Posted 11 Tháng 3, 2010 Theo truyền thống của người Việt thì gia đình nào cũng có ban thờ để thờ cúng tổ tiên, ông bà. Thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa tâm linh truyền thống của người Việt. Ngôi nhà truyền thống của người Việt thường có ba hoặc năm gian trong đó gian giữa được coi là quan trọng nhất, là trung tâm của ngôi nhà. Những việc quan trọng như: thờ phụng, tiếp khách, sinh hoạt... đều diễn ra ở gian này. Gian giữa lại luôn có cửa lớn ra vào, mở cửa là nhìn thấy trời đất lưu thông, âm dương hòa đồng. Theo phong thủy tốt nhất là đặt phòng thờ ở tầng áp mái Bàn thờ là nơi thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên nên bàn thờ thường được lập ở chính giữa gian giữa ngôi nhà. Bởi vậy gia chủ không được kê giường ngủ đối diện với bàn thờ. Bàn thờ có được thiết kế như thế nào thì nhất thiết nó luôn ở vị trí trang trọng, có độ cao thích hợp để khi cúng mọi người tỏ đựợc sự ngưỡng vọng thành kính của mình với tổ tiên. nhà ở nông thôn ít biến đổi, nên kiểu bàn thờ của truyền thống vẫn giữ được những đặc trưng và đặt ở vị trí theo đúng trong ngôi nhà. Nhưng với những ngôi nhà có hiện đại, hiện đại ở thành phố thì hiện nay cách bố trí và các đồ thờ cũng có nhiều biến đổi để phù hợp với hoàn cảnh của ngôi nhà mà vẫn giữ được tính tôn nghiêm nơi thờ cúng. Bàn thờ có được thiết kế như thế nào thì nhất thiết nó luôn ở vị trí trang trọng, có độ cao thích hợp để khi cúng mọi người tỏ đựợc sự ngưỡng vọng thành kính của mình với tổ tiên. Trong ngôi nhà hiện đại xếp đặt gian thờ cũng phải tuân thủ chặt chẽ và vận dụng linh hoạt các nguyên tắc truyền thống nêu trên, đó là: Tại vị trí cao, phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không có các phòng ốc khác đè lên, phía trước bàn thờ là các gian trang trọng, phía sau là cầu thang và không gian phụ như sân phơi, kho. Như vậy phòng thờ đặt tại lầu trên cùng sẽ đạt được các tiêu chí này. Nhà phố thường bị vây chặt bởi các nhà chung quanh, nếu đặt bàn thờ dưới tầng trệt ngay trong phòng khách bước vào sẽ khó thông thoáng, thắp nhang nhiều sẽ làm ố vàng cả trần nhà. Bên cạnh đó cần tránh trên đầu của bàn thờ là phòng vệ sinh, phòng trẻ em chơi đùa....bởi nó sẽ làm giảm tính tôn nghiêm của không gian trang trọng này. Và một lẽ nữa không nên để mọi người từ ngoài cửa nhìn thấy hết bàn thờ, bài vị, hình ảnh tổ tiên. Hãy để ý trong ngôi nhà truyền thống bộ bàn ghế tiếp khách được đặt ngay trước bàn thờ, nhưng trước khi vào chỗ này khách phải đi qua sân, rồi bậc thềm, hàng hiên rồi mới đến không gian trong nhà, nhìn từ ngoài vào hầu như không thấy bàn thờ. Đó là do khuôn viên ngôi nhà xưa rộng, bố cục thường là 5 đối, xem lẫn cỏ cây xung quanh. Ngôi nhà hiện đại, nhà phố căn hộ không thể giống vậy được. Bản chất trường khí phòng thờ (hay bàn thờ) thuộc tính âm mang tính chất hướng nội, không ưa sự phô trương. Ngay cả trong ngày giỗ hay tết thì thờ cúng cũng là việc riêng của gia đình đó, người ngoài muốn đến thắp nén nhang phải xin phép gia chủ. Về ngũ hành thì bàn thờ thuộc hành Hỏa và Mộc là hai hành hướng lên cao và cần sự chăm sóc mỗi ngày. Trừ bàn thờ ông địa thần tài là tín ngưỡng dân