Thiên Sứ

Trung Quốc Nên Tìm Cách Soán Ngôi Mỹ

8 bài viết trong chủ đề này

"Trung Quốc nên tìm cách soán ngôi Mỹ"

Thứ ba, 02/03/2010, 15:04(GMT+7)

Posted Image

Tân binh của PLA tham gia buổi học huấn luyện tại Changzhi hôm 01/3. (Ảnh Reuters)

VIT - Trung Quốc nên xây dựng quân đội hùng mạnh nhất thế giới và nhanh chóng thay thế Mỹ với tư cách là “quán quân” toàn cầu, một quan chức thuộc quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) khẳng định trong một cuốn sách mới phản ánh tham vọng dân tộc chủ nghĩa ngày càng gia tăng của Bắc Kinh.

Lời kêu gọi Trung Quốc ngừng khiêm tốn về các mục tiêu toàn cầu và “tăng tốc để trở thành ngôi vị số 1 thế giới” đưa ra từ một sĩ quan cấp cao của PLA, Liu Mingfu, người muốn sự đi lên của Trung Quốc sẽ làm cho Washington hoảng sợ, gây ra nguy cơ chiến tranh dù Bắc Kinh hi vọng về sự “vận động và phát triển hòa bình”.

“Mục tiêu lớn của Trung Quốc trong thế kỉ 21 là trở thành cường quốc số 1 thế giới,” Liu viết trong cuốn sách mới xuất bản của ông mang tên “Giấc mơ Trung Quốc”.

“Nếu Trung Quốc trong thế kỉ 21 không thể giữ ngôi vị số 1 thế giới, không thể trở thành người thống trị hàng đầu thế giới thì chắc chắn họ sẽ trở thành người tụt hậu – bị gạt sang một bên,” Liu viết.

Cuốn sách dày 303 trang của ông Liu cho thấy việc khẳng định công khai yêu cầu Trung Quốc đáp trả mạnh mẽ Washington về thương mại, vấn đề Tây Tạng và thỏa thuận vũ khí với Đài Loan, khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố là thuộc lãnh thổ của họ.

“Miễn là Trung Quốc tìm cách để trở thành vị trí số 1 thế giới..., thậm chí nếu Trung Quốc trở nên tư bản hơn Mỹ thì Mỹ sẽ vẫn quyết tâm kiềm chế Trung Quốc,” ông Liu viết.

Mối quan hệ kình địch giữa hai cường quốc này là “một cuộc cạnh tranh để trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới, một cuộc xung đột về việc ai sẽ vươn lên và thất bại trong việc bá chủ thế giới,” đại tá Liu khẳng định.

“Giấc mơ Trung Quốc” không phản ánh chính sách của chính phủ Trung Quốc – chính sách vốn khiêm tốn hơn so với các mục tiêu của quốc gia.

Tuy nhiên, cuốn sách của ông Liu chứng tỏ sức ép trong nước ngày càng gia tăng đối với bộ máy lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, cụ thể yêu cầu họ dùng sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Bắc Kinh thành một cách để gây ảnh hưởng lớn hơn với phương Tây, nơi vẫn còn chìm đắm trong cơn suy thoái kinh tế.

Liu là một giáo sư thuộc Đại học Quân sự Quốc gia – nơi đào tạo các sĩ quan có triển vọng thăng tiến, và sự xuất hiện của “Giấc mơ Trung Quốc” nhấn mạnh rằng lời kêu gọi đối với Bắc Kinh giữ quan điểm cứng rắn với Washington vượt quá quan điểm của những người theo chủ nghĩa dân tộc trên Internet và còn bao gồm cả giới chức quân sự.

“Cuốn sách này thể hiện quan điểm của cá nhân tôi, nhưng tôi nghĩ nó cũng phản ánh một trào lưu tư tưởng. Chúng tôi cần gia tăng sức mạnh quân sự như sức mạnh kinh tế,” ông Liu phát biểu với hãng tin Reuters trong một cuộc phỏng vấn.

Trong tuần này, chính phủ Trung Quốc có thể sẽ thông báo ngân sách quốc phòng quốc gia 2010. Năm 2009, ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng 14,9% so với năm 2008.

Một sĩ quan PLA khác khẳng định, ngân sách quốc phòng trong năm nay cần gửi đi một tín hiệu thách thức đối với Washington sau khi chính quyền Obama tiếp tục kế hoạch bán 6,4 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan.

“Tôi nghĩ một phần của “quan điểm công chúng” là bộ máy lãnh đạo để ý tới quan điểm của dân chúng, và bao gồm PLA”, Alan Romberg, một chuyên gia về Trung Quốc và Đài Loan thuộc Trung tâm Henry L. Stimson, một viện nghiên cứu tại Washington D.C., nhận định.

Cuốn sách của Liu chính thức được xuất bản vào tháng 1, nhưng hiện mới chỉ được bán tại Bắc Kinh.

Đốt một ngọn lửa tại sân sau của Mỹ

Trong những tháng gần đây, căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington leo thang về thương mại, kiểm soát Internet, thỏa thuận vũ khí Mỹ - Đài Loan và cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh đạo lưu vong của Tây Tạng – Đạt Lai Lạt Ma – người mà Trung Quốc nhiều lần lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ.

Trung Quốc đã phản ứng bằng lời lẽ tức giận và dọa sẽ trừng phạt các công ty Mỹ “dính líu” tới thỏa thuận vũ khí với Đài Loan. Tuy nhiên, họ đã không hành động như đe dọa và cho phép một tàu sân bay Mỹ cập cảng Hong Kong.

Lãnh đạo Trung Quốc không muốn làm tổn hại quan hệ với Mỹ, một đối tác thương mại chính và cho đến nay vẫn là cường quốc quân sự và kinh tế lớn nhất thế giới.

Hồi cuối tuần qua, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho biết ông muốn những tranh cãi về thương mại với Mỹ sẽ dịu bớt. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg sẽ thăm Bắc Kinh trong tuần này.

Các nhà hoạch định chính sách của Bắc Kinh phải hết sức thận trọng trong việc giữ thăng bằng giữa yêu cầu trong và ngoài nước về cách giải quyết với Washington, Jin Canrong, giáo sư về quan hệ quốc tế thuộc Đại học Renmin tại Bắc Kinh, nhận định.

“Xã hội Trung Quốc đang thay đổi, và bạn nhận thấy rằng tất cả những quan điểm trong nước hiện nay đều nhằm vào việc Trung Quốc nên làm gì bây giờ với Mỹ. Nếu xã hội yêu cầu một quan điểm mạnh mẽ hơn, thì việc phớt lờ có thể mang đến những tổn thất nhất định,” ông Jin nhấn mạnh.

Đại tá Liu và các sĩ quan khác của PLA đều khẳng định họ nhìn thấy ít cơ hội để tránh đối đầu sâu sắc với Mỹ, chiến tranh và hòa bình rất mong manh.

“Tôi rất bi quan về tương lai,” một sĩ quan khác của PLA, Colonel Dai Xu, viết trong một cuốn sách khác xuất bản gần đây. Cuốn sách khẳng định Trung Quốc đang bị bao vây bởi những quốc gia thù địch vốn lệ thuộc bởi Mỹ.

“Tôi tin rằng Trung Quốc không thể thoát được tai họa chiến tranh, và tai họa này có thể đến trong tương lai không xa, cùng lắm là 10 – 20 năm nữa,” Dai viết.

“Nếu Mỹ có thể đốt cháy ngọn lửa tại sân sau của Trung Quốc, thì chúng tôi cũng có thể đốt một ngọn lửa tại sân sau của họ,” ông Dai cảnh báo.

Đại tá Liu viết rằng, Trung Quốc và Mỹ có thể giải quyết xung đột thông qua cuộc cạnh tranh kinh tế hòa bình và cuộc đua giành tầm ảnh hưởng lớn hơn trong những thập kỉ tới, khi Bắc Kinh không còn nghi ngờ gì nữa sẽ nổi lên là thủ lĩnh toàn cầu.

Tuy nhiên, khi Bắc Kinh phát triển trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới thì họ cũng sẽ cần lực lượng quân sự hùng mạnh nhất thế giới để ngăn chặn việc nước Mỹ đang thách thức sự thống trị của Trung Quốc.

PLA cần phải trở nên hùng mạnh để Mỹ “không dám và sẽ không thể can thiệp vào một cuộc xung đột quân sự ở eo biển Đài Loan. Hãy biến những túi tiền thành túi đạn", Đại tá Liu nhận định.

Thu An (Theo Reuters)

-----------------------------------------------------------------

Trung – Mỹ có thể mắc kẹt trong một “trò chơi nguy hiểm”

Thứ sáu, 26/02/2010, 10:26(GMT+7)

Posted Image

Ảnh minh họa

VIT - Hãng thông tấn Reuters ngày 25/2 đưa tin, một cựu quan chức của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF hôm qua phân tích, việc Trung Quốc tự cho mình đang chiếm ưu thế trong nền kinh tế thế giới sẽ mang đến rủi ro to lớn cho quan hệ Mỹ - Trung Quốc, nhưng ông cũng nhấn mạnh đến tính bức thiết trong việc hạ thấp các khoản nợ công của Mỹ. Vấn đề số lượng khổng lồ về trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc đang nắm giữ đang rơi vào thế “đứng mũi chịu sào” trong quan hệ hai nước. Càng ngày có nhiều người lo lắng, Trung Quốc có thể lợi dụng vị thế chủ nợ của mình để phản đối lại các chính sách của Mỹ.

Chịu sự kìm chế bởi tỷ lệ thâm hụt ngân sách tài chính quá lớn, Mỹ cần phải duy trì được sự hứng thú của các nhà đầu tư đối với mình chẳng hạn như sự hứng thú của Trung Quốc đối với trái phiếu chính phủ Mỹ.

Eswar Prasad, nguyên vụ trưởng phụ trách chính sách về Trung Quốc tại IMF bày tỏ với “Ủy ban đánh giá an ninh kinh tế Mỹ - Trung” rằng, “trên thực tế, các chiêu bài đàm phán của hai nước về cơ bản hiện nay đều tương đương nhau. Tuy nhiên, sự thay đổi về quan niệm đã dần trở thành một trò chơi đầy rủi ro và trò chơi này có thể sẽ mất kiểm soát”.

Một quan chức quân đội Trung Quốc từ đầu tháng 2 đã kiến nghị, Trung Quốc nên “bán tháo” một phần trái phiếu kho bạc Mỹ, nhằm đáp trả cho quyết định bán 6,4 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan của Mỹ.

Theo số liệu mới nhất của Mỹ, Trung Quốc có thể sẽ cắt giảm quy mô thu mua trái phiếu chính phủ Mỹ, điều này khiến mọi người thêm lo ngại, Trung Quốc có thể lợi dụng tầm ảnh hưởng đang không ngừng gia tăng để chống lại các chính sách của Mỹ.

Đồng thời, ông Eswar Prasad còn lại một cựu quan chức của IMF, hiện đang làm việc cho Viện Brookings cũng cho rằng: nếu Trung Quốc muốn bán tháo số tài sản đồng USD với quy mô lớn, bản thân quốc gia này cũng sẽ phải trả một cái giá nhất định.

“Tuy nhiên, xem xét từ góc độ bảo vệ chủ quyền quốc gia, nếu sự tranh chấp kinh tế như va chạm thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc lên tới đỉnh điểm, Trung Quốc rất có thể cho rằng, việc trả giá là rất đáng”, ông Prasad cho biết thêm.

Nguy cơ đối đầu cao

Theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, tháng 12, số trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc sở hữu giảm xuống còn 755,4 tỷ USD, từ đó đưa Nhật Bản quay trở lại ngôi vị nước chủ nợ lớn nhất của Mỹ.

Ông Prasad cho rằng, Mỹ cần phải hạ thấp tỷ lệ thâm hụt ngân sách và con số nợ công, để nâng cao khả năng chịu sức ép từ bên ngoài, nếu không “sự mất cân bằng trong quan hệ Mỹ - Trung sẽ ngày càng xấu đi”.

Cũng theo ông này, trong sự tranh chấp chính trị bao gồm cả kinh tế, Mỹ cũng nên có thái độ cứng rắn tự tin hơn nữa để đối phó với Trung Quốc. Mỹ cũng nên bắt tay với các quốc gia đang phát triển khác để gia tăng sức ép cho Trung Quốc, nhằm hối thúc đồng Nhân dân tệ tăng giá.

Tuy nhiên, ông Prasad cũng kiến nghị, Washington cần phải xây dựng sự tin cậy lẫn nhau giữa các nhà lãnh đạo của hai nước Mỹ - Trung Quốc, để bảo đảm các sự tranh chấp thương mại tầng thấp sẽ không mất đi sự kiểm soát.

“Chỉ cần một phát ngôn, một hành động không hay xuất phát từ hai nước có thể sẽ khiến hai nước rơi vào vòng xoáy của sự đối đầu”, ông Prasad nhấn mạnh.

T.H (Theo Reuters)

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Trung Quốc nên tìm cách soán ngôi Mỹ"

Thứ ba, 02/03/2010, 15:04(GMT+7)

Posted Image

Tân binh của PLA tham gia buổi học huấn luyện tại Changzhi hôm 01/3. (Ảnh Reuters)

VIT - Trung Quốc nên xây dựng quân đội hùng mạnh nhất thế giới và nhanh chóng thay thế Mỹ với tư cách là “quán quân” toàn cầu, một quan chức thuộc quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) khẳng định trong một cuốn sách mới phản ánh tham vọng dân tộc chủ nghĩa ngày càng gia tăng của Bắc Kinh.

Ghê thật !!! :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bất kỳ tổ chức nào, ở bất kỳ quy mô nào, toàn cầu, quốc gia, công ty...hay 1 forum nếu muốn phát triển lành mạnh và bền vững đều phải có khả năng tự cân dối, hiệu chỉnh tự thân, tự cân bằng các nhóm lợi ích. Nếu không tự thân cân bằng được thì, không sớm thì muộn, ngoại lực sẽ làm cân bằng theo quy luật. Cô âm hay cô dương đều không tốt, có hùng cường thì cũng là nhất thời. Xét về cái lý này Mỹ hay Trung có lợi thế hơn ? Và ai là anh cả thì có lợi cho phần còn lại của thế giới ?

Trung quốc nên trỗi dậy sớm, ra mặt đua tranh sớm chừng nào tốt chừng đó cho phần còn lại của thế giới, thế giới sẽ sớm nhận ra đang giao lưu với cái gì ? và có như thế thì một lý thuyết vũ trụ cổ xưa mới trở lại được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trâu bò húc nhau, ruồi mũi có lợi. Trong trường hợp này những nước thứ 3 có thể có lợi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung quốc nên trỗi dậy sớm, ra mặt đua tranh sớm chừng nào tốt chừng đó cho phần còn lại của thế giới, thế giới sẽ sớm nhận ra đang giao lưu với cái gì ? và có như thế thì một lý thuyết vũ trụ cổ xưa mới trở lại được.

Nếu TQ trở thành siêu cường số 1 và nếu không ai có thể kềm chế được TQ thì đó là thảm họa đáng sợ nhất của nhân loại ở thế kỷ 21 này. Lý do đơn giản, tài nguyên các loại của thế giới sẽ bị quá tải nghiêm trọng khi phải gánh GDP của môt quốc gia hơn 1.5 tỷ người, khi mà thu nhập đầu người tương xứng với siêu cường số 1 hiện tại vào cở >> 20000 USD/năm.

Thực vậy, với vị trí siêu cường số 1, nhu cầu tăng mức sống cũng như tăng thu nhập chính đáng của toàn dân TQ sẽ dẫn đến việc họ buộc phải tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ nhằm tăng lãnh thổ, tăng phạm vi và khai thác tận thu tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nước, tài nguyên con người, kể cả việc tăng ảnh hưởng (không loại trừ khả năng lũng đoạn hay gây chiến tranh xâm lược) chính trị, kinh tế, quân sự v.v... đối với phần còn lại.

Trong vài năm gần đây, việc TQ phô trương lực lượng quân sự, việc tăng chi phí quân sự khổng lồ, việc bành trướng lãnh thổ hướng biển, phạm vi ảnh hưởng hướng đại dương, kể cả việc tích cực khai thác quặng mỏ khắp nơi trên thế giới, cũng như việc sẳn sàng tranh chấp gay gắt ngay với Mỹ, với VN, với Úc, với Ấn,... đã cho thấy rõ xu hướng nguy hiểm trên.

Trước đây và bây giờ cũng vậy, có nhiếu quốc gia rất giàu có nhưng tổng tất cả dân của G7 vẫn không nhiều bằng TQ ngày nay, vậy mà thế giới đã nghiêng ngã như thế nào trong thế kỷ 20 với 2 cuộc thế chiến và nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt khác.

Theo tôi TQ chưa có đủ đức độ cần thiết để trở thành siêu cường số 1 một cách hòa bình đối với thế giới hiện đại...

Vài lời chia sẻ, lạm bàn...

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh quangnx

Nếu TQ trở thành siêu cường số 1 và nếu không ai có thể kềm chế được TQ thì đó là thảm họa đáng sợ nhất của nhân loại ở thế kỷ 21 này. Lý do đơn giản, tài nguyên các loại của thế giới sẽ bị quá tải nghiêm trọng khi phải gánh GDP của môt quốc gia hơn 1.5 tỷ người, khi mà thu nhập đầu người tương xứng với siêu cường số 1 hiện tại vào cở >> 20000 USD/năm.

Thực vậy, với vị trí siêu cường số 1, nhu cầu tăng mức sống cũng như tăng thu nhập chính đáng của toàn dân TQ sẽ dẫn đến việc họ buộc phải tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ nhằm tăng lãnh thổ, tăng phạm vi và khai thác tận thu tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nước, tài nguyên con người, kể cả việc tăng ảnh hưởng (không loại trừ khả năng lũng đoạn hay gây chiến tranh xâm lược) chính trị, kinh tế, quân sự v.v... đối với phần còn lại.

Trong vài năm gần đây, việc TQ phô trương lực lượng quân sự, việc tăng chi phí quân sự khổng lồ, việc bành trướng lãnh thổ hướng biển, phạm vi ảnh hưởng hướng đại dương, kể cả việc tích cực khai thác quặng mỏ khắp nơi trên thế giới, cũng như việc sẳn sàng tranh chấp gay gắt ngay với Mỹ, với VN, với Úc, với Ấn,... đã cho thấy rõ xu hướng nguy hiểm trên.

Trước đây và bây giờ cũng vậy, có nhiếu quốc gia rất giàu có nhưng tổng tất cả dân của G7 vẫn không nhiều bằng TQ ngày nay, vậy mà thế giới đã nghiêng ngã như thế nào trong thế kỷ 20 với 2 cuộc thế chiến và nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt khác.

Theo tôi TQ chưa có đủ đức độ cần thiết để trở thành siêu cường số 1 một cách hòa bình đối với thế giới hiện đại...

Vài lời chia sẻ, lạm bàn...

Thân mến

Các nhà khoa học về biến đổi vật chất có thể giải quyết được mâu thuẫn:tài nguyên- nâng cao mức sống này.Chúng ta cứ chấp nhận lý thuyết vụ nổ lớn của khoa học hiện đại hay thái cực của lý học đi thì chúng ta thấy mọi vật chất trên trái đất hiện nay kể cả tôi và anh đều xuất phát từ cái vật chất đầu tiên đó.

Tôi viết một điều ước viễn tưởng: Khi khoa học của nhân loại tiến bộ vượt bực nhân loại sẽ tìm ra con đường rút ngắn quá trình tiến hóa của vật chất từ dạng sơ khai tới dạng cấu tạo cao cấp nhất và có thể tổng hợp vật chất cần thiết cho cuộc sống của trái đất trực tiếp từ năng lượng của vũ trụ truyền tới trái đất, tương tự như câu chuyện huyền thoại trong cuốn "hành trình về phương đông" thì phải. Trong cuốn này viết có một ông đạo sỹ gì đó chỉ với một thấu kính và chiếc khăn mùi xoa mà có thể lấy được ối thứ từ ánh nắng mặt trời.

