Posted 5 Tháng 3, 2010 Từ chữ "Phụ" đi tìm nguồn gốc chữ tượng hình. Nguyễn Thiếu DũngPhụ là cha.Phụ là âm đọc theo tiếng Hán Việt. 1-Phụ là cha,như phụ mẫu : cha mẹ,phụ thân:cha ruột,dưỡng phụ :cha nuôi2-Phụ chỉ những bậc lớn hơn cha,hoặc ngang hàng với cha như tổ phụ:ông,bá phụ :bác,thúc phụ : chú ,hoặc là tôn xưng người có danh giá:Thượng phụ chỉ Lã Vọng Khương Thái công,Ni Phụ chỉ Khổng Tử,Á phụ chỉ Phạm Tăng.3-Phụ còn có âm là phủ,tiếng gọi tôn các người có tuổi như Ngư phủ :ông già đánh cá. Như vậy Phụ có thể đọc là phụ vừa có thể đọc là phủ. Đường vận đọc là phù vũ thiết = phủ, Tập vận hay Vận hội cũng đọc là phụng phủ thiết = phủ. Phụ có hai nghĩa, một nghĩa thân thích: cha, ông, một nghĩa tôn xưng: thượng phụ. Phụ cũng có hai âm đọc: phụ và phủ. Ta có thể tìm thấy nghĩa nguyên phát của chữ phụ trong Kim Văn tức Chung Đỉnh văn, là loại chữ được khắc trên chuông đồng hay vạc đồng ở các đời Thương Chu. Nghĩa của chữ phụ, Hán Điển giải thích: “指 事。甲骨文字形,象右手持棒之形。 意思是:手里举着棍棒教子女守规矩的人是家长,即父亲”(chỉ sự,hình tượng chữ trên Giáp Cốt văn, có tượng tay nắm cây roi,ý nghĩa: người tay nắm roi dạy con cái tuân thủ quy định về bổn phận làm người là gia trưởng tức là cha đẻ)Giảng nghĩa như vậy là mặc nhiên xác nhận chữ phụ mới được hình thành khi con người đã tiến đến thời đại văn minh lễ giáo. Lý giải này khó chấp nhận vì từ thời mông muội đến thời văn minh, con người trải qua thời gian rất dài có thể tính nhanh lắm cũng từ 3 đến 4 con số năm, không lẽ trong quảng thời gian dài đó người sinh ra con chưa được định danh! Thơ Lục Nga (Tiểu Nhã) trong Kinh Thi nói là: ”Phụ hề sinh ngã. Mẫu hề cúc ngã” (cha sinh ra ta, mẹ nuôi dưỡng ta). Người Việt ta cũng đồng một ý khi nói “cha sinh mẹ dưỡng”. Đây là cách nói theo văn hóa phồn thực,vào buổi ban đầu của nhân loại khi chuyện phối giống để sinh tồn được coi là việc trọng đại thiêng liêng, con người ngưỡng mộ và thờ phụng sinh thực khí, thì cha phải mang ý niệm là người sinh, người tạo giống, người phối giống , khi phôi đã tạo, thai đã thành thì mẹ là người nuôi nấng phôi thai đó. Vì vậy cha chính là người đã làm chuyện ấy để tạo sinh, chứ không phải ban đầu đã có ý niệm cha là người giáo huấn. Phụ Phụ Phụ Phụ(http://www.chineseetymology.org/CharacterImages/Bronze) Với hình vẽ diễn ý như thế này không thể cho đây là người đang cầm roi để giáo huấn, cái khe đen đó rõ ràng là sinh thực khí của người mẹ, cái roi không thể có hình tượng như vậy. Phần bên phải là hình ảnh người cha đang quỳ trước mẹ để thực hiện hành vi tính giao. Cha chính là người tạo sinh,người làm chuyện ấy để gieo mầm,mẹ là người hoài thai,nuôi nấng bào thai.Biến thể của chữ Phụ: (theo Hán Điển - zdic.net) Thuyết văn giải tự cho chữ mẫu là hình tượng người mẹ hoài thai. Như vậy chữ tượng hình đã diễn đạt được ý cha sinh mẹ dưỡng.Đến đây có một vấn đề cần đặt ra là tại sao ở Trung Quốc chữ Phụ chỉ có nghĩa là cha như phụ thân hay tôn xưng là ông như Ngư phủ và chỉ thừa nhận nghĩa Cha là người cầm roi dạy dỗ con cái, nghĩa là chỉ nhận nghĩa thứ phát chứ không nhận nghĩa nguyên phát, cha là người tạo sinh nghĩa là người có hành vi giao phối như hình tượng đã vẽ trên Giáp cốt hay Chung đỉnh? Kính xin các bậc cao minh chỉ giáo!Đó là phần tiếng Hoa, bây giờ ta thử quay sang tiếng Việt.Ta đã biết tiếng Hoa, Phụ là cha còn đọc là phủ. Âm phủ trong tiếng Việt có hai nghĩa: 1- che phủ: như trong các câu ca dao:- Chiều chiều mây phủ Hải Vân, Chim kêu gành đá gẩm thân thêm buồn.- Chiều chiều mây phủ Sơn Chà, Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm.- Chiều chiều mây phủ Sơn Chà, Sấm rèn non nước trời đà chuyển mưa.- Nhiểu điều phủ lấy gia gương,Người trong một nước phải thương nhau cùng.Chữ phủ này làm sáng nghĩa thứ hai của chữ phủ.2- phủ chỉ hành vi tính giao.Ví dụ:-“ Nùng Trí Cao (Cổ tích Thái)Ngày xưa, dưới triều Lý Thái Tông (1028-1057) trong bộ tộc Thái ở vùng biên giới thượng du miền Bắc, có Nùng Tôn Phúc, tù trưởng châu Đằng Gio ở giữa Cao Bằng và Lạng Sơn, nổi lên chiếm các hạt chung quanh, tự xưng là Hoàng Đế Trường Sanh (1039), không chịu thần phục nhà Lý. Vua Lý Thái Tông phái quân đi dẹp, bắt được Nùng Tôn Phúc và con trai là Nùng Trí Tông cùng năm tùy tướng giải về kinh đô Thăng Long trị tội. Vợ Nùng Tôn Phúc cùng con trai là Nùng Trí Cao chạy thoát được, đến lẩn tránh ở một nhà người cậu của Trí Cao. Tục truyền rằng một hôm Trí Cao đang chăn ngựa trên núi, bỗng thấy một vầng mây đen chở một con rồng đến phủ lên một con ngựa cái trong bầy ngựa đang ăn cỏ. Đến khi ngựa con do rồng phủ sinh ra, Trí Cao bắt cỡi, thấy nó sức lực phi thường, vượt núi như bay. Được con thần mã, Trí Cao bèn nối chí cha, liên kết các châu thượng du lại, tự xưng là Hoàng Đế Đại Lịch. Bị quân triều đình đánh bại, không nỡ diệt tuyệt họ Nùng, tha cho Trí Cao về, và phủ dụ bổ cho làm tri châu cai quản ba châu Quảng Uyên, Thượng Lang và Hà Lang, cùng phong cho chức Thái Bảo”(http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Goc-...07/09/2A4290FB/) Nghĩa thứ hai của chữ phủ chỉ hành vi tính giao trong tiếng Việt lại phù hợp với ý niệm mà chữ phụ trên Chung Đỉnh văn muốn minh họa, trong khi đó tiếng Hoa lại không có nghĩa này, nói cách khác là nghĩa và hình tiếng Hoa không ăn khớp với nhau. Mặc dầu chữ Phụ đã được biến thể qua nhiều giai đoạn: Giáp cốt văn, Kim văn, Tiểu triện, Khải thư nhưng ý niệm mà nó muốn minh họa vẫn được duy trì. Hãy hình dung chữ bát trên chữ phụ ở dạng khải thư là hình ảnh đôi chân người đàn bà dang rộng ra, và hai nét chéo giao nhau ở phần dưới chữ phụ là hình ảnh hai tay, hai chân người đàn ông, người đó đã dùng hai tay banh rộng háng của người đàn bà để thực hiện hành vi tính giao, người thực hiện hành vi tính giao đó để gieo mầm sự sống cho một sinh linh mới sẽ được gọi là cha (phụ, phủ). Phụ là phủ = phụ sinh Đến đây tôi xin nhường lại kết luận cho các bậc cao minh giải đáp. Làm sao mà tiếng Việt (qua chữ phụ) lại phù hợp với chữ tượng hình trên Giáp Cốt văn, Kim Văn, Tiểu Triện, Khải thư, trong khi tiếng Hoa lại bỏ mất nghĩa ban đầu. Tiếng Việt là tiếng có đủ 6 thanh. Vậy thì tiếng nào chịu ảnh hưởng của tiếng nào? Tiếng nào là gốc? 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 3, 2010 Bài viết của bác Nguyễn Thiếu Dũng Artemisea đã đưa ra trang chủ chưa? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 3, 2010 Trong chương “Bànvề lý của vật” trong Mai hoa Dịch Số có viết “Vua Phục Hy là ông tổ của văn tự”. Mọi con đườngđều tìm tới thuyết Đồng Nhất của Dịch Share this post Link to post Share on other sites