quangnx

Con Người Là Một Tiểu Vũ Trụ

42 bài viết trong chủ đề này

Kính chào các bạn, kính chào bác Hà Uyên!

Tôi xin phép mở thêm topic này với lời dẫn của bác Hà Uyên:

Nói về: Con người là một tiểu Vũ trụ.

Tôi nhìn nhận sự sống là: thể thống nhất sống của sự cảm nhận. Sự sống là môi trường môi giới giữa Tư duy và Vật chất. Thể thống nhất sống của Con người khi Tư duy, thường trở về Mâu thuẫn trong thế giới nhị nguyên một cách cô độc. Hai thế giới này, có bản chất khác nhau, đối đầu nhau.

Trong thế giới Vật lý, có tồn tại mầu sắc và âm thanh không ? Hay chỉ có độ dài của làn sóng, vì con mắt của chúng ta mù đối với một số làn sóng của ánh sáng. Khi những tia sáng mặt trời đập vào mắt chúng ta giữ nguyên thuộc tính Vật lý của chúng, mỗi người cảm nhận chúng một cách khác nhau. Vậy thì Không gian và Thời gian trong mối quan hệ giữa Con người với thế giới, có tồn tại trong vật thể không ? Không gian và Thời gian này, có tồn tại trong Tư duy không ?

Hà Uyên.

Đầu tiên tôi xin phép post một bài viết theo quan điểm rất mới của các nhà khoa học lý thuyết về Vũ trụ có liên quan đến khái niệm Ý Thức.

Vũ trụ - Máy tính lượng tử

Trong paper Spacetime at the Planck Scale, Paola Zizzi cho rằng :

...Cấu trúc tổng quát Vũ trụ lượng tử có thể áp dụng đối với “tiền hình học – tiền vũ trụ” tồn tại trước không-thời gian vật lý 4 chiều ...

…Giả thiết không-thời gian tại thang Planck là:

• Rời rạc

• Lượng tử hóa trong đơn vị Planck, và

• Qubit hóa: mỗi pixel trong phạm vi Planck được mã hóa bởi một qubit.

Chúng ta sẽ công thức hóa theo quan điểm máy tính lượng tử về không-thời gian lượng tử. Bên trong mô hình này, ta có thể tìm thấy bản chất không-thời gian lượng tử là một trạng thái vướng lượng tử, và các hàm Boolean lượng tử là qui luật vật lý trong dạng thức cơ bản nhất.

…Chúng ta cũng sẽ khảo sát các vấn đề về thông tin, chính xác hơn là thông tin lượng tử.

... Các mạng lưới spin liên quan đến hình học lượng tử. … các mạng lưới spin là các đồ thị… với cạnh… và các đỉnh được gán bởi… các đối tượng hình học liên quan đến các spinor …

... Chúng ta sẽ sử dụng phiên bản lượng tử ... của nguyên lý toàn ảnh ... trong đó mỗi pixel trong phạm vi Planck được mã hóa bằng một qubit ... Đây là một thanh ghi lượng tử. Để xử lý thông tin lượng tử được lưu trữ trong bộ nhớ, nhất thiết phải cơ cấu một mạng lưới các cổng logic lượng tử gồm các toán tử unita. Các mạng này phải là một phần của không-thời gian lượng tử, mô tả động lực tiến hóa của nó. Theo quan điểm “máy tính lượng tử” của không-thời gian lượng tử, bộ nhớ lượng tử cộng với mạng lượng tử sẽ hình thành một máy tính lượng tử. Một số các tính chất mới của không-thời gian lượng tử nổi bật như sau:

  • Quá trình tiến hóa về mặt động lực của không-thời gian lượng tử là một quá trình thuận nghịch, nó được diễn tả bằng một mạng lưới của các toán tử unita. ...
  • Suốt quá trình xử lý lượng tử, không-thời gian lượng tử ở trong “trạng thái vướng lượng tử”, đây là cái dẫn đến tính không địa phương của chính không-thời gian ở thang Planck, tức là tất cả các pixel ở trong trạng thái không phân biệt, và mỗi pixel đều mất nhận dạng riêng của mình.
Khi vướng lượng tử là một trường hợp đặc biệt của một siêu điểm, không-thời gian lượng tử sẽ ở trong trạng thái chồng chất, gợi lại lời giải thích về đặc trưng Many-World của cơ học lượng tử...

Do tính chất của siêu điểm và tính chất của vướng lượng tử, không-thời gian lượng tử có thể tính toán được bằng hàm Boolean cho tất cả các đầu vào đồng thời (tính song song lượng tử). Ta thấy rằng các hàm boolean lượng tử bởi không-thời gian lượng tử sẽ là các qui luật vật lý trong dạng thức cơ bản nhất và rời rạc. Hơn nữa, vì qui luật là kết quả, là đầu ra của các phép đo lượng tử nên sẽ là nguồn gốc của tính xác suất.

Các thông tin lượng tử được lưu trữ và xử lý bởi không-thời gian lượng tử sẽ ngăn trở các phép kiểm tra trực tiếp ở thang Planck.

... một sự kiện trong không-thời gian lượng tử là một đối tượng mở rộng, không có cấu trúc. ... các sự kiện lượng tử mã hóa thông tin lượng tử. ...

... mỗi đơn vị diện tích Planck (một pixel) được kết hợp với một bit thông tin cổ điển. ... Trong phiên bản lượng tử của nguyên lý toàn ảnh, một pixel mã hóa một bit (qubit) thông tin lượng tử. ... Ví dụ, tác dụng của ... [một nhóm G] ... trên các trạng thái logic ... cho ... sẽ tương đương với các trạng thái chồng chất ... Khi một miền bị phủ lắp bởi một trạng thái chồng chất như thế, một pixel của bề mặt được tạo ra và sẽ được mã hóa bằng một qubit ... Pixel sơ cấp có thể được xem như là bề mặt của một mặt cầu đơn vị (trong đơn vị Planck) trong .. [N] ... kích thước. Pixel là một đơn vị diện tích Planck bị đánh thủng theo mức và cạnh của trạng thái chồng chất spin down và spin up. Một cách tương đương, một qubit tương ứng với bề mặt của mặt cầu đơn vị N chiều, các trạng thái logic 0 và 1 tương ứng với các đỉnh, được gọi là mặt cầu Bloch ...

... Giả sử rằng không-thời gian tại thang Planck được mã hóa thông tin lượng tử, thì nó phải có thể xử lý được để sau đó đầu ra sẽ tương tự như vũ trụ mà chúng ta đã biết. Như vậy, không - thời gian lượng tử không chỉ cần các thanh ghi lượng tử của n qubit mà phải là các thanh ghi lượng tử cộng với một mạng lưới của các cổng logic lượng tử. Nói cách khác, không-thời gian tại thang Planck phải ở trong một trạng thái lượng tử để có thể trả về các hàm rời rạc tương ứng với qui luật vật lý trong dạng thức cơ bản nhất và rời rạc. ...

Nếu các qubit đã được mã hóa bởi các pixel chồng chất, một bề mặt nhúng trong một vùng không gian sẽ "tồn tại" trong nhiều trạng thái khác nhau cùng một lúc. ... ý tưởng về một trạng thái chồng chất của các qubit liên quan đến pixel, phù hợp với cách giải thích Many-Worlds trong cơ học lượng tử...

...không thời gian tại thang Planck, giống như trạng thái của một máy tính lượng tử, có thể chỉ không gắn kết tại cuối mỗi quá trình xử lý tính toán, kết thúc một phép đo. Trong trường hợp không-thời gian lượng tử, sự không gắn kết là do toán tử chiếu phải bao hàm trong cấu trúc không-thời gian lượng tử.

... không thời gian tự nó sẽ khử tính địa phương ở thang Planck. Nói cách khác, hai sự kiện lượng tử có thể được mô tả bởi một trạng thái lượng tử đơn, trong đó mỗi sự kiện sẽ đánh mất đi nhận dạng của mình. ...

... Chúng ta hãy xem xét một số hữu hạn N pixel ... mỗi một pixel mã hóa một qubit ... số lượng pixel của một bề mặt S xác định bằng với số các lỗ thủng của các đỉnh mạng spin ... [mang các biểu diễn của một nhóm G] ... lên S. N qubit quét qua một không gian Hilbert 2 ^ n chiều ...

... Để có thể thực hiện các tính toán lượng tử, các qubit ... phải được ràng buộc bởi một số phép biến đổi unita thực hiện bởi các cổng lượng tử (tổng số các cổng được gọi là kích cỡ của mạng). ... Tác dụng của [2x2] cổng Hadamard H vào qubit đầu tiên cho trạng thái chồng chất ... Nếu ta lấy trạng thái chồng chất kiểm soát qubit ... và qubit thứ hai của bộ nhớ như qubit đích ... tác dụng của [4x4] cổng XOR sẽ là ... một trạng thái vướng lượng tử của hai qubit. ...

... Một cổng logic lượng tử trên n qubit là 2 ^ n x 2 ^ n ma trận unita U. Ban đầu, tất cả các qubit của một thanh ghi lượng tử được đặt là | 0>. Bởi tác dụng của phép biến đổi Walsh-Hadamard, đầu vào của n qubit được đặt bằng các siêu điểm tương đương...

... Việc tính toán lượng tử các hàm Boolean f cũng được thực hiện bởi các toán tử unita U_f. ... Một số thanh ghi phụ (được gọi là không gian hỗn tạp) cũng cần thiết để lưu trữ các kết quả trung gian. ... số các thanh ghi hỗn tạp cần thiết, tăng lên tuyến tính với độ sâu của hàm hợp các phép tính lượng tử. ... để tính các hàm thành phần bậc cao, thanh ghi đầu tiên (lưu trữ các đối số) phải có kích thước nhỏ nhất có thể, để dành chỗ cho số lượng cần thiết của các thanh ghi hỗn tạp. Trong đó, nếu n = 1 (thang Planck), không gian hỗn tạp có kích thước N-1, và bậc cao nhất của thành phần đối với f là d = N với d-1 thanh ghi hỗn tạp, trong mỗi một qubit, tổng số thanh ghi gốc có N kích thước. Do đó, sự tính toán lượng tử của các hàm thành phần bậc cao phải được thực hiện gần sát với thang Planck, và đầu ra (đặc trưng toàn cục của f) có được ở thang vĩ mô. ...

[Các ý tưởng máy tinh lượng tử của Zizzi có thể được áp dụng đối với tiền hình học mà không cần phải có một tập hợp đặc biệt trong bất kỳ kích thước đặc biệt nào, nhưng với (có thể thay đổi) số lượng các “tiền liên kết” có thể kết nối với các “tiền liên kết” khác, thì việc tự tính toán một cách có ý thức (theo nghĩa sáng tạo mới) một bộ mã lượng tử có hiệu quả tối đa đối với việc xử lý thông tin về cách thức tiến hóa của vũ trụ chúng ta.

Nếu ta có thể phát hiện ra được một bộ mã có hiệu quả tối đa, ví dụ như bộ mã lượng tử Reed-Müller, thì vật lý của Vũ trụ chúng ta có thể mô tả được một cách hiệu quả nhất theo các thuật ngữ của Mô hình vật lý thông qua các đại số Lie D4=Spin(8), D5, E6, E7, E8, mà nền tảng của nó cơ cấu trên đại số Clifford Cl(1,7) – 256 chiều và đại số Jordan ngoại lệ 27 chiều. Tương ứng với “không-thời gian cơ bản” và “tập cơ bản của các biểu diễn spinor” có thể diễn tả các fermion trên mỗi đỉnh và một “tập cơ bản của các biểu diễn đại số Lie tiêu chuẩn” có thể mô tả các phần tử nhóm gauge trên mỗi liên kết, tương tự như quá trình được mô tả ở trên, nó cũng mô tả được theo dạng của các tích tensor Clifford. Sự tác động lẫn nhau giữa các lịch sử tiến hóa khả dĩ của vũ trụ chúng ta có thể được tính bởi chính nó tương tự như một Game lượng tử vĩ đại.

Chương trình nghiên cứu theo hướng này có thể nêu ra như sau:

• Áp dụng, như mô tả nêu trên, các ý tưởng máy tính lượng tử của Zizzi về một “mẫu tiền-hình học” của sự vật và sinh ra một mẫu trù bị về không-thời gian vật lý 4 chiều với sự hấp dẫn, với mô hình tiêu chuẩn của các hạt và với các lực tương tác, phù hợp với vũ trụ của chúng ta;

• Bằng cách sử dụng ý tưởng của Zizzi về một “cuộc đại chấn động thăng giáng ý thức lượng tử” để mô tả sự tiến hóa của vũ trụ cho đến cuối của sự giản nỡ.

• Sau đó mô tả chuổi tiến hóa của vũ trụ theo thuật ngữ "Ý thức khu vực" của các phần vũ trụ của chúng ta, tức là chạy một “Game lượng tử” khi chúng tiến hóa. Theo quan điểm này, Ý thức của con người có thể kết nối với Ý thức khu vực của Vũ trụ, cũng như các Ý thức khác bằng hiện tượng cộng hưởng.

Tuy nhiên, trong bài viết này Zizzi chỉ tiến hành áp dụng những ý tưởng của mình vào một mô hình cụ thể của nhóm SU(2) và không-thời gian 4- chiều. ]

... Các mạng lưới spin có liên quan đến hình học lượng tử. ... các mạng lưới spin là các đồ thị được nhúng trong không gian 3 chiều, với các cạnh được gán bởi các spin up, down và các đỉnh được gán bởi các toán tử xoắn. Trong lý thuyết hấp dẫn lượng tử vòng, mạng lưới spin là các trạng thái riêng của các toán tử diện tích và toán tử thể tích ... Ta giải thích các mạng lưới spin như các qubit khi cạnh của nó được gắn nhãn biểu diễn spin bán nguyên của SU (2). ... Chẳng hạn, tác dụng của ma trận unita SU(2) ... trên các trạng thái cạnh ... cho ... tương đương với các trạng thái chồng chất ... [do đó] ... các cạnh mạng lưới spin ... [mang] ... biểu diễn [1/2] của SU(2) ... thì các pixel sơ cấp (Plankian) có thể xem như bề mặt của mặt cầu đơn vị 3 chiều (trong đơn vị Planck). Một cách tương đương, một qubit tương ứng với bề mặt của mặt cầu đơn vị chiều 3 chiều, ở đây các trạng thái logic 0 và 1 tương ứng với các đỉnh. Cái này còn được gọi là mặt cầu Bloch … Tồn tại sự tương tự giữa cách tiếp cận mạng lưới spin với hấp dẫn lượng tử và quan điểm máy tính lượng tử của chúng ta về không-thời gian lượng tử. ...

... Trạng thái của n qubit là vector đơn vị trong không gian Hilbert phức 2^n chiều: C^2 xC^2 x ... x C^2 n lần [x tích tensor] ...

[Mô hình cụ thể của Zizzi khác với mô hình vật lý D4-D5-E6-E7-E8 ở chỗ Zizzi thường ràng buộc với hệ số của đại số Von Neumann II1 hyperfinite phức thay vì hệ số của đại số Von Neumann II1 hyperfinite thực tổng quát hóa. Mô hình của Zizzi cũng khác với mô hình vật lý D4-D5-E6-E7-E8 ở chỗ các cạnh mạng của Zizzi và đỉnh mạng được gán bởi các spin SU(2) và toán tử xoắn, thay vì đại số Lie Spin(1,7), bivector Cl (1,7) và spinor Cl(1,7). Nó cũng khác với ý tưởng của John Baez.

ý tưởng của John Baez :

“... Thương của đại số Lie e6/f4 là một không gian vector có thể nhận dạng một cách tự nhiên với H3(O)o. Nhưng thương của nhóm Lie E6/F4 lại là vấn đề đối với các mẫu bọt spin, đấy là tính "cong" một tí -

nó có độ đo tự nhiên không phẳng. Tuy nhiên, chúng có mối liên quan chặt chẽ:

e6/f4 có thể xem là một không gian tangent của E6/F4.

Một ví dụ về hiện tượng này là:

sl(2, C) / su(2) = R^3, không gian phẳng 3D

SL(2, C) / SU(2) = H^3, không gian hyperbolic 3D.

Đây là những gì mà ta nhận được nếu chúng ta thay thế đại số Jordan H3 (O) bởi đại số Jordan nhỏ hơn H2 (O). Theo tôi, mẫu bọt spin H3(O)o sẽ dẫn đến không chỉ là một mô hình hấp dẫn lượng tử mà còn là Lý thuyết của mọi thứ…... Sẽ là không đủ nếu bọt chỉ là mặt cầu 3 chiều. Người ta đã xây dựng Lý thuyết trường lượng tử trên mặt cầu 3 chiều và có được một mô hình bọt spin của hấp dẫn lượng tử 4D. Lagrangian đối với lý thuyết trường lượng tử này phải đảm bảo rằng các giản đồ Feynman có thể giải thích như 4-đỉnh đơn giữ chặt lẫn nhau dọc theo các mặt tứ diện của chúng. Thích hợp với một mặt cầu 3 chiều là L^2 (S^3) có thể phân tích thành tổng trực tiếp của các biểu diễn “đơn” của Spin (4), đó là các biểu diễn tương ứng với các bivector, là cái dùng để mô tả hình học lượng tử của một tam giác.Điều có thể và cần phải nhìn thấy là cách khái quát hóa đối với một lớp vũ trụ của các không gian đồng nhất, và nó phải ngộ nghĩnh một cách đặc biệt đối với các không gian " khác thường " như E6/ F4 hay có thể thậm chí nó là những thứ lớn hơn bao gồm E7 và E8! ... ”

...Môt ý tưởng khác:...

Bọt spin : E6 / F4 chỉ là một ví dụ cụ thể, còn có một cách khác. Như trên đã nói, ta có thể nhìn E6/F4 kể cả ở mức đại số Lie hoặc mức nhóm Lie và thương của nhóm Lie E6/F4 là vấn đề đối với các mẫu bọt spin. Điều đó tồn tại và nó là một không gian đối xứng hạng 2, 26 chiều loại EIV phiên bản compact là tập OP2s trong (CxO) P2 và một phiên bản không compact như tập hyperbolic OP2s trong (CxO) P2 hyperbolic. Tuy nhiên, nếu ta cố gắng xây dựng một bọt spin từ đó, nó sẽ không dễ dàng như trường hợp tạo ra một mẫu bọt của mặt cầu 3 chiều: Spin (4) / Spin (3) = SU (2) = S3.

Đối với một bọt / thành phần của bọt sẽ có gồm:

1- Cấu trúc 3 octonion 24 chiều của H3(O)o – 26 chiều.

2 - Cấu trúc kết hợp, do đó ta có thể đặt nhiều bọt ở cùng nhau.

Ứng cử viên đó là đại số Clifford Cl(8),. với cấu trúc phân bậc:

1 8 28 70 56 28 8 1

và tổng các kích thước là 2^ 8 = 256 = 16 x16 = (8x8) x (8x8).

Nhóm Cl(8) có:

1/ 3 octonion ( 1 vectơ 8 chiều, và 2 half-spinor 8 chiều).

2/ Tích kết hợp và hệ số nhân tử theo tuần hoàn Bott.

Cl(8N) = Cl(8) x…(N tích tensor)… x Cl(8)

Hệ số nhân tử có thể xem như là cơ sở của một mô hình vật lý cơ bản.

Trong cả hai mô hình, là “bọt” không phải là không-thời gian, nhưng là một loại bọt tiền hình học và không-thời gian được dẫn ra như một thể “ngưng tụ”. Trong bức tranh này, ta đang sử dụng cấu trúc đại số, không phải cấu trúc nhóm, vì thế thay vì việc bắt đầu với một bọt của những đối tượng nhóm như các hình cầu 3 chiều, ta bắt đầu với một bó của các tangent đại số của các đối tượng nhóm, cái mà ta có thể, sau khi đặt các tangent đại số với nhau, thì lấy hàm mũ để tạo ra một đối tượng sủi bọt theo từng nhóm lớn. ...".

Lưu ý mô hình của Zizzi có thể áp dụng được cho một số hiện tượng hấp dẫn trong không-thời gian vật lý 4 chiều. Tuy nhiên, do SU(2) không đủ lớn như SU(2)xSU(2) = Spin (1,3) hoặc nhóm bảo giác Spin (2,4) = SU(2,2), nó có thể phải tổng quát hóa, chẳng hạn như bằng cách sử dụng SU(2,2) để mô tả Lý thuyết bảo giác của Segal về hấp dẫn.] ...

…Theo các thuyết vũ trụ lạm phát, chân trời vũ trụ hiện nay có bán kính R = 10^60 Lp, do đó diện tích bề mặt A = 10^120 Lp^2, đó là một vùng có 10^120 pixel, mỗi một pixel mã hóa một qubit. Trong QCV, bề mặt của chân trời vũ trụ có thể được giải thích như một thanh ghi lượng tử của N = 10^120 qubit. Do đó, không-thời gian tại thang Planck có thể tính một hàm hợp của chiều sâu tối đa d = 10^120…... Các hàm đệ qui được tính bởi không-thời gian lượng tử ở quy mô Planck là những qui luật của vật lý trong dạng rời rạc, trừu tượng và cơ bản. Chúng ta, con người, cũng có "bắt nguồn từ qui luật", trông như các điểm cố định khi chúng ta là một phần của chương trình và vẫn nhận thức được rằng nó đang chạy ... (mặc dù chúng ta không thể nắm bắt được toàn bộ về nó). ... các đầu ra (là kết quả của một phép đo) xuất hiện một cách ngẫu nhiên, do đó, bản chất của các đặc trưng toàn cục của các qui luật như vậy mang tính xác suất.

...

Tôi xin tạm dừng ở đây...

Qua bài viết này (có thể rất khó hình dung đối với nhiều người, mong các bạn thông cảm) tôi muốn thổ lộ một sự thật rằng: "Khoa học lý thuyết càng hiện đại thì càng tiến gần tới Lý học".

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Quangx

Qua bài viết này (có thể rất khó hình dung đối với nhiều người, mong các bạn thông cảm) tôi chỉ muốn thổ lộ một sự thật rằng: "Khoa học lý thuyết càng hiện đại thì càng tiến gần tới Lý học".

Đúng là liêm trinh đọc mà không thể hình dung nổi chứ không phải là khó hình dung nữa chung quy tại rốt khoa học cao cấp quá, giá anh viết cách nào dễ hiểu hơn thì hay quá.

Kính anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các bạn, chào bác Liêm Trinh!

Tiếp theo, tôi xin phép post một bài viết của một tác giả Việt, đó là bài viết về Tâm Thức Vũ Trụ (nguyên văn tác giả gọi là Tâm Vũ Trụ). Ý tưởng của bài viết này rất lạ... nhưng dễ đọc hơn nhiều so với bài trên, mời mọi người xem qua!

TÂM THỨC VŨ TRỤ

CHƯƠNG 1

VŨ TRỤ VÀ TÂM THỨC VŨ TRỤ

Trong thời đại ngày nay, sự đan xen giữa các khoa học là một hiện tượng phổ biến. Chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của nhiều ngành khoa học và các công trình khoa học mới mà chỉ cái tên của nó cũng đủ nói lên điều đó. Ví dụ như Lý Sinh, Hoá Sinh, Cơ Tin, Triết học của Toán học, Đạo của Vật lý v.v... Chính tại những miền giao khác rỗng của những ngành khoa học đó đã nẩy sinh những vấn đề mới, những ý tưởng mới...

1. VŨ TRỤ

Trước khi đưa ra những tiên đề, định lý, và hệ quả về Vũ trụ chúng ta phải xây dựng lại một số các khái niệm cơ bản. Các khái niệm này như là "vật mang tin", nó giống như chữ viết và ký hiệu để diễn đạt một ngôn ngữ.

  • Ta sẽ bắt đầu bằng khái niệm Đối tượng. Đối tượng dùng để chỉ mọi thứ: bát cơm, manh áo, con người, trái đất, hệ mặt trời, thiên hà, ý nghĩ, học thuyết, xã hội, một chính thể v.v... Khái niệm Đối tượng có tác dụng tạo ra một sự khu biệt trong tư duy khi ta xét đến một vật, một thực thể, một khái niệm, một hệ thống v.v... nào đó.
  • Tiếp theo là khái niệm Tập hợp. Đầu tiên ta tạm hiểu nó như khái niệm tập hợp của Toán học. Chúng ta luôn nhớ rằng đối tượng không phải là tập hợp.Các thuật ngữ thuộc, các toán tử giao, hợp, phần bù v.v... trước hết hãy tạm hiểu như trong lý thuyết tập hợp.
  • Khái niệm Vô cùng dùng để chỉ sự mở, sự không bị hạn chế.
  • Duy nhất là khái niệm chỉ sự có một không hai.
  • Tiếp theo là khái niệm Vận động. Vận động có thể hiểu như sự thay đổi trong không gian và thời gian, sự thay đổi trong các phản ứng hoá học, sự phát triển hoặc suy thoái của một quốc gia, một học thuyết hoặc một chính thể. Nó chỉ sự sinh trưởng hoặc chết đi của một sinh vật, sự thay đổi trong tư duy của một con người v.v...
  • Cùng với sự vận động còn có khái niệm Vận tốc, Gia tốc v.v...
  • Mối liên hệ dùng để chỉ sự ràng buộc, liên hệ, hàm, ánh xạ, toán tử, quan hệ, hàm tử v.v...
Như vậy ta đã trình bày một số khái niệm cơ bản. Nội dung thông tin chứa trong các khái niệm cơ bản là rất lớn. Ý nghĩa của chúng sẽ sáng tỏ dần cùng với sự phát triển của lý thuyết.

Ta sẽ bắt đầu bằng việc đưa ra quan niệm về Vũ trụ.

Định nghĩa 1 : Vũ trụ là hợp của mọi đối tượng

Định nghĩa 1 nói lên quan niệm của chúng ta về Vũ trụ. Vì như đã nói ở trên, đối tượng không phải là tập hợp (không có đối tượng rỗng ) nên định nghĩa này không phạm vào nghịch lý Rát-xen : Không có tập hợp của mọi tập hợp.

Như sau này chúng ta sẽ thấy, các đối tượng trong Vũ trụ không phải chỉ là những đối tượng rời rạc nằm cạnh nhau mà giữa chúng có những mối liên hệ chằng chịt và chính những mối liên hệ này đã liên kết các đối tượng khác nhau, thậm chí tưởng chừng đối nghich nhau trong Vũ trụ để tạo nên một Vũ trụ hiện nay. Cũng theo định nghĩa 1, ta thấy Vũ trụ của thiên văn học chỉ là một phần của Vũ trụ vừa định nghĩa.

Tiếp theo ta sẽ xác nhận hai tiên đề:

Tiên đề 1: Vũ trụ là vô cùng.

Tiên đề 2: Mọi đối tượng trong Vũ trụ luôn vận động.

Tiên đề 2 xem vận động là thuộc tính của mọi đối tượng.

Định lý 1: Vũ trụ là duy nhất

Chứng minh:

Giả sử V1 và V2 là hai Vũ trụ khác nhau. Khi đó theo định nghĩa 1 ta thấy V = V1 + V2 sẽ là Vũ trụ hiện hành. Cứ như thế phép hợp tạo nên một thực thể Vũ trụ duy nhất.

Định lý 1 khẳng định Vũ trụ của chúng ta là duy nhất, không có Vũ trụ thứ hai.

Điều này phù hợp với nhận thức của chúng ta .Đầu tiên khi còn nằm trong bụng mẹ, Vũ trụ của chúng ta là hợp của những cơ quan nội tạng chứa dòng máu của mẹ, các luồng ý thức mà mẹ truyền đến chúng ta v.v... Khi cất tiếng khóc chào đời, một sự nhảy vọt, phép hợp một lần nữa để tạo nên một Vũ trụ mới bởi bây giờ đã có thêm những đối tượng mới: ông, bà, bố, anh, em, mái nhà, vành nôi, những lời ru, bầu trời, các vì sao, v.v... Cứ như thế, nếu thấy bất kỳ một đối tượng nào nằm ngoài Vũ trụ của chúng ta thì phép hợp lại cho ra một Vũ trụ duy nhất.

Định lý 2: Giữa hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ bao giờ cũng tồn tại ít nhất một mối liên hệ

Chứng minh:

Giả sử A và B là hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. Khi đó mối liên hệ “A và B cùng vận động” hiển nhiên là một trong các mối liên hệ giữa A và B.

Định lý này thật ra là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến mà Heghen đã đề cập. Khi nói đến một đối tượng ta phải hiểu nó tồn tại trong các mối liên hệ của nó với các đối tượng khác. Đôi khi để nhấn mạnh ta sẽ gọi là đối tượng đầy đủ.

Như đã nói ở trên, các đối tượng trong Vũ trụ liên kết với nhau một cách chặt chẽ bởi các mối liên hệ. Các mối liên hệ này có được từ các đối tượng trong Vũ trụ nhưng chính chúng lại làm cho Vũ trụ này là duy nhất. Hơn thế nữa chính chúng lại là các Đối tượng và bởi thế nó luôn luôn vận động và làm mới.

2. TÂM THỨC VŨ TRỤ

Đến đây ta sẽ đưa vào một khái niệm mới – Tâm thức Vũ trụ. Khái niệm này được trình bày một cách ngắn gọn nhất nên nó là một khái niệm hết sức trừu tượng nhưng lại là khái niệm trung tâm của chương này. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng một định nghĩa ngắn gọn:

Định nghĩa 2: Tâm thức Vũ trụ là giao của mọi đối tượng

Định nghĩa này mô tả Tâm thức Vũ trụ là cái thuộc về tất cả mọi đối tượng trong Vũ trụ. Nói cách khác Nó có trong mọi đối tượng.

Định lý 3: Tâm thức Vũ trụ tồn tại.

Chứng minh:

Ta phải chứng minh giao của mọi đối tượng trong Vũ trụ là khác rỗng. Thật vậy vì thuộc tính vận động là có trong mọi đối tượng như tiên đề 2 đã khẳng định, mà tính vận động đến lượt nó lại là một đối tượng trong Vũ trụ nên giao của mọi đối tượng trong Vũ trụ là khác rỗng.

Để ý rằng vận động chỉ là một trong các thành tố tạo nên Tâm thức Vũ trụ. Vận động là một biểu hiện của Tâm thức Vũ trụ. Hay nói cách khác, chính vì các đối tượng luôn vận động mà chúng ta cảm nhận thấy sự tồn tại của Tâm thức Vũ trụ. Ngoài vận động, Tâm thức Vũ trụ có thể còn những thành tố khác.

Định lý 4: Tâm thức Vũ trụ là duy nhất

Chứng minh:

Giả sử v1 và v2 đều là tâm thức Vũ trụ. Ta phải chứng minh v1 trùng v2. Thật vậy vì v1 là Tâm thức Vũ trụ và v2 là một đối tương nên v1 chứa trong v2. Tiếp tục vì v2 là Tâm thức Vũ trụ và v1 là một đối tượng nên v2 chứa trong v1. Vì vậy v1 trùng v2.

Như vậy chúng ta đã định nghĩa Tâm thức Vũ trụ và chứng minh hai định lý hết sức quan trọng khẳng định Tâm thức Vũ trụ là tồn tại và duy nhất. Tuy nhiên, cách chứng minh của hai định lý trên mới chỉ đưa ra một cách định tính về sự tồn tại và duy nhất cuả Tâm thức Vũ trụ.

Định lý 5: Tâm thức Vũ trụ có trong mọi đối tượng.

Chứng minh:

Tâm thức Vũ trụ là giao của mọi đối tượng và Tâm thức Vũ trụ tồn tại duy nhất nên nó có trong mọi đối tượng trong Vũ trụ.

Thực ra, đã từ lâu loài người đã cảm nhận được sự tồn tại của Tâm thức Vũ trụ và gọi nó với các cái tên khác nhau như: Thuộc tính, Bản chất, Tạo hoá, Chân lý Tối thượng, Tự nhiên, Trời, Thượng đế v.v... Nhưng có thể nói khái niệm Tâm thức Vũ trụ ở đây tổng quát hơn các khái niệm kể trên.

Tâm thức Vũ trụ hết sức huyền ảo. Nó có trong mọi đối tượng nhưng thật khó để cảm nhận trực tiếp. Nó là thuộc tính, nó là bản chất chung nhất của mọi đối tượng. Nó chứa các quy luật tự nhiên phổ quát nhất.

Định lý 6: Mọi đối tượng trong Vũ trụ không tự nhiên mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.

Chứng minh:

Giả sử rằng A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. Khi đó theo định nghĩa Tâm thức Vũ trụ suy ra A chứa Tâm thức Vũ trụ. Nếu A bị mất đi suy ra Tâm thức Vũ trụ sẽ bị mất đi. Điều này trái với hai định lý về sự tồn tại và duy nhất của Tâm thức Vũ trụ.

Đối với những đối tượng xác định và cụ thể thì định lý trên là một điều dễ hiểu. Nhưng đối với những đối tượng vô hình như truyền thống dân tộc, một nền văn hoá, một học thuyết v.v…thì việc nhận thức được như vậy không phải luôn luôn dễ dàng. Nếu ta xem các hệ thống triết học hoặc các tôn giáo chỉ là những đối tượng thì một hệ quả nữa có thể được rút ngay ra từ định lý Tâm thức vũ trụ là duy nhất

Định lý 7:

Đối với mọi triết học chỉ có một chân lý tối thượng.

Đối với mọi tôn giáo chỉ có một Thượng Đế.

Các khuynh hướng tư tưởng có thể khác nhau, thậm trí tưởng chừng đối lập nhau một mất một còn nhưng chúng vẫn có một miền giao khác rỗng (Tâm thức Vũ trụ), bởi vậy xu thế đối thoại sẽ thay thế cho sự đối đầu, sự loại trừ nhau và sẽ trở thành xu thế của thời đại.

3. KẾT LUẬN

  • Vũ trụ là duy nhất.
  • Các đối tựợng trong Vũ trụ luôn vận động.
  • Tâm thức vũ trụ là giao của mọi đối tượng nên nó có trong mọi đối tượng. Nó tồn tại và duy nhất. Nó có mặt ở khắp nơi nhưng không thể thấy hết được và cũng không thể nắm bắt hết được.

  • Nếu xem mỗi con người, mỗi vật là các đối tượng thì Tâm thức Vũ trụ không ở đâu xa mà ở trong chính lòng ta, ở chính trong tâm trí ta, ở chính trong các vật giản dị nhất.
  • Không có đối tượng nào mất đi một cách vĩnh viễn mà nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác, kể cả những đối tượng hữu hình hoặc vô hình.
  • Tâm thức Vũ trụ tồn tại và duy nhất càng khẳng định Vũ trụ này là thống nhất mặc dù các đối tượng thuộc Vũ trụ là cực kỳ phong phú muôn hình vạn trạng. Vũ trụ của chúng ta đa dạng mà thống nhất, hay thống nhất trong sự đa dạng.
Thực ra có một sự tiếp cận khác đối với Vũ trụ và Tâm thức Vũ trụ. Cách tiếp cận đó là đầu tiên ta xây dựng các Vũ trụ sau đó hợp chúng lại để có Vũ trụ duy nhất. Tương tự, ta cũng xây dựng các Tâm thức Vũ trụ sau đó dùng phép giao để có một Tâm thức Vũ trụ duy nhất. Cách tiếp cận này dễ được chấp nhận vì nó đi theo một mạch tư duy thông thường nhưng tiếc thay đó là một công việc phân kỳ. Cách tiếp cận như vừa trình bày ở trên tuy có vẻ hơi khiên cưỡng khi mới đọc nhưng đó thực sự là một cách tiếp cận cô đọng và có tính khái quát rất cao.

CHƯƠNG 2:

TÂM THỨC VŨ TRỤ VÀ THÔNG TIN

Trong chương 1 ta đã đưa ra định nghĩa Tâm thức Vũ trụ đồng thời chứng minh một số định lý và hệ quả liên quan tới Tâm thức Vũ trụ. Tuy nhiên các chứng minh này mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra một cách định tính sự tồn tại và duy nhất của Tâm thức Vũ trụ. Ngoài vận động ra, Tâm thức Vũ trụ còn có thành tố nào nữa không?

Trong chương này, chúng ta sẽ trình bày định nghĩa về thông tin đồng thời chứng minh thông tin là một thành tố tạo nên Tâm thức Vũ trụ cùng với một số định lý, hệ quả và kết luận liên quan.

Trước hết ta sẽ đưa ra khái niệm thông tin.

1. THÔNG TIN

Trong Tin học định nghĩa: “Mọi yếu tố đem lại sự hiểu biết đều được gọi là thông tin”.

Nhưng định nghĩa này mới nói đến sự hiểu biết của con người nên chưa tổng quát.

Một số nhà triết học mô tả khái niệm thông tin như sau: Mọi vật trong thế giới tự nhiên đều có thuộc tính phản ánh khi bị tác động bởi một vật khác. Quá trình này được gọi là quá trình nhận thông tin, xử lý thông tin và đưa ra kết quả của sự xử lý.

Để nhất quán chúng tôi đề nghị định nghĩa về khái niệm cơ bản này như sau:

Định nghĩa 3: Cho A và B là hai đối tượng bất kỳ, ta gọi tập hợp tất cả những mối liên hệ giữa A và B là thông tin giữa A và B.

A được gọi là nội dung thông tin của A trong B, và ngược lại B được gọi là nội dung thông tin của B trong A.

Bản thân tập hợp các mối liên hệ giữa A và B, ta gọi là vật mang tin.

Như vậy thông tin bao gồm nội dung thông tin và vật mang tin.

Bây giờ ta sẽ bàn đến Tâm thức Vũ trụ và thông tin.

2. TÂM THỨC VŨ TRỤ VÀ THÔNG TIN

Trước hết ta chứng minh một định lý vô cùng quan trọng khẳng định thông tin như một thành tố nữa ngoài vận động có ở Tâm thức Vũ trụ.

Định lý 8 : Tâm thức Vũ trụ chứa thông tin.

Chứng minh:

Theo định lý 2 về mối liên hệ phổ biến và theo định nghĩa 3 vừa nêu trên ta có giữa hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ bao giờ cũng có thông tin về nhau. Vì vậy thông tin là thuộc tính của mọi đối tượng trong Vũ trụ và do đó, theo định nghĩa Tâm thức vũ trụ thì Tâm thức Vũ trụ chứa thông tin.

Định lý 8 vừa nêu đã cho ta thấy có thêm một thành tố nữa ngoài tính vận động ở Tâm thức Vũ trụ: đó là thông tin. Ở đây cần nhấn mạnh là vì nhận thức của chúng ta mới chỉ ở lân cận của Tâm thức Vũ trụ nên chưa hiểu một cách chính xác về Tâm thức Vũ trụ vì thế mới sinh ra việc phân biệt thành tố này thành tố kia tạo nên Tâm thức Vũ trụ, nếu suy cho cùng các thành tố đó (vận động và thông tin) chỉ là một. Điều này được suy ra từ định lý Tâm thức Vũ trụ là duy nhất.

Tuy nhiên việc xem xét Tâm thức Vũ trụ từ nhiều phía sẽ cho ta một hình ảnh rõ hơn về Tâm thức Vũ trụ. Đến đây ta đưa ra một định lý khác

Định lý 9: Thông tin giữa hai đối tượng bất kỳ luôn phải thông qua Tâm thức Vũ trụ.

Chứng minh:

Cho A và B là hai đối tượng bất kỳ, f là một mối liên hệ bất kỳ giữa A và B. Theo định nghĩa 2 suy ra f là một thông tin giữa A và B. Nhưng đến lượt mình, f lại là một đối tượng trong Vũ trụ. Theo định lý 5 thì f phải chứa Tâm thức Vũ trụ. Hay nói cách khác f phải thông qua Tâm thức Vũ trụ.

Định lý 10: Tâm thức Vũ trụ chứa toàn bộ thông tin của mọi đối tượng trong Vũ trụ.

Chứng minh:

Giả sử A là một đối tượng bất kỳ có một phần F(A) các thông tin không có ở Tâm thức Vũ trụ. Tức là sẽ tồn tại thông tin f của F(A) không thông qua Tâm thức Vũ trụ. Điều này trái với định lý 9.

Định lý 10 khẳng định nếu ngộ được Tâm thức Vũ trụ thì ta có thể hiểu được về Vũ trụ. Ta có thể xem Tâm thức Vũ trụ như là một máy tính lượng tử chứa toàn bộ thông tin của mọi đối tượng trong Vũ trụ. Các đối tượng trong Vũ trụ muốn “liên lạc” với nhau đều phải thông qua chiếc máy chủ Vĩ đại này.

Tiếp đến, ta sẽ phát biểu và chứng minh một định lý quan trọng khác

Định lý 11: Vận tốc ánh sáng không phải là giới hạn vận tốc của mọi thông tin trong Vũ trụ.

Chứng minh:

Ta sẽ chứng minh bằng cách chỉ ra một phản ví dụ. Giả sử X là một hành tinh cách chúng ta 1 triệu năm ánh sáng. Bây giờ ta sẽ tưởng tượng đang ở trên hành tinh đó. Một, hai, ba! Bắt đầu!

Chỉ trong không đầy một giây tư duy của chúng ta đã liên hệ đến hành tinh X đó.

Ở đây, giữa ta (đối tượng A) và hành tinh X (đối tượng :D đã có mối liên hệ là sự tưởng tượng f từ A đến B. Theo định nghĩa về thông tin thì f chính là thông tin giữa A và B. Và như đã thấy ở trên vận tốc của f lớn hơn nhiều lần so với vận tốc ánh sáng.

Cách chứng minh định lý 11 chưa hẳn làm bạn hài lòng nhưng vì chưa đủ hành trang nên chưa thể đưa ra một cách chứng minh đẹp đẽ hơn. Sau này chúng ta sẽ quay lại.

Bây giờ chúng ta đưa ra một định lý cực kỳ quan trọng liên quan tới vận tốc truyền thông tin của Tâm thức Vũ trụ. Trước khi phát biểu và chứng minh định lý chúng tôi xin được nói qua về hệ quy chiếu. Đây là một khái niệm mà để đi sâu vào sẽ phải tốn rất nhiều giấy mực nên trước hết chúng ta hãy tạm hiểu như khái niệm hệ quy chiếu như trong Vật lý hoặc Toán học.

Định lý 12: Tâm thức Vũ trụ truyền thông tin đến mọi đối tượng trong Vũ trụ một cách tức thời trong mọi hệ quy chiếu.

Chứng minh:

Giả sử tồn tại một đối tượng A trong Vũ trụ và tồn tại một hệ quy chiếu nào đó nhận thông tin từ Tâm thức Vũ trụ không tức thời. Tức là tồn tại một thời điểm t0 nào đó mà giữa A và Tâm thức Vũ trụ không có một mối liên hệ nào. Vì Tâm thức Vũ trụ cũng là một đối tượng nên điều này trái với định lý 2 về mối liên hệ phổ biến.

Định lý 12 cho ta khả năng giải thích một điều rất khó hiểu trong Định lý 5: “Tâm thức Vũ trụ có trong mọi đối tượng”.

Tại sao có vô vàn các đối tượng trong Vũ trụ mà đối tượng nào cũng chứa Tâm thức Vũ trụ trong khi Tâm thức Vũ trụ là duy nhất?

Thật ra các đối tượng trong Vũ trụ chỉ chứa nội dung thông tin của Tâm thức Vũ trụ trong nó hay nói cách khác, các đối tượng trong Vũ trụ chỉ chứa “ảnh” của Tâm thức Vũ trụ. Vì việc truyền thông tin từ Tâm thức Vũ trụ đến các đối tượng là tức thời nên sự phân biệt Tâm thức Vũ trụ và ảnh của Tâm thức Vũ trụ là cực kỳ khó khăn. Đôi khi ta cảm thấy chúng chỉ là một. Thậm chí, việc tách chúng làm hai, cho dù trong tư duy cũng là khiên cưỡng.

Thông tin giữa Tâm thức Vũ trụ và một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ không chỉ diễn ra theo một chiều từ Tâm thức Vũ trụ đến đối tượng đó mà còn có thông tin ngược từ đối tượng đó đến Tâm thức Vũ trụ. Sự thông tin giữa hai đối tượng bất kỳ đều phải đi qua “Máy Chủ” vĩ đại- Tâm thức Vũ trụ.

3.KẾT LUẬN

• Ngoài vận động, Tâm thức Vũ trụ còn chứa một thành tố nữa đó là thông tin. Tuy nhiên thông tin và vận động thực chất là một.

• Với việc chứng minh tồn tại những thông tin vượt vận tốc ánh sáng, chúng ta, những người trên Trái đất vẫn nhận được thông tin từ vô vàn các nền văn minh ngoài Trái đất đến Trái đất, đến chúng ta thông qua Tâm thức Vũ trụ. Vì vậy để vươn tới cái thiện, cái tốt, cái hoàn mỹ v.v... thì ta phải luôn hướng tới Tâm thức Vũ trụ tức là sống, hành động và tư duy phù hợp với những quy luật phổ quát nhất của Vũ trụ.

• Để thu nhận được những “ý thức” nêu trên chúng ta không thể dùng những thiết bị được chế tạo chỉ từ các “vật liệu” hữu hình.

• Thông tin từ một đối tượng bất kỳ đến chúng ta đều phải thông qua Tâm thức Vũ trụ. Điều này cho ta một hệ quả quan trong là: "nếu nghiên cứu thấu đáo một đối tượng bất kỳ, cho dù đối tượng đó tầm thường đến mức nào ta cũng tìm thấy chân lý thậm chí là chân lý tối thượng."

• Gần đây có những luận thuyết cho là mọi đối tượng trong Vũ trụ đã được lập trình sẵn bới một đấng Tối cao nào đó và rằng mọi đối tượng, đặc biệt là con người là đã “an bài ” và không tránh khỏi “số mệnh”. Điều này không chính xác vì thông tin giữa Tâm thức vũ trụ và một đối tượng bất kỳ là thông tin hai chiều, tức là luôn bao hàm cái mới. Hơn nữa, rất có thể có những “hacker” truy nhập vào “chiếc máy chủ vĩ đại” –Tâm thức Vũ trụ để làm thay đổi cái được gán là “định mệnh”.

CHƯƠNG 3

TÂM THỨC VŨ TRỤ VÀ NĂNG LƯỢNG

Tâm thức Vũ trụ đã chứa hai thành tố: Vận động và Thông tin. Trong chương này chúng ta sẽ cho thấy năng lượng cũng là một thành tố nữa có ở Tâm thức Vũ trụ.

1. NĂNG LƯỢNG

Năng lượng lượng là một khái niệm mà hầu như ai cũng biết nhưng để hiểu thấu đáo về nó, đặc biệt khi ta nói đến năng lượng của các đối tượng phi vật thể thì không phải bao giờ ta cũng đi đến chỗ nhất trí. Trong bài viết này chúng ta sẽ dùng năng lượng theo nghĩa sau:

Định nghĩa 4: Gọi A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. Mọi yếu tố gây ra sự vận động của A đều được gọi là năng lượng có trong A.

Trong chương 1 chúng ta đã đưa ra khái niệm vận động. Năng lượng là yếu tố gây ra sự vận động của một đối tượng bất kỳ. Không có sự vận động nào mà không có năng lượng.

2. TÂM THỨC VŨ TRỤ VÀ NĂNG LƯỢNG

Chúng ta sẽ đưa ra một định lý khẳng định năng lượng là một thành tố thứ ba có ở Tâm thức Vũ trụ.

Định lý 13: Tâm thức Vũ trụ chứa năng lượng.

Chứng minh:

Giả sử A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. Theo tiên đề 2 A vận động. Theo mô tả khái niệm năng lượng và định nghĩa 4 thì A có năng lượng. Hay nói cách khác, có năng lượng là một thuộc tính của A. Theo định nghĩa của Tâm thức Vũ trụ thì Tâm thức Vũ trụ chứa năng lượng.

Như vậy, ta đã chứng minh mọi đối tượng trong Vũ trụ đều có năng lượng. Năng lượng là nguyên nhân của vận động nhưng năng lượng được biết đến thông qua vận động. Vì bản thân năng lượng cũng là một đối tượng trong Vũ trụ nên nó tuân theo tiên đề 2 và cũng không ngừng vận động.

Thông tin là một dạng của vận động nên để truyền thông tin giữa các đối tượng cũng cần phải có năng lượng. Ngược lại, năng lượng mà hai đối tượng truyền cho nhau chính là mối quan hệ của hai đối tượng đó nên năng lượng cũng là một dạng thông tin.

Tóm lại, ba thành tố: vận động, thông tin và năng lượng tạo nên Tâm thức Vũ Trụ, suy cho cùng thì chỉ là một mà thôi. Tuy nhiên, vẫn cần nhắc lại việc nhìn Tâm thức Vũ trụ từ nhiều phía sẽ cho chúng ta hình ảnh rõ nét hơn về nó.

Đến đây ta bàn đến việc truyền năng lượng giữa các đối tượng trong Vũ trụ. Ta sẽ chứng minh một định lý nói về cơ chế chung nhất của việc truyền năng lượng giữa chúng.

Định lý 14: Năng lượng được truyền giữa hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ đều phải thông qua Tâm thức Vũ trụ.

Chứng minh:

Giả sử A và B là hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. E là năng lượng được truyền giữa A và B. Khi đó rõ ràng E là mối liên hệ giữa A và B. Theo định nghĩa của thông tin thì E là thông tin giữa A và B. Theo định lý 9, E phải thông qua Tâm thức Vũ trụ.

Định lý này cho ta một định lý rất quan trọng

Định lý 15: Tâm thức Vũ trụ chứa toàn bộ năng lượng của các đối tượng trong Vũ trụ

Chứng minh:

Giả sử tồn tại một đối tượng A mà năng lượng E của nó không chứa trong Tâm thức Vũ trụ. Khi đó nếu A truyền năng lượng này cho bất cứ đối tượng nào thì E cũng không thông qua Tâm thức Vũ trụ. Điều này mâu thuẫn với định lý 14.

Như vậy chúng ta đã chứng minh được một điều vô cùng quan trọng là:

"Cùng với việc nắm giữ toàn bộ thông tin, Tâm thức Vũ trụ còn chứa toàn bộ năng lượng của mọi đối tượng trong Vũ trụ."

Tiếp theo ta sẽ chứng minh một định lý liên quan tới vận tốc của việc truyền năng lượng từ Tâm thức Vũ trụ đến các đối tượng.

Định lý 16: Năng lượng được truyền từ Tâm thức Vũ trụ đến mọi đối tượng trong Vũ trụ là tức thời đối với mọi hệ quy chiếu.

Chứng minh:

Giả sử A là một đối tượng bất kỳ trong một hệ quy chiếu nào đó mà nhận năng lượng từ Tâm Vũ trụ đến nó là không tức thời. Khi đó tồn tại thời điểm nào đó sao cho A không có năng lượng. Hay nói cách khác tại thời điểm to đó A không vận động. Điều này trái với tiên đề 1.

Như vậy ta đã chứng minh bốn định lý liên hệ tới năng lượng, điều này sẽ cho phép chúng ta xem xét lại bức tranh toàn cảnh của Vũ trụ.

3. KẾT LUẬN

• Nguồn năng lượng từ Tâm thức Vũ trụ cung cấp năng lượng cho từng đối tượng trong Vũ trụ một cách tức thời khiến cho ta có cảm giác năng lượng đó đã có sẵn, tiềm ẩn trong đối tượng đó.

• Bất cứ đối tượng nào muốn truyền năng lượng cho đối tượng khác đều phải truyền thông qua Tâm thức Vũ trụ. Điều này là mới mẻ đối với quan niệm xưa của chúng ta.

• Nếu chúng ta sống sống phù hợp với các quy luật phổ quát nhất thì trí tuệ càng minh mẫn vì Tâm thức Vũ trụ là giao của các chân lý. Hơn thế nữa sức khoẻ cũng càng được nâng cao vì Tâm thức Vũ trụ chứa toàn bộ năng lượng của Vũ trụ.

• Tương tự quốc gia nào có một xã hội và tổ chức nhà nước càng phù hợp với các quy luật phổ quát nhất của Vũ trụ thì quốc gia đó sẽ càng hùng mạnh.

• Bất cứ hành vi nào của con người, dù có giữ bí mật đến đâu vẫn để lại dấu vết ở Tâm thức Vũ trụ vì Tâm thức Vũ trụ chứa toàn bộ thông tin của Vũ trụ.

TÓM TẮT

• Chúng ta đã lần lượt khẳng định: Tâm thức Vũ trụ chứa vận động, Tâm thức Vũ trụ chứa thông tin và Tâm thức Vũ trụ chứa năng lượng.

Bằng việc phát biểu hai tiên đề, chứng minh 16 định lý và mộtt loạt các kết luận, bức tranh Vũ trụ hiện tồn của chúng ta đã được vẽ lên. Trong bức tranh đó, Tâm thức Vũ Trụ là tâm điểm của sự xem xét.

Tâm thức Vũ Trụ là tồn tại và duy nhất. Nó chứa toàn bộ sức mạnh của Vũ trụ. Nó mang đến sự vận động, thông tin và năng lượng cho mọi đối tượng trong Vũ Trụ một cách tức thời khiến cho ta tưởng rằng chúng là thuộc tính, cái “tự có” của các đối tượng trong Vũ Trụ.

• Muốn hướng đến cái thiện, cái thông tuệ, cái cao thượng tình yêu và lòng vị tha v.v... thì phải hướng tới Tâm thức Vũ Trụ. Nơi đó hội tụ tất cả các chân lý vĩ đại, hội tụ tất cả trí tuệ của các nền văn minh. Nơi đó chứa toàn bộ thông tin và năng lượng của Vũ Trụ.

• Khôngcần phải sợ rằng càng phát hiện ra nhiều thành tố tạo nên Tâm thức Vũ trụ thì sẽ mâu thuẫn với hai định lý Tâm thức Vũ trụ tồn tại và duy nhất vì giao của các thành tố đó sẽ tiến đến gần Tâm thức Vũ trụ hơn.

• Tâm thức Vũ Trụ có trong mọi đối tượng nói chung và có trong mọi con người, mọi sinh linh nói riêng. Tâm thức Vũ Trụ ở ngay trong lòng ta, trong tâm trí ta và ngay trong những thứ giản dị nhất.

CHƯƠNG 4

VŨ TRỤ Ý THỨC

Chúng ta lại tiến thêm một bước về phía Tâm thức Vũ Trụ để khám phá những thành tố mới mà trong một chừng mực nào đó có thể nói là sâu sắc hơn các thành tố Vận động, Thông tin và Năng lượng được mô tả trong ba chương đầu của học thuyết Tâm thức Vũ Trụ. Đó là Ý Thức.

Trong chương này chúng ta sẽ xây dựng khái niệm Ý Thức và Vũ Trụ Ý Thức. Vật Chất sẽ được nghiên cứu kỹ ở chương sau.

1.Ý THỨC

Trước hết, ta đưa vào hai khái niệm cơ bản : đối tượng hữu hình và đối tượng vô hình

Định nghĩa 5: Đối tượng hữu hình là đối tượng có kích thước hình học

Cái bàn, cái cốc, thân thể con người, con sông, dãy núi, trái đất, hạt nhân nguyên tử, hạt quark, các photon, thân xác các siêu vi khuẩn. v.v… là các ví dụ về các đối tượng hữu hình

Định nghĩa 6: Đối tượng vô hình là đối tượng không có kích thước hình học.

Tư duy, ý nghĩ, khái niệm, truyền thống, tình yêu, hạnh phúc, lòng căm thù, tính cao thượng, linh hồn, văn hoá phi vật thể...v.v…là các ví dụ về các đối tượng vô hình.

Vì các đối tượng hữu hình hay đối tượng vô hình đều là đối tượng trong Vũ Trụ nên theo định lý 5 chúng đều chứa Tâm thức Vũ Trụ. Điều này cho thấy khi tiến tới Tâm thức Vũ Trụ đối tượng vô hình và đối tượng hữu hình chỉ là một.

Đừng nghĩ rằng đối tượng vô hình không có năng lượng. Thật vậy vì đối tượng vô hình cũng chứa Tâm thức Vũ Trụ mà năng lượng là thành tố của Tâm thức Vũ Trụ nên đối tượng vô hình vẫn phải có năng lượng.

Định nghĩa 7: Nội dung thông tin của một đối tượng A bất kỳ trong Tâm thức Vũ Trụ được gọi là ý niệm tuyệt đối về A.

Định lý 20: Ý niệm tuyệt đối về một đối tượng bất kỳ trong Vũ Trụ là một đối tượng vô hình.

Đến đây chúng ta phát biểu một định nghĩa nói lên quan điểm dứt khoát của chúng ta về Ý Thức.

Định nghĩa 8: Ý thức của một đối tượng bất kỳ trong vũ trụ là tập hợp tất cả các mối liên hệ vô hình của nó với mọi đối tượng trong vũ trụ.

Tiếp theo đây ta sẽ chứng minh một định lý rất hay về ý thức.

Định lý 22: Mọi đối tượng trong Vũ trụ đều có Ý Thức

Chứng minh:

Giả sử A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. Ta chỉ cần chứng minh tồn tại một mối liên hệ vô hình của A với một đối tượng nào đó trong Vũ Trụ. Thật vậy, luôn tồn tại mối liên hệ f :" Ý niệm tuyệt đối về A" là một mối liên hệ vô hình giữa A và Tâm thức Vũ Trụ.

Mọi đối tượng đều có ý thức kể cả những vật mà loài người cho là vô tri nhất. Định lý 22 còn cho ta giải thích tại sao loài người, đặc biệt là trong văn chương lại có loại văn Nhân Cách hoá; tại sao loài người lại thờ nhiều thần như thế : thần biển, thần núi, thần gió, thần mặt trời v.v…; tại sao lại có các khái niệm “ hồn nước”, “hồn thiêng song núi”,v.v….

Như vậy Ý Thức có trong mọi đối tượng, do đó nó là một thành tố tạo nên Tâm thức Vũ Trụ.

Định lý 23: Tâm thức Vũ Trụ chứa Ý Thức.

Chứng minh:

Vì Tâm thức Vũ Trụ là giao của mọi đối tượng và đối tượng nào cũng có Ý Thức nên Tâm thức Vũ Trụ chứa Ý Thức.

Để ý một chút, chúng ta thấy Ý Thức chính là một trường hợp đặc biệt của Thông Tin do đó việc truyền ý thức từ Tâm thức Vũ Trụ đến mọi đối tượng trong Vũ Trụ là tức thời trong mọi hệ quy chiếu tuy nhiên cơ chế truyền Ý Thức trong Vũ Trụ có nhiều điểm đặc biệt mà ta sẽ nói sau.

Vì Ý Thức cũng là một đối tượng trong Vũ trụ nên nó tuân theo tiên đề 2: Nó luôn luôn vận Động.

Để cho hoàn chỉnh và theo mạch tư duy giống như khi bàn đến Thông Tin, ta sẽ chứng minh một loạt các định lý sau.

Định lý 24: Ý Thức truyền cho nhau giữa hai đối tượng bất kỳ trong Vũ Trụ bao giờ cũng phải thông qua Tâm thức Vũ Trụ.

Chứng minh:

Giả sử A và B là hai đối tượng bất kỳ trong Vũ Trụ, f là một mối liên hệ vô hình bất kỳ giữa A và B. Theo định nghĩa Ý Thức suy ra f là Ý Thức. Nhưng đến lượt mình f lại là một đối tượng trong Vũ Trụ. Theo định lý 5, f phải chứa Tâm thức Vũ Trụ. Hay nói cách khác f phải thông qua Tâm Vũ Trụ.

Định lý 25: Tâm Vũ Trụ chứa toàn bộ Ý Thức của mọi đối tượng trong Vũ Trụ

Chứng minh:

Ta chứng minh bằng phản chứng. Giả sử tồn tại một đối tượng A có một phần Ý Thức F(A) không có trong Tâm Vũ Trụ. Khi đó tồn tại một ý thức f chứa trong F(A) không thông qua Tâm Vũ Trụ. Điều này trái với định lý 24 vừa phát biểu.

Định lý 26: Tâm Vũ Trụ truyền Ý Thức đến mọi đối tượng trong Vũ trụ là tức thời trong mọi hệ quy chiếu.

Chứng minh:

Ta chứng minh bằng phản chứng. Giả sử tồn tại một đối tượng A trong Vũ Trụ nhận được Ý thức từ Tâm Vũ Trụ đến mình không tức thời. Suy ra tồn tại một thời điểm t0 A không có Ý Thức. Điều này trái với định lý 22.

Đến đây ta sẽ chứng minh định lý 11 trong chương 2 một cách tường minh hơn.

Định lý 27 : Vận tốc ánh sáng không phải là giới hạn vận tốc của ý thức trong Vũ trụ.

Chứng minh:

Giả sử A và B là hai đối tượng cách nhau 1 tỷ năm ánh sáng, f là một ý thức từ A đến B.

Theo định lý 24 “đoạn đường” mà f chuyển động được chia thành 2 phần d1: từ A đến Tâm thức Vũ Trụ và d2: từ Tâm Vũ Trụ đến B.

Theo định lý 25 thì f chuyển động trên d1 là tức thời.

Theo định lý 26 f chuyển động trên d2 cũng tức thời.

Vậy thì f chuyển động từ A đến B là tức thời. A và B cách nhau 1 tỷ năm ánh sáng nên f có vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng.

Chúng ta đã chứng minh một loạt các định lý rất quan trọng với cách chứng minh hết sức giản dị… nhưng nó chứa đựng một "vũ trụ quan" khác hẳn. Tâm thức Vũ Trụ chứa toàn bộ ý thức của Vũ Trụ và cấp phát những ý tưởng, những cảm xúc, những tình yêu, những chân lý v.v.. xuống các đối tượng một cách tức thời làm cho chúng ta tưởng rằng những thứ đó có sẵn trong các đối tượng.

Khi truyền tình yêu hoặc lòng căm thù đến một người nào đó thì tình yêu đó, lòng căm thù đó phải tập kết ở Tâm thức Vũ Trụ rồi mới được truyền đến người đó…

Ở Tâm thức Vũ Trụ không có cái gì là tương đối, là ngẫu nhiên, là may rủi. Tất cả là tuyệt đối là chính xác hoàn toàn, là chắc chắn.

2.VẬT CHẤT

Ta sẽ nghiên cứu Vật Chất kỹ hơn trong các chương sau.

Định nghĩa 9: Tập hợp tất cả các thành tố hữu hình tạo nên một đối tượng bất kỳ A và các mối liên hệ hữu hình của A với mọi đối tượng trong Vũ Trụ được gọi là Vật Chất của A.

Ta sẽ chứng minh ngay sau đây một định lý để chúng ta hình dung rõ hơn về Vũ Trụ

Định lý 28: Mọi đối tượng trong Vũ Trụ đều có Vật Chất.

Chứng minh:

Giả sử A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ Trụ. Theo tiên đề 2, A luôn luôn vận động, do đó luôn tồn tại mối quan hệ hữu hình của A vì vậy A luôn có tính vật chất.

Định lý trên được các nhà triết học Duy Vật coi như một Tiên đề. Như vậy một đối tượng A bất kỳ trong Vũ Trụ đều gồm 2 phần: Vật Chất và Ý Thức.

Lưu ý:

1) Đối với một đối tượng bất kỳ trong Vũ Trụ bao giờ cũng có cả Vật Chất và Ý Thức trong nó. Không có đối tượng nào hoàn toàn là vô tri. Núi có hồn của núi, sông có hồn của sông, các cơn bão cũng có Ý Thức.v.v..

Ngược lại không có đối tượng nào chỉ có thuần túy Ý Thức. Linh hồn của một người đang sống hoặc đã chết vẫn có các mối liên hệ Vật Chất với các đối tượng hữu hình. Tư duy của một con người có thể biến thành một sức mạnh Vật Chất. Ý Thức có thể làm thay đổi quỹ đạo của một cơn bão, gây ra động đất v.v…

2) Vật Chất và Ý Thức trong một đối tượng là thống nhất không thể tách rời do đó câu hỏi cơ bản của triết học: “ Vật Chất và Ý Thức cái nào có trước? Cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào?” là một câu hỏi không có nghĩa!!!

.....

....

Hà Nội, ngày 16/08/2004

TS. Đinh Xuân Thọ

................................................................

Tôi không quen biết anh Thọ, cũng như anh Thiên Sứ cũng không biết mặt tôi... và tôi thực sự rất ấn tượng về bài viết này. Trong bài viết trên, tôi đã biên dịch lại đôi chỗ nhằm giúp cho nó thân thiện hơn với mọi người.

Thân mến

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự trừu tượng của bài "Tâm thức vũ trụ" vẫn khá cao nhưng cũng giúp cho thấy được nội dung của nó khá thích hợp, giống với thuyết âm dương ngũ hành. Chắc tác giả là một nhà triết học có tầm cỡ ?

" Định lý 1 khẳng định Vũ trụ của chúng ta là duy nhất, không có Vũ trụ thứ hai. "

Cái này thì chưa chắc, vì vật chất là vô hạn.

Tôi có câu hỏi mở : Cái vũ trụ mà chúng ta đang nhận biết hôm nay này, tại sao nó lại không phải chỉ là một phần, thậm chí chỉ là một hạt vật chất nào đó ở trong một cái "Đại vũ trụ" khác nhỉ ???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Quangnx thân mến.

Theo tôi:

Tâm thức vũ trụ chính là "Thái cực" trong Lý học Đông phương; là "Tính Thấy" trong Phật giáo. Về đại thể thì như vậy.

Nhưng về chi tiết của bài viết thì có một số vấn đề cần bàn.

Thí dụ:

Định nghĩa 9: Tập hợp tất cả các thành tố hữu hình tạo nên một đối tượng bất kỳ A và các mối liên hệ hữu hình của A với mọi đối tượng trong Vũ Trụ được gọi là Vật Chất của A.

Nên bỏ khái niệm "hữu hình"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự trừu tượng của bài "Tâm thức vũ trụ" vẫn khá cao nhưng cũng giúp cho thấy được nội dung của nó khá thích hợp, giống với thuyết âm dương ngũ hành. Chắc tác giả là một nhà triết học có tầm cỡ ?

" Định lý 1 khẳng định Vũ trụ của chúng ta là duy nhất, không có Vũ trụ thứ hai. "

Cái này thì chưa chắc, vì vật chất là vô hạn.

Tôi có câu hỏi mở : Cái vũ trụ mà chúng ta đang nhận biết hôm nay này, tại sao nó lại không phải chỉ là một phần, thậm chí chỉ là một hạt vật chất nào đó ở trong một cái "Đại vũ trụ" khác nhỉ ???

Chào bạn cutu1, theo bài viết thì:

Định nghĩa 1 : Vũ trụ là hợp của mọi đối tượng

Định nghĩa 1 nói lên quan niệm ...về Vũ trụ. Vì như đã nói ở trên, đối tượng không phải là tập hợp (không có đối tượng rỗng ) nên định nghĩa này không phạm vào nghịch lý Rát-xen : Không có tập hợp của mọi tập hợp.

... các đối tượng trong Vũ trụ không phải chỉ là những đối tượng rời rạc nằm cạnh nhau mà giữa chúng có những mối liên hệ chằng chịt và chính những mối liên hệ này đã liên kết các đối tượng khác nhau, thậm chí tưởng chừng đối nghich nhau trong Vũ trụ để tạo nên một Vũ trụ hiện nay. Cũng theo định nghĩa 1, ta thấy Vũ trụ của thiên văn học chỉ là một phần của Vũ trụ vừa định nghĩa.

...

Định lý 1: Vũ trụ là duy nhất

Chứng minh:

Giả sử V1 và V2 là hai Vũ trụ khác nhau. Khi đó theo định nghĩa 1 (Vũ trụ là hợp của mọi đối tượng) ta thấy V = V1 hợp V2 sẽ là Vũ trụ hiện hành. Cứ như thế phép hợp tạo nên một thực thể Vũ trụ duy nhất.

Thí dụ:

Định nghĩa 9: Tập hợp tất cả các thành tố hữu hình tạo nên một đối tượng bất kỳ A và các mối liên hệ hữu hình của A với mọi đối tượng trong Vũ Trụ được gọi là Vật Chất của A.

Nên bỏ khái niệm "hữu hình"

Chào anh TS, trong bài viết đã có sự phân biệt theo suy nghiệm của tác giả, cụ thể thì:

Định nghĩa 8: Ý thức của một đối tượng bất kỳ trong vũ trụ là tập hợp tất cả các mối liên hệ vô hình của nó với mọi đối tượng trong vũ trụ.

....

Bài viết hơi dài nên chắc cũng hơi khó theo dõi !...

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Quangnx thân mến.

Chào anh TS, trong bài viết đã có sự phân biệt theo suy nghiệm của tác giả, cụ thể thì:

Định nghĩa 8: Ý thức của một đối tượng bất kỳ trong vũ trụ là tập hợp tất cả các mối liên hệ vô hình của nó với mọi đối tượng trong vũ trụ.

Đúng là tôi xem lướt nên không thấy câu này. Nhưng nếu thế thì lại càng cần phải xem lại.

Trên thực tế suy nghiệm từ Lý học Đông phương, tôi nhận thấy rằng: Khái niệm vô hình và hữu hình rất khó xác định.

Chỉ có một trạng thái duy nhất có thể coi là vô hình vì - nó không thể tự nhận thức được nó - chính là Thái Cực, mà tác giả gọi là Tâm vũ trụ, Phật Pháp gọi là "tính Thấy". Đó chính là trạng thái đối đãi và tương tác với vạn hữu (Thông thường phân ra là vô hình và hữu hình), ngoài ra - suy cho cùng - Nếu không có quy định giới hạn của vô hình - hoặc hữu hình thì khái niệm vô hình hoặc hữu hình sẽ khó phân biệt.

Tôi thí dụ như trạng thái "Khí" trong lý học, hoặc gần gũi hơn như "Từ trường trong khoa học hiện đại, chúng là những trạng thái vật chất có thể coi là vô hình - theo cách hiểu thông thường - Nhưng khó có thể coi là một trạng thái của ý thức.

Vài lời lạm bàn để anh hoặc tác giả xem xét

Ấy chết! Tôi xin lỗi. Tôi vô tình quá.

Đáng nhẽ nên mở một topic riêng để trao đổi, tôi lại trao đổi trực tiếp vào bài viết của anh. Ngày mai, tôi sẽ đề nghị mở một topic riêng để trao đổi về vấn đế này. Tôi sẽ xóa những bài viết của tôi ở đây.

Đề nghị anh em có tham gia, nên mở một topic riêng và không tiếp tục tranh luận trực tiếp vào đây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem ra bạn Thiên sứ có nhiều kỳ vọng ở cái gọi là Thái cực quá.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn anh quanhnx về bài sưu tầm !

Bài viết "Tâm thức Vũ trụ' của TS Đinh xuân Thọ rất hay và khá nhất quán, hợp lý trong logic của nó.

Tuy nhiên, tôi không thấy việc xử dụng tiên đề 1 trong logic bài viết. Phải chăng nó không cần thiết (như vậy sẽ thừa) hay tác giả sẽ sử dụng trong phần khác.

Tôi thấy, nên thay từ "ý thức" trong bài viết bằng từ "Tinh thần" thì hay hơn, tránh bị hiểu lầm với quan niệm thông thường về ý thức có chủ thể. Lưu ý rằng các khái niệm cần phải hiểu theo cách định nghĩa của tác giả trong bài viết, tránh hiểu theo quan điểm thông thường mà có khi bị ngộ nhận hay là thấy không hợp lý.

Thực ra bài viết cũng không đưa ra quan niệm gì mới so với Lý học Phương đông mà chỉ trình bày một số ý tưởng của Lý học Phương đông một cách logic và hiện đại hơn mà thôi. Bài viết cũng chưa chỉ ra các qui luật vận động của Vũ trụ hoặc có thể có nhưng chưa được pót lên chăng.

Cám ơn !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn anh quanhnx về bài sưu tầm !

Bài viết "Tâm thức Vũ trụ' của TS Đinh xuân Thọ rất hay và khá nhất quán, hợp lý trong logic của nó.

Tuy nhiên, tôi không thấy việc xử dụng tiên đề 1 trong logic bài viết. Phải chăng nó không cần thiết (như vậy sẽ thừa) hay tác giả sẽ sử dụng trong phần khác.

Tôi thấy, nên thay từ "ý thức" trong bài viết bằng từ "Tinh thần" thì hay hơn, tránh bị hiểu lầm với quan niệm thông thường về ý thức có chủ thể. Lưu ý rằng các khái niệm cần phải hiểu theo cách định nghĩa của tác giả trong bài viết, tránh hiểu theo quan điểm thông thường mà có khi bị ngộ nhận hay là thấy không hợp lý.

Thực ra bài viết cũng không đưa ra quan niệm gì mới so với Lý học Phương đông mà chỉ trình bày một số ý tưởng của Lý học Phương đông một cách logic và hiện đại hơn mà thôi. Bài viết cũng chưa chỉ ra các qui luật vận động của Vũ trụ hoặc có thể có nhưng chưa được pót lên chăng.

Cám ơn !

Tuy nhiên, tôi thấy logic lập luận của bài viết có một số vấn đề. Hiện nay tôi đang rất bận, không có điều kiện nghiên cứu kỹ và pót bài một cách đầy đủ. Tôi chỉ xin làm rõ một ý. Sau này, tôi sẽ xem xét toàn diện hơn.

Đầu tiên xét định nghĩa Tâm thức:

Định nghĩa 2: Tâm thức Vũ trụ là giao của mọi đối tượng

Thì trong phép giao, đối tượng sẽ có 2 phần. Một phần nằm trong phép giao với mợi đối tượng khác gọi là Tâm thức và phần còn lại .

Nếu cái phần còn lại đó tồn tại mà không giao với tâm thức, và bản thân nó cũng là một đối tượng. Như vậy, mâu thuẫn với bản thân định nghĩa trên hay Tâm thức không tồn tại.

Nếu cái phần còn lại đó không tồn tại, tức là Tâm thức lại chứa trọn vẹn mọi đối tượng. Như vậy, mọi đối tượng sẽ giao nhau trọn vẹn và do đó, chúng đồng nhất với nhau. Đó là điều vô lý vì các đối tượng rất khác nhau.

Ngoài ra, còn nhiều vấn đề nữa, nếu chỉ xét qua, khó thấy khía cạnh "ngụy biện toán học" của bài viết.

Nhưng nếu định nghĩa trên không đứng vững thì xét tiếp cũng không có ý nghĩa.

Xin mọi người chỉ giáo cho cái chưa thấu đáo của tôi trong lập luận trên.

Thân ái !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Vô Trước, bạn mình có cách suy luận thiệt ngộ !...

Theo bài viết:

....đối tượng không phải là tập hợp...

và ít ra hiện thời ta thấy giao của mọi đối tượng phải khác hợp của mọi đối tượng. Kết quả phép giao của càng nhiều đối tượng thì sẽ càng tiến tới cái chung nhất và trừu tượng nhất.

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Vô Trước, bạn mình có cách suy luận thiệt ngộ !...

Theo bài viết:

....đối tượng không phải là tập hợp...

và ít ra hiện thời ta thấy giao của mọi đối tượng phải khác hợp của mọi đối tượng. Kết quả phép giao của càng nhiều đối tượng thì sẽ càng tiến tới cái chung nhất và trừu tượng nhất.

Thân mến

Quangnx thân mến !

Tôi không học toán sâu. Có lẽ chỉ mới biết giao của các tập hợp. Té ra khác với giao của các đối tượng. Bạn có thể cho mình biết, giao của các đối tượng là gì chứ ? Khác với giao các tập hợp ở chỗ nào ? Lúc ấy, tôi sẽ xem lại cách hiểu của mình.

Vì trong bài viết:

Các thuật ngữ thuộc, các toán tử giao, hợp, phần bù v.v... trước hết hãy tạm hiểu như trong lý thuyết tập hợp.

Do đó tôi tạm suy như vậy. Nếu không đúng, nhờ bạn chỉ dùm chỗ sai cho tôi được bổ xung kiến thức.

Cám ơn !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Vô Trước

Với tập họp, giao của mọi tập họp bằng rỗng.

Với đối tượng (object), chúng có thể khác xa nhau và bạn không thể thực sự biết đúng hay định nghĩa đúng được tất cả về chúng, giao của chúng có thể khác rỗng ở chỗ ta chưa tỏ. Ví dụ với tính vận động, theo bài viết bạn không thể sử dụng phép phủ định được do sự ràng buộc của tiên đề 2.

Bạn chịu khó tự suy nghiệm đi...

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quangnx thân mến !

Cám ơn bạn !

Không phải tôi không biết và không hiểu bài viết muốn nói về cái gì và tôi cũng có quan điểm tương tự bài viết về các kết luận triết học của nó. Cái tôi thấy hay ở đây là cách trình bày nó bằng ngôn ngữ khoa học chính xác. Nhưng trong bài có dùng những khái niệm toán học tôi không biết rõ mà không có giải thích, minh định. Do đó, tôi xin rút lại bất cứ nhận xét nào trước đây về bài viết này và không tham gia bình luận về nó nữa khi chưa đủ những thông tin cần thiết.

Thân ái !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các bạn thân mến !

Do tiêu đề của topic là "Con người là một tiểu Vũ trụ" nên tôi xin bàn đến luận điểm này dưới giác độ học thuyết ADNH do tôi hiểu như sau:

Học thuyết ADNH nghiên cứu, mô tả thực tại thông qua những khái niệm như âm, dương, Ngũ hành, Bát quái, ... , xây dựng lên những mô hình, cấu trúc, qui luật của nó. Tất cả những sự vật, hiện tượng của tồn tại đều được biểu diễn bằng những mô hình, phương pháp luận tương tự dù đó là những sự vật to lớn nhất là toàn Vũ trụ hay những sự vật nhỏ bé ly ti. Không chỉ "con ngưởi là một tiểu Vũ trụ" mà bất cứ một sự vật hay hiện tượng gì khác cũng đều là "tiểu vũ trụ" bởi vì mô hình và phương pháp luận như nhau, giống như đối với toàn Vũ trụ khi mô tả, khảo sát chúng. Cái khác nhau ở đây chỉ là cái "tiểu" và cái "đại" mà thôi. Cái khác nhau ấy thể hiện ở cái trạng thái ban đầu khi khảo sát. Đối với cái "Đại Vũ trụ" thì cái ban đầu ấy là Thái cực. Đối với cái "Tiểu Vũ trụ" thì cái ban đầu ấy là cái trạng thái sự vật khi vừa mới được sinh ra.

Do đó, khi nói "con người là một tiểu Vũ trụ" là hàm ý nói mô hình, phương pháp luận khi nghiên cứu con người hay Vũ trụ là như nhau.

Thân ái !

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Định nghĩa 8: Ý thức của một đối tượng bất kỳ trong vũ trụ là tập hợp tất cả các mối liên hệ vô hình của nó với mọi đối tượng trong vũ trụ.

Anh Quangnx thân mến.

Tôi xin nói rõ hơn cách hiểu của tôi về định nghĩa 8 này.

Theo cách định nghĩa này thì tất cả những gì gọi là vô hình đều là thuộc tính của ý thức.

Nhưng vấn đề sẽ đặt ra là: Như thế nào là vô hình? Và như thế nào là hữu hình?

Nếu chúng ta coi những cái hữu hình là những cái chúng ta nhìn thấy bằng mắt thì rõ ràng khái niệm này sai. Nếu chúng ta coi hữu hình là những cái chúng ta có thể nhận thấy bằng phương tiện thì nó chỉ đúng và giới hạn trong điều kiện những phương tiện mà chúng ta có hiện nay. Nếu chúng ta coi hữu hình là những cái chúng ta có thể suy nghiệm thì nó giới hạn trong suy nghiệm. Hay nói một cách khác rõ hơn là: Giới hạn giữa vô hình và hữu hình hoàn toàn là không thể xác định... Thí dụ: Năng lượng có phải là một trạng thái vô hình hay không? Khi năng lượng được xác định là một đại lượng có thể tính toán được so với vật chất "m" - qua ký hiệu của công thức E= mc2 (Tôi không thể hiện được con số 2 bình phương)?

Nếu chúng ta coi năng lượng là một trang thái hữu hình - có thể cân đo đong đếm và tính toán được - thì ý thức của năng lượng là cái vô hình của nó theo định nghĩa trên sẽ là gì? Và vấn đề sẽ đặt ra là: Ý thức của năng lương đó có tác động trở lại với chính năng lương không? Nếu nó có tác động trở lại với năng lượng thì công thức E = mc2 phải chăng cần bổ sung, vì E - năng lượng - còn bao hàm cả ý thức của nó và trong phạm trù tính toán được của mc2. Và như vậy thì vấn đề ý thức cũng tính toán được đó có gọi la 2cáii vô hình không? Nếu cho rằng: Ý thức không tương tác với năng lượng thì chúng ta đang đi tìm một thực trang vô nghĩa!

Đó là lý do tôi đặt vấn đề nên bỏ khái niệm vô hình hay hữu hình trong định nghĩa trên.

Nếu theo ý tôi thì định nghĩa trên sẽ chỉ là:

Ý thức của một đối tượng bất kỳ trong vũ trụ là tập hợp tất cả các mối liên hệ "- " của nó với mọi đối tượng trong vũ trụ.

Với định nghĩa 9, tác giả viết:

Định nghĩa 9: Tập hợp tất cả các thành tố hữu hình tạo nên một đối tượng bất kỳ A và các mối liên hệ hữu hình của A với mọi đối tượng trong Vũ Trụ được gọi là Vật Chất của A.

Tôi đề nghị bỏ khái niệm hữu hình thành:

Tập hợp tất cả các thành tố "-" tạo nên một đối tượng bất kỳ A và các mối liên hệ "-" của A với mọi đối tượng trong Vũ Trụ được gọi là Vật Chất của A.

Với quan niệm cá nhân và chủ quan của tôi thì sẽ dễ dàng dẫn tới các suy nghiệm tiếp theo hợp lý hơn.

Vài lời chân thành góp ý. Không tự cho là đúng. Tác giả có quyền bảo lưu ý kiến của mình để tiếp tục những kiến giải.

Cảm ơn vì đã quan tâm.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào anh TS, trong bài viết tác giả đã có định nghĩa về đối tượng hữu hình và đối tượng vô hình, cụ thể:

Định nghĩa 5: Đối tượng hữu hình là đối tượng có kích thước hình học

Cái bàn, cái cốc, thân thể con người, con sông, dãy núi, trái đất, hạt nhân nguyên tử, hạt quark, các photon, thân xác các siêu vi khuẩn. v.v… là các ví dụ về các đối tượng hữu hình

Định nghĩa 6: Đối tượng vô hình là đối tượng không có kích thước hình học.

Tư duy, ý nghĩ, truyền thống, tình yêu, hạnh phúc, lòng căm thù, tính cao thượng, văn hoá phi vật thể...v.v…là các ví dụ về các đối tượng vô hình.

Như vậy ở đây, tính chất "có kích thước hình học" và "không có kích thước hình học" là yếu tố phân biệt chính giữa hữu hình và vô hình. Việc mắt người có nhìn thấy hay không không phải là bản chất của sự phân biệt theo quan niệm của bài viết anh ạ. Theo nghĩa này, từ trường, điện trường,... đều có kích thước hình học nên không được xem là vô hình. Và chỉ có các "mối liên hệ vô hình" mang tính TIN và bản thân các qui tắc, qui luật hay phép ứng xử, cách xử lý nói chung v.v... mới là điểm nhấn của vấn đề.

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn anh Quangnx đã chỉ ra những định nghĩa cụ thể của tác giả.

Trong giới hạn của định nghiã này - theo cái nhìn chủ quan của tôi - sẽ dẫn đến mọi tồn tại đều hữu hình - kể cả "khí" trong khái niệm của Lý học. Nhưng tôi tiên đoán rằng: Mọi suy luận của tác giả sẽ dẫn tới minh chứng Thái cực - hoặc một tên gọi khác, thí dụ như "tâm thức vũ trụ" - chính là ý thức. Nhưng việc dùng từ này - ý thức - sẽ gây hiểu lầm mang tính phổ biến giữa quan niệm ý thức của tác giả và cách hiểu phổ biến về khái niệm này hiện nay.

Nó có thể dẫn tới một khái niêm tương tự của Hegen khi cho rằng: Khởi nguyên của vũ trụ là "Ý niệm tuyệt đối". Điều này sẽ khác với khái niệm Thái Cực của Lý học Đông phương - là một thực tại. Lão Tử trong Đạo Đức Kinh cũng xác định thực tại này, mà ông gọi là Đạo.

Nếu sự tiên đoán của tôi đúng, thì tôi khuyên tác giả nên đổi khái niệm "Ý thức" thành một khái niệm khác. thí dụ "sự nhận thức", hoặc "tính nhận thức".

Vài lời góp ý, không tự cho là đúng. Xin để suy nghiệm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

VuongChu cho rằng câu nói "con người là tiểu vũ trụ" có xuất phát khởi thủy từ những người tu luyện Đạo gia, không biết có chính xác không? Nếu chính xác nên chăng bắt đầu tìm hiểu vì sao Đạo Gia coi con người là tiểu vũ trụ? Sự thật là ở đâu? Hàm nghĩa chân thực là gì? Kính! (Quí vị nào có tài liệu xin post cùng tham khảo)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Quangnx thân mến.

Hôm nay tôi có dịp xem kỹ hơn bài viết của tiến sĩ Thọ. Chủ yếu là các bài từ 1 đến 3. Tôi chủ yếu xem những định nghĩa. Bài viết thật thú vị. Các phần ở bài từ 1 đến 3, hầu hết phù hợp với sự suy nghiệm của riêng tôi liên hệ với Lý học. Tôi chỉ còn phân vân vài điều về khái niệm ý thức, hữu hình và vô hình.

Tôi nghị - nếu thấy tiện, anh nên mở một topic riêng thể hiện bài này của Tiến sĩ Thọ. Còn topic này để trao đổi tránh làm loãng chủ đề.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Quangnx.

Cảm ơn Anh về bài viết với những kiến thức chuyên sâu chuyên ngành. Bài viết được di chuyển vào trong đầu của Tôi, và được cải biến trong đó. Tính phù hợp của sự tái hiện, bao hàm các phương diện hay các yếu tố vốn có của bản thân hiện thực, tức là giả định đối tượng, như là Nó chưa tồn tại trong hiện thực, nhưng sẽ tồn tại, nhờ vào cải biến với thực tế. Nói như vậy, có nghĩa rằng, đặc tính chủ yếu, là hướng vào cải biến hình ảnh của sự vật trong đầu Tôi, chứ không phải của bản thân sự vật mà hình ảnh đó biểu thị - được thể hiện như là nhu cầu nội tâm, như là sự kích thích, như là mục đích.

Con Người - với tổng thể các hình ảnh của Ý thức, được đem đối lập với thực tại khách quan dưới mọi hình thức của Nó: dưới hình thức của quá trình tự nhiên, dưới hình thức hoạt động hợp mục đích, cũng như dưới hình thức các ký hiệu vật chất của ngôn ngữ bao hàm trong văn bản. Đó là những giới hạn hoàn hảo khách quan của sự vật, các quá trình trong tự nhiên có các hình thức hoàn hảo, tiêu chuẩn, mẫu mực và không hoàn hảo của sự vật. Điều đó là xác đáng, đối với mọi thực vật và động vật. Đây là các thước đo có ý nghĩa đặc biệt, vì chính các giá trị tích cực, luôn luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành các nguyên tắc Xã hội.

Ý thức - Ý thức không tồn tại như một đối tượng hay một sự vật riêng biệt. Tất cả mọi thứ, đều đem lại cho chúng ta nhờ Ý thức: ý thức có mặt trong mỗi hình ảnh trực giác của chúng ta, nó lập tức liên hệ các cảm giác, so sánh cái mà con Người nhìn thấy, nghe thấy - với cái mà con Người khi cảm nhận, suy nghĩ, thể nghiệm. Không thể lôi kéo Ý thức ra, từ mối liên hệ nội dung này được, do bởi Ý thức không tồn tại bên ngoài Nó.

Cảm ơn anh Quangnx.

Hà Uyên.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Thọ viết:

Tiên đề 2

Mọi đối tượng trong Vũ trụ đều luôn luôn vận động.

Theo tôi nên thêm chữ "Tương đối". Bởi vì so với tất cả mọi trạng thái vận động - và có góc nhìn từ tất cả mọi trạng thái vận động - có cái coi như không vận động, bởi tính tuyệt đối - đó chính là Thái Cực, mà có thể ông Thọ gọi là Tâm Vũ trụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý thuyết được viết chính xác như toán học ! Thật hay!

Tuy nhiên, lý thuyết dựa trên phép toán liên quan tới các đối tượng, không giống liên quan tới tập hợp.

Có ACE nào biết cơ sở toán học của các phép toán này xin pót lên để chúng ta cùng tham khảo, đối chiếu thì mới có thể khẳng định được tính đúng đắn của lý thuyết trên.

Một số định lý của lý thuyết (định lý 4 và 6) phải dựa vào kết luận khó hình dung hay cần phải chứng minh chặt chẽ trong lý thuyết về các đối tượng đó, như: Giao của ba đối tượng là một đối tượng. Nếu 1 đối tượng mất đi thì giao đó mất đi kéo theo các đối tượng ban đầu cũng mất đi ? (thật khó hình dung ! cần phải chứng minh)

Ví dụ: Giao của ba đối tượng A, B và C là D. D sẽ là một đối tượng không ? Nếu C mất đi thì D cũng mất đi ư ? Thế vẫn còn A, B và giao của A, B chứ ?

Xin được chỉ giáo !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý thuyết được viết chính xác như toán học ! Thật hay!

Tuy nhiên, lý thuyết dựa trên phép toán liên quan tới các đối tượng, không giống liên quan tới tập hợp.

Có ACE nào biết cơ sở toán học của các phép toán này xin pót lên để chúng ta cùng tham khảo, đối chiếu thì mới có thể khẳng định được tính đúng đắn của lý thuyết trên.

Một số định lý của lý thuyết (định lý 4 và 6) phải dựa vào kết luận khó hình dung hay cần phải chứng minh chặt chẽ trong lý thuyết về các đối tượng đó, như: Giao của ba đối tượng là một đối tượng. Nếu 1 đối tượng mất đi thì giao đó mất đi kéo theo các đối tượng ban đầu cũng mất đi ? (thật khó hình dung ! cần phải chứng minh)

Ví dụ: Giao của ba đối tượng A, B và C là D. D sẽ là một đối tượng không ? Nếu C mất đi thì D cũng mất đi ư ? Thế vẫn còn A, B và giao của A, B chứ ?

Xin được chỉ giáo !

Anh Vô Truoc thân mến.

Anh có thể copi đầy đủ hai định nghĩa đó xuống bài viết được không? Bởi vì mỗi chương các định nghĩa đều đáng số lại từ đầu thì phải.

Theo tôi quan niệm "Giao của ba - (Hay nhiều đối tượng) - là một đối tượng", có thể tìm thấy minh chứng trong lý học Đông phương.

Cụ thể như sau:

Khí chất của loài thỏ - nói chung - là tập hợp tất cả những cấu trúc vật chất (nhiều đối tượng) tạo nên loài thỏ. Khí chất của loài thỏ là một đối tượng.

Đấy là nói chung cho cả loài thỏ. Còn riêng từng con thỏ thì do cấu trúc khác nhau, con có khoang đen, con tai hồng, con mắt đỏ, con mắt đen.....tức cấu trúc (tập hợp các đối tượng) có phân biệt cho từng cá thể thì khí chất từng con trong loài sẽ khác nhau. Đây là nguyên lý căn bản trong phép "xem tướng" của lý học Đông phương.

Vài lời chia sẻ.

Cảm ơn sự quan tâm của anh Vô Trước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vô Truoc thân mến.

Anh có thể copi đầy đủ hai định nghĩa đó xuống bài viết được không? Bởi vì mỗi chương các định nghĩa đều đáng số lại từ đầu thì phải.

Theo tôi quan niệm "Giao của ba - (Hay nhiều đối tượng) - là một đối tượng", có thể tìm thấy minh chứng trong lý học Đông phương.

Cụ thể như sau:

Khí chất của loài thỏ - nói chung - là tập hợp tất cả những cấu trúc vật chất (nhiều đối tượng) tạo nên loài thỏ. Khí chất của loài thỏ là một đối tượng.

Đấy là nói chung cho cả loài thỏ. Còn riêng từng con thỏ thì do cấu trúc khác nhau, con có khoang đen, con tai hồng, con mắt đỏ, con mắt đen.....tức cấu trúc (tập hợp các đối tượng) có phân biệt cho từng cá thể thì khí chất từng con trong loài sẽ khác nhau. Đây là nguyên lý căn bản trong phép "xem tướng" của lý học Đông phương.

Vài lời chia sẻ.

Cảm ơn sự quan tâm của anh Vô Trước.

Anh Thiên Sứ thân mến !

Em không phản biện gì, chỉ hỏi cái mà mình chưa rõ thôi.

Để đánh giá được, em cần biết định nghĩa chính xác của đối tượng, các phép toán liên quan đến đối tượng được xử dụng trong bài viết (phép giao, phép hợp), một số tính chất cơ bản của các phép toán đó. Khi đó mới có thể xem xét xem logic bài viết có đủ chặt chẽ, đúng đắn hay không.

Ví dụ:

Định lý 4: Tâm thức Vũ trụ là duy nhất

Chứng minh:

Giả sử v1 và v2 đều là tâm thức Vũ trụ. Ta phải chứng minh v1 = v2. Thật vậy vì v1 là Tâm thức Vũ trụ và v2 là một đối tương nên v1 chứa trong v2. Tiếp tục vì v2 là Tâm thức Vũ trụ và v1 là một đối tượng nên v2 chứa trong v1. Vì vậy v1 = v2.

Như vậy chúng ta đã định nghĩa Tâm thức Vũ trụ và chứng minh hai định lý hết sức quan trọng khẳng định Tâm thức Vũ trụ là tồn tại và duy nhất. Tuy nhiên, cách chứng minh của hai định lý trên mới chỉ đưa ra một cách định tính về sự tồn tại và duy nhất cuả Tâm thức Vũ trụ.

Ở đây phải thừa nhận giao của mọi đối tượng là một đối tượng. Cần phải biết chính xác đối tượng là gì? Giao của các đối tượng là gì? Sau đó xét xem giao của các đối tượng có phải là một đối tượng hay không? Cái đối tượng đó có khác đối tượng ban đầu không? Khác như thế nào? Một đối tượng có thể chia nhỏ ra nhiều đối tượng được không? Hai đối tượng giống hệt nhau là hai đối tượng, hay la một đối tượng duy nhất ? ....

Chỉ khi làm rõ được những vấn đề đó mới có thể thừa nhận tính đúng đắn của định lý trên.

Bài viết theo phong cách toán, cần hiểu logic của nó chính xác như toán.

Định lý 6: Mọi đối tượng trong Vũ trụ không tự nhiên mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.

Chứng minh:

Giả sử rằng A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. Khi đó theo định nghĩa Tâm thức Vũ trụ suy ra A chứa Tâm thức Vũ trụ. Nếu A bị mất đi suy ra Tâm thức Vũ trụ sẽ bị mất đi. Điều này trái với hai định lý về sự tồn tại và duy nhất của Tâm thức Vũ trụ.

Cách chứng minh định lý này đưa đến điều em thắc mắc, muốn làm rõ ở bài trên:

Ví dụ: Giao của ba đối tượng A, B và C là D. D sẽ là một đối tượng không ? Nếu C mất đi thì D cũng mất đi ư ? Thế vẫn còn A, B và giao của A, B chứ ?

Anh Thiên Sứ thân mến !

Xin đừng hiểu là em phản bác mà là muốn làm rõ. Chưa hiểu thì hỏi thôi. Thật ra em rất thích tính độc đáo, toán học hóa của bài viết.

Thân ái !

(À, hình như anh đi xa. Em ghé chơi mà thấy khóa cửa. Hôm nào về, anh em mình làm vài ly bia nhé !)

Share this post


Link to post
Share on other sites