Thiên Đồng

Hòa Nhập Con Người Thật

26 bài viết trong chủ đề này

Trước Đức Thích ca chưa ai thành Phật, vậy Ngài tu theo ai?

Verocana Bodhi nghĩa là Tỳ Lô Giá Na tượng trưng cho pháp thân của Như lai nghĩa là Phật tánh bên trong, nghĩa là bản thể sự vật, nghĩa là cái đầu tiên, nghĩa là chân không mà diệu hữu, nên Như Lai gọi là Chân Như. Nghĩa là trong cái không, không phải là tịch diệt hoàn toàn, mà có mầm sống của vạn pháp ẩn tàng trong ấy. Pháp thân này thường trụ, bất hoại, không thêm, không bớt hằng còn như thế mãi. Nó là cái mà Chư Tổ gọi là Con Người Thật của Bạn. Nó là cái mà Chư Tổ gọi là Bản lai Diệu mục của Bạn. Nó là cái mà Chư Phật gọi là Phật Tánh của Bạn. Phật Tánh của bạn ở dạng Thể và dạng Dụng. Thể và Dụng hợp nhất lại vượt lên trên thì gọi là Phật. Ở dạng thể thì các Bạn tiếp cận bằng kỹ thuật Thiền. Ở dạng dụng thì Bạn tiếp cận bằng kỹ thuật Năng lượng của mật tông.

Bạn không thể tu để thành Phật được, vì Phật tánh có sẵn bên trong. Bạn vốn Phật đã thành, tại vô minh quên đi mà thôi. Nay Bạn đi dần về thế tịnh, mọi sự phóng chiếu của tâm thức đều gãy đổ đi, Bạn có cái biết trực nhận, trực ngộ và trực tiếp với sự vật, Bạn và sự vật hợp nhất làm một, không qua suy luận của lý trí nhị nguyên thì gọi là Bạn hành thâm Bát Nhà Ba La Mật Đa (Prajna Paramita).

Bát nhã không thể ngồi im như vậy mà đạt được, nếu ngồi im mà đạt Bát nhã thì cục đá kia thành Phật trước Bạn. Nếu ăn chay mà thành phật thì con bò, con trâu kia thành Phật trước Bạn, nếu như tụng kinh mà thành Phật thì con chim, con cuốc kêu ngoài rừng thành phật trước Bạn. Bạn không bị cái hữu tướng lôi đi. Bạn chẳng những gạt bỏ dần bụi bặm của tâm hồn. Bạn chớ bày, làm cho các hữu tướng dày đặc thêm lên, khiến cho Phật tánh không hé lộ ra được. Bạn phải biết, các pháp hữu vi của nhà Phật chỉ là phương tiện, Bạn đừng nô lệ các phương tiện này. Trong đầu bạn đã có muôn vàn ý nghĩ, Bạn đừng để cho ý nghĩ thành Phật làm nhiều thêm các ý nghĩ này. Trong đầu bạn có muôn vàn sự loạn động, đừng tụng kinh với tham dục mà làm các loạn động này kích hoạt thêm lên. Trong các tham dục, tham làm Phật cũng làm tham dục. Trong các hữu tướng, nô lệ các tướng cũng là sự nô lệ.

Không phải Bạn tu để thành người tu, mà Bạn tu để thành Phật. Thành Phật thì xả bỏ bớt đi, đừng vơ vào làm gì. Bạn theo ý nghĩ, ý chỉ của nhà Phật mà sống, mà quán tưởng, mà tiến dần về thế tịnh. Bạn đừng đem tám vạn bốn ngàn pháp môn của Như lai vây chặt lấy tâm hồn sáng suốt của Bạn.

Chẳng phải Bạn quá đau khổ vì mọi sự của chúng sanh chăng? Chẳng phải cơm, áo, gạo, tiền… làm bạn quá đau khổ rồi chăng? Vậy cớ sao bạn còn cộng thêm cái khổ tu vào làm gì? Bạn tu như vậy là quá khổ ! Bạn tu như vậy Niết Bàn đâu không thấy mà vơ cái cực nhọc vào người. Bạn đang sống trong địa ngục đấy mà Bạn chẳng hay!

Bạn làm người bình thường còn chưa được, sao muốn thành phật được. Chỉ có gạt bỏ định kiến của bạn đi. Tâm trí nhị nguyên Bạn gãy đổ đi. Bạn có cái thấy hồn nhiên của đứa bé, bạn có cái biết trực tiếp bằng sự rung động của con tim, không qua ý thức hệ, lý luận và kinh sách nào. Bạn và sự tự nhiên là một thì gọi là thành Phật, thì gọi là sống thuận tự nhiên, thì gọi Bạn và vũ trụ đồng biến dịch.

Các sự trái tự nhiên đều dẫn đến DukKha là đau khổ, đều tạo ra Karma là nghiệp lực. Vậy Bạn bận quần áo tu sĩ, vậy Bạn ăn chay, vậy Bạn tụng kinh chỉ là vô ích nếu bạn không dụng tâm quán tâm mình được, nếu Bạn không giữ được tịnh giữa muôn ngàn ý nghĩ phải có trong tâm bạn, Bạn ngồi đấy trù gạt bỏ mọi ý nghĩ của Bạn, người mà không có ý nghĩ làm sao làm việc được. Cục đá kia chẳng có ý nghĩ mà nó có thành Phật đâu.

Bạn muốn ngồi thiền để thành gỗ đá vô tri chăng ? Nếu hòn đá kia mà có con tim rung động thì nó thành Phật trước bao nhiêu Nhà tu khổ hạnh khác. Bạn phải sống, phải làm việc, phải là một con người với đầy đủ mọi tâm tư, tình cảm. Sự rung động tự nhiên mà Bạn vẫn thành Phật. Đó là vì Bạn giữ tịnh giữa muôn ngàn ý nghĩ. Đó là vì Bạn giữ tịnh giữa muôn ngàn hành động. Đó là vì Bạn tu mà không thấy có tướng tu. Đó là vì Bạn tụng kinh mà không có người tụng kinh. Đó là vì Bạn ăn chay mà chẳng có người ăn chay, Đó là vì Bạn niệm phật mà chẳng có người niệm phật, Đó là vì Bạn lễ lạy mà bản chất là rỗng không và tịch lặng.

Kinh nói: ''Năng lễ, sở lễ tánh không tịch'' - Người lạy và Người nhận sự lễ lạy của Bạn bản chất là tánh không và tịch lặng. Nếu Bạn tưởng có ông Phật ngồi đấy để nhận cái lạy của Bạn, Bạn là phật tử mê tín. Nếu Bạn tưởng có Phật gỗ ngồi đấy nghe tụng kinh, Phật gỗ làm sao có tai? Bạn là Phật tử mê tín.

Bạn ăn chay, niệm Phật như vậy, là để tham dục khỏi khởi lên, là để Bạn gạt bỏ được bụi bặm của tâm hồn Bạn, là để Bạn hội nhập với thế tịnh và an lạc của Như lai. Chứ không phải bạn ăn chay, niệm phật và tu các pháp hữu vi làm Bạn nặng nề thêm, làm Bạn chất chứa thêm, làm Bạn tốn thì giờ thêm, làm Bạn thêm cái khổ và muôn ngàn cái khổ khác mà bạn đang có.

Vậy, Bạn quay về Ngôi Nhà Tâm của Bạn bằng cách nào? Vậy Bạn tiến về chân lý bằng cách nào? Bằng hai con đường thể và dụng để cuối cùng Bạn hội nhập với cái bất tư nghì là phật Tánh.

Về thể, Bạn dụng tâm quán tâm không phút nào ngừng nghỉ. Hành động của Bạn, Bạn phải chứng kiến cho được. Lời nói của Bạn, Bạn phải chứng kiến cho được, ý nghĩ khởi trong đầu bạn, bạn phải chứng kiến cho được. Tu là trở thành chứng nhân của chính mình. Chứ nếu Bạn là người làm, chứ nếu Bạn là người muốn sở đắc thì lập tức sa vào thiện nghiệp, rớt xuống địa ngục và dính vào Dukkha.

Nếu bạn tụng kinh nhằm cầu lành bệnh, nhằm sinh con đẻ cái, nhằm giàu có và phước báo ở thế gian là bạn dùng cái Tâm tham dục tụng kinh. Như vậy đâu phải là chánh giáo của Như Lai. Nếu Bạn niệm Phật mà như cầu Phật gia hộ Bạn cái gì thì Bạn chả biết Phật là gì. Nếu thật sự có Chư Phật, Chư Bồ Tát ở cõi tâm linh này, Ngài đâu có cần Bạn tốn thời giờ cầu khẩn như vậy. Nếu chờ đợi Bạn tụng kinh quá lâu, cầu nguyện quá nhiều mới gia hộ thì đâu phải là Đại từ Đại Bi.

Bạn tụng kinh quá lâu, Bạn cầu nguyện liên tục là để Tâm Bạn hợp nhất với thế tịnh của Như Lai. Nếu Bạn càng tụng kinh, Bạn càng cầu sở đắc. Nếu Bạn càng niệm Phật, để bạn cầu cái lợi gì đấy hữu tướng, là Bạn đã bắt đầu xa rời con đường chánh của Như Lai.

Pháp tụng kinh cao nhất của Bạn là gì? Đó là kinh vô tự của Như Lai. Bạn giữ được thế tịnh giữa muôn vàn ý nghĩ của Bạn. Giữ được thế tịnh và an lạc trong khi vẫn làm việc và tu tập. Như vậy gọi là tụng kinh liên tục mà không xa rời Pháp của Như Lai.

Bởi vậy, Bạn tiếp cận ở vấn đề bằng hai mặt tâm lý và năng lượng. Về tâm lý, Bạn nhất thiết phải hành thiền, không hành thiền thì không thể tiến lên được và không thể thực chứng được. Đối với pháp của chư Phật, Thiền Tông là yếu lĩnh. Khi hành Thiền, Bạn phải chứng kiến, chớ làm người hành động mà chỉ là chứng nhân cho chính mình. Bạn tụng kinh, Bạn có thấy mình đang tụng kinh chăng hay là tham dục đang choán đầy tâm Bạn. Tụng kinh để trả nợ Như Lai vì đã lỡ hứa rồi, Như Lai đâu có tai mà nghe Bạn hứa, Như Lai làm sao chấp nhận tâm tham dục của Bạn mà Bạn cầu.

Bạn tụng kinh, thứ nhất để đi vào thế tịnh an lạc, mục đích dần dần hội nhập với biển quang minh của Như Lai, tâm Bạn dần dần đi về thế tịnh giữa muôn vàn cái động. Trong cuộc sống, trong tu tập, Bạn không bao giờ rời xa vị trí chứng nhân. Bạn là khán giả, không phải là diễn viên. Bạn phải thấy Bạn đang tụng kinh, tụng kinh như vậy có tịnh chăng hay tham dục tụng kinh. Bạn phải thấy Bạn đang ngồi thiền, ngồi thiền như vậy là Vô Ngã hay nhằm sở đắc cái gì mà ngồi thiền.

Bạn có một hành động nào, Bạn phải thấy hành động này, hành động này xuất phát là đáp ứng tình huống tự nhiên hay là do cái tôi tham dục điều khiển. Bạn nói một lời nói nào, lời nói ấy là vô ngã, đáp ứng tình huống hay do sự tham dục làm Bạn nói ra lời ấy. Khi Bạn đang tu tập, Bạn đang làm việc đời, Bạn có chứng kiến sự vận động trong não Bạn chăng? Các ý nghĩ khởi lên Bạn có biết chăng ? Nếu sân hận tham dục khởi lên mà không biết thì tụng kinh là mỏi miệng. Nếu không giữ được thế tịnh giữa muôn vàn ý nghĩ này thì tu như vậy là vô ích. Bạn trụ vào trạng thái chứng kiến như vậy không phút giây nào xao nhãng cho đến khi sự chứng kiến là tự nhiên, chỉ có hành động chứng kiến mà không có sự cố gắng chứng kiến thì gọi là Bạn thực chứng về Thiền Tông. Đó là một nửa của vấn đề về tâm lý.

Nửa còn lại về SATTVA, thể xác và năng lượng của Bạn. Chẳng những Bạn không khổ hạnh, không làm suy kiệt cơ thể đi, mà phải biết vận dụng phương tiện hữu ích này là thân xác bạn để tu tập và rèn luyện. Trong sự vận dụng này, Bạn tập Thiền năng lượng là quan trọng. Vì Điển quang là khởi nguồn của sự sống, vì Điển quang là năng lượng thiết yếu của cuộc sống. Vậy về năng lượng, Bạn luyện thể xác Bạn và Bạn Luyện năng lượng Bạn, cho đến khi năng lượng Dục chuyển hoá thành năng lượng Giác Ngộ, thăng hoa dần lên và cuối cùng thành cực tịnh để giao thông với Điển Quang của Như Lai. Năng lượng nhỏ bé của Bạn qua hệ thống bảy luân xa nhập vào biển quang minh của Chư phật gọi là Nhập pháp Giới. Bạn sẽ có sức mạnh của Như Lai. Bạn sẽ tiếp cận với Như Lai qua phương diện năng lượng này.

Dụng Tâm quán Tâm và thực chứng năng lượng để hội nhập với biển quang minh Như lai là hai chân của Bạn tiến về thế Phật. Bạn tiến bằng hai chân này cho đến khi rốt ráo, Bạn sẽ nhập Đại Định và thực chứng Bất Tư Nghì của nhà Phật. Lúc ấy, không có vị thầy nào hướng dẫn Bạn được nữa, không ai có thể truyền đạt cái gì được nữa. Tự Bạn Bạn biết. Tự Bạn Bạn chứng .

Trước lúc ấy, nhất thiết phải đi bằng hai chân, đừng đi một chân mà không tiến được.

Thể và dụng song hành, tu và hành song đôi, hiển và mật viên thông

Hết...

Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát,

Nam Mô A Di Đà Phật

- ngoclam sưu tầm -

Trích từ: Duongsinh.net

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh ơi, theo em đọc được thì trước Phật Thích Ca đã có vô số các vị phật rồi :lol:.Ít nhất là 1 vị Phật A-Di-Đà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát,

Nam Mô A Di Đà Phật

Anh Thiên Đồng cắt nghĩa 2 câu này đi, ý nghĩa của nó như thế nào. Em thấy mọi người hay tụng niệm nhưng không hiểu ý nghĩa :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát,

Nam Mô A Di Đà Phật

Anh Thiên Đồng cắt nghĩa 2 câu này đi, ý nghĩa của nó như thế nào. Em thấy mọi người hay tụng niệm nhưng không hiểu ý nghĩa :)

A DI ĐÀ PHẬT! KHÔNG BIẾT, KHÔNG BIẾT.

:lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn

UM MANI PADMI HUM! gọi là Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn. Nó có công năng diệt trừ mọi tai nạn, đau khổ, giúp người tu đạt trí tuệ sáng suốt của Phật Thừa, gọi là Đại Minh. Bởi vậy thực hành sáu chữ này thì đạt cái huệ tự nhiên, cái vô phân biệt trí, cái trí tự nhiên biết, thấy như thật, biết như thật để làm như thật. nên gọi là Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn. Trong đó Chân Ngôn nghĩa là Đalani. Lục Tự nghĩa là gồm có sáu chữ . Đại Minh nghĩa là sáu chữ này hành công rốt ráo sẽ đưa lại cái biết to lớn, sự sáng suốt to lớn, nghĩa là cái huệ, cái tự nhiên biết, cái phản ảnh như thật của Tâm Bát Nhã Bala Mật Đa (Prajna Paramita).

UM MANI PADMI HUM! là câu thần chú nổi tiếng ở thế giới. Phật tử nào cũng thuộc, môn phái nào cũng trì tụng vì lực bất tư nghì của nó. Nó có công dụng diệt trừ đau khổ. Giúp người tu tập vượt qua Dukkha, đạt giải thoát và cái huệ tự nhiên của nhà Phật. Thần chú này do Đại Bồ Tát Quán Thế Âm thương xót chúng sanh mà tuyên thuyết trước mặt Như Lai. Vậy phải hiểu thế nào là Quán Thế Âm thì bạn mới biết cách dụng của Quán Thế Âm - 'Um Mani Padmi Hum'.

Quán Thế Âm Bồ Tát tượng trưng cho cái nghe ngược về bên trong của bạn. Chẳng những nó có ý nghĩa là Bồ Tát quán sát, lắng nghe âm thanh kêu khổ của thế gian để phát tâm đại từ đại bi cứu khổ chúng sanh. Chẳng những nó có ý nghĩa thông thường như vậy mà đối với mật tông đại thừa, Quán Thế Âm Bồ Tát còn có ý nghĩa là cách quán sát âm thanh thế gian để đạt đến Phật Thừa.

Cách ấy là thế nào? Bạn quán sát âm thanh với tâm tịnh, để tịnh tiến dần đến điểm lặng yên tột cùng . Theo đấy, âm thanh sẽ có năm dạng mà bạn phải thực hành, quán sát và tu tập luyện công. Từ từ qua kỹ thuật quán sát âm thanh này, bạn sẽ đạt nhĩ căn viên thông. Như vậy, đạt Bồ Tát Thừa và Phật Thừa qua kỹ thuật quán sát âm thanh.

Năm dạng âm thanh ấy là gì? Đầu tiên người mới tu tâm loạn động, vọng niệm là đầu mối của vô minh. Muốn chặt đứt vọng niệm này, người tu phải cột chặt tâm mình vào một giả âm cần thiết. Cột chặt tâm vào một âm thanh giả tạo này để tạo chánh định cho tâm. Thí dụ bạn trụ tâm chặt vào câu niệm 'Nam Mô A Di Đà Phật', 'Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát' hoặc 'tôi đang nhận khí đây' chẳng hạn. Đó là giả âm, đó là âm thanh giả tạo chẳng hề có ở thế gian, do bạn tự đặt ra, do tôn giáo đặt ra. Nó là phương tiện cột chặt tâm lại mà thôi, không để nó phát triển tự phát. Do trụ chặt vào câu giả âm này, tâm đứng yên gọi là chánh định.

Sau thời gian chánh định. Kỹ thuật quán sát âm thanh tiến lên bậc thứ nhì đó là tập quán sát thực âm, âm thanh thực tế của cuộc sống. Lúc bấy giờ, các tiếng động ở thế gian, âm thanh ở thế gian, bạn sử dụng giống như câu niệm Phật, giống như mã khóa. Nó có tác dụng để hành động bạn đáp ứng với tình huống. Thay vì bạn niệm 'Nam Mô A Di Đà Phật' ... thì nay bạn phải thích ứng với một âm thanh tự nhiên có thật trong xã hội. Bạn quán sát âm thanh này, trụ tâm vào âm thanh này thì âm thanh này biến thành mã khóa và nó có tác dụng cột chặt tâm bạn để vào định, nên gọi là Quán Thế Âm ở bậc thực âm.

Theo thời gian tu tập, bạn tiến lên quán sát âm thanh vi tế hơn gọi là diệu âm. Thế nào là diệu âm? Diệu âm có nghĩa là không phải nghe âm thanh bằng lỗ tai, mà nó là cái hiểu biết qua sự nghe, gọi là nhĩ thức. Bạn nghe một âm thanh não bạn vận động, tư duy tạo ra một ý niệm về âm thanh này gọi là cái biết của sự nghe, gọi là nhĩ thức. Nếu thực sự bạn tu đến mức độ này thì sáu căn bạn sẽ hợp nhất. Chẳng những nghe bằng tai mà bạn còn nghe bằng mắt, nghe bằng mũi, nghe bằng lưỡi, nghe qua xúc giác của đụng chạm sờ mó. Chẳng những bạn nghe bằng tai mà ý nghĩ trong đầu bạn cũng là một dạng âm thanh. Bởi vì lục căn tiếp xúc với lục trần sinh ra lục thức. Nếu không trụ vào các căn mà trụ vào cái biết của căn khi đối diện với lục trần thì nhĩ thức cũng như các thức khác. Cái biết sau khi nghe cũng như cái biết sau khi thấy, không khác gì nhau. Bởi vậy gọi là quán sát âm thanh ở thể diệu âm. Dù tai bị điếc đi, bạn vẫn nghe bằng các giác quan khác như thường.

Qua quá trình tu tập, nếu đã thực chứng diệu âm bạn tiến lên quán sát âm thanh của Đalani nghĩa là âm thanh không nội dung. Đalani hay thần chú của Chư Phật là âm thanh không nội dung, gọi là âm thanh vô ngã. Bạn nhập vào biển âm thanh này, âm thanh chỉ là tác nhân, khiến năng lượng giác ngộ (bodhi) hiển thị thành Phật lực, khiến trí tuệ phát triển thành tự nhiên trí.

Giai đoạn chót nghĩa là âm thanh thứ năm, dạng âm thanh tối thượng, nếu thực chứng sẽ đạt Bát Nhã Ba La Mật Đa, đó là âm thanh cõi lặng yên, âm thanh không tiếng động. Làm sao quán sát âm thanh không tiếng động (?), âm thanh cõi lặng yên là gì (?). Đó là ý nghĩ trong đầu, đó là cảnh biến diệt của nội tâm, bạn là chứng nhân cho trạng thái vận động của não bộ. Tâm không có ý niệm không có âm thanh nào thì biết nó không có âm thanh nào, âm thanh nào khởi lên có đặc tính của âm thanh ấy. Một ý nghĩ sân hận khởi lên, nghe được âm thanh sân hận này. Một ý nghĩ tham dục khởi lên, nghe được âm thanh tham dục này. Bạn nhận biết, chứng kiến trạng thái biến dịch của tâm qua kỹ thuật lắng nghe âm thanh của tâm thức mình. Âm thanh này không có tiếng động mà như có tiếng động , người ngoài chẳng biết, tai chẳng nghe được. Nó là sự cảm nhận, gọi là âm thanh cõi lặng yên. Tâm thức bạn chính là pháp giới này, âm thanh của tâm chính là âm thanh kêu khổ của thế gian. Bạn nghe được âm thanh của tâm thì tượng trưng cho Bồ Tát Quán Thế Âm nghe tiếng kêu khổ của thế gian này. Bởi vậy, niệm danh hiệu của Bồ Tát mà không quán tâm mình, chờ thần lực của Bồ Tát gia trì mà âm thanh tâm mình khởi lên, mình không thấy, mình không biết, mình chẳng chứng kiến nó, mình chẳng phải là học trò của Quán Thế Âm, làm sao nhận được sự gia trì. Nếu niệm Quán Thế Âm mà không biết lắng nghe âm thanh cõi lặng yên thì chính là sự mê tín.

Vậy muốn giác ngộ thành Phật, nhất thiết từng giờ từng phút trụ vào trạng thái nhận biết tỉnh giác, quán sát âm thanh cõi lặng yên. Nghĩa là thấy biết các ý nghĩ của mình.

Để giúp cho sự chứng kiến này, để giúp cho trạng thái Quán Thế Âm, để giúp kiểm tra chứng kiến điều chỉnh tâm mình bằng kỹ thuật Quán Thế Âm. Bồ tát Quán Thế Âm đã tuyên thuyết thần chú 'UM MANI PADMI HUM'. Công năng của nó giúp bạn cực kỳ sáng suốt, luôn luôn nghe được âm thanh cõi lặng yên nghĩa là luôn luôn biết được sự biến diệt trong não bộ , sự vận động của tâm và tham dục khởi lên trong tâm mình, Bạn không biết làm sao sửa, không biết làm sao tu, không biết thì nhất thiết không thể giác ngộ. Phật Thừa là cái biết tối thượng. Quán Thế Âm là con đường đến cái biết này. Thần chú 'UM MANI PADMI HUM' có công năng giúp bạn đạt được sự việc ấy.

Thần chú là bất tư nghì không giải thích được. Qua thực chứng, mỗi người có cái biết riêng, kinh nghiệm riêng khi hành trì. Đây không phải ý nghĩa của thần chú mà là cái biết của Chư Tổ và cái biết riêng của các Vị tu chứng truyền thừa lại.

UM nghĩa là gì (?), UM nghĩa là âm thanh mở luân xa bảy ở đỉnh đầu gọi là Sahasrara hoặc là nê hoàn cung. Nó là luân xa chót khi nội khí thăng hoa vượt qua hệ thống luân xa. Nó là cửa ngõ để nội điển bạn giao hòa với điển quang Chư Phật, Chư Bồ Tát. UM tượng trưng cho bản thể, tượng trưng cho cái một, tượng trưng cho Phật tánh ở thể dụng . Um là cái bản thể hiện thị thành vạn pháp. MANI nghĩa là hạt ngọc môni châu, nghĩa là tinh khí thần hợp nhất mà phát ra ánh sáng, còn gọi là 'tam miệu tam bồ đề', còn gọi là 'samadhi'(đại định). PADMI nghĩa là hoa sen. HUM nghĩa là quay về, tịch diệt, lặng tắt.

Như vậy, UMMANI PADMI HUM như bức tranh vẽ lại khung cảnh giữa hoa sen có hạt ngọc môni châu sáng lấp lánh, tỏa hào quang. Sau đó lặng ngắt đi mọi sự trở về trống rỗng (Sunnya).

Tại sao có hiện tượng này ? Khi bạn tu pháp Quán Thế Âm vào định, độ định sâu dần. Trước khi vào đại định, trong sự lặng yên của tâm thức bạn bỗng vang lên âm thanh UM! . . .UM! . . .UM! . . . . . . như tiếng sấm rền, từ màn tối tăm của tâm thức ánh sáng bỗng bừng lên bằng vô lượng vô biên các hạt sáng lập lánh gọi là hạt Bindu, hạt vi trần, hạt điển quang. Các hạt sáng này quay tít, sau đó co lại giống như hình hoa sen, ở giữa tâm của nó có vùng rất sáng giống như hạt ngọc môni châu. Toàn thể quang cảnh này xảy ra ở tâm khi bạn vào đại định. Sau đó quang cảnh này bỗng tắt đi, bạn rơi vào trạng thái hẫng hụt gọi là trống rỗng không còn gì cả, Bạn nhập vào Samadhi, bất tư nghì không thể nói lại được.

Như vậy, 'UM MANI PADMI HUM' là quang cảnh ở tâm trước khi đạt thể tâm không của nhà Phật.

Tâm không là gì ? Giống như cái gương phản chiếu như thị mọi sự. Khi đối diện với sự việc gì thì bạn biết như thật. Cái biết này không maya, cái biết này không huyền ảo, cái biết này không méo mó khi qua tâm phóng chiếu nhị nguyên. Khi đạt tâm không thì không có môi trường nhị nguyên nữa nên bạn sẽ thấy như thật. Trước khi đạt trạng thái này thì 'UM MANI PADMI HUM' xảy ra trong cơn thiền định của bạn.

Khi chưa đạt tâm không, độ định còn kém bạn trì âm thanh này nghiã là làm định lý đảo để nhằm đạt trạng thái HUM tiếp cận tâm không, nghĩa là với trạng thái tịnh hành công với thần chú này, qua thời gian tu tập nhất thiết sẽ đi vào Samadhi của Chư Phật và đạt trạng thái prajna (bát nhã). Khi ấy, tâm bạn không phóng chiếu sự vật nữa mà thấy như thật, biết như thật nên sẽ làm như thật. Như vậy gọi là Nirvana, gọi là Niết Bàn vì thuận tự nhiên.

- Huệ Khải -
từ: duongsinh.net
http://www.buddhismtoday.com/viet/thien/luctuchanngon.htm
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát,

Nam Mô A Di Đà Phật

Anh Thiên Đồng cắt nghĩa 2 câu này đi, ý nghĩa của nó như thế nào. Em thấy mọi người hay tụng niệm nhưng không hiểu ý nghĩa :lol:

Nam Mô là âm tiếng Ấn Độ, nghĩa là Quy Y. Quy là trở về, Y là nương theo. Nam Mô nghĩa là trở về nương tựa.

Sám Hối là Sám và Hối. Sám là chỉ cho lỗi đã phạm, lỗi trước. Hối là chỉ cho lỗi chưa phạm, lỗi sau. Không biết lỗi gì đã phạm thì khó tránh lỗi tiếp theo. Đại khái thế. Các lỗi đều từ Tham Sân Si phát ra ở Thân Miệng Ý, nếu không Sam Hối thì tội không được tiêu trừ thì quả báo ngày càng nặng.

Bồ Tát là Bồ Đề Tát Đỏa, tiếng Ấn, nghĩa là Phần Giác hay là giác ngộ phần nào, khác với Phật là Toàn Giác.

Ma Ha là Đại là Lớn, Bồ Tát Ma Ha Tát là Bậc Giác Ngộ gần như rốt ráo sắp tiến đến quả vị Phật.

Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát nghĩa là "Quy Y vị Đại Bồ Tát đã có hạnh mong cầu người có đức chứng minh cho sự sám hối". Tức là học theo và hành theo hạnh sám hối của vị Đại Bồ Tát.

Niệm Phật một câu thì tội trong 8 vố số kiếp được tiêu trừ, đại khái là có con số 8. Đó chính là Niệm: Nam Mô A Di Đà Phật.

Nam Mô là Quy Y-Trở về Nương tựa.

Phật là Phật Đà-Người giác ngộ vẹn toàn, gọi là Bậc Toàn Giác có mười danh hiệu. Phật là danh hiệu trong mười danh hiệu đó của một bậc Toàn giác.

A-Di-Đà là âm Hán dịch từ tiếng Ấn. Ấn ngữ đọc là A-Mi-Ta hay A-Mi-Ta-Ba-Gia, nghĩa là Danh Hiệu của một vị Phật, danh hiệu A-Mi-Ta có nghĩa là tuổi thọ vô lượng và ánh sáng vô lượng, gọi tắt là Vô Lượng Thọ Quang. Có thể niệm là Quy Y Phật Vô Lượng Thọ Quang.

Phật Vô Lượng Thọ Quang là vị Phật đã thành tựu 48 đại nguyện lớn lao để cứu độ chúng sinh, tiếp dẫn các hành giả tu Niệm Phật về thế giới của ngài, đó là cõi Tịnh Độ (cõi đất thành tịnh).

