi tự hỏi cái cơ bản đó là cái gì ?

Cái nguyên lý cơ bản đó là Thái cực và cách mà nó sinh ra âm rồi tự mình thành dương khi đối đãi với cái âm vừa mới sinh ra đó. Sau đó âm, dương tương tác trong một một môi trường gọi là trường khí âm dương . Cái trường khí âm dương đó mới hình thành vạn vật trong quá trình tương tác âm dương. Vì thế, vạn vật mới "cõng âm và bồng dương".
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái nguyên lý cơ bản đó là Thái cực và cách mà nó sinh ra âm rồi tự mình thành dương khi đối đãi với cái âm vừa mới sinh ra đó. Sau đó âm, dương tương tác trong một một môi trường gọi là trường khí âm dương . Cái trường khí âm dương đó mới hình thành vạn vật trong quá trình tương tác âm dương. Vì thế, vạn vật mới "cõng âm và bồng dương".

Tôi hiểu theo giải thích trên thì Thái cực sinh âm, để đối đãi với âm mà nó sinh ra nên nó tự biến thành dương. Cái Âm được Thái cực sinh ra là thuần âm vô dương. Và âm này chưa được gọi là vật (vạn vật) vì chưa đủ âm dương. Sau đó nhờ sự đỗi đãi với cái sinh ra nó trong một môi trường gọi là trường khí âm dương. Vậy trường khí âm dương này cái gì sinh ra nó ? Vậy là Thái cực và trường khí âm dương khác nhau ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nội dung trích dẫn(Vo Truoc @ Mar 19 2010, 10:51 PM) Posted ImageCái nguyên lý cơ bản đó là Thái cực và cách mà nó sinh ra âm rồi tự mình thành dương khi đối đãi với cái âm vừa mới sinh ra đó. Sau đó âm, dương tương tác trong một một môi trường gọi là trường khí âm dương . Cái trường khí âm dương đó mới hình thành vạn vật trong quá trình tương tác âm dương. Vì thế, vạn vật mới "cõng âm và bồng dương".

Tôi hiểu theo giải thích trên thì Thái cực sinh âm, để đối đãi với âm mà nó sinh ra nên nó tự biến thành dương. Cái Âm được Thái cực sinh ra là thuần âm vô dương. Và âm này chưa được gọi là vật (vạn vật) vì chưa đủ âm dương. Sau đó nhờ sự đỗi đãi với cái sinh ra nó trong một môi trường gọi là trường khí âm dương. Vậy trường khí âm dương này cái gì sinh ra nó ? Vậy là Thái cực và trường khí âm dương khác nhau ?

Ấy là tôi diễn tả cho gọn như thế trong một bài viết trả lời ngắn trên diễn đàn. Chứ muốn hiểu cặn kẽ thì phải tốn giấy mực hơn.

Đại khái tôi nói tương đối sơ lược như sau: Một cái "tính" quan trọng của Thái cực là hàm chứa mầm mống của tất cả mọi thứ. Khi có điều kiện thích hợp cái mầm mống ấy trở thành hiện thực. Khi âm dương tương tác thì cần thiết có cái môi trường để nó tương tác. Những mầm mống "môi trường" ấy gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành hiện thực và được gọi là trường khí âm dương. Vậy trường khí âm dương là môi trường cho phép diễn ra tương tác âm dương, nó được sinh ra từ Thái cực bằng một đột biến lượng tử. Nói tổng quát, tất cả những cái gì tồn tại đều được sinh ra từ Thái cực, bắt đầu từ một mầm mống, xuất hiện như một đột biến lượng tử, gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành hiện thực.

Như vậy, Thái cực và trường khí âm dương hoàn toàn khác nhau, như mẹ khác với con vậy.

Thân ái !

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Trạng Lợn, ý Anh mệnh đề "Vạn vật cõng âm và bồng dương" không được coi là một khẳng định đúng để làm chỗ bắt đầu ?

Gửi anh Phap Van, Tiên đề theo như Khái niệm từ wikipedia là: "Vì thế cần phải có một (hay một số) khẳng định được công nhận là đúng để làm chỗ bắt đầu", vậy nên trạng lợn hiểu rằng Tiên đề là hiển nhiên được công nhận rằng đúng để bắt đầu cho các khái niệm, định nghĩa ... định lý, định luât, hệ quả ... tiếp theo. Hiện tại, mục tranh luận của Chú Vui Vui, Cô Sapa, Bác Thiên Sứ vẫn chưa hiển nhiên "công nhận rằng đúng" và sắp tới nếu tranh luận kết thúc tốt đẹp, trạng lơn nghĩ rằng Âm Dương chỉ là hệ quả của 1 Tiên đề khác :rolleyes: .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phap vân thân mến !

Như vậy, cái "Cái nguyên lý cơ bản Thái cực và cách mà nó sinh ra âm rồi tự mình thành dương khi đối đãi với cái âm vừa mới sinh ra đó." như tôi sơ lược trình bày với bạn ở trên không những suy ra "Vạn vật cõng âm và bồng dương" mà còn là cơ sở cho một số nguyên lý khác như sau:

Âm dương là phạm trù có tính đối đãi, so sánh được hình thành từ khởi nguyên của Vũ trụ. Trong đó, dương chỉ những thuộc tính ban đầu của Vũ trụ, ngay tại thời điểm khởi nguyên, âm chỉ những thuộc tính đối đãi, so sánh với dương, được hình thành ngay sau thời điểm khởi nguyên đó.

Do Thái cực chí tịnh là khởi nguyên của Vũ trụ, nên thuộc tính của dương là “tịnh”, có nghĩa là có xu hướng không biến đổi, giữ nguyên trạng thái hiện tại. Khi ấy, đối đãi so sánh với dương là âm, phải có tính “động”, có nghĩa là có xu hướng biến đổi trạng thái hiện tại ấy. (Chú ý, ta phải hiểu khái niệm "động", "tịnh" một cách tổng quát như thế chứ không đơn thuần là chuyển động cơ học. Chuyển động cơ học chỉ là một sự biến đổi trạng thái vị trí trong không gian mà thôi. Còn vô số những biến đổi khác của sự vật so với trạng thái hiện tại đều được coi là động)

Âm, dương tuy đồng sinh từ Thái Cực, nhưng dương là thuộc tính ban đầu, làm cơ sở cho xác định âm đối đãi, nên nói, dương trước âm sau, âm thuận tùng dương.

Vì thuộc tính âm động có xu hướng biến đổi trạng thái hiện tại nên sự vật mới biến đổi, vận động và phát triển. Nói cách khác, nguyên lý vạn vật đều vận động không ngừng cũng không phải tiên đề mà là hệ quả của cái cơ bản hơn. Vì thuộc tính của dương là tịnh, có xu hướng giữ nguyên trạng thái hiện tại nên cái vận động của sự vật mới khỏi hỗn loạn và tạo thành qui luật cho người ta nhận thức và dự đoán tương lai.

Thân ái !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhưng rất tiếc là bạn Thiên sứ lại không hiểu là Âm và dương được " cõng" và "bồng" ở trong từng vật ra sao.

---> Tự tin thấy ớn!

Trong khi cái hiểu của mình cứ lập là lập lờ chả đi tới đâu. Suy luận ấu trĩ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gửi anh Phap Van, Tiên đề theo như Khái niệm từ wikipedia là: "Vì thế cần phải có một (hay một số) khẳng định được công nhận là đúng để làm chỗ bắt đầu", vậy nên trạng lợn hiểu rằng Tiên đề là hiển nhiên được công nhận rằng đúng để bắt đầu cho các khái niệm, định nghĩa ... định lý, định luât, hệ quả ... tiếp theo. Hiện tại, mục tranh luận của Chú Vui Vui, Cô Sapa, Bác Thiên Sứ vẫn chưa hiển nhiên "công nhận rằng đúng" và sắp tới nếu tranh luận kết thúc tốt đẹp, trạng lơn nghĩ rằng Âm Dương chỉ là hệ quả của 1 Tiên đề khác :angry: .

Trạng Lớn mến, "Tiên đề theo như Khái niệm từ wikipedia" đối với tôi chỉ có giá trị tham khảo.

Phap vân thân mến !

Như vậy, cái "Cái nguyên lý cơ bản Thái cực và cách mà nó sinh ra âm rồi tự mình thành dương khi đối đãi với cái âm vừa mới sinh ra đó." như tôi sơ lược trình bày với bạn ở trên không những suy ra "Vạn vật cõng âm và bồng dương" mà còn là cơ sở cho một số nguyên lý khác như sau:

Âm dương là phạm trù có tính đối đãi, so sánh được hình thành từ khởi nguyên của Vũ trụ. Trong đó, dương chỉ những thuộc tính ban đầu của Vũ trụ, ngay tại thời điểm khởi nguyên, âm chỉ những thuộc tính đối đãi, so sánh với dương, được hình thành ngay sau thời điểm khởi nguyên đó.

Do Thái cực chí tịnh là khởi nguyên của Vũ trụ, nên thuộc tính của dương là “tịnh”, có nghĩa là có xu hướng không biến đổi, giữ nguyên trạng thái hiện tại. Khi ấy, đối đãi so sánh với dương là âm, phải có tính “động”, có nghĩa là có xu hướng biến đổi trạng thái hiện tại ấy. (Chú ý, ta phải hiểu khái niệm "động", "tịnh" một cách tổng quát như thế chứ không đơn thuần là chuyển động cơ học. Chuyển động cơ học chỉ là một sự biến đổi trạng thái vị trí trong không gian mà thôi. Còn vô số những biến đổi khác của sự vật so với trạng thái hiện tại đều được coi là động)

Âm, dương tuy đồng sinh từ Thái Cực, nhưng dương là thuộc tính ban đầu, làm cơ sở cho xác định âm đối đãi, nên nói, dương trước âm sau, âm thuận tùng dương.

Vì thuộc tính âm động có xu hướng biến đổi trạng thái hiện tại nên sự vật mới biến đổi, vận động và phát triển. Nói cách khác, nguyên lý vạn vật đều vận động không ngừng cũng không phải tiên đề mà là hệ quả của cái cơ bản hơn. Vì thuộc tính của dương là tịnh, có xu hướng giữ nguyên trạng thái hiện tại nên cái vận động của sự vật mới khỏi hỗn loạn và tạo thành qui luật cho người ta nhận thức và dự đoán tương lai.

Thân ái !

Cám ơn anh Vo Truoc đã trình bày theo cách hiểu riêng.

Thân mến !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhưng rất tiếc là bạn Thiên sứ lại không hiểu là Âm và dương được " cõng" và "bồng" ở trong từng vật ra sao.

Anh Cutu1, có thể trình bày về "Âm và dương được " cõng" và "bồng" ở trong từng vật ra sao." theo cách anh hiểu ?

Chân thành cám ơn anh

Phapvan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Phapvan

Nhưng rất tiếc là bạn Thiên sứ lại không hiểu là Âm và dương được " cõng" và "bồng" ở trong từng vật ra sao.

Anh Cutu1, có thể trình bày về "Âm và dương được " cõng" và "bồng" ở trong từng vật ra sao." theo cách anh hiểu ?

Chân thành cám ơn anh

Phapvan

Lý ra, Phapvan có thể trình bày về "Âm và dương được " cõng" và "bồng" ở trong từng vật ra sao" theo cách bạn hiểu trước chứ? Vì bạn đã nghĩ về mệnh đề đó là Tiên Đề Lý Học cơ mà ...

Anh Thiên Sứ có nhắc đến : Vạn vật cõng âm và bồng dương. ("vạn vật phụ âm nhi bão dương" Lão Tử).

