Thiên Sứ

Hoàn Cảnh Xã Hội Quyết định Hành Vi Tín Ngưỡng

2 bài viết trong chủ đề này

Nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Tấn Phan:

Hoàn cảnh xã hội quyết định hành vi tín ngưỡng

nhandan.com.vn

Cập nhật 19:56 ngày 03-03-2010

Posted Image

Nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Tấn Phan

.

NDĐT - Cảnh đi lễ đền chùa chen chúc, đốt vàng mã tràn lan, cúng tiền lẻ được ghi nhận là rất phổ biến ở nhiều nơi. Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đã tìm gặp nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Tấn Phan.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Tấn Phan, ở Huế và phần nào đó là miền Trung, việc đầu năm đi lễ đền chùa để xin xăm, xin quẻ nhằm cầu an, cầu may, cầu phước lộc, thậm chí cả quan tước là điều bình thường.

Tuy nhiên, việc cầu xin ở đây chỉ diễn ra kín đáo, lặng lẽ chứ không "mâm cao cỗ đầy" và xô bồ, báng bổ, thể hiện qua việc đốt nhiều vàng mã hay nhét tiền vào tượng... ở nhiều nơi như báo chí gần đây phản ánh.

Việc đốt nhiều vàng mã thì ở Huế cũng có, nhưng chỉ diễn ra ở các am đền và điện Hòn Chén trong các ngày vía lớn (tháng 3 và tháng 7) chứ không diễn ra ở các đền chùa.

Thưa ông, vậy đâu là nguyên nhân khác biệt hành vi diễn ra tại đền chùa của Huế và các địa phương khác?

Theo thiển ý của tôi, hoàn cảnh xã hội sẽ quyết định hành vi tín ngưỡng. Cuộc sống và tín ngưỡng luôn song hành với nhau. Nơi nào cuộc sống sôi động thì ở đó, đời sống tín ngưỡng cũng tương tự.

Sở dĩ ở Huế các hành vi tín ngưỡng kín đáo là do cuộc sống ở đây vốn bình lặng và không có tính ganh đua, bài trừ nhau khốc liệt. Tôi cho rằng, đến một ngày nào đó, nếu cạnh tranh trong đời sống xã hội, kinh tế mà cũng "khốc liệt" như nơi khác thì chắc chắn, các hành vi mà chúng ta đang lên án cũng sẽ xuất hiện.

Dưới mắt nhìn của một người nghiên cứu văn hóa, theo ông, có cách gì để thay đổi những hành vi đó không?

Theo tôi, đến một lúc nào đó, đạo đức và tâm lý xã hội thay đổi theo hướng văn minh hơn thì các hành vi tín ngưỡng cũng theo đó mà biến đổi tương tự.

Chắc đến một lúc nào đó, tâm lý của số đông những người đi đền chùa sẽ đủ sáng suốt để nhận thức rằng, thần thánh không bao giờ bị "tục hóa" như mong muốn, lúc đó mọi chuyện sẽ khác đi.

Xin cảm ơn ông.

TƯỜNG MINH thực hiện

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái nhìn của ông Hồ Tấn Phan thật đơn giản.

Nếu quả là vì xứ Huế không có cạnh tranh khốc liệt, nên cái sự tín ngưỡng cũng ít xô bồ hơn, vậy Sư Thiến xin được "théc méc" như sau:

Trung Quốc cũng là một quốc gia có tín ngưỡng "đốt vàng" như ở Việt Nam, có thấy nơi nào ở Trung Quốc đốt và xô bồ kinh dị như ở Việt Nam không? Hay là cuộc sống kinh tế bên đó "không cạnh tranh khốc liệt"? Hoặc - nếu nói về xô bồ - thì tại một đến thờ Hindu ở Ân độ, người ta cũng mới dẫm đạp chết và bị thương hàng trăm người, chủ yếu là người nghèo. Nhưng người khốn khổ ấy, có gì để cạnh tranh?

Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay