Thiên Sứ

Lập Luận Về Biên Giới Lãnh Thổ Thiếu Sắc Bén

13 bài viết trong chủ đề này

Lập luận đấu tranh về biên giới lãnh thổ thiếu sắc bén

08/03/2010 16:27:15

Posted Image- Ngày 8/3, tại Đà Nẵng, Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban chỉ đạo thông tin đối ngoại Trung ương đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác thông tin đối ngoại (TTĐN), tuyên truyền biển, đảo, phân giới, cắm mốc năm 2009 và triển khai nhiệm vụ năm 2010.

Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế như cơ chế chỉ đạo điều hành, thông tin có lúc còn bị động, lúng túng trước một số vấn đề mới nảy sinh. Nội dung thông tin thiếu tính hấp dẫn, sức thuyết phục chưa cao, lập luận đấu tranh trong các vấn đề dân chủ nhân quyền, biên giới lãnh thổ thiếu sắc bén.

Vì vậy, Hội nghị cần đưa ra những kiến nghị cụ thể, thiết thực để đổi mới cơ chế chính sách nội dung phương thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền.

Posted Image

Nơi biên giới hải đảo

Ông Nguyễn Bắc Son, Ủy viên TW Đảng, Phó trưởng Ban tuyên giáo TW nhận định, về thông tin đối ngoại, Việt Nam đã tuyên truyền đậm nét những cố gắng vượt lên khó khăn thách thức do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như sự chống phá của các thế lực thù địch… Quảng bá sâu rộng hình ảnh đất nước con người Việt Nam, tiềm năng phát triển và hợp tác của Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Chủ động và kịp thời trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái của các phần tử cơ hội, thù địch với Việt Nam cả trong và ngoài nước.

Thông qua các sự kiện về biển Đông, việc xử lý các phần tử lợi dụng dân chủ dân quyền như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung…. để chống phá đất nước; các vụ lợi dụng tôn giáo để gấy rối an ninh trật tự ở Thái Hà (Hà Nội) Tam Toà (Quảng Bình) Bát Nhã (Lâm Đồng)… Đặt biệt, từ khi xuất hiện bộ phim về cái gọi “sự thật Hồ Chí Minh”, nhiều báo đài đã có phê phán luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ, đồng thời khẳng định tình cảm trân trọng của nhân dân qua việc hưởng ứng “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Về công tác tuyên truyền phân giới cắm mốc trên đất liền, Việt Nam đã hoàn thành toàn bộ công tác cắm mốc trên biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc. Ngoài ra, các tuyến biên giới Việt Nam – Lào và Việt Nam – Campuchia, Việt Nam chủ động tuyên truyền thúc đẩy các hoạt động chuyên môn của các Bộ, Ban, ngành chức năng và chính quyền 2 nước…

Ông Nguyễn Bắc Son cho rằng, các cấp Bộ, ngành… phải đổi mới tư duy, chủ động, kịp thời và linh hoạt triển khai các hoạt động thông tin truyền thông bằng nhiều hình thức với nội dung phong phú theo đúng phương châm “chính xác, kịp thời, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng” để công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển đảo, phân giới cắm mốc biên giới đạt hiệu quả thiết thực.

Sông Tranh

-----------------------------------------

Nhời bàn của Thiên Sứ

Lập luận đấu tranh về biên giới lãnh thổ thiếu sắc bén?????

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam xuất bản sách khẳng định chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa

Thứ sáu, 12/03/2010, 06:06(GMT+7)

Posted Image

Đảo Trường Sa (ảnh TTXVN)

VIT - Việt Nam sẽ xuất bản cuốn sách cung cấp các dữ liệu địa lý và bằng chứng lịch sử quan trọng để chứng minh chủ quyền quốc gia trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin ngày 09/3. Theo đó, Tuyển tập Địa lý Việt Nam, do Nhà xuất bản Thanh niên phát hành, có bốn chương, bao gồm 40 tác phẩm nổi tiếng nhất về địa lý, bắt đầu với triều Trần từ thế kỷ thứ 13 cho tới năm 1954.

Các tác phẩm được các nhà lịch sử nổi tiếng của Việt Nam biên soạn, như Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Trương Vĩnh Ký, Đào Văn Hội, Bùi Dương Lịch, Vương Duy Trinh, Ngô Vi Liên và Đào Duy Anh.

Đồng thời, ấn phẩm cũng cung cấp một bản đồ cổ xưa của triều đại nhà Lê và cuốn “Phủ biên tạp lục” do bác học Lê Quý Đôn biên soạn từ thế kỷ 18, trong đó xác định địa điểm, và trích dẫn các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới chủ quyền của người dân Việt Nam đối với hai quần đảo đã được bảo vệ qua nhiều triều đại phong kiến khác nhau.

Theo Chủ biên Bùi Văn Vương, cuốn sách là một tập hợp các dữ liệu rất quan trọng và mang tính lịch sử đáng tin cậy nhằm giúp tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Được biết, Chủ biên Bùi Văn Vương và các cộng sự của ông đã phải mất 10 năm sưu tầm, nghiên cứu và biên soạn cuốn sách Tuyển tập Địa lý Việt Nam.

An Phú (Theo Bernama)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài trên viết:

Lập luận đấu tranh về biên giới lãnh thổ thiếu sắc bén

Bài dưới:

Việt Nam xuất bản sách khẳng định chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa

------------------------------------------

Nhời bàn của Thiên Sứ:

Muốn lý luận sắc bén và khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thì cội nguồn Việt sử phải là 5000 năm văn hiến, một thời huy hoảng ở miền nam sông Dương Tử. Vì đó là cái gốc của vấn đề.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhời bàn của Thiên Sứ:

Muốn lý luận sắc bén và khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thì cội nguồn Việt sử phải là 5000 năm văn hiến, một thời huy hoảng ở miền nam sông Dương Tử. Vì đó là cái gốc của vấn đề.

:D

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Trần Phương không tin điều này ah?

Tùy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Anh Trần Phương không tin điều này ah?

Tùy.

