phoenix

Canh Dần - Vài điều Về Hổ Trong Văn Hóa Dân Gian Việt

6 bài viết trong chủ đề này

Hình con hổ trên gốm Việt cổ

Từ hơn 240 ngàn cổ vật đến hàng trăm ngàn mảnh vỡ là gốm sứ thu nhặt từ con tàu cổ đắm vùng biển Cù lao Chàm Hội An (Quảng Nam), một cuộc khai quật khảo cổ học dưới nước quy mô, tốn kém kéo dài bốn năm (1997 - 200) đã mang nhiều thông tin mới lạ, thú vị về gốm của người Việt xưa cho những nhà chuyên môn trong và ngoài nước. Người ta đặc biệt lưu ý đến giá trị mỹ thuật từ các loại kiểu dáng đến hoạ tiết, hoa văn vẽ trang trí trên mặt gốm.

Nhân dịp Xuân con hổ canh Dần, tác giả bài viết - người trực tiếp đo vẽ các hoa văn trên đồ gốm tìm thấy này - xin giới thiệu vài hình ảnh vẽ về con hổ của nghệ nhân xưa.

Posted Image

Ảnh 1

Trong các đề tài vẽ, những con thú linh như long, lân, quy, phụng hoặc loài thú hiền như voi, ngựa, hươu, nai xuất hiện khá nhiều trên bề mặt loại đồ đựng thông dụng gồm đĩa, bình, lọ, âu... Riêng hình ảnh con hổ là loài dã thú thì rất hiếm hoi.Trong quá trình xếp loại bản vẽ, tôi chỉ bắt gặp ba tiêu bản trang trí trên lòng đĩa. Đĩa thứ nhất có đường kính 33cm, là loại đĩa trung vẽ lam (đơn sắc với màu oxid cobalt dưới men) hình con hổ trong tư thế chồm tới, đầu ngẩng lên. Đĩa bị vỡ, nhưng may mắn hình con hổ còn khá nguyên, những đám mây còn lại bên dưới chân thú và những hồi văn vẽ mây bo chung quanh thành đĩa (ảnh 1).

Đĩa thứ hai được xếp loại kích thước lớn, với đường kính 35cm, vẽ ba màu (gọi là tam thái, nhưng màu đỏ và lục vẽ trên men) hình con hổ dáng đứng với hai chân sau, chân trước bên phải như con người vươn ra nắm khóm cây (giống cây tre), còn chân kia choãi ra sau, con hổ có cái đuôi dài đưa ra trước đến chấm đất. Cách vẽ nhân cách hoá này cho người xem cảm giác hổ đang vạch lá dọn đường đi (ảnh 2).

Posted Image

Ảnh 2

Do ngâm lâu dưới đáy biển, nước mặn đã làm màu đỏ, lục bị xỉn và mất đi, so với một số cổ vật cùng địa điểm và niên đại, tôi mạnh dạn vẽ phục chế lại hai màu đỏ và lục đã mất (ảnh 3).

Posted Image

Ảnh 3

Đĩa thứ ba có đường kính 34,3cm, vẽ hình con hổ đang vồ mồi, bao chung quanh là dày đặc những đám mây. Đĩa này cũng vẽ ba màu, nhưng giống như đĩa thứ hai là màu lục và đỏ đã bị xỉn, mất màu (ảnh 4).

Posted Image

Ảnh 4

Một tiêu bản nữa có hình hai con hổ được vẽ trên thành bụng của bình Kendi cao 16,5cm, còn khá nguyên vẹn dáng kiểu và nét vẽ lam trên nền trắng. Con hổ với tư thế như đang rình mồi, bao quanh nó là những hoa văn mây kín đến vòi bình vú (ảnh 5).

Posted Image

Ảnh 5

Hổ là "chúa sơn lâm" nên người xưa cũng ưu ái trang trí trên một cặp bình, có chiều cao 18,4cm và 18,1cm. Cặp bình này có dáng hình trứng, có núm ở vai, để hơi lõm vào, vẽ hai con hổ tư thế giống nhau là đang vồ mồi, chi tiết cái răng nanh chìa ra, chỉ khác nhau cái đầu ngẩng lên và cúi xuống. Bình được vẽ bốn màu: màu đỏ, màu xanh, màu lục và thêm màu vàng (mạ vàng). Các màu này vẽ trên men nên đã bị mất, chỉ còn lại nét chính con hổ, những đám mây chung quanh, các cánh hoa xếp chồng lên nhau ở vai bình (ảnh 6).

Posted Image

Ảnh 6

Những tiêu bản giới thiệu trên có nguồn gốc từ trung tâm sản xuất gốm mậu dịch lớn ở miền Bắc nước ta vào thời Lê Sơ, cuối thế kỷ thứ XV. Đó là gốm Chu Đậu, xã Thái Tân, huyện Nam Thanh, tỉnh Hải Dương.

Theo Nguyễn Trọng Hỷ

Cọp trong văn học

(Theo Tin tức online )

Xếp hàng thứ ba trong mười hai chi, cọp (Dần) là một hình tượng đa nghĩa, phức tạp trong tâm linh người Việt: vừa là ác thú, vừa là thần hộ mệnh.

Từ thờ thần Hổ

Cọp - ác thú được người kinh sợ đến độ lập đền thờ, hy sinh nhân mạng để tế lễ mỗi cuối năm, như tục thờ thần Hổ ở làng Ngọc Cục (huyện Đường An, tỉnh Hải Dương) mà Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) đã kể lại kỹ càng trong Vũ Trung tuỳ bút. Đến năm 1800, tục này mới chấm dứt. Mặt khác, cọp lại là phúc thần được vẽ tranh thờ để trừ tà yểm quái. Tranh Hổ còn được bày ở nhiều đền chùa, nhất là đền thờ Thánh Mẫu, như tranh Bạch Hổ Thần tượng đặt ở đền Quan Thánh, Hà Nội. Ngày nay, tại miền Bắc Việt Nam, nhiều nhà còn sùng tín tranh Hổ.

Posted Image

Tranh dân gian Hắc Hổ

Ở nước ta, tuỳ địa phương, tuỳ sinh hoạt, quan hệ giữa người và cọp không đồng nhất. Tuy rằng ở đâu cũng sợ cọp, kiêng dè gọi bằng ông cọp, ông ba mươi, ông thầy, ông kễnh, ông cả..., nhưng dường như người dân đồng bằng sông Cửu Long ít kinh sợ cọp hơn có lẽ vì lịch sử mở cõi.

Cọp cùng với beo, sư tử, mèo... đều thuộc họ mèo (felin); giống cọp châu Á sống từ Ấn Độ sang Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc. Cọp sống lẩn khuất trong rừng rậm, có thể bơi qua sông, sống bằng săn mồi: hươu nai, chồn cáo và nhất là heo rừng. Cọp săn mồi về đêm. Như vậy cọp còn giúp con người trong việc loại bớt những thú rừng phá hoại mùa màng hay chăn nuôi. Khi cạn kiệt nguồn thịt rừng hay khi về già, không còn đủ nhanh nhẹn để vồ mồi, cọp mới lân la về các làng mạc. Con người không phải là nguồn lương thực ưu tiêncủa cọp: nhiều câu chuyện đã kể về việc gặp cọp giữa đường và được... làm lơ.

Đến cọp trong Lục Vân Tiên

Posted Image

Cọp cứu người trong truyện Lục Vân Tiên - Ảnh: Tư liệu

Trong truyện Lục Vân Tiên, cọp xuất hiện ba lần: một lần cởi trói cho tiểu đồng và đưa ra đường cái; một lần đưa Vân Tiên ra khỏi hang Thương Tòng, nơi Vân Tiên bị gia đình Thể Loan hãm hại; lần cuối, cọp bắt hai mẹ con Thể Loan bỏ lại trong hang Thương Tòng để “trả báo”, nhưng không... ăn thịt. Về cơ bản, cọp vẫn là ác thú ăn thịt người. Vì vậy, trong truyện, Trịnh Hâm mới bắt tiểu đồng trói vào gốc cây: Trước cho hùm cọp ăn mày/Hại Tiên phải dụng mưu này mới xong/Vân Tiên ngồi những đợi trông/Trịnh Hâm về nói tiểu đồng cọp ăn. (câu 875 - 878).

Trong truyện, Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) đã trình bày cọp dưới hai diện mạo: khuôn mặt tự nhiên là ác thú, nhưng lại không xuất hiện; khuôn mặt xuất hiện, cứu tinh, lại là một nhân vật hư cấu có suy tính khi hành động: Sơn quân ghé lại một bên/Cắn dây mở trói cõng lên ra đàng.

Nhưng đây chỉ là một mặt trong tâm linh người Việt, khi đã chế ngự được thiên nhiên và ác thú. Những truyện dân gian kể trên có lẽ đã thành hình khá muộn, đồng thời với Lục Vân Tiên, khi người đã bớt sợ cọp và ý thức vai trò của cọp trong việc bảo vệ mùa màng và gia súc.

Những câu chuyện vượt thời gian

Đọc Sơn Nam (1926 - 2008), chúng ta thấy người dân Nam Bộ không những không sợ, mà có khi còn tỏ ra thân thiện. Ông trích dẫn trong Gia Định thành Nhất Thống Chí của Trịnh Hoài Đức: “Hồi thế kỷ XVIII, trẻ con, đàn bà cầm liềm cắt cỏ, cầm đòn xóc, cũng chống cự và đuổi được cọp. Thái độ của người dân đối với cọp cũng lạ: vừa kính nể, coi như vị thần nhưng cũng coi thường, nếu cần thì rủ nhau đi săn bắt, giết không nương tay”.

Phạm Đình Hổ trong Vũ Trung tuỳ bút qua tục giết người tế thần Hổ, còn nhắc đến thần Xương Cuồng có ghi vào sử sách như Mộc Tinh trong Lĩnh Nam Chích Quái. Tục tế thần Hổ này có từ thời xa xưa trước Tây lịch (trước Công nguyên), khi quân nhà Tần của Nhâm Ngao và Triệu Đà mới lấn chiếm và đô hộ đất Văn Lang. Nhưng đây là một đề tài gai góc, đòi hỏi nghiên cứu chính xác. Chúng tôi sẽ đề cập trong một dịp khác.

Cho dù phong tục hy sinh nhân mạng để tế thần Hổ có là một ví dụ đơn lẻ, thì nỗi sợ cọp, kinh hãi hùm thiêng vẫn là một tâm trạng có thật, kèm theo tư tưởng mê tín, mà ngày xưa Tchya (Đái Đức Tuấn, 1908 - 1969) đã phản ánh trong tiểu thuyết Thần Hổ, 1937 và Ai hát giữa rừng khuya, 1942 mà Vũ Ngọc Phan (1902 - 1987) đã giới thiệu cặn kẽ. Ngoài ra, trong truyện Đường Rừng, 1940, Lan Khai (1906 - 1945) kể chuyện Người hoá hổ, người và súc vật có thể hoá kiếp cho nhau. Trong tuồng hát bội Hổ Thành Nhân, thế kỷ XIX cũng có chuyện hổ sinh ra người, nên nhân vật có tên như vậy.

Từ thời tiền thế chiến đến nay, bao nhiêu nước chảy qua cầu. Xã hội đổi thay, môi trường đổi thay. Cảnh núi rừng ma thiêng nước độc giảm đi nhiều. Cọp không còn là ác thú hăm doạ loài người và thần Hổ không còn là ám ảnh. Nhưng trong tâm lý, con người vẫn giữ một hình ảnh kỳ bí nào đó về chúa sơn lâm, về bộ lông tráng lệ, oai phong lẫm liệt, và hành tung bí ẩn. Vẫn còn một không khí hoang đường nào đó qua Trái tim hổ trong nhóm mười truyện Như những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp, đăng trên Báo Văn Nghệ năm 1987, xuất bản thành sách vào 1988 và được tái bản nhiều lần.

Posted Image

Cọp trong truyện Đường Rừng - Tranh: Vink

Hua Tát là một bản Mường nhỏ, miệt Lai Châu, có con hổ kỳ dị“người ta đồn có trái tim khác thường, chỉ nhỏ bằng hòn sỏi và trong suốt, là bùa hộ mệnh cùng là vị thuốc thần”. Dân bản nhiều người săn hổ, mong lấy trái tim làm thuốc chữa cho một cô gái trẻ đẹp, bị liệt đôi chân. Trong những người đi săn hổ, có chàng trai tên Khó, nghèo, xấu xí, dị dạng, cô độc: “Việc săn hổ kéo dài gần hết mùa đông. Nhưng như có phép lạ, con hổ tinh khôn biết tránh những nơi người ta phục nó. Những người đi săn bị nó săn lại. Hơn mười người chết vì con hổ dữ. Tiếng khóc than, lẫn với tiếng gió hú dài âm âm trong bản. Người ta nản chí dần, số người đi săn rụng nhanh như bứa chín cây, cuối cùng chỉ còn một người. Người ấy là Khó. Khó là trai bản Hua Tát. Chàng mồ côi cha mẹ, sống như con don, con dim. Con don, con dim sống thui thủi, đi con đường riêng, ăn uống thế nào không ai biết được. Người bản Hua Tát không biết Khó đi con đường nào tìm vết hổ. Đường của con don, con dim, hổ cũng không biết. Con hổ thấy sự nguy hiểm. Nó thay đổi chỗ ở, thay đổi đường đi. Khó và con hổ săn nhau từng giờ...”. Cuối cùng người và hổ cùng chết, trái tim hổ bị kẻ gian đánh cắp.

Đây là sáng tác mới, nhưng theo dạng truyện cổ, bắt đầu bằng: “Ngày ấy, ở Hua Tát có một cô gái...”. Đã đành là chuyện hư cấu, nhưng mang hơi hướng truyền thuyết dân gian. Và nghệ thuật kể chuyện, viết truyện của Nguyễn Huy Thiệp đã đạt tới đỉnh cao.

Nhân ngày Tết Canh Dần, chúng tôi nhắc đến một ít kỷ niệm văn học liên hệ đến cọp. Vấn đề sau là trong tâm lý người dân miền Bắc và miền Nam, cách tiếp cận với con cọp, hay thần Hổ, có phần khác nhau. Phía Bắc, từ đồng bằng lên mạn ngược, có nơi sùng bái hùm thiêng, thờ phụng đến mê tín. Người dân miền Nam cũng sợ cọp, nhưng chỉ là nỗi sợ hãi cụ thể, vật chất mà không sùng tín. Tương truyền ngày trước, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã tổ chức những trận đấu voi - cọp. Voi được xem như thú vật tuân phục và hữu ích, trái với cọp hung tợn và phá hoại. Do đó, trận đấu thiên vị và bất công, vì cọp bị nhổ nanh, tước vuốt, khớp mõm, và voi bao giờ cũng thắng. Khoảng năm 1750, Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát cùng triều đình đi trên 12 thuyền lớn, xem trận ác chiến trên bãi đất Cồn, 40 con voi tận sát 18 con cọp. Tập tục này tiếp diễn đến các đời sau, Minh Mạng xây đấu trường Hổ Quyền năm 1830 dưới chân đồi Long Thọ. Mãi đến năm 1904 đời Thành Thái, tục lệ này mới chấm dứt.

Vua chúa không tạo nên được tâm lý quần chúng, nhưng gây ảnh hưởng và điều kiện hoá đời sống tinh thần người dân. Ngày nay, nghe đâu ở Việt Nam chỉ còn hơn nghìn con cọp. Cọp là loài thú đang và đáng được bảo vệ.

Cọp là tài sản thiên nhiên, uy dũng, hùng tráng.

Diễm lệ và kỳ ảo, cọp là vẻ đẹp của một trần thế đang phôi pha...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Còn đâu ngũ hổ còn đâu tranh Hàng Trống?

Posted Image

KTNT - Trong tín ngưỡng dân gian, hổ được coi là con vật linh thứ hai sau rồng, chả thế mà danh xưng của hổ cũng được thần thánh hóa bằng những cái tên như ngài, ông... Hổ là biểu tượng cho sức mạnh và quyền uy, thường được thờ phụng. Rất nhiều gia đình ở nông thôn có tục thờ “ông ba mươi” như một cách để cầu công danh học hành, mang lại sự may mắn. Tranh Ngũ hổ của dòng tranh dân gian Hàng Trống đất Thăng Long xưa thậm chí còn trở thành dòng tranh thờ nổi tiếng. Rất tiếc, cùng sự phôi pha của thời gian, dòng tranh ấy gần như chỉ còn những dấu ấn của một thời vàng son...

Từ tín ngưỡng thờ hổ

Với niềm tôn kính, ngoài việc thờ cúng tổ tiên, thần thánh hoặc thờ Phật, nhiều gia đình người Việt còn thờ “ông ba mươi”. Họ thường đặt bức tranh này dưới tranh tượng thờ thần thánh hoặc thờ Phật. Vào những ngày rằm, mùng một hoặc lễ chạp, ngoài hương hoa, oản chuối, các cụ còn cúng một miếng thịt heo sống trên ban thờ ông hổ. Trong tục thờ, có gia đình thờ tranh ngũ ông; có gia đình chỉ thờ một ông. Những người thờ phụng ông hổ đều tin rằng có một sức mạnh siêu nhiên phù hộ cho gia trạch bình an, loại trừ tai nạn.

Đã có nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng tục thờ này bắt nguồn từ một cuộc sống nguyên thủy, khi con người còn sống trong điều kiện săn bắt, hái lượm hoặc giai đoạn đầu của cuộc sống nông nghiệp, hổ chính là sức mạnh thiên nhiên gần gũi và là tai họa đối với con người. Do đó, con người thờ hổ.

Không chỉ người Việt, một số đồng bào dân tộc thiểu số cũng có tục thờ hổ, trong đó có người Khơ mú sống ở Tây Bắc và miền Tây Nghệ An. Một tập quán ăn sâu vào tình cảm và tiềm thức của người Khơ mú thuộc họ Rvai (hổ) đó là nghi lễ cúng ma nhà (Hrôigang). Vào dịp Tết Nguyên đán, người Khơ mú thuộc họ hổ đã diễn lại các động tác của hổ, vật tổ của dòng họ. Với quan niệm hổ là tổ tiên của mình, người Khơ mú thuộc họ Rvai kiêng không động tay vào hổ, không săn bắt hổ, không giết hổ và không ăn thịt hổ. Trong các hội hè, các nghi lễ người hóa trang giống như hổ. Khi gặp hổ chết, người Khơ mú phải khóc than thật sự như tổ tiên của mình qua đời. Người ta tin rằng khi chết đi, họ sẽ hóa thành kiếp hổ. Khi còn sống, người ta kiêng đắp chăn sặc sỡ như lông hổ, khi chết, người ta đắp cho chiếc chăn khác màu lông hổ và đặt chiếc chăn giống màu lông hổ bên cạnh người chết, để hồn được siêu thoát và trở về với hổ, có nghĩa là về với tổ tiên.

Đến tranh ngũ hổ

Xuất phát từ tục thờ hổ, thần thánh hóa loài vật này, các nghệ nhân dân gian cũng xây dựng biểu tượng hổ qua nhiều chất liệu như: gỗ, đá, vôi giấy, đất nung, tranh vẽ, tranh cắt giấy... Nhưng mẫu tranh được biết đến nhiều nhất là tranh Ngũ hổ của phố Hàng Trống (Hà Nội) xưa.

Tranh Ngũ hổ Hàng Trống vẽ năm con hổ được bố cục đông đầy, cân đối trên mặt giấy. Mỗi con một dáng vẻ: con thì đứng, con thì ngồi, con cưỡi mây lướt gió. Đây là loại tranh khắc gỗ in trên giấy. Nhưng cách thức của dòng tranh Hàng Trống là chỉ in bản nét rồi dùng bút lông tô màu. Trong quá trình tô màu, các nghệ nhân đã vờn chuyển màu, tạo độ đậm, nhạt, sáng, tối. Với cách thức sáng tạo của riêng mình, các nghệ nhân Hàng Trống không chỉ tạo nên nét riêng cho dòng tranh, mà đã làm bật lên sức sống nội tại của nhân vật, thể hiện dáng ngồi, thế đứng đường bệ, oai phong, sức mạnh của loài mãnh chúa.

Màu sắc trong tranh Ngũ hổ là một thế giới hòa sắc, lộng lẫy, uy linh. Nhưng nó vẫn được khu biệt với năm màu: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen trên năm nhân vật. Lối dùng màu này của các nghệ nhân Hàng Trống thể hiện rõ một hàm ý, mang triết lý sâu xa của quan niệm dân gian truyền thống. Hoàng hổ: Con hổ ngồi chính giữa bức tranh được vẽ vờn bằng màu vàng, tượng trưng cho hành Thổ; thanh hổ, con hổ được vẽ bằng màu xanh là tượng trưng cho hành Mộc, ứng với phương Đông; bạch hổ được vẽ bằng màu trắng, là hành Kim ứng với phương Tây; xích hổ được vẽ bằng màu đỏ, là hành Hỏa ứng với phương Nam; hắc hổ được vẽ bằng màu đen, là hành Thủy ứng với phương Bắc.

