Guest Phapvan

ĐỊnh NghĨa Âm DƯƠng

60 bài viết trong chủ đề này

Sau khi đọc và suy nghiệm các lập luận của các bậc tiền bối và các bạn trong diễn đàn này (đặc biệt sự gợi mở của bác Quasar), tôi định nghĩa âm dương như sau :

Định Nghĩa : Âm Dương là mối tương quan phụ thuộc lẫn nhau của nguyên lý âm và nguyên lý dương thành thể thống nhất, với sự biến đổi tiến hoá không ngừng trong vũ trụ càn khôn.

Rút gọn : Âm Dương là mối tương quan thống nhất của nguyên lý âm và nguyên lý dương (nguyên lý lưỡng cực) trong cấu trúc tổng thể.

Về mặt ứng dụng : Âm Dương (âm dương ngũ hành) là nguyên lý căn bản của một cấu trúc tổng thể.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào PhapVan

Phapvan có thể dùng cụm từ nào đó, thuộc về Đông Phương học, để định nghĩa được không ?

Có nghĩa rằng: đại loại những cụm từ như: cấu trúc, nguyên lý, bản chất, ...v.v... thì tạm chưa dùng những cụm từ này để định nghĩa.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào PhapVan

Phapvan có thể dùng cụm từ nào đó, thuộc về Đông Phương học, để định nghĩa được không ?

Có nghĩa rằng: đại loại những cụm từ như: cấu trúc, nguyên lý, bản chất, ...v.v... thì tạm chưa dùng những cụm từ này để định nghĩa.

Kính chào Bác Hà Uyên

Phapvan xin được dùng cụm từ thuộc về Đông Phương học theo gợi ý của Bác.

Định Nghĩa : Âm Dương là mối tương quan phụ thuộc lẫn nhau của nguyên âm và nguyên dương thành thể thống nhất, với sự biến dịch không ngừng trong vũ trụ càn khôn.

Kính mong Bác sửa giúp.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào Bác Hà Uyên

Phapvan xin được dùng cụm từ thuộc về Đông Phương học theo gợi ý của Bác.

Định Nghĩa : Âm Dương là mối tương quan phụ thuộc lẫn nhau của nguyên âm và nguyên dương thành thể thống nhất, với sự biến dịch không ngừng trong vũ trụ càn khôn.

Kính mong Bác sửa giúp.

Phapvan thân mến,

Chữ "nguyên" này, khi lấy theo chữ "nguyên" của quẻ Càn: Nguyên - Hanh - Lợi - Trinh, thì chỉ có "một". Do bởi cụm từ của Dịch:

Nguyên - Hanh - Lợi - Trinh

Cát - Hung - Hối - Lẫn

- Không hiểu Phapvan lấy theo ý - nghĩa của từ "nguyên" này !

- Tôi hiểu: nên có chữ: "chi" theo nghĩa "và" giữa Âm Dương. Cụ thể: Âm và Dương

- Chữ: "mối" này, cần xem lại => khi viết: Âm Dương là mối....

- Cụm từ "tương quan phụ thuộc", tôi chưa hiểu sát ý của Phapvan.

Hà Uyên

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Phapvan.

Tôi nghĩ, chúng ta nên chỉ ra những nội dung mà người xưa viết về âm dương, sau đó cùng nhau bình giải, rồi có thể từng bước nhận thức về Âm Dương. Nên chăng, đây là bước một.

- Ví như một cụm từ trong Hoài nam tử viết: "Sử nhân hữu dĩ ngưỡng thiên thừa thuận, nhi bất loạn kỳ thường dã". (Người ngẩng lên trời thừa nhận cái thuận lợi, không làm loạn chí thường của nó)

- Ví như một cụm từ trong Quan chế tượng thiên - Xuân Thu phàm lộ viết: "Hòa giả, thiên chi chính giã, âm dương chi bình giã" (Hòa chính là sự ngay thẳng của trời, là sự cân bằng âm dương)

- Ví như một cụm từ trong Đạo thư viết: "Âm chính Dương, Dương chính Âm, tự bản, tự căn vậy".

..................

Sau khi chúng ta cùng bình giải, rồi tiến thêm một bước, theo cách nói ngày nay là "Định - Nghĩa"

Hà Uyên.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phapvan thân mến,

Chữ "nguyên" này, khi lấy theo chữ "nguyên" của quẻ Càn: Nguyên - Hanh - Lợi - Trinh, thì chỉ có "một". Do bởi cụm từ của Dịch:

Nguyên - Hanh - Lợi - Trinh

Cát - Hung - Hối - Lẫn

- Không hiểu Phapvan lấy theo ý - nghĩa của từ "nguyên" này !

- Tôi hiểu: nên có chữ: "chi" theo nghĩa "và" giữa Âm Dương. Cụ thể: Âm và Dương

- Chữ: "mối" này, cần xem lại => khi viết: Âm Dương là mối....

- Cụm từ "tương quan phụ thuộc", tôi chưa hiểu sát ý của Phapvan.

Hà Uyên

Bác Hà Uyên kính mến

1. Chữ Nguyên Âm và Nguyên Dương, Phapvan dùng hiểu theo nghĩa tập hợp của Âm và tập hợp của Dương có những đặc tính chung. Đồng thời Nguyên nơi khởi đầu, đi ra diễn dịch và trờ về nghĩa qui nạp.

2. Cụm từ "tương quan phụ thuộc", ý của Phapvan nghĩa: "tương quan" giữa sự vật này (sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên, xã hội) so với sự vật kia, trong chính mỗi sự vật hiện tượng.

"phụ thuộc" có nghĩa có Âm bởi có Dương và ngược lại. Nếu ở đâu có Âm thì nơi đó có Dương và ngược lại.

"Tương quan phụ thuộc" , hễ Dương trưởng thì Âm tiêu và ngược lại. Hễ Dương chuyển thành Âm thì Âm chuyển thành Dương và ngược lại .v..v..

3. Chữ mối, là đầu mối then chốt của Tương quan phụ thuộc.

Kính mong Bác sửa giúp

Trân trọng cám ơn Bác

Phapvan

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Phapvan.

Tôi nghĩ, chúng ta nên chỉ ra những nội dung mà người xưa viết về âm dương, sau đó cùng nhau bình giải, rồi có thể từng bước nhận thức về Âm Dương. Nên chăng, đây là bước một.

- Ví như một cụm từ trong Hoài nam tử viết: "Sử nhân hữu dĩ ngưỡng thiên thừa thuận, nhi bất loạn kỳ thường dã". (Người ngẩng lên trời thừa nhận cái thuận lợi, không làm loạn chí thường của nó)

- Ví như một cụm từ trong Quan chế tượng thiên - Xuân Thu phàm lộ viết: "Hòa giả, thiên chi chính giã, âm dương chi bình giã" (Hòa chính là sự ngay thẳng của trời, là sự cân bằng âm dương)

- Ví như một cụm từ trong Đạo thư viết: "Âm chính Dương, Dương chính Âm, tự bản, tự căn vậy".

..................

Sau khi chúng ta cùng bình giải, rồi tiến thêm một bước, theo cách nói ngày nay là "Định - Nghĩa"

Hà Uyên.

Bác Hà Uyên kính mến

Như Bác đề xuất theo bước một, Phapvan nghĩ bắt đầu từ Nguyên Âm và Nguyên Dương, tìm những tính chất và đặc trưng cơ bản của sự vật hiện tượng theo qui ước thống nhất ban đầu (qui ước như người xưa đã tìm ra và ấn định), giới hạn được mở rộng đến ngày nay và tiếp tục tới tương lai.

Cái gì được gọi là Cổ Điển (cổ mà còn trong sáng) thì chúng ta lưu giữ, còn cái gì thuộc Cổ Hũ (mục nát) chúng ta loại bỏ.

Kính mong Bác đề ra khởi điểm.

Phapvan

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào Bác Hà Uyên

Phapvan xin được dùng cụm từ thuộc về Đông Phương học theo gợi ý của Bác.

Định Nghĩa : Âm Dương là mối tương quan phụ thuộc lẫn nhau của nguyên âm và nguyên dương thành thể thống nhất, với sự biến dịch không ngừng trong vũ trụ càn khôn.

Kính mong Bác sửa giúp.

Phap van xin chỉnh lại :

Định Nghĩa : Âm Dương là mối tương quan giữa nguyên âm và nguyên dương thành thể thống nhất, với sự biến dịch không ngừng trong vũ trụ càn khôn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Phapvan

Sau khi đọc và suy nghiệm các lập luận của các bậc tiền bối và các bạn trong diễn đàn này (đặc biệt sự gợi mở của bác Quasar), tôi định nghĩa âm dương như sau :

Định Nghĩa : Âm Dương là mối tương quan phụ thuộc lẫn nhau của nguyên lý âm và nguyên lý dương thành thể thống nhất, với sự biến đổi tiến hoá không ngừng trong vũ trụ càn khôn.

Rút gọn : Âm Dương là mối tương quan thống nhất của nguyên lý âm và nguyên lý dương (nguyên lý lưỡng cực) trong cấu trúc tổng thể.

Về mặt ứng dụng : Âm Dương (âm dương ngũ hành) là nguyên lý căn bản của một cấu trúc tổng thể.

Định nghĩa không chưa đủ, phải có một vài ví dụ cụ thể minh họa chứ - phải không, Phapvan?

Kính chào Bác Hà Uyên

Phapvan xin được dùng cụm từ thuộc về Đông Phương học theo gợi ý của Bác.

Định Nghĩa : Âm Dương là mối tương quan phụ thuộc lẫn nhau của nguyên âm và nguyên dương thành thể thống nhất, với sự biến dịch không ngừng trong vũ trụ càn khôn.

Kính mong Bác sửa giúp.

Ở phần định nghĩa trên có phần phụ thuộc và giải thích tường tận hơn ở dưới đây:

Bác Hà Uyên kính mến

1. Chữ Nguyên Âm và Nguyên Dương, Phapvan dùng hiểu theo nghĩa tập hợp của Âm và tập hợp của Dương có những đặc tính chung. Đồng thời Nguyên nơi khởi đầu, đi ra diễn dịch và trờ về nghĩa qui nạp.

2. Cụm từ "tương quan phụ thuộc", ý của Phapvan nghĩa: "tương quan" giữa sự vật này (sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên, xã hội) so với sự vật kia, trong chính mỗi sự vật hiện tượng.

"phụ thuộc" có nghĩa có Âm bởi có Dương và ngược lại. Nếu ở đâu có Âm thì nơi đó có Dương và ngược lại.

"Tương quan phụ thuộc" , hễ Dương trưởng thì Âm tiêu và ngược lại. Hễ Dương chuyển thành Âm thì Âm chuyển thành Dương và ngược lại .v..v..

3. Chữ mối, là đầu mối then chốt của Tương quan phụ thuộc.

Kính mong Bác sửa giúp

Trân trọng cám ơn Bác

Phapvan

... thế rồi, phần phụ thuộc đó được lấy ra, không còn nữa trong định nghĩa chỉnh hơn:

Phap van xin chỉnh lại :

Định Nghĩa : Âm Dương là mối tương quan giữa nguyên âm và nguyên dương thành thể thống nhất, với sự biến dịch không ngừng trong vũ trụ càn khôn.

Xem ra, định nghĩa của Phapvan đã bỏ đi phần:

2. Cụm từ "tương quan phụ thuộc", ý của Phapvan nghĩa: "tương quan" giữa sự vật này (sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên, xã hội) so với sự vật kia, trong chính mỗi sự vật hiện tượng.

"phụ thuộc" có nghĩa có Âm bởi có Dương và ngược lại. Nếu ở đâu có Âm thì nơi đó có Dương và ngược lại.

"Tương quan phụ thuộc" , hễ Dương trưởng thì Âm tiêu và ngược lại. Hễ Dương chuyển thành Âm thì Âm chuyển thành Dương và ngược lại .v..v..

thì những ví dụ mà Sapa đề nghị Phapvan đưa ra vài cái ở trên - có lẽ sẽ phải suy nghĩ chín chắn trước khi trả lời vậy!

Xem ra, chắc chắn định nghĩa của Phapvan về Âm Dương sẽ còn phải thay đổi, chỉnh sửa nhiều nữa ...

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Hà Uyên kính mến

Như Bác đề xuất theo bước một, Phapvan nghĩ bắt đầu từ Nguyên Âm và Nguyên Dương, tìm những tính chất và đặc trưng cơ bản của sự vật hiện tượng theo qui ước thống nhất ban đầu (qui ước như người xưa đã tìm ra và ấn định), giới hạn được mở rộng đến ngày nay và tiếp tục tới tương lai.

Cái gì được gọi là Cổ Điển (cổ mà còn trong sáng) thì chúng ta lưu giữ, còn cái gì thuộc Cổ Hũ (mục nát) chúng ta loại bỏ.

Kính mong Bác đề ra khởi điểm.

Phapvan

Chào Phapvan,

Có thể, chúng ta xuất phát điểm từ: "Khí" bốn mùa âm dương trong Trời Đất.

- Khí được hiểu theo nghĩa như thế nào ?

- Khí có những nội dung - hình thức gì ?

- Khí gồm những quy định gì ?

Hà Uyên.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Phapvan

Xem ra, chắc chắn định nghĩa của Phapvan về Âm Dương sẽ còn phải thay đổi, chỉnh sửa nhiều nữa ...

Sapa

Chào Sapa

Phapvan định dùng cụm "tương quan mật thiết" thay cho "tương quan phụ thuộc". Nhưng xét thấy chỉ cần dùng "tương quan" là đủ.

Trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm thông qua quan sát các hiện tượng thiên nhiên và xã hội chính là khám phá những "tương quan" giữa nguyên âm và nguyên dương.

Do vậy (giả thuyết) Định nghĩa trên có được chuẩn hay không phụ thuộc vào sự quan sát các sự kiện, các thí nghiệm (Tiền nhân đã kiểm chứng) để kiểm chứng giả thuyết đó. Nếu sai, Định nghĩa phải chỉnh sửa lại.

Cám ơn Sapa

Phapvan

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Phapvan,

Có thể, chúng ta xuất phát điểm từ: "Khí" bốn mùa âm dương trong Trời Đất.

- Khí được hiểu theo nghĩa như thế nào ?

- Khí có những nội dung - hình thức gì ?

- Khí gồm những quy định gì ?

Hà Uyên.

Kính chào Bác Hà Uyên,

Cảm ơn Bác đã chỉ ra xuất phát điểm từ : "Khí"

Khí là gốc của mọi vấn đề, mong Bác định hướng theo nội dung trên.

Phapvan

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Phapvan

Chào Sapa

Phapvan định dùng cụm "tương quan mật thiết" thay cho "tương quan phụ thuộc". Nhưng xét thấy chỉ cần dùng "tương quan" là đủ.

Trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm thông qua quan sát các hiện tượng thiên nhiên và xã hội chính là khám phá những "tương quan" giữa nguyên âm và nguyên dương.

Do vậy (giả thuyết) Định nghĩa trên có được chuẩn hay không phụ thuộc vào sự quan sát các sự kiện, các thí nghiệm (Tiền nhân đã kiểm chứng) để kiểm chứng giả thuyết đó. Nếu sai, Định nghĩa phải chỉnh sửa lại.

Cám ơn Sapa

Phapvan

Nếu như định nghĩa của Phapvan chỉ là (giả thuyết) và có cơ hội sai để chỉnh sửa lại - thì phải chăng (Tiền nhân cũng đã kiểm chứng) như vậy và đã truyền đạt đến hậu nhân chúng ta ngày nay? Có nghĩa là: khái niệm về Âm Dương do tiền nhân định nghĩa vẫn có thể còn chưa hoàn chỉnh, đầy đủ nhưng không có nghĩa là hoàn toàn sai. Những cái không sai hay chưa được kiểm chứng trong điều kiện có kết quả không như định nghĩa - thì phải chăng những định nghĩa từ Phapvan, Thiên Sứ, Cutu1 v.v... là thừa mứa trong kho tàng khái niệm Âm Dương?

Anh Vuivui đã từng xác định: không có định nghĩa âm dương, mà chỉ có cái sự Hiểu về âm dương thế nào mà thôi. Nên, trí cao tới đâu thì hiểu về âm dương tới đó. thích đáng chứ, Phapvan nghĩ sao?

Trích dẫn:

Khi người ta hỏi tôi : âm dương là gì ?. Thì Tôi rất dễ trả lời.

Như Tôi đã nói không có định nghĩa âm dương, mà chỉ có cái sự Hiểu về âm dương thế nào mà thôi. Nên, trí cao tới đâu thì hiểu về âm dương tới đó. Anh nông dân thì hiểu âm dương bằng sự nông - sâu, đực - cái, cha - con, .... Anh trí thức thì hiểu âm dương động - tĩnh, thuận - nghịch, ... Người làm chính trí thì hiểu âm dương là thượng tầng - hạ tầng, là luật pháp - giáo dục, ...Người làm toán thì có âm dương với : Rời rạc và liên tục, số âm và số dương, cặp số liên hợp, phép cộng - phép trừ, phép nhân - phép chia, ... Người làm về Triết học thì ....

Đứng về mặt Triết học, âm dương sẽ được hiểu là: Cặp Phạm Trù Đối lập !!!. Vâng ! chỉ đơn giản thế thôi !. Nhưng nói thật với anh, với cái hiểu đó, Trang Tử cũng chỉ đến thế mà thôi !. Thực ra, bậc hiểu sâu hơn về âm dương, còn cao hơn nhiều nữa. Và đó cũng là câu trả lời của Tôi ở đây !!. Nhưng cần nhớ rằng, đó chỉ là một cách hiểu âm dương, chứ không phải định nghĩa !. Mặc dù, nếu cứ cãi là định nghĩa, thì cũng rất chi là khó chứng minh nó không thể là định nghĩa. Muốn chứng minh được như vậy, phải ở tầng cao hơn nó mới chứng minh nổi !. Đừng nghĩ Tôi "trèo cao" hơn Trang Tử. Nhưng thật sự, cái hiểu của Trang Tử cũng chỉ đến thế thôi, muốn nâng cao hơn nữa, cũng không được !. Và đương nhiên, theo thang bậc, thì nhwuxng sự hiểu được liệt kê trước triết học, sẽ ở tầm thấp hơn triết học, và cũng vì thế, có thể nói cái hiểu âm dương theo triết học, xem như có vẻ tổng quát hơn cả !.

Hãy nhớ rằng: Đó !, chỉ là Cái Hiểu, chứ không phải là Định Nghĩa !. Và ai đó, muốn hiểu được cái Hiểu này, xin hãy đọc Trang Tử !. Và sau khi đọc xong - thật kỹ, thật nghiền ngẫm - Trang Tử, nếu có thấy Trang Tử hơi ... bị ... dốt, thì cũng đừng thấy đó làm điều Lạ !. hi hi ...

Thân ái !.

(Nguồn: Bài viết #400)

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gửi bài giúp anh Vô Tri

--------------------

Âm dương là hai đại lượng có đặc tính đối lập nhau dùng để xác định trạng thái và khí chất của một đối tượng bất kỳ trong vũ trụ, những đặc tính thuộc âm và dương là:…(xin được miễn liệt kê). Âm và dương của cùng một loại thuộc tính có tính chất trung hòa với nhau khi cùng tồn tại trong một đối tượng hoặc một môi trường.

Đây là cặp đại lượng chuẩn của dịch học, đại lượng này có thể xác định trạng thái tự thân của một đối tượng mà không cần phải so sánh với một đối tượng khác. Ví dụ : một người được gọi là đàn ông(dương) khi anh ta mang hình tướng của đàn ông, và cái chất nam tính(mạnh hay yếu) được đánh giá dựa vào thể chất và tính cách của anh ta.

So với Quế thì Gừng ít nóng hơn nhưng không thể nói gừng là âm quế là dương trong cặp ‘gừng quế’ bởi hỗn hợp này không trung tính mà vẫn thể hiện tính đại nhiệt, cũng như khi xác định khí chất của một vùng đất ta phải xác định ngay vùng này âm khí hay dương khí nhiều mà không cần phải so sánh với khí chất của vùng đất khác Với một cặp vợ chồng mà người đàn ông thì mạnh mẽ và người vợ đầy nữ tính thì người ta nói rằng đây là một cặp âm dương đều thịnh, nếu chất nữ tính của người vợ kém quá thì người ta nói là dương thịnh âm suy, nếu cả hai cùng suy yếu về giới tính thì phải nói là âm dương đều suy, đó là một sự nhìn nhận đúng theo dịch học,

Đối với những đối tượng mà khí chất âm dương trong nó đã tiến hóa thành những tượng quẻ thì việc xác định trạng thái của nó là việc xác định xem nó thuộc tượng quẻ gì(càn, đoài, hay ly …) dựa vào thể, dụng, trong, ngoài của nó có khí chất âm hay dương, ví dụ lửa là ly, nước là khảm…

Cũng như khi xác định trạng thái của cái bàn hay viên gạch… không thể nói nó là âm hay dương mà phải xét tính đặc rỗng, trên dưới, công dụng của nó xem nó ứng với tượng quẻ gì(cấn hay tốn…) để mà ứng dụng vào dịch.

Xác định như vậy ta mới thấy được sự chuyển hóa âm dương trong một đối tượng,

Do đó cái âm dương mang tính đối đãi nhị nguyên nó cũng là một cách nghĩ về âm dương nhưng không phải là âm dương của dịch học.

Tôi không phải là người chuyên sâu dịch lý nên đây chỉ là đóng góp vài dòng suy nghĩ

VOTRI

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Phapvan

Nếu như định nghĩa của Phapvan chỉ là (giả thuyết) và có cơ hội sai để chỉnh sửa lại - thì phải chăng (Tiền nhân cũng đã kiểm chứng) như vậy và đã truyền đạt đến hậu nhân chúng ta ngày nay? Có nghĩa là: khái niệm về Âm Dương do tiền nhân định nghĩa vẫn có thể còn chưa hoàn chỉnh, đầy đủ nhưng không có nghĩa là hoàn toàn sai. Những cái không sai hay chưa được kiểm chứng trong điều kiện có kết quả không như định nghĩa - thì phải chăng những định nghĩa từ Phapvan, Thiên Sứ, Cutu1 v.v... là thừa mứa trong kho tàng khái niệm Âm Dương?

Anh Vuivui đã từng xác định: không có định nghĩa âm dương, mà chỉ có cái sự Hiểu về âm dương thế nào mà thôi. Nên, trí cao tới đâu thì hiểu về âm dương tới đó. thích đáng chứ, Phapvan nghĩ sao?

Trích dẫn:

(Nguồn: Bài viết #400)

Sapa

Chào Sapa

Đấy là cách suy nghĩ và nhìn nhận của Sapa, Sapa cứ đi theo suy nghĩ riêng của Sapa.

Phapvan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gửi bài giúp anh Vô Tri

--------------------

Âm dương là hai đại lượng có đặc tính đối lập nhau dùng để xác định trạng thái và khí chất của một đối tượng bất kỳ trong vũ trụ, những đặc tính thuộc âm và dương là:…(xin được miễn liệt kê). Âm và dương của cùng một loại thuộc tính có tính chất trung hòa với nhau khi cùng tồn tại trong một đối tượng hoặc một môi trường.

Đây là cặp đại lượng chuẩn của dịch học, đại lượng này có thể xác định trạng thái tự thân của một đối tượng mà không cần phải so sánh với một đối tượng khác. Ví dụ : một người được gọi là đàn ông(dương) khi anh ta mang hình tướng của đàn ông, và cái chất nam tính(mạnh hay yếu) được đánh giá dựa vào thể chất và tính cách của anh ta.

So với Quế thì Gừng ít nóng hơn nhưng không thể nói gừng là âm quế là dương trong cặp ‘gừng quế’ bởi hỗn hợp này không trung tính mà vẫn thể hiện tính đại nhiệt, cũng như khi xác định khí chất của một vùng đất ta phải xác định ngay vùng này âm khí hay dương khí nhiều mà không cần phải so sánh với khí chất của vùng đất khác Với một cặp vợ chồng mà người đàn ông thì mạnh mẽ và người vợ đầy nữ tính thì người ta nói rằng đây là một cặp âm dương đều thịnh, nếu chất nữ tính của người vợ kém quá thì người ta nói là dương thịnh âm suy, nếu cả hai cùng suy yếu về giới tính thì phải nói là âm dương đều suy, đó là một sự nhìn nhận đúng theo dịch học,

Đối với những đối tượng mà khí chất âm dương trong nó đã tiến hóa thành những tượng quẻ thì việc xác định trạng thái của nó là việc xác định xem nó thuộc tượng quẻ gì(càn, đoài, hay ly …) dựa vào thể, dụng, trong, ngoài của nó có khí chất âm hay dương, ví dụ lửa là ly, nước là khảm…

Cũng như khi xác định trạng thái của cái bàn hay viên gạch… không thể nói nó là âm hay dương mà phải xét tính đặc rỗng, trên dưới, công dụng của nó xem nó ứng với tượng quẻ gì(cấn hay tốn…) để mà ứng dụng vào dịch.

Xác định như vậy ta mới thấy được sự chuyển hóa âm dương trong một đối tượng,

Do đó cái âm dương mang tính đối đãi nhị nguyên nó cũng là một cách nghĩ về âm dương nhưng không phải là âm dương của dịch học.

Tôi không phải là người chuyên sâu dịch lý nên đây chỉ là đóng góp vài dòng suy nghĩ

VOTRI

Cám ơn anh hoangtrieuhai và anh VOTRI đã có kiến giải sâu sắc về âm dương.

Phapvan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Hoangtrieuhai

Nhân có bài viết của Vô Tri nhờ bạn gửi giúp - Sapa muốn bày tỏ đôi điều:

Gửi bài giúp anh Vô Tri

--------------------

Âm dương là hai đại lượng có đặc tính đối lập nhau dùng để xác định trạng thái và khí chất của một đối tượng bất kỳ trong vũ trụ, những đặc tính thuộc âm và dương là:…(xin được miễn liệt kê). Âm và dương của cùng một loại thuộc tính có tính chất trung hòa với nhau khi cùng tồn tại trong một đối tượng hoặc một môi trường.

Khi viết rằng: Âm Dương là hai (2) đại lượng - tất nhiên là phải có 2 cái rồi ...

Đây là cặp đại lượng chuẩn của dịch học, đại lượng này có thể xác định trạng thái tự thân của một đối tượng mà không cần phải so sánh với một đối tượng khác. Ví dụ : một người được gọi là đàn ông(dương) khi anh ta mang hình tướng của đàn ông, và cái chất nam tính(mạnh hay yếu) được đánh giá dựa vào thể chất và tính cách của anh ta.

... thì không thể nào bảo rằng: có thể xác định trạng thái tự thân của một đối tượng mà không cần phải so sánh với một đối tượng khác. Ví dụ : một người được gọi là đàn ông(dương) ...

Vì rằng: gọi là đàn ông đây phải là so sánh với một đối tượng khác gọi là đàn bà.

Còn nữa, những đặc tính thuộc âm và dương là:…(xin được miễn liệt kê) là do sự tích lủy qua quá trình so sánh giữa những đối tượng, môi trường với nhau. Cho nên:

So với Quế thì Gừng ít nóng hơn nhưng không thể nói gừng là âm quế là dương trong cặp ‘gừng quế’ bởi hỗn hợp này không trung tính mà vẫn thể hiện tính đại nhiệt, cũng như khi xác định khí chất của một vùng đất ta phải xác định ngay vùng này âm khí hay dương khí nhiều mà không cần phải so sánh với khí chất của vùng đất khác Với một cặp vợ chồng mà người đàn ông thì mạnh mẽ và người vợ đầy nữ tính thì người ta nói rằng đây là một cặp âm dương đều thịnh, nếu chất nữ tính của người vợ kém quá thì người ta nói là dương thịnh âm suy, nếu cả hai cùng suy yếu về giới tính thì phải nói là âm dương đều suy, đó là một sự nhìn nhận đúng theo dịch học,

"gừng-quế" vẫn có đối tượng so sánh với "tính hàn" mà cặp "gừng-quế" bị liệt vào loại "tính đại nhiệt" chứ như không có đối tượng nào khác ngoài "gừng & quế" cả thì "gừng" và "quế" phải khác nhau. Do khác nhau - "ít nóng hơn" - mà có thể phân Âm Dương. Chứ không phải bảo là: so với Quế thì Gừng ít nóng hơn nhưng không thể nói gừng là âm quế là dương trong cặp ‘gừng quế’ .

Đối với những đối tượng mà khí chất âm dương trong nó đã tiến hóa thành những tượng quẻ thì việc xác định trạng thái của nó là việc xác định xem nó thuộc tượng quẻ gì(càn, đoài, hay ly …) dựa vào thể, dụng, trong, ngoài của nó có khí chất âm hay dương, ví dụ lửa là ly, nước là khảm…

Cũng như khi xác định trạng thái của cái bàn hay viên gạch… không thể nói nó là âm hay dương mà phải xét tính đặc rỗng, trên dưới, công dụng của nó xem nó ứng với tượng quẻ gì(cấn hay tốn…) để mà ứng dụng vào dịch.

Xác định như vậy ta mới thấy được sự chuyển hóa âm dương trong một đối tượng,

Ví dụ: Ly nước đá (a glass of ice water)

Xét tính xem để mà ứng dụng vào Dịch như thế nào?

Do đó cái âm dương mang tính đối đãi nhị nguyên nó cũng là một cách nghĩ về âm dương nhưng không phải là âm dương của dịch học.

Âm Dương của Dịch học chỉ là một phần của Khái niệm Âm Dương mà ở đây đang thảo luận về Âm Dương nói chung.

Tôi không phải là người chuyên sâu dịch lý nên đây chỉ là đóng góp vài dòng suy nghĩ

VOTRI

Chuyên sâu hay nông cạn đều có cái tầm hiểu biết về Âm Dương tùy theo căn cơ trình độ ...

Hoangtrieuhai có thể gửi giúp đến Vô Tri giùm hay không?

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

@sapa

để xác định nồng độ PH của một dung dịch người ta phải dùng giấy quỳ, đó là một phương pháp chuẩn, từ đó mới xác định được một giá trị thực mà ai đọc được cũng hiểu và sử dụng được nó đúng nơi đúng chỗ.

Phương pháp chuẩn là một yêu cầu tất yếu để mô tả một đối tượng trong một hệ khảo sát nhất định

người ta không thể làm một phép cộng giữa Met và Inch được cũng như không thể dùng cảm giác nóng lạnh của người xứ hàn áp dụng cho người xứ nhiệt được.

một quy luật chỉ được mô tả bởi những giá tri đã được chuẩn hóa

nếu dịch học mô tả vũ trụ thì những đối tượng của nó phải được xác định bằng một phương pháp chuẩn nào đó, ngoài phương pháp đó ra thì những phương pháp khác là không có giá trị áp dụng đối với dịch học

cũng như không thể dùng tính âm của gừng trong so sánh nào đó để làm mát tỳ được.

ngoài âm dương của dịch học ra không còn cái âm dương nào được gọi là chung hơn được nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Tôi xin sơ về đại cương nguyên tắc chung của khoa học và Lý học thực nghiệm nói riêng, tôi hiểu như sau :

1. Tiên đề Lý học là những mệnh đề đúng hiển được chấp nhận không cần chứng minh. Có vai trò đồng nhất trong sự suy luận.

2. Định đề Lý học là mệnh đề không thể chứng minh được mà Cổ nhân yêu cầu ta chấp nhận (thực chất ta muốn cũng chẳng chứng minh được). Vai trò như một định luật đầu tiên đã được chứng minh rồi.

3. Định nghĩa khái niệm Lý học là mệnh đề nói lên tính chất đặc trưng căn bản của khái niệm ấy. Vai trò cho ta những dữ kiện chính xác để thực hiện được mục đích tìm kiếm, chứng minh và thiết lập được các định luật lý học

4. Vai trò của những tiên đề, định đề và định nghĩa giữ vị trí quan trọng với danh xưng Nguyên lý Lý học và được hệ thống hóa thành Nguyên lý và Lý thuyết.

Nguyên tắc trên giúp cho một số bạn chưa hiểu rõ.

Phapvan

Edited by Phapvan
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Hoangtrieuhai

Nhân có bài viết của Vô Tri nhờ bạn gửi giúp - Sapa muốn bày tỏ đôi điều:

Khi viết rằng: Âm Dương là hai (2) đại lượng - tất nhiên là phải có 2 cái rồi ...

... thì không thể nào bảo rằng: có thể xác định trạng thái tự thân của một đối tượng mà không cần phải so sánh với một đối tượng khác. Ví dụ : một người được gọi là đàn ông(dương) ...

Vì rằng: gọi là đàn ông đây phải là so sánh với một đối tượng khác gọi là đàn bà.

Còn nữa, những đặc tính thuộc âm và dương là:…(xin được miễn liệt kê) là do sự tích lủy qua quá trình so sánh giữa những đối tượng, môi trường với nhau. Cho nên:

"gừng-quế" vẫn có đối tượng so sánh với "tính hàn" mà cặp "gừng-quế" bị liệt vào loại "tính đại nhiệt" chứ như không có đối tượng nào khác ngoài "gừng & quế" cả thì "gừng" và "quế" phải khác nhau. Do khác nhau - "ít nóng hơn" - mà có thể phân Âm Dương. Chứ không phải bảo là: so với Quế thì Gừng ít nóng hơn nhưng không thể nói gừng là âm quế là dương trong cặp ‘gừng quế’ .

Ví dụ: Ly nước đá (a glass of ice water)

Xét tính xem để mà ứng dụng vào Dịch như thế nào?

Âm Dương của Dịch học chỉ là một phần của Khái niệm Âm Dương mà ở đây đang thảo luận về Âm Dương nói chung.

Chuyên sâu hay nông cạn đều có cái tầm hiểu biết về Âm Dương tùy theo căn cơ trình độ ...

Hoangtrieuhai có thể gửi giúp đến Vô Tri giùm hay không?

Sapa

Cô Sapa viết rất sâu sắc, topic này chắc chắn sẽ logic và khoa học hơn topic bên kia chỗ chú Vui Vui đang tranh luận, đến thời điểm này chỉ Cô Sa pa là đưa ra những luận điểm rất logic và khoa học. Chú Vui Vui thì chưa có luận điểm nào rõ ràng khẳng định cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau khi đọc và suy nghiệm các lập luận của các bậc tiền bối và các bạn trong diễn đàn này (đặc biệt sự gợi mở của bác Quasar), tôi định nghĩa âm dương như sau :

Định Nghĩa : Âm Dương là mối tương quan phụ thuộc lẫn nhau của nguyên lý âm và nguyên lý dương thành thể thống nhất, với sự biến đổi tiến hoá không ngừng trong vũ trụ càn khôn.

Rút gọn : Âm Dương là mối tương quan thống nhất của nguyên lý âm và nguyên lý dương (nguyên lý lưỡng cực) trong cấu trúc tổng thể.

Về mặt ứng dụng : Âm Dương (âm dương ngũ hành) là nguyên lý căn bản của một cấu trúc tổng thể.

Chào bạn, Mình mới tham ra diễn đàn và đọc bài định nghĩa Âm Dương của bạn.

Cho mình có ý kiến sau:

Ở đây Âm và Dương là hai thuộc tính căn bản của vật chất, học vật lý hay hoá học bạn đã biết, không cần định nghĩa nhiều, và vì thế đó là hai chỉnh thể thống nhất, độc lập về tính chất, hai nguyên tử căn bản nằm trong những nguyên tử căn bản tạo nên vật chất. Do đó mong bạn đừng nhóm họp chúng thành cụm từ Âm Dương, như thế sẽ khó hiểu hơn, khó định nghĩa hơn, hay đi từ cái nhỏ tới cái lớn...

Mình có thể sơ bộ nói thế này:

Âm về vật lý, hoá học là một trong những nguyên tử căn bản cấu thành vật chất có ký hiệu dấu (-), về Dịch học nó mang tính yếu mềm, thấp kém, mỏng manh, hàn lạnh....

Dương về vật lý, hoá học là một trong những nguyên tử căn bản cấu thành vật chất có ký hiệu dấu (+), về Dịch học nó mang tính cứng rắn, chắc chắn, cao quý, mạnh mẽ, ấm áp, nóng nhiệt....

Từ đó ta có sự kết hợp của âm dương theo vật lý là sự hấm dẫn nhau bằng lực hút nguyên tử khi hai cực trái dấu tạo nên các vật chất, nguyên tố, còn về Dịch học là sự phối hợp Âm Dương Tạo nên sự biến hoá về hình dạng, tính chất, sự việc, hiện tượng của vạn vật....

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Chào bạn, Mình mới tham ra diễn đàn và đọc bài định nghĩa Âm Dương của bạn.

Cho mình có ý kiến sau:

Ở đây Âm và Dương là hai thuộc tính căn bản của vật chất, học vật lý hay hoá học bạn đã biết, không cần định nghĩa nhiều, và vì thế đó là hai chỉnh thể thống nhất, độc lập về tính chất, hai nguyên tử căn bản nằm trong những nguyên tử căn bản tạo nên vật chất. Do đó mong bạn đừng nhóm họp chúng thành cụm từ Âm Dương, như thế sẽ khó hiểu hơn, khó định nghĩa hơn, hay đi từ cái nhỏ tới cái lớn... Đừng vội vàng kết luận như vậy

Mình có thể sơ bộ nói thế này:

Âm về vật lý, hoá học là một trong những nguyên tử căn bản cấu thành vật chất có ký hiệu dấu (-), về Dịch học nó mang tính yếu mềm, thấp kém, mỏng manh, hàn lạnh....

Dương về vật lý, hoá học là một trong những nguyên tử căn bản cấu thành vật chất có ký hiệu dấu (+), về Dịch học nó mang tính cứng rắn, chắc chắn, cao quý, mạnh mẽ, ấm áp, nóng nhiệt.... Đừng vội vàng kết luận như vậy.

Từ đó ta có sự kết hợp của âm dương theo vật lý là sự hấm dẫn nhau bằng lực hút nguyên tử khi hai cực trái dấu tạo nên các vật chất, nguyên tố, còn về Dịch học là sự phối hợp Âm Dương Tạo nên sự biến hoá về hình dạng, tính chất, sự việc, hiện tượng của vạn vật.... câu này có sự suy nghĩ kỹ hơn.

Tôi bảo nóng là âm, lanh là dương có được không :( ??? cái này là theo sách Lý vật, và sách Học hóa Edited by Trạng Lợn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi bảo nóng là âm, lanh là dương có được không :( ??? cái này là theo sách Lý vật, và sách Học hóa

Các bài viết đang tranh luận nghiêm túc. Sao cứ nhe răng cười hoài vậy Trạng Lợn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các bài viết đang tranh luận nghiêm túc. Sao cứ nhe răng cười hoài vậy Trạng Lợn.

:D vậy thì không cười nữa vậy hic hic. Cậu hài lòng nhé :( .Tranh luận căng thẳng cũng phải có lúc thư giãn, đấy gọi là âm dương tranh luận hi hi hic hic.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Tôi bảo nóng là âm, lanh là dương có được không :( ??? cái này là theo sách Lý vật, và sách Học hóa

Cảm ơn Trạng Lợn, Nếu bạn bảo Nóng là......thì chắc một thằng bé con đi ngoài đường nó bảo Âm là Trạng và Dương Là Lợn thì chắc cũng đúng, hãy suy nghĩ kỹ hơn khi nhận xét người khác nhé. Cẩn thận thì hay hơn....còn cần định nghĩa thêm, Lý vật nó khác với Vật lý nhé, Học hoá càng khác với Hoá học....chú ý ngôn từ và ý thức đăng bài viết của bạn, rất thiếu xây dựng mà chỉ phá đám....

Edited by Nhân Vô Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites