Thiên Đồng

Truyện Cổ Tích Việt Nam Và Sư Liên Hệ Bát Trạch Lạc Việt

16 bài viết trong chủ đề này

Truyện cổ tích Việt Nam
và sự liên hệ Bát Trạch Lạc Việt

Thiên Đồng - Bùi Anh Tuấn
Thành viên nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt

Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương.


Trong tác phẩm, công trình nghiên cứu như: “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”, "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch"; "Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp"; Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam" của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, ông đã lấy những câu truyện cổ tích, truyền thuyết và huyền thoại để làm cảm hứng cho sự giải mã và phân tích những bí ẩn của nguyên lý học thuật cổ Đông Phương (gọi tắt là Lý Học Đông Phương) thuộc nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Sự giải mã phân tích ấy, mặc dù ông không coi là bằng chứng chứng minh cho những sự liên quan, nhưng cũng đặt ra nhiều chiêm nghiệm thú vị.

Lấy cảm hứng theo cách tiếp cận và giải mã của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh và được sự hướng dẫn gợi ý của ông, người viết xin đưa ra đây thêm một vài trường hợp trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, để trả lời câu hỏi: “Phải chăng những di sản văn hóa dân gian Việt là những chiếc chìa khóa giải mã những hiện tượng bí ẩn của Lý Học Đông Phương?”
Xin tham khảo qua hai câu truyện cổ tích sau đây.
Câu truyện thứ nhất: Hổ và Mèo

"Ngày xưa, muông thú đều tôn Mèo là Thầy, vì Mèo rất tài giỏi, dạy cho muông thú các môn võ nghệ để phòng thân và tồn tại. Như trâu biết húc, gà biết mổ và đá, ngựa biết chạy và lúc gặp kẻ thù nguy hiểm thì biết đá hậu…Khi ấy Hổ chưa biết ngón nghề võ nào, thấy muông thú đều được học thì cũng muốn lắm, ngặt nỗi không biết làm sao, bèn tìm cách học lén khi những con thú học với Mèo. Mèo một lần bắt gặp, Hổ thấy thế xin:
-Xin Thầy thương tình mà truyền cho các ngón nghề võ nghệ phòng thân.
Nghe thế Mèo đồng ý nhận Hổ làm học trò mà ngày ngày truyền dạy võ nghệ, truyền tất cả các ngón nghề. Mỗi lần học, Hổ lại nài nỉ:
-Thầy còn tuyệt nghệ nào xin truyền hết đi.
Thế là Mèo lại truyền môn “ra oai” bằng những chiêu gầm gừ, gầm rống và xù lông làm đối phướng khiếp vía kinh hải.
Ngày qua ngày, Hổ đã học được hết tất cả các môn võ nghệ. Muông thú đều sợ hãi và đều thất bại dưới móng vuốt của Hổ mỗi khi tỉ thí. Tính tham lam và cao ngạo lên cao, nhìn lại thấy chỉ còn Mèo là Hổ chưa tỉ thí và nghĩ Mèo quá nhỏ thó so với Hổ, nếu thắng Mèo nữa thì sẽ là Chúa tể muôn loài. Vậy là Hổ thẳng thừng thách đấu với Mèo.
Mèo nghe tin ấy không tỏ vẻ sợ hải hay ngạc nhiên. Đến ngày thi đấu, Mèo đến, Hổ đã chờ sẳn. Không nói không rằng, Hổ liền bất ngờ tấn công Mèo. Mèo biết trước, nhanh nhẩu né tránh và trèo thoăn thoắt lên cây cao. Hổ bị bất ngờ nên tức lắm, ở dưới gốc cây gầm rống vang cả núi rừng. Mèo ở trên cây cười và bảo:
-Meo mẻo mèo meo, ta còn võ trèo, ta chẳng dạy cho.
Hổ càng tức điên, nhưng cố bình tĩnh, nhại lại Mèo, nghiến răng nói:
-Meo mẻo mèo meo, ta bắt được Mèo ta ăn cả cứt!
Từ ấy, Hổ tuy mạnh mẽ nhưng lại không biết leo trèo, cũng từ ấy dòng dõi nhà Mèo đều phải đào hố và giấu phân của mình."

Câu chuyện kết thúc với hình ảnh một con hổ dưới gốc cây đang ấm ức trước con mèo trên cành cây. Dường như nội dung duy nhất chuyển tải của câu truyện, xét trên quan niệm truyền thống ngàn đời của người Việt Nam, là muốn nhắc nhở người đời rằng phải biết “tôn sư trọng đạo”, “uống nước nhớ nguồn”. Điều này dường như đã đủ đối với bao nhãn quan xã hội nhân văn. Nhưng lạ lùng thay, khi bằng nhãn quan của lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành thuộc nền Văn Hiến Việt thì sự trùng khớp mang tính ngẫu nhiên thú vị.
Trong mười hai cung Địa Chi, người xưa quy định, Dần Mão thuộc mùa Xuân, thuộc Mộc, câu chuyện kết thúc với hình ảnh gồm 3 yếu tố Hổ - Dần, Mèo – Mão và Cây – Mộc, môt sự trùng khớp với quan niệm Dần – Mão – Mộc thuộc Đông phương. Khi quán xét thêm ba yếu tố này trên nguyên lý Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ trong 24 sơn hướng Bát trạch Lạc Việt sẽ thấy như sau:



Posted Image

Mão trụ tại phương chính Đông thuộc Dương Mộc, độ số là 3 Dương trên Hà Đồ và quái Chấn chủ quản chính Đông phương. Hình ảnh con Mèo trèo lên cây cao trùng khớp với Mão trụ ở Đông phương và cây cao to đã phát triển là Dương Mộc. Vì ý nghĩa Mèo có khả năng trèo lên cây cao to lớn trong câu chuyện nên có thể chứng tỏ sự biểu đạt ý nghĩa của việc gắn kết mật thiết hiễn nhiên Mão – Mộc, chính Đông phương.
Còn lại là hình ảnh con Hổ ngồi dưới gốc cây, vì không học được khả năng leo trèo. Hổ là Dần, thuộc phương Đông Bắc âm Mộc thuộc thứ phương, độ số là 8 Âm trên Hà Đồ. Hổ và Mèo tạo thành sự đối lập Âm Dương rỏ rệt trong cùng hành Mộc, Mão – Mèo đại diện cho chính Đông phương dương Mộc, Hổ - Dần đại diện cho thứ phương Âm Mộc. So với sự tương quan Hổ - Dần, Mão – Mèo thì Dần đứng hàng thứ 3 trong 12 địa chi, cũng tương ứng với sơn Dần là sơn Dương và Mão đứng hàng thứ 4 trong 12 địa chi, tương ứng với sơn Mão Âm trong 24 sơn Bát Trạch Lạc Việt. Theo nguyên lý “Âm đi lên, dương đi xuống”, “ Âm cao dương thấp” thì Mão – Mèo là Âm thể hiện trong câu chuyện Mèo có khả năng trèo lên cao, Hổ - Dần thuộc Dương thể hiện trong câu chuyện là không học được khả năng trèo lên cao và phải ngồi ở dưới dốc cây, ở dưới thấp.
Câu truyện Hổ và Mèo kể chuyện Hổ đi học võ nghệ để có được khả năng và sức mạnh , đó là muốn nhấn mạnh sức mạnh và tri thức, cũng như sức mạnh của tri thức. Lạ lùng thay sự trùng lấp ý nghĩa này khi xét trong Mệnh Cung Bát Trạch truyền bao đời nay thì 2 cung Tri Thức và Sức Khỏe nằm liền nhau Tri Thức thuộc Cấn âm Mộc, cung có Dần ở, Sức Khỏe (Sức Mạnh) thuộc Chấn dương Mộc, cung có Mão trụ.
Có sức khỏe chưa chắc đã mạnh, điều này chắc chắn đúng và được thể hiện ngay trong nội dung câu truyện, Mèo không thể thắng được sức mạnh võ biền của Hổ nên đã nhanh nhảu trèo lên cây. Đây là sự thể hiện của sức mạnh trí tuệ linh hoạt khi tri thức chỉ là phương tiện để nhằm mục đích đạt được cái cao hơn.
Vậy cái cao hơn là gì? Câu truyện chắc hẳn không chỉ chuyển tải ý nghĩa đạo lý “tôn sư trọng đạo” mà ở chiều sâu còn gửi gắm hàm ý thâm trầm hơn khi quán xét theo lý Dịch.
Sách “ Nhập môn Chu Dịch dự đoán học” của tác giả Thiệu Vĩ Hoa, trang 46 có đoạn:

“Tượng Chấn
Chấn là sấm, là đế vương, là con trai cả, là chủ, là tổ, là tông, là ông, là chư hầu, là bách quan, là kẻ sĩ, là chồng, là hành nhân, là đồ vật chính, là vương thần, là quân tử, là trăm thứ ngũ cốc, là tiền đồ rộng lớn, là đường bằng phẳng, là cỏ dại, là cây thấp, là lăng, là ngựa, là hưu lộc, là cái làn, là gót chân, là ngón cái, là dày, là đâm vào, là trống, là ra, là sống, là ban đầu, là bên trái, là dần dần, là đi, là làm, là khởi đầu, là bôn ba, là sống lại, là phấn chấn, là dơ lên, là kính trọng, là cấm, là đầu, là uy, là nhân nghĩa, là kinh sợ, là nói, là cười, là kêu, là âm thanh, là lời cáo, là vui, là kế giữ, là xuất chinh.”

Cùng trích từ sách “ Nhập môn Chu Dịch dự đoán học” của tác giả Thiệu Vĩ Hoa, trang 47 có viết:

Tượng Cấn
Cấn là núi, là đá, là cát, là miếu thờ, là môn đình, là cung thất, là thành trì, là nhà trọ, là ngõ hẻm, là đường tắt, là huyệt, là gò đồi, là thung lũng, là khô, là thiếu nam, là quân tử, là hiền nhân, là người thâm trầm, là đệ tử, là tiểu nhân, là cô đơn, là trẻ thơ ngây, là chúa, là lỗ mũi, là tay, là ngón tay, là lưng, là ngày cuối tháng, là đêm, là đuôi, là da, là hổ, là báo, là chuột, là ngôi sao nhỏ, là ngày kết thúc, là gỗ nhỏ, là quả to, là ngô, là hoa lệ, là ngừng, là thận trọng, là tiết lễ, là chấp chính, là dẫn dắt, là chọn lấy, là cầu tìm, là đưa dắt, là nạp vào, là nắm lấy, là nhiều, là dày, là trung thành thật thà, là tích đức, là biết nhiều, là tin, là nhớ đến, là nhỏ là xấu hổ, là nghỉ, là nhàn, là ở, là thôi, là đề phòng, là ngôi thứ.”

Hình ảnh Mèo trên cây và Hổ dưới đất đại diện cho quẻ Chấn bên trên và Cấn bên dưới, xét theo cảm ứng tượng quẻ. Theo nội dung và hoàn cảnh câu chuyện thì trong nhiều nghĩa của tượng Chấn thì nghĩa là tổ, là quân tử, là nhân nghĩa là phù hợp với nội dung và hoàn cảnh câu chuyện, vì mèo là người dạy cho muôn loài võ nghệ, đem cái tri thức, kiến thức, sở học của mình mà giúp cho muôn loài tồn tại và tiến triển và chỉ có người có cái tâm bao dung rộng lớn đầy nhân nghĩa mới làm được đều đó luôn cả đối với học trò, dù biết trước sẽ là phản đồ. Điều này rỏ ràng hơn khi nghĩa của quẻ Cấn là hổ, là đệ tử,là tiểu nhân, là cầu tìm, là tích đức. Hổ đã tìm điến để cầu học với Mèo và được Mèo truyền thụ võ nghệ, là truyền thụ tri thức, nhưng Hổ lại không chịu tích đức, không hiểu ra được điều nhân nghĩa mà luôn dùng võ lực, oai danh, những điều đã học được để đe dọa trấn áp thiên hạ, muôn loài, một khi tham vọng lợi ích, quyền lực che mờ cả lý trí thì sẳn sàng quay trở ngược lại đánh người thầy, phản thầy một cách thẳng thừng. Tham vọng của kẻ nghịch đồ càng cao, càng mờ mắt vì danh, vì lợi, vì quyền hạn thì tất yếu dẫn đến những hành động bỉ ổi xuất phát từ tư tưởng hèn kém mà mọi việc hạ cấp hay ti tiện nào cũng có thể làm, đó là:

“-Meo mẻo mèo meo, ta bắt được Mèo ta ăn cả cứt!”

Rõ ràng và đích thật, đây là hạn tiểu nhân. Quẻ Cấn bao gồm hai nghĩa song song là “tiểu nhân” và “quân tử”, nhưng cũng hàm chứa nghĩa “tích đức”, do vậy tiểu nhân hay quân tử chỉ khác nhau một chữ “Đức” mà thôi.
Khi lấy hai tượng Chấn chồng lên Cấn thì được quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá, một sự trùng lấp lại hiện ra so với nội câu truyện, khi xét nghĩa quẻ sau đây:
Trích từ sách “ Chu Dịch dự đoán học” của tác giả Thiệu Vĩ Hoa, trang 52:

“Tiểu quá, Quá tức là vượt qua. Có thể vượt qua điều thường tình mới đủ sức làm việc lớn.”