Còn đâu một dòng tranh?

Theo nhiều nhà nghiên cứu, có lẽ dòng tranh Hàng Trống xuất hiện từ khoảng 400 năm trước và chịu ảnh hưởng rõ rệt của các luồng tư tưởng, văn hóa, tôn giáo giữa các vùng miền. Dòng tranh này phát triển rực rỡ từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX và bắt đầu lụi tàn. Cho đến nay, chỉ còn một nghệ nhân duy nhất của dòng tranh còn đau đáu với nghề, bức tranh Ngũ hổ nổi tiếng cũng chỉ được biết đến qua bảo tàng, sách báo.

Khác với tranh Đông HồK, kỹ thuật vẽ tranh Hàng Trống là sự kết hợp đường nét in đen từ bản khắc gỗ, với việc tô màu phẩm bằng tay, dùng bút mềm quét phẩm nước, luôn luôn tạo được những chuyển sắc đậm nhạt tinh tế. Nhờ vậy, màu sắc rất uyển chuyển. Cùng với các đề tài phản ánh sinh hoạt thường ngày hay minh họa cổ tích, tranh Hàng Trống nổi trội về thể loại tranh thờ, ảnh hưởng Phật giáo và Đạo giáo, với hình tượng tương đối giản dị mà thể hiện công phu. Ngũ hổ là một trong những đề tài thuộc dòng tranh thờ.

Là nghệ nhân cuối cùng của dòng tranh Hàng Trống, nghệ nhân dân gian Lê Đình Nghiên đang dồn toàn bộ tâm sức vào việc khôi phục và bảo vệ dòng tranh này. Nhưng bất chấp những nỗ lực không mệt mỏi của ông, tương lai của tranh Hàng Trống vẫn u ám. Sau nhiều thế hệ cha truyền, con nối, nhiều nghệ nhân đã buộc phải bỏ nghề để kiếm cái ăn mưu sinh. Những dụng cụ làm tranh như ván, bản in, vốn từng được coi là đồ gia bảo trở nên vô tác dụng, bị đem bán tống bán tháo, thậm chí là bị vứt bỏ không thương tiếc. Rất nhiều bản khắc quý báu cũng vì thế mà biến mất vĩnh viễn.

Người cuối cùng của dòng tranh này buồn bã thừa nhận, tranh Hàng Trống hầu như đã bị quên lãng. Không còn nhiều người biết và yêu thích dòng tranh này. Những khách tìm đến đặt mua tranh ông vẽ chủ yếu là những khách quen ít ỏi cố định từ nhiều năm nay. Nhưng Lê Đình Nghiên vẫn quyết không bỏ nghề, vì cho rằng đó là nghiệp tổ mà cha ông đã để lại.

Để tránh cho dòng tranh Hàng Trống bị thất truyền sau khi mình qua đời, nghệ nhân Lê Đình Nghiên đang cố gắng truyền thụ mọi bí quyết gia truyền cho người con trai út Lê Hoàn. Nhưng theo ông, để có thể trở thành một nghệ nhân tranh Hàng Trống thực thụ, ngoài năng khiếu vốn có, còn phải có sự kiên nhẫn, tỉ mẩn và niềm say mê với nghề nghiệp. Nếu như tâm huyết của ông không được người con trai út kế tục, thì nguy cơ dòng tranh Hàng Trống hoàn toàn thất truyền.

Tết Canh Dần, nhớ bức tranh Ngũ hổ của các nghệ nhân làm tranh Hàng Trống năm nào. Khâm phục vì khả năng sáng tạo vô tận và tài năng của các nghệ nhân dân gian nhưng càng buồn hơn khi một dòng tranh của đất kinh kỳ đang thực sự bị mai một. Hà Nội đang đến rất gần ngày đại lễ chào mừng 1.000 năm tuổi, các ngành chức năng đang ráo riết chuẩn bị các công đoạn, trong đó có việc khôi phục các làng nghề truyền thống và nét văn hóa của đất Tràng An. Tranh dân gian Hàng Trống, nét đẹp vàng son một thời, liệu có được vinh danh trong ngày đại lễ khi tương lai phục dựng vẫn còn mù mịt?

Đăng Nguyên

P/S:

Tranh Hàng Trống là dạng tranh sao chép (có sẵn khuôn). Người thợ chủ yếu ngồi vẽ vờn (đi nét và tô màu bằng tay). goài giá trị tinh thần mà nhiều nhà nghiên cứu xuýt xoa và sợ mai một, tranh Hàng Trống quý ở chô là bản khắc cổ không còn là bao và màu vẽ luôn bền, tươi, đẹp. Để nhân bản thì chỉ cần có chút hoa tay cầm bút vẽ và kiên nhân tô màu, sẽ có hàng loạt tranh.

Sao không thấy bạn học mỹ thuật nào quan tâm đến dòng tranh này như một số bạn yêu tranh Đông Hồ đã làm các đề tài nghiên cứu về tranh Đông Hồ??!!

Ai có nhu cầu thỉnh tranh thờ Ngũ Hổ thì liên hệ với họa sĩ Lê Đình Nghiên ở 22A Cửa Đông nhé. Hoặc liên hệ với Phoenix để lấy số điện thoại. Giá tranh ngũ hổ cỡ trung là 400K/bức. Có thể yêu cầu vẽ chỉnh màu và chòm sao giống như lý thuyết của chú Thiên Sứ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào mừng sự hồi gia với Lý Học Đông Phương của Phoenix. ACE không quên những đóng góp của Phoenix trong những ngày đầu thành lập đâu nhé!

Mà nè! Bài trên của Phoenix quên trích nguồn nha!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phượng Hoàng đúng là...Phoenix. Hồi sinh từ đống tro tàn. Theo truyền thuyết, Phượng Hoàng sau khi hồi sinh từ đống tro tàn thì càng mạnh mẽ và rực rỡ hơn. Trong ý nghĩa phương Tây, thể hiện rỏ trong phim Harry Poster, Phượng Hoàng có năng lượng rất lớn xua tan bóng tối của các thế lực hắc ám, phù thủy mũ đem tóc rối xấu xa. Phượng Hoàng vẫn rực rỡ với nội lực của mình.

:P :P :lol: :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào mừng sự hồi gia với Lý Học Đông Phương của Phoenix. ACE không quên những đóng góp của Phoenix trong những ngày đầu thành lập đâu nhé!

Mà nè! Bài trên của Phoenix quên trích nguồn nha!

Phượng Hoàng đúng là...Phoenix. Hồi sinh từ đống tro tàn. Theo truyền thuyết, Phượng Hoàng sau khi hồi sinh từ đống tro tàn thì càng mạnh mẽ và rực rỡ hơn. Trong ý nghĩa phương Tây, thể hiện rỏ trong phim Harry Poster, Phượng Hoàng có năng lượng rất lớn xua tan bóng tối của các thế lực hắc ám, phù thủy mũ đem tóc rối xấu xa. Phượng Hoàng vẫn rực rỡ với nội lực của mình.

Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image

Lâu quá mới vào lại diễn đàn. Không biết có lời nhắn nhủ từ mấy tháng trước. Thật tiếc vì không thể quay lại sớm để tri ân. Xin lỗi BQT và các anh/chị/em trên diễn đàn vì bài viết thiếu trích nguồn nhé. Năm ngoái dự tính viết về con hổ. Nào ngờ quay đi quay lai hết mất năm ông Cọp rùi. Ông Mèo sắp nhậm chức rồi, để xem có duyên để nói chuyện với Mèo hay không??

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình con hổ trên gốm Việt cổ

Posted ImagePosted ImageTừ hơn 240 ngàn cổ vật đến hàng trăm ngàn mảnh vỡ là gốm sứ thu nhặt từ con tàu cổ đắm vùng biển Cù lao Chàm Hội An (Quảng Nam), một cuộc khai quật khảo cổ học dưới nước quy mô, tốn kém kéo dài bốn năm (1997 – 200) đã mang nhiều thông tin mới lạ, thú vị về gốm của người Việt xưa cho những nhà chuyên môn trong và ngoài nước. Người ta đặc biệt lưu ý đến giá trị mỹ thuật từ các loại kiểu dáng đến hoạ tiết, hoa văn vẽ trang trí trên mặt gốm. Nhân dịp Xuân con hổ canh Dần, tác giả bài viết – người trực tiếp đo vẽ các hoa văn trên đồ gốm tìm thấy này – xin giới thiệu vài hình ảnh vẽ về con hổ của nghệ nhân xưa.

