Posted 3 Tháng 3, 2010 Cái bài nầy thì cũ rồi. Nhưng thấy hay xin giới thiệu.Hi vọng có đạo hữu cùng trên điễn đàng nầy, hiện ở hải ngoại có duyên sở hữu được cuốn sách nầy, đăng trích nội dung cho mọi người tham khảo thì quá quý. Trân trọng. Tác giả Du Miên ra mắt sách "Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông" Khoảng 200 quan khách có mặt trong buổi ra mắt tác phẩm Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông của tác giả Du Miên Lê Thanh Hoa tại Học Khu East Side hôm thứ Bảy 08/11/2008. Người tham dự được nghe phát biểu của những diễn giả như nhà báo, nhà bình luận thời cuộc Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, nhà báo, nhà văn, cựu chủ tịch làng báo Sài Gòn Thanh Thương Hoàng và Giáo Sư Trần Lam Giang. Tác giả Du Miên phát biểu. Tường Linh/Việt TribuneTheo GS Trần Lam Giang, tác phẩm có 4 phần để lần lượt chứng minh nền văn minh của Việt Tộc là nguồn gốc của các nền văn minh Đông Phương. Qua các tác phẩm cổ như Thượng Thư (Kinh Thư) của KhổngTử ghi đất Việt là Minh Đô – Minh Đô là nơi có nền văn minh (Minh nghĩa là sáng) – Trung Dung, chương Tử Lộ Vấn Cường (Tử Lộ hỏi về sức mạnh ) đức Khổng Tử đã trả lời “Đem lòng rộng rãi, hiền hòa dạy người, dẫu kẻ vô đạo cũng không báo thù, đó là sức mạnh của người phương Nam”. Phương Nam được đề cập là vùng đất của những chi tộc người Việt, ở đó theo GS Giang – trích dẫn sử ký của Tư Mã Thiên – là vùng đất vua Kinh Dương Vương khởi nghiệp, so sánh với sách Thượng Thư là Châu Kinh, Châu Dương. Theo sách Thượng Thư chương Vũ Cống (Phép cống nạp do vua Vũ đạt ra) Vua Vũ được vua Thuấn truyền ngôi trong khi đi trị thủy ở phương Nam có đặt ra lệ cống nạp cho chư hầu trong đó Châu Kinh, Châu Dương gồm vùng đất sông Hoài, sông Giang, sông Hán là vùng đất quanh sông Dương Tử.GS Trần Lam Giang cũng đã dẫn chứng những sách cổ, tầm chương và trích cú dẫn giải những chương sách của Thượng Thư, Sử Ký Tư Mãn Thiên, Trung Dung…minh chứng rằng tổ của người Việt đã có nền văn minh rất sớm, đã định canh định cư và tổ chức xã hội trong khi đó những bộ lạc Phương Bắc còn du canh du cư. Đặc biệt vua nhà Chu đã cho 2 hoàng tử đến phương Nam “cắt tóc ngắn, xâm mình” theo phong tục của người Việt, sau này được ghi trong Chu Nam và Chiêu Nam, Kinh Thi. Thi sĩ Hà Thượng Nhân, trái và Du Miên trong buổi ra mắt sách tại San Jose. Tường Linh/Việt TribuneVẫn theo GS Trần Lam Giang thì nhiều người Việt có những suy nghĩ rằng dân tộc Việt có gần 5 ngàn năm Văn Hiến nhưng có thấy gì để lại cho hậu thế, không có những di tích đền đài hùng vĩ, những “kỳ quan”. GS Trần Lam Giang cũng đã chứng minh người Việt có khả năng xây dựng những công trình to lớn…Sở dĩ người Việt không để lại những công trình đồ sộ to lớn vì không muốn làm khổ đồng bào…v.v. Điển hình là thành Bắc Kinh, cung cấm của các đời vua nhà Thanh do người Việt tên Nguyễn An thiết kế và xây dựng. Qua lời trình bày khúc chiết, rõ ràng, rành mạch từng chương trong sách, GS Trần Lam Giang cho thấy tất cả những tài liệu từ nhiều nguốn khác nhau của Tàu, Tây, Hoa Kỳ đều đưa đến một kết luận vững chãi rằng Việt tộc chính là nơi phát xuất nền văn minh của phương Đông. Để kết luận, GS Trần Lam Giang cho rằng tác phẩm Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông là tác phẩm có giá trị, đã tổng hợp tài liệu và chứng cớ qua các di chỉ, tài liệu cổ có giá trị và đáng tin cậy. Cuối cùng là lời cảm ơn của tác giả Du Miên. Ông nói “Sự hình thành của tác phẩm là một việc làm nhỏ để trả lời cho các lớp đàn em (Du Miên là một huynh trưởng Hướng Đạo) là một tài liệu đóng góp vào việc nghiên cứu nguồn gốc Việt. Cũng nên ghi nhận rằng, buổi sinh hoạt văn hóa tuần nầy mang nặng tính cách nghiên cứu, học giả, hàn lâm, là sách của những nhà nghiên cứu đọc….Tác phẩm được Du Miên dành rất nhiều thì giờ và công sức để đọc, tìm tòi, trao đổi với nhiều học giả để có 300 trang sách quý gửi đến cộng đồng dân Việt trong sinh hoạt tuần qua. Tuy nhiên, không phải hơn 200 nguời hiện diện đều đồng ý với sự trình bày của tác phẩm. Có người cho rằng tác phẩm chỉ nhằm làm thỏa mãn tinh thần dân tộc, để cao dân tộc tính…v.v. Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông theo nhiều người tham dự là một tác phẩm giá trị, là tiếng chiêng gióng lên trong hàng chục tiếng chiêng gõ lên từ trước đến nay qua các tác phẩm đi tìm nguồn văn minh của dân Việt…từ các nhà dân tộc học, các nhà nghiên cứu, các vị giáo sư…như GS Nhượng Tống, GS Linh mục Kim Định, GS Trần Lam Giang…và bây giờ là nhà báo Du Miên Lê Thanh Hoa. Theo Share this post Link to post Share on other sites