Nhân Vô Minh

Tranh Cãi Nguồn Gốc Văn Hoá Dẫn đến đức Tính Không đúng Với Tư Tưởng Học Đạo

16 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Chào Bác Thiên Sứ, Xin chào các thành viên trong diễn đàn,

Tôi là người mới được kết nạp vào trong diễn đàn của chúng ta, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn ban quản trị diễn đàn đã đồng ý thu nhập tôi vào diễn đàn đặc biệt này, với những chủ đề, những bài viết hết sức có ý nghĩa, có tâm huyết. Và từ diễn đàn tôi có thể được học hỏi thêm, nghiên cứu thêm nhưng thông tin bổ ích.

Được tiếp xúc với những tư tưởng văn hoá phương Đông cổ điển từ hồi còn tấm bé khi ở nhà, vì ông cụ sinh ra tôi là một ngừoi chuyên học và nghiên cứu về sách cổ, ông cũng có thời gian làm thầy và hiện tại vẫn đang làm. Một thời gian khi bận rộn với công việc tôi bỏ bẵng việc đọc sách và tài liệu này, thật tình cờ khi đọc những bài viết trong diễn đàn của chúng ta, suy ngẫm và tìm tòi một chút, tôi rất mong muốn được ra nhập vào diễn đàn và có một vài tham luận cùng các bạn.

Có thể vào đề hơi dài dòng văn tự. Tôi xin phép được vào nội dung chính của chủ đề này.

Đọc trên diễn đàn và trong những chủ đề chính của diễn này cũng như của nhiều nhiều diễn đàn khác của ngừoi Việt ta về dịch học, về lý số học phương Đông, tôi luôn thấy một điều gây tranh cãi đó là việc nguồn gốc của các cuốn kinh thư.

Rất nhiều bạn, và ở đây có cả nhiều nhà nghiên cứu khác đưa ra các bằng chứng để khẳng định về nguồn gốc của Kinh dich - Chu Dịch hay Liên Sơn - Quy Tàng ... là do người Việt cổ tổ tiên của chúng ta để lại.....

Về nghiên cứu và khảo cứu những chứng tích cổ, tôi không thể và không đủ kiến thức để tham gia, Điều tôi muốn nói tới ở đây là cái tâm của người đọc sách quý.

Người Việt Nam hay rộng hơn là người Á Đông ta có một tính cách theo tôi cho là không tốt, đó chính là việc thấy cái gì tốt, cái gì hay đều mong muốn cái đó là của mình, là do mình tạo ra, hay đôi chút cũng dính líu một vài phần.

Một sự vật hay hiện tượng sinh ra trên trái đất này đều phải có nguồn gốc, phải có căn nguyên của nó. ví như dòng nước chảy cũng phải có đầu nguồn, nhưng khi qua các vùng đất khác nhau, nó lại mang dáng dấp, mang hình hài và chất nước của những vùng đó, và ở mỗi vùng đó nó đem lại lợi ích hay tác hại khác nhau ảnh hưởng trực tiếp đến thiên nhiên và con người của vùng đó. hay nói tới chiếc xe máy chẳng hạn, giờ đây người ta cũng không mấy ai quan tâm tới việc nguòn gốc của chiếc xe máy là từ đâu, qua mỗi nước với bàn tay thiết kế của kỹ sư nước đó, nó lại mang một hình dáng khác nhau, nhưng cốt lõi nó vẫn có những cấu tạo chính đó là: động cơ, là bánh xe, là tay lái, là phanh xe, ống xả....

Tới đây các bạn cũng có thể hiểu được một phần ý tôi muốn nói. Việc tranh luận nguồn gốc của Kinh dịch thật đi sai với tư tưởng của những người đọc sách, ham muốn sách, những người coi sách là bạn, là thầy, là nguồn kiến thức vô tận...Tôi nghĩ khi đặt nền móng viết ra những dòng đầu tiên cho cuốn Kinh này, ngừoi viết sách không hề nghĩ rằng một mai cuốn Kinh sách của mình lại bị đem ra để tranh cãi và dành dật, Họ chỉ mong muốn ghi lại những trải nghiệm được tích luỹ từ cuộc sống và tự nhiên. Để hậu thế sau này lấy đó làm tài liệu nghiên cứu và suy ngẫm, có thể đúng, có thể sai.

Một điều muốn nói là cuốn sách dù bắt nguồn từ đâu đi nữa, Việt Nam, Trung Quốc, hay gì đi nữa thì nó vẫn mang đậm tư tưởng của người Á Đông chúng ta, và được những bậc hiền nhân của mỗi nước đúc kết, xây dựng và bổ sung thêm, để cho chúng ta tại thời gian này và hậu thế mai sau hiểu về những suy nghĩ của họ, hiểu một phần về lịch sử thời đó...Việc chúng ta dùng mọi chứng cứ, luận điểm của một cá nhân, hay một tập thể để áp đặt cái nguồn gốc mà chính chúng ta không biết và không chắc chắn về nó, để từ đó làm sai lệch cái ý nghĩa thực tiễn của cuốn Kinh sách, sai lệch tư tưởng và cái Đạo của người đọc sách,

Thêm một ý nữa, có thể tại thời điểm này Kinh Dịch đang được ưa chuộng, chúng ta làm mọi cách để chứng minh là của mình, nhưng có thể vào một thời điểm nào đó, khi Kinh Dịch có thể bị xem là sách cấm (trong lịch sử đã từng có những cuộc cách mạng văn hoá, ngay đến cả đạo Phật còn bị cấm), thì khi đó thế giới phủ nhận nó, tẩy chay nó, chúng ta ngày nay có thể đã chứng minh Kinh Dịch thuộc về chúng ta, đến lúc đó con cháu chúng ta sẽ nghĩ gì về chúng ta,.... khi cả thế giới tẩy chay Kinh Dịch.

Hãy nên tránh việc, khi chưa hiểu hết về bản chất, về nguồn gốc của nó thì đừng vội nhận và dành lấy đó là của mình, nên cẩn thận và kỹ lưỡng thì hơn. cái này nó đụng đến văn hoá và thể diện của cả dân tộc...