Hành giả niệm Phật là các vị từ Đại Bồ Tát cho đến hàng Thanh Văn, Duyên Giác hay cho đến một chúng sinh như người và động vật. Có rất nhiều sự tích động vật biết Thính Pháp và Niệm Phật rồi được thần lực của Phật A-Mi-Ta tiếp dẫn Thần Thức hóa sinh sang cõi Tịnh Độ.

Có hai vị Đại Bồ Tát trụ tại cõi Ta Bà (Uế Độ-Cõi đất Bất Tịnh) này để cứu nạn và tiếp dẫn hành giả niệm Phật, hai vị này là Bồ Tát Đại Thế Chí và Bồ Tát Đại Bi Quán Thế Âm. Phật A Mi Ta và nhị vị Đại Bồ Tát là Ba vị thường được gọi là Tây Phương Tam Thánh.

Nam-Mô A-Mi-Ta-Ba-Gia Bu-Đa-Gia

Edited by BGB
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tái Sinh

-Ông đang đọc cái gì thế? -Sách nói về sự tái sinh của các Lạt Ma.

- Một thần thông lớn như thế sao trong kinh điển của chư Phật chư Bồ Tát và các luận của chư Tổ đều không thấy nói đến?

- Vì tái sinh là hiện tượng phổ quát của vật chất, nên không cần phải cường điệu!. . .

- Sao như thế được? Bằng chứng là chúng ta đâu có làm như các Ngài được.

- Vạn pháp đều từ "tánh" hiển thị. Tuỳ theo duyên và nghiệp lực, sắc tướng được hiển thị thành các dạng khác nhau. Sắc tướng ở phạm trù hiện tượng chịu qui luật của thành trụ hoại diệt nên sinh sinh hoá hoá thay đổi liên tục từ dạng này sang dạng khác. Nhưng suy cho cùng đều từ "tánh" mà ra. Như vậy chẳng phải tái sinh là gì?. . .hề hề!. . chẳng những tôi, ông, mà con gà, con chó, cái cây, hòn đá này đều đang được "tái sinh" đấy!. . .

- Nếu thế thì ông còn đọc sách này làm gì?

- Để học tập cái pháp tối thượng trong ấy?

- Sao ông bảo chỉ là hiện tượng phổ quát?

- Chẳng phải là thần thông nếu chỉ nhằm đến cái xác tái sinh với các khả năng cũ được tái hiện.

- Vậy cái gì là vi diệu trong pháp tái sinh?

- Trạng thái nhận biết trước, trong, và sau cái chết.

- Tại sao gọi " nhận biết trước, trong, và sau cái chết." là pháp tối thượng.

- Bởi vì Phật đạo nhằm thực chứng giác ngộ, nghĩa là cái biết thấu triệt toàn diện tức khắc và phi tâm trí. Thế nhưng thường người tu tập trong lúc thức mới có thể nhận biết tỉnh giác. Còn khi ngủ thì thân tâm bất lực đành để cho vô thức hoành hành. Do vậy mà sống chánh niệm tỉnh giác chỉ mới một nửa. Ngủ đã như vậy nói gì đến vô thức của cái chết!. . .

- Quả đúng vậy. Hiện tượng tái sinh chỉ là minh hoạ cho trạng thái nhận biết tỉnh giác toàn diện trong lúc thức cũng như trong lúc ngủ, trong cuộc sống cũng như trong cái chết. Và như vậy nó là cánh cửa bước vào trạng thái giác ngộ toàn diện.

- Tiếc rằng các sách này chỉ nhằm đề cao sự tái sinh qua mặt hiện tượng mà bỏ qua cách thức để có cái "tự nhiên biết toàn diện phi thời gian, phi không gian và phi tâm trí". Thế chẳng phải là bỏ hình bắt bóng sao?

- Mô Phật! Xin cảm ơn ông về buổi nói chuyện hôm nay.

- Mời ông dùng trà ! . . .Tôi tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Xin ông hỏi việc này với các vị thiện tri thức rồi bảo cho tôi biết với.

TƯỞNG VẬY/8/10/2004, trích từ duongsinh.net.

Xuất Hồn

- Thưa cụ, nghe nói cụ có pháp xuất hồn. Có thể xuất hồn đến để dạy đạo và trị bệnh cho người khác dù họ đang ở một nơi nào thật xa chỗ cụ ở?

- Mô Phật, Phật giáo không nhìn nhận có một linh hồn tồn tại độc lập như một thực thể.

- Thế sao có môn sinh cho là cụ đã từng xuất hồn đến để dạy họ?

- Tại họ chưa thực chứng về thiền quán mới chấp tướng như vậy. Đó là một thí dụ sinh động cho trạng thái huyễn (maya)
.

- Xin cụ nói rõ hơn

- Có thể người ấy có tâm kính ái ta. Và lại quá ham học pháp. Họ rất mong ta dạy pháp cho họ. Nên điển quang phóng chiếu qua tâm trí thành ra các ảo giác như vậy.

- Thưa cụ còn có người cho rằng thấy Phật đến dạy đạo. Cụ nghĩ sao về vấn đề này?

- Do lòng tin vào tam bảo quá lớn mà lại thiếu tỉnh giác và hay chấp tướng, nên ban đầu người ấy sẽ thấy Thầy mình xuất hồn đến dạy đạo. Sau đó sẽ thấy Phật đến dạy... v.v...

Ông nên biết: Vạn pháp duy tâm tạo. Năng lượng phóng chiếu qua tâm trí sẽ tự hiển thị thành các pháp. Vậy phải tu tâm để tâm dần trở thành thanh tịnh rồi tiến tới cực tịnh và tâm không. Thì điển quang sẽ tuần tự biểu thị thành các pháp trang nghiêm thanh tịnh dần, cho đến khi trở thành "Vô Pháp". Cái đó gọi là thăng hoa chuyển hóa tâm thức về hướng giác ngộ.

- Cụ bảo các pháp biểu thị là do năng lượng phóng chiếu qua tâm thức mà thành. Vậy nội dung tâm thức chuyển hóa này căn cứ vào đâu?

- Nhất thiết phải căn cứ vào kinh điển do Như Lai và chư Tổ truyền lại và phải được một vị thầy đã thực chứng truyền trao và giám thiền thì mới được.

- Xin cảm ơn cụ về những điều cụ đã chỉ dạy hôm nay.

- Ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Ông nên tác bạch điều này với chư tăng và chư thiện tri thức để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy cho thì mới thật đúng được.

Tưởng Vậy/6/9/2007

trích từ: Duongsinh.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bố Thí

- Thưa cụ, tôi thấy mình hiểu sai về pháp bố thí.

Bởi tôi cúng dường tam bảo và chư tăng mà không hoan hỷ, bố thí cho chúng sanh mà còn thấy gợi lên những vọng niệm mong cầu. Bởi bố thí mà vẫn mong cầu mình phải được cái gì. Và dường như dần dần "sự cho" lại trở thành gánh nặng tâm lý. Tiền bạc, vật thực tuỳ hỷ cúng dường tam bảo và cho tất cả chúng sinh là sự bố thí đơn giản nhất mà mình có thể. Vậy mà điều đó đối với tôi cũng thật khó khăn! Tôi thấy khi mình cúng dường một thứ gì thì lại có sự tính toán đi kèm và tôi thường cho ít hơn so với ý nghĩ. Và thật buồn cười là càng cho đi thì tôi lại thấy tâm mình càng nhỏ hẹp hơn!. . .

Than ôi!. . .Tôi thấy mình đã thực sự làm sai pháp bố thí. Vì mỗi lần "bố thí" thì dường như tôi thấy mình lại xa Phật hơn!

Thưa cụ làm thế nào để bố thí mà luôn thấy hoan hỷ trong tâm, mỗi lần hành hạnh bố thí là mỗi bước được đến gần Phật hơn?

- Mô Phật!. . .Bố thí ba la mật không phải là "cho đi". Bởi không có người cho và người nhận. Như tay phải cho tay trái!. . .Đối tượng của bố thí ba la mật là tự tại. Bởi cái Một hợp nhất với cái Toàn Diện!. . .

Bố thí đúng nghĩa chỉ có khi nó là một hoạt dụng"vô ngã". Khi Phật và chúng sanh hợp nhất!. . Khi ta trùng với tha nhân!. . .Khi thấy trong ta có nhịp đập con tim người khác!. . . .Khi thấy trong khắp mọi chúng sanh, cho tới núi rừng sông biển, cành cây ngọn cỏ, thú vật chim muông, hoa nở mây bay, mặt trời mặt trăng, cho tới nơi sâu kín nhất của trần gian và pháp giới này đều có dòng máu và linh hồn ta thấm đẫm!. . .

Này Cỏ May!. . .Khi ông ăn cơm. Chẳng phải ông bố thí cơm cho cái miệng!. . . Chẳng phải cái miệng bố thí cơm cho dạ dày!. . . Chẳng phải dạ dày bố thí cho ruột và tạng phủ!. . .Khi thành chất bổ nuôi dưỡng cơ thể thì trong cái thân này chỗ nào mà không thấm đẫm cái hạnh bố thí của bát cơm!. . .Thế cho nên chẳng thể gọi là bố thí, mà là hoạt động tự thân mà là tự tại, mà là như thị!. . . .Thế cho nên bố thí đúng nghĩa là chẳng có cái gì như là bố thí!. . .

Này Cỏ May!. . .Chẳng phải mặt trời ngày ngày bố thí cho trần gian muôn ngàn tia nắng nuôi sống muôn loài!. . .Chẳng phải đám mây kia vẫn thường bố thí mưa cho núi rừng sông suối, cho đồng ruộng vườn cây sao!. . .Chẳng phải đất mẹ vẫn từng giây từng phút bố thí chất bổ nuôi sống cây cỏ và ngàn hoa, khiến chúng ta có lương thực và cái đẹp!. . . Còn nữa!. . .Chẳng phải ánh mắt nụ cười, cùng cái hương thầm tình nghĩa vẫn hàng ngày bố thí cho con tim ông, để nó không biến thành băng giá!. . .

Than ôi!. . Chẳng phải ông và mọi chúng sanh vẫn đang bố thí nụ cười, nước mắt cho trần gian, bố thí giọt mồ hôi cho đất mẹ, cho công trường nhà máy, bố thí trí tuệ và niềm đam mê cho vạn vạn công trình!. . . . .

Này Cỏ May!. . .Hãy tự nhiên bố thí!. . .hãy bố thí tự nhiên!. . . Chẳng cái gì như là "cho đi". Bởi người cho và người nhận đều là duy nhất "Một".

TƯỞNG VẬY/27/6/2005

Bệnh Nghiệp

-Chào cụ Tưởng Vậy!. . .


-Chào chú Ba.

- Thưa cụ bệnh nghiệp là gì? Nhà Phật có thuyết nhân quả. Con người do vô minh chìm trong luân hồi, chịu bệnh tật đau khổ... Trùng trùng duyên khởi. Hằng ngày sinh họat đi đứng nằm ngồi đối đãi lại mắc vào mê lầm mãi nên không giải thoát khỏi sinh lão bệnh tử...
Thưa cụ!. . .Người mắc các chứng bệnh thế gian có thể do cách sống trái tự nhiên sinh bệnh. Vậy nếu biết được các nguyên nhân này mà điều chỉnh cách sống cho thuận tự nhiên. Có phải ta có thể chữa lành và phòng được bệnh chăng? Còn bệnh nghiệp, người bệnh phải chăng mắc phải bệnh mà chẳng rõ nguyên nhân mình đã gây ra nghiệp lực này tự bao giờ. Vậy có cách nào biết rõ nguyên nhân bệnh nghiệp để giải trừ nhằm trị lành bệnh và từ đấy tu tập đến giác ngộ?

- Này chú Ba!. . ."Ngã" hay "cái tôi" là nguyên nhân của mọi hoạt động trái tự nhiên. Nó cũng là nguyên nhân để "nghiệp" tồn tại. Mọi biểu thị của "ngã" đều là tướng của nghiệp lực, là trả nghiệp và gây nghiệp mới. Chứ không cứ gì là bệnh tật. Vậy chỉ "vô ngã" mới luôn thuận tự nhiên và không có nghiệp. Khi ấy tuy có các biểu thị nhưng đựợc gọi là: Vô tướng, vô tác, vô sự. Trạng thái "vô ngã" khắc làm nảy sinh "cái tự nhiên biết" rằng: Thật ra "con người thật" chẳng hề bệnh bao giờ. Nên cũng chẳng có vấn đề khoẻ mạnh hay ốm đau, hạnh phúc hoặc đau khổ. . . mà bao giờ cũng là :như chính nó!. . . Bởi vậy Tổ sư gọi là: ". . .Bản lai vô nhất vật".

Cho nên vấn đề không phải là: Tìm cách xác định từng hành động, hành động nào là trái tự nhiên để điều chỉnh mà là hành thiền để thực chứng:Vô ngã!

Cũng thế, vấn đề cũng không phải là tìm cách biết bệnh này là do hành động gì trong quá khứ đã gây ra loại nghiệp gì, để giải trừ mà là hành thiền để phá ngã. Bởi chưa vô ngã, dùng cái tôi để làm pháp giải trừ thì càng giải trừ càng tạo ra nghiệp!. . .Trái lại nếu thực chứng vô ngã thì nghiệp lực như gió thổi nhà trống, như lửa cháy khoảng không!. . . .cần gì phải tìm hiểu, phải giải, phải trừ!. . .

Mô Phật!. . .Như một cuộn tơ, chém một chút thì đứt hết, nhuộm một chút thì dính trọn. Thực chứng trạng thái "Vô ngã" khắc tự thuận tự nhiên và vô bệnh tật. . .

Bởi nó vốn là như vậy!. . . .

- Cảm ơn cụ!. . .Xin mời cụ dùng trà.

- Mô Phật!. . . .Tôi tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Chú Ba nên tác bạch biệc này với chư tăng và chư thiện tri thức để xin lời chỉ dạy rồi bảo cho tôi biết với.

Ba Gàn/12/9/2005

trích từ: duongsinh.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phương Tiện

- Chư Phật, chư Bồ Tát, chư vị Tổ Sư đều có hiển thị thần thông. Nay tại sao bảo trụ vào thần thông và các trò quái dị là sai chệch bản chất của pháp môn?
- Nó chỉ là cái móc để móc cái áo choàng "chánh niệm, tỉnh giác, vô ngã, vô trụ tướng, thể nhập tánh".
- Tại sao gọi thế?

- Như có đứa bé kia học toán "cộng" ở trường. Cô giáo cho đề bài : "Em có một cái kẹo. Mẹ em cho em 2 cái nữa. Hỏi em được mấy cái? " Này Cỏ May, ông nghĩ sao. Vấn đề của đứa bé là học được phép "cộng" để sau này ứng dụng vào cuộc sống. Hay là trụ vào hình thức và chất lượng các viên kẹo?

- Biết làm toán cộng mới là mục đích của nó.

- Cũng thế pháp môn "Vô ngã, thể nhập tánh" mới là bản chất vấn đề.

- Có phải vì thế mà gọi là xa rời được tâm phân biệt của nhị nguyên?

- Đúng vậy, biết làm toán cộng thì chỉ có một, nên gọi là nhất nguyên hay bất nhị. Còn trụ vào kẹo thì có vô lượng vô biên màu sắc, hình thức và phẩm chất. Do đó sinh tâm phân biệt và đấu tranh vì cho rằng kẹo mình giá trị hơn kẹo của người khác! . . . Cũng thế pháp "Vô ngã, thể nhập tánh" của Như Lai là bình đẳng vì duy nhất "Một", còn trụ vào phương tiện hữu tướng sẽ sinh tâm phân biệt đấu tranh.

- Có phải vì thế mà nảy sinh vấn đề duy danh hữu tướng?

- Đúng vậy. Nếu bây giờ có người có người thay "kẹo" bằng "Máy vi tính hay các thiết bị hiện đại " . Thế nào Cỏ May! Ông có cho rằng đề toán có tính khoa học?

- Không phải vậy

- Nếu bây giờ có người thay "kẹo" bằng "nước mắm hay áo tứ thân". Thế nào Cỏ May! Ông có cho rằng đề toán có tính dân tộc?

- Không phải vậy
- Nếu bây giờ có người thay " kẹo" bằng "Tượng hay sách viết về Phật đạo". Thế nào Cỏ May! Ông có cho rằng đề toán là chánh giáo?
- Không phải vậy.
- Nếu bây giờ có người thay " kẹo" bằng "Tượng hay sách viết về các pháp tu khác". Thế nào Cỏ May! Ông có cho rằng đề toán là tà đạo?

- Không phải vậy.

- Này Cỏ May! Trụ vào các pháp phương tiện thì cũng "Không phải vậy".
- Vậy thế nào là phương tiện thiện xảo?

- Bây giờ giả dụ, đứa bé học toán cộng kia, đã trưởng thành. Nó làm nghề dạy học và lại dạy toán cộng. Thế nào Cỏ May! Ông có cho việc thay đổi đề bài không dùng kẹo nữa mà dùng bánh hay các vật khác là sai với chánh giáo?

- Không phải vậy.

- Thế nào Cỏ May! Ông có cho việc không thay đổi đề bài lúc nào cũng phải dùng "kẹo" mới học được phép cộng?

- Không phải vậy.
- Dụng phương tiện thiện xảo cũng như vậy.
- Mô Phật! . . Đó có phải là " . . .ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" ?

- Hôm nay trời quang, núi không sa mù. Đi dạo thôi! . . .

MÂY /12/11/2004

Luân Hồi

-Chào bác Ba Gàn

-Nè! ông Tưởng Vậy. Nay có nhân duyên gặp nhau đây, tôi xin hỏi khí không phải mong bác bỏ quá cho?

Gật đầu, im lặng, nhìn không nói!

-Luật "Luân hồi" có phải lúc nào cũng đúng ?
-Đúng vậy lúc nào cũng đúng.
-Vậy "luân hồi" cũng phải luân hồi. Nghĩa là biến dịch thành cái không luân hồi. Như vậy đâu phải lúc nào nó cũng đúng.
-Đúng vậy, lúc này nó không đúng.
-Vô lý, cùng một việc sao lại khi đúng khi không đúng!
-Mô Phật, bác Ba cứ nói hết ý mình đi rồi tôi sẽ nói vì sao lại thế.


-Cũng vậy luật "vô thường" có phải lúc nào cũng đúng ?
-Đúng vậy lúc nào cũng đúng.
-Vậy "vô thường" cũng phải vô thường nghĩa là sẽ biến dịch thành cái không "vô thường".
-Đúng vậy, lúc này nó không đúng.
-Vô lý, cùng một việc sao lại khi đúng khi không đúng!
-Mô Phật, bác Ba cứ nói hết ý mình đi rồi tôi sẽ nói vì sao lại thế.


-Cũng vậy luật "vô ngã" lúc nào cũng đúng ?
-Đúng vậy lúc nào cũng đúng.
-Vậy "vô ngã" cũng phải vô ngã. Nghĩa là nó sẽ biến dịch thành cái không "vô ngã".
-Đúng vậy, lúc này nó không đúng.
-Vô lý, cùng một việc sao lại khi đúng khi không đúng!
-Mô Phật, bác Ba cứ nói hết ý mình đi rồi tôi sẽ nói vì sao lại thế.


-Cũng vậy luật "khổ" lúc nào cũng đúng?
-Đúng vậy lúc nào cũng đúng.
-Vậy "khổ" cũng khổ. Nghĩa là sẽ biến dịch thành cái không "khổ".
-Đúng vậy, lúc này nó không đúng.
-Vô lý, cùng một việc sao lại khi đúng khi không đúng!
-Mô Phật, bác Ba cứ nói hết ý mình đi rồi tôi sẽ nói vì sao lại thế.


-Cũng vậy luật "không" lúc nào cũng đúng ?
-Đúng vậy lúc nào cũng đúng.
-Vậy "không" cũng phải không. Nghĩa là sẽ biến dịch thành không "không".
-Đúng vậy, lúc này nó không đúng.
-Vô lý, cùng một việc sao lại khi đúng khi không đúng!
-Mô Phật, bác Ba cứ nói hết ý mình đi rồi tôi sẽ nói vì sao lại thế.


-Nè! Xin lỗi bác, tôi không chờ được nữa. Cứ xem như tôi đã nói hết ý mình rồi đấy. Bác trả lời cho, vì sao vô lý thế, sao khi đúng khi lại không đúng?

-Ý đừng nóng! Thế này, chẳng có chi vô lý cả, không luân hồi là nói về "tánh", không "vô thường" là nói về "thường", không "vô ngã" là nói về "ngã", không "khổ" là nói về "lạc", không "không" là nói về diệu hữu. Các yếu lĩnh: luân hồi, khổ, không, vô thường, vô ngã. Là đứng trên quan điểm tiểu thừa. Còn: thường, lạc, ngã, tịnh là các yếu lĩnh trên quan điểm đại thừa. Tiểu thừa nói về cái "một" còn đại thừa nói về cái "toàn diện". Chẳng mâu thuẫn nhau mà còn bổ túc cho nhau rất chặt chẽ là đằng khác. Trước áp dụng các tiêu chuẩn tiểu thừa là để hoàn thiện mình. Sau áp dụng các tiêu chí của đại thừa là để độ sanh.

-Hì hì! . . bác thông tuệ thật. Tiểu đệ xin bái phục.

-Mô Phật! chứ bác không nhớ tôi có biệt danh là Tưởng Vậy sao. Tôi tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Mong bác có dịp hỏi các vị thiện tri thức khác rồi bảo cho tôi biết với!.

Phù vân 07/04

từ: duongsinh.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỊA NGỤC

- Kinh Phật bảo có các tầng trời và địa ngục?

Điều ấy có hay không? Nếu chỉ là các hình tượng minh hoạ cho các khái niệm về triết học thì sẽ khiến người tu dễ hiểu nhầm sinh mê tín. Còn nếu có thật thì hoá ra có linh hồn tồn tại như một tự tánh và có thượng đế hữu nhân cách?
- Nó có như ông đang "có" và không như ông đang "không". Vậy ông là có hay không?
- Không thể nói "có" hay "không"!. . .
- Đúng vậy!. . . Có ở bản thể và huyễn ảo ở hiện tượng, vì như một luồng chảy mãi chẳng bao giờ dừng. Bởi vậy mọi hiện tượng đều chẳng tồn tại độc lập như một tự tánh.
- Vậy địa ngục là khái niệm hay hiện tượng?
- Là tâm trí.

Tưởng Vậy/6/9/2005

VÔ THƯỜNG

Con được biết: Mọi thứ trên đời đều vô thường, nay xin hỏi vậy có thứ gì là thường còn ko mất chăng? Ví như nước mưa A, từ mây rơi xuống đất rồi bốc hơi mất . Như vậy có khi nào mưa A ko mất và trở lại được ko ? Nếu vậy mưa A là thường hay vô thường? Mưa B, mưa C cũng vậy, Liệu có vô thường ko hay là thường? LaoTru/ . . . . .

Trả lời:

Nếu Mọi thứ trên đời đều vô thường.

Thì vô thường cũng phải vô thường.

Nghĩa là có cái sẽ “Thường”.

Cái ấy gọi là Tánh hay Bản Thể

Và như vậy định luật vô thường chỉ đúng ở phạm trù hiện tượng và đếch đúng ở phạm trù bản thể.

Thí dụ trong chư kinh nhật tụng có câu:

Nam Mô Thường Trú Tam Bảo. . . .vậy Tam Bảo chẳng thường là gì?!

Do vậy, cho rằng tất cả cái gì cũng đều vô thường thì chính là một dạng của Vô Minh!

Ba Gàn

PHẬT TƯỞNG

Tư Rượu Đế đang hí luận với Tưởng Vậy:

- Nè ông Tưởng. Giáo ngoại biệt truyền: Nghĩa là có một cách truyền riêng không có trong kinh sách. Vậy cái tối thượng có phương pháp truyền sao?

Đang chăm chú đọc một cuốn kinh dày cộm. Ngước nhìn lên qua khe chiếc kính lão mang trệ ở sống mũi, Tưởng Vậy mỉm cười:

- Biệt truyền ấy không phải là có cách truyền riêng mà là: Bất truyền truyền. . . . Giáo ngoại bất truyền truyền.
- Thế còn: Bất lập văn tự: Sao lại thế? Không được viết sách. Không được ghi lại bằng văn tự. Thế nói thì được hay sao? Hay lời nói có thể diển đạt chân lý, còn chữ viết thì không?
- Ý! đừng nóng, văn tự ở đây có nghĩa là mọi phương cách hữu tướng, chứ không cứ gì chữ viết. Lời nói hay điệu bộ hoặc bất kỳ phương cách diễn đạt nào cũng đều không thể giải thích được chân lý là cái tuyệt đối. Bởi vậy không phải như chú nghĩ đâu. Câu ấy có nghĩa là: Bất lập hữu tướng.
- Như vậy là vô tướng ?
- Không phải hữu tướng không phải vô tướng mà là " Vô".
- Thế còn: Trực chỉ nhân tâm? Tớ cũng không hiểu nổi người xưa định nói gì? Trực chỉ nhân tâm, thế thân thì sao? Tớ nghĩ, thân và tâm không thể tách rời? Cái thân này cũng từ Phật tánh hiển thị mà thành. Bởi vậy, mọi biến chuyển nơi thân đều gây ra tác động nơi tâm và ngược lại. Vậy cũng cần trực chỉ thân nữa chứ?
- Không phải như chú nghĩ đâu. Người tu tập bất cứ lúc nào cũng phải nhận biết tỉnh giác mọi hành động của mình trong sinh hoạt thường nhật, thế chẳng phải luôn trực chỉ thân là gì? Câu trực chỉ nhân tâm là nhằm nhấn mạnh sự quan trọng của phương pháp dụng tâm quán tâm khi hành thiền. Vậy câu ấy, chú nên hiểu là: Trực chỉ thân tâm.
- Thế còn câu: “Kiến tánh thành Phật”? Theo tôi nghĩ thì: Kiến tánh thì tánh là đối tượng của kiến. Vậy kiến và tánh là 2 cực của tâm trí nhị nguyên, nên chưa thành Phật được. Hơn nữa Phật không thể thành vì bản thể vốn là Phật, chưa bao giờ không phải Phật nên không có việc thành.
- Không phải vậy đâu. Kiến không phải là thấy. Kiến vượt trên thấy và không thấy. Nó có nghĩa là trạng thái thể nhập. Vậy kiến tánh không phải là thấy tánh mà là thể nhập tánh như giọt nước rớt vào lòng đại dương vậy. Còn thành Phật: Đúng như chú nói, bản thể tức Phật, nhưng toàn thể hiện tượng cũng là Phật, nên thành Phật nhằm chỉ sự hội nhập hoặc thống nhất giữa hiện tượng và bản thể, giữa giới hạn và vô giới hạn, giữa cái một và toàn diện Bởi vậy câu ấy, chú nên hiểu là: Tánh tức Phật.
- Hì hì! Bác thông tuệ thật, em thật bái phục.
- Mô Phật! chứ chú không biết tôi có biệt danh là Tưởng Vậy sao? Tôi tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy? Chú nên hỏi các vị thiện trí thức khác rồi bảo cho tôi biết với.

từ: duongsinh.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bản Thể

-Thế nào là bản thể của tâm?
- Không có vấn đề ấy
- Tại sao?
- Nếu tâm là tâm thức hay trạng thái tâm lý thì tâm đang ở "dụng"nghĩa là phạm trù hiện tượng. Do đó không thuộc phạm trù bản thể. Nếu tâm là cái tối thượng thì nó là tánh hay thể, nên không cần phải dùng bản thể của tâm! . . .
- Thế nào là năng lực của tâm?
- Không có vấn đề ấy.
- Tại sao?
- Nếu tâm là tâm thức hay tâm lý, thì cái gọi là hiệu ứng tâm lý thật ra là do cơ thể hiển thị. Bởi tâm lý hay tâm thức chỉ là một khái niệm duy danh không phải là một thực thể. Do đó không có vấn đề năng lực của tâm! Nếu tâm là cái tối thượng thì nó là tánh hay thể do vậy nó phải vượt khỏi phạm trù nhị nguyên của "năng và không năng". Vì cái tối thượng thì phi đặc tính. Bởi vậy không có vấn đề năng lực của tâm! . . .
- Đặc tính "tịnh" của khí là gì?
- Không có vấn đề ấy.
- Tại sao?
- Nếu khí ở "dụng" nghĩa là mặt hiện tượng thì khí là năng lượng. Đã là năng lượng thì năng động miên viễn chảy mãi không bao giờ ngừng nghĩ. Do vậy không có vấn đề tịnh. Nếu khí là cái tối thượng thì khí trùng với tánh hay đạo. Do vậy khi ấy khí phải vượt khỏi phạm trù nhị nguyên của "tịnh và động"Nên trong trường hợp này cũng không có vấn đề tịnh của khí.
- Vậy phải dùng "tâm" hay "khí" thế nào mới đúng?
- Đừng vẽ rắn thêm chân! . . .
- Mô Phật! . . .
- Uống trà đi!

HAI LÚA/14/9/2004

TÂM KHÔNG?

- Ngồi thiền yên lặng, không để một ý nghĩ hay tình cảm nào phát khởi, giữ tâm rỗng không. Trạng thái đó có phải " Tâm Không" không ?
- Có " Chỉ" mà không có " Quán", có " Định" mà không có " Tuệ ". Đó là " Ngoan Không "hay tâm không có gì", chứ không phải tâm không. Tiếp tục hành công như vậy, tâm thức sẽ biến thành vô tri vô giác như gỗ đá. Không còn khả năng nhận biết tỉnh giác nên không thể "Kiến Tánh " được.
- Xin cho một thí dụ ?
- Như cái ly chứa nước này, tâm thức chứa dòng sông ý nghĩ và tình cảm. Do phan duyên với các niệm này mà tâm rối loạn. Muốn định tâm mà gạt bỏ mọi ý nghĩ và tình cảm, thì thành trạng thái tâm thức chứa "cái không có gì" đối lập với "cái có". Chứ khuôn mẫu tâm thức vẫn còn, tức là còn "có ngã". Giống như ly nước này, tuy đổ nước đi nhưng vẫn còn cái ly. Tâm không trái lại, như là không còn cả cái ly, không còn cả khuôn mẫu tâm thức. Tức là không còn có ngã (vô ngã - anatta).
- Như vậy làm thế nào để đạt tâm không ?
- Dùng phương tiện nhận biết tỉnh giác, thăng hoa ý thức và chuyển hoá vô thức. Cho đến khi toàn bộ tâm thức là trạng thái "nhận biết thuần khiết". Do không còn vô nhận biết để so sánh. Nên cái biết này không gọi là biết. Vì không có hành động biết, không cố gắng để biết, và vượt ra ngoài tâm trí. Nên gọi là " tự nhiên trí", là "trực nhận"hay "vô sư trí". Còn gọi là " bát nhã" hay sự vật "phản ảnh như thị" qua tâm không.


MÂY 1/10/2003

Từ: duongsinh.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

TỤNG KINH

Này Cỏ May! Tụng kinh là để không tụng.

Kinh hữu tướng là phương tiện dẫn đến kinh vô tướng. Kinh hữu tự là phương tiện dẫn đến kinh vô tự.

Ngã tụng kinh hữu tự là phương tiện thiện xảo của Như Lai để dẫn đến vô ngã hành trì vô tự kinh:

- Này Cỏ May!. . . .Đèn, hương, hoa quả, cúng dường tam bảo là phương tiện thiện xảo dẫn đến vô ngã cúng dường cho chúng sanh trong các cõi. Dẫn đến bố thí ba la mật!. . . .Bởi thân xác hữu lậu của chúng sanh rốt ráo chính là bàn thờ tam bảo với Phật tánh ở bên trong.

- Nén hương hữu tướng đốt trên tam bảo là phương tiện thiện xảo dẫn đến nén tâm hương ông vẫn cúng dường cho Phật tánh ẩn tàng trong pháp giới!. . . .

- Quì lạy Như Lai là phương tiện thiện xảo dẫn đến tâm khiêm cung đảnh lễ mọi chúng sanh vì Phật tánh đang biểu thị nơi họ!. . . .

- Cơ thể trang nghiêm thanh tịnh, tâm chánh định tỉnh giác khi tụng kinh là phương tiện thiện xảo của Như lai để dẫn đến giới tự giữ, luôn thuận tự nhiên, tuỳ duyên hiển tướng và phản ảnh như thị sự vật!. . . Đó chính là trì giới ba la mật!. . . .

- Này Cỏ May!. . .Dù nắng dù mưa, chẳng nệ trưa chiều sớm tối, xuân hạ thu đông, chẳng kể có việc buồn hay vui. . . .ông đều tinh tấn công phu không bao giờ lỡ hẹn với Như Lai!. . . .Đó cũng là phương tiện thiện xảo của ba đời chư Phật dẫn đến việc tu học và hành đạo không phải là môt lý tưởng để đeo đuổi mà như là bản chất của đời ông. . .là máu thịt của đời ông. . . .Tự nhiên nó phải vậy chẳng cần cố gắng !. . . Mô Phật!. . .Đó cũng chính là tinh tấn ba la mật!. . . .

- Khi được xã hội đề cao xiển dương hay lúc bị chê bai ruồng bỏ nhiều tai tiếng thị phi. . .dù thành công hay thất bại. . .dù nhục hay vinh. . . .Ông vẫn một lòng tri tụng đúng nghi thức. . .vẫn một lòng hành trì đúng giới hạnh. . . .Mô Phật đó cũng là phương tiện thiện xảo của Như lai để dẫn đến trạng thái rỗng không tự tại đầy nhận biết. . .sự việc đến rồi đi như gió thổi nhà trống như lửa cháy khoảng không. . .Niềm vui không nguyên nhân khiến nụ cười không bao giờ tắt trên môi!. . . .Này Cỏ May!. . .Đó chẳng phải là nhẫn nhục ba la mật sao?!. . .

- Tụng kinh đúng nghi thức, khoan thai, rõ ràng , từ tốn, âm điệu hợp lý cũng chính là chánh ngữ và ái ngử. Nó là phương tiện thiện xảo của Như Lai để dẫn đến lời nói và hành động trong cuộc sống vô ngã tức thời tức khắc phi khái niệm. . . .Mô Phật! Đó cũng chính là thiền định ba la mật!. . . .

- Này Cỏ May!. . .Bởi đặt niềm tin vào Như lai và chư Bồ Tát là những người đã chứng ngộ mà ông y kinh điển phụng trì và sống theo. Bởi tin tưởng chư tăng là những người con Phật đã thông tình đạt lý mà ông nghe theo lời chỉ dạy của các ngài để liễu nghĩa kinh điển của Như lai. . . .Bởi biết mình còn tâm trí nên ông nhìn đời qua giới luật của Như Lai mà không phán xét!. . . .Nhờ vậy mà ông hoà hợp được với mọi người. . .có trí huệ và hữu dụng cho mình cho gia đình và cho xã hội!. . . .Thế nhưng đây cũng là phương tiện thiện xảo của Như Lai để dẫn đến cái tự nhiên biết của vô ngã. . .cái biết phi khái niệm. . . .như thị. . . . đi liền với hành động tức thời không chần chừ do dự của vô tác. . . .Mô Phật!. . .Đó chính là trí huệ ba la mật vậy!. . . .

Mô Phật!. . .Đối với ta kinh nghiệm lớn nhất trong đời là:

Làm gì ta cũng thấy như đang trong thời tụng kinh trước bàn thờ tam bảo, với Như Lai đang yên lặng mỉm cười trên cao:

- Khi nói với mọi người ta thật tình xem như đang tụng kinh!. . .
- Khi làm việc gì ta cũng xem như là nghi thức khi đang tụng kinh!
- Tình cảm của ta đối với mọi người mọi cảnh vật chim muông thú vật cũng như lòng yêu mến kính trọng của ta đối với Như lai khi đang tụng kinh!. . . .
- Ta nương theo lẽ đời để sống cũng giống như nương theo lý kinh để hành trì vậy!. . . .

Mô Phật!. . .ta vốn là người vô học nơi xó núi, ngoài lúc lao động kiếm sống chỉ biết có thú vui uống trà!. . . .
Ông đã có lòng hỏi, ta đã thật tình vì ông và những bạn uống trà của mình mà nói. . . .

Ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy!. . . .Ông nên tác bạch việc này với chư tăng và chư thiện tri thức để các ngài giảng dạy cho rồi nói lại để ta cùng học với! . . . .

Tưởng Vậy/12/8/2006
Từ duongsinh.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

THỰC CHỨNG

-Chào cụ Tưởng Vậy
-Chào chú Ba Gàn
-Thưa cụ cho đến giờ thì con đã học rất nhiều pháp. Vậy hàng ngày biết tập pháp gì. Vì nếu tập hết thì không đủ thời gian?

- Nếu những bài tập trước đã thực chứng rồi, thì tập bài mới nhất.
- Thưa cụ làm sao biết đã thực chứng một pháp?

- Căn cứ vào những biểu hiện thăng hoa chuyển hóa về hướng giác ngộ của thân và tâm mình mà biết. Thí dụ gọi là đã thực chứng liệu trình A khi người tập lành bệnh, có tâm chánh định, thân tâm thường an lạc và có khả năng hướng dẫn người khác tập cũng đạt như vậy.

- Thưa cụ thế nào là lành tâm bệnh?
- Khi giác quan tiếp xúc với hình ảnh, âm thanh bên ngoài và khi ý thức đối diện với chính mình mà vẫn không mất cái an nhiên tự tại thì gọi là lành tâm bệnh.

- Thưa cụ để đạt như vậy có quá khó không?
- Đều có những phương pháp thực hành cụ thể và đã có rất nhiều người đạt như vậy qua tập luyện. Thí dụ liệu trình A, để trị thân bệnh thì có phương pháp tự điều khí trị bệnh, để trị tâm bệnh thì có phương pháp niệm Phật Tam Muội và dụng tâm quán tâm trong hành thiền áp dụng đồng thời với chánh định tỉnh giác trong cuộc sống.

- Thưa cụ thế nào là Niệm Phật Tam Muội?
- Đó là thân, khẩu, ý, đều hợp nhất khi niệm hồng danh A Di Đà Phật. Nếu niệm như vậy trong trạng thái đắc khí thì tam mật sẽ tương ưng.

- Thưa cụ thế nào là tam mật tương ưng?
- Đó là thân mật, khẩu mật và ý mật sẽ hợp nhất và đồng có biểu thị phối hợp với nhau trong trạng thái tâm không.

- Thưa cụ sao gọi là thân mật, khẩu mật, ý mật?
- Vì khi ấy các biểu thị của thân khẩu ý là do điển quang làm tự xuất hiện. Thí dụ nếu đang lần chuỗi thì điển quang sẽ làm công phu "số niệm châu" tự xuất hiện. Khi ấy trên tay không có xâu chuỗi, nhưng điển quang vẫn tác động để ngón cái và ngón trỏ vê tròn quả phúc trước rồi gạt xuống như có hạt châu thật. Thí dụ âm thanh niệm hồng danh tự thay đổi đi, có uy lực trầm hùng và từ đan điền. Còn nếu chỉ trì không niệm thì sẽ nhất tâm bất loạn do âm thanh niệm hồng danh vang lên trong tâm như sấm rền đánh tan mọi tạp niệm.

- Thưa cụ khi ấy gọi là chánh định chứ sao là tâm không?

- Này chú Ba, đấy là cái vi diệu của Thiền Đại Thủ Ấn. Nếu dùng ý thức để thân khẩu ý hợp nhất khi niệm hồng danh thì sẽ đạt tâm chánh định. Nhưng muốn thể nhập quốc độ tịnh độ thì tâm thức phải rỗng không không có một niệm nào kể cả niệm Phật. Dùng hồng danh đức đạo sư để đánh tan mọi tạp niệm là phương tiện thiện xảo, nhưng khi tâm đã định rồi thì phải bỏ phương tiện khéo ấy đi mới là cái khó. Này chú Ba, cái đó giống như là qua sông rồi thì đừng vác thuyền theo nữa. Muốn vậy Thân mật, Khẩu mật và Ý mật phải tương ưng với nhau.

- Làm sao để tam mật tự tương ưng?

- Ban đầu nhận điển quang, trụ tâm chắc vào hồng danh A Di Đà. Lát sau đại thủ ấn sẽ tự hiển thị trên đỉnh đầu, vẽ linh phù vào toàn thân, vào miệng và vào các luân xa trên cơ thể. Sau đó đại thủ ấn sẽ tách ra và chuyển động bằng điển quang. Tiếp tục trụ chắc tâm vào hồng danh cho đến khi hai tay tự thu về thành ấn tam muội của tư thế thiền định. Hành công đến đây thì nhận biết tỉnh giác toàn diện mà không trì hay niệm hồng danh nữa. Khi ấy thân tâm sẽ cực kỳ an lạc, hơi thở thông suốt, niềm vui không nguyên nhân hiển thị làm miệng sẽ hơi mỉm cười. Người ấy đang đi vào trạng thái cực tịnh và do vậy sẽ ngày càng tỉnh giác và tràn đầy nhận biết không cố gắng.

- Thưa cụ để có kết quả khi thực hành một bài tập thiền đại thủ ấn thì người tập phải tuân thủ những yếu chỉ gì ?

- Một bài tập Thiền Đại Thủ Ấn (mahamudra) có 3 phần quan trọng là: thông công, biểu thị và nhận biết hay chứng kiến.

1. Thông công: Giao điển quang để đại thủ ấn tự hiển thị vẽ linh phù toàn thân và các luân xa, sau đấy hóa thân sẽ tự đảnh lễ ơn trên.

2. Biểu thị: Tỉnh giác cảm nhận sức điều khiển của thiêng liêng. Buông xuôi để điển quang tự hiển thị các biểu thị qua lời nói và động tác. Các biểu thị này càng bình thường bao nhiêu, càng tính có văn hóa nghệ thuật bao nhiêu thì hiệu quả càng lớn bấy nhiêu. Nếu các biểu thị này lập dị, mất bình thường, không điều hòa trang nghiêm và không có tính văn hóa nghệ thuật thì có nghĩa là người thông công chỉ giao được về phần thể xác còn phần hồn thì chưa. Nên các biểu thị ấy hiệu quả kém hoặc không hiệu quả hay thậm chí còn không chính xác. Chính đặc tính biểu thị này biến người tập thành một nghệ sĩ tâm linh có cuộc sống cống hiến đầy ngẫu hứng và sáng tạo.

Này chú Ba, ta có thể nói như thế này. Khi tập thiền Đại Thủ Ấn (Mahamudra) chỉ có 3 trường hợp:

- Một là chẳng có hiệu quả gì ngoài việc đắc khí múa may như lên đồng.
- Hai là có hiệu quả, nhưng lại lạc vào mê tín vì chỉ tu bằng đức tin mà thiếu sự tỉnh giác nhận biết và chứng kiến của thiền.
- Ba là người tập đúng, nhất thiết là sẽ một nghệ sĩ tâm linh. Thông công với ơn trên, hội nhập toàn diện với pháp giới, tràn đầy rung động, đồng cảm ngẫu hứng và sáng tạo liên tục không ngừng nghỉ. Đối với người ấy thế gian và cuộc đời này chính là niết bàn với niềm vui không nguyên nhân bao la vô bờ bến.

3. Nếu người tập thông công để có các biểu thị mà thiếu tính thiền nghĩa là hoàn toàn vô thức, không tỉnh giác chứng kiến toàn bộ quá trình thông công, thì đó chỉ là một hiện tượng ngoại cảm không thể truyền thụ không thể dạy lại được và không phải lúc nào cũng làm được. Trái lại toàn bộ quá trình thông công và biểu thị, người ấy yên lặng chứng kiến với tràn đầy nhận biết, thì sau này có trường hợp tương tự và bất cứ lúc nào bất kỳ ở đâu người ấy đều có thể chủ động thông công để làm lại đầy uy lực và hiệu quả. Thì cái đó gọi là truyền tâm ấn hay dĩ tâm truyền tâm của thiền.

- Thưa cụ bây giờ con phải đọc kinh sách rất nhiều, nghe chư tăng giảng kinh, có cuộc sống chánh định và tỉnh giác. Nhưng con thấy mọi cái con biết đều là cái biết của tâm thức chưa phải là cái biết như thật vì ngày càng lệ thuộc tâm trí. Trong khi giải thoát là tự do, tự do với chính tâm trí và mọi khái niệm. Còn nếu sợ lệ thuộc tâm trí không đọc sách, không trì kinh, chỉ ngồi thiền yên lặng thì lại không biết gì về lời Phật dạy mà cái tự biết thì lại chưa xuất hiện. Con phải làm thế nào để thoát khỏi sự lệ thuộc vào tâm trí và thể nhập thiền?

- Này chú Ba, kiến thức và sự hiểu biết không đi ngược với thiền. Tâm trí không đi ngược với thiền mà nó là nền tảng, là bệ phóng để con tàu tâm thức chuyển hóa thăng hoa vào vùng trời của Moska. Nên ban đầu chú phải học tập bằng tâm trí, phải có cái hiểu biết của đời thường, của tâm trí. Khi cái biết ý thức đã tràn ngập và nén chặt, nén đầy tâm thức. Thì cái dừng đột ngột về tâm thức sẽ khiến lực quán tính làm con tàu tâm thức đang thăng hoa chuyển hóa với tốc độ cao nhất với lực tiến mạnh nhất, vọt ra khỏi hấp dẫn của tâm trí và rơi vào vùng trời của tâm không của tự do Moska.

- Thưa cụ tinh tấn tu tập và học hỏi để có cái tâm chánh định cái biết tâm trí thì con cố gắng nhất định sẽ làm được. Nhưng con làm sao biết dừng đột ngột? Biết điểm dừng tại đâu? Lấy cái gì làm cái thắng cho sự thăng hoa của tâm thức?

- Mô Phật, không phải chú làm cái ấy, mà đó là nhiệm vụ của minh sư tại thế của mình. Khi ngài thấy qua các buổi tham vấn và cuộc sống. Người trò của mình tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc trong việc rèn tâm bằng ý thức. Cái biết của ý thức về giáo lý đã đầy tâm trí. Ngài sẽ dậm thắng, ngài sẽ cho con tàu tâm thức của chú ngừng chạy đột ngột, để lực quán tính đẩy nó rơi vào Moska khoát khỏi sự ràng buộc của lực hấp dẫn tâm trí. Này chú Ba, cái thắng ấy là phi khái niệm, là ngẫu hứng, là tức khắc tức thì, là vô tướng, là vô sở trụ. . .v.v. . . Kỹ thuật của ngài là làm cho tâm trí chú phát triển tột bực qua công án, qua kinh điển, qua luận, qua tham vấn và tranh luận. . .v.v. . .rồi sẽ dậm thắng đột ngột để tâm thức chú tự vọt vào vùng trời phi tâm trí bằng vô tác, bằng buông xuôi tự nhiên thành.

- Thưa cụ các bài tập của liệu trình A, B và C, ngoài việc tự điều trị bệnh tăng cường sức khỏe, quân bình tâm lý và thích ứng linh hoạt với mọi tình huống trong cuộc sống thì nó có còn mục đích nào nữa không?

- Ngoài các ích lợi hữu tướng như trên thì:

1. Các bài tập của liệu trình A giúp người tập rèn kỹ năng hợp nhất với con người thật của mình là cái người đang chứng kiến đầy tỉnh giác mọi hoạt động của thân tâm mình với các đối tượng nhận biết nằm ngay chính trên cơ thể và tâm lý mình như: Hơi thở, động tác, vẻ mặt, trạng thái tâm thức. . .v.v. . .

2. Các bài tập của liệu trình B giúp người tập rèn luyện kỹ năng hợp nhất với con người thật của mình là cái người đang chứng kiến mọi hoạt động của thân và tâm mình trước pháp giới hữu hình như: núi non, trời biển, mây bay, gió cuốn, cái cây cổ thụ, hòn đá, dòng sông, cái hoa, con chim, người khác và đám đông với nhiều sự kiện và tình huống khác nhau. . .v.v. . . .

3. Các bài tập của liệu trình C giúp người tập rèn luyện kỹ năng hợp nhất với con người thật của mình là cái người đang chứng kiến mọi hoạt động của thân và tâm mình trước pháp giới vô hình như: Guru, Deva, Dakini, chư Tổ, chư Bồ tát, Như Lai. . .v.v.. . .

. . . . .

- Chúng con xin cảm ơn cụ về bài pháp hôm nay.
- Mô Phật, ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Chú Ba nên tác bạch điều này với chư tăng và chư vị thiện tri thức để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy cho thì mới thật đúng được.

Tưởng Vậy/ngày 28 tết Mậu Tý.

Từ duongsinh.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

VÔ SỞ TRỤ

-Chào cụ Tưởng Vậy
-Chào chú Ba Gàn
-Thưa cụ tại sao thiền thì phải phi khái niệm?

- Này chú Ba! Chú là người đã vẽ rất . . .rất nhiều tranh về hoa đào. Thế có khi nào chú vẽ cây đào không ra hoa chưa?
- Thưa cụ chưa, chẳng những tôi, mà các họa sĩ khác khi vẽ đào thì đều chỉ vẽ lúc nó ra hoa.

- Thế bây giờ giả dụ, toàn bộ giống đào trên thế giới bị tuyệt chủng. Sau này các cháu khi học vẽ, sẽ vẽ cây đào luôn luôn "phải nở hoa" xem như là một khái niệm bất biến vì chẳng tìm đâu ra một cái tranh cái hình nào của tiền nhân, vẽ lúc cây đào không ra hoa cả!. . .
- Nhưng thưa cụ, mỗi một vật, một sự vật đều có một cái "tên". Mà bất cứ cái tên nào cũng mang trong mình nó một khái niệm nào đó. Nếu bỏ khái niệm đi thì không thể giao tiếp được?

- Này chú Ba! Không phải bỏ, nhưng sự vật là khái niệm ấy mà còn không phải là khái niệm ấy và còn hơn thế nữa.
Cái đấy gọi là "Vô sở trụ"

Trụ vào các khác niệm, tưởng nó là bất biến, nhầm nó với tính khách quan của sự vật, chính là sự vô minh và phóng chiếu của tâm trí.
Và tự do hay giải thoát thực sự, chính là sử dụng khái niệm nhưng không trụ chắc vào các khái niệm bất biến.

Toàn bộ các khái niệm trong tâm thức người tu hình thành nên cái gọi là "Sở tri kiến". Sử dụng nhưng không nô lệ, không cho là bất biến cái vốn "Sở tri kiến" của mình, chính là Moska (tự do)!. . . .

Này chú Ba! Chú nghĩ sao. Có quyền như thế. . . nhưng nếu chỉ vẽ cây đào lúc nào cũng nở hoa, thế thì cây đào chỉ sống về mùa xuân. Nó đâu được hưởng cái nắng ấm áp của mùa hạ, cái se se lạnh đìu hiu của mùa thu và cái đẹp mãnh liệt của bão tố mùa đông!. . .Thế chẳng phải cuộc sống tinh thần của cây hoa đào bị ngắn lại sao!. . . .bị thu hẹp lại rồi sao! . . . .bị cầm tù rồi sao!. . . . . .

Này chú Ba! Nếu mọi thứ mà cũng hành xử như đối với cây hoa đào thì cuộc sống chẳng phải cũng bị ngắn lại. . . . .bị thu hẹp lại. . . .bị cầm tù rồi sao!. . . . . . . . .Thế nhưng cái khách quan thì vốn như thị. . . .và linh hồn thì bất nhiễm. . . .Nên cái bị thu ngắn . . . .bị bó hẹp lại. . . .bị cầm tù tự nguyện. . . .lại chính là cái thằng ta!. . . .

Này chú Ba ! Đấy là tự tử. . . .đấy là ở tù tự nguyện. . . .đấy là tự chui đầu vào nhà tù vô hình do ta và mọi người cùng tạo ra!. . . .
Bởi vậy, người thầy tâm linh nếu không khéo thì sẽ bị phạm lỗi?

- Thưa cụ! Thế nào là không khéo?
- Nếu chỉ giúp người học đạo loại bỏ việc chấp chặc vào các khái niệm thì đó là vị đạo sư chân chính. Còn nếu lại nhét thêm vào đầu người học đạo các "khái niệm bất biến khác", khiến họ ngày càng lún sâu trong nhà tù tâm trí, thì thật là không nên. . .

Cho dù nhân danh cái thiện, nhân danh Như Lai đi nữa. Nhưng việc hình thành các khái niệm mới, cho rằng chỉ như vậy mới là chánh giáo và khiến người tu bám chặt vào các khái niệm ấy, không làm sao thoát khỏi nhà tù sở tri kiến thì chẳng phải là điều đáng tiếc lắm sao?! . .

- Thưa cụ!. . .Xin cảm ơn cụ về buổi nói chuyện hôm nay.
- Mô Phật! Ta Tưởng Vậy chứ chưa chắc đã vậy. Ông hãy tác bạch việc này với chư tăng và chư thiện tri thức để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy cho. Rồi khi nào rảnh đến đây uống trà nói lại để ta học với.

Tưởng Vậy/3/12/2006
từ duongsinh.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

RỖNG KHÔNG

Hỏi: Chúng con còn vô minh nên chưa hiểu rõ yếu chỉ: "Phùng động sát động, phùng tịnh sát tịnh, phùng rỗng không sát rỗng không" trong hành thiền. Chúng con kính mong Thầy hoan hỷ giảng cho chúng con hiểu rõ, để chúng con không bị lạc đường.

Đáp:

Động, tịnh hay rỗng không là 3 trạng thái của "tướng". Tùy thời tùy lúc 3 trạng thái này luôn thay đổi. . . . Chứ nguồn cội sâu xa của tướng là "tánh" thì luôn "như như". . .

Thí dụ: như tướng của nước, tùy nhiệt độ mà có các trạng thái: lỏng, đặc hay hơi. . . . Chứ "tánh nước" thì gồm đủ 3 trạng thái này mà không chấp chặt vào một trạng thái cố định nào. . . . Nên gọi là "Vô". . . .

Bởi vậy nếu chỉ chấp chặt vào một trạng thái nào trong 3 trạng thái của tướng là: động, tịnh hay rỗng không là không phù hợp với yếu chỉ: "Tùy duyên hiển tướng" của thiền và bị lôi bởi tướng mà không ngộ "Tánh". . .

Mô Phật! . . . Ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy!. . . Xin chư huynh tác bạch việc này với chư tăng và chư thiện tri thức để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy cho thì mới được. . . .

Ông Già/30/5/2007

CON NGƯỜI THẬT

-Thưa cụ trên bước đường cầu đạo tôi đã có cơ duyên hội ngộ nhiều vị ẩn tu đạo hạnh cao thâm. Một số vị khuyên tôi nên nhập thất ẩn cư một thời gian để thực hành các pháp môn có hiệu lực hơn. Cụ thấy thế nào, tôi có nên theo lời khuyên của họ hay không?

- Mô Phật, không phải người trong cuộc nên già không biết được?

- Thưa cụ nếu đặt địa vị của tôi thì cụ xử lý thế nào?
- Mô Phật, ta chẳng xử lý thế nào cả. Mà luôn nhận biết chiều chuyển dịch của cuộc sống và sự việc để thuận theo.

- Thưa cụ thật sự có cái chiều chuyển dịch ấy sao? Hay chỉ là khái niệm triết học?
- Khi đói, khi khát, khi vui, khi buồn, ông có tự biết hay phải nhờ người khác nói hộ mới biết?

- Đó là cái biết tự thân chẳng cần ai nói mới biết. Nó là thực tại trần trụi chẳng phải khái niệm triết học. Chẳng cần học, ai cũng có các cảm giác ấy?
- Mô Phật, cũng vậy. "Con người thật" cũng luôn nhận biết được chiều chuyển dịch của cuộc sống và sự việc để tự thuận theo mà chẳng cần sự trợ giúp của các khái niệm triết học.

- Làm thế nào để hội nhập con người thật?
- Hành thiền tái lập trạng thái vô ngã vốn là bản chất.

- Đã vô ngã sao còn gọi là "Con người thật"?
- Con người thật tức vô ngã!

- Xin cụ cho một thí dụ về vấn đề này.
- Khi ta tập Khí Công Dưỡng Sinh chẳng phải ta từ tâm trí quyết định nên hay không nên làm cái động tác ấy. Mà là nhận biết tỉnh giác chiều tác động của năng lượng để thuận theo. Chẳng phải vậy sao? Này! . . .ông xem bây giờ ta đang thực hành Dịch Cân Kinh đây. Ta đang chuyển động bằng khí đây. Vậy ta hỏi ông. Ta nên bước sang trái hay sang phải? Ta nên bước tới hay bước lui? Ta nên bước đi hay ngồi xuống một chổ yên lặng?

- Mô Phật, không ai có thể thể biết truớc được. Mà người đang thực hành phải tự nhận biết chiều chuyển động của năng lượng để thuận theo.
- Mô Phật, cũng vậy. Vấn đề là ông thực chứng cái tự nhiên biết của bát nhã để luôn cùng trôi với chiều biến dịch của cuộc sống. Chứ không phải là tìm cái nên hay không nên, đúng hay sai. . . .trong tâm trí nhị nguyên.

- Xin cảm ơn cụ về buổi nói chuyện hôm nay.
- Mô Phật, ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Xin ông hỏi lại việc này với chư tăng và chư thiện tri thức rồi bảo cho ta biết với.

Ba Gàn/18/1/2006
từ duongsinh.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHƯƠNG TIỆN


- Chư Phật, chư Bồ Tát, chư vị Tổ Sư đều có hiển thị thần thông. Nay tại sao bảo trụ vào thần thông và các trò quái dị là sai chệch bản chất của pháp môn?


- Nó chỉ là cái móc để móc cái áo choàng "chánh niệm, tỉnh giác, vô ngã, vô trụ tướng, thể nhập tánh".

- Tại sao gọi thế?

- Như có đứa bé kia học toán "cộng" ở trường. Cô giáo cho đề bài : "Em có một cái kẹo. Mẹ em cho em 2 cái nữa. Hỏi em được mấy cái? " Này Cỏ May, ông nghĩ sao. Vấn đề của đứa bé là học được phép "cộng" để sau này ứng dụng vào cuộc sống. Hay là trụ vào hình thức và chất lượng các viên kẹo?

- Biết làm toán cộng mới là mục đích của nó.

- Cũng thế pháp môn "Vô ngã, thể nhập tánh" mới là bản chất vấn đề.

- Có phải vì thế mà gọi là xa rời được tâm phân biệt của nhị nguyên?

- Đúng vậy, biết làm toán cộng thì chỉ có một, nên gọi là nhất nguyên hay bất nhị. Còn trụ vào kẹo thì có vô lượng vô biên màu sắc, hình thức và phẩm chất. Do đó sinh tâm phân biệt và đấu tranh vì cho rằng kẹo mình giá trị hơn kẹo của người khác! . . . Cũng thế pháp "Vô ngã, thể nhập tánh" của Như Lai là bình đẳng vì duy nhất "Một", còn trụ vào phương tiện hữu tướng sẽ sinh tâm phân biệt đấu tranh.

- Có phải vì thế mà nảy sinh vấn đề duy danh hữu tướng?

- Đúng vậy. Nếu bây giờ có người có người thay "kẹo" bằng "Máy vi tính hay các thiết bị hiện đại " . Thế nào Cỏ May! Ông có cho rằng đề toán có tính khoa học?

- Không phải vậy

- Nếu bây giờ có người thay "kẹo" bằng "nước mắm hay áo tứ thân". Thế nào Cỏ May! Ông có cho rằng đề toán có tính dân tộc?

- Không phải vậy

- Nếu bây giờ có người thay " kẹo" bằng "Tượng hay sách viết về Phật đạo". Thế nào Cỏ May! Ông có cho rằng đề toán là chánh giáo?

- Không phải vậy.

- Nếu bây giờ có người thay " kẹo" bằng "Tượng hay sách viết về các pháp tu khác". Thế nào Cỏ May! Ông có cho rằng đề toán là tà đạo?

- Không phải vậy.

- Này Cỏ May! Trụ vào các pháp phương tiện thì cũng "Không phải vậy".

- Vậy thế nào là phương tiện thiện xảo?

- Bây giờ giả dụ, đứa bé học toán cộng kia, đã trưởng thành. Nó làm nghề dạy học và lại dạy toán cộng. Thế nào Cỏ May! Ông có cho việc thay đổi đề bài không dùng kẹo nữa mà dùng bánh hay các vật khác là sai với chánh giáo?

- Không phải vậy.

- Thế nào Cỏ May! Ông có cho việc không thay đổi đề bài lúc nào cũng phải dùng "kẹo" mới học được phép cộng?

- Không phải vậy.

- Dụng phương tiện thiện xảo cũng như vậy.

- Mô Phật! . . Đó có phải là " . . .ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" ?

- Hôm nay trời quang, núi không sa mù. Đi dạo thôi! . . .

MÂY /12/11/2004, từ duongsinh.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tây Du Ký 2010

- Tháp Đại Bát Niết Bàn - Tháp Trà Tỳ - Nơi Phật giảng bài kinh cuối cùng

Thế Tôn nhập Niết bàn

Suốt thời gian đức Thế Tôn còn tại thế, Ngài đã vân du khắp vùng đồng bằng của thung lũng sông Hằng, rày đây mai đó khất thực để sống qua ngày và tạm dừng lại nghĩ ngơi suốt ba tháng mùa mưa. Một ngày kia, ông A-Nan đang ngồi thiền bỗng thấy đất rung động. Ông bèn hỏi đức Phật vì duyên cớ gì mà đất động như vậy. Đức Phật dạy rằng trong số các nhân duyên làm cho đất chuyển động, có một nhân duyên là khi đức Như Lai sắp nhập Niết-bàn. Khi ấy tại điện thờ Capala, thành Vaishali (Tỳ-xá-ly), đức Phật đã tuyên bố với Ananda cùng đại chúng Tỳ-kheo ba tháng sau sẽ nhập Niết-bàn tại rừng cây sa-la thuộc thành Kushinagar (Câu-thi-na): "Các Tỳ-kheo, đây là lời Ta nhắn nhủ các ngươi. Các hành là vô thường. Hãy tinh tấn lên để tự giải thoát, không lâu Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ." Tôn giả Ananda đã vội khẩn khoản thỉnh cầu đức Phật lưu lại thế gian: "Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc cho loài Trời và loài Người." nhưng đức Phật không nhận lời. Thấy ông A-Nan buồn rầu, đức Phật khuyên: "Ông đừng lo buồn nữa, sự vật đều như thế cả. Các pháp hữu vi đều vô thường. Có sinh ắt phải có tử. Có hợp ắt phải có tan". Sau đó, đức Phật sai ông A-Nan thỉnh các vị tỳ-khưu về hội họp, Ngài khuyên tất cả cần giữ giới hạnh thanh tịnh, tu tập ba mươi bẩy phẩm trợ đạo, đi đến giải thoát, và Ngài báo cho mọi người biết Ngài sắp nhập Niết-bàn. Thấy các tỳ-khưu than khóc, Ngài dạy: "Sự vật đều vô thường. Có hội hợp tất có biệt ly. Hãy giữ trọn vẹn các pháp mà ta đã nói thì coi như ta còn ở đời, không khác" rồi Ngài nói kệ rằng :

"Ta muốn bỏ thân này, tấm thân già suy yếu.

Nay xả tuổi thọ rồi, tạm nương mệnh ba tháng

Những pháp ta đã nói là thày của các vị.

Tu tập đừng bỏ quên, chuyên cần và tinh tiến.

Như ta sống khác gì."

Sau đó, đức Phật và đoàn tùy tùng tiếp tục du hành đến thành Tỳ-Da-Ly. Đến thôn Cưu-Bà, Ngài ngồi nghỉ dưới gốc cây. Dân chúng trong thôn kéo đến đỉnh lễ Ngài và khi hay tin Ngài sắp nhập Niết-bàn thì họ than khóc. Ngài bèn an ủi họ và nói pháp cho họ nghe. Tất cả hoan hỉ xin thọ tam quy ngũ giới và thỉnh Phật cùng chúng tăng ngày hôm sau đến hưởng sự cúng dàng của họ.

Đức Phật và các tỳ khưu nghỉ tại khu vườn của ông Thuần-Đà. Sau khi thọ trai do ông Thuần-Đà cúng dàng, đức Phật dạy ông ta rằng: "Chỗ còn lại của thức ăn này, hãy đào đất mà chôn đi, đừng để cho ai ăn nữa." Tối hôm đó, đức Phật đau bụng dữ dội, mất ngủ suốt đêm. Tuy vậy sáng hôm sau Ngài vẫn lên đường đi Câu-Thi-Na. Giữa đường, cơn đau lại nổi lên, Ngài ngồi nghỉ dưới một cội cây và sai ông A-Nan đi kiếm nước cho Ngài uống. Ông A-Nan nói: "Lạch nước gần đây vừa có mấy trăm chiếc xe đi qua nên đục lắm, xin Thế Tôn đợi một chút, tới sông con sẽ múc nước". Đức Phật bảo ông cứ đi. Lạ thay, khi ông A-Nan tới lạch nước thì nước đã trở nên trong vắt! Uống nước xong, đức Phật ngồi nghỉ. Bỗng có một người bộ hành đi tới lễ Phật và dâng hai tấm y vàng. Ông này tên là Phất-Sa-Ca, một đệ tử của đạo sĩ Ka-La-Ma (đó chính là vị đạo sĩ mà khi xưa đức Phật đã gặp). Đức Phật nhận một tấm y và bảo ông Phất-Sa-Ca cúng dàng tấm kia cho ông A-Nan. Ông Phất-Sa-Ca xin làm đệ tử Phật và được Phật nói pháp cho nghe. Dùng thần thông, đức Phật biết ông Thuần-Đà đang thắc mắc về việc sức khỏe của Phật suy sụp là do bữa cơm mà ông đã cúng dàng. Ngài bảo ông A-Nan tìm dịp để nói cho ông ấy biết rằng bữa cơm mà Như Lai nhận trước khi thành đạo và trước khi nhập Niết-Bàn là rất quí. Ai đã dâng hai bữa cơm ấy phải vui lên, chớ nên thắc mắc.

Sau đó đức Phật đi về phía rừng cây sa-la gần thành Câu-Thi-Na. Ông A-Nan sửa soạn chỗ nằm cho đức Phật, giữa hai cây sa-la. Đức Phật nằm nghiêng về phía tay mặt, đầu hướng về phía Bắc, trong thế sư tử tọa. Các vị tỳ khưu ngồi vây quanh đức Phật, tất cả đều biết đức Phật sẽ nhập Niết-bàn vào gần sáng. Lúc đó, không phải là mùa hoa, ấy thế mà các cây sa-la nở hoa trắng xóa, hoa rụng phủ lên áo của đức Phật. Theo lệnh của đức Phật, ông A-Nan đi vào thành Câu-Thi-Na báo tin cho dân chúng biết. Họ đến đông đảo, đức Phật nói pháp cho họ nghe. Trong số những người đó, có một người tu ngoại đạo, quán thông kinh sách, thọ đã 120 tuổi, tên là Tu-Bạt-Đà-La. Ông ta xin yết kiến đức Phật, ông A-Nan không thuận vì đức Phật đang mệt; tuy nhiên đức Phật bảo cứ cho ông ta vào. Ông hỏi một câu, đức Phật đáp, ông đại ngộ, xin xuất gia thành sa-môn. Đức Phật ưng thuận. Như vậy ông Tu-Bạt-Đà-La là người cuối cùng được Phật độ. Ông không nỡ thấy đức Phật nhập Niết-Bàn nên tự ý vào Hỏa quang tam-muội để nhập Niết-Bàn trước Phật (lúc này, các ngài Xá-Lợi-Phất, Mục-Kiền -Liên, La-Hầu-La đều đã viên tịch, còn ngài Ma-Ha Ca-Diếp đang đi hoằng pháp ở xa).

Đức Phật phó chúc: "Đừng thấy Như Lai nhập Niết-bàn mà cho là chánh pháp của Như Lai mất hẳn. Chánh pháp đã được Như lai giảng giải cặn kẽ cho mọi người, Như Lai không dấu diếm gì cả. Các vị đừng đi tìm một chỗ nương tựa bên ngoài nào khác. Mỗi người phải lấy chánh pháp làm nơi nương tựa. Mỗi người phải là một hòn đảo cho chính mình. Tam Bảo có sẵn trong tâm mỗi người, khả năng giác ngộ là Phật, pháp môn tu học là Pháp, duyên hỗ trợ cho tu tập là Tăng. Tam Bảo ở trong mỗi người, đó là nơi nương tựa an ổn nhất. Hãy an trụ trong chính niệm, trong tứ niệm xứ... Hỡi các tỳ khưu, ai còn thắc mắc điều gì về giáo pháp thì đây là lúc nên hỏi".

Nói ba lần như vậy mà không ai lên tiếng. Đức Phật đưa mắt yên lặng nhìn đại chúng rồi nói: "Này các tỳ-khưu, hãy nghe Như Lai nói đây: vạn pháp vô thường, có sinh thì có diệt. Các vị hãy tinh tiến lên để đạt giải thoát".

Nói xong, đức Phật nhắm mắt. Bỗng nhiên đại địa rung động. Hoa sa-la rụng xuống như mưa. Mọi người tự nhiên thấy tâm thần chấn động. Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni đã nhập Niết-bàn. (theo Kinh Đại Bát-Niết-Bàn).

Posted Image

(Tranh Thế Tôn nhập Niết Bàn)

Lễ trà tỳ

Vua và dân chúng, dân làng và người thành thị, từ xa cho đến gần kéo về đỉnh lễ Ngài trong 6 ngày. Ngày thứ 7 nhục thân của Đức Thế Tôn được trang hoàng với những vòng hoa và hộ tống với âm nhạc đến nơi hoả thiêu tại Tu Viện Mukutabandha (tháp Rambhar) trong Kushinagar theo nghi thức tang lễ của một vị Chuyển Luân Thánh vương. Sau lễ hỏa táng, để tránh sự xung đột tranh giành xá-lợi của đức Phật, bộ tộc Malla tại Kushinagar đã đồng ý chia xá-lợi Ngài làm tám phần đều nhau cho tám vị quốc vương trong tám nước xây tháp cúng dường. Bộ tộc Malla cũng xây một bảo tháp tại nơi lễ Trà tỳ của đức Phật để phụng thờ tro than lúc hỏa táng còn lại. Ngôi tháp này hiện nay không còn lại nhiều ngoại trừ một mô gạch lớn chiều cao khoảng chừng 15 mét được bảo quản bên trong một công viên.

Posted Image

(Tháp Trà Tỳ ở câu Thi Na/3/2010)

Theo Phật-Giáo Đại-Thừa, ngày rằm tháng hai âm-lịch là ngày kỷ-niệm Đức Phật Thích-Ca nhập Niết-Bàn, sau 49 năm trời thuyết pháp độ sinh. Vậy Niết-Bàn là gì?Niết-Bàn là phiên âm chử Phạn NIRVANA, cựu dịch là tịch diệt, diệt độ, bất sinh, an lạc, giải thoát; tân dịch là viên tịch. Tịch diệt có nghĩa là diệt hết cái khổ sinh tử luân hồi. Phật-giáo chia ra có hai thứ Niết-Bàn: Hữu dư y Niết-Bàn và Vô dư y Niết-Bàn:

Nhập Hữu dư y Niết-Bàn là đã đoạn hết cái nhân đưa đến sinh tử luân hồi, nhưng còn dư cái quả khổ sinh tử biến dịch là cái xác thân; nội tâm đã thanh tịnh giải thoát hoàn toàn, không còn triền phược tham sân si, nhưng còn cái thân tứ đại, vẫn phải sống phải ăn uống ngủ nghỉ, phải chịu đau già bệnh chết.

Nhập Vô dư y Niết-Bàn là đoạn được cái nhân sinh tử rồi, nay đoạn nốt cái quả biến dịch, cứu cánh không còn luân hồi nữa, nghĩa là người tu hành hoàn toàn giác ngộ và giải-thoát, lìa bỏ xác phàm, được tự tại vô ngại.

Vài nét về Kushinagar

Nơi đức Phật nhập Niết-bàn, Kushinagar đã trở thành một trong bốn thánh tích thiêng liêng nhất của Phật giáo (Lumbini, Bodhgaya, Sarnath và Kushinagar). Khi hành hương, chiêm bái bốn thánh tích (Tứ động tâm) trên miền đất Phật thiêng liêng, có lẽ Kushinagar là thánh tích để lại trong ta những ấn tượng bùi ngùi và xúc động nhất. Thánh tích Kushinagar tọa lạc tại thành Kushinagar, thuộc tiểu bang Utta Pradhesh, cách ga xe lửa Gorakhpur khoảng 50 km. Nhìn vào bản đồ Ấn Độ, chúng ta có thể xác định vị trí của Kushinagar tọa lạc gần như là trung tâm của những thánh tích khác như: Lumbini (Lâm-tỳ-ni thuộc nước Nepal), Vaishali (Tỳ-xá-li), Sarnath (vườn Lộc-uyển), v.v... Căn cứ theo đường chim bay, Kushinagar cách Lumbini khoảng 100 km, cách Vaishali khoảng 150 km, cách Sarnath khoảng 200 km và cách Bodhgaya khoảng 300 km. Thành Kushinagar, từ thời đức Phật cho đến hàng chục thế kỷ về sau, vẫn là một nơi xa xôi, hẻo lánh, dân cư thưa thớt. Kushinagar không có những vương thành lộng lẫy, những trung tâm thương mại, phố xá phồn hoa như thành Savatthi (Xá-vệ), thành Rajagaha (Vương-xá), thành Baranasi (Ba-la-nại), v.v... Kushinara được coi như là thủ đô của cộng hoà Malla, một trong những nước cộng hoà thuộc miền bắc Ấn, suốt thế kỷ thứ 6 và thứ 5 BC.

Posted Image

Các quan niệm khác nhau về Niết Bàn:

Phật giáo nguyên thủy coi nhập Niết-Bàn là "khôi thân diệt trí" thân tiêu ra tro, trí cũng tận diệt, toàn thể thân mạng của loài hữu tình đều diệt hết, vĩnh viễn không còn dấu tích gì trong pháp giới, không còn trở lại cõi nào nữa. Đó là Niết-Bàn tiêu cực, thụ động, là thế giới chết, là cõi hư vô (Néant). Khi Đức Thích-Ca được 80 tuổi, thân thể đã già suy, người nào đáng độ đã được Phật độ, những gì cần làm đã được Phật làm, lời nào cần dạy đã được Phật dạy; có sinh ra thì có già chết, luật vô thường không sai chạy mảy may; thân Phật tuy là thân kim cang cũng không thoát khỏi luật vô thường chi phối. Với sức toàn năng toàn trí, Phật có thể kéo dài đời sống thêm ít lâu, nhưng Phật không làm vậy để chứng tỏ sự hiệu lực của luật vô thường. Vả lại, việc làm của Ngài đã hoàn mãn, giáo pháp đã rõ ràng đầy đủ, tăng già đã thành lập vững vàng, Ngài muốn các đệ-tử tự thắp đuốc mà đi, đừng ỷ lại vào Ngài nữa. Phật giáo nguyên thủy coi Phật là một hữu tình giống như mọi chúng sinh, chỉ khác là Ngài đã tìm được con đường thoát khổ, Ngài đã thực hành phương pháp diệt khổ và đã được hoàn toàn giác-ngộ và giải thoát. Tuy vậy Phật vẫn phải chịu cảnh già chết một lần cuối cùng, và khi được 80 tuổi, Ngài bỏ thân xác thịt để nhập Niết-Bàn, vĩnh viễn không trở lại cõi này nữa.