Hổ muốn thị oai, muốn làm chúa tể muôn loài, nghĩa là muốn mưu cầu việc lớn, nhưng Hổ không thể vượt qua được điều rất bình thường là thu phục lòng muôn loài, không chịu tích đức, không hiểu ra được cái tuyệt chiêu tối thượng cần phải cầu học là Nhân Nghĩa, do vậy mà Hổ phải chịu thất bại trước Mèo, trước sức mạnh linh hoạt của tri thức, của lòng Nhân Nghĩa. Và Mèo được muôn loài tôn và trọng không phải vì tài nghệ hay sức mạnh võ biền mà là vì cái tâm Nhân Nghĩa truyền thụ đạo học.
Trích từ sách “Dịch học ngũ linh”, tác giả Cao Từ Linh, NXB Văn Hóa Thông Tin, trang 678 có đoạn:

Lời quẻ
“Tiểu Quá, hanh lợi, trinh, khả tiểu sự bất khả đại sự, phi điểu di chi âm, bất nghi thượng, nghi hạ, đại cát” (Quá nhưng việc nhỏ, hanh thông hợp đạo chính thì lợi, có thể làm việc nhỏ, không thể làm việc lớn. Con chim bay để tiếng kêu lại, không nên lên cao mà nên xuống thấp, được vậy thì đại cát.)

Hổ không thể đánh bại được Mèo đã thể hiện cái “không thể làm việc lớn”. Vì Tiểu Quá là vượt qua những việc nhỏ, những chuyện thường tình thế sự thì mới có thể nghĩ đến việc lớn hơn. “bất nghi thượng, nghi hạ đại cát” ý chỉ người nào việc náy mà tùy theo khả năng của mình vậy.
Phải chăng câu chuyện ngoài việc muốn chuyển tải ý nghĩa nhắn nhủ rằng tri thức của nền văn minh phương Đông chỉ truyền lại cho những ai học được điều Nhân Nghĩa và nền tảng của tri thức phương Đông này lấy Nhân Nghĩa làm chủ đạo, mà còn chuyển tải hàm ý xác định tính chất hai cung Cấn và Chấn là hai cung Tri Thức và Sức Khỏe (sức mạnh) trong Mệnh cung Bát Trạch, muốn nhấn mạnh núi tri thức phương đông là phương tiện hướng đến một sức mạnh lý trí linh hoạt của Đông phương dựa trên nền tảng Nhân Nghĩa sâu sắc.
Truyện thứ 2, tựa: Trí khôn ta đây!(hay là sự tích bộ lông vằn của hổ, hàm răng trên bị khuyết của trâu)

"Một con cọp từ trong rừng đi ra, thấy một anh nông dân cùng một con trâu đang cày dưới ruộng. Trâu cặm cụi đi từng bước, lâu lâu lại bị quất một roi vào mông. Cọp lấy làm ngạc nhiên. Ðến trưa, mở cày, Cọp liền đi lại gần Trâu hỏi:
- Này, trông anh khỏe thế, sao anh lại để cho người đánh đập khổ sở như vậy?
Trâu trả lời khẽ vào tai Cọp:
- Người tuy nhỏ, nhưng người có trí khôn, anh ạ!
Cọp không hiểu, tò mò hỏi:
- Trí khôn là cái gì? Nó như thế nào?
Trâu không biết giải thích ra sao, đành trả lời qua quýt:
- Trí khôn là trí khôn, chứ còn là cái gì nữa? Muốn biết rõ thì hỏi người ấy!
Cọp thong thả bước lại chỗ anh nông dân và hỏi:
- Trí khôn của anh đâu, cho tôi xem một tí có được không?
Anh nông dân suy nghĩ một lát rồi nói:
- Trí khôn tôi để ở nhà. Ðể tôi về lấy cho anh xem. Anh có cần, tôi sẽ cho anh một ít.
Cọp nghe nói, mừng lắm.
Anh nông dân toan đi, lại làm như sực nhớ ra điều gì bèn nói:
- Nhưng mà tôi đi khỏi, lỡ anh ăn mất trâu của tôi thì sao?
Cọp đang băn khoăn chưa biết trả lời thế nào thì anh nông dân đã nói tiếp:
- Hay là anh chịu khó để tôi buộc tạm vào gốc cây này cho tôi được yên tâm.
Cọp ưng thuận, anh nông dân bèn lấy dây thừng trói cọp thật chặt vào một gốc cây. Xong anh lấy rơm chất chung quanh Cọp,rồi châm lửa vừa đốt vừa cầm gậy nện Cọp tới tấp và quát:
- Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây!
Trâu thấy vậy thích quá, bò lăn ra mà cười, không may hàm trên va vào đá, răng gãy không còn chiếc nào.
Mãi sau dây thừng cháy đứt, Cọp mới vùng dậy ba chân bốn cẳng chạy thẳng vào rừng không dám ngoái nhìn lại.
Từ đó, cọp sinh ra con nào trên mình cũng có những vằn đen dài, vốn là dấu tích những vết cháy, còn trâu thì chẳng con nào có răng ở hàm trên cả."

Câu truyện cổ tích này được truyền khẩu từ bao đời nay, đã làm cho biết bao tâm hồn trẻ thơ, luôn cả những người lớn lấy làm thú vị vì cách giải thích một nguyên do lông cọp bị vằn và hàm răng trâu không có hàm trên, qua đó cũng diễn đạt ý nghĩa sâu hơn của câu truyện là trí khôn chỉ có ở con người và trí khôn không phải là điều gì lớn lao lắm mà chỉ đơn giản là việc ứng xử với thiên nhiên với môi trường xung quanh một cách linh hoạt. Đây là điều thật lý thú và thú vị đem đến từ câu chuyện.
Điều này chỉ dừng lại ở đây thôi thì sẽ không còn gì đáng nói, nhưng bất ngờ thay đằng sau nó dường như chuyển tải một bí ẩn khác, khi nhìn dưới nhãn quan Lý học đông phương.
Câu truyện vỏn vẹn chỉ có 3 nhận vật: Cọp, Trâu và Người, trong đó Người và Cọp là hai nhân vật chính, còn Trâu là nhân vật phụ, nhân vật trung gian. Điều trùng hợp ở đây là Cọp và Trâu là hai hình tượng trùng lấp với Sửu và Dần khi liên hệ trên 24 sơn Bát Trạch Lạc Việt, cung Cấn, thuộc phương Đông Bắc, Âm Mộc trên Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt.

Posted Image
Bát quái mệnh cung từ cổ thư chữ Hán

Posted Image
Bát quái mệnh cung Lạc Việt

Nội dung chính của câu truyện kể về việc Hổ thắc mắc muốn hiểu biết trí khôn là gì. Lạ lùng thay, ngay trên Bát quái mệnh cung được lưu truyền bao đời nay, cũng như đồ hình Bát Quái mệnh cung được một một Phong thủy gia người Đài Loan công bố thì cung Tri Thức lại ở ngay cung Đông Bắc, gồm 3 sơn Sửu – Cấn – Dần. Và theo sự phục hồi trên cơ sở Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ thì Sửu – Cấn – Dần thuộc phương Cấn âm Mộc, vẫn là phương Đông Bắc.Tri Thức là Trí Khôn là khả năng cao cấp nhất chỉ có con người mới có được, và yếu tố con người xuất hiện trong câu truyện không phải là dư thừa hay không hợp lý khi trong cố thư có câu:

“Thiên sinh ư tý, địa sinh ư sửu, nhân sinh ư dần”

Tạm dịch là trời sinh ra ở hội tý, đất sinh ra ở hội sửu và người sinh ra ở hội dần. Vì vậy vấn đề “trí khôn là cái gì? ở đâu?” được giải quyết trong phần cuối câu truyện xảy ra giữa Cọp và Người, hình ảnh của Dần và Nhân.
Sự trùng lấp Trâu - Cọp với Sửu – Dần và nội dung câu truyện giải thích trí khôn là gì với tương đương nghĩa của tính chất cung Đông Bắc là Tri Thức là một sự trùng họp tuyệt vời, có thể là một bí ẩn chuyển tải trong kho tàng truyện cổ tích của người Việt, trong văn hóa của người Việt lưu truyền một cách vô thức qua bao thế hệ, có thể đây là một thông điệp ngàn đời muốn nhắn nhủ rằng chủ nhân đích thực của nền văn minh phương Đông là con Rồng cháu Tiên với nền văn hiến 5000 năm huyền vĩ.
Hai câu truyện “Hổ và Mèo” và “Trí khôn của ta đây” trùng lặp với sự giải mã theo cơ sở Lý học Đông phương, xác nhận hai phương Chấn và Cấn là hai cung Sức Khỏe và Tri Thức mà qua đó chủ nhân đích thực của nền văn minh phương Đông muốn nhắn gửi một điều sâu thẩm rằng tri thức Đông phương là sức mạnh linh hoạt và biến chuyển (qua hình ảnh Mèo và Người) không dể bị áp chế bởi sức mạnh võ biền (hình ảnh Hổ) và nền tảng của nền văn minh ấy là đạo lý Nhân Nghĩa sâu sắc.
Có thể đây không phải là một chứng minh, nhưng ít ra cũng là một cách nhìn đầy thú vị của riêng người viết, khi liên hệ những yếu tố của kho tàng văn hóa Việt với tri thức Lý học Đông phương nhằm tạo một sự hứng khởi trên con đường nguyên cứu khám phá trong biến bờ Lý học Đông phương huyền vĩ. Không dám cho rằng là đúng khi tính bao hàm của cơ sở Lý học Đông phương quá rộng lớn so với sự nhận thức hạn hữu của con người.

Tp HCM, tháng 3-2010
Thiên Đồng
-----------------------------------------------------


Tham khảo:

- Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2007
- Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2003
- Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam.
- Phong thủy Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, lưu hành nội bộ.
- Dịch học ngũ linh, tg Cao Từ Linh, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2006.
- Nhập môn chu dịch dư đoán học, tg Thiệu Vỹ Hoa, NXB Văn Hóa Thông Tin, 1996.

web: www.wikipedia.org
6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Truyện cổ tích Việt Nam và sự liên hệ Bát Trạch Lạc Việt

Thiên Đồng

Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương.

Trong tác phẩm, công trình nghiên cứu như: “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”, "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch"; "Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp"; Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam" của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, ông đã lấy những câu truyện cổ tích, truyền thuyết và huyền thoại để làm cảm hứng cho sự giải mã và phân tích những bí ẩn của nguyên lý học thuật cổ Đông Phương (gọi tắt là Lý Học Đông Phương) thuộc nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Sự giải mã phân tích ấy, mặc dù ông không coi là bằng chứng chứng minh cho những sự liên quan, nhưng cũng đặt ra nhiều chiêm nghiệm thú vị.

Chào Bạn Thiên Đồng,

Thành Thật cho tôi cảm phiền trích đoạn trên của bạn để hỏi bạn một ý thế này, tôi đọc trong rất nhiều bài của các bạn và của Bác Thiên Sứ, tôi phát hiện ra mọi người hay lấy những tích truyện hay lời kể dân gian để chứng minh một luận cứ hay một nguồn gốc mang tính dân tộc học, khoa học, lịch sử, văn học và nhân học...liệu có thoả đáng không.

Những đề tài nghiên cứu sâu rộng và được mọi người công nhận về khoa học, lịch sử, nhân học, sinh học, tự nhiên, văn hoá...trước nay đều phải dựa vào những luận cứ chính xác, rõ ràng, thực tế, và khoa học được xã hội công nhận...

Nhân tiện đây cho tôi được học hỏi bạn, bạn có thể giảng cho tôi cách đọc câu chú bạn ghi ở dưới chữ ký của bạn không, tôi rất ham mê niệm chú, và chưa biết cách đọc nó, phát âm nó và sử dụng nó sao cho đúng, Rất mong bạn chỉ bảo.

Chân thành cảm ơn bạn

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thành Thật cho tôi cảm phiền trích đoạn trên của bạn để hỏi bạn một ý thế này, tôi đọc trong rất nhiều bài của các bạn và của Bác Thiên Sứ, tôi phát hiện ra mọi người hay lấy những tích truyện hay lời kể dân gian để chứng minh một luận cứ hay một nguồn gốc mang tính dân tộc học, khoa học, lịch sử, văn học và nhân học...liệu có thoả đáng không.

Những đề tài nghiên cứu sâu rộng và được mọi người công nhận về khoa học, lịch sử, nhân học, sinh học, tự nhiên, văn hoá...trước nay đều phải dựa vào những luận cứ chính xác, rõ ràng, thực tế, và khoa học được xã hội công nhận...

Bạn thật bộp chộp khi phát biểu ! Ngay câu trích bạn đưa ra Thiên Đồng đã nói rõ:

Sự giải mã phân tích ấy, mặc dù ông không coi là bằng chứng chứng minh cho những sự liên quan, nhưng cũng đặt ra nhiều chiêm nghiệm thú vị.

Thế mà vẫn cứ cố tình lơ đi là làm sao ?

Ở đây có những nhà nghiên cứu bản lĩnh và thâm niên. Không ai lại đi lấy truyện cổ tích ra làm luận cứ cho các chứng minh khoa học cả! Bạn không cần phải nhắc nhở điều đó!

Nhưng những tích truyện hay lời kể dân gian có thể tạo nên cảm hứng và gợi mở tư duy thì không ai phủ nhận cả. Một dân tộc bị đô hộ, bị truy diệt, tráo đổi, đánh cắp giá trị văn hóa thì còn cách nào hơn gửu gắm lại cho con cháu đời sau những thông tin cần thiết để tìm lại cội nguồn thông qua những câu truyện như thế. Con cháu đời sau đọc những câu truyện đó để suy nghĩ, định hướng hành động. Còn hành động như thế nào thì phải thuyết phục, hiệu quả trong hoàn cảnh hiện tại.

Trước khi phát biểu bạn nên suy nghĩ kỹ, rũ bỏ định kiến, xuất phát từ một cái tâm trong sáng thì mới xứng đáng với cái mà bạn tự giới thiệu là

Được tiếp xúc với những tư tưởng văn hoá phương Đông cổ điển từ hồi còn tấm bé khi ở nhà, vì ông cụ sinh ra tôi là một ngừoi chuyên học và nghiên cứu về sách cổ, ông cũng có thời gian làm thầy và hiện tại vẫn đang làm.[

Thân ái !
4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn Nhân Vô Minh,

Vậy là bạn chưa đọc kỹ và đọc hết bài. Thiên Đồng có viết ở ngay mở đầu (chú Vô Trước trích rồi đó) và kết thúc:

Có thể đây không phải là một chứng minh, nhưng ít ra cũng là một cách nhìn đầy thú vị của riêng người viết, khi liên hệ những yếu tố của kho tàng văn hóa Việt với tri thức Lý học Đông phương nhằm tạo một sự hứng khởi trên con đường nguyên cứu khám phá trong biến bờ Lý học Đông phương huyền vĩ. Không dám cho rằng là đúng khi tính bao hàm của cơ sở Lý học Đông phương quá rộng lớn so với sự nhận thức hạn hữu của con người.

Bạn đọc chơi xem như giải trí ấy mà. Mình cũng viết giải trí cho vui mà. Vui là chính!

Còn câu chú đó đọc cũng dễ thôi mà. Và có một cấp độ nào đó: Thấy người đọc mà không phải người đọc, người không đọc nhưng đang đọc không dừng. Đó là Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn. Bạn vào đây tham khảo:

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...amp;#entry71843

Chào bạn.

Thiên Đồng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn Nhân Vô Minh,

Vậy là bạn chưa đọc kỹ và đọc hết bài. Thiên Đồng có viết ở ngay mở đầu (chú Vô Trước trích rồi đó) và kết thúc:

Có thể đây không phải là một chứng minh, nhưng ít ra cũng là một cách nhìn đầy thú vị của riêng người viết, khi liên hệ những yếu tố của kho tàng văn hóa Việt với tri thức Lý học Đông phương nhằm tạo một sự hứng khởi trên con đường nguyên cứu khám phá trong biến bờ Lý học Đông phương huyền vĩ. Không dám cho rằng là đúng khi tính bao hàm của cơ sở Lý học Đông phương quá rộng lớn so với sự nhận thức hạn hữu của con người.

Bạn đọc chơi xem như giải trí ấy mà. Mình cũng viết giải trí cho vui mà. Vui là chính!

Còn câu chú đó đọc cũng dễ thôi mà. Và có một cấp độ nào đó: Thấy người đọc mà không phải người đọc, người không đọc nhưng đang đọc không dừng. Đó là Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn. Bạn vào đây tham khảo:

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...amp;#entry71843

Chào bạn.

Thiên Đồng

Vô Minh chân thành cảm ơn trước tiên về việc bạn đã cho mình đường link về cách đọc chú.

còn về việc có trích đoạn hay có giải thích kỹ cho những dòng chữ trên đi nữa thì cũng xin được tham luận cùng với Thiên Đồng và Bác Vô Trước thế này, khi một học giả viết về một quan điểm nào đó mang tính văn hoá, xã hội và dân tộc như thế cần phải có sự cân nhắc cụ thể, ở đây chủ định của người viết thực chất vẫn là mang những câu truyện cổ đó dẫn dắt người đọc hướng tới cái suy nghĩ của mình về Hà Lạc, hay Dịch Lạc gì đó, tôi xét về vấn đề đó, không xét về bất cứ lời lẽ khác, lời nhiều nhưng ý chỉ có thế,

Rất mong hai người suy ngẫm thật kỹ.

Chân thành...

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ Nhân Vô Minh.

chủ định của người viết thực chất vẫn là mang những câu truyện cổ đó dẫn dắt người đọc hướng tới cái suy nghĩ của mình về Hà Lạc, hay Dịch Lạc gì đó

Đúng vậy! Và đây là quyền chính đáng của mỗi người.

Nhưng cách viết như Thiên Đồng hay anh Thiên Sứ hoàn toàn khác với điều bạn "nhận thấy":

phát hiện ra mọi người hay lấy những tích truyện hay lời kể dân gian để chứng minh một luận cứ hay một nguồn gốc mang tính dân tộc học, khoa học, lịch sử, văn học và nhân học..

Thật ra, trong lịch sử, tất cả mọi học thuyết, tư tưởng, tôn giáo ... và cả khoa học đều có những thủ pháp tương tự như vậy để phổ biến ra đại chúng. Nhưng rất ít khi họ nói trước và rõ ràng như các anh Thiên Đồng và Thiên Sứ rằng, cái đó không phải là luận cứ chứng minh quan điểm của mình. Như thế là rất đường hoàng và minh bạch. Những người có thiện chí, khoa học luôn nhận thấy rõ điều đó.

Thân ái!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn Nhân Vô Minh,

Chắc bạn cũng là người học Phật. Vậy bạn cũng biết những câu truyện truyền thuyết về phật hay những câu truyện về các vị tổ hay bồ tát. Vậy mà người đời vẫn tin. Có ai tra cứu gốc tích hay chính sử đâu? Chưa nói đến truyền thuyết nói về Phất đản sanh, một sách nói Phật chui ra từ nách, một sách nói thân mẫu Phật sinh Phật ra theo lẽ thông thường của người đời. Vậy mà người đời vẫn tin theo pháp của phật.

Nhân vật thầy trò Đường Tam Tạng là hoàn toàn hư cấu. Ấy vậy mà sau khi bộ phim Tây Du Ký chiếu lên, chùa chùa lại đúc tượng Tề Thiên để thờ.

Chắc bạn cũng biết đến cuốn Mật Mã Da Vinci một dạo rình rang trên kệ best seller, nhưng bây giờ dể dàng mua rẻ bên lề đường?

lời của wikipedia viết:

"Cốt truyện của tiểu thuyết kể về âm mưu của Giáo hội Công giáo nhằm che dấu sự thật về Chúa Giê-su. Truyện ám chỉ rằng Tòa thánh Vatican biết rõ âm mưu này từ hai ngàn năm qua, nhưng vẫn giấu kín để giữ vững quyền lực của mình. Sau khi vừa xuất bản, cuốn tiểu thuyết đã khơi dậy mạnh mẽ sự tò mò khắp thế giới đi tìm hiểu sự thật về Sự tích Chén Thánh, và vai trò của Mary Magdalene trong lịch sử Giáo hội Công giáo."

Chỉ là sự tích, huyền thoại hay truyền thuyết mà người người tin theo, bởi tuy nó không phải là bằng chứng lịch sử, nhưng nó ẩn chứa yếu tố sự kiện của lịch sử hay chính sử. Không hiếm những nhà sử học, khảo cổ học đã nghiên cứu các trường ca của các dân tộc như ấn độ, maya, inca hay gần hơn là ở Việt Nam có Mường, Máng, Tây Nguyên để hiểu về lịch sử văn minh dân tộc họ và có cả đoán định những dân tộc đó có nền văn minh văn văn hóa tiếp thu được từ văn minh ngoài trái đất.

Nhưng cuốn Mật Mã Da Vinci chậm chân hơn cuốn "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" của Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Và sự giải mã các truyền thuyết trong công trình này mang tính khoa học và thuyết phục hơn Mật Mã Da Vinci.

Và vài năm gần đây, Unessco mới công nhận, yếu tố văn hóa phi vật thể cũng là bằng chứng chứng minh khoa học.

Một lý thuyết được gọi là khoa học thì lý thuyết đó phải có tính khách quan, tính quy luật, có thể giải thích mọi vấn đề liên quan đến lý thuyết đó và có khả năng tiên tri.

:D Thiên Đồng :(

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Bạn Thiên Đồng,

Thành Thật cho tôi cảm phiền trích đoạn trên của bạn để hỏi bạn một ý thế này, tôi đọc trong rất nhiều bài của các bạn và của Bác Thiên Sứ, tôi phát hiện ra mọi người hay lấy những tích truyện hay lời kể dân gian để chứng minh một luận cứ hay một nguồn gốc mang tính dân tộc học, khoa học, lịch sử, văn học và nhân học...liệu có thoả đáng không.

Những đề tài nghiên cứu sâu rộng và được mọi người công nhận về khoa học, lịch sử, nhân học, sinh học, tự nhiên, văn hoá...trước nay đều phải dựa vào những luận cứ chính xác, rõ ràng, thực tế, và khoa học được xã hội công nhận...

Thế nào là di sản văn hóa phi vật thể, theo Nhân Vô Minh chắc văn hóa phi vật thể không phải khoa học. Một câu chuyện cổ tích lại không phải là kết tinh trí tuệ của thời đại mà chuyện ra đời ư? Nếu bây giờ Nhân Vô Minh viết chuyện, vậy câu chuyện ấy có mang theo các hiểu biết của Nhân Vô Minh không? chắc chắn là có mang theo các hiểu biết về các mặt của Nhân Vô Minh. Vậy nếu cuốn chuyện ấy được khắc vào chất liệu gì đó và chôn dưới đất vài nghìn năm nữa có người đào thấy và đọc thì có gần giống chúng ta bây giờ đọc truyên cổ tích của tổ tiên không (gần giống vì chuyện cổ tích có thể được lưu truyền tới ngày nay trong dân gian bằng truyền miệng nên có thể được bổ sung thay đổi hoàn chỉnh theo thời gian)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế nào là di sản văn hóa phi vật thể, theo Nhân Vô Minh chắc văn hóa phi vật thể không phải khoa học. Một câu chuyện cổ tích lại không phải là kết tinh trí tuệ của thời đại mà chuyện ra đời ư? Nếu bây giờ Nhân Vô Minh viết chuyện, vậy câu chuyện ấy có mang theo các hiểu biết của Nhân Vô Minh không? chắc chắn là có mang theo các hiểu biết về các mặt của Nhân Vô Minh. Vậy nếu cuốn chuyện ấy được khắc vào chất liệu gì đó và chôn dưới đất vài nghìn năm nữa có người đào thấy và đọc thì có gần giống chúng ta bây giờ đọc truyên cổ tích của tổ tiên không (gần giống vì chuyện cổ tích có thể được lưu truyền tới ngày nay trong dân gian bằng truyền miệng nên có thể được bổ sung thay đổi hoàn chỉnh theo thời gian)

Chào bạn, bạn đào quá xâu dưới lòng đất, và tìm quá lâu trong lịch sử, cái chính tôi hỏi vẫn không ai trả lời, bằng chứng khoa học về việc Hà lạc, Lạc Độn, lạc gì đó đâu???? hãy rút ngắn thời gian lịch sử lại, đào bớt xâu đi, nó không đi đâu cả quanh quẩn trong chúng ta đây thôi,....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Bạn Nhân Vô Minh,

Chắc bạn cũng là người học Phật. Vậy bạn cũng biết những câu truyện truyền thuyết về phật hay những câu truyện về các vị tổ hay bồ tát. Vậy mà người đời vẫn tin. Có ai tra cứu gốc tích hay chính sử đâu? Chưa nói đến truyền thuyết nói về Phất đản sanh, một sách nói Phật chui ra từ nách, một sách nói thân mẫu Phật sinh Phật ra theo lẽ thông thường của người đời. Vậy mà người đời vẫn tin theo pháp của phật.

Nhân vật thầy trò Đường Tam Tạng là hoàn toàn hư cấu. Ấy vậy mà sau khi bộ phim Tây Du Ký chiếu lên, chùa chùa lại đúc tượng Tề Thiên để thờ.

Chắc bạn cũng biết đến cuốn Mật Mã Da Vinci một dạo rình rang trên kệ best seller, nhưng bây giờ dể dàng mua rẻ bên lề đường?

lời của wikipedia viết:

"Cốt truyện của tiểu thuyết kể về âm mưu của Giáo hội Công giáo nhằm che dấu sự thật về Chúa Giê-su. Truyện ám chỉ rằng Tòa thánh Vatican biết rõ âm mưu này từ hai ngàn năm qua, nhưng vẫn giấu kín để giữ vững quyền lực của mình. Sau khi vừa xuất bản, cuốn tiểu thuyết đã khơi dậy mạnh mẽ sự tò mò khắp thế giới đi tìm hiểu sự thật về Sự tích Chén Thánh, và vai trò của Mary Magdalene trong lịch sử Giáo hội Công giáo."

Chỉ là sự tích, huyền thoại hay truyền thuyết mà người người tin theo, bởi tuy nó không phải là bằng chứng lịch sử, nhưng nó ẩn chứa yếu tố sự kiện của lịch sử hay chính sử. Không hiếm những nhà sử học, khảo cổ học đã nghiên cứu các trường ca của các dân tộc như ấn độ, maya, inca hay gần hơn là ở Việt Nam có Mường, Máng, Tây Nguyên để hiểu về lịch sử văn minh dân tộc họ và có cả đoán định những dân tộc đó có nền văn minh văn văn hóa tiếp thu được từ văn minh ngoài trái đất.

Nhưng cuốn Mật Mã Da Vinci chậm chân hơn cuốn "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" của Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Và sự giải mã các truyền thuyết trong công trình này mang tính khoa học và thuyết phục hơn Mật Mã Da Vinci.

Và vài năm gần đây, Unessco mới công nhận, yếu tố văn hóa phi vật thể cũng là bằng chứng chứng minh khoa học.

Một lý thuyết được gọi là khoa học thì lý thuyết đó phải có tính khách quan, tính quy luật, có thể giải thích mọi vấn đề liên quan đến lý thuyết đó và có khả năng tiên tri.

:P Thiên Đồng :D

Bạn nói đường đăng là nhân vật hư cấu thì bạn nên xem lại....và đừng mang chủ đề tâm linh để gán vào cái luận cứ của các bạn, nghe nó huyền hoặc và phi thực tế, chúng ta đang sống ở thời đại khoa học, vì con người ngày càng mất đi cái gọi là cuốc sống tự nhiên mà thay vào đó là cuộc sống khoa học, nên dùng khoa học để tìm hiểu và tiếp cận lại tự nhiên, việc nghiên cứu Kinh Sách cũng thế, đừng khoác cho nó cái áo huyền hoặc quá, ít người tin lắm,...Tâm Linh lại khác nhé, hãy hiểu cho rõ đừng hỏi lại tôi.

Còn vấn đề tôi hỏi đừng giải thích và triết lý, đọc sách để nói ít chứ không phải để lôi sách ra triết lý không đúng với thực tế ngày nay, Hãy đi đúng những gì tôi hỏi, Bằng chứng khoa học được công nhân, vì cái này nó không phải là truyền thuyết, không phải là sự tích, nó được thế giới công nhận là văn minh văn hoá nhân loại, được cả một dân tộc xem đó là Giường cột văn hoá của họ, khởi nguồn văn hoá của họ,

bạn hiểu rõ điều tôi nói chưa nhỉ.????

Còn về bạn khẳng định tôi học đạo phật thì tôi xin phép nói thẳng với bạn là tôi không học đạo nào cả, tôi là người Việt nam yêu nước, bằng những kiến thức tôi học được từ nhà trường, cuộc sống, bạn bè và xã hội, và kinh nghiệm nhỏ nhoi trong cuộc sống ngày nay, tôi đưa ra những câu hỏi để thoả lòng mong muốn hiểu biết của tôi, nếu đúng có cái gọi là Hà Lạc, âm dương Hà Lạc thực sự và thế giới gọi đó là hình âm dương Thái Cực, Trong Âm có Dương, Trong Dương luôn luôn có Âm như của Trung Quốc, tôi Chịu ngay, đơn giản và dễ hiểu....

hãy tập trung vào nào các bạn, đừng đi đường vòng, Một phần xã hội Việt Nam Tụt hậu vị chúng ta đi đường vòng và không có quan điểm của bản thân đấy,

Edited by Nhân Vô Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vô Minh chân thành cảm ơn trước tiên về việc bạn đã cho mình đường link về cách đọc chú.

còn về việc có trích đoạn hay có giải thích kỹ cho những dòng chữ trên đi nữa thì cũng xin được tham luận cùng với Thiên Đồng và Bác Vô Trước thế này, khi một học giả viết về một quan điểm nào đó mang tính văn hoá, xã hội và dân tộc như thế cần phải có sự cân nhắc cụ thể, ở đây chủ định của người viết thực chất vẫn là mang những câu truyện cổ đó dẫn dắt người đọc hướng tới cái suy nghĩ của mình về Hà Lạc, hay Dịch Lạc gì đó, tôi xét về vấn đề đó, không xét về bất cứ lời lẽ khác, lời nhiều nhưng ý chỉ có thế,

Rất mong hai người suy ngẫm thật kỹ.

Chân thành...

Các học giả TQ cứ viết sai tòe loe ra đó. Phản bác nhau loạn xà ngầu. Thường thì những vấn đề không có nguồn gốc, xuất xứ, họ bịa ra truyện thần thoại. Anh không nhận định ra hay sao. Qủa thật, nếu như anh đã đọc những sách viết của chú Thiên Sứ, theo cá nhân tôi, không phải là không có lý.Ngẫm thật buồn cười, học giả TQ nó viết sai, nó cãi nhau lòe ra đó, thì một vài cá nhân người Việt đấu tranh. Còn như có những tác phẩm người Việt viết ra, thì ôi dào, các bác cứ bu nhau, đả kick loạn cả lên.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các học giả TQ cứ viết sai tòe loe ra đó. Phản bác nhau loạn xà ngầu. Thường thì những vấn đề không có nguồn gốc, xuất xứ, họ bịa ra truyện thần thoại. Anh không nhận định ra hay sao. Qủa thật, nếu như anh đã đọc những sách viết của chú Thiên Sứ, theo cá nhân tôi, không phải là không có lý.Ngẫm thật buồn cười, học giả TQ nó viết sai, nó cãi nhau lòe ra đó, thì một vài cá nhân người Việt đấu tranh. Còn như có những tác phẩm người Việt viết ra, thì ôi dào, các bác cứ bu nhau, đả kick loạn cả lên.

Tôi định không trả lời bạn câu hỏi và bài tham luận này của bạn vì những gì bạn nói đang chính là cái bằng chứng để nói rằng những gì bác thiên sứ viết cũng sai toè loè ra đấy đúng không???, và nghe cũng có vẻ có lý đúng không, chắc ý bạn muốn nói thế, tôi không phải người kinh luân trong dịch học, xã hội học, hay đạo giáo gì đó, tôi chỉ là người đọc sách, mà ở đây tôi không đọc sách đâu xa, tôi đọc sách điện tử hay chính là nội dung những tham luận của các bạn trong diễn đàn này, và tôi thấy lạ, thấy không hiểu, tôi hỏi, còn sách tây sách tàu tôi chẳng muốn đọc nhiều, tiếng mẹ Việt Nam tôi còn phải học chưa thể hiểu hết, vì thế từ từ về già tôi đọc sách nước khác ngẫm nghĩ chơi...có thể lúc đó tôi lại có kiến giải nhiều hơn giờ đấy...còn giờ hãy trả lời những gì tôi mong được hiểu và làm sáng tỏ, chỉ đơn giản thế thôi...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Bạn Thiên Đồng,

Thành Thật cho tôi cảm phiền trích đoạn trên của bạn để hỏi bạn một ý thế này, tôi đọc trong rất nhiều bài của các bạn và của Bác Thiên Sứ, tôi phát hiện ra mọi người hay lấy những tích truyện hay lời kể dân gian để chứng minh một luận cứ hay một nguồn gốc mang tính dân tộc học, khoa học, lịch sử, văn học và nhân học...liệu có thoả đáng không.

Những đề tài nghiên cứu sâu rộng và được mọi người công nhận về khoa học, lịch sử, nhân học, sinh học, tự nhiên, văn hoá...trước nay đều phải dựa vào những luận cứ chính xác, rõ ràng, thực tế, và khoa học được xã hội công nhận...

Nhân tiện đây cho tôi được học hỏi bạn, bạn có thể giảng cho tôi cách đọc câu chú bạn ghi ở dưới chữ ký của bạn không, tôi rất ham mê niệm chú, và chưa biết cách đọc nó, phát âm nó và sử dụng nó sao cho đúng, Rất mong bạn chỉ bảo.

Chân thành cảm ơn bạn

Anh Nhân Vô Minh.

Tôi lưu ý anh là:

Anh không đủ tầm để nhận thức và tham gia ở đây. Tôi đã nhiều lần nói trên diễn đàn và không phải duy nhất ở diễn đàn này rằng:

"Tôi không bao giờ lấy sự giải mã truyền thuyết và văn hóa dân gian làm bằng chứng khoa học cho các luận cứ của mình khi chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến".

Bản thần Thiên Đồng cũng nói rõ: "Sự giải mã phân tích ấy, mặc dù ông không coi là bằng chứng chứng minh cho những sự liên quan, nhưng cũng đặt ra nhiều chiêm nghiệm thú vị".

Vậy mà anh vẫn cố tình viết:

tôi phát hiện ra mọi người hay lấy những tích truyện hay lời kể dân gian để chứng minh một luận cứ hay một nguồn gốc mang tính dân tộc học, khoa học, lịch sử, văn học và nhân học...liệu có thoả đáng không.

Anh vô minh thật sự hay cố tình không hiểu và xuyên tạc?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, bạn đào quá xâu dưới lòng đất, và tìm quá lâu trong lịch sử, cái chính tôi hỏi vẫn không ai trả lời, bằng chứng khoa học về việc Hà lạc, Lạc Độn, lạc gì đó đâu???? hãy rút ngắn thời gian lịch sử lại, đào bớt xâu đi, nó không đi đâu cả quanh quẩn trong chúng ta đây thôi,....

ý nhân vô minh là chúng ta phải quên đi cội nguồn dân tộc Việt Nam, quên đi lịch sử cha ông dựng và dữ nước với bao mồ hôi và xương máu có phải không. Chính vì điều đó nên bạn đã sai lầm về phương pháp nghiên cứu nên bạn vĩnh viễn không bao giờ tìm được bằng chứng khoa học của lý học.

Nhân Vô Minh hãy nhớ trước hết chúng ta là người Việt Nam mang trong mình dòng máu Việt Nam. Lớn lên bằng thức ăn được trồng trọt ngay trên mảnh đất Việt Nam và các câu ca điệu hò của quê hương sứ sở thấm đẫm minh triết Việt do ông bà cha mẹ hát ru. Ngày hôm nay Nhân vô minh có thể là ai dù là một đạo sỹ đang tu luyện trên đỉnh núi nào đó của Việt Nam thì hãy nhớ việc nâng cao thể trạng cơ thể của Nhân Vô Minh cũng là do linh khí núi sông Việt Nam hun đúc.

tiếng mẹ Việt Nam tôi còn phải học chưa thể hiểu hết,

Nhân Vô Minh nên hằng ngày luyện lại câu thần chú: Việt Nam tổ quốc tôi, tổ quốc có trước mọi thứ có sau. Câu này rất linh nghiệm là chìa khóa để nhân vô minh tìm cơ sở khoa học của lý học cho đỡ phải hỏi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ý nhân vô minh là chúng ta phải quên đi cội nguồn dân tộc Việt Nam, quên đi lịch sử cha ông dựng và dữ nước với bao mồ hôi và xương máu có phải không. Chính vì điều đó nên bạn đã sai lầm về phương pháp nghiên cứu nên bạn vĩnh viễn không bao giờ tìm được bằng chứng khoa học của lý học.

Nhân Vô Minh hãy nhớ trước hết chúng ta là người Việt Nam mang trong mình dòng máu Việt Nam. Lớn lên bằng thức ăn được trồng trọt ngay trên mảnh đất Việt Nam và các câu ca điệu hò của quê hương sứ sở thấm đẫm minh triết Việt do ông bà cha mẹ hát ru. Ngày hôm nay Nhân vô minh có thể là ai dù là một đạo sỹ đang tu luyện trên đỉnh núi nào đó của Việt Nam thì hãy nhớ việc nâng cao thể trạng cơ thể của Nhân Vô Minh cũng là do linh khí núi sông Việt Nam hun đúc.

Nhân Vô Minh nên hằng ngày luyện lại câu thần chú: Việt Nam tổ quốc tôi, tổ quốc có trước mọi thứ có sau. Câu này rất linh nghiệm là chìa khóa để nhân vô minh tìm cơ sở khoa học của lý học cho đỡ phải hỏi.

Triết lý hỗn độn, tôi đã bảo tôi là người bình thường không giám làm thầy bà gì cao siêu, hãy trả lời tôi câu hỏi người lòng vòng số 3 ạ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chao Nhân Vô Minh.

Đây là câu trả lời của liêm trinh cho Nhân vô minh rồi đấy.

Nhân Vô Minh nên hằng ngày luyện lại câu thần chú: Việt Nam tổ quốc tôi, tổ quốc có trước mọi thứ có sau. Câu này rất linh nghiệm là chìa khóa để nhân vô minh tìm cơ sở khoa học của lý học cho đỡ phải hỏi.

Share this post


Link to post
Share on other sites