Kính nhà toán học

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tướng lĩnh Trung Quốc nói về sức mạnh quân sự

Một thiếu tướng đồng thời là ủy viên cơ quan tư vấn chính trị cao cấp nhất của Trung Quốc nói rằng sự phát triển của quân đội nước này không phải là mối đe dọa đối với các nước khác, nhất là Mỹ.

> Trung Quốc tăng chi tiêu quốc phòng

Phát biểu của ông được đưa ra ngay trước khi Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp) khai mạc, có lẽ là nhằm xoa dịu những tuyên bố rất táo bạo về sức mạnh quân sự từ một số sĩ quan cao cấp trước đó.

“Trung Quốc là quốc gia duy nhất thuộc Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc chưa đạt được toàn vẹn lãnh thổ,” thiếu tướng Luo Yuan, nhà nghiên cứu cấp cao của Học viện Khoa học Quân sự danh tiếng của Trung Quốc, nói.

“Chúng tôi cần suy tính kỹ để làm sao bảo đảm được toàn vẹn lãnh thổ. Chúng tôi không có ý định thách thức Mỹ,” ông thêm.

Posted Image

Xe bọc thép chở tên lửa phòng không trong cuộc diễu binh rầm rộ ở quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh tháng 10 năm ngoái.

Ảnh: Đức Thắng.

Đầu tháng này, một cuốn sách của đại tá Liu Mingfu, giáo sư Học viện Quốc phòng Trung Quốc, gây xôn xao trong giới quân sự. Trong cuốn sách mang tên "Giấc mơ Trung Quốc" dày 303 trang, ông Liu viết: "Mục tiêu lớn lao của Trung Quốc trong thế kỷ 21 là đạt được vị trí quyền lực số 1 trên thế giới”.

Cuốn sách được đặc biệt chú ý bởi những lời lẽ táo bạo, yêu cầu Trung Quốc có những hành động mạnh mẽ để đáp trả việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, Tổng thống Barack Obama đón tiếp Dalai Lama và những bất đồng khác trong quan hệ Trung - Mỹ. Mối quan hệ này đang được giới quan sát đánh giá là ở mức căng thẳng nhất kể từ khi Obama nhậm chức.

Sự cạnh tranh giữa hai cường quốc là "cuộc cạnh tranh để trở thành quốc gia dẫn đầu, một cuộc xung đột để khẳng định bên nào sa sút và bên nào tiến lên thống trị thế giới", cuốn sách của ông Liu có đoạn.

Một số sĩ quan khác, trong đó có đại tá Dai Xu của quân đội giải phóng nhân dân, đồng tình với Liu.

“Tôi rất bi quan trước tình hình tương lai,” đại tá không quân Dai Xu viết trong một cuốn sách khác. Ông này cho rằng Trung Quốc đang bị vây xung quanh bởi sự thù địch từ những quốc gia được Mỹ bảo trợ. “Tôi tin rằng Trung Quốc không thể thoát khỏi tai họa chiến tranh và tai họa này có thể đến trong một tương lai không xa, tối đa là 10 đến 20 năm.”

"Nếu Mỹ có thể đốt lửa ở sân sau của Trung Quốc, chúng ta cũng đốt lửa ở sân nhà họ", China Daily dẫn lời Dai cảnh báo.

Theo quan sát của hãng Reuters thì quan điểm của Liu và Dai không phải là quan điểm chính thức của chính phủ Trung Quốc, nhưng nó phản ánh ý muốn của một bộ phận ở trong nước này, muốn chính quyền chuyển sức mạnh kinh tế to lớn của mình thành một động lực đối trọng với phương Tây - vốn đang ì ạch trèo lên khỏi vũng suy thoái.

Có nhiều người không đồng tình với Liu và Dai. Thiếu tướng Luo nhấn mạnh rằng “đó chỉ làm tham vọng của riêng ông ấy (Liu) mà thôi”.

Zhao Qizheng, phát ngôn viên của Chính hiệp nói rằng lực lượng quân đội Trung Quốc sẽ không đe dọa bất cứ quốc gia nào. “Quốc phòng Trung Quốc chiếm khoảng 1,4-1,5% tổng sản phẩm quốc nội trong những năm gần đây. Trong khi, tại Mỹ, con số đó là 4% GDP của Mỹ, tức là gấp 3 lần của Trung Quốc,” ông Zhao nói hôm thứ ba.

Theo ông Zhao, ngân sách cho quân đội Trung Quốc năm 2009 là 480 tỷ nhân dân tệ (tương đương 70 tỷ đôla Mỹ) và chỉ một phần ba trong số đó được dành cho nghiên cứu, phát triển và mua vũ khí mới. “Có lẽ ngần đó không đủ để mua một máy bay ném bom B2,” ông nói thêm. (Xem top 10 máy bay quân sự đắt đỏ nhất)

Posted Image

Máy bay của quân đội Trung Quốc trình diễn trong lễ kỷ niệm 60 năm quốc khánh. Ảnh: Reuters.

Ngân sách quốc phòng Trung Quốc cho năm nay dự kiến tăng 7,5%, mức thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân hai con số trong hơn chục năm liên tiếp vừa qua. Năm 2010, chi tiêu quốc phòng nước này dự kiến là 7,8 tỷ USD.

Trong khi đó, theo số liệu của Trung tâm thông tin quốc phòng Mỹ, ngân sách quân sự của nước này năm ngoái là 494 tỷ USD.

“Sự phát triển của Trung Quốc không nhằm thách thức bất kỳ nước nào. Trung Quốc cũng không có ý định thay đổi trật tự thế giới hiện nay,” một quan chức cao cấp giấu tên của PLA đồng thời là chuyên gia của một học viện quân sự hàng đầu nước này nói.

Ông cũng thừa nhận rằng Trung Quốc có "đủ vũ khí cần thiết", nhưng “không thể so sánh được với Mỹ về mặt số lượng".

“Cá nhân tôi, tôi không đồng ý với những ngôn từ đao to búa lớn của các học giả, những lời này có thể làm méo mó hình ảnh của Trung Quốc,” China Daily dẫn lời ông nói. “Nên làm nhiều hơn và nói ít thôi".

Phương Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các nhà khoa học về biến đổi vật chất có thể giải quyết được mâu thuẫn:tài nguyên- nâng cao mức sống này.Chúng ta cứ chấp nhận lý thuyết vụ nổ lớn của khoa học hiện đại hay thái cực của lý học đi thì chúng ta thấy mọi vật chất trên trái đất hiện nay kể cả tôi và anh đều xuất phát từ cái vật chất đầu tiên đó.

Tôi viết một điều ước viễn tưởng: Khi khoa học của nhân loại tiến bộ vượt bực nhân loại sẽ tìm ra con đường rút ngắn quá trình tiến hóa của vật chất từ dạng sơ khai tới dạng cấu tạo cao cấp nhất và có thể tổng hợp vật chất cần thiết cho cuộc sống của trái đất trực tiếp từ năng lượng của vũ trụ truyền tới trái đất, tương tự như câu chuyện huyền thoại trong cuốn "hành trình về phương đông" thì phải. Trong cuốn này viết có một ông đạo sỹ gì đó chỉ với một thấu kính và chiếc khăn mùi xoa mà có thể lấy được ối thứ từ ánh nắng mặt trời.

Đó là câu chuyện đẹp của tương lai khi xã hội loài người đã vượt qua được các ải tự diệt và đạt được trình độ giác ngộ cao tương ứng với phương thức sản xuất siêu việt.

Rất tiếc trong tương lai gần không được như vậy. Nhu cầu phân chia lại quyền lợi trên thế giới vẫn chỉ dựa trên các phương thức mang tính "cơ bắp và cơ hội" như hiện tại. Vì vây tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên các loại kể cả khí hậu đang phải oằn lưng vì nhu cầu và tham vọng khôn lường của con người.

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay