arigato

Thắc mắc về phong thuỷ

2 bài viết trong chủ đề này

Kính gửi chú Thiên Sứ và các thành viên.

Cháu đọc các nội dung về Bát trạch và Huyền không học thì có suy nghĩ rằng: các cách bố trí trong Bát trạch chỉ là một khuôn mẫu chung cho tất cả ( vì cháu thấy rằng cùng một Trạch cung thì các bố trí hướng bếp, hướng bàn thờ...v..v.. đều giống nhau cho các tuổi trong trạch cung đó) còn để thật sự tốt cho từng người cụ thể thì phải dùng Huyền không học. Cháu xin hỏi cách hiểu như vậy của cháu đúng không?

Quan điểm của cháu là con người có được sự tốt lành là nhờ Thiên- Địa- Nhân trong đó thì số mệnh là quan trọng và chi phối nhiều nhất; rồi đến sự cố gắng của mỗi con người ( mà sự cố gắng này thực ra cũng do Thiên quy định???không biết cháu nghĩ thế đúng không) còn phong thủy là sự bổ trợ để những điều số mệnh quy định tốt hơn lên?

Notet: cháu từng nhờ một ông thầy địa lý có tiếng ở một vùng xem cho nhà cháu, khi cháu hỏi rằng là thế nhà nào cũng bố trí phong thủy như thế này thì tốt hết cả rồi bác nhỉ, nhà nào cũng nghèo thành giàu hết hả bác? Ông ấy trả lời rằng đúng thế vì có phải là nhà nào cũng có tiền mà làm phong thủy đâu... B)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi chú Thiên Sứ và các thành viên.

Cháu đọc các nội dung về Bát trạch và Huyền không học thì có suy nghĩ rằng: các cách bố trí trong Bát trạch chỉ là một khuôn mẫu chung cho tất cả ( vì cháu thấy rằng cùng một Trạch cung thì các bố trí hướng bếp, hướng bàn thờ...v..v.. đều giống nhau cho các tuổi trong trạch cung đó) còn để thật sự tốt cho từng người cụ thể thì phải dùng Huyền không học. Cháu xin hỏi cách hiểu như vậy của cháu đúng không?

Quan điểm của cháu là con người có được sự tốt lành là nhờ Thiên- Địa- Nhân trong đó thì số mệnh là quan trọng và chi phối nhiều nhất; rồi đến sự cố gắng của mỗi con người ( mà sự cố gắng này thực ra cũng do Thiên quy định???không biết cháu nghĩ thế đúng không) còn phong thủy là sự bổ trợ để những điều số mệnh quy định tốt hơn lên?

Notet: cháu từng nhờ một ông thầy địa lý có tiếng ở một vùng xem cho nhà cháu, khi cháu hỏi rằng là thế nhà nào cũng bố trí phong thủy như thế này thì tốt hết cả rồi bác nhỉ, nhà nào cũng nghèo thành giàu hết hả bác? Ông ấy trả lời rằng đúng thế vì có phải là nhà nào cũng có tiền mà làm phong thủy đâu... B)

1 -

Cháu đọc các nội dung về Bát trạch và Huyền không học thì có suy nghĩ rằng: các cách bố trí trong Bát trạch chỉ là một khuôn mẫu chung cho tất cả ( vì cháu thấy rằng cùng một Trạch cung thì các bố trí hướng bếp, hướng bàn thờ...v..v.. đều giống nhau cho các tuổi trong trạch cung đó) còn để thật sự tốt cho từng người cụ thể thì phải dùng Huyền không học. Cháu xin hỏi cách hiểu như vậy của cháu đúng không?

Thày Huyền Không chê Bát trạch, thầy Bát trạch chê Dương Trạch, Thày Dương trạch chê Loan đầu....Thực ra không có vấn đề trường phái trong phong thủy. Đó chỉ là do nền văn minh Lạc Việt khi sụp đổ ở Nam Dương Tử thì môn Phong Thủy bị thất truyền , tán lạc. Nó giống như cuốn "Cửu Âm chân kinh" bị xé ra, mỗi người một mảnh. Ai vớ được mảnh nào dùng mảnh đó. Rồi gọi là sáng tạo, trường phái ...ngớ ngẩn. Thực ra môn Phong thủy không thuộc về nền văn minh Hán. Người Hán trải hàng ngàn năm đô hộ, tất phải thống nhất ngôn ngữ và chữ viết. Bởi vậy, để tiếp tục lưu truyền những gia trị còn sót lại, người ta phải dịch ra tiếng Hán - Bởi vậy, đây chính là lý do - người ta nhầm tưởng người Hán sáng tạo ra các trường phái Phong Thủy và cũng là lý do để tất cả cứ như từ trên trời rơi xuống và chẳng biết nguyên lý căn để ở đâu. Cho đến nay , các thày có thể rất giỏi ứng dụng - về mặt này Thiên Sứ đứng hàng cuối - nhưng các thày tài ba đó khi bàn tới lý thuyết thì cũng sổ nho một tràng mà cuối cùng chẳng hiểu các thày nói gì.

Chỉ có Phong Thủy Lạc Việt không chê môn nào mà quan niệm rằng:

* Tất cả những cái gọi là trường phái đó, thực chất là những yếu tố cần trong bố trí phong thủy.

* Điều quan yếu nữa của Phong thủy Lạc Việt là khái niệm về khí được định danh với nội dung rõ ràng. Trên cơ sở khái niệm "Khí" này giải thích rất rõ ràng về Âm nhô cao, Dương thấp trũng - tại sao lại tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, minh đường tụ thủy , huyền vũ nhô cao, chứ không thuộc lòng như....vẹt. Tôi thấy rất nhiều nhà phong thủy viết bài đăng báo, nói: "Dương cao, âm thấp" là sai bét.

Bởi vậy câu hỏi của Arigato tôi trả lời chung như vậy.

2 -

Quan điểm của cháu là con người có được sự tốt lành là nhờ Thiên- Địa- Nhân trong đó thì số mệnh là quan trọng và chi phối nhiều nhất; rồi đến sự cố gắng của mỗi con người ( mà sự cố gắng này thực ra cũng do Thiên quy định???không biết cháu nghĩ thế đúng không) còn phong thủy là sự bổ trợ để những điều số mệnh quy định tốt hơn lên?

Khái niệm "Thiên Địa Nhân" như cổ thư chữ Hán giải thích lải nhải cả hàng ngàn năm nay, thâm chí có hẳn một quyển sách lấy tựa này, bán chạy như tôm. Vậy mà Thiên Sứ tôi xem xong thấy tức cười quá! "Nhân" trong các sách Hán và các học trò của họ miêu tả như một yếu tố cấu thành không thể thiếu trong vũ trụ (Vắn tắt đại ý vậy) - Nhưng thử hỏi: Trước khi con người sinh ra trong vũ trụ này thì chỉ có Thiên và Địa thì vũ trụ này lệch lạc hết sao?

Số mệnh đã an bài theo bất cứ môn dự báo nào - kể cả tử vi - thuộc về định tính. Phong thủy và sự cố gắng của con người chỉ thay đổi định lượng của nó thôi. Hai lá số giống hệt nhau, nhưng cách nhau vài trăm năm xác định điều này.

3 -

Notet: cháu từng nhờ một ông thầy địa lý có tiếng ở một vùng xem cho nhà cháu, khi cháu hỏi rằng là thế nhà nào cũng bố trí phong thủy như thế này thì tốt hết cả rồi bác nhỉ, nhà nào cũng nghèo thành giàu hết hả bác? Ông ấy trả lời rằng đúng thế vì có phải là nhà nào cũng có tiền mà làm phong thủy đâu... ;)

Tôi không chê ông thày này về mặt ứng dụng. Có thể ông ta giỏi hơn tôi. Nhưng câu trả lời của ông ta là một bằng chứng cho sự thất truyền về nguyên lý lý thuyết của môn Phong Thủy. Câu trả lời của tôi ở trên.

Share this post


Link to post
Share on other sites