Ồ không, cụ Sứ hãy xem lại tấm ảnh này, chính là Niềm Tin đấy.

Posted Image

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA MÃI MÃI THUỘC VỀ VIỆT NAM

... đó là chân lý !

:D

Edited by Trần Phương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhưng Việt sử 5000 năm văn hiến không phải đơn thuần là một niềm tin, mà là một chân lý. Cần phải làm sáng tỏ chân lý này thì mới góp phần hỗ trợ đắc lực cho vần đề lịch sử Hoàng Sa - Trường sa.

Tại sao như vậy?

Ngay trong diễn đàn này, đã có một bài viết giới thiệu một lập luận của một học giả Trung Hoa, trong đó có đoạn người này viết:

2000 năm trước nước Việt hiện nay thuộc Trung Quốc. Tôi đã có bài thể hiện cái nhìn của tôi về việc này nên nhớ rõ nội dung(Hiện nay chưa tìm được bài đó).

Anh Trần Phương có thấy mối liên hệ giữa Việt sử 5000 năm văn hiến với vấn đề nóng bỏng hiện nay không đơn giàn chỉ là niềm tin.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhưng Việt sử 5000 năm văn hiến không phải đơn thuần là một niềm tin, mà là một chân lý. Cần phải làm sáng tỏ chân lý này thì mới góp phần hỗ trợ đắc lực cho vần đề lịch sử Hoàng Sa - Trường sa.

Tại sao như vậy?

Ngay trong diễn đàn này, đã có một bài viết giới thiệu một lập luận của một học giả Trung Hoa, trong đó có đoạn người này viết:

2000 năm trước nước Việt hiện nay thuộc Trung Quốc. Tôi đã có bài thể hiện cái nhìn của tôi về việc này nên nhớ rõ nội dung(Hiện nay chưa tìm được bài đó).

Anh Trần Phương có thấy mối liên hệ giữa Việt sử 5000 năm văn hiến với vấn đề nóng bỏng qhiện nay không đơn giàn chỉ là niềm tin.

Cháu Sin lỗi các bác các chú

Theo cháu thì việc giải quyết Trường Sa - Hoang Sa theo cháu ko phải là ko có cách giải quyết

Nói chung nếu chuyển Chiến tranh vũ trang thành Chiến tranh tâm linh là xong

Nếu làm đc thì vưa lấy đc HS - TS vừa có thể chứng minh 5000 năm văn hiến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu Sin lỗi các bác các chú

Theo cháu thì việc giải quyết Trường Sa - Hoang Sa theo cháu ko phải là ko có cách giải quyết

Nói chung nếu chuyển Chiến tranh vũ trang thành Chiến tranh tâm linh là xong

Nếu làm đc thì vưa lấy đc HS - TS vừa có thể chứng minh 5000 năm văn hiến

Xin bạn cho biến cuộc chiến tâm linh này tiến hành thế nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin bạn cho biến cuộc chiến tâm linh này tiến hành thế nào?

Cháu Sin lỗi các bác các chú

Đây là kết quả sau khi phân tích 1 số lời tiên tri

VD:

"Cuộc càn quết từ trên trời" của Nostradamus

"Bất chiến tự nhiên thành" của cụ NBK

"Tướng thần hệ xuất y chu" của cụ NBK

Nên suy ra sẽ có cách đánh mới ko những nhanh và rất hiệu quả

mà trước zờ thì lý số là bao gòm cả vũ trụ vạn vật nên nếu bảo là biến Chiến tranh vũ tranh thành Chiến tranh tâm linh thì chẳng nhẽ sai mà VN là cái lôi của lý số vì thế mạnh về lý số sẽ rất lớn

còn tiến hành thế nào thì khi xong việc thì sẽ biết :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu Sin lỗi các bác các chú

Đây là kết quả sau khi phân tích 1 số lời tiên tri

VD:

"Cuộc càn quết từ trên trời" của Nostradamus

"Bất chiến tự nhiên thành" của cụ NBK

"Tướng thần hệ xuất y chu" của cụ NBK

Nên suy ra sẽ có cách đánh mới ko những nhanh và rất hiệu quả

mà trước zờ thì lý số là bao gòm cả vũ trụ vạn vật nên nếu bảo là biến Chiến tranh vũ tranh thành Chiến tranh tâm linh thì chẳng nhẽ sai mà VN là cái lôi của lý số vì thế mạnh về lý số sẽ rất lớn

còn tiến hành thế nào thì khi xong việc thì sẽ biết :D

Cảm ơn bạn về ý tưởng hay nhưng mà bạn viết sai chính tả nhiều quá. Toàn là lỗi cơ bản chứ đâu cao xa gì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc rối trí với các dãy đảo ngoài khơi của Nhật Bản

Tác giả: ASIA TIMES (Người dịch: Ngọc Thu)

Bài đã được xuất bản.: 9 giờ trước

Tuanvietnam.net

Giờ đây Nhật Bản nhận ra là mình đã mắc nợ Việt Nam, dù là gián tiếp. Việt Nam đang đưa ra những mâu thuẫn lạ lùng mà nước này đã phát hiện ra trong vụ tranh chấp của Trung Quốc chống lại Nhật Bản trong trường hợp này.

=> Lập trường hai mặt của Trung Quốc đối với Luật biển Quốc tế

Bài của Peter J Brown, nhà báo tự do từ tiểu bang Maine, Hoa Kỳ

Đảo Okinotori của Nhật Bản, nơi có một địa chỉ bưu điện của Tokyo mặc dù nó nằm ở phía nam cách thủ đô 1.770 km và trên thực tế nó chỉ là một cặp đảo nhỏ xíu, nhưng nó đã trở thành một khúc xương khó nuốt trong việc tranh chấp đối với Trung Quốc.

Cùng với các vấn đề khác, Trung Quốc không công nhận tình trạng hòn đảo, thay vào đó, xem nó như là một đảo san hô vòng, dải đá ngầm hay là đơn giản chỉ là một hòn đá. Làm như vậy, Trung Quốc hy vọng sẽ giảm tốc độ thực hiện kế hoạch của Nhật Bản trong việc thiết lập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở đó. Tranh chấp ở Okinotori, mà Nhật Bản gọi là Okinotorishima, vẫn còn dai dẳng bởi vì nó liên quan tới mối quan ngại mang tính chiến lược và các quyền lợi về nguồn tài nguyên dưới đáy biển ở khu vực tương đương với toàn bộ khu vực đất đai rộng lớn trên bốn hòn đảo chính của Nhật.

Tại hội nghị về phát triển nguồn tài nguyên dưới đáy biển do trường Đại học Kyushu đăng cai hồi tháng 12 năm ngoái, có các chuyên gia đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên và các nơi khác tham dự, đã nhấn mạnh đến những tầng địa chất mangan giàu chất cobalt quanh vùng Okinotori. Mặc dù "các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú" tại khu vực này cũng thường xuyên được Trung Quốc đề cập tới, nhưng lại thiếu chi tiết.

Trong hội nghị về Biển Đông Á ở Manila hồi tháng 11 năm ngoái, bản đệ trình của Nhật Bản lên Ủy ban Ranh giới Thềm Lục địa Liên hiệp quốc (CLCS) tháng 3 năm 2009 đã được thảo luận. Tài liệu này đã nêu ra bảy khu vực nằm giữa Nhật Bản và Philippines gồm 740.000 km vuông. Ngoài việc đòi chủ quyền có khả năng chồng lấn với yêu sách của Hoa Kỳ và Cộng hòa Palau - không liên quan tới Okinotori - Nhật Bản phải đương đầu với cả Trung Quốc lẫn Cộng hòa Triều Tiên (Nam Triều Tiên), quốc gia đã đệ trình các đơn kiện hồi năm ngoái lên CLCS, liên quan tới những hành động của Nhật Bản tại Okinotori. [1]

Posted Image

Bản đồ Nhật Bản, Ảnh: socwk.utah

Khi Đảng Dân chủ của Nhật Bản, đứng đầu là Thủ tướng Yukio Hatoyama, lên cầm quyền vào năm ngoái, họ đã không bỏ phí thời gian khi tuyên bố rằng Nhật Bản đang dùng số tiền 7 triệu đô la trong năm 2010 để tạo dựng một công trình tại Okinotori trong một nỗ lực nhằm thiết lập thế đứng vững chắc của mình ở đó. Số tiền này có vẻ lớn, nhưng chưa tới 3% trong tổng số tiền của Nhật chi ra nhằm duy trì hòn đảo xa xôi này. Hàng trăm triệu đô la đã được người Nhật sử dụng trong suốt hai thập kỷ qua.

Giờ đây Nhật Bản nhận ra là mình đã mắc nợ Việt Nam, dù là gián tiếp. Việt Nam đang đưa ra những mâu thuẫn lạ lùng mà nước này đã phát hiện ra trong vụ tranh chấp của Trung Quốc chống lại Nhật Bản trong trường hợp này.

Việt Nam, cùng với các quốc gia Đông Nam Á khác, có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Năm ngoái, chính phủ Việt Nam đã đệ trình lên CLCS một bản báo cáo cấp quốc gia về giới hạn thềm lục địa của nước mình "trải dài 200 hải lý bên ngoài đường cơ sở quốc gia, nằm ở phía bắc của Biển Đông [tên Việt Nam gọi cho Biển Nam Trung Hoa]". Việc này xảy ra hồi cuối tháng 8.

Việt Nam cùng với Malaysia cũng đệ trình một báo cáo chung lên CLCS về thềm lục địa của cả hai nước, "kéo dài 200 hải lý tính từ đường cơ sở ở phần phía nam Biển Đông".

Bản báo cáo quốc gia của Việt Nam và bản báo cáo đứng tên chung của Việt Nam với Malaysia đã được Quốc hội Nhật thừa nhận trong phần đầu của bộ luật ban hành năm 2010, cho phép chính phủ trung ương - không phải chính quyền địa phương - quản lý và kiểm soát cả đảo Okinotori và thậm chí cả đảo Minamitori ở rất xa, phía đông nam Tokyo - xa hơn Okinotori khoảng 290 km.

Trong khi Trung Quốc phủ nhận toàn bộ các hành động này của Nhật Bản, coi đó là không hợp pháp, thì Trung Quốc lo lắng nhìn qua vai mình, người Việt Nam táo bạo hơn trước.

"Việc xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ không thay đổi vị trí pháp lý của dải đá ngầm Okinotori", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Khương Du tuyên bố trong cuộc họp báo ngắn hồi tháng 1 và cho biết thêm là điều này vi phạm luật biển quốc tế. [2]

Năm 1931 Nhật Bản đã đòi chủ quyền đối với Okimotori, cũng được biết đến với cái tên là dải Đá ngầm Douglas hay là Vòng cung Parece, như là bộ phận của xã Ogasawara thuộc quận Tokyo, và đặt tên chính thức cho nó là Okinotorishima.

"Người Nhật đòi chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa quanh Okinotorishima dựa trên nhiều yếu tố", theo lời Trợ lý Giáo sư Peter Dutton thuộc Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc của trường cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ". Trước hết, các học giả Nhật tuyên bố rằng Okinotorishima là một hòn đảo đủ tiêu chuẩn theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) quy định về khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà trong đó duy trì được các hoạt động kinh tế, mặc dù bên ngoài nhìn vào nó chỉ rộng không quá 10 m vuông khi thủy triều lên cao.

"Lập luận này có giá trị mong manh nhất dựa theo luật quốc tế hiện thời. Người Nhật có vẻ nhận ra thực tế này và đã đưa ra cơ sở pháp lý thứ hai, cụ thể là Nhật Bản có những lợi ích mang tính lịch sử lâu dài ở Okinotorishma, những vùng biển lân cận, và các nguồn tài nguyên xung quanh dưới đáy biển. Theo quan điểm của Nhật, những lợi ích này đã được củng cố qua thời gian thành những quyền lợi được bảo vệ một cách hợp pháp".

Trung Quốc nhắm vào điều 121 của UNCLOS, định nghĩa một hòn đảo như là "một vùng đất được hình thành một cách tự nhiên, có nước biển bao bọc, nằm trên mực nước biển lúc thủy triều lên cao". Trung Quốc chỉ ra rằng, nó như là một hòn đá theo quy định trong điều này - các hòn đá không thể giữ vững chỗ ở cho con người hoặc cho đời sống kinh tế - bởi vì một hòn đá tự nó không thể được sử dụng để đòi vùng đặc quyền kinh tế hay kéo dài thềm lục địa ở dưới mặt nước biển trong một vùng biển tương đối nông cạn.

Hành động như thể mình có vị trí hợp pháp theo UNCLOS, Trung Quốc đã bất ngờ mở cánh cửa cho Việt Nam, và Việt Nam đã nắm lấy cơ hội đó.

Tầm chiến lược quan trọng của Okinotori mà ai cũng có thể nhận ra rằng nó nằm ở vị trí giữa căn cứ quân sự khổng lồ của Hoa Kỳ trên đảo Guam và Đài Loan. Trong khi các quyền lợi chiến lược của Trung Quốc và Nhật Bản khác nhau trong cuộc tranh chấp này, thì nhu cầu tự do đi lại của Trung Quốc trên biển ngày càng tăng.

Ông Dutton nhận xét: "Trung Quốc đã đặt cược vào vị trí pháp lý để loại bỏ tình trạng hợp pháp của các hoạt động quân sự nước ngoài ở EEZ của quốc gia ven biển. Phản đối của Trung Quốc đối với các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ trong vùng EEZ của mình là dựa trên quan điểm pháp lý này. Mặt khác, khi sức mạnh hải quân Trung Quốc gia tăng trong vài thập kỷ qua, chiến lược của Trung Quốc trong việc kiểm soát các hoạt động khắp Đông Á vào lúc diễn ra cuộc khủng hoảng cũng được suy ra từ đó. Trong thời gian khủng hoảng, Trung Quốc hiện có những khát vọng thách thức các cường quốc hải quân bên ngoài trong việc kiểm soát các vùng biển giữa chuỗi đảo đầu tiên và thứ hai". (Chuỗi đảo đầu tiên bao quanh Biển Hoàng Hải, Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa - tức Biển Đông. Chuỗi thứ hai bao quanh vùng Biển Nhật Bản, Biển Philippines và Biển Indonesia).

Điều này đặt Trung Quốc vào một vị thế khó xử để nói lên điều tối thiểu nhất.

"Để giữ vững lập trường trong việc đòi Hoa Kỳ ngưng các hoạt động quân sự ở trong và ở trên vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, thì Trung Quốc không cần thực hiện các hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản bao quanh Okinotori. Như thế, để duy trì các lợi ích an ninh của riêng họ, Trung Quốc từ chối công nhận yêu sách chủ quyền của Nhật Bản", ông Dutton nói.

Trước hành động của Việt Nam, mục tiêu chính của Nhật ở đây đã lịch sự bỏ qua sự phản đối của Trung Quốc và bảo đảm rằng, trên tất cả mọi thứ, Okinotori không thể chìm dưới biển.

"Không có sự thay đổi về bản chất của vụ tranh chấp. Nhật Bản đã trồng san hô ở Okinotori để bảo đảm chắc chắn tình trạng của nó như "một hòn đảo", trong khi Trung Quốc chỉ trích [và khẳng định rằng] đó là một 'mỏm đá', để không cho phép Nhật có vùng đặc quyền kinh tế", ông Yukie Yoshikawa, nhà nghiên cứu kỳ cựu tại Trung tâm Reischauer thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đông Á ở Washington, DC, nói.

Trồng san hô ở đó chỉ là một trong những biện pháp mới nhất của Nhật Bản, bao gồm cả việc đổ hàng tấn bê tông, với chi phí lên tới $ 280 đô la, bao bọc lấy cả hai đảo nhỏ, cũng như bao phủ chúng bằng một tấm lưới titanium, tốn thêm $50 triệu đô la.

Năm 2005, Nhật Bản đã gắn một tấm biển lớn, có địa chỉ trên đó "Đảo Okinotori 1, Làng Ogasawara, Tokyo", để tất cả mọi người nhận ra ngay khi họ tới. Ngay sau khi tấm biển được gắn lên, thống đốc Tokyo, ông Shintaro Ishihara đã chụp tấm ảnh cho thấy ông hôn tấm biển và vẫy tay chào quốc kỳ Nhật Bản. Lúc đó ông có mặc áo cứu sinh trên mình. [4]

Khi Trung Quốc cố gắng thuyết các nước còn lại ở châu Á rằng, những gì Nhật Bản đang làm lúc này thực sự gây nguy hại cho các nước láng giềng, Việt Nam lắc đầu không đồng ý.

Ông Wang Hanling, một chuyên gia trong vấn đề hàng hải và luật pháp quốc tế, thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói: "Nếu những nỗ lực của Nhật Bản thành công, các nước khác sẽ không được phép đánh cá hay chia sẻ các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú trong khu vực hiện được xem là vùng biển quốc tế. Ngoài ra, đối với một số nước láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc, việc tự do đi lại trên biển của các đội tàu cùng một số tuyến đường chính trong khu vực cũng sẽ bị cản trở. Điều đó sẽ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia".

Trong khi giao thiệp với Nhật Bản, đôi lúc Trung Quốc đã nêu ra vấn đề công bằng, thủ đoạn chắc phải làm Hà Nội tức cười.

Ông Jin Yongming, một nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, nói: "Việc đòi chủ quyền của Nhật Bản ở Okinotori, mỏm đá nằm giữa Đài Loan và đảo Guam, là một vị trí chiến lược quan trọng đối với lợi ích Nhật Bản. Nhưng việc này gây nguy hại đến lợi ích trong việc đi lại của các quốc gia khác cũng như ảnh hưởng đến việc khảo sát trên biển, xung quanh khu vực Okinotori, và điều đó đi ngược lại nguyên tắc công bằng".[4]

Trung Quốc bắt đầu nhận ra rằng lập trường của họ ở đây có thể có tác dụng ngược, ngày càng trở nên rõ ràng. Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa - Trung Quốc gọi là đảo Tây Sa - ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), trong khi quần đảo Trường Sa, hoặc Trung Quốc gọi là Nam Sa, đang tranh chấp bởi Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia.

Đầu năm 2009, hoặc có thể trước đó, Việt Nam bắt đầu đưa ra "các rạn san hô và các đảo" làm luận cứ để cãi với Trung Quốc khi Trung Quốc nêu ra quy định của UNCLOS trong trường hợp họ phản đối Nhật Bản, và nói đại ý rằng, "Chờ chút, Trung Quốc, các ông đang tranh cãi [với Nhật] đúng y như chúng tôi đang cãi với các ông ở Biển Đông".

Việt Nam lập luận rằng, lúc thì Trung Quốc khẳng định Okinotori không thể có đặc quyền kinh tế hoặc xác định giới hạn thềm lục địa, vì đó là một đảo san hô, rạn san hô hoặc đá và không có sự sống độc lập về kinh tế, và lúc khác Trung Quốc lại khẳng định rằng cái gọi là "quần đảo" ở biển Đông tất cả có đời sống kinh tế độc lập để họ có thể đòi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý gồm 80% Biển Đông.

Nghe như có vẻ không đúng, hoặc ít ra không phải điều mà Trung Quốc đang làm là điều họ muốn làm. Chủ quyền của các đảo ở Biển Đông thực sự không phải là tâm điểm của vấn đề bởi vì Việt Nam tranh cãi rằng "không một quốc gia nào có thể đòi đến 80% vùng biển Đông trên cơ sở đòi chủ quyền của những hòn đảo này". [5]

Nói cách khác, hãy nhìn kỹ và một người có thể phát hiện ra hàng chục đảo "Okinotoris" nhỏ rải rác ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Trung Quốc chỉ hy vọng rằng phần còn lại của thế giới - ít nhất là phần còn lại của thế giới đã chạy theo nỗ lực của Trung Quốc gây thất bại cho Nhật Bản - sẽ không nhận ra chúng.

"Dường như Việt Nam đang đưa ra tín hiệu rằng họ sẽ được thỏa mãn với chủ quyền trên các quần đảo và để lại hầu hết vùng biển Nam Trung Hoa như vùng biển quốc tế. Ngụ ý của quan điểm của Việt Nam là Việt Nam củng cố việc đòi chủ quyền của mình bằng chi phí của Trung Quốc, đó là hầu hết vùng Biển Nam Trung Hoa sẽ mở ra cho tất cả các nước đánh cá và khai thác nguồn tài nguyên dưới đáy biển ", ông Dutton nói." Đó không phải là kết quả của việc Trung Quốc đòi chủ quyền trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)".

(Ghi chú của người dịch: theo quan điểm đòi đảo Okinotori của Trung Quốc mà đem áp dụng ở Biển Đông thì Trung Quốc chẳng có gì cả, và đó không phải là điều Trung Quốc muốn, Trung Quốc muốn tới 80% cả biển lẫn đảo ở vùng Biển Đông.)

Đồng thời, nếu Trung Quốc cố gắng chống lại chiến thuật khôn khéo này của Việt Nam, thì họ đang làm một việc không mang lại hiệu quả cao. Quả thực, Trung Quốc làm ra vẻ như họ không nhìn thấy Việt Nam ở đây (ghi chú người dịch: Trung Quốc cố tình làm lơ, không nhìn thấy quan điểm mà Việt Nam đang tranh cãi với Trung Quốc ở chỗ này).

"Điều này cho thấy Trung Quốc ở vào tình thế khó xử hơn mà họ vẫn chưa công khai bắt đầu giải quyết", ông Dutton nói.

Quyết định của Bắc Kinh xây dựng một khu nghỉ mát sang trọng tại Hoàng Sa ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) đã không có lợi cho tình hình.

"Đầu tháng 1 năm 2010, [Việt Nam] yêu cầu Trung Quốc từ bỏ các dự án, mà [Việt Nam] nói rằng đó là nguyên nhân gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình", ông Yoshikawa nói.

Tuy nhiên, khi ông Chen Bingde, người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và là thành viên Ủy Ban Quân sự Trung ương, đã gặp Nguyễn Chí Vinh, Phó Bộ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam tại Bắc Kinh vào đầu tháng Ba, không có đề cập đến tranh chấp này, [hoặc nếu có đề cập mà] không công khai.

Trung Quốc năng nổ trong các vấn đề hàng hải bất chấp sự phản đối. Ví dụ như mới hồi tháng trước, Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng 13 trạm hải đăng trên các hòn đảo và dãi đá ngầm ở Biển Đông Trung Hoa, là một phần của vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) mở rộng và trong quá trình phát triển. Một ngọn hải đăng mới tại Waikejiao [được dựng lên] là phần bổ sung mới nhất.

"Bởi vì Nhật Bản và Trung Quốc có khuynh hướng nhìn vào chính sách đối ngoại trên mối quan hệ định hướng - chứ không theo chính sách về sự kiện của Washington - nếu cả hai nước đang có những quan hệ tốt, mà bạn có thể nói trong lúc này, vấn đề đảo Okinotori sẽ được giải quyết để không ảnh hưởng đến mối quan hệ ", ông Yoshikawa nói. (Ghi chú: chính sách đối ngoại của Trung Quốc - Nhật dựa trên quan hệ tổng thể giữa hai nước trong thời gian dài, quyết định điều gì tốt nhất cho quan hệ hai nước, khác với Washington, đối ngoại qua từng vụ việc, khi có chuyện thì giải quyết từng vấn đề).

Nhật Bản dường như không phải chịu bất kỳ hậu quả nào khi họ tiến hành kế hoạch trên đảo Okinotori.

