Posted 13 Tháng 8, 2008 Chào các bạn, Sao Thái Tuế trong Tử Vi, an theo chi của năm, là sao đứng đầu của vòng Thái Tuế 12 sao. Nếu theo truyền thuyết cho là Hy Di Trần Đoàn khai sáng Tử Vi vào thời nhà Tống 960 – 1279 tức cách đây đã gần 730 năm. Theo các sách thiên văn cổ thì Thái Tuế không phải là một sao thật trên trời mà là dựa vào sao Tuế Tinh (Mộc Tinh – Jupiter). Vì sao Tuế Tinh (Jupiter) trong lúc vận hành có khoảng thời gian đi lùi (retrogade motion), nên cổ nhân mới lập ra Thái Tuế (còn gọi là Tuế Âm) là sao đại diện đối xứng với Tuế Tinh và luôn đi thuận. Khi sao Thái Tuế ở Dần thì sao Tuế Tinh sẻ ở Sửu. Cổ nhân dùng Thái Tuế đại diện cho năm tức năm chi nào thì Thái Tuế ở chi cung đó. Sao Tuế Tinh (Jupiter) thì đi nghịch Sửu, Tý, Hợi, Tuất, vv... Sao Tuế Tinh (Jupiter) có chu kỳ là 11.86 năm cho nên đi lẹ hơn Thái Tuế. Như thế thì mỗi 12 năm âm lịch thì sao Thái Tuế bị chậm mất 0,14 năm so với sao Tuế Tinh. Tư thời Tống đến nay là 730 năm, thế thì Thái Tuế đã đi hết 60,83 chu kỳ, còn Tuế Tinh thì đi hết 61,55 chu kỳ, tức sự khác biệt khoảng 0,72 chu kỳ, tức là Thái Tuế đã đi chậm hơn Tuế Tinh gần 8,62 năm. Nếu vị trí chính xác của các sao là quan trọng trong môn Tử Vi, thì Thái Tuế và vòng Thái Tuế nên an căn cứ vào vị trí của Tuế Tinh!!! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 8, 2008 VinhL thân mến! Trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" của mình, Vô Trước viết: Những trường khí này tác động tương hỗ nhau và tác động lên Trái đất cùng mọi sự vật trên Trái đất những hiệu ứng khác nhau cả về cường độ cũng như thời gian. Người xưa khảo sát, tổng kết, hình tượng hoá những tác động của một trường khí, hay một nhóm trường khí nào đó lên sự vật bằng hình tượng những vì sao chiếu lên sự vật ở những cung (yếu tố) khác nhau trong những thời gian khác nhau. Như vậy, các vì sao trong học thuyết Âm dương Ngũ hành mà cổ nhân truyền lại không nhất thiết là những ngôi sao vật lý cụ thể tồn tại thực tế trong vũ trụ mà chỉ là những biểu tượng đại diện cho tương tác của một trường khí, một nhóm trường khí, hay một nhóm yếu tố trường khí trong Vũ trụ lên sự vật đang khảo sát mà thôi. Tuy nhiên, do tính đa dạng và thống nhất của Vũ trụ, cùng với sự nghiên cứu, quan sát thiên văn tỷ mỉ của người xưa, những kinh nghiệm đúc kết từ nhiều thế hệ, dưới sự minh triết của học thuyết Âm dương Ngũ hành hoàn thiện khi chưa bị thất truyền, trong các cách gán hình tượng đó, nhiều khi ta thấy tác động của những yếu tố và tác động của những ngôi sao vật lý tương ứng dùng làm biểu tượng khá giống nhau. Sự giống nhau đó, một mặt làm cho sự lưu truyền học thuyết Âm dương Ngũ hành trong điều kiện vật chất thiếu thốn xưa kia trở nên trực quan, tiện dụng thì mặt khác cũng gây nên sự ngộ nhận, sai lạc, xa rời bản chất thực, thần bí hóa khi ứng dụng học thuyết này. Do đó, tôi cho rằng đề xuất:Nếu vị trí chính xác của các sao là quan trọng trong môn Tử Vi, thì Thái Tuế và vòng Thái Tuế nên an căn cứ vào vị trí của Tuế Tinh!!!là một sai lầm vì nếu như vậy ta đã lấy một hiện tượng, một hình thức không chính xác thay cho bản chất.Hình như trên Vietlyso cũng có một cuộc tranh luận nảy lửa về vấn đề này với kết quả không được hay cho lắm. Thực ra, khi bạn đến nhà một ai đó, để nhớ đường, bạn thường lấy một cái gì đó làm chuẩn, ví dư như cái cây, cột điện, ... làm chuẩn. Các sao trong các môn dự đoán theo học thuyết ADNH cũng chỉ là những cái mốc chuẩn tương tự mà thôi. Khi tôi hẹn bạn đi nhậu ở quán cây bàng thì không có nghĩa chúng ta sẽ dùng quả bàng làm mồi nhậu. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 8, 2008 Chào chú VoTruoc, Tất cả các lý thuyết đều phải có nguồn góc, Tử Vi Đẩu Số thì cái tên đã nói lên cái nguồn gốc của nó. Nếu đã lập thuyết căn cứ vào các trường khí và năng lực của các thiên thể thì khi các thiên thể thay đổi thì cái thuyết tương quan củng phải được đính chính. Thuyết ADNH của chú củng căn cứ vào thời tiết, âm dương nóng lạnh, ngủ hành (ngủ hành tinh?), vv... Nếu thời tiết thay đổi như mùa hè lạnh mùa đông ấm thì có phải cái thuyết ADNH củng phải sửa đổi lại? Thật ra các nguyên lý của Tử Vi đã bị thất truyền nên hiện nay không có ai có thể giải thích hoàn toàn các câu hỏi “tại sao”. Theo lời chú nói thì sao Thái Tuế trong Tử Vi không phải căn cứ vào sao Jupiter, thế thì xin chú chỉ giáo cho cái bản chất của sao Thái Tuế trong Tử Vi? Nó là năng lực gì mà trong phong thủy lại kiêng như Tam Sát, Ám Kiếm Sát? VinhL đã đọc qua vấn đề này trong Vietlyso, củng hiểu được thế nào là quá đáng. Người ta thì mượn vấn đề này để đã kích, để khiêu khích, VinhL chỉ nêu lên vấn đề không ngoài mục đích để cùng nghiên cứu và học hỏi. Xin cám ơn chú trước :-) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 8, 2008 Chào VinhL. Tôi xin trả lời các ý kiến của VinhL như sau: VinhL viết: Tất cả các lý thuyết đều phải có nguồn góc Điều này thì hiển nhiên rồi. NhưngTử Vi Đẩu Số thì cái tên đã nói lên cái nguồn gốc của nó. Điều này thì tôi cho rằng chưa chắc chắn. Khi đặt tên cho một sự vật nào đó, người ta có thể dựa vào nguồn gốc của sự vật nhưng cũng có thể dựa vào đặc điểm, hoặc tính chất, hoặc biểu tượng, hoặc … vô số lý do, thậm chí dựa vào một kỷ niệm nào đó. Tôi nghiêng về khả năng, cái tên Tử vi Đẩu số dựa vào biểu tượng của yếu tố chính hơn là dựa vào nguồn gốc. Nếu đã lập thuyết căn cứ vào các trường khí và năng lực của các thiên thể thì khi các thiên thể thay đổi thì cái thuyết tương quan củng phải được đính chính. Thuyết ADNH của chú củng căn cứ vào thời tiết, âm dương nóng lạnh, ngủ hành (ngủ hành tinh?), vv... Nếu thời tiết thay đổi như mùa hè lạnh mùa đông ấm thì có phải cái thuyết ADNH củng phải sửa đổi lại? Thuyết ADNH mà tôi trình bày không căn cứ vào “trường khí và năng lực của các thiên thể” mà ngược lại, “trường khí và năng lực của các thiên thể” tuân theo các qui luật của nó. Nói cách khác, phạm vi của nó rộng hơn nhiều tường khí của các thiên thể. Dĩ nhiên, khi các thiên thể thay đổi thì sẽ có những biến đổi tương ứng của trường khí vũ trụ nhưng các qui luật của thuyết ADNH không bị ảnh hưởng. Cũng giống như khi các thiên thể thay đổi như thế nào đi nữa thì định luật vạn vật hấp dẫn của Niuton vẫn thế mà thôi. Tuy nhiên, tôi cũng phải quan sát tự nhiên để tìm hiểu bản chất học thuyết ADNH, nhưng khi tìm ra các qui luật của ADNH thì thấy chúng chi phối các hiện tượng tự nhiên chứ không phải ngược lại. Thật ra các nguyên lý của Tử Vi đã bị thất truyền nên hiện nay không có ai có thể giải thích hoàn toàn các câu hỏi “tại sao” Điều này chứng tỏ rằng, học thuyết ADNH không thuộc sở hữu của người Hoa Hạ và là lý do cho những cố gắng phục hồi học thuyết vĩ đại này. Tôi mơ ước một ngày nào đó, những câu hỏi “tại sao” này sẽ được trả lời đầy đủ. Theo lời chú nói thì sao Thái Tuế trong Tử Vi không phải căn cứ vào sao Jupiter, thế thì xin chú chỉ giáo cho cái bản chất của sao Thái Tuế trong Tử Vi? Nó là năng lực gì mà trong phong thủy lại kiêng như Tam Sát, Ám Kiếm Sát? Thứ nhất, tôi không dám “chỉ giáo” cho bất cứ ai, nhất là cho VinhL. Tuy tôi không thích kiểu tranh luận trên Vietlyso về chủ đề sự tương quan giữ Mộc tinh và sao Thái tuế, nhưng dù sao cũng thấy phần nào những lập luận cho rằng sao Thái Tuế trong Tử Vi không phải là Mộc tinh là có logic. Cái tôi không thích ở đây là phong cách, mục tiêu, ứng xử … chứ không phải là nội dung cuộc tranh luận. Vì thế mà tôi không tham gia Vietlyso nữa. Theo nghiên cứu của tôi, vòng sao Thái tuế, không những có trong Tử vi mà còn có mặt trong nhiều môn dự đoán học khác nữa, chính là sự mô tả chủ khí của năm vận hành trong thời gian một năm qua 12 Địa chi. Nó chẳng là hệ quả của một thiên thể nào cả, mà nếu có một thiên thể nào gắn bó với nó, thì chẳng qua đó là một biểu tượng của nó do sự trùng hợp một số đặc điểm mà thôi. Các sao khác cũng có ý nghĩa biểu tượng cho trường khí hay một nhóm trường khí một cách tương tự. Ý nghĩa của 12 Địa chi tôi đã trình bày trong chuyên mục “Đại cương cơ sở học thuyết ADNH”. Thân mến. Share this post Link to post Share on other sites