Vì vậy, trên quan điểm của một người đọc và nghiên cứu sách, lấy sách làm thầy, làm bạn. và luôn trân trọng những người viết ra sách, tôi có thể mạo muội đưa ra những ý kiến trên một phần vì không muốn những di sản quý báu của loài người, những điều được xem là thiêng liêng và cao quý lại bị đem ra làm vật tranh dành, so bì...

Bài viết này có thể hơi mạo muội đụng chạm tới một vài người, nhưng hi vọng nó sẽ không phải điều quá tồi tệ. Tôi chỉ mong được ra nhập một diễn đàn thực sự theo đúng như những điều lệ mà các bạn trong ban quản trị diễn đàn đề ra.

Chân thành cảm ơn!!!

Edited by Nhân Vô Minh
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Nhân Vô Minh viết:

Người Việt Nam hay rộng hơn là người Á Đông ta có một tính cách theo tôi cho là không tốt, đó chính là việc thấy cái gì tốt, cái gì hay đều mong muốn cái đó là của mình, là do mình tạo ra, hay đôi chút cũng dính líu một vài phần.

Tôi nghĩ có lẽ anh nhầm. Người Việt, nhất là giới khoa học lịch sử - rất khiêm tốn. Truyền thống dân Việt xưa thường tự hào là lịch sử văn hiến trải gần 5000 năm. Nay họ tự ý suy diễn hạ xuống còn chỉ hơn 2000 năm (Tính luôn 1000 năm Bắc thuộc). Người Việt tự hào về truyền thống văn hiến một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử thì họ cho rằng chỉ gồm "liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố", không gian sinh sống chỉ ở đồng bằng Bắc Bộ. Tư tưởng này được phổ biến tràn lan, trong cả sách giáo khoa, truyện tranh trẻ em và tận cùng ngõ ngách, đến mức độ bây giờ nhắc lại truyền thống xưa thì giới trẻ ngạc nhiên.

Theo anh thì dó là một tư duy gì?

Có thể nói như anh là: "Người Việt Nam hay rộng hơn là người Á Đông ta có một tính cách theo tôi cho là không tốt, đó chính là việc thấy cái gì tốt, cái gì hay đều mong muốn cái đó là của mình, là do mình tạo ra, hay đôi chút cũng dính líu một vài phần".

Hay là chỉ được phép khiêm tốn hạ mình, còn cái gì hay thì phải là của người khác mới tốt?

Ý anh thế nào?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Anh Nhân Vô Minh viết:

Tôi nghĩ có lẽ anh nhầm. Người Việt, nhất là giới khoa học lịch sử - rất khiêm tốn. Truyền thống dân Việt xưa thường tự hào là lịch sử văn hiến trải gần 5000 năm. Nay họ tự ý suy diễn hạ xuống còn chỉ hơn 2000 năm (Tính luôn 1000 năm Bắc thuộc). Người Việt tự hào về truyền thống văn hiến một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử thì họ cho rằng chỉ gồm "liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố", không gian sinh sống chỉ ở đồng bằng Bắc Bộ. Tư tưởng này được phổ biến tràn lan, trong cả sách giáo khoa, truyện tranh trẻ em và tận cùng ngõ ngách, đến mức độ bây giờ nhắc lại truyền thống xưa thì giới trẻ ngạc nhiên.

Theo anh thì dó là một tư duy gì?

Có thể nói như anh là: "Người Việt Nam hay rộng hơn là người Á Đông ta có một tính cách theo tôi cho là không tốt, đó chính là việc thấy cái gì tốt, cái gì hay đều mong muốn cái đó là của mình, là do mình tạo ra, hay đôi chút cũng dính líu một vài phần".

Hay là chỉ được phép khiêm tốn hạ mình, còn cái gì hay thì phải là của người khác mới tốt?

Ý anh thế nào?

Đầu tiên xin chân thành cảm ơn Bác Thiên sứ đã có bài trả lời và quan tâm tới chủ đề của tôi, Trong đoạn bác Thiên Sứ trích dẫn bài tôi có câu "Người Việt Nam ta....." Dân tộc ta là dân tộc có truyền thống văn hoá lâu đời, mặc dù hơn 1000 năm Bắc thuộc nhưng không vi thế bị đánh mất hay mai một đi cái gốc quý báu đó, dân tộc chúng ta biết tiếp thu và cải biến những gì học được từ người khác thành cái của mình và đến cả ngày nay cũng thế, Đảng và nhà nước ta luôn có câu: một nền giáo dục, văn hoá tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc...

Ông cha ta khiếm tốn và thật thà, biết tiếp thu và học hỏi, ngay từ những ngày đầu tiếp cận Kinh Dịch, có thể thời điểm đó họ có nhiều cơ hội hơn để chứng minh nguồn gốc của Kinh Dịch, nhưng tôi nghĩ vẫn theo Đạo học, họ đam mê tìm tòi, nghiên cứu và vận dụng những gì học được từ Kinh dịch vào thực tiễn, họ nâng niu và cho đó là vốn quý, còn với một phần những người đọc sách ngày nay, muốn biến những cuốn sách, cuốn kinh quý giá đó, tìm cách nào đó, khuấy động một phong trào để rồi lấy đó làm cái nổi tiếng, lấy được một số bộ phận người nào đó không chịu tu tâm đọc sách mà chỉ nghe theo và từ đó làm cho cuốn sách trở thành cái đề tài để tranh cãi, để đấu đá nhau...

Họ cố gắng biến cải những câu trong Kinh Dịch thành cái gì đó na ná, đung đúng, từa tựa như những câu mà ông cha ta ngày xưa hay nói, hay dùng, rồi biến cải và bằng cái trí tuệ của một cá nhân để suy luận ra từ những câu kinh chân chất, mộc mạc và rất tự nhiên thành những cái gì đó không xác thực, khoác cho nó cái áo khoa học mà trước giờ nó không giám mặc, vì bản chất nó là sự Quy Nạp, sự đúc kết của rất nhiều con người với những kinh nghiệm rút ra từ Tự Nhiên và Xã hội và như thế vẫn theo tôi viết bài trên, nó có thể đúng hoặc sai vào từng thời điểm, nếu chúng ta muốn chuyển hoá nó, hãy dùng cái trí tuệ của người đời nay, Viết ra một cuốn khác từ cuốn Kinh Dịch và lấy một cái tên khác na ná, từa tựa như Việt Dịch chẳng hạn ( Kinh Dịch ngày xưa cũng đã có nhiều lần chuyển mình từ Liên Sơn, quy tàng cho tới Kinh Dịch ngày nay...) và như thế chúng ta kết hợp được kim cổ toàn vẹn, và con cháu ta sẽ không phải tranh cãi nữa mà khẳng định ngay đó là của dân tộc Việt ta mấy ngàn năm đúc kết.... Đạo Phật luôn khuyên con người từ bỏ cái bản ngã xấu xa để hoà nhập với cái chung của tự nhiên của xã hội, mở rộng tấm lòng vậy....

Đó là những gì tôi suy nghĩ và mong muốn được các bạn cho ý kiến và góp ý thẳng thắn,

Chân thành cảm ơn

Edited by Nhân Vô Minh
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lịch sử và văn hóa là cái gốc của một quốc gia, việc tìm hiểu và phát huy thành công sử/văn hóa Việt có thể sẽ làm chấn hưng nước nhà, khiến cho VN có thể ngẩng cao đầu và tự hào trước các quốc gia khác, cũng như khẳng định chủ quyền của VN trong khu vực. Tuy nhiên, công việc tìm hiểu lịch sử/văn hoá qua mấy ngàn năm là một công việc vô cùng khó, đòi hỏi phải có tâm huyết vô cùng lớn. Qua đó thấy được tấm lòng của các nhà nghiên cứu chủ đề này thật đáng quý thay. Trong nghiên cứu thì trăm hoa đua nở, mà chuyện nhiều ý kiến khác nhau là thường tình. Theo cháu thấy thì không riêng gì người Á Châu mình hay có tính "thấy người sang bắt quàng làm họ", mà trên thế giới ở đâu cũng thế - âu cũng là lẽ thường tình. Huống chi cũng chưa ai chắc được là cái gì là của ai, nên chăng, các nhà nghiên cứu có tâm huyết cứ nghiên cứu theo hướng mình thấy đúng, tạm thời chấp nhận các sự khác biệt trong tư tưởng của người khác, cho phép có sự khác biệt sẽ tạo nên sự phong phú trong học thuật, rồi từ đó khơi trong gạn đục, từ từ sẽ có kết quả tốt.

Giới trẻ bọn cháu nếu được kế thừa nền tảng học thuật của các bậc tiền bối đi trước thì thật là quý hoá. Mong các chú bác đóng góp bài viết để tụi cháu được học hỏi.

Ps. nhân có được cơ may gặp chú/bác Nhân Vô Minh cùng chú Thiên sứ trong topic này, cháu có thắc mắc về hệ thống Can/Chi (đã post bài theo link sau: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...howtopic=12779) xin mạn phép nhờ 2 chú/bác giải thích giúp cho:

++++++++++++

Kính thưa các chú bác, ACE trên diễn đàn,

Trong quá trình tìm hiểu học thuật, amour có "thắc mắc không biết hỏi ai" về hệ thống 10 thiên can và 12 địa chi. Can/chi là những đơn vị rất quen thuộc với người Á Đông, được dùng trong hệ thống lịch pháp và các học thuật khác. Tuy nhiên, nguồn gốc của Can và Chi thì không rõ ràng, vì vậy Amour lập ra topic này để các bậc tiền bối vào dạy bảo, cũng như để cho các ACE quan tâm cùng thảo luận. Amour trước tiên xin mở vấn đề này qua các câu hỏi sau:

1. Định nghĩa Can/Chi là gì?

2. Nguồn gốc của Can/Chi? Can chi dựa vào cái gì mà lập thành? (Hà đồ, lạc thư, âm dương,ngũ hành vvv?)

3. Trong sách lục nhâm và hiệp kỷ biện phương thư có nói về số của Can/Chi như sau:

CAN CHI SỐ

Giáp,Kỷ Tý, Ngọ 9

Ất, Canh Sửu, Mùi 8

... Dần, Thân 7

Đinh, Nhâm Mão, Dậu 6

Mậu, Quý Thìn, Tuất 5

... Tị, Hợi 4

tại sao lại có những số nói trên?

***********

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lịch sử và văn hóa là cái gốc của một quốc gia, việc tìm hiểu và phát huy thành công sử/văn hóa Việt có thể sẽ làm chấn hưng nước nhà, khiến cho VN có thể ngẩng cao đầu và tự hào trước các quốc gia khác, cũng như khẳng định chủ quyền của VN trong khu vực. Tuy nhiên, công việc tìm hiểu lịch sử/văn hoá qua mấy ngàn năm là một công việc vô cùng khó, đòi hỏi phải có tâm huyết vô cùng lớn. Qua đó thấy được tấm lòng của các nhà nghiên cứu chủ đề này thật đáng quý thay. Trong nghiên cứu thì trăm hoa đua nở, mà chuyện nhiều ý kiến khác nhau là thường tình. Theo cháu thấy thì không riêng gì người Á Châu mình hay có tính "thấy người sang bắt quàng làm họ", mà trên thế giới ở đâu cũng thế - âu cũng là lẽ thường tình. Huống chi cũng chưa ai chắc được là cái gì là của ai, nên chăng, các nhà nghiên cứu có tâm huyết cứ nghiên cứu theo hướng mình thấy đúng, tạm thời chấp nhận các sự khác biệt trong tư tưởng của người khác, cho phép có sự khác biệt sẽ tạo nên sự phong phú trong học thuật, rồi từ đó khơi trong gạn đục, từ từ sẽ có kết quả tốt.

Giới trẻ bọn cháu nếu được kế thừa nền tảng học thuật của các bậc tiền bối đi trước thì thật là quý hoá. Mong các chú bác đóng góp bài viết để tụi cháu được học hỏi.

Ps. nhân có được cơ may gặp chú/bác Nhân Vô Minh cùng chú Thiên sứ trong topic này, cháu có thắc mắc về hệ thống Can/Chi (đã post bài theo link sau: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...howtopic=12779) xin mạn phép nhờ 2 chú/bác giải thích giúp cho:

++++++++++++

Kính thưa các chú bác, ACE trên diễn đàn,

Trong quá trình tìm hiểu học thuật, amour có "thắc mắc không biết hỏi ai" về hệ thống 10 thiên can và 12 địa chi. Can/chi là những đơn vị rất quen thuộc với người Á Đông, được dùng trong hệ thống lịch pháp và các học thuật khác. Tuy nhiên, nguồn gốc của Can và Chi thì không rõ ràng, vì vậy Amour lập ra topic này để các bậc tiền bối vào dạy bảo, cũng như để cho các ACE quan tâm cùng thảo luận. Amour trước tiên xin mở vấn đề này qua các câu hỏi sau:

1. Định nghĩa Can/Chi là gì?

2. Nguồn gốc của Can/Chi? Can chi dựa vào cái gì mà lập thành? (Hà đồ, lạc thư, âm dương,ngũ hành vvv?)

3. Trong sách lục nhâm và hiệp kỷ biện phương thư có nói về số của Can/Chi như sau:

CAN CHI SỐ

Giáp,Kỷ Tý, Ngọ 9

Ất, Canh Sửu, Mùi 8

... Dần, Thân 7

Đinh, Nhâm Mão, Dậu 6

Mậu, Quý Thìn, Tuất 5

... Tị, Hợi 4

tại sao lại có những số nói trên?

***********

Cảm ơn bạn amour... đã tham ra ý kiến, những gì bạn nói thật đúng và chính xác, mong muốn tìm hiểu nguồn gốc và lịch sử là mong muốn chính đáng, nhưng không vì thế đi sai lệch lịch sử và bẻ cong sự thật khi chưa thể có bằng chứng cụ thể.

Còn về phần Can Chi bạn hỏi, mình ít thời gian đọc sách cổ, nhưng cũng có vài suy luận riêng của bản thân, cũng muốn đưa ra nhờ mọi người cho ý kiến.

Chúng ta đầu tiên hãy đặt mình ở vị trí người Cổ, có phải thời điểm đó họ dùng các con số 0,1....., chữ số một, hai.... như chúng ta ngày nay để đếm, để tính, để nhớ và để thể hiện những gì trong tự nhiên về mặt số lượng và thứ tự, hay họ dùng các ký hiệu khác, các chữ, các vật thể khác...?

Từ câu hỏi đó theo tôi nghĩ và có một vài sách có giảng, thập thiên Can và thập nhị Địa chi là cái mà ngừoi cổ dùng để chỉ về số lượng, thứ tự và cũng là cái để họ lấy đó làm ký hiệu, làm ghi nhớ, gán cho các sự vật hiện tượng.

Ngũ hành cũng thế, họ dùng ngũ hành để thể hiện những điều họ thấy trong tự nhiên, quy luật của tự nhiên, giống như chúng ta ngày nay, cọi Mộc là Gỗ, gọi Sắt thép, nhôm đồng.... là Kim loại ( ngày xưa chắc chỉ có đồng hoặc sắt...), gọi Thuỷ là....Nước, gọi Thổ....là Đất, gọi Hoả là ....Lửa....

Khác nhau ở chỗ, họ sống gần gũi với thiên nhiên hơn. Kinh sách có câu, Thánh Nhân trên xem thiên văn, dưới tường địa lý, ở giữa thì nắm quy luật của Nhân sự, chứ họ không như chúng ta ngày nay, trên đọc sách nghe giảng, dưới ...Nghe giảng đọc sách..... ở giữa vừa đọc vừa nghe...vvv vì thế một phần trong chúng ta vẫn thuần tuý là những con mọt sách, chưa thể gọi là viết sách hay đưa ra tư tưởng được.

Quay lại Can Chi và Ngũ hành, Số là do một hay một số ngừoi nào đó ở gần thời kỳ của chúng ta gán cho nó, và theo họ như thế là đúng, là phù hợp tại thời điểm họ và vì thế họ cũng theo kinh nghiệm....

Theo tôi nên có những cuộc thảo luận trao đổi, khới nguồn từ căn bản, từ cái gốc của Kinh dịch, Âm Dương, Ngũ Hành, từ đó kết hợp với thiên can địa chi, từ đó dựa vào điều kiện tự nhiên, nhân thể và xã hội của người Việt để đưa ra những luận điểm phù hợp hơn, chính xác hơn là dựa vào tư tưởng của ngừoi khác quá nhiều, quá thụ động.

Ví như việc la bàn ngày xưa, về mặt tự nhiên phương bắc lúc nào cũng là phương bắc, trung quốc đã chế ra cái la bàn từ quá lâu trong lịch sử, sao trong Hà Đồ, Lạc Thư, các hướng lại ngược với chúng ta, rồi phía Nam là cực thịnh của mặt trời vì bản chất nó nóng nhất, nó gần đương xích đạo nhât thì tại sao không gán cho Càn, lại gán cho Ly, trong khi Tượng của Càn là mặt trời.....

Chân thành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

theo sự hiểu mập mờ của amour thì Can, Chi và các con số (cùng với ý nghĩa và công dụng của chúng) đã có khởi nguyên từ rất xa xưa, cụ thể là Can Chi ắt phải có cùng hoặc trước lịch pháp (suy luận đơn giản vì Can Chi là đơn vị cấu thành của bảng lục thập hoa giáp). Trong sách Hiệp kỷ biện phương thư có trình bày các thuyết Nạp giáp, Nạp âm vvv liên quan tới Can Chi, Âm dương ngũ hành nhưng cách nói quá khó hiểu. Hi vọng các học giả uyên bác có thể giải thích giúp.

Trong các topic khác amour thấy chú Thiên sứ có viết nhiều bài rất hay về Lạc việt hoa giáp, hi vọng chú bỏ chút thời gian nói thêm về vấn đề này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Nhân Vô Minh viết:

Cảm ơn bạn amour... đã tham ra ý kiến, những gì bạn nói thật đúng và chính xác, mong muốn tìm hiểu nguồn gốc và lịch sử là mong muốn chính đáng, nhưng không vì thế đi sai lệch lịch sử và bẻ cong sự thật khi chưa thể có bằng chứng cụ thể.

Truyền thống và chính sử Việt ghi nhận Việt sử gần 5000 năm văn hiến, Quốc gia Văn Lang của dân tộc Việt khởi nguôn từ 2879 trước Công Nguyên - Bắc Giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba thục, Đông giáp Đông Hài - vậy theo anh - những nhà sử học trong nước phủ nhận truyền thống và chính sử có phải là họ lại bẻ cong lịch sử khi chưa có bằng chứng cụ thể không?

Đề nghị anh trả lời thẳng vào câu hỏi và không mập mờ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Anh Nhân Vô Minh viết:

Truyền thống và chính sử Việt ghi nhận Việt sử gần 5000 năm văn hiến, Quốc gia Văn Lang của dân tộc Việt khởi nguôn từ 2879 trước Công Nguyên - Bắc Giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba thục, Đông giáp Đông Hài - vậy theo anh - những nhà sử học trong nước phủ nhận truyền thống và chính sử có phải là họ lại bẻ cong lịch sử khi chưa có bằng chứng cụ thể không?

Đề nghị anh trả lời thẳng vào câu hỏi và không mập mờ.

Chào Bác Thiên Sứ, Chủ đề chính của tôi đưa ra là việc tranh cãi nguồn gốc văn hoá của các cuốn Kinh Sử, chứ không hề nói tới nguồn gốc lịch sử của dân tộc, lịch sử của dân tộc ta được chứng minh qua các di tích và chứng tích lịch sử, và trình độ khoa học ngày nay không hề khó khăn khi xác định những điều đó, cái khó khăn là tư tưởng, tư tưởng lại được ghi vào sách vở thì càng khó hơn, được truyền từ người này qua người khác lại càng khó nữa, vì vậy cũng đề nghị các bạn tham ra chủ đề này đặt câu hỏi và những bài trả lời thẳng vào vấn đề tôi đã nêu ra, đó là việc cố gắng hay gượng ép, hay dùng những lời lẽ chưa được khoa học và chưa có chứng tích hay di tích lịch sử nào công nhận mà chỉ có những lời văn, những lời tranh luận và suy luận của một người hay nhóm người nào đó áp đặt vào và từ đó suy diễn ra nguồn gốc của cuốn sách, cụ thể là cuốn Kinh Dịch...

Cái gốc gác, cái cội nguồn trong sạch và thuần khiết của cuốn kinh giờ đây tôi mong muốn tìm để đọc cũng chẳng thể có, vì qua mỗi nhà, mỗi người, nó lại bị thêm bớt vào một dòng tư tưởng, cộng thêm một vài thành phần đi theo tán thưởng, thế là cuốn sách bị sai lệch đến giờ thì chịu, không biết nên đọc cuốn nào là Kinh Dịch, cuốn nào là tư tưởng của học giả diễn giải ra từ Kinh dịch.

Nhà sách thì cứ in cái tiêu đề thật to là Kinh Dịch, sau đó mới tới cái ý nội dung chính của cuốn sách ví như cuốn.

Kinh Dịch - Đạo của người quân tử của Học giả Nguyễn Hiến Lê, hay cuốn, Chu Dịch - Phan Bội Châu....

Chúng ta đi sai hết nguyên tắc, cái chủ đạo cái chính thì in be bé, còn cái chỉ đứng sau mang tính bình phong thì in to đùng vì nó ăn khách, nó đánh đúng thị hiếu người đọc...KINH DỊCH...

Nhà nước đã có luật văn bản, cơ quan chủ quản thì viết hoa nhưng không in đậm, còn cơ quan chính thức.... thì phải viết hoa và in đậm.....

Tức là phải nói tới việc học giả đọc Kinh Dịch, từ đó học được và ngộ được những điều nào đó, sau đó viết thành sách để bố cáo mọi người biết điều mình ngộ ra từ Kinh Dịch,

Việc bẻ cong sự thật hay khi chưa có bằng chứng cụ thể là điều tôi muốn nói tới ở đây, nguồn gốc của chúng ta còn đang nhiều tranh cãi, vậy mà chúng ta đã có thể đứng trên quan niệm của mình để tranh cãi một cuốn kinh sách do chính con người chúng ta tạo nên....

Có thể tôi lấy tên chủ đề làm một vài ngừoi hiểu nhầm cái ý tôi mong muốn được làm sáng tỏ và cái suy tư của tôi mong muốn được các bạn cùng trao đổi và cho ý kiến. Nên để là

Tranh Cãi Nguồn Gốc Kinh Sách Dẫn Đến Đức Tính Không Đúng Với Tư Tưởng Học Đạo..

Edited by Nhân Vô Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề anh muốn nói là bẻ cong sự thật. Theo anh sự thật của nguồn gốc Kinh Dịch là từ đâu? Căn cứ vào đâu để anh võ đoán là người nào chứng minh kinh Dịch của Việt tộc là bẻ cong sự thật?

Tôi đề nghị anh sửa ngay cái chữ ký mang tính quảng cáo cho một trang web đi. Nếu không tôi nhân danh nội quy diễn đàn đưa anh ra khỏi đây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Vấn đề anh muốn nói là bẻ cong sự thật. Theo anh sự thật của nguồn gốc Kinh Dịch là từ đâu? Căn cứ vào đâu để anh võ đoán là người nào chứng minh kinh Dịch của Việt tộc là bẻ cong sự thật?

Tôi đề nghị anh sửa ngay cái chữ ký mang tính quảng cáo cho một trang web đi. Nếu không tôi nhân danh nội quy diễn đàn đưa anh ra khỏi đây.

Chào Bác Thiên Sứ, Tự do ngôn luận là vấn đề đang đựoc bàn cãi ở nhiều diễn đàn, Diễn đàn của chúng ta cũng đựoc lập ra để mọi người tự do ngôn luận, miễn sao không ảnh hưởng tới luật pháp nước nhà và một vài nội quy của ban quản trị diễn đàn, Việc tôi võ đoán hay nói mò đều không có sự thật xác minh ở đây, cái võ đoán là ở những người đi tìm nguòn gốc Lạc Việt, và suy luận thiển cận, nhà nước ta luôn thúc đẩy và cổ vũ những con người biết tìm về cội nguồn dân tộc, nhưng cũng không vì thế mà chúng ta tuỳ tiện hay chưa có bằng chứng cụ thể đã đưa ra công chúng những luận cứ lịch sử mà từ trước tới giờ hàng ngàn nhà khoa học, lịch sử nước ta cũng như các nước khác nghiên cứu đều chưa bao giờ nói tới. mà giờ đây lại được nói tới ở một số người.....

Bác đựoc xem là Giường cột hay là Sự Phụ của diễn đàn này, tôi đề nghị hãy trên quan điểm là người được tôn kính, nói chuyện thẳng thắn vào chủ đề tôi muốn nói, đừng gây chú ý bằng những câu nói khác, Chủ đề của tôi là việc một số người hướng mọi người đọc sách cho là KINH DỊCH là của dân tộc Lạc Việt, rồi đưa ra hàng loạt các từ ngữ như Hà Lạc, Hình âm dương Lạc Việt, Lạc độn, Lạc Nhâm.... tôi thiết nghĩ mình đang Lạc vào một diến đàn toàn Lạc....mà từ trước tới nay chưa ai nhắc tới, Sự tự hào dân tộc là điều đáng khích lệ nhưng hay tự hào sao cho đúng, cho phù hợp và cho đáng tự hào

Tôi không phải là nhà sử học, hay nhà khảo cổ khoa học gì, thuần tuý là một người đọc sách, cũng chỉ có trình độ sau đại học thôi vì thế trên quan điểm của tôi khi đọc sách KINH DỊCH được in từ các nhà xuất bản trong nước, và tôi nghĩ chắc mọi người cũng như tôi thôi, đọc lại sách in từ các nhà xuất bản, vì thế theo cái nội dung được in đó, cuốn sách là do người trung Quốc diễn dịch ra và biến nó thành của họ, còn việc nguồn gốc của nó, tôi nghĩ nơi đang lưu giữ những chứng tích lịch sử lâu đời nhất của KINH DỊCH là Trung Quốc còn chưa giám khẳng định chắc chắn mà chỉ dùng cuốn diễn dịch kia nhận là của họ,

Cẩn thận, tự tin, chắc chắn thì kết quả sẽ tốt, đừng vội vàng hấp tấp, nước ta ngày xưa biển nhiều hơn đất liền bây giờ, núi nhiều hơn đồng bằng bây giờ.....

Mọt lần nữa đề nghị ai trả lời bài viết chủ đề này, hãy đi vào trọng tâm của câu hỏi của tôi, Chứng cứ khoa học lịch sử cụ thể chính xác và được nhà nước cũng như thế giới công nhận để khẳng định KINH DỊCH là của LẠc Việt, còn chưa có thì tôi vẫn nói đừng lấy cái na ná, đung đúng...., và suy luận của một số người nhỏ rồi áp đặt cho cả một số đồng đăng ký vào Diễn đàn này...

Ngay từ nhỏ chúng ta đã được học và nghe về truyện Lý Thông và Thạch Sanh, đến giờ câu Truyện đó vẫn còn nguyên giá trị......

Chân Thành Cảm Ơn!!!

Edited by Nhân Vô Minh
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Bác Thiên Sứ, Tự do ngôn luận là vấn đề đang đựoc bàn cãi ở nhiều diễn đàn, Diễn đàn của chúng ta cũng đựoc lập ra để mọi người tự do ngôn luận, miễn sao không ảnh hưởng tới luật pháp nước nhà và một vài nội quy của ban quản trị diễn đàn, Việc tôi võ đoán hay nói mò đều không có sự thật xác minh ở đây, cái võ đoán là ở những người đi tìm nguòn gốc Lạc Việt, và suy luận thiển cận, nhà nước ta luôn thúc đẩy và cổ vũ những con người biết tìm về cội nguồn dân tộc, nhưng cũng không vì thế mà chúng ta tuỳ tiện hay chưa có bằng chứng cụ thể đã đưa ra công chúng những luận cứ lịch sử mà từ trước tới giờ hàng ngàn nhà khoa học, lịch sử nước ta cũng như các nước khác nghiên cứu đều chưa bao giờ nói tới. mà giờ đây lại được nói tới ở một số người.....

Bác đựoc xem là Giường cột hay là Sự Phụ của diễn đàn này, tôi đề nghị hãy trên quan điểm là người được tôn kính, nói chuyện thẳng thắn vào chủ đề tôi muốn nói, đừng gây chú ý bằng những câu nói khác, Chủ đề của tôi là việc một số người hướng mọi người đọc sách cho là KINH DỊCH là của dân tộc Lạc Việt, rồi đưa ra hàng loạt các từ ngữ như Hà Lạc, Hình âm dương Lạc Việt, Lạc độn, Lạc Nhâm.... tôi thiết nghĩ mình đang Lạc vào một diến đàn toàn Lạc....mà từ trước tới nay chưa ai nhắc tới, Sự tự hào dân tộc là điều đáng khích lệ nhưng hay tự hào sao cho đúng, cho phù hợp và cho đáng tự hào

Tôi không phải là nhà sử học, hay nhà khảo cổ khoa học gì, thuần tuý là một người đọc sách, cũng chỉ có trình độ sau đại học thôi vì thế trên quan điểm của tôi khi đọc sách KINH DỊCH được in từ các nhà xuất bản trong nước, và tôi nghĩ chắc mọi người cũng như tôi thôi, đọc lại sách in từ các nhà xuất bản, vì thế theo cái nội dung được in đó, cuốn sách là do người trung Quốc diễn dịch ra và biến nó thành của họ, còn việc nguồn gốc của nó, tôi nghĩ nơi đang lưu giữ những chứng tích lịch sử lâu đời nhất của KINH DỊCH là Trung Quốc còn chưa giám khẳng định chắc chắn mà chỉ dùng cuốn diễn dịch kia nhận là của họ,

Cẩn thận, tự tin, chắc chắn thì kết quả sẽ tốt, đừng vội vàng hấp tấp, nước ta ngày xưa biển nhiều hơn đất liền bây giờ, núi nhiều hơn đồng bằng bây giờ.....

Mọt lần nữa đề nghị ai trả lời bài viết chủ đề này, hãy đi vào trọng tâm của câu hỏi của tôi, Chứng cứ khoa học lịch sử cụ thể chính xác và được nhà nước cũng như thế giới công nhận để khẳng định KINH DỊCH là của LẠc Việt, còn chưa có thì tôi vẫn nói đừng lấy cái na ná, đung đúng...., và suy luận của một số người nhỏ rồi áp đặt cho cả một số đồng đăng ký vào Diễn đàn này...

Ngay từ nhỏ chúng ta đã được học và nghe về truyện Lý Thông và Thạch Sanh, đến giờ câu Truyện đó vẫn còn nguyên giá trị......

Chân Thành Cảm Ơn!!!

Như tôi vẫn nói, việc tranh cãi này nó ảnh hướng tới nguồn gốc của cả dan tộc, tới danh dự và thể diện của dân tộc ta, vì thế một lần nữa nên cẩn thận và chắc chắn hãy đưa ra luận điểm, và luận điểm đó phải được giới khoa học công nhận.

Một số người mới đưa ra luận điểm và một vài hình ảnh chưa có chứng cứ khoa học về KINH DỊCH là của người Việt mà đã bị rất nhiều người tranh cãi rồi, vậy thì hãy cẩn thận hơn nữa, đừng vội vàng.

Hoàng sa, Trường sa là của việt nam và có chứng tích tài liệu rõ ràng đến vậy mà Trung Quốc vẫn hùng hồn tuyên bố với thế giới họ bất chấp chứng cứ tài liệu và quả quyết khẳng định hai quần đảo đó là của họ, và ngày nay vẫn hàng ngày chiến sự nổ ra ở hai quần đảo đó, ngư dân ta, bộ đội ta vẫn liên tục thiệt mạng trên hai quần đảo đó, vì thế một lần nữa nên cẩn thận, đây là một cuốn KINH SÁCH mà cả thế giới trân trọng, nó mang tính thế giới vì thế không phải một sớm một triều chúng ta chưa tìm rõ và kỹ về nó lại nhận bừa là không nên.

Đức tính người Việt nam ta cần cù chịu khó, ý trí quật cường, thật thà chất phác, tự hào dân tộc, nhưng không có cái gọi là Nhận những gì chưa và không phải của mình là của mình.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Chào Bác Thiên Sứ, Xin chào các thành viên trong diễn đàn,

Tôi là người mới được kết nạp vào trong diễn đàn của chúng ta, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn ban quản trị diễn đàn đã đồng ý thu nhập tôi vào diễn đàn đặc biệt này, với những chủ đề, những bài viết hết sức có ý nghĩa, có tâm huyết. Và từ diễn đàn tôi có thể được học hỏi thêm, nghiên cứu thêm nhưng thông tin bổ ích.

Được tiếp xúc với những tư tưởng văn hoá phương Đông cổ điển từ hồi còn tấm bé khi ở nhà, vì ông cụ sinh ra tôi là một ngừoi chuyên học và nghiên cứu về sách cổ, ông cũng có thời gian làm thầy và hiện tại vẫn đang làm. Một thời gian khi bận rộn với công việc tôi bỏ bẵng việc đọc sách và tài liệu này, thật tình cờ khi đọc những bài viết trong diễn đàn của chúng ta, suy ngẫm và tìm tòi một chút, tôi rất mong muốn được ra nhập vào diễn đàn và có một vài tham luận cùng các bạn.

Có thể vào đề hơi dài dòng văn tự. Tôi xin phép được vào nội dung chính của chủ đề này.

Đọc trên diễn đàn và trong những chủ đề chính của diễn này cũng như của nhiều nhiều diễn đàn khác của ngừoi Việt ta về dịch học, về lý số học phương Đông, tôi luôn thấy một điều gây tranh cãi đó là việc nguồn gốc của các cuốn kinh thư.

Rất nhiều bạn, và ở đây có cả nhiều nhà nghiên cứu khác đưa ra các bằng chứng để khẳng định về nguồn gốc của Kinh dich - Chu Dịch hay Liên Sơn - Quy Tàng ... là do người Việt cổ tổ tiên của chúng ta để lại.....

Về nghiên cứu và khảo cứu những chứng tích cổ, tôi không thể và không đủ kiến thức để tham gia, Điều tôi muốn nói tới ở đây là cái tâm của người đọc sách quý.

Người Việt Nam hay rộng hơn là người Á Đông ta có một tính cách theo tôi cho là không tốt, đó chính là việc thấy cái gì tốt, cái gì hay đều mong muốn cái đó là của mình, là do mình tạo ra, hay đôi chút cũng dính líu một vài phần.

Một sự vật hay hiện tượng sinh ra trên trái đất này đều phải có nguồn gốc, phải có căn nguyên của nó. ví như dòng nước chảy cũng phải có đầu nguồn, nhưng khi qua các vùng đất khác nhau, nó lại mang dáng dấp, mang hình hài và chất nước của những vùng đó, và ở mỗi vùng đó nó đem lại lợi ích hay tác hại khác nhau ảnh hưởng trực tiếp đến thiên nhiên và con người của vùng đó. hay nói tới chiếc xe máy chẳng hạn, giờ đây người ta cũng không mấy ai quan tâm tới việc nguòn gốc của chiếc xe máy là từ đâu, qua mỗi nước với bàn tay thiết kế của kỹ sư nước đó, nó lại mang một hình dáng khác nhau, nhưng cốt lõi nó vẫn có những cấu tạo chính đó là: động cơ, là bánh xe, là tay lái, là phanh xe, ống xả....

Tới đây các bạn cũng có thể hiểu được một phần ý tôi muốn nói. Việc tranh luận nguồn gốc của Kinh dịch thật đi sai với tư tưởng của những người đọc sách, ham muốn sách, những người coi sách là bạn, là thầy, là nguồn kiến thức vô tận...Tôi nghĩ khi đặt nền móng viết ra những dòng đầu tiên cho cuốn Kinh này, ngừoi viết sách không hề nghĩ rằng một mai cuốn Kinh sách của mình lại bị đem ra để tranh cãi và dành dật, Họ chỉ mong muốn ghi lại những trải nghiệm được tích luỹ từ cuộc sống và tự nhiên. Để hậu thế sau này lấy đó làm tài liệu nghiên cứu và suy ngẫm, có thể đúng, có thể sai.

Một điều muốn nói là cuốn sách dù bắt nguồn từ đâu đi nữa, Việt Nam, Trung Quốc, hay gì đi nữa thì nó vẫn mang đậm tư tưởng của người Á Đông chúng ta, và được những bậc hiền nhân của mỗi nước đúc kết, xây dựng và bổ sung thêm, để cho chúng ta tại thời gian này và hậu thế mai sau hiểu về những suy nghĩ của họ, hiểu một phần về lịch sử thời đó...Việc chúng ta dùng mọi chứng cứ, luận điểm của một cá nhân, hay một tập thể để áp đặt cái nguồn gốc mà chính chúng ta không biết và không chắc chắn về nó, để từ đó làm sai lệch cái ý nghĩa thực tiễn của cuốn Kinh sách, sai lệch tư tưởng và cái Đạo của người đọc sách,

Thêm một ý nữa, có thể tại thời điểm này Kinh Dịch đang được ưa chuộng, chúng ta làm mọi cách để chứng minh là của mình, nhưng có thể vào một thời điểm nào đó, khi Kinh Dịch có thể bị xem là sách cấm (trong lịch sử đã từng có những cuộc cách mạng văn hoá, ngay đến cả đạo Phật còn bị cấm), thì khi đó thế giới phủ nhận nó, tẩy chay nó, chúng ta ngày nay có thể đã chứng minh Kinh Dịch thuộc về chúng ta, đến lúc đó con cháu chúng ta sẽ nghĩ gì về chúng ta,.... khi cả thế giới tẩy chay Kinh Dịch.

Hãy nên tránh việc, khi chưa hiểu hết về bản chất, về nguồn gốc của nó thì đừng vội nhận và dành lấy đó là của mình, nên cẩn thận và kỹ lưỡng thì hơn. cái này nó đụng đến văn hoá và thể diện của cả dân tộc...

Vì vậy, trên quan điểm của một người đọc và nghiên cứu sách, lấy sách làm thầy, làm bạn. và luôn trân trọng những người viết ra sách, tôi có thể mạo muội đưa ra những ý kiến trên một phần vì không muốn những di sản quý báu của loài người, những điều được xem là thiêng liêng và cao quý lại bị đem ra làm vật tranh dành, so bì...

Bài viết này có thể hơi mạo muội đụng chạm tới một vài người, nhưng hi vọng nó sẽ không phải điều quá tồi tệ. Tôi chỉ mong được ra nhập một diễn đàn thực sự theo đúng như những điều lệ mà các bạn trong ban quản trị diễn đàn đề ra.

Chân thành cảm ơn!!!

Anh Nhân Vô Minh không được ngay thẳng lắm.

Anh nói rằng Người Việt Nam hay rộng hơn là người Á Đông ta có một tính cách theo tôi cho là không tốt, đó chính là việc thấy cái gì tốt, cái gì hay đều mong muốn cái đó là của mình, là do mình tạo ra, hay đôi chút cũng dính líu một vài phần. Nói thì một đằng mà hành động thì lại không đủ phép. Chính anh đang lấy hình có tác giả một cách tự do và tự ý dùng làm hình đại diện thế sao còn nói cái gì là tính cách xấu của người Á Đông.

Nếu anh đã có nhận định hay ngã kiến thì anh hãy dùng những gì là của mình, đứng trên cái của mình mà tuyên ngôn tranh luận thì được sự minh bạch. Cái diễn đàn mà anh quảng cáo cũng toàn dùng tự do các hình có tác giả với mục đích thương mại, vậy chắc là anh cũng có liên quan chớ. Thật là ngán quá, nhận mình là Vô Minh mà hành động thì thêm một lớp dính mắc vậy là thêm Vô Minh đó chứ không phải là Minh gì.

Edited by TÂM NGHIÊN CỨU

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân Vô Minh là một người thất bại trong cuộc sống!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân Vô Minh là một người thất bại trong cuộc sống!

Lời nhận xét của bạn thật vui và thú vị, nếu có nhiều người nhận xét như bạn tôi tin cuộc sống này sẽ tốt đẹp hơn đấy,

Chân thành cảm ơn bạn,

Và giờ hãy tập chung vào chủ đề tôi hỏi nhé....?????

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân Vô Minh là một người thất bại trong cuộc sống!

Tôi lại nghĩ Nhân vô Minh thành công trong việc đọc nhiều sách. "Hữu ngôn VÔ kiến giả"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Bác Thiên Sứ lần nữa,

Bác là một trong những người khởi sướng ra trào lưu Hà Lạc, HÌnh Âm Dương LẠC VIỆT, LẠC ĐỘN, LẠC NHÂM, ....

tôi và bạn bè tôi đang rất mong mỏi được nghe kiến giải và trả lời thấu đáo của bác về vấn đề này mang tính khoa học và thực tiẽn, sự chính xác của nó tới đâu,

Nước ta thay đổi tên gọi từ xưa tới nay đã nhiều lần rồi, ừ Giao Châu, tới Lạc Việt, tới Đại Việt, rồi tới Việt Nam ngày nay, mỗi ten gọi đều có lịch sử và nguyên nhân phát triển xã hội văn hoá của nó, giờ là nước Việt Nam, con cháu chúng ta luôn hiểu đó là cái tên thân thương nhất, gần gũi nhất, bác ạ...

Share this post


Link to post
Share on other sites
Guest
Chủ đề này hiện đang đóng.