Posted Image

Ảnh 1 Trong các đề tài vẽ, những con thú linh như long, lân, quy, phụng hoặc loài thú hiền như voi, ngựa, hươu, nai xuất hiện khá nhiều trên bề mặt loại đồ đựng thông dụng gồm đĩa, bình, lọ, âu… Riêng hình ảnh con hổ là loài dã thú thì rất hiếm hoi.Trong quá trình xếp loại bản vẽ, tôi chỉ bắt gặp ba tiêu bản trang trí trên lòng đĩa. Đĩa thứ nhất có đường kính 33cm, là loại đĩa trung vẽ lam (đơn sắc với màu oxid cobalt dưới men) hình con hổ trong tư thế chồm tới, đầu ngẩng lên. Đĩa bị vỡ, nhưng may mắn hình con hổ còn khá nguyên, những đám mây còn lại bên dưới chân thú và những hồi văn vẽ mây bo chung quanh thành đĩa (ảnh 1).Đĩa thứ hai được xếp loại kích thước lớn, với đường kính 35cm, vẽ ba màu (gọi là tam thái, nhưng màu đỏ và lục vẽ trên men) hình con hổ dáng đứng với hai chân sau, chân trước bên phải như con người vươn ra nắm khóm cây (giống cây tre), còn chân kia choãi ra sau, con hổ có cái đuôi dài đưa ra trước đến chấm đất. Cách vẽ nhân cách hoá này cho người xem cảm giác hổ đang vạch lá dọn đường đi (ảnh 2).

Posted Image

Ảnh 2 Do ngâm lâu dưới đáy biển, nước mặn đã làm màu đỏ, lục bị xỉn và mất đi, so với một số cổ vật cùng địa điểm và niên đại, tôi mạnh dạn vẽ phục chế lại hai màu đỏ và lục đã mất (ảnh 3).

Posted Image

Ảnh 3 Đĩa thứ ba có đường kính 34,3cm, vẽ hình con hổ đang vồ mồi, bao chung quanh là dày đặc những đám mây. Đĩa này cũng vẽ ba màu, nhưng giống như đĩa thứ hai là màu lục và đỏ đã bị xỉn, mất màu (ảnh 4).

Posted Image

Ảnh 4 Một tiêu bản nữa có hình hai con hổ được vẽ trên thành bụng của bình Kendi cao 16,5cm, còn khá nguyên vẹn dáng kiểu và nét vẽ lam trên nền trắng. Con hổ với tư thế như đang rình mồi, bao quanh nó là những hoa văn mây kín đến vòi bình vú (ảnh 5).

Posted Image

Ảnh 5 Hổ là “chúa sơn lâm” nên người xưa cũng ưu ái trang trí trên một cặp bình, có chiều cao 18,4cm và 18,1cm. Cặp bình này có dáng hình trứng, có núm ở vai, để hơi lõm vào, vẽ hai con hổ tư thế giống nhau là đang vồ mồi, chi tiết cái răng nanh chìa ra, chỉ khác nhau cái đầu ngẩng lên và cúi xuống. Bình được vẽ bốn màu: màu đỏ, màu xanh, màu lục và thêm màu vàng (mạ vàng). Các màu này vẽ trên men nên đã bị mất, chỉ còn lại nét chính con hổ, những đám mây chung quanh, các cánh hoa xếp chồng lên nhau ở vai bình (ảnh 6).

Posted Image

Ảnh 6 Những tiêu bản giới thiệu trên có nguồn gốc từ trung tâm sản xuất gốm mậu dịch lớn ở miền Bắc nước ta vào thời Lê Sơ, cuối thế kỷ thứ XV. Đó là gốm Chu Đậu, xã Thái Tân, huyện Nam Thanh, tỉnh Hải Dương.

Tác giả : Nguyễn Trọng Hỷ

Share this post


Link to post
Share on other sites