Posted 29 Tháng 3, 2010 Anh Vo Trước ah. Đúng là tôi có cái tật xem lướt những ý chính. Trang 7 của topic "Tâm vũ trụ" có một bài nhắc đến tôi và ....bị chê. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...amp;#entry74943 Trong khi đó ông Đỗ Xuân Thọ lại không nhận thấy sự trùng hợp giữa những ý tưởng của Lý học Đông phương - qua cái nhìn của tôi - có nhiều trùng hợp với ông ta. Còn tôi thì tôi nhận thấy ngay điều này. Bài viết của ông Thọ không giải thích sự khởi nguyên vũ trụ, mà đặt vấn đề về một khái niệm gọi là "Tâm Vũ trụ" với mối liên hệ với các đối tượng vật chất trong vũ trụ. Còn tôi thì căn cứ vào những cái đã có sẵn - Lý học Đông phương - giải thích, hiệu chỉnh, bổ sung những phần thiếu sót mà thôi. Không thể bắt tất cả những ý tưởng ban đầu phải đúng tuyệt đối và hoàn chỉnh ngay lập tức. Tôi rất muốn tham gia để ủng hộ tác giả và có lời chia sẻ trực tiếp với ông Thọ. Nhưng tôi không biết cách đăng nhập. Chắc phải chờ vậy. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 3, 2010 Anh Vô Trước thân mến. Định lý 4: Tâm thức Vũ trụ là duy nhất Tôi cho rằng đây là ý tưởng đúng! Còn phương pháp chứng minh của tác giả thì tôi thấy khó hiểu. Có thể tại tôi không chuyên sâu về toán cao cấp. Nhưng trong kinh "Thần chú Phật đỉnh thủ Lăng Nghiêm", Đức Phật chứng minh điều này rất rõ. Ngài gọi là "Tính thấy", Như Lai tạng tính. Tôi chỉ có thể minh chứng qua sự liên hệ hợp lý và nhất quán: Nếu trong vũ trụ này có sự giới hạn của tốc độ vũ trụ, bằng hoặc nhanh hơn tốc độ ánh sáng - thì sự nhận thức được nó phải nhanh hơn tốc độ giới hạn đó. Cái nhanh nhất chính là sự Tuyệt đối. Không thể có hai cái tuyệt đối. Đức Phật cũng nói: Không thể có cái tính thấy này thấy được cái tính thấy kia. Đôi khi ý tưởng đúng, nhưng cách diễn giải sai, hoặc không chuẩn, sẽ bị phản bác. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 3, 2010 Anh Vô Trước thân mến. Tôi nhận thấy ý tưởng của tác giả có nhiều điều trùng hợp với Lý học Đông phương. Nhưng điều đó không có nghĩa tôi ủng hộ hoàn toàn ý tưởng của tác giả. Tôi cho rằng tác giả sẽ đi đến chỗ - hoặc là phải hiệu chỉnh lại lý thuyết và phương pháp, hoặc là bế tắc trong việc triển khai ý tưởng. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 3, 2010 Anh Vô Trước thân mến. Tôi nhận thấy ý tưởng của tác giả có nhiều điều trùng hợp với Lý học Đông phương. Nhưng điều đó không có nghĩa tôi ủng hộ hoàn toàn ý tưởng của tác giả. Tôi cho rằng tác giả sẽ đi đến chỗ - hoặc là phải hiệu chỉnh lại lý thuyết và phương pháp, hoặc là bế tắc trong việc triển khai ý tưởng. Anh Thiên Sứ thân mến !Những ý tưởng của tác giả không có gì mới so với Lý học Đông phương. Có thể nói, những luận điểm trong bài viết là một cách diễn đạt khác của một số luận điểm của Lý học Đông phương mà thôi, còn chính xác hay không thì cần xem xét kỹ hơn. Cái đặc sắc ở đây là toán học hóa những ý tưởng đó. Nhưng đúng hay sai, chính xác hay gần đúng thì cần nghiên cứu thêm. Còn cảm giác cá nhân thì em thấy giống như ngày đi học phổ thông phải giải các bài ngụy biện toán học vậy. Ví dụ như bài chứng minh mọi tam giác đều cân! Nhiều bài cũng rất khó và thú vị. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 3, 2010 Xin lỗi mọi người vì tôi đã xóa một vài bài viết mà theo tôi, đó là những bài viết đã đi lạc vào việc quan sát tác giả hơn là bản thân nội dung của nó hay là nội dung của chủ đề. Tôi đã khơi ra và tôi xin chịu trách nhiệm về việc này... không liên quan đến đời sống riêng tư cũng như cá nhân anh Thọ. Mong mọi người hiểu đúng thiện chí và thông cảm cho tôi! Thân mến Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 3, 2010 Thỉnh thoảng mới có một chút thời gian, tôi xin phân tích một ý nhỏ về tính chặt chẽ trong chứng minh của bài viết. Mọi đối tượng trong Vũ trụ sở dĩ được xác định là do mối liên hệ của nó đối với các đối tượng khác. Không có cái gì được coi là tồn tại nếu không có những mối liên hệ của nó với phần còn lại của Vũ trụ. Nói cách khác, một đối tượng là tập hợp các mối liên hệ (thông tin) của nó với toàn Vũ trụ. Định lý 10 trong bài viết xác định rằng Định lý 10: Tâm thức Vũ trụ chứa toàn bộ thông tin của mọi đối tượng trong Vũ trụ.Có nghĩa là Tâm thức Vũ trụ chứa toàn bộ mọi đối tượng.Mặt khác, Tâm thức Vũ trụ là giao của mọi đối tượng, hay mọi đối tượng chứa Tâm thức Vũ trụ. Theo logic trong chứng minh định lý 4 thì Tâm thức Vũ trụ trùng với mọi đối tượng. Như vậy, logic bài viết đưa đến kết luận: Tâm thức Vũ trụ là ... toàn Vũ trụ !!! Nếu ta theo logic A trùng B, B trùng C thì A trùng C thì lại đi đến kết luận: Mọi đối tượng trong Vũ trụ là như nhau (Vì đều là Tâm thức Vũ trụ cả !!!) Rõ ràng đây không phải kết luận phù hợp với nhận thức phổ biến. Có vài nhận xét như trên, mong ACE chỉ giáo ! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 3, 2010 Xin lỗi mọi người vì tôi đã xóa một vài bài viết mà theo tôi, đó là những bài viết đã đi lạc vào việc quan sát tác giả hơn là bản thân nội dung của nó hay là nội dung của chủ đề. Tôi đã khơi ra và tôi xin chịu trách nhiệm về việc này... không liên quan đến đời sống riêng tư cũng như cá nhân anh Thọ. Mong mọi người hiểu đúng thiện chí và thông cảm cho tôi! Thân mến Chào bác quangnx, Daretolead thấy bác có xóa bài của daretolead và bác cũng có nêu lý do. Daretolead thấy lý do này cũng tương đối hợp lý. Nhưng daretolead vẫn góp ý bác nên sửa lại phần tóm lược mà bác đã post theo đúng các thuật ngữ mà Mr. Thọ đã dùng. Daretolead thấy bên vatlyvietnam.org thì Mr. Thọ cũng đã lên tiếng về việc dùng Tâm Vũ Trụ chứ không phải Tâm Thức Vũ Trụ. Ngoài ra bác cũng nên chỉnh lại cho đúng tên họ của tác giả (nếu daretolead không nhầm). Daretolead vẫn nghĩ là việc ứng dụng lý thuyết vào thực tế cũng quan trọng không kém bản thân nội dung lý thuyết. Thực tế vẫn là nơi kiểm nghiệm cuối cùng tính đúng đắn của lý thuyết. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 3, 2010 Chào bác quangnx, Daretolead thấy bác có xóa bài của daretolead và bác cũng có nêu lý do. Daretolead thấy lý do này cũng tương đối hợp lý. Nhưng daretolead vẫn góp ý bác nên sửa lại phần tóm lược mà bác đã post theo đúng các thuật ngữ mà Mr. Thọ đã dùng. Daretolead thấy bên vatlyvietnam.org thì Mr. Thọ cũng đã lên tiếng về việc dùng Tâm Vũ Trụ chứ không phải Tâm Thức Vũ Trụ. Ngoài ra bác cũng nên chỉnh lại cho đúng tên họ của tác giả (nếu daretolead không nhầm). Daretolead vẫn nghĩ là việc ứng dụng lý thuyết vào thực tế cũng quan trọng không kém bản thân nội dung lý thuyết. Thực tế vẫn là nơi kiểm nghiệm cuối cùng tính đúng đắn của lý thuyết. Thực ra, có thể coi như đây là một giả thuyết về một thực tại được gọi là "Tâm vũ trụ". Thực tại này theo giả thuyết trên có mối liên hệ tương tác với tất cả mọi đối tượng trong vũ trụ. Về một khái niệm tương tự như vậy, đã có trong minh triết Đông phương. Đó là "Tính thấy", "Như Lai tạng tính", "Đạo" và một khái niệm mang tính hoàn chỉnh hơn về mối tương tác đó trong Lý học, có tính ứng dụng - đó chính là Thái cực.Thái Cực, Đạo và Tính thấy được xác định là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ. * Đạo: Có trước trời đât. * Tính thấy: Có từ vô thủy đến vô chung. * Thái Cực: Dịch hữu Thái Cực. Còn "Tâm vũ trụ" thì không. Bởi vậy, tiểu luận "Tâm Vũ trụ" vẫn thừa nhận bigbang và cho rằng: Bigbang lặp lại nhiều lần trong các chu kỳ co dãn của toàn vũ trụ. Trong tiểu luận này vẫn phân biệt ý thức của các đối tượng vật chất. Đây là hai điểm bất hợp lý nhất của tiểu luận này (Tôi không đi sâu vào các chi tiết và sẽ chứng minh sau bài này, hoặc ngay trong bài này, tùy tình trạnh sức khỏe). Tuy nhiên, tôi vẫn xác định rằng: Việc đặt vấn đề "tâm vũ trụ" là một phát hiện trùng lặp có tính chứng nhân cho các ý tưởng minh triết cổ Đông phương về trạng thái khởi nguyên của vũ trụ. Daretolead thân mến. Từ khởi nguyên vũ trụ cho đến cuộc sống của chúng ta hiện nay là một khoảng cách vô cùng to lớn. Nó cần một sự bổ sung kiến thức để minh chứng toàn bộ diễn biến lịch sử vũ trụ - tất nhiên ở trạng thái suy luận hợp lý . Cho nên, đòi hỏi tính ứng dụng của một ý tưởng mới manh nha là không thực tế. Điều này, cần nhiều thời gian và tri thức của nhiều người. Có thể nói rằng: Mọi phát kiến nó cần cho sự phát triển trong tương lại của xã hội và con người , chứ không phải cho thực tại. Ở thế kỷ XV, trái Đất tròn , hay vuông không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của người nông dân cả. Vấn đề chỉ cần là xem tính hợp lý của nó trong mối liên hệ nội tại và các vấn đề nó đề câp đến và khả năng phát triển của lý thuyết này, có hay không mà thôi. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 3, 2010 Tôi trinh bày về điểm bất hợp lý trong tiểu luận của tác giả, khi tác giả vẫn thừa nhận Bigbang trong "tâm vũ trụ" và khái niệm ý thức. Vấn đề được đặt ra là: * " Tâm vũ trụ" sẽ tạo ra trạng thái vật chất cô đặc trước bigbang như thế nào? Trạng thái đó với " Tâm vũ trụ" là hai thực tại cùng song song tồn tại trong mọi thời gian vô tận của vũ trụ hay "Tâm vũ trụ" có trước? * Ý thức được tác giả định nghĩa như sau: Định nghĩa 8: Ý thức của một đối tượng bất kỳ trong vũ trụ là tập hợp tất cả các mối liên hệ vô hình của nó với mọi đối tượng trong vũ trụ. Như vậy, sẽ có một trạng thái ý thức bao trùm tất cả mọi đối tượng trong vũ trụ. Tức là ta gọi Ý thức của cả vũ trụ. Vấn đề sẽ đặt ra là: Giữa ý thức vũ trụ và tâm vũ trụ là một hay là hai? - Nếu là một thì ý thức của tất cả mọi đối tượng trong vũ trụ chính là "Tâm vũ trụ". Điều này vô lý. Vì ý thức và tâm vũ trụ không đồng nhất bởi chính định nghĩa của tác giả. - Nếu ý thức của tất cả mọi đối tượng trong vũ trụ và Tâm vũ trụ là hai trạng thái tồn tại thì một trong hai trạng thái này phải chi phối nhau và Tâm vũ trụ với Ý thức sẽ tạo ra một ý thức mới, do chính mối liên hệ của nó. Vậy bản chất vũ trụ là gì? Do đó, theo tôi - một ý tưởng đúng nhưng diễn giải sai, sẽ dẫn đến không minh chứng được chân lý. Trong minh triết Phật giáo, Đức Phật đã nói: 'Thế tính lẫn lộn, thế gian không thành lập được". Vài lời góp ý. Không tự cho là đúng. Xin để tham khảo. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 3, 2010 Nhân đây tôi cũng xin đề cập đến một vài sự sự khác biệt giữa luận điểm của tôi so sánh với luận điểm của tác giả "Tâm Vũ trụ": - Tôi cho rằng: Thái cực là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ - khác Bigbang. Từ trạng thái Thái Cực cũng dẫn đến sự lý giải một hiện trạng bùng nổ trong giai đoạn đầu của vũ trụ. Đây là một cách lý giải khởi nguyên của vũ trụ và phủ nhận Bigbang. Trong khi tác giả "Tâm vũ trụ" thừa nhận bigbang. - Trong tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?", tôi phủ nhận khái niệm "ý thức" phi vật chất. - Tác giả xác định sự phát minh ra "Tâm vũ trụ" hoàn toàn thuộc về "Minh triết Việt", bởi do tác giả phát minh. Mặc dù tôi xác định Thái cực thuộc về minh triết Việt. Nhưng khác nhau là: Nền minh triết ấy có nguồn gốc từ một văn minh toàn cầu trước lịch sử văn minh hiện đại - tôi gọi là Atlantic - tôi chỉ là người hiệu chỉnh và phục hồi chưa hoàn mỹ. Như vậy, nếu tôi đúng, thì đây là di sản của chung của nhân loại, vì nguồn gốc xuất xứ của nó - nó chỉ xác nhận một thực tế lịch sử 5000 năm văn hiến của người Việt, thông qua quá trình tồn tại của nó - Thuyết Âm Dương Ngũ hành - trong lịch sử văn minh nhân loại. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 4, 2010 Thực ra, có thể coi như đây là một giả thuyết về một thực tại được gọi là "Tâm vũ trụ". Thực tại này theo giả thuyết trên có mối liên hệ tương tác với tất cả mọi đối tượng trong vũ trụ. Về một khái niệm tương tự như vậy, đã có trong minh triết Đông phương. Đó là "Tính thấy", "Như Lai tạng tính", "Đạo" và một khái niệm mang tính hoàn chỉnh hơn về mối tương tác đó trong Lý học, có tính ứng dụng - đó chính là Thái cực. Thái Cực, Đạo và Tính thấy được xác định là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ. * Đạo: Có trước trời đât. * Tính thấy: Có từ vô thủy đến vô chung. * Thái Cực: Dịch hữu Thái Cực. Còn "Tâm vũ trụ" thì không. Bởi vậy, tiểu luận "Tâm Vũ trụ" vẫn thừa nhận bigbang và cho rằng: Bigbang lặp lại nhiều lần trong các chu kỳ co dãn của toàn vũ trụ. Trong tiểu luận này vẫn phân biệt ý thức của các đối tượng vật chất. Đây là hai điểm bất hợp lý nhất của tiểu luận này (Tôi không đi sâu vào các chi tiết và sẽ chứng minh sau bài này, hoặc ngay trong bài này, tùy tình trạnh sức khỏe). Tuy nhiên, tôi vẫn xác định rằng: Việc đặt vấn đề "tâm vũ trụ" là một phát hiện trùng lặp có tính chứng nhân cho các ý tưởng minh triết cổ Đông phương về trạng thái khởi nguyên của vũ trụ. Daretolead thân mến. Từ khởi nguyên vũ trụ cho đến cuộc sống của chúng ta hiện nay là một khoảng cách vô cùng to lớn. Nó cần một sự bổ sung kiến thức để minh chứng toàn bộ diễn biến lịch sử vũ trụ - tất nhiên ở trạng thái suy luận hợp lý . Cho nên, đòi hỏi tính ứng dụng của một ý tưởng mới manh nha là không thực tế. Điều này, cần nhiều thời gian và tri thức của nhiều người. Có thể nói rằng: Mọi phát kiến nó cần cho sự phát triển trong tương lại của xã hội và con người , chứ không phải cho thực tại. Ở thế kỷ XV, trái Đất tròn , hay vuông không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của người nông dân cả. Vấn đề chỉ cần là xem tính hợp lý của nó trong mối liên hệ nội tại và các vấn đề nó đề câp đến và khả năng phát triển của lý thuyết này, có hay không mà thôi. Thưa thầy Thiên Sứ, daretolead thấy mọi người bị hấp dẫn bởi cách trình bày thuyết Tâm Vũ Trụ dưới dạng toán học. Đây có lẽ chỉ là cái vỏ bề ngoài "khoa học" của một học thuyết duy tâm, là sự tổng hợp của việc kết hợp nhiều trường phái duy tâm chủ quan, khách quan, duy vật cổ điển,... Các phản biện về mặt phương pháp luận thì đã được nhiều người nêu ra trong vatlyvietnam.org và được sự trả lời chính thức từ Mr. Thọ. Daretolead cho rằng "...sức mạnh của khoa học nằm ở khả năng khái quát hóa những điều quan sát được và tạo ra các tiên đoán của nó - ở khả năng phát triển lý luận thông qua các tiến trình đang hoạt động và sau đó dùng lý luận này để dẫn đường cho hành động..." Daretolead tin rằng không có linh hồn, ý thức trong máy móc, không có "Tâm vũ trụ" để con người tìm kiếm thiên đường (Mr. Thọ dùng sóng ý thực thông qua tâm vũ trụ để cải biến thế giới và con người), con người chúng ta không phải tìm 'tâm ý thức' ở "đâu đó trong vũ trụ vô hình" mà ở tại trái đất này, trong thực tiễn hoạt động và tồn tại của con người. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 4, 2010 Thưa thầy Thiên Sứ, daretolead thấy mọi người bị hấp dẫn bởi cách trình bày thuyết Tâm Vũ Trụ dưới dạng toán học. Đây có lẽ chỉ là cái vỏ bề ngoài "khoa học" của một học thuyết duy tâm, là sự tổng hợp của việc kết hợp nhiều trường phái duy tâm chủ quan, khách quan, duy vật cổ điển,... Các phản biện về mặt phương pháp luận thì đã được nhiều người nêu ra trong vatlyvietnam.org và được sự trả lời chính thức từ Mr. Thọ. Daretolead cho rằng "...sức mạnh của khoa học nằm ở khả năng khái quát hóa những điều quan sát được và tạo ra các tiên đoán của nó - ở khả năng phát triển lý luận thông qua các tiến trình đang hoạt động và sau đó dùng lý luận này để dẫn đường cho hành động..." Daretolead tin rằng không có linh hồn, ý thức trong máy móc, không có "Tâm vũ trụ" để con người tìm kiếm thiên đường (Mr. Thọ dùng sóng ý thực thông qua tâm vũ trụ để cải biến thế giới và con người), con người chúng ta không phải tìm 'tâm ý thức' ở "đâu đó trong vũ trụ vô hình" mà ở tại trái đất này, trong thực tiễn hoạt động và tồn tại của con người. Tâm vũ trụ là một cách gọi khác của Thái Cực - theo cách diễn giải của tác giả - có nhiều điểm trùng hợp với Lý Học. Nhưng cách hiểu Tâm vũ trụ của tác giả khác với tôi. Thậm chí ngay với những người cũng tìm hiểu về Thái cực từ hàng ngàn năm nay - kể cả Chu Hy - cũng khác tôi xa. Mặc dù cùng gọi là Thái Cực. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 4, 2010 Thỉnh thoảng mới có một chút thời gian, tôi xin phân tích một ý nhỏ về tính chặt chẽ trong chứng minh của bài viết. Mọi đối tượng trong Vũ trụ sở dĩ được xác định là do mối liên hệ của nó đối với các đối tượng khác. Không có cái gì được coi là tồn tại nếu không có những mối liên hệ của nó với phần còn lại của Vũ trụ. Nói cách khác, một đối tượng là tập hợp các mối liên hệ (thông tin) của nó với toàn Vũ trụ. Định lý 10 trong bài viết xác định rằng Có nghĩa là Tâm thức Vũ trụ chứa toàn bộ mọi đối tượng. Mặt khác, Tâm thức Vũ trụ là giao của mọi đối tượng, hay mọi đối tượng chứa Tâm thức Vũ trụ. Theo logic trong chứng minh định lý 4 thì Tâm thức Vũ trụ trùng với mọi đối tượng. Như vậy, logic bài viết đưa đến kết luận: Tâm thức Vũ trụ là ... toàn Vũ trụ !!! Nếu ta theo logic A trùng B, B trùng C thì A trùng C thì lại đi đến kết luận: Mọi đối tượng trong Vũ trụ là như nhau (Vì đều là Tâm thức Vũ trụ cả !!!) Rõ ràng đây không phải kết luận phù hợp với nhận thức phổ biến. Có vài nhận xét như trên, mong ACE chỉ giáo ! Hôm nay xem kỹ lại ý này của anh Vô Trước, tôi thấy Đức Phật có nói đến một ý tương tự:"Tính thấy có trong vạn vật" - gồm cả Hư không - Bởi vậy khái niệm Tâm Vũ trụ trùng với mọi đối tượng là tương tự. Nhưng sự tương tự, không có nghĩa là hoàn toàn giống nhau. Đức Phật có căn dặn rất kỹ: "Sau này sẽ có những lời nói giống ta, nhưng không phải ý của ta....." (Tôi ko nhớ trong bộ Kinh nào và ko thể nói hết ý vì ngại hiểu nhầm, nhưng đại loại vậy). 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 4, 2010 Như Thông có 1 cuốn kinh nói về "Vòng sinh tử không có bắt đầu". Nhận thấy có một đoạn khá hay nên chép lại và không biết có hữu ích gì cho các chú, anh, chị. - Tại giảng đường Lộc Mẫu, một hôm Đức Thế Tôn giảng dạy thêm về đạo lý nguyên sinh. Một vị khuất sĩ đứng lên bạch: - Thế Tôn, người đã dạy thức là cơ sở của danh sắc, như vậy có nghĩa là vũ trụ hạn hữu trong thế giới đều phát sinh từ tâm thức, có phải thế không ? Đức Thế Tôn nói: - Đúng như vậy. Danh là tâm nhận thức. Sắc là đối tượngnhận