Tôi nghĩ mệnh đề "Vạn vật cõng âm và bồng dương" là Tiên Đề Lý Học.

Phapvan

Bạn có thể có ví dụ đi kèm thì tốt hơn.

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Phapvan

Anh Cutu1, có thể trình bày về "Âm và dương được " cõng" và "bồng" ở trong từng vật ra sao." theo cách anh hiểu ?

Chân thành cám ơn anh

Phapvan

Lý ra, Phapvan có thể trình bày về "Âm và dương được " cõng" và "bồng" ở trong từng vật ra sao" theo cách bạn hiểu trước chứ? Vì bạn đã nghĩ về mệnh đề đó là Tiên Đề Lý Học cơ mà ...

Bạn có thể có ví dụ đi kèm thì tốt hơn.

Sapa

Chào Sapa

Theo Sapa có nghĩ mệnh đề trên là Tiên đề Lý học ?

Tất nhiên tôi sẽ trình bày theo cách mình nghĩ.

Phapvan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Phapvan

Chào Sapa

Theo Sapa có nghĩ mệnh đề trên là Tiên đề Lý học ?

Tất nhiên tôi sẽ trình bày theo cách mình nghĩ.

Phapvan

Bạn là người lập nên tiêu đề này và cũng đã viết là:

Tôi nghĩ mệnh đề "Vạn vật cõng âm và bồng dương" là Tiên Đề Lý Học.

và bạn cũng nói:

Tất nhiên tôi sẽ trình bày theo cách mình nghĩ.

thì bạn mới nên là người trình bày trước tiên. Góp ý hay phản biện là sau đó từ những thành viên khác sẽ tránh tình trạng mò mẫm hay phê bình nông nổi, cạn cợt v.v...

Ví dụ như, bạn Vo Truoc đã trình bày theo cách bạn ấy nghĩ như sau:

Còn tôi thì cho rằng, đó không phải Tiên đề mà là hệ quả suy ra từ cái cơ bản hơn.

Cái nguyên lý cơ bản đó là Thái cực và cách mà nó sinh ra âm rồi tự mình thành dương khi đối đãi với cái âm vừa mới sinh ra đó. Sau đó âm, dương tương tác trong một một môi trường gọi là trường khí âm dương . Cái trường khí âm dương đó mới hình thành vạn vật trong quá trình tương tác âm dương. Vì thế, vạn vật mới "cõng âm và bồng dương".

Ấy là tôi diễn tả cho gọn như thế trong một bài viết trả lời ngắn trên diễn đàn. Chứ muốn hiểu cặn kẽ thì phải tốn giấy mực hơn.

Đại khái tôi nói tương đối sơ lược như sau: Một cái "tính" quan trọng của Thái cực là hàm chứa mầm mống của tất cả mọi thứ. Khi có điều kiện thích hợp cái mầm mống ấy trở thành hiện thực. Khi âm dương tương tác thì cần thiết có cái môi trường để nó tương tác. Những mầm mống "môi trường" ấy gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành hiện thực và được gọi là trường khí âm dương. Vậy trường khí âm dương là môi trường cho phép diễn ra tương tác âm dương, nó được sinh ra từ Thái cực bằng một đột biến lượng tử. Nói tổng quát, tất cả những cái gì tồn tại đều được sinh ra từ Thái cực, bắt đầu từ một mầm mống, xuất hiện như một đột biến lượng tử, gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành hiện thực.

Như vậy, Thái cực và trường khí âm dương hoàn toàn khác nhau, như mẹ khác với con vậy.

Thân ái !

Phap vân thân mến !

Như vậy, cái "Cái nguyên lý cơ bản Thái cực và cách mà nó sinh ra âm rồi tự mình thành dương khi đối đãi với cái âm vừa mới sinh ra đó." như tôi sơ lược trình bày với bạn ở trên không những suy ra "Vạn vật cõng âm và bồng dương" mà còn là cơ sở cho một số nguyên lý khác như sau:

Âm dương là phạm trù có tính đối đãi, so sánh được hình thành từ khởi nguyên của Vũ trụ. Trong đó, dương chỉ những thuộc tính ban đầu của Vũ trụ, ngay tại thời điểm khởi nguyên, âm chỉ những thuộc tính đối đãi, so sánh với dương, được hình thành ngay sau thời điểm khởi nguyên đó.

Do Thái cực chí tịnh là khởi nguyên của Vũ trụ, nên thuộc tính của dương là “tịnh”, có nghĩa là có xu hướng không biến đổi, giữ nguyên trạng thái hiện tại. Khi ấy, đối đãi so sánh với dương là âm, phải có tính “động”, có nghĩa là có xu hướng biến đổi trạng thái hiện tại ấy. (Chú ý, ta phải hiểu khái niệm "động", "tịnh" một cách tổng quát như thế chứ không đơn thuần là chuyển động cơ học. Chuyển động cơ học chỉ là một sự biến đổi trạng thái vị trí trong không gian mà thôi. Còn vô số những biến đổi khác của sự vật so với trạng thái hiện tại đều được coi là động)

Âm, dương tuy đồng sinh từ Thái Cực, nhưng dương là thuộc tính ban đầu, làm cơ sở cho xác định âm đối đãi, nên nói, dương trước âm sau, âm thuận tùng dương.

Vì thuộc tính âm động có xu hướng biến đổi trạng thái hiện tại nên sự vật mới biến đổi, vận động và phát triển. Nói cách khác, nguyên lý vạn vật đều vận động không ngừng cũng không phải tiên đề mà là hệ quả của cái cơ bản hơn. Vì thuộc tính của dương là tịnh, có xu hướng giữ nguyên trạng thái hiện tại nên cái vận động của sự vật mới khỏi hỗn loạn và tạo thành qui luật cho người ta nhận thức và dự đoán tương lai.

Thân ái !

Có như vậy, sự phê bình, phản biện hay góp ý sẽ rõ ràng hơn ... mà Sapa sẽ phân tích cho Phapvan thấy sau. Nhưng trước tiên, Phapvan cũng nên có sự trình bày cái hiểu của mình ra như thế nhé.

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Chào bạn, Phapvan

Cái nguyên lý cơ bản đó là Thái cực và cách mà nó sinh ra âm rồi tự mình thành dương khi đối đãi với cái âm vừa mới sinh ra đó. Sau đó âm, dương tương tác trong một một môi trường gọi là trường khí âm dương . Cái trường khí âm dương đó mới hình thành vạn vật trong quá trình tương tác âm dương. Vì thế, vạn vật mới "cõng âm và bồng dương".

Tôi hiểu theo giải thích trên thì Thái cực sinh âm, để đối đãi với âm mà nó sinh ra nên nó tự biến thành dương. Cái Âm được Thái cực sinh ra là thuần âm vô dương. Và âm này chưa được gọi là vật (vạn vật) vì chưa đủ âm dương. Sau đó nhờ sự đỗi đãi với cái sinh ra nó trong một môi trường gọi là trường khí âm dương. Vậy trường khí âm dương này cái gì sinh ra nó ? Vậy là Thái cực và trường khí âm dương khác nhau ?

Bạn có nghĩ rằng, ý của bạn về chữ sinh có giống như ý nghĩa chữ sinh trong câu: Thái cực và cách mà nó sinh ra âm rồi tự mình thành dương khi đối đãi với cái âm vừa mới sinh ra đó hay không?

Tuy nhiên, bạn đã đánh trúng cái điểm mấu chốt: Thái cựccái Thái cực sinh ra.

Cái Thái cực sinh ra được liệt vào thuộc tính ÂM. (thuần âm vô dương)

Lẽ tất nhiên, dựa trên tiền đề Lý Học của bạn: "Vạn vật cõng âm và bồng dương" thì ÂM này chưa được gọi là vật (vạn vật) vì chưa đủ âm dương.

