songHan

SỰ CÁo Chung CỦa ThuyẾt TƯƠng ĐỐi

48 bài viết trong chủ đề này

SỰ CÁO CHUNG CỦA THUYẾT TƯƠNG ĐỐI

Một luận điểm dựa trên một thí nghiệm xác thực : sự co dãn thời gian của đồng hồ nguyên tử tỉ lệ với vận tốc chuyển động

Đối với thuyết tương đối hẹp:

Giả sử trên một toa tàu chuyển động thẳng đều, một hành khách sử dụng một đồng hồ nguyên tử để khảo sát sự rơi tự do của quả táo, anh ta nhận thấy với những vận tốc chuyển động(thẳng đều) khác nhau, gia tốc rơi của quả táo có những giá trị khác nhau và tỉ lệ với vận tốc chuyển động ( sở dĩ như vậy là do sự co dãn thời gian của đồng hồ nguyên tử), nhờ đó anh ta đã tính được vận tốc thực của toa tàu và xác định được một hệ quy chiếu tuyệt đối mà tại đó gia tốc rơi của quả táo có giá trị nhỏ nhất (tại đó đồng hồ chạy nhanh nhất)

Nếu không dựa vào đồng hồ nguyên tử thì chúng ta hãy làm thí nghiệm như sau:

Tai mặt đất, dưới toa tàu, chiếu một tia sáng hướng lên vuông góc với sàn tàu, tia sáng xuyên qua lỗ A ở sàn tàu và đập lên trần tàu tại điểm B, ta dễ dàng nhận thấy nếu tàu đứng yên, AB sẽ vuông góc với sàn tàu, nếu tàu chuyển động với vận tốc V , AB sẽ lệch với sàn tàu một góc có cos = V/c

Đối với thuyết tương đối tổng quát :

Trong một thang máy chuyển động lên trên với một gia tốc đúng bằng gia tốc rơi của một vật thể xuống mặt đất, một người sử dụng một đồng hồ nguyên tử để khảo sát sự rơi tự do của quả táo, anh ta nhận thấy giá trị đo được của gia tốc rơi tăng dần theo thời gian(bởi vận tốc của thang máy ngày càng tăng do đó sự dãn ra của đồng hồ ngày càng lớn), như vậy anh ta có thể tính được gia tốc chuyển động của thang máy và khẳng định được rằng anh ta đang bị tác dụng bởi lực quán tính chứ không phải bởi lực hấp dẫn

Nếu các bạn không chấp nhận sự chậm lại của đồng hồ nguyên tử theo vận tốc chuyển động thì hãy xét quan điểm sau của Einstein :

Thang máy chuyển động và chuyển động của nó tạo ra hiện tượng quán tính, hoặc là vũ trụ chuyển động đồng thời tạo ra trọng trường? Đó là một câu hỏi không đúng. Không hề có một chuyển động "thực", tuyệt đối nào, chỉ có sự tồn tại tương đối của thang máy và vũ trụ chuyển động tương đối đó tạo ra trọng trường được mô tả bởi các phương trình trường của thuyết tương đối tổng quát. Trọng trường có thể gọi là trường trọng lực hay trường quán tính tuỳ thuộc vào việc lực chọn hệ thống đọc số nên dùng hệ thống tính toán là thang máy thì ta có trường trọng lực. Còn nếu lấy vũ trụ làm hệ thống tính toán, thì ta có trường quán tính. Lực quán tính và lực hấp dẫn tất cả chỉ là các từ khác nhau được áp dụng cho cùng một hiện tượng. Đương nhiên coi vũ trụ là đứng yên thì đơn giản hơn và thuận tiện hơn. Trong trường hợp này không ai gọi trường bên trong thang máy là trường trọng lực. Song thuyết tương đối tổng quát lại nói rằng trường này có thể gọi là trường trọng lực, nếu chọn được hệ thống tính toán thích hợp.

Không một thí nghiệm được thực hiện bên trong thang máy có thể chứng minh "sự giả dối" của quan niệm đó.

Lần kiểm tra ấn tượng nhất lý thuyết tổng quát được tiến hành vào năm 1919 trong thời gian nhật thực toàn phần. Anhxtanh đã lập luận như sau: Nếu cái thang máy trong khoảng không giữa các vì sao đi lên phía trên với vận tốc tăng lên, thì tia sáng đi trong thang máy từ tường này đến tường kia sẽ lệch về phía dưới đồng thời chuyển động theo đường parabol. Điều đó có thể giải thích bởi lực quán tính, nhưng theo thuyết tổng quát có thể xem thang máy là hệ thống tính toán cố định và coi tỉ suất cong của tia sáng như kết quả tác động của lực hấp dẫn. Như vậy, lực hấp dẫn có thể uốn cong các tia sáng. Tỉ suất cong này quá nhỏ để có thể ghi lại từ một thí nghiệm nào đó được tiến hành trong phòng thí nghiệm, nhưng nó có thể đo được bởi các nhà thiên văn trong thời gian nhật thực toàn phần.

Có nghĩa là Einstein cho rằng ứng xử của tia sáng là như nhau khi thang máy ở tại mặt đất cũng như đang đi lên trong vũ trụ với gia tốc g.

Tại đây Einstein đã sai khi coi tỉ suất cong của tia sáng như kết quả tác động của lực hấp dẫn. và cho rằng Tỉ suất cong này quá nhỏ để có thể ghi lại từ một thí nghiệm nào đó được tiến hành trong phòng thí nghiệm

Bởi vì tại thang máy đang đi lên, điểm đến của tia sáng ( ở tường bên kia ) sẽ tuột xuống phía dưới một đoạn không luôn luôn cố định, mà tùy thuộc vào vận tốc của thang máy tại thời điểm thí nghiệm

Có nghĩa là, giả sử có một tia sáng chiếu vuông góc vào thang máy, xuyên qua lỗ A ở tường bên này và đập vào tường bên kia tại điểm B, ta dễ dàng nhận thấy AB sẽ vuông góc với tường khi thang máy đứng yên, nhưng khi thang máy luôn tăng tốc thì điểm B sẽ tuột xuống phía dưới và sẽ tuột xuống càng nhiều tại thời điểm vận tốc của thang máy càng lớn ( nếu tia sáng qua lỗ A tại thời điểm thang máy có vận tốc bằng ½ c thì AB sẽ lệch một góc hơn 30 độ so với tường)Posted Image

Và kết luận của Einstein : Không một thí nghiệm được thực hiện bên trong thang máy có thể chứng minh "sự giả dối" của quan niệm đó. Đã không thể nào đúng được

Và như vậy, nếu cái sai này được xác minh, ắt hẳn Einstein cũng sẽ rất vui mừng khi thuyết tương đối nói lời cáo chung, tạo điều kiện cho một lý thuyêt đúng đắn khác ra đời bởi ông luôn là người tìm cầu chân lý cao cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh quasar

SỰ CÁO CHUNG CỦA THUYẾT TƯƠNG ĐỐI

Một luận điểm dựa trên một thí nghiệm xác thực : sự co dãn thời gian của đồng hồ nguyên tử tỉ lệ với vận tốc chuyển động

Đối với thuyết tương đối hẹp:

Giả sử trên một toa tàu chuyển động thẳng đều, một hành khách sử dụng một đồng hồ nguyên tử để khảo sát sự rơi tự do của quả táo, anh ta nhận thấy với những vận tốc chuyển động(thẳng đều) khác nhau, gia tốc rơi của quả táo có những giá trị khác nhau và tỉ lệ với vận tốc chuyển động ( sở dĩ như vậy là do sự co dãn thời gian của đồng hồ nguyên tử), nhờ đó anh ta đã tính được vận tốc thực của toa tàu và xác định được một hệ quy chiếu tuyệt đối mà tại đó gia tốc rơi của quả táo có giá trị nhỏ nhất (tại đó đồng hồ chạy nhanh nhất)

Nếu không dựa vào đồng hồ nguyên tử thì chúng ta hãy làm thí nghiệm như sau:

Tai mặt đất, dưới toa tàu, chiếu một tia sáng hướng lên vuông góc với sàn tàu, tia sáng xuyên qua lỗ A ở sàn tàu và đập lên trần tàu tại điểm B, ta dễ dàng nhận thấy nếu tàu đứng yên, AB sẽ vuông góc với sàn tàu, nếu tàu chuyển động với vận tốc V , AB sẽ lệch với sàn tàu một góc có cos = V/c

Đối với thuyết tương đối tổng quát :

Trong một thang máy chuyển động lên trên với một gia tốc đúng bằng gia tốc rơi của một vật thể xuống mặt đất, một người sử dụng một đồng hồ nguyên tử để khảo sát sự rơi tự do của quả táo, anh ta nhận thấy giá trị đo được của gia tốc rơi tăng dần theo thời gian(bởi vận tốc của thang máy ngày càng tăng do đó sự dãn ra của đồng hồ ngày càng lớn), như vậy anh ta có thể tính được gia tốc chuyển động của thang máy và khẳng định được rằng anh ta đang bị tác dụng bởi lực quán tính chứ không phải bởi lực hấp dẫn

Nếu các bạn không chấp nhận sự chậm lại của đồng hồ nguyên tử theo vận tốc chuyển động thì hãy xét quan điểm sau của Einstein :

Thang máy chuyển động và chuyển động của nó tạo ra hiện tượng quán tính, hoặc là vũ trụ chuyển động đồng thời tạo ra trọng trường? Đó là một câu hỏi không đúng. Không hề có một chuyển động "thực", tuyệt đối nào, chỉ có sự tồn tại tương đối của thang máy và vũ trụ chuyển động tương đối đó tạo ra trọng trường được mô tả bởi các phương trình trường của thuyết tương đối tổng quát. Trọng trường có thể gọi là trường trọng lực hay trường quán tính tuỳ thuộc vào việc lực chọn hệ thống đọc số nên dùng hệ thống tính toán là thang máy thì ta có trường trọng lực. Còn nếu lấy vũ trụ làm hệ thống tính toán, thì ta có trường quán tính. Lực quán tính và lực hấp dẫn tất cả chỉ là các từ khác nhau được áp dụng cho cùng một hiện tượng. Đương nhiên coi vũ trụ là đứng yên thì đơn giản hơn và thuận tiện hơn. Trong trường hợp này không ai gọi trường bên trong thang máy là trường trọng lực. Song thuyết tương đối tổng quát lại nói rằng trường này có thể gọi là trường trọng lực, nếu chọn được hệ thống tính toán thích hợp.

Không một thí nghiệm được thực hiện bên trong thang máy có thể chứng minh "sự giả dối" của quan niệm đó.

Lần kiểm tra ấn tượng nhất lý thuyết tổng quát được tiến hành vào năm 1919 trong thời gian nhật thực toàn phần. Anhxtanh đã lập luận như sau: Nếu cái thang máy trong khoảng không giữa các vì sao đi lên phía trên với vận tốc tăng lên, thì tia sáng đi trong thang máy từ tường này đến tường kia sẽ lệch về phía dưới đồng thời chuyển động theo đường parabol. Điều đó có thể giải thích bởi lực quán tính, nhưng theo thuyết tổng quát có thể xem thang máy là hệ thống tính toán cố định và coi tỉ suất cong của tia sáng như kết quả tác động của lực hấp dẫn. Như vậy, lực hấp dẫn có thể uốn cong các tia sáng. Tỉ suất cong này quá nhỏ để có thể ghi lại từ một thí nghiệm nào đó được tiến hành trong phòng thí nghiệm, nhưng nó có thể đo được bởi các nhà thiên văn trong thời gian nhật thực toàn phần.

Có nghĩa là Einstein cho rằng ứng xử của tia sáng là như nhau khi thang máy ở tại mặt đất cũng như đang đi lên trong vũ trụ với gia tốc g.

Tại đây Einstein đã sai khi coi tỉ suất cong của tia sáng như kết quả tác động của lực hấp dẫn. và cho rằng Tỉ suất cong này quá nhỏ để có thể ghi lại từ một thí nghiệm nào đó được tiến hành trong phòng thí nghiệm

Bởi vì tại thang máy đang đi lên, điểm đến của tia sáng ( ở tường bên kia ) sẽ tuột xuống phía dưới một đoạn không luôn luôn cố định, mà tùy thuộc vào vận tốc của thang máy tại thời điểm thí nghiệm

Có nghĩa là, giả sử có một tia sáng chiếu vuông góc vào thang máy, xuyên qua lỗ A ở tường bên này và đập vào tường bên kia tại điểm B, ta dễ dàng nhận thấy AB sẽ vuông góc với tường khi thang máy đứng yên, nhưng khi thang máy luôn tăng tốc thì điểm B sẽ tuột xuống phía dưới và sẽ tuột xuống càng nhiều tại thời điểm vận tốc của thang máy càng lớn ( nếu tia sáng qua lỗ A tại thời điểm thang máy có vận tốc bằng ½ c thì AB sẽ lệch một góc hơn 30 độ so với tường)Posted Image

Và kết luận của Einstein : Không một thí nghiệm được thực hiện bên trong thang máy có thể chứng minh "sự giả dối" của quan niệm đó. Đã không thể nào đúng được

Và như vậy, nếu cái sai này được xác minh, ắt hẳn Einstein cũng sẽ rất vui mừng khi thuyết tương đối nói lời cáo chung, tạo điều kiện cho một lý thuyêt đúng đắn khác ra đời bởi ông luôn là người tìm cầu chân lý cao cả.

Giải thích của anh đúng khi nguồn sáng nằm cố định ngoài thang máy nhưng nếu nguồn sáng gắn ở thành thang máy thì tia sáng có cong không?

Anh có thể chỉ dẫn dùm liêm trinh nguyên lý hoạt động của đồng hồ nguyên tử theo cách diễn dải dễ hiểu nhất không?

Kính anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào anh quasar

Chào anh quasar

Giải thích của anh đúng khi nguồn sáng nằm cố định ngoài thang máy nhưng nếu nguồn sáng gắn ở thành thang máy thì tia sáng có cong không?

Anh có thể chỉ dẫn dùm liêm trinh nguyên lý hoạt động của đồng hồ nguyên tử theo cách diễn dải dễ hiểu nhất không?

Kính anh

Theo liêm trinh nếu có một thang máy có chiều rộng vô cùng lớn đủ để ánh sáng di chuyển từ thành gắn nguồn sáng sang thành đối diện trong 10 giây chẳng hạn và tốc độ di chuyển lên họăc xuống rất lớn thì có thể ở thành đối diện các photon ánh sáng đập vào thành đối diện theo một vệt thẳng song song với hướng chuyển động của thang máy còn đường đi của photon có cong hay không mới là vấn đề cần tìm hiểu.

Kính anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào anh quasar

Theo liêm trinh nếu có một thang máy có chiều rộng vô cùng lớn đủ để ánh sáng di chuyển từ thành gắn nguồn sáng sang thành đối diện trong 10 giây chẳng hạn và tốc độ di chuyển lên họăc xuống rất lớn thì có thể ở thành đối diện các photon ánh sáng đập vào thành đối diện theo một vệt thẳng song song với hướng chuyển động của thang máy còn đường đi của photon có cong hay không mới là vấn đề cần tìm hiểu.

Kính anh

Anh giật tít nghê quá đụng vào thuyết tương đối thần tượng khoa học coi chừng bị cộng đồng khoa học cấp giấy cho tôi với anh bị thần kinh hoang tưởng mất anh có thể đề nghị ban quản trị sửa dùm tít được không.

kính anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh quasar

Giải thích của anh đúng khi nguồn sáng nằm cố định ngoài thang máy nhưng nếu nguồn sáng gắn ở thành thang máy thì tia sáng có cong không?

Anh có thể chỉ dẫn dùm liêm trinh nguyên lý hoạt động của đồng hồ nguyên tử theo cách diễn dải dễ hiểu nhất không?

Kính anh

Bác Liêm Trinh có một câu hỏi thật chính xác, đó chính là điểm đã gây nhiều nhầm lẫn nhất

Với đèn gắn ở thành thang máy, thì : ở những vận tốc khác nhau là những tia sáng khác nhau (về phương), do đó ta chỉ có thể bắt một tia sáng từ bên ngoài thì mới đảm bảo nó luôn vuông góc với thang máy

Vì sao :

Từ đèn gắn ở thang máy: Tia sáng được tạo ra bằng cách lấy từ một nguồn sáng qua một khe hẹp hoặc qua một thấu kính hội tụ tạo thành chùm tia song song

Vì tia sáng không phụ thuộc vào chuyển động của nguồn sáng, mà khe hẹp hoặc thấu kính lại chuyển động theo thang máy cho nên chỉ có những tia sáng nào trong chùm tia của nguồn đuổi kịp (hướng đúng vào) khe hẹp hoặc thấu kính thì mới ló ra khỏi đèn, do đó, dù thang máy chuyển động thì tia ló vẫn luôn hướng đúng vào điểm đối diện ở tường bên kia nhưng có góc tới khác nhau, mà tia này thì lại không phải là tia cần dùng cho thí nghiệm.

Đó cũng là lý do vì sao không một thí nghiệm nào có thể phát hiện được chuyển động của quả đất bằng cách dùng kiểu tia sáng như vậy.

Nếu có nguồn sáng nào chỉ phát ra một tia có định hướng duy nhất mà không cần thấu kính thì mới có thể dùng được cho thí nghiệm này

Còn về nguyên lý hoạt động của đồng hồ nguyên tử thì quasar chưa chắc hiểu hơn bác cho nên bác cứ google cho chắc

Quasar

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh giật tít nghê quá đụng vào thuyết tương đối thần tượng khoa học coi chừng bị cộng đồng khoa học cấp giấy cho tôi với anh bị thần kinh hoang tưởng mất anh có thể đề nghị ban quản trị sửa dùm tít được không.

kính anh

Chào anh

Không phải là tia sáng thực sự cong, mà do gia tốc của thang máy nên cái thấy tương đối của người trong đó có cảm giác cong mà thôi, nếu chuyển động đều thì thấy là tia thẳng

Còn việc sửa tit thì tùy anh, quasar cũng xin đồng ý vậy

Quasar

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh quasar

Cái đồng hồ điện tử nó dùng sóng để kích hoạt rồi lại thu tần số bức sạ để đếm giờ vậy nếu cái hộp ấy không khử được hết sóng bên ngoài chiếu vào để dẫn đến hiện tượng tán xạ, giao thoa, triệt tiêu sóng.... thì có khi cái đồng hồ ấy vẫn có khi toi thật anh ạ. Bay càng nhanh thì nó đo thời gian càng chậm do bay nhanh thì cơ hội cho sóng kích hoạt và sóng bức xạ gặp gỡ với các sóng ở môi trường tự nhiên cao hơn anh ạ.

Kính anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấy quên cái đồng hồ nguyên tử chứ không phải là điện tử.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Liêm Trinh có một câu hỏi thật chính xác, đó chính là điểm đã gây nhiều nhầm lẫn nhất

Với đèn gắn ở thành thang máy, thì : ở những vận tốc khác nhau là những tia sáng khác nhau (về phương), do đó ta chỉ có thể bắt một tia sáng từ bên ngoài thì mới đảm bảo nó luôn vuông góc với thang máy

Vì sao :

Từ đèn gắn ở thang máy: Tia sáng được tạo ra bằng cách lấy từ một nguồn sáng qua một khe hẹp hoặc qua một thấu kính hội tụ tạo thành chùm tia song song

Vì tia sáng không phụ thuộc vào chuyển động của nguồn sáng, mà khe hẹp hoặc thấu kính lại chuyển động theo thang máy cho nên chỉ có những tia sáng nào trong chùm tia của nguồn đuổi kịp (hướng đúng vào) khe hẹp hoặc thấu kính thì mới ló ra khỏi đèn, do đó, dù thang máy chuyển động thì tia ló vẫn luôn hướng đúng vào điểm đối diện ở tường bên kia nhưng có góc tới khác nhau, mà tia này thì lại không phải là tia cần dùng cho thí nghiệm.

Đó cũng là lý do vì sao không một thí nghiệm nào có thể phát hiện được chuyển động của quả đất bằng cách dùng kiểu tia sáng như vậy.

Nếu có nguồn sáng nào chỉ phát ra một tia có định hướng duy nhất mà không cần thấu kính thì mới có thể dùng được cho thí nghiệm này

Còn về nguyên lý hoạt động của đồng hồ nguyên tử thì quasar chưa chắc hiểu hơn bác cho nên bác cứ google cho chắc

Quasar

Ở thời điểm hiện nay, đồng hồ nguyên tử là công cụ đo thời gian chính xác nhất, bằng cách đếm số lần nguyên tử caesium nhảy đi nhảy lại giữa các mức năng lượng khác nhau theo tần số vi sóng. Chiếc đồng hồ nguyên tử chính xác nhất hiện nay thuộc quyền sở hữu của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST). Nó hoạt động trên cùng nguyên tắc cơ bản của những đồng hồ nguyên tử vi sóng từ những năm 1950, nhưng sử dụng ánh sáng quang học tần số cao hơn, do vậy chính xác hơn.

Tác giả của chiếc đồng hồ này cho biết đã sản xuất ra nó dựa trên tần số quang học của một ion thuỷ ngân được làm nguội (một nguyên tử thuỷ ngân thiếu một electron) nối liền với máy tạo dao động laser. Tổ hợp này hoạt động giống như quả lắc của đồng hồ truyền thống để tạo ra tiếng "tích, tắc" cho đồng hồ. Tuy nhiên, nếu mỗi giây đồng hồ truyền thống tạo ra được một âm thanh "tích, tắc" thì đồng hồ nguyên tử tạo được 1.064 triệu tỉ tiếng. Nhờ thế, độ chính xác của đồng hồ tăng lên cực cao.

------------------------------------------------------------------------------------------------

với kỹ thuật tiên tiến như ngày nay, hy vọng những lo ngại của bác LiêmTrinh sẽ không xảy ra

Kính

Quasar

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một luận điểm dựa trên một thí nghiệm xác thực : sự co dãn thời gian của đồng hồ nguyên tử tỉ lệ với vận tốc chuyển động

Xin anh Quasar xác minh giùm một điều: Có phải việc đồng hồ nguyên tử chạy châm lại khi vận tốc của nó tăng lên đã được khẳng định bằng thực nghiệm ?

Cám ơn anh !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin anh Quasar xác minh giùm một điều: Có phải việc đồng hồ nguyên tử chạy châm lại khi vận tốc của nó tăng lên đã được khẳng định bằng thực nghiệm ?

Cám ơn anh !

16/11/2007

Ai cũng biết Thuyết tương đối hẹp nổi tiếng của Albert Einstein đã chỉ ra rằng thời gian bị trôi chậm lại trong một hệ quy chiếu chuyển động, và một lần nữa các nhà nghiên cứu lại xác nhận điều này bằng các kết quả thí nghiệm chính xác gấp 10 lần so với các kết quả đã từng thực hiện trước đó. Các kết quả này được khẳng định bởi một nhóm các nhà khoa học đến từ Đức và Canada, những người đã ghi lại chính xác thời gian trong một "tích tắc" mà các ion Lithium va chạm xung quanh một vòng ở vận tốc xấp xỉ vận tốc ánh sáng.

Khi ta đặt hai đồng hồ cạnh nhau, nếu chúng có cùng độ chính xác thì chúng phải luôn chỉ cùng một thời gian. Tuy nhiên, khi một chiếc chuyển động nhanh, quan sát viên đứng bên cạnh chiếc đồng hồ đứng yên có thể quan sát thấy chiếc đồng hồ này bị chạy chậm đi. Đó là hiệu ứng co giãn thời gian được tiên đoán bởi Albert Einstein trong líthuyết tương đốihẹp được xuất bản từ năm 1905, và đã từng được kiểm chứng rất nhiều lần. Lần kiểm chứng đầu tiên được tiến hành vào năm 1938 bởi thí nghiệm của Herbert Ives và G.R. Stillwell với sai số 1% so với tiên đoán, và lần gần đây nhất được kiểm chứng bởi hệ thống đồng hồ nguyên tử trên Trái đất với sự hỗ trợ của hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GPS).

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn không ngừng tiến hành các đo đạc để kiểm chứng sự lệch thời gian theo lí thuyết này. Ví dụ như các nhà khoa học cố gắng tìm sự lí giải cho câu hỏi tại sao lại có nhiều vật chất hơn là phản vật chất trong vũ trụ dẫn đến việc vi phạm định lí CPT*, đã phát biểu rằng các định luật vật lí luôn giữ nguyên tính chất nếu các điện tính, tính chẵn lẻ và tính chất đảo thời gian của một hạt đều cùng nhau đảo ngược. Sự vi phạm CPT có thể được "thanh minh" bởi sự vượt quá của các vật chất thông thường có thể quan sát được, nhưng cũng có thể dẫn đến việc những phương trình dưới Mô hình chuẩn của vật lí hạt được dựa trên lí thuyết tương đối hẹp là chưa hoàn toàn đầy đủ.

http://images.iop.org/objects/physicsweb/n...13/Facility.jpg

Hình 1. Hệ thống vòng từ trong thí nghiệm tại Max Planck Institute for Nuclear Physics in Heidelberg.

Theo những kết quả vừa công bố trên Nature Physics advance o¬nline publication, các thí nghiệm đã được tiến hành bởi Gerald Gwinner (Đại học Manitoba, Canada) cùng với các đồng nghiệp từ nhiều nơi ở Đức đã chỉ ra rằng không có sự sai lệch nào của thuyết tương đối hẹp hay vật lí dưới Mô hình chuẩn. Để kiểm chứng lí thuyết tương đối hẹp, nhóm đã cải tiến kỹ thuật quang phổ laser bão hòa để đo sự co giãn thời gian của một nhóm các nguyên tử Li-7 được bơm tới vận tốc cao vào một vòng bẫy từ trường đặt tại Viện Vật lí Hạt nhân Max Planck ở Heidelberg (Đức). Khi ở trạng thái đứng yên đối với quan sát viên, Li-7 có sự chuyển mức điện tử giữa các mức năng lượng và luôn phát ra ở tần số 546 THz, tương ứng như một "tích tắc". Trên nguyên tắc, sự co giãn thời gian thời gian với tần số này đối với nguyên tử Li-7 chuyển động có thể được phát hiện nhờ sự chiếu sáng với một tia laser từ phía sau. Trên thực tế, nhóm các ion Li trong vòng từ không hoàn toàn có cùng một vận tốc và điều này dẫn đến sự hạn chế về độ chính xác của phép đo.

Để loại bỏ sự hạn chế về độ chính xác này, nhóm đã sử dụng một chùm laser thứ hai hướng vào các ion. Mặc dù chùm laser này cũng gây ra sự phát quang đối với các iôn, nhưng ở tại trung tâm của sự phân bố vận tốc lại nhận được nhiều các photon đến nỗi mà tính chất phát quang của chúng bị bão hòa dẫn đến việc tạo ra một độ nghiêng địa phương trong quang phổ và do đó chỉ các iôn có cùng một vận tốc được ghi nhận.

http://thienvanhoc.org/news/images/stories...ncuu/Tuning.jpg

Hình 2. Các nhà nghiên cứu bên hệ ghi phổ laser.

Gwinner cùng các đồng nghiệp đã ghi lại tích 2 tần số laser, mà theo lí thuyết tương đối hẹp sẽ phải bằng bình phương tần số phát ra từ iôn Li-7 ở trạng thái đứng yên. Tuy nhiên tần số chuyển mức này chưa được xác định với một độ chính xác đủ mức như họ cần thiết nên các nhà nghiên cứu đã lặp lại thí nghiệm với các iôn Li-7 di chuyển với vận tốc chỉ là 3% và 6,4% vận tốc ánh sáng và kiểm tra lại tích này một lần nữa.

Đúng như các nhà nghiên cứu trông đợi, kết quả đưa đến sự phù hợp với độ chính xác rất cao (sai số nhỏ dưới 8,4.10-8), vượt xa 10 lần so với các kiểm chứng từ hệ thống GPS trước đó. "Có nghĩa là ở mức độ rất nhạy cảm của thí nghiệm này, ta có thêm bằng chứng để nói rằng vật lí trong Mô hình chuẩn thực ra chưa đủ để mô ta mọi thứ" - Gwinner nói với Physicsworld.com

Vạn lý Độc hành - www.vatlyvietnam.org (Theo Physicsworld.com)

................................................................................

.....................

ngoài ra anh vẫn có thể tìm thêm nhiều nghiên cứu khác nữa

quasar

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhiều khi cháu thắc mắc tự hỏi không biết đó là do đồng hồ bị "co" (nghĩa là đồng hồ hoạt động không còn chính xác/ bị nhiễu,...) khi ở tốc độ cao hay thực sự là thời gian "co". Đúng là 2 đồng hồ đều chính xác, nhưng chúng chỉ đảm bảo cùng chỉ chính xác trong cùng một điều kiện. Ở điều kiện khác nhau, điều gì sẽ đảm bảo sự hoạt động tin cậy 100% của chúng?

Vì mong muốn được học hỏi, nếu có gì sai sót mong các chú bỏ qua...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Quasa thân mến.

Bác Liêm Trinh viết là anh giật tít "ghê" quá có thể bị "cộng đồng khoa học thế giới" phản bác. Con người tôi rất kính trọng với những nhà khoa học. Nhưng bị ấn tượng với thuật ngữ "công đồng khoa học thế giới", do nhóm có quan điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt dùng thuật ngữ này, lôi kéo họ đồng quan điểm với nhóm đó. Bởi vậy, cá nhân tôi không ý kiến gì với cái tít của anh.

Tuy nhiên, về khách quan, tôi suy ngẫm mối liên hệ giữa Lý học Đông phương - "Bản chất của Thái cực" theo cách hiểu của riêng tôi - với thuyết Tương đối thì tôi lại thấy nó có sự trùng hợp bởi một suy diễn hợp lý.

------------------------------

LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG VÀ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI.

Anh Quasa và quí vị quan tâm thân mến.

Tôi vốn có thói quen, khi xem các sách nghiên cứu, các công trình khoa học thì chỉ xem các ý chính và lướt qua nhiều chi tiết. Bởi vậy, cách hiểu của tôi về thuyết tương đối dưới đây có thể sai. Và nếu nó sai thì bài viết này không có giá trị.

1 - Tôi hiểu một yếu tố quan trọng, cấu thành nên thuyết Tương Đối như sau:

Nếu vận tốc bằng tốc độ ánh sáng thì không gian và thời gian co lại.

Từ cách hiểu trên, tôi cho rằng: Nếu tốc độ vũ trụ lớn hơn tốc độ ánh sáng và đạt tới tốc độ tuyệt đối thì đó chính là Thái cực. Như vậy thuyết tương đối đúng trong điều kiện của nó và là một thành tố trong phạm trù Lý học Đông phương.

Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - quán xét vạn hữu trong vũ trụ trên cơ sở tốc độ vũ trụ = /0/.

2 - Tôi cũng hiểu rằng:

Thuyết Tương đối coi tốc độ ánh sáng là tốc độ giới hạn của vũ trụ.

Tôi chỉ không tán thành luận điểm này và đã trình bày ở nhiều topic trong diễn đàn này.

Nếu cách hiểu của tôi về thuyết Tương Đối sai - cả hai vấn đề, hoặc một trong hai - thi bài viết này không có giá trị phản biện anh Quasa. Nếu đúng - cả hai hoặc chỉ một - thì xin được nghe ý kiến của anh.

Xin cảm ơn anh Quasa và quí vị quan tâm.

.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi xin bổ xung thêm một suy diễn của tôi qua cách hiểu 2 của tôi với thuyết Tương đối:

2 - Tôi cũng hiểu rằng:

Thuyết Tương đối coi tốc độ ánh sáng là tốc độ giới hạn của vũ trụ.

Tôi chỉ không tán thành luận điểm này và đã trình bày ở nhiều topic trong diễn đàn này.

Nếu cách hiểu của tôi về thuyết Tương Đối sai - cả hai vấn đề, hoặc một trong hai - thi bài viết này không có giá trị phản biện anh Quasa. Nếu đúng - cả hai hoặc chỉ một - thì xin được nghe ý kiến của anh.

Xin cảm ơn anh Quasa và quí vị quan tâm.

Tôi suy diễn và cho rằng: Với những phương tiện khoa học, dù tinh vi đến đâu thì con người vẫn phải quan sát các hiện tượng qua các phương tiện đó bằng mắt. Tức là họ bị giới hạn nhận thức bởi tốc độ ánh sáng. Một giả thiết rằng: Nếu con người có những phương tiện - tự nhiên, hoặc nhân tạo - nhận thức được sự tác động lớn hơn tốc độ ánh sáng thì họ sẽ nhận thức được những thực tại nào đang tồn tại?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn anh Quasar rất nhiều vì câu trả lời.

Tôi xin hỏi thêm một chút.

Khoa học có lý giải tại sao mà vận tốc lại làm co không thời gian hay coi đó như một hệ quả của tiên đề vận tốc ánh sáng trong chân không bằng c = const đối với mọi hệ qui chiếu ?

Sở dĩ tôi làm phiền anh bằng những câu hỏi đó là vì tôi cũng đang nghiên cứu nhìn môn vật lý hiện đại dưới giác độ học thuyết ADNH và phải trả lời những câu hỏi như thế. Kết quả bước đầu cũng tạm ổn. Tôi muốn so sánh kết quả của tôi trong nghiên cứu đó với quan điểm chính thống của khoa học trong những vấn đề như thế. Vì anh là nhà khoa học được đào tạo bài bản về Vật lý, nên rất mong anh giúp xác nhận những câu hỏi đó.

Chân thành cám ơn anh !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta hãy cùng tham khảomột đoạn trích từ 'thuyết tương đối cho mọi người':

Bây giờ chúng ta có thể xem xét hiện tượng co rút Lorenxơ - Phitxojeral của thuyết tương đối hẹp từ quan điểm mới: từ quan điểm của Mincopxki, nói một cách khác là từ quan điểm của nhà bác học bốn chiều của chúng ta. Như chúng ta đã thấy khi hai còn tàu vũ trụ đi sát bên nhau trong trạng thái chuyển động tương đối, người quan sát trên mỗi con tàu phát hiện ra những thay đổi nào đó hình dạng của con tàu kia, cũng như những thay đổi tốc độ của đồng hồ trên con tàu khác. Điều đó xảy ra do nguyên nhân rằng không gian và thời gian không phải là những đại lượng tuyệt đối không phụ thuộc lẫn nhau. Chúng giống như người ta vẫn thường nói, là hình chiếu của các đối tượng không gian thời gian. Nếu đặt cuốn sách đối diện với nguồn sáng và chiếu bóng nó lên thành hai chiều thì khi xoay cuốn sách, có thể thay đổi bóng của nó. Ở vị trí này, bóng của cuốn sách là một hình chữ nhật rộng, ở vị trí khác lại là hình chữ nhật hẹp. Bản thân cuốn sách không thay đổi hình dạng chỉ có cái bóng hai chiều của nó thay đổi mà thôi. Bằng cách tương tự người quan sát nhìn thẳng cấu trúc bốn chiều, chẳng hạn một con tàu vũ trụ trong những hình chiếu ba chiều khác nhau tùy thuộc vào điều là nó chuyển động như thế nào với con tàu. Trong một số trường hợp hình chiếu choán nhiều không gian hơn và ít thời gian hơn, trong các trường hợp khác thì ngược lại. Những thay đổi anh ta quan sát được trong các sơ đồ không gian và thời gian của con tàu khác, có thể giải thích là sự "đảo" con tàu trong không - thời gian dẫn đến sự thay đổi hình chiếu của nó đối với không gian và thời gian. Chính Mincopxki đã có ý như vậy khi (năm 1908) ông bắt đầu bài giảng nổi tiếng tại đại hội lần thứ 80 của hội các nhà khoa học tự nhiên và vật lý học của Đức. Bài giảng này đã được công bố trong cuốn sách "Nguyên lý tương đối" của Anbe Anhxtanh và những người khác. Không có một cuốn sách phổ biến nào về thuyết tương đối là hoàn hảo mà không có trích dẫn từ bài giảng của Mincopxki:

"Các quan điểm về không gian và thời gian mà tôi muốn trình bày trước các bạn đã được phát triển trên cơ sở của vật lý thực nghiệm và đó là sức mạnh của chúng".

Chúng thật là cơ bản. Từ nay bản thân không gian và bản thân thời gian đều được thể hiện trong các hình dáng đơn giản và chỉ có sự thống nhất nào đó của cả hai mới giữ gìn một thực tế độc lập.

Từ đó hiểu ra rằng cấu trúc không - thời gian, cấu trúc bốn chiều của con tàu vũ trụ vẫn là bền vững và không thay đổi giống như trong vật lý cổ điển. Ở đây có sự khác biệt căn bản giữa lý thuyết co rút đã bị bác bỏ của Lorenxơ và lý thuyết co rút của Anhxtan. Đối với Lorenxơ sự co rút là co rút thực tế của vật thể ba chiều. Đối với Anhxtanh vật thể thực tế là vật thể bốn chiều không bị thay đổi. Hình chiếu ba chiều của nó và thời gian có thể thay đổi, nhưng con tàu bốn chiều trong không gian thời gian là không thay đổi.

Đó là một minh chứng khác cho thấy tuyết tương đối đã chấp nhận những tuyệt đối mới. Hình dạng bốn chiều của vật thể rắn là tuyệt đối và không thay đổi. Tương tự như vậy, khoảng cách bốn chiều giữa hai sự kiện trong không gian thời gian là khoảng cách tuyệt đối.

--------------------------------------------------------------------------

Qua trên ta hãy để ý:

Ở đây có sự khác biệt căn bản giữa lý thuyết co rút đã bị bác bỏ của Lorenxơ và lý thuyết co rút của Anhxtanh. Đối với Lorenxơ sự co rút là co rút thực tế của vật thể ba chiều. Đối với Anhxtanh vật thể thực tế là vật thể bốn chiều không bị thay đổi. Hình chiếu ba chiều của nó và thời gian có thể thay đổi, nhưng con tàu bốn chiều trong không gian thời gian là không thay đổi.

Như vậy thuyết tương đối không chấp nhận một sự co rút thật sự nào cả bởi tất cả chuyển động chỉ là tương đối

Nếu hiểu như vậy thì không biết có tương tác gì với ý thứ nhất của anh Thiên Sứ không, còn ý thứ hai thì quasar không có ý kiến gì

@Votruoc

Tôi cũng cho rằng đó là hệ quả của tiên đề vận tốc ánh sáng trong chân không bằng c = const đối với mọi hệ qui chiếu

Và đó cũng là cái thắc mắc chính đáng của Mieumap

Trước mắt thì ta chỉ thấy đồng hồ có co dãn, còn thời gian có co dãn hay không thì là một vấn đề hoàn toàn khác

Do đó, những thí nghiệm về sự co dãn của thời gian bằng đồng hồ nguyên tử đã vô tình là một bằng chứng khiến cho người ta phải xét lại thuyêt tương đối

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhiều khi cháu thắc mắc tự hỏi không biết đó là do đồng hồ bị "co" (nghĩa là đồng hồ hoạt động không còn chính xác/ bị nhiễu,...) khi ở tốc độ cao hay thực sự là thời gian "co". Đúng là 2 đồng hồ đều chính xác, nhưng chúng chỉ đảm bảo cùng chỉ chính xác trong cùng một điều kiện. Ở điều kiện khác nhau, điều gì sẽ đảm bảo sự hoạt động tin cậy 100% của chúng?

Vì mong muốn được học hỏi, nếu có gì sai sót mong các chú bỏ qua...

Chào anh Miêu mập,

Daretolead nghĩ anh có thể đọc thêm ở đây: http://www.quangduc.com/khoahoc/05tuongdoi.html

và đọc thêm ở đây http://vietsciences.free.fr/ vào mục "danh ngôn và giai thoại", tìm đến mục Einstein.

Daretolead cũng chỉ mới đọc để tìm hiểu thêm nhưng cũng chưa nắm rõ ràng vì dài quá.

Để trả lời câu hỏi của anh, anh cần phải thật hiểu thế nào là tương đối. Nếu đã hiểu thuyết tương đối thì sẽ không còn cái tuyệt đối để mà so sánh hệ quy chiếu nào là chính xác hơn hệ quy chiếu nào. Một người đứng trên tàu vũ trụ cũng sẽ hỏi y chang như anh hỏi về cái đồng hồ mà anh đang dùng nếu người này không biết về thuyết tương đối. :rolleyes:

Chúc anh thấy được điều tuyệt vời khi đọc về thuyết tương đối qua các tài liệu trên.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng ! tôi đã hiểu thêm được nhiều về các quan điểm của khoa học hiện đại.

Chỉ tiếc rằng với con mắt của tôi nhìn qua cặp kính ADNH thì nó lại hơi khác.

Nếu tôi viết ra chắc chắn sẽ bị phản ứng dữ lắm. Do đó, tôi phải hoàn thiện nghiên cứu hơn cho kín cạnh thì mới dám viết.

Cám ơn Quasar !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi xin bổ xung thêm một suy diễn của tôi qua cách hiểu 2 của tôi với thuyết Tương đối:

Tôi suy diễn và cho rằng: Với những phương tiện khoa học, dù tinh vi đến đâu thì con người vẫn phải quan sát các hiện tượng qua các phương tiện đó bằng mắt. Tức là họ bị giới hạn nhận thức bởi tốc độ ánh sáng. Một giả thiết rằng: Nếu con người có những phương tiện - tự nhiên, hoặc nhân tạo - nhận thức được sự tác động lớn hơn tốc độ ánh sáng thì họ sẽ nhận thức được những thực tại nào đang tồn tại?

Tôi đặt vấn đề rõ hơn rằng:

"Phải chăng: Chính tốc độ ánh sáng là giới hạn trực quan của con người khi nhận xét mọi hiện tượng?".

Vậy nếu chúng ta muốn có một nhận thức vượt trội thì cần một tốc độ nhận thức vượt lên trên tốc độ ánh sáng. Phương tiện đó là gì? Phải chăng đó chính là sự suy nghiệm trên cơ sở trực quan nhận thức được bởi giới hạn của tốc độ ánh sáng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta hãy cùng tham khảomột đoạn trích từ 'thuyết tương đối cho mọi người':

Bây giờ chúng ta có thể xem xét hiện tượng co rút Lorenxơ - Phitxojeral của thuyết tương đối hẹp từ quan điểm mới: từ quan điểm của Mincopxki, nói một cách khác là từ quan điểm của nhà bác học bốn chiều của chúng ta. Như chúng ta đã thấy khi hai còn tàu vũ trụ đi sát bên nhau trong trạng thái chuyển động tương đối, người quan sát trên mỗi con tàu phát hiện ra những thay đổi nào đó hình dạng của con tàu kia, cũng như những thay đổi tốc độ của đồng hồ trên con tàu khác. Điều đó xảy ra do nguyên nhân rằng không gian và thời gian không phải là những đại lượng tuyệt đối không phụ thuộc lẫn nhau. Chúng giống như người ta vẫn thường nói, là hình chiếu của các đối tượng không gian thời gian. Nếu đặt cuốn sách đối diện với nguồn sáng và chiếu bóng nó lên thành hai chiều thì khi xoay cuốn sách, có thể thay đổi bóng của nó. Ở vị trí này, bóng của cuốn sách là một hình chữ nhật rộng, ở vị trí khác lại là hình chữ nhật hẹp. Bản thân cuốn sách không thay đổi hình dạng chỉ có cái bóng hai chiều của nó thay đổi mà thôi. Bằng cách tương tự người quan sát nhìn thẳng cấu trúc bốn chiều, chẳng hạn một con tàu vũ trụ trong những hình chiếu ba chiều khác nhau tùy thuộc vào điều là nó chuyển động như thế nào với con tàu. Trong một số trường hợp hình chiếu choán nhiều không gian hơn và ít thời gian hơn, trong các trường hợp khác thì ngược lại. Những thay đổi anh ta quan sát được trong các sơ đồ không gian và thời gian của con tàu khác, có thể giải thích là sự "đảo" con tàu trong không - thời gian dẫn đến sự thay đổi hình chiếu của nó đối với không gian và thời gian. Chính Mincopxki đã có ý như vậy khi (năm 1908) ông bắt đầu bài giảng nổi tiếng tại đại hội lần thứ 80 của hội các nhà khoa học tự nhiên và vật lý học của Đức. Bài giảng này đã được công bố trong cuốn sách "Nguyên lý tương đối" của Anbe Anhxtanh và những người khác. Không có một cuốn sách phổ biến nào về thuyết tương đối là hoàn hảo mà không có trích dẫn từ bài giảng của Mincopxki:

"Các quan điểm về không gian và thời gian mà tôi muốn trình bày trước các bạn đã được phát triển trên cơ sở của vật lý thực nghiệm và đó là sức mạnh của chúng".

Chúng thật là cơ bản. Từ nay bản thân không gian và bản thân thời gian đều được thể hiện trong các hình dáng đơn giản và chỉ có sự thống nhất nào đó của cả hai mới giữ gìn một thực tế độc lập.

Từ đó hiểu ra rằng cấu trúc không - thời gian, cấu trúc bốn chiều của con tàu vũ trụ vẫn là bền vững và không thay đổi giống như trong vật lý cổ điển. Ở đây có sự khác biệt căn bản giữa lý thuyết co rút đã bị bác bỏ của Lorenxơ và lý thuyết co rút của Anhxtan. Đối với Lorenxơ sự co rút là co rút thực tế của vật thể ba chiều. Đối với Anhxtanh vật thể thực tế là vật thể bốn chiều không bị thay đổi. Hình chiếu ba chiều của nó và thời gian có thể thay đổi, nhưng con tàu bốn chiều trong không gian thời gian là không thay đổi.

Đó là một minh chứng khác cho thấy tuyết tương đối đã chấp nhận những tuyệt đối mới. Hình dạng bốn chiều của vật thể rắn là tuyệt đối và không thay đổi. Tương tự như vậy, khoảng cách bốn chiều giữa hai sự kiện trong không gian thời gian là khoảng cách tuyệt đối.

--------------------------------------------------------------------------

Qua trên ta hãy để ý:

Ở đây có sự khác biệt căn bản giữa lý thuyết co rút đã bị bác bỏ của Lorenxơ và lý thuyết co rút của Anhxtanh. Đối với Lorenxơ sự co rút là co rút thực tế của vật thể ba chiều. Đối với Anhxtanh vật thể thực tế là vật thể bốn chiều không bị thay đổi. Hình chiếu ba chiều của nó và thời gian có thể thay đổi, nhưng con tàu bốn chiều trong không gian thời gian là không thay đổi.

Như vậy thuyết tương đối không chấp nhận một sự co rút thật sự nào cả bởi tất cả chuyển động chỉ là tương đối

Nếu hiểu như vậy thì không biết có tương tác gì với ý thứ nhất của anh Thiên Sứ không, còn ý thứ hai thì quasar không có ý kiến gì

@Votruoc

Tôi cũng cho rằng đó là hệ quả của tiên đề vận tốc ánh sáng trong chân không bằng c = const đối với mọi hệ qui chiếu

Và đó cũng là cái thắc mắc chính đáng của Mieumap

Trước mắt thì ta chỉ thấy đồng hồ có co dãn, còn thời gian có co dãn hay không thì là một vấn đề hoàn toàn khác

Do đó, những thí nghiệm về sự co dãn của thời gian bằng đồng hồ nguyên tử đã vô tình là một bằng chứng khiến cho người ta phải xét lại thuyêt tương đối

Anh quasa thân mến.

Như vậy - với sự dẫn chứng của anh thì tôi có thể hiểu rằng:

Thuyết tương đối của Anhxtanh cho rằng: Khi một vật thể vận động với tốc độ ánh sáng thì chúng không thay đổi về không gian mà vật thể đó chiếm chỗ và các tác nhân của nó với thời gian?

Cách hiểu đó có đúng không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh quasar

Từ đó hiểu ra rằng cấu trúc không - thời gian, cấu trúc bốn chiều của con tàu vũ trụ vẫn là bền vững và không thay đổi giống như trong vật lý cổ điển. Ở đây có sự khác biệt căn bản giữa lý thuyết co rút đã bị bác bỏ của Lorenxơ và lý thuyết co rút của Anhxtan. Đối với Lorenxơ sự co rút là co rút thực tế của vật thể ba chiều. Đối với Anhxtanh vật thể thực tế là vật thể bốn chiều không bị thay đổi. Hình chiếu ba chiều của nó và thời gian có thể thay đổi, nhưng con tàu bốn chiều trong không gian thời gian là không thay đổi.

Đó là một minh chứng khác cho thấy tuyết tương đối đã chấp nhận những tuyệt đối mới. Hình dạng bốn chiều của vật thể rắn là tuyệt đối và không thay đổi. Tương tự như vậy, khoảng cách bốn chiều giữa hai sự kiện trong không gian thời gian là khoảng cách tuyệt đối.

--------------------------------------------------------------------------

Qua trên ta hãy để ý:

Ở đây có sự khác biệt căn bản giữa lý thuyết co rút đã bị bác bỏ của Lorenxơ và lý thuyết co rút của Anhxtanh. Đối với Lorenxơ sự co rút là co rút thực tế của vật thể ba chiều. Đối với Anhxtanh vật thể thực tế là vật thể bốn chiều không bị thay đổi. Hình chiếu ba chiều của nó và thời gian có thể thay đổi, nhưng con tàu bốn chiều trong không gian thời gian là không thay đổi.

Như vậy thuyết tương đối không chấp nhận một sự co rút thật sự nào cả bởi tất cả chuyển động chỉ là tương đối

Cám ơn anh quasar đã trích dẫn những lý giải mới

Nếu đúng vật thể co lại khi vận tốc lớn như lý thuyết của lorenxơ thì cũng hơi kỳ lạ bởi sự co này chắc chắn các vât thể sẽ co về tâm vật thể,điều đó đồng nghĩa với việc các thiết bị bay với vận tốc lớn xẽ không có cái nào an toàn cả vì khi thiết bị bay đạt vận tốc lớn các linh kiện lắp rắp lên thiết bị bỗng co lại và chẳng cái nào ăn khớp với cái nào nữa và tai họa sẽ có thể sảy ra với thiết bị nhưng thực tiễn các thiết bị bay càng ngày càng được chế tạo với vận tốc lớn hơn mà vẫn an toàn. Co giãn do nhiệt thì còn có thể chống được bằng cách nhiệt, làm mát, chọn vật liệu có hệ số giãn nở nhỏ chứ co dãn theo cụ Lorenxơ nếu có thì hết đường chống đỡ.

Kính anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh quasa thân mến.

Như vậy - với sự dẫn chứng của anh thì tôi có thể hiểu rằng:

Thuyết tương đối của Anhxtanh cho rằng: Khi một vật thể vận động với tốc độ ánh sáng thì chúng không thay đổi về không gian mà vật thể đó chiếm chỗ và các tác nhân của nó với thời gian?

Cách hiểu đó có đúng không?

Anh Thiên Sứ thân mến

Mặc dù không chuyên sâu lắm nhưng quasar cũng hiểu đại loại giống như vậy

chẳng hạn khi toàn bộ vũ trụ này bỗng nhiên chuyển động theo một hướng với vận tốc bằng c thì thuyết tương đối cho rằng điều đó không có nghĩa gì cả,trừ khi nó để lại đằng sau một hành tinh đứng yên để có đối tượng so sánh vận tốc với nó, và trong cả hai trường hợp -theo TTĐ- vạn vật trong vũ trụ lúc đó vẫn không cảm thấy có gì thay đổi cả trừ cái hành tinh bị bỏ lại đằng sau bị dẹp lại như tờ giấy và hoàn toàn bất động, nhưng người trên hành tinh này lại có cảm giác đối lại giống y như vậy, và tất cả chỉ là tương đối.

Không biết quasar hiểu như vậy có đúng không , xin các cao nhân chỉ giáo.

Thân chào

quasar

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến

Mặc dù không chuyên sâu lắm nhưng quasar cũng hiểu đại loại giống như vậy

chẳng hạn khi toàn bộ vũ trụ này bỗng nhiên chuyển động theo một hướng với vận tốc bằng c thì thuyết tương đối cho rằng điều đó không có nghĩa gì cả,trừ khi nó để lại đằng sau một hành tinh đứng yên để có đối tượng so sánh vận tốc với nó, và trong cả hai trường hợp -theo TTĐ- vạn vật trong vũ trụ lúc đó vẫn không cảm thấy có gì thay đổi cả trừ cái hành tinh bị bỏ lại đằng sau bị dẹp lại như tờ giấy và hoàn toàn bất động, nhưng người trên hành tinh này lại có cảm giác đối lại giống y như vậy, và tất cả chỉ là tương đối.

Không biết quasar hiểu như vậy có đúng không , xin các cao nhân chỉ giáo.

Thân chào

quasar

Daretolead thấy nếu bác quasar còn hỏi như trên thì có lẽ nên đề nghị quản trị diễn đàn đổi tên topic cho phù hợp hơn như bác Liêm Trinh đã có đề nghị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào anh quasar

Anh Thiên Sứ thân mến

Mặc dù không chuyên sâu lắm nhưng quasar cũng hiểu đại loại giống như vậy

chẳng hạn khi toàn bộ vũ trụ này bỗng nhiên chuyển động theo một hướng với vận tốc bằng c thì thuyết tương đối cho rằng điều đó không có nghĩa gì cả,trừ khi nó để lại đằng sau một hành tinh đứng yên để có đối tượng so sánh vận tốc với nó, và trong cả hai trường hợp -theo TTĐ- vạn vật trong vũ trụ lúc đó vẫn không cảm thấy có gì thay đổi cả trừ cái hành tinh bị bỏ lại đằng sau bị dẹp lại như tờ giấy và hoàn toàn bất động, nhưng người trên hành tinh này lại có cảm giác đối lại giống y như vậy, và tất cả chỉ là tương đối.

Không biết quasar hiểu như vậy có đúng không , xin các cao nhân chỉ giáo.

Thân chào

quasar

Hình như trong thuyết tương đối vấn đề là hệ thống quy chiếu lắp vào đâu.Nếu toàn bộ vũ trụ chuyển động thì hệ quy chiếu lắp vào đâu trong vũ trụ thì theo TTĐ vũ trụ chẳng có gì thay đổi cả. Nhưng nếu có một hành tinh không chuyển động theo vũ trụ thì khi lắp hệ quy chiếu vào hành tinh đó hay vào vũ trụ thì có lời giải và nếu chuyển động bằng vận tốc ánh sáng thì theo cụ lorenxơ thì khối lượng của vũ trụ hay hành tinh đó là vô cùng lớn và kích thước sẽ là một điều không tưởng bằng không.Phải chăng đây chính là bất hợp lý của công thức tính toán theo tư duy toán học thông thường.Như vậy vật chất thông thường vĩnh viễn không bao giờ chuyển động bằng vận tốc ánh sáng được và sẽ có một giới hạn nào đó để đảm bảo vật chất chuyển động mà vận giữ nguyên cấu tạo vi mô,lớn hơn giới hạn đó thì cấu tạo vi mô có thể bi phá huỷ,khi muốn chuyển động được bằng vận tốc ánh sáng bắt buộc vật chất phải chuyển hóa thành năng lượng theo công thức E=M.C.C

Liêm trinh cũng mới chú ý học TTĐ được khoảng vài tháng nay bàn sằng vài câu có gì mong anh và các cao nhân vật lý-toán chỉ dậy.

Kính anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Daretolead thấy nếu bác quasar còn hỏi như trên thì có lẽ nên đề nghị quản trị diễn đàn đổi tên topic cho phù hợp hơn như bác Liêm Trinh đã có đề nghị.

xin ghi nhận và thành thật xin lỗi vì những lời không phải với bạn trước đây

thân chào

quasar

Share this post


Link to post
Share on other sites