thức. Chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức là hai mặt củ cùng một thực tại. Không thể nào có nhận thức nếu không có đối tượng nhận thức, không thể nào có đối tượng nhận thức nếu không có nhận thức. Danh và sắc không thể tồn tại riêng biệt. Vì chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức không thể rời nhau mà có mặt cho nên cả hai đều xuất phát từ cơ sở tâm thức. Chính vì vậy nên tôi đã nói rằng Thức là cơ sở của Danh sắc. - Bạch Thế Tôn, nếu Danh sắc phát sinh từ thức thì quả thật Thức là nguồn gốc của vũ trụ hạn hữu. Ta có thể tìm hiểu vì sao có tâm thức hay không ? Và tâm thức có từ lúcnào ? Có thể nói đến một sự bắt đầu của tâmthức hay không ? - Này các vị khuất sĩ ! Ý niệm về bắt đầu và ý niệm về chung cuộc cũng là những ý niệm phát sinh từ tâm thức. Thật ra, không có cái bắt đầu mà cũng không có sự chung cuộc. Do vô minh cho nên ta mới có ý niệm về thỉ và chung. Do vô minh mà người ta đi vòng trong cõi luân hồi sinh tử. Cái vòng luân hồi sinh tử không có thỉ cũng không có chung. - Nếu vòng luân hồi sinh tử không có thỉ mà cũng không có chung thì làm sao ta chấm dứt được luân hồi sinh tử? - Sinh và tử cũng là những ý niệm phát sinh từ tâm thức vô minh.Thoát ra được những ý niệm về sinh tử và thỉ chung, đó là thoát ra khỏi luân hồi. Đoạn trên cùng của bài viết. Như Thông cũng cảm nhận hình như cũng liện quan đến vấn đề trong mục LUẬN ÂM DƯƠNG. Thức: Thái Cực Danh và sắc: Âm Dương Hì hì hì. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 8, 2011 Sp và các bạc tri giả kính quý! Trucgiac hom nay moi doc cac bai ma cac bac tien boi dua len. Theo cach hieu cua trucgiac thi topic nay noi den "Con nguoi la tieu vu tru", suy cho cung van dan toi tranh luan ma chua di den thong nhat. Va topic nay co dinh nghia Tâm thức vũ trụ, có nghĩa là đã chấp nhận sự hình thành của vũ trụ rồi mới giải thích nó vận động như thế nào, chưa đưa ra được định nghĩa Khởi nguyên của Vũ trụ. Do đó trucgiac chu quan nói rằng nếu tiếp tục tranh luận từ thế hệ này sang thế hệ khác thì đi đến kết luận |0| mà thôi. Một giả thuyết mà chưa giải thích được khởi nguyên của Vũ trụ thi không thể giải thích hay định nghĩa Vũ trụ một cách thấu đáo. Mọi tiên đề, định nghĩa, định lý trên đều nằm trong chữ "VẠN" trong phật pháp mà thôi. Mà trựcgiac hiểu chữ "VẠN" đó cũng chỉ giải thích quy luật của vạn vật và có sau khởi nguyên của Vũ trụ. Có lẽ chiếc bánh dày tròn trịa, tinh khiết viên mãn đó mới nói lên ý nghĩa của sự khởi nguyên vụ trụ. Vài lời mạn đàm mong được sự lượng thứ và chỉ bảo của các bậc tiền bối. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 8, 2011 Sao trucgiac viết mất câu đầu không có dấu vậy? Vi phạm nội quy đấy nhé! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 8, 2011 Sao trucgiac viết mất câu đầu không có dấu vậy? Vi phạm nội quy đấy nhé! Xin lỗi vì trực giác đánh trên máy di động và thỉnh thoảng lại quên, xin được lượng thứ! Cảm ơn huynh. Share this post Link to post Share on other sites