Đại Thừa coi Niết-Bàn là tích cực, là sống động, không phải một cõi, một cảnh, một tâm trạng, cũng không phải cái ngoan không, mà chỉ khi nào chứng mới biết Niết-Bàn là gì, chỉ có thể lấy trí mà nhận. Kinh Na Tiên nói rõ:"Người té vào đống lửa cháy mà vượt ra khỏi, người rớt vào huyệt chứa thây chết mà bò lên thoát, người ngã xuống hầm phân dơ mà trèo lên được, người ra khỏi vòng triền phược của tham sân si, của lo sợ sinh, già, bệnh, chết, đó là Niết-Bàn". Chúng sinh sống ở đời giữ được lòng an định, chứng được 4 đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, nhận rõ đâu là chân, đâu là giả, thì tuy vẫn còn đi đứng nằm ngồi như mọi người, thật ra đã chứng Niết-Bàn. Đến khi duyên Ta Bà đã mãn, người chứng Niết-Bàn xả nốt cái thân tứ đại như chúng ta vứt bỏ cái áo rách và nhập Vô dư y Niết-Bàn. Nhưng không phải là ở đó an hưởng một mình cảnh sung sướng an nhàn, mà phải hiện hoá muôn thân, hồi nhập Ta Bà và tới các cõi khác để cứu độ chúng sinh.

Thiên-Thai Tông cho rằng không có Vô dư y Niết-Bàn thật diệt mà chỉ là việc ngưng vọng về chân, chấm dứt sự biến hóa để trở về với nguồn gốc, chấm dứt mọi hiện tượng để trở về với bản thể. Đức Thích-Ca nhập Niết-Bàn là ngưng sự biến hóa của ứng-thân để trở về cái gốc của chân thân. Đại-Thừa đã siêu-nhân-hóa Đức Phật, không phải là Đức Thích-Ca mới thành Phật sau khi xuất gia tu hành khổ hạnh, ngồi nhập định dưới cội Bồ Đề trong 49 ngày, rồi hoát nhiên ngộ đạo lúc sao mai vừa mọc, sáng sớm ngày mồng 8 tháng 12 âm lịch, mà Ngài đã thành Phật từ lâu trải qua vô lượng vô số kiếp. Ngài đã chứng Pháp-Thân từ xưa và hóa hiện các ứng-thân trong trăm nghìn cõi để cứu-độ muôn loài. Chúng sinh mê muội không thấy rõ sự nhiệm mầu, mà chỉ căn cứ vào sự phân biệt của giác-quan và ý thức, nên tưởng rằng Đức Phật có giáng sinh, xuất gia, thành đạo, rồi có diệt độ, nhập Niết-Bàn. Ngài đã thành Phật từ lâu xa, thọ mạng vô lượng a-tăng-kỳ kiếp, thường còn chẳng mất, nhưng nay chẳng phải thiệt diệt độ mà nói diệt độ. Đó là Đức Như-Lai dùng phương tiện để giáo-hóa chúng sinh nếu Phật ở lâu nơi đời thì người ta dễ sinh lòng ỷ lại, buông lung, nhàm trễ, chẳng sinh ra ý tưởng khó gặp gỡ Như-Lai, tưởng có Như-Lai luôn luôn ở đời, về sau tu cũng còn kịp, dầu gặp khổ não thì đã sẵn có Như-Lai cứu giúp. Muốn cho mọi người sinh ý tưởng khó gặp Phật, ôm lòng luyến mộ khát ngưỡng nơi Phật, nên Đức Như-Lai dầu chẳng diệt mà nói diệt độ. Kinh Pháp-Hoa đưa ra thí dụ: Xưa có một lương y rất giỏi, chữa bệnh gì cũng hết; các con ông ta cậy có cha tài giỏi nên không gìn giữ, uống phải thuốc độc, phát bệnh khổ sở, xin cha cứu cho. Vị lương y nghiên cứu bệnh, bào chế thuốc hay rồi đưa cho uống; những đứa con nào nghe theo lời dạy của cha, uống thuốc đều được lành bệnh. Vài đứa con khác, vì thuốc độc thâm nhập làm mất bổn tâm, không chịu uống vì cho không ngon. Người cha thương xót nghĩ rằng: lũ này ngu si điên đảo, cầu xin thuốc tốt mà lại không chịu uống. Ta phải dùng phương-tiện khiến chúng nó uống thuốc này. Ông ta bèn bảo các con rằng: "Ta, nay đã già, giờ chết sắp đến; ta để lại thuốc tốt, các con nên uống, chớ lo không hết bệnh". Sau đó ít lâu, vị lương y đi sang nước khác, cho người về bảo các con rằng: "Cha các ngươi đã chết". Các người con nghe cha chết, không chỗ cậy nhờ; tâm bèn tỉnh ngộ, biết thuốc này là lương dược chữa được các bệnh, liền đem ra uống, quả nhiên hết bệnh. Người cha biết các con đều đã lành mạnh, liền trở về cho các con thấy.

Với thí dụ trên, Đại-Thừa chủ trương Đức Phật thường trụ ở đời; nếu người nào tu hành thanh tịnh, tâm được an tịnh thì sẽ thấy những cảnh giới nhiệm mầu mà thân phàm mắt thịt không sao thấy được. Ngài Thiên-Thai Trí-Giả Đại-Sư trì tụng Kinh Pháp-Hoa, lặng lẽ nhập định, thấy hội Linh-Sơn vẫn còn, Đức Phật đang thuyết pháp cho chư Bồ tát, Thanh-Văn và chư Thiên nghe. Kinh Pháp-Hoa còn đưa ra một thí dụ khác, ví Niết-Bàn của Phật Giáo Nguyên Thủy như một hóa thành, nghĩa là một tòa thành do thần thông biến hóa ra không thật có không phải là chỗ an trú vĩnh viễn mà chỉ là nơi tạm nghỉ chân để dưỡng sức trước khi tiếp tục cuộc hành trình khó nhọc mà cứu cánh là quả vị Phật, ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Niết-Bàn chỉ còn là một phương tiện nghỉ ngơi ở giữa đường dài, chỉ là một kết quả tạm thời bé nhỏ đối với các kết quả to lớn là Phật quả. Niết-Bàn đó không chân thật, rốt ráo chỉ do sức của Như-Lai. Nơi một Phật thừa mà phương tiện nói thành ba. Bổn hoài của Phật là đưa chúng sinh thẳng một đường đến Phật quả, con đường đó chỉ có một, đó là Phật thừa. Nhưng vì chúng sinh tự lực yếu kém, chí nguyện thấp hèn, cao thì sợ, xa thì chán nên bất đắc dĩ Phật phải quyền lập tam thừa, quyền nói Niết-Bàn, để chúng sinh có chỗ nghỉ tạm hưởng an vui chốc lát cho hết mệt, hết sợ, hết chán. Sau đó Phật lại dẫn người tu hành tiếp tục lên đường hành Bồ-Tát đạo, tự giác giác tha, lợi mình lợi người, không phải là những mầm mống hư nát (tiêu ma hoại chủng), không giữ thái độ trầm không thủ tịch, mà lăn xả vào cuộc đời để cứu đời, làm mọi việc lành mà không chán, sống trong bùn mà không hôi, đắm trong sắc mà không ham, không còn chấp hình danh sắc tướng. Quên mình để cứu giúp mọi loài, đó là hình bóng của Bồ Tát Quán-Thế-Âm tầm thanh cứu khổ. Đó là Bồ-Tát Địa-tạng với lời nguyện lớn: Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật, Chúng sinh độ tận, phương chứng bồ-đề.

Duy thức tông (zh. 唯識宗, sa. vijñānavādin) thì cho rằng Niết-bàn và luân hồi không khác, mọi hiện tượng đều không tồn tại, không thật có. Đối với tông này thì Niết-bàn xuất hiện khi mọi phân biệt chấm dứt. Duy thức tông cho rằng có hai dạng Niết-bàn: Niết-bàn của A-la-hán, đó là người khi chết chỉ còn Chân như tuyệt đối là tồn tại. Đó là người "đã yên nghỉ". Dạng Niết-bàn đó tuy nhiên không ưu việt bằng Niết-bàn của Phật, là dạng chủ động "dập tắt ngọn lửa đời sống" nhưng cũng chủ động ban phát lòng từ bi. Đây là dạng thống nhất của Chân như với mọi chúng sinh, trong đó mỗi cá nhân vẫn còn tồn tại trong nghĩa quy ước. Kinh Lăng-già (sa. laṅkāvatārasūtra) ghi lại như sau (bản dịch Đức ngữ của H.W. Schumann, Chân Nguyên dịch Đức-Việt):

Phải nhận biết luân hồi và Niết-bàn không khác biệt nhau. (Lakāv 2, p.61). Định nghĩa của bất nhị (zh. 不二, sa. advaya) là gì? Nó có nghĩa là, hình ảnh, dài ngắn, trắng đen xuất phát từ nhị nguyên và không tách rời nhau. Như trường hợp luân hồi và Niết-bàn, tất cả những sự việc này đều bất nhị. Không có Niết-bàn có luân hồi, và không có luân hồi có Niết-bàn. Bởi vì nguyên tất cả những hiện hữu đều không có tự tính, chỉ là ngôn từ của con người. Chúng chỉ là sự tưởng tượng (s.kalpanā) và không tồn tại thật sự. Niết-bàn cũng chỉ là cơn mộng và không có một cái gì có thể nhập niết-bàn bao giờ. (Lakāv 2,146, p.88).

Thiền tông, Niết-bàn cũng không hề tách rời với thế giới này mà chính là sự trực ngộ được thể tính của Tâm, là thể tính của con người, thể tính của Phật. Thực hiện Niết-bàn phải thông qua trí huệ và vì vậy, có khi Niết-bàn được xem là đồng nghĩa với trí huệ bát-nhã. Niết-bàn và trí huệ chỉ là hai mặt của một cái duy nhất. Niết-bàn là trạng thái của một người đã đạt trí huệ bát-nhã, đã đạt tri kiến về Tâm và ngược lại Bát-nhã là trí huệ của một người đã chứng đắc Niết-bàn.

Tháp và chùa Niết Bàn

Đến với thánh tích Kushinagar, ngày nay, chúng ta sẽ được chiêm bái hai nơi thiêng liêng nhất: nơi đức Phật nhập Niết-bàn (gồm tháp Niết-bàn, chùa Niết-bàn...) và nơi diễn ra lễ Trà tỳ kim thân của đức Thế Tôn. Các sử liệu về Kushinagar chưa xác định rõ sau khi đức Phật nhập Niết-bàn, nơi đó có những gì. Ngôi tháp Niết-bàn, chùa Niết-bàn và những phế tích còn lại mà chúng ta thấy ngày nay được các nhà khảo cổ xác định xây dựng từ thời vua Asoka (vua A-Dục, thế kỉ thứ 3 trước Tây lịch) trở về sau. Tháp Niết-bàn (Mahaparinirvana Stupa) to lớn mà chúng ta thấy hiện nay có chiều cao khoảng 45 mét, đường kính khoảng 10 mét. Đấy là một ngôi tháp có màu trắng, xây kín xung quanh, không có cửa ra vào. Tháp được xây trên một nền gạch cao khoảng 2,7 mét; tháp có hình tròn trụ, với mái hình vòm tròn, phía trên vòm tròn ấy được xây một khối hình trụ nhọn dần lên tận đỉnh, hình trụ ấy gồm ba tầng, cao khoảng 5,5 mét.

Nguyên thủy ngôi bảo tháp Niết Bàn, được các nhà khảo cổ cho rằng, nó được xây dựng bởi vua Asoka vào thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch. Vua Asoka, sau khi từ bỏ đời sống một bạo chúa hung tàn, ông đã quay về với Phật giáo và dùng chánh pháp để trị dân. Để cho dân chúng toàn cõi Ấn Độ được thấm nhuần công đức, vua Asoka đã thu thập xá-lợi của đức Phật trong tám ngôi tháp của tám vị quốc vương thời xưa, chia đều ra tám vạn bốn ngàn phần và xây tám vạn bốn ngàn ngôi tháp trên toàn cõi Ấn để dân chúng được chiêm bái, cúng dường, tăng trưởng công đức. Bảo tháp Niết-bàn là một trong những ngôi tháp ấy. Tháp Niết-bàn được xây tại thánh tích này để tôn thờ xá-lợi của đức Phật, đồng thời để kỉ niệm nơi đức Phật đã xả bỏ báo thân sanh diệt, an trú vào Niết-bàn bất diệt. Gần mười thế kỷ trôi qua kể từ thời vua Asoka, đến thế kỷ thứ bảy, ngài Huyền Trang đến chiêm bái thánh tích này thì bảo tháp Niết-bàn vẫn còn và ngài đã ghi chép trong cuốn kí sự của mình: "Về phía tây bắc của thành này khoảng ba đến bốn dặm, băng qua dòng sông Ajitavati (A-tỳ-ba-phạt-để), không xa về phía tây của bờ sông này, chúng ta đến một rừng cây Ta-la. Cây Ta-la giống như cây Huk, vỏ cây màu trắng xanh, lá cây lóng lánh và trơn dịu. Chỗ này có bốn cây thật cao, đây là nơi đức Như Lai đã nhập Niết-bàn, tại đây có tinh xá bằng gạch rất lớn. Trong tinh xá này có một tượng đức Phật nhập Niết-bàn, Ngài nằm quay đầu về hướng bắc như đang ngủ. Bên cạnh tinh xá này là bảo tháp do vua Asoka xây dựng, mặc dù đã hư sụp, nhưng cũng còn cao gần 60 mét (200 feet)..."

Vào những thế kỉ 12, 13, các thánh tích Phật giáo bị Hồi giáo đốt phá.Nơi đức Phật Niết-bàn, cũng như bảo tháp Niết-bàn đã bị thiêu rụi và đập phá, trở thành những đống gạch đổ nát, hoang tàn. Thánh tích Kushinagar nói chung và bảo tháp Niết-bàn nói riêng hầu như đã bị lãng quên không người nhắc đến. Gần 600 năm sau, thế kỉ 19, nhà khảo cổ học nổi tiếng người Anh tên là Cunningham, người có công lớn trong cuộc khảo cổ đã phục hồi lại các thánh tích Phật giáo. Ông đã căn cứ vào cuốn Đại Đường Tây Vực Ký của ngài Huyền Trang và tiến hành khảo cổ các thánh tích thiêng liêng của Phật giáo. Dưới sự hỗ trợ đắc lực của người phụ tá của ông, nhà khảo cổ Carllleyle, các di tích nơi đức Phật nhập Niết-bàn gồm các nền tháp, chùa viện, tượng Phật, v.v... đã được phát hiện và bảo vệ cẩn thận. Với sự phát hiện khám phá