Thiên Sứ

Vũ trụ có rất nhiều hành tinh giống Trái đất

5 bài viết trong chủ đề này

Vũ trụ có rất nhiều hành tinh giống Trái đất

Posted Image

Ảnh:voxx.org.

Một nghiên cứu gần đây của các nhà thiên văn học Mỹ chứng minh rằng những hành tinh tương tự Trái đất - nghĩa là không quá nóng và quá lạnh để sự sống có thể phát triển - khá phổ biến trong vũ trụ.

Các chuyên gia thuộc Đại học Northwestern, bang Illinois, Mỹ sử dụng dữ liệu mới nhất về 300 hành tinh quay quanh các ngôi sao để xây dựng các mô hình về quá trình hình thành của các hệ hành tinh, trong đó có hệ mặt trời của chúng ta.

Những mô hình quy mô lớn của nhóm nghiên cứu đã lần đầu tiên tái hiện được quá trình hình thành các hành tinh xung quanh một ngôi sao. Chúng được tạo nên bởi những đĩa khí và bụi còn sót lại sau sự hình thành của ngôi sao trung tâm. Từ những đĩa vật chất ấy, một hệ hành tinh đầy đủ ra đời. Những mô hình trước đây chỉ cung cấp những thông tin cơ bản về căn nguyên của quá trình hình thành hành tinh.

Giai đoạn đầu trong quá trình hình thành các hệ hành tinh diễn ra trong hỗn độn và bạo lực. Đĩa khí khổng lồ tạo nên các hành tinh, nhưng sau đó nó đẩy chúng về phía ngôi sao trung tâm, nơi chúng co cụm thành nhóm. Một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các hành tinh đang lớn diễn ra. Chúng đua nhau "nuốt chửng" khí và bụi để phình to. Quá trình này tạo nên sự đa dạng về kích cỡ của các hành tinh.

Khi các hành tinh tiến lại gần nhau, lực hấp dẫn khiến chúng bị "khóa" trong những quỹ đạo hình elip. Chu vi của những elip khổng lồ đó tăng dần theo thời gian, cho đến khi chúng đủ sức "ném" các hành tinh tới nhiều nơi trong vũ trụ. Rất có thể Trái đất cũng từng trải qua tình trạng tương tự.

Giáo sư Edward Thommes, một thành viên của nhóm nghiên cứu, khẳng định rằng các hành tinh mà đá chiếm phần lớn bề mặt như Trái Đất có nhiều điều kiện thuận lợi để tồn tại. Ông cho rằng chúng xuất hiện khắp nơi trong vũ trụ.

Việt Linh (theo Telegraph)

Lời bàn của Thiên Sứ

Mặc dù vậy, nhưng chính sự hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành với nhưng quy luật tương tác vi mô đến tận từng hành vi của con người, khiến tôi có thể kết luận rằng:

Sẽ rất khó tồn tại những sinh vật cao cấp có thể trao đổi thông tin với con người trên các hành tinh này. Nếu như nó không hội tụ đủ những yếu tố tương tác vũ trụ như Trái Đất của chúng ta.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sẽ rất khó tồn tại những sinh vật cao cấp có thể trao đổi thông tin với con người trên các hành tinh này. Nếu như nó không hội tụ đủ những yếu tố tương tác vũ trụ như Trái Đất của chúng ta.

Thật chí lý!

Tôi cho rằng, nếu tồn tại một nền văn minh ngoài Trái đất thì sự tiến hóa sẽ cách nhau quá xa, tỷ như đối với ta họ cỡ như loài tảo hoặc là ngược lại, và thật tai hại khi trường hợp này sảy ra. Chưa kể rằng chiều hướng, bản chất sự sống và tiến hóa khác nhau. Chẳng thể hiểu nhau nếu có tiếp xúc. Sự trùng hợp về thời điểm, chiều hướng, bản chất có xác xuất hầu như bằng zero và ngay trong trường hợp ấy sảy ra thì 50% chúng ta sẽ bị hủy diệt (bài học tìm ra châu Mỹ vẫn còn đó)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo thuyết Âm Dương Ngũ hành - Lý thuyết thống nhất - thì:

Sự cấu trúc vũ trụ tương quan với Địa Cầu để có thể phát triển thành loài người như ở Trái Đất chúng ta có một xác xuất cực kỳ thấp trong hàng trăm tỷ Thiên Hà trong vũ trụ. Do bản chất cấu trúc của mọi vật thể - trong đó có con người - đều từ những dạng tồn tại của vật chất vi mô trong vũ trụ (Xem: Triết lý về chiếc chìa khóa và Bông hoa hồng - Thượng Đế và Khoa học) - Thuyết Âm Dương Ngũ hành gọi là Khí. Do đó để tồn tại một dạng khí tạo nên hình thể và cấu trúc người là cực kỳ khó trong sự tương tác vũ trụ (Nghiên cứu về khái niệm Khí trong Phong Thủy Lạc Việt- Công bố giới hạn trong học viên Phong Thủy Lạc Việt).

Đó là lý do để có thể nhân danh thuyết Âm Dương Ngũ hành xác định rằng:

Rất khó có thể tồn tại những sinh vật có tư duy cao cấp có thể trao đối thông tin với con người trong vũ trụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Riêng Trần Phương tôi vẫn tin rằng loài người trên hành tinh xanh của chúng ta không cô độc trong vũ trụ. Và nền văn minh hiện hữu của chúng ta cũng không phải là nền văn minh đầu tiên duy nhất trên Trái Đất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Riêng Trần Phương tôi vẫn tin rằng loài người trên hành tinh xanh của chúng ta không cô độc trong vũ trụ.

Tôi cũng tin như vậy, nhưng chúng ta có thể chẳng thể hiểu hay thậm chí chẳng có khái niệm nào về những ông bạn láng giềng đó do đó chẳng thể tiếp xúc gì được. Mà giả sử có tiếp xúc được thì khả năng họ "chăn nuôi" chúng ta cũng rất lớn. Thật nguy hiểm.

Đôi khi tôi có ý nghĩ rằng, cái nền văn minh ấy thực ra đang tồn tại song song với chúng ta, hàng ngày tác động đến chúng ta mà ta không biết, lại cho rằng những "tiếp xúc" ấy là mê tín, huyền bí như thế giới tâm linh chẳng hạn. Chẳng qua do trình độ thấp kém của chúng ta hay bản chất cái gọi là văn minh, sự sống khác nhau giữa họ và chúng ta mà ta gọi là mê tín mà thôi. Thật lạ lùng các nhà khoa học cứ săn tìm những tín hiệu của họ ở đâu đâu mà không chú ý đến những trường hợp họ rất nhiều lần tiếp xúc với chúng ta qua những hiện tượng kỳ bí, tâm ling như Phan thị Bích Hằng chẳng hạn. Chẳng qua chúng ta định kiến hình dung trước họ phải như thế này hay như thế khác mà thôi. Phải chăng thế giới tâm linh chính là một ông hàn xóm của chúng ta tronh cái vũ trụ mênh mông này.

Share this post


Link to post
Share on other sites