gian mọi nhà giống nhau, đặt gần cửa để nghênh tiếp tài lộc, còn lại bàn thờ gia tiên và tôn giáo riêng của mỗi gia đình (thờ phật, thờ chúa...) nên mang tính hướng nội, không cần phải đặt ngay trong phòng khách. Tu tại tâm, đó là điều cha ông vẫn thường khuyên con cháu. Như vậy là theo phong thủy tốt nhất là đặt phòng thờ ở tầng áp mái. Để phù hợp với bàn thờ nên đặt ở hướng Tây Bắc của ngôi nhà hoặc của văn phòng. Bởi vì, đây là hướng tượng trưng cho trời. Bàn thờ phải luôn sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bàn thờ hướng trực tiếp ra cửa chính. Tượng thần thánh hoặc vật thể thiêng liêng phải đặt trên bàn kệ cao. Đèn "thờ" trên bàn thờ (đặt ở giửa bàn thờ), luôn bật sáng để thu hút năng lượng dương. Nguồn: ST. ________________________ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn !!! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 3, 2010 Đoạn viết: Trong ngôi nhà hiện đại xếp đặt gian thờ cũng phải tuân thủ chặt chẽ và vận dụng linh hoạt các nguyên tắc truyền thống nêu trên, đó là: Tại vị trí cao, phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không có các phòng ốc khác đè lên, phía trước bàn thờ là các gian trang trọng, phía sau là cầu thang và không gian phụ như sân phơi, kho. Như vậy phòng thờ đặt tại lầu trên cùng sẽ đạt được các tiêu chí này. Vậy đối với trường hợp nhà chung cư thì sao? Nhà dưới có bàn thờ thì bị nhà trên đè lên và không những một tầng mà hàng chục tầng. Trong trường hợp này thì "tiêu chí" xem như...tiêu tùng! lại đoạn: Để phù hợp với phong thủy bàn thờ nên đặt ở hướng Tây Bắc của ngôi nhà hoặc của văn phòng. Bởi vì, đây là hướng tượng trưng cho trời. Hướng tây bắc hay cung tây bắc? không rỏ ràng! Có những nhà phía tây bắc nhỏ hẹp hoặc rơi vào góc nhà hay xó nhà thì vẫn để bàn thờ đó sao? lại đoạn Hãy để ý trong ngôi nhà truyền thống bộ bàn ghế tiếp khách được đặt ngay trước bàn thờ, nhưng trước khi vào chỗ này khách phải đi qua sân, rồi bậc thềm, hàng hiên rồi mới đến không gian trong nhà, nhìn từ ngoài vào hầu như không thấy bàn thờ. Đó là do khuôn viên ngôi nhà xưa rộng, bố cục thường là 5 đối, xem lẫn cỏ cây xung quanh. Ngôi nhà hiện đại, nhà phố căn hộ không thể giống vậy được. Vậy có những nhà truyền thống không có sân nhưng vẫn để ở phòng khách hướng ra thì không là...nhà truyền thống sao? Lại có nhưng chùa, miễu, mở cửa ra là mặt đường, vẫn thờ tự hoàng tráng...thì sai hết sao? :( Thiên Đồng :D 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 3, 2010 vị trí trang trọng nhất , thích hợp nhất cho bàn thờ tổ tiên là ngay trong tâm trí lương thiện và thành kính với tổ tiên của chính mình Còn cái bàn thờ bằng gỗ trên có bát nhang và vài thứ khác chẳng qua là hình thức , theo tôi tác dụng lớn nhất ( nếu làm được ) là giáo dục con trẻ - biết kính lễ tổ tiên dần sẽ biết nghĩa biết nhân 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 3, 2010 vị trí trang trọng nhất , thích hợp nhất cho bàn thờ tổ tiên là ngay trong tâm trí lương thiện và thành kính với tổ tiên của chính mình Còn cái bàn thờ bằng gỗ trên có bát nhang và vài thứ khác chẳng qua là hình thức , theo tôi tác dụng lớn nhất ( nếu làm được ) là giáo dục con trẻ - biết kính lễ tổ tiên dần sẽ biết nghĩa biết nhân Nếu không có bàn thờ, bát nhang thì giáo dục con trẻ KÍNH LỄ tỏ tiên ở đâu? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 3, 2010 Thì ra đình chùa, miếu mạo, nhà thờ...dễ mà. Có bàn thờ mà con cái không được giáo dục thì nó cũng chả lạy cho. Mà có giáo dục thì cũng chưa chắc đã lạy bàn thờ. Một ví dụ là ngày xửa xưa có Ông vua...(lâu quá quên tên) ở Việt Nam, sau thời gian được giáo dục ở Pháp Quốc về thì đếch thèm lạy bàn thờ tổ tiên. Xem ra cái công to lớn khai hóa của "mẫu quốc" thật văn minh đó nghen. :( Đông Thiền :( Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 3, 2010 Nếu không có bàn thờ, bát nhang thì giáo dục con trẻ KÍNH LỄ tỏ tiên ở đâu? Ở hệ thống giáo dục ấy bạn ạ, từ trong nhà đến trường học rồi ra ngoài xã hội Dân Mấy nước Âu Mỹ có bàn thờ trong nhà đâu Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 3, 2010 vị trí trang trọng nhất , thích hợp nhất cho bàn thờ tổ tiên là ngay trong tâm trí lương thiện và thành kính với tổ tiên của chính mình Còn cái bàn thờ bằng gỗ trên có bát nhang và vài thứ khác chẳng qua là hình thức , theo tôi tác dụng lớn nhất ( nếu làm được ) là giáo dục con trẻ - biết kính lễ tổ tiên dần sẽ biết nghĩa biết nhân Thoại nghe có vẽ rất hợp lý, nhưng xét kỹ lại, đó chỉ là cảm nhận của hữu hình mà quên đi yếu tố rất quan trọng đó là quyền năng và năng lượng vô hình nơi đó. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 3, 2010 Thì ra đình chùa, miếu mạo, nhà thờ...dễ mà. Có bàn thờ mà con cái không được giáo dục thì nó cũng chả lạy cho. Mà có giáo dục thì cũng chưa chắc đã lạy bàn thờ. Một ví dụ là ngày xửa xưa có Ông vua...(lâu quá quên tên) ở Việt Nam, sau thời gian được giáo dục ở Pháp Quốc về thì đếch thèm lạy bàn thờ tổ tiên. Xem ra cái công to lớn khai hóa của "mẫu quốc" thật văn minh đó nghen. :lol: Đông Thiền :( Khải Định thì phải :( Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2010 Ở hệ thống giáo dục ấy bạn ạ, từ trong nhà đến trường học rồi ra ngoài xã hội Dân Mấy nước Âu Mỹ có bàn thờ trong nhà đâu Theo cháu Con Trẻ được giáo dục ngay trong mái ấm của mình từ ông bà, cha mẹ, anh chị rồi mới được gửi vào về thống giáo dục. Nên từ những năm tháng đầu đời Con Trẻ đã được giáo dục lễ nghi - gia phong qua cách ứng xử của ông bà, cha mẹ, anh chị với nhau và với cả tổ tiên dòng họ nữa.... sau khi tiếp thu những chuẩn mực đạo đức trong gia đình thì Con Trẻ mới bước chân ra với xã hội và đón nhận Ở hệ thống giáo dục ấy bạn ạ, từ trong nhà đến trường học rồi ra ngoài xã hội. Dân Mấy nước Âu Mỹ có bàn thờ trong nhà đâuỞ các nước Âu Mỹ không nói là tất cả với mọi người nhưng nó là 1 quan niệm sống được chấp nhận khi cha mẹ lớn tuổi được gửi vào viện dưỡng lão. ------------------------------------ Ngàn đời nay mỗi người Việt Nam chúng ta lại được dạy dỗ từ tấm bé qua những câu ca dao tục ngữ sau: Ba đồng một khía cá buôi Cũng mua cho được để nuôi mẹ giàhttp://' target="_blank"> Cầm cần rau cá ngược xuôi Nấu canh rau bợ mà nuôi mẹ già Đói lòng ăn đọt chà là Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng Thương con tần tảo sớm hôm Cơm đùm chéo áo, cháo đùm lá môn Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương Đói lòng ăn trái ổi non Nhịn cơm nuôi mẹ cho tròn nghĩa xưa Lên chùa thấy Phật muốn tu Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền Chiều chiều xách giỏ hái rau Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần Ví dầu con phụng bay qua Mẹ nói con gà, con cũng nói theo Vẳng nghe chim vịt kêu chiều Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau Thương thay chín chữ cù lao Tam niên nhũ bộ biết bao nhiêu tình Xin người hiếu tử lắng khuyên Kịp thì nuôi nấng cho toàn đạo con Kẻo khi sông cạn, đá mòn Phú nga phú ủy có còn ra chi Nuôi con chẳng quản chi thân Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn Mẹ già ở túp lều tranh Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con Mẹ già như trái chín cây Gió đưa mẹ rụng biết ngày nào đây? Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một, như đường mía lau Anh đi vắng cửa vắng nhà Giường loan gối quế mẹ già ai nuôi? Cá rô anh chặt bỏ đuôi Tôm càng bóc vỏ, anh nuôi mẹ già Xiết bao bú mớm bù chì Đến khi con lớn con đi lấy chồng Có con đỡ gánh đỡ gồng Con đi lấy chồng, vai gánh tay mang Còn cha gót đỏ như son Đến khi cha chết, gót con đen sì Trông lên thấy đạo cha già Lòng con tưởng nhớ xót xa rầu rầu Xa cha lòng những quặn đau Biết ngày nào mới cùng nhau quây quần Đêm đêm thắp ngọn đèn trời Cầu cho cha mẹ sống đời với con Ơn cha núi chất trời Tây Láng lai nghĩa mẹ nước đầy biển Đông Trách ai đặng cá quên nơm Đặng chim bẻ ná quên ơn sinh thành Ơn cha trọng lắm ai ơi Nghĩa mẹ bằng trời mang nặng đẻ đau Mẹ cha trượng quá ngọc vàng Đền bồi sao xiết muôn vàn công ơn Chiều chiều lại nhớ chiều chiều Nhớ cha, nhớ mẹ chín chiều ruột đau Thương mẹ nhớ cha như kim châm vào dạ Nghĩ đến chừng nào, lụy hạ tuôn rơi Thuyền không bánh lái thuyền quày Con không cha mẹ, ai bày con nên Ơn cha nghĩa mẹ trìu trìu Mưa mai lòng sở, nắng chiều dạ lo Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời Cầu mong cha mẹ sống đời với con Gió thúc cội thung nhánh tùng khua rúc rắc Nhớ cha mẹ già ruột thắt gan teo Nước chảy ra thương cha nhớ mẹ Nước chảy vào thương mẹ nhớ cha Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẫu từ Có con mới rõ sự tình Xưa kia thầy mẹ thương mình thế nao! Ai bưng bầu rượu đến đó phải chịu khó bưng về Em đang ở hầu thầy mẹ cho trọn bề hiếu trung Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2010 Daretolead đồng ý với anh Làng Xưa. Cũng không nên bắt bẻ như nhị địa sinh Thoại nghe có vẽ rất hợp lý, nhưng xét kỹ lại, đó chỉ là cảm nhận của hữu hình mà quên đi yếu tố rất quan trọng đó là quyền năng và năng lượng vô hình nơi đó.Anh làng xưa nói "vị trí quan trọng nhất", không phải nói "bỏ luôn bàn thờ tổ tiên đi" hoặc "bàn thờ tổ tiên không quan trọng".Theo daretolead thì quyền năng và năng lượng vô hình chính là ở sự làm gương của người lớn trong gia đình đối với con trẻ. Tất nhiên bàn thờ phải trang trọng, tôn nghiêm, phù hợp hoàn cảnh từng gia đình (liên quan đến cái "quyền năng và năng lượng vô hình" mà nhị địa sinh muốn nói). Share this post Link to post Share on other sites