Nếu theo Lão Tử: "Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam - Tam sinh vạn vật" thì Cái Thái cực sinh ra có phải là NHẤT không? Cũng như, Thái Cực có phải là Đạo không lại là một vấn đề khác, phải không Phapvan? Phải đến TAM mới sinh Vạn Vật cơ mà ...

Cho nên, rõ ràng cái câu: Thái cực và cách mà nó sinh ra âm rồi tự mình thành dương khi đối đãi với cái âm vừa mới sinh ra đó không thuộc tiền đề Lý Học Đông Phương rồi vậy!

Phapvan thấy thế nào?

Để rồi, sau khi Phapvan đánh trúng điểm mấu chốt trên thì lại có sự giải thích sau đây:

Ấy là tôi diễn tả cho gọn như thế trong một bài viết trả lời ngắn trên diễn đàn. Chứ muốn hiểu cặn kẽ thì phải tốn giấy mực hơn.

Đại khái tôi nói tương đối sơ lược như sau: Một cái "tính" quan trọng của Thái cực là hàm chứa mầm mống của tất cả mọi thứ. Khi có điều kiện thích hợp cái mầm mống ấy trở thành hiện thực. Khi âm dương tương tác thì cần thiết có cái môi trường để nó tương tác. Những mầm mống "môi trường" ấy gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành hiện thực và được gọi là trường khí âm dương. Vậy trường khí âm dương là môi trường cho phép diễn ra tương tác âm dương, nó được sinh ra từ Thái cực bằng một đột biến lượng tử. Nói tổng quát, tất cả những cái gì tồn tại đều được sinh ra từ Thái cực, bắt đầu từ một mầm mống, xuất hiện như một đột biến lượng tử, gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành hiện thực.

Như vậy, Thái cực và trường khí âm dương hoàn toàn khác nhau, như mẹ khác với con vậy.

Thân ái !

Một cái "tính" quan trọng của Thái cực là hàm chứa mầm mống của tất cả mọi thứ.

Phapvan so sánh với câu này xem:

Thái Cực là trạng thái tuyệt đối, không lớn/ không nhỏ, không nhanh/ không chậm ...

do anh Thiên Sứ phát kiến; Phapvan thấy điều gì?

Theo như Vo Truoc suy luận rằng sự hàm chứa mầm mống của tất cả mọi thứ của Thái Cực thì Thái Cực phải bao gồm luôn cả Âm, Dương rồi; té ra, Thái Cực là thứ "cõng âm và bồng dương" rồi. Vậy cần gì phải có cái Thái cực sinh ra để cho nó là ÂM và Thái Cực mới tự mình thành dương khi đối đãi với cái ÂM vừa mới sinh ra đó - để mà cả 2 âm, dương tương tác trong một một môi trường gọi là trường khí âm dương kia. Còn nói gì, cái trường khí âm dương đó mới hình thành vạn vật trong quá trình tương tác âm dương luộm thuộm vậy để đi đến kết luận: Vì thế, vạn vật mới "cõng âm và bồng dương".

Phapvan thấy thế nào?

Chẳng lẽ, Thái Cực sinh ra phần ÂM trong nó để phần còn lại là DƯƠNG trong nó để Thái Cực tự mình thành dương đấy chăng?

Phapvan thấy có ổn không?

Sapa

Edited by sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chẳng lẽ, Thái Cực sinh ra phần ÂM trong nó để phần còn lại là DƯƠNG trong nó để Thái Cực tự mình thành dương đấy chăng?

Phapvan thấy có ổn không?

Sapa

Sapa à, tôi tôn trọng quan niệm mỗi người, vì mỗi người tự có lương tâm và chịu trách nhiệm về tư tưởng của chính mình.

Trong chuỗi nhân quả, diễn dịch của Lão Tử, tôi chỉ bàn từ (Vạn) Vật. Còn từ Tam về lại Đạo tạm thời chưa bàn.

Tôi cố gắng trình bày dễ hiểu mạch lạc nhất , thông qua đây có thể giúp được một số bạn mới bắt đầu nghiên cứu lý học nắm được căn bản (hoặc có định hướng), nhằm tránh sự rối rắm ngụy trang của tư tưởng hòng tung hỏa mù đánh lạc hướng chủ đề rồi dần dà chuyển qua hướng khác .

Phapvan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Pháp vân thân mến !

Vì Phap vân nêu ý kiến, tôi mới trả lời theo quan điểm của mình chứ tôi hoàn toàn không muốn đi sâu vào vấn đề này ở đây vì chắc chắn ít ai hiểu được ý người viết về vấn đề phức tạp và tinh tế như thế bằng chỉ có mấy dòng.

Tôi đã viết:

Ấy là tôi diễn tả cho gọn như thế trong một bài viết trả lời ngắn trên diễn đàn. Chứ muốn hiểu cặn kẽ thì phải tốn giấy mực hơn.

Những người bình luận nông cạn chắc tự cho mình thông minh, vì chủ quan cho rằng người viết chưa nghĩ đến điều họ nghĩ. Họ không hiểu rằng, để viết được mấy dòng người ta phải đọc hàng nhà sách, đốt hết cả đống thuốc lá, uống hết cả thùng cà phê. Do đó, tôi không muốn phí thời gian đối thoại vô bổ với họ.

Tôi hiểu anh Thiên Sứ vì đại cục Văn hóa Việt phải hạ mình đối thoại với họ, chứ nếu không, anh chẳng bao giờ để mắt tới họ đâu. Trí tuệ đã nông cạn thô thiển lại còn láo lếu. Tôi thì không có sứ mệnh như anh Thiên Sứ nên tôi có thể nói thẳng.

Tôi đồng ý với Pháp Vân câu này và tôi luôn thực hiện điều đó:

tôi tôn trọng quan niệm mỗi người, vì mỗi người tự có lương tâm và chịu trách nhiệm về tư tưởng của chính mình.

Thân ái !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn anh Vo Truoc đã đồng ý với tôi.

tôi tôn trọng quan niệm mỗi người, vì mỗi người tự có lương tâm và chịu trách nhiệm về tư tưởng của chính mình.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Câu "Vạn vật cõng âm và bồng dương" là một câu khẳng định.

Tôi khẳng định Mệnh đề "Vạn vật cõng âm và bồng dương" là một trong những Tiên đề (định đề) Lý học

Lấy Thân mình để nghiệm.

Vạn: hiểu là tất cả.

Vật : Các lòai trong vũ trụ càn khôn.

Cõng là động từ (tha động từ) chỉ Cõng cái gì, Cõng sau lưng, phía sau.

Bồng cũng là động từ (tha động từ) chỉ Bồng cái gì, Bồng (bế) trước mặt, phía trước.

Âm là danh từ (là từ) chỉ : sự việc, sự kiện và hiện tượng không nhìn thấy bằng mắt thường; phía sau của vật; thụ động (trực quan).

Dương là danh từ (là từ) chỉ: sự việc, sự kiện và hiện tượng nhìn thấy bằng mắt thường; phía trước của vật; chủ động (trực quan).

Tính phổ quát : Tất cả (Vạn)

Tính Hiển nhiên : Vật Cõng Âm và Bồng Dương.

Tính tất yếu : không thể không công nhận.

Kết luận : Mệnh đề "Vạn vật cõng âm và bồng dương" là một tiên đề (một trong hệ tiên đề lý học) giữ vai trò như một nguyên lý đồng nhất trong suy luận. Từ Nguyên lý này người ta luôn dựa vào nó để suy luận, diễn dịch ra Định lý l‎ý học khác.

Phapvan

Edited by Phapvan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu "Vạn vật cõng âm và bồng dương" là một câu khẳng định.

Tôi khẳng định Mệnh đề "Vạn vật cõng âm và bồng dương" là một trong những Tiên đề (định đề) Lý học

Lấy Thân mình để nghiệm.

Vạn: hiểu là tất cả.

Vật : Các lòai trong vũ trụ càn khôn.

Cõng là động từ (tha động từ) chỉ Cõng cái gì, Cõng sau lưng, phía sau.

Bồng cũng là động từ (tha động từ) chỉ Bồng cái gì, Bồng (bế) trước mặt, phía trước.

Âm là danh từ (là từ) chỉ : sự việc, sự kiện và hiện tượng không nhìn thấy bằng mắt thường; phía sau của vật; thụ động (trực quan).

Dương là danh từ (là từ) chỉ: sự việc, sự kiện và hiện tượng nhìn thấy bằng mắt thường; phía trước của vật; chủ động (trực quan).

Tính phổ quát : Tất cả (Vạn)

Tính Hiển nhiên : Vật Cõng Âm và Bồng Dương.

Tính tất yếu : không thể không công nhận.

Kết luận : Mệnh đề "Vạn vật cõng âm và bồng dương" là một tiên đề (một trong hệ tiên đề lý học) giữ vai trò như một nguyên lý đồng nhất trong suy luận. Từ Nguyên lý này người ta luôn dựa vào nó để suy luận, diễn dịch ra Định lý l‎ý học khác.

Phapvan

Phapvan thân mến!

Một khẳng định dù có các tính như Phapvan nêu như Tính phổ quát, tính hiển nhiên, tính tất yếu, ... cũng chưa có nghĩa là Tiên đề. Tiên đề là khẳng định cơ bản nhất, hiển nhiên được công nhận đúng, không là hệ quả của bất cứ khẳng địnhi nào khác. Do đó, nếu "Vạn vật cõng âm và bồng dương" là tiên đề thì dù nó có đúng, cơ bản và hiển nhiên ta còn phải khẳng định rằng, nó không là hệ quả của bất cứ một phát biểu nào khác.

Thân ái !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người phi giới tính đầu tiên trên thế giới

vnexpress.net

Norrie May-Welby, 48 tuổi, sống ở Sydney, vừa được các quan chức Australia thừa nhận là người phi giới tính, trở thành trường hợp đầu tiên trong lịch sử.

Ra đời trong hình hài một cậu bé ở Scotland, May-Welby di cư tới Australia vào năm 7 tuổi. Trải qua cuộc phẫu thuật chuyển giới ở tuổi 28, May-Welby trở thành phụ nữ, nhưng vẫn tiếp tục không hài lòng về cuộc sống của mình, vì thế "chị' quyết định ngừng điều trị hoóc môn, và sống trong trạng thái phi giới tính.

"Tôi đã không dùng hoóc môn trong 20 năm qua, vì thích để cho não bộ và cơ thể tự nhiên như nó vốn thế", May-Welby nói.

Các quan chức Sydney đã quyết định sửa lại chứng minh thư cho May-Welby, trong đó mục giới tính được ghi là "không xác định", sau khi các bác sĩ không thể làm rõ được giới tính của cơ thể người này.

May-Welby nói: "Khái niệm nam hay nữ không phù hợp với tôi. Giải pháp đơn giản nhất là chẳng xếp vào loại giới tính nào cả".

Posted Image

Chứng minh thư của May-Welby, với phần giới tính được ghi "không xác định" (Not specified)

Theo Telegraph, tổ chức Tin cậy Giới tính Anh đã chào đón thông tin này, và hy vọng các nơi trên thế giới cũng làm theo. Một phát ngôn viên của tổ chức cho biết "Nhiều người thích ý tưởng trở thành phi giới tính".

T. An

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tính chất phi giới tính của con người mới xuất hiện, và tính chất lưỡng tính của con giun vốn có trước cả lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại. Không có tác dụng minh chứng có tính sửa chữa, hiệu chỉnh hoặc phản biện gì về căn bản với khái niệm Âm Dương.

"Vạn vật cõng Âm, bồng dương" - với ngay cả con giun và người phi giới tính kia.

Share this post


Link to post
Share on other sites