"Tôi không thấy có chuyện gì xảy ra trong tương lai gần, đây là vấn đề bên ngoài mà nhiều khả năng ảnh hưởng đến mối quan hệ tổng thể giữa Trung Quốc - Nhật Bản ", ông Yoshikawa cho biết. (Ghi chú:ông Yoshikawa muốn nói rằng mối quan hệ tổng thể của 2 nước Nhật - Trung ảnh hưởng tới vấn đề đảo Okinotori hơn là vấn đề đảo Okinotori ảnh hưởng tới quan hệ hai nước).

Tuy nhiên, Trung Quốc có lý do chính đáng để họ kiên trì các nỗ lực của mình ở đây, bất kể điều đó có làm cho Nhật Bản bực mình hay không.

Ông Dutton nói: " Trung Quốc không thể làm gì hơn trong việc Nhật Bản đòi chủ quyền, khi Trung Quốc đưa ra tuyên bố như thế chủ quyền của họ ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), tuy nhiên, có lẽ Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách ngoại giao đối với việc đòi chủ quyền của Nhật Bản để bảo vệ quyền tự do hành động quân sự của Trung Quốc trong vùng biển xung quanh Okinotori.

1.) EAS CONGRESS 2009 HIGHLIGHTS , Nov 24, 2009

2.)Beijing slams Tokyo move on atoll, China Daily, Jan 8, 2010

3.)Japan and China Dispute a Pacific Islet , New York Times, July 10, 2005

4.) Japan atoll expansion 'hurts neighbors', China Daily, Feb 11, 2010

5.) Vietnam delimits its continental shelf in UN report. Vietnamnet, Aug 2009

* Mời đọc thêm: 305. QUAN HỆ TRUNG-NHẬT-BÀI HỌC CHO VN; 430. TQ,VN,NB.Ai phải lo lắng về những đốm núi lửa ở Thái Bình Dương?; 444. Biển Động.

Đăng trong Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Quốc tế, Quan hệ Việt-Trung | Tagged: Biển Đông, Biển Đông Trung Hoa, CLCS, EEZ, Hoàng Hải, Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Okinotori, Thềm lục địa, Trung Quốc, Việt Nam | Leave a Comment »

--------------------------------------------------

Nhời bàn của Sư Thiến:

Các cụ nhà ta bẩu:

"Ăn gian, nó giàn ra đấy".

Ngẫm lại thấy đúng thật.

Chưa hết. Các cụ còn bẩu cho đám trẻ con hát đồng dao rằng:

Nhận vơ bị vợ thằng Nhâm

Nó cho bú tí đái dầm cả đêm.

Nhâm biến vi Vương. Vợ thằng Nhâm tức đế vương đấy. Bú tí bị đái dầm là suy thận. Thận chủ thần trí.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Hoàng Sa-Trường Sa Mãi Mãi là của Việt Nam

Đinh Kim Phúc - Ngày đăng: 20.1.2010

Một tấm bản đồ thế giới có tuổi đời hơn 400 năm,, vừa được trưng bày tại thư viện Quốc hội Mỹ. Báo China Daily cho biết, Matteo Ricci - một nhà truyền giáo người Italy - vẽ tấm bản đồ vào năm 1602 theo yêu cầu của vua Minh Thần Tông

Nó là một trong hai bản sao còn được giữ ở trạng thái tốt. Một người sưu tầm tại Nhật Bản đã giữ nó trong nhiều năm trước khi bán cho Quỹ James Ford Bell vào tháng 10 năm 2009 với giá 1 triệu USD. Với mức giá đó, nó trở thành tấm bản đồ đắt giá thứ hai từng được bán. Do đây là một trong những bản đồ quý và dễ hư hại nên nó đã được in lên 6 tờ giấy gạo cỡ lớn.

Theo hảng tin AP, tấm bản đồ có kích thước 3,65 m x 1,52 m. Chất liệu của tấm bản đồ này được làm bằng giấy hồ – một loại chất liệu được sử dụng rất phổ biến ở Trung Quốc vào thế kỷ XVII.

Nó biểu thị nhiều khu vực trên thế giới bằng hình vẽ và lời chú giải. Ricci đề tên nhiều nước tại châu Mỹ, như Chih-Li (Chile), Wa-ti-ma-la (Guatemala) và Ka-na-ta (Canada). Bang Florida của Mỹ được mô tả là “vùng đất của các bông hoa”. Châu Phi được chú thích là “nơi có dãy núi cao nhất và dòng sông dài nhất thế giới”.

Ford W Bell-một trong những người quản lý Quỹ James Ford Bell-nói với tờ Pittsburgh Tribune-Review rằng bản đồ được trưng bày trong thư viện Quốc hội Mỹ là một trong số hai bản đồ cổ có chất lượng tốt nhất.

“Ricci là một nhà truyền giáo cực kỳ thông thái. Ông đặt Trung Quốc vào trung tâm của thế giới mới để ghi nhận sự quan trọng của đất nước này. Tất nhiên, Ricci là người phương Tây đầu tiên tới Bắc Kinh. Người Trung Quốc kính trọng Ricci và ông được chôn tại Trung Quốc”.

Không có bất kỳ phiên bản nào của tấm bản đồ Ricci được tìm thấy tại Trung Quốc. Hãng tin AP cho biết thêm, chỉ có vài bản sao chép được lưu giữ trong các thư viện của Tòa thánh Vatican và các nhà sưu tầm ở Pháp, Nhật Bản.

Theo kế hoạch tấm bản đồ của Matteo Ricci cũng sẽ được số hóa để đưa lên mạng.

(Hình 1) Bản đồ nầy do nhà truyền giáo Italia, dòng Tên, Matteo Ricci(1552-1610) sáng tác trên đường truyền đạo ở Trung Quốc. Trong thời Nhật Bản “bế môn tỏa cảng” (1793-1858), phiên bản nầy đã được du nhập vào Nhật Bản, gây ảnh hưởng lớn đên nhận thức thế giới của người Nhật trong thời Edo(1603-1868). Ricci đã sáng tác tấm bản đồ thế giới đầu tiên bằng tiếng Hán theo bản đồ được vẽ ở Châu Ấu, hiện nay tấm bản đồ nầy đã thất lạc. Viên quan nhà Minh tên là Lý Chi Tảo(李之藻) đã dày công vẽ lại thành “phiên bản Lý Chi Tảo” với tên gọi là “Khôn dư vạn quốc toàn đồ”. Nguyên tác là bản vẽ một màu nhưng phiên bản (vẽ trên gỗ) sang Nhật bản được sao lại được tô thành nhiều màu, và một phần địa danh được sửa lại, vì vậy trong bản đồ phổ biến hiện nay có những địa danh phiên âm theo tiếng Nhật (Katakana). Bản khắc trên gỗ có 6 tấm nhưng phiên bản nầy chỉ có 2 tấm đông-tây mà thôi.

Phiên bản nầy hiện nay được trưng bày tại Thư Viện Tỉnh Miyagi (thành phố Sendai ) và thư viện Đại Học Kyoto.

Tiểu sử Matteo Ricci :

Matteo Ricci (6 tháng 10 năm 1552 - 11 tháng 5 năm 1610), là một linh mục Thiên Chúa giáo người Ý.

Matteo Ricci sinh năm 1552 tại Macerata, ông bắt đầu học thần học và luật tại trường Thiên Chúa Giáo Roma. Năm 1577, ông đăng ký trở thành thành viên của một đoàn thám hiểm tới Ấn Độ và chuyến đi bắt đầu từ tháng 3 năm 1578 từ Lisboa, Bồ Đào Nha. Ông tới Goa, một thuộc địa của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, vào tháng 9 năm 1578 và bốn năm sau đó được đưa tới Trung Quốc.

Năm 1582, Ricci bắt đầu học về ngôn ngữ và phong tục Trung Quốc tại Ma Cao, một trạm giao thương của Bồ Đào Nha ở miền Nam Trung Hoa, và trở thành một học giả phương Tây hiếm có đã học được văn bản chữ viết cổ điển của Trung Quốc. Năm sau, 1583, thì Ricci bắt đầu du thám vào sâu đại lục, nhờ chuyến thăm tới Triệu Khánh thuộc Quảng Đông, từ lời mời của Tổng trấn Triệu Khánh thời đó là Wang P'an, người đã nghe về tài toán học và vẽ bản đồ của Ricci. Ông ở đó từ năm 1583 tới năm 1589 trước khi phải rời đi sau khi bị trấn tổng mới nơi này trục xuất. Chính tại Triệu Khánh, Ricci đã vẽ bản đồ thế giới đầu tiên bằng tiếng Hoa.

Trong các chuyến du hành sau đó, Ricci tới Nam Kinh và Nam Xương năm 1595, Thông Châu năm 1598 và sau đó tớiBắc Kinh lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 9 năm 1598. Tuy nhiên, do cuộc chiến tranh Nhật Bản-Triều Tiên vào thời điểm đó nên ông không được thăm cung điện hoàng gia. Sau hai tháng chờ đợi, Ricci rời Bắc Kinh để tới Nam Kinh và rồi dừng chân tại Tô Châu thuộc tỉnh Giang Tô.

Năm 1601, Ricci trở lại Bắc Kinh, tuy lần đầu ông không được diện kiến hoàng đế Trung Hoa nhưng sau khi tặng hoàng đế chiếc đồng hồ rung chuông, Ricci cuối cùng cũng được phép tận tay trao món quà cho hoàng đế Minh Thần Tông tại cung điện và Ricci cũng chính là người phương Tây đầu tiên được mời vào Tử Cấm Thành của Trung Quốc.

Dù cho Ricci được quyền tự do vào Tử Cấm Thành nhưng ông lại không được gặp mặt Minh Thần Tông, nhưng bù lại ông được Minh Thần Tông trao cho chức vụ Tổng giám mục về Thiên chúa Giáo tại Trung Quốc. Nhờ đó mà Ricci có cơ hội được gặp nhiều quan chức cũng như các nhân vật hàng đầu về văn hóa tại Bắc Kinh thời đó.

Ricci học rất nhiều về lịch sử và văn hóa Trung Hoa và ông cũng là người phương Tây đầu tiên tìm hiểu về cộng đồng người Do Thái ở Trung Hoa. Ông từng được liên hệ riêng bởi một thành viên của cộng đồng dân Do Thái tại Bắc Kinh vào năm 1605. Dù không bao giờ gặp mặt cộng đồng này ở Hà Nam một cách chính thức nhưng Ricci cũng gửi một người truyền giáo tới đó ba năm sau vào năm 1608, đây là một trong rất nhiều nhiệm vụ được ủy quyền bởi Giáo hội.

Ricci sống tại Trung Quốc cho tới khi ông qua đời ngày 11 tháng 5 năm 1610 tại Bắc Kinh.

Một phát hiện mới

Trong tấm bản đồ này (Hình 2), (Hình 3), các chú thích được ghi bằng hai ngôn ngữ: tiếng Hoa và tiếng Nhật, tại phần lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã được Ricci chú thích, phần chú thích này rất quan trọng.

Đoạn tiếng Hoa (Hình 4) được chú thích trên vùng biển Đông được đọc là:

“Đại Minh thanh danh văn vật chi thịnh tự thập ngũ độ chí tứ thập nhị độ giai thị kỳ dư tứ hải triều cống chi quốc thậm đa thử tổng đồ lược tải nhạc độc tỉnh đạo đại lược dư tường thống chí tỉnh chí bất năng đàn thuật”.

“Thanh danh văn vật [triều] Đại Minh thịnh vượng, nhiều nước trong bốn biển - ở khoảng 15 độ đến 42 độ - đều đến triều cống. [bức] tổng đồ này [chỉ] diễn tả chung về núi, sông, tỉnh, đạo. không thể vẽ tường tận cụ thể như [sách] Nhất thống chí,Tỉnh chí ghi chép…”

Và 4 chữ (hàng dọc) (Hình 5) đọc là: Vạn lý trường sa

Những dòng chữ ghi chú trên được hiểu như thế nào ?

Ở đây, cần nhắc lại quá trình Nam tiến trong lịch sử Việt Nam.

Năm 1471 khi đi đánh Champa, lấy được kinh đô Vijaya, Lê Thánh Tông có ý dừng lại, chia làm cương vực ở đó. Mặc dù bấy giờ như ta đã biết, vương triều Vijaya đã suy mà Đại Việt thì đang trong thời thịnh trị. Nhà Lê không muốn và chắc chắn cũng sẽ không nghĩ tới việc cố thôn tính một quốc gia khác mà chỉ mong sự yên ổn lâu dài trên biên giới phía Nam.

Vua Lê thân chinh, theo như tuyên bố, là vì Champa đã quấy nhiễu biên giới, cũng vì một quan niệm là “Đại Chiêm và Cổ Lũy trước là đất của ta, gần đây bị mất về nước Champa, nên lấy lại được hết, sai các ngươi trấn thủ”. Vua đã lấy cả vùng Vijaya nay là Bình Định liền một dải với Cổ Lũy để có địa giới tự nhiên hiểm trở ở phía Nam là đèo Cù Mông, lập nên đạo Quảng Nam, nhằm thực hiện ý định đó. Trong cuộc hành quân này, quân Đại Việt còn vượt qua đèo Cù Mông, tiến tới núi Bia Đá (Thạch Bi)(1).

“Núi này có một chi, đến bờ biển thành hai… có một khối đá lớn, quay đầu về phía đông như hình người… (Vua Lê) sai mài vách núi dựng bia đá để chia địa giới với Champa”(2).

Với ý định tạo nên sự yên ổn lâu dài ở phía Nam, vua Lê cắt phần đất ven biển từ đèo Cù Mông tới đèo Cả (hay Đại Lãnh) lập nên một nước riêng gọi là nước Hoa Anh. Lấy lại phần thượng nguyên ở phía tây Hoa Anh – vùng Che Reo để lập nước Nam Bàn. Như vậy, Champa ngăn cách hẳn với Đại Việt bằng hai nước, tuy nhỏ nhưng cũng là tấm đệm từ miền núi ra đến biển.

Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê suy yếu, tiếp đến việc Mạc Đăng Dung cướp ngôi (1527), rồi đến việc họ Trịnh làm Chúa, nắm quyền và việc Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ phương Nam để tránh tị hiềm.

Lúc đầu (năm 1558), Nguyễn Hoàng được nhận trấn thủ Thuận Hóa (gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế ngày nay), tiếp đó lại xin được giao thêm quyền trấn thủ Quảng Nam (từ Quảng Nam đến Bình Định ngày nay-năm 1570).

Ngay khi vừa nhận thêm quyền trấn thủ Quảng Nam, Nguyễn Hoàng đã cử Lương Văn Chính làm Tri huyện Tuy Viễn (một trong hai huyện của tỉnh Bình Định, giáp giới Hoa Anh) và giao nhiệm vụ giữ yên phía Nam.

Năm 1578, Lương Văn Chính cầm quân tiến vào Hoa Anh, vây và hạ thành An Nghiệp – thành kiên cố và đồ sộ nhất trong lịch sử Champa, đẩy họ về cương giới cũ ở phía Nam đèo Cả. Vua Champa, theo niên giám là Po At (1553- 1579), có lẽ đã bị chết trong thời điểm này. Trận đánh chỉ mới nhằm lập lại trật tự cũ, tuy nhiên Lương Văn Chính cũng đã tiến thêm một bước trong việc đưa dân lưu tán vào khai khẩn miền đất này, rải rác từ phía Nam đèo Cù Mông đến đồng bằng sông Đà Diễn.

Trong khoảng 10 năm cuối thế kỉ XVI và đầu thế kỉ XVII, Champa lại lấn đất Hoa Anh, giết và đuổi những người nông dân Việt vào cư trú khai khẩn miền đất này. Năm 1611, Nguyễn Hoàng sai Nguyễn Phong làm tướng, đem quân vào đánh lại, Champa bị thua, vua là Po Nit (1603 – 1613) phải bỏ Hoa Anh rút quân về phía Nam đèo Cả. Lần này họ Nguyễn đã lấy hẳn đất Hoa Anh, lập ra một phủ mới là phủ Phú Yên, gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa, lập dinh Phú Yên, đóng quân để phòng giữ. Lương Văn Chính đươc cử làm tham tướng dinh Trấn Biên, sau đó là dinh Phú Yên.

Như vậy, Với việc lập phủ và dinh Phú Yên, chúa Nguyễn muốn xác lập hẳn quyền cai trị của mình trên một miền đất đã có sự góp sức khai khẩn của nông dân Việt trong mấy chục năm, muốn chấm dứt sự tranh chấp trên một vùng đệm để có thể yên tâm đối phó với cuộc chiến tranh chinh phạt của chúa Trịnh, một thử thách quyết liệt không thể tránh khỏi đối với chúa Nguyễn ở Đàng Trong(3).

Xác định lại thời điểm lịch sử kể trên để thấy rằng, vào năm 1602 (năm mà Matteo Ricci hoàn thành tấm bản đồ của mình), Vạn lý trường Sa không thuộc về lãnh thổ của nhà Minh, mà nó đã thuộc về quốc gia Đại Việt.

Điểm đặc biệt thứ hai là lần đầu tiên vùng biển giữa Triều Tiên và Nhật Bản được ghi là biển Nhật Bản (Nhật Bản hải) có lẽ vì là phiên bản lưu hành tại Nhật bản nên đã được thêm vào?

Thứ tự ảnh : Trên bên trái qua(Hình 5), (Hình 4) (Hình 3), (Hình 2) Một phần bản đồ (khu vực Viễn Đông) của Matteo Ricci , Phía dưới (Hình 1) Bản đồ nầy do nhà truyền giáo Italia, dòng Tên, Matteo Ricci./.

Chú thích:

(1) Núi Thạch Bi ở phía Đông Huyện Tuy Hòa, phía Bắc đèo Cả, thuộc Thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên ngày nay.

(2) Đại Nam nhất thống chí, T.III, trang 65

(3) Dẫn theo Lương Ninh (Chủ biên), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo Dục, 2005

Posted Image

Edited by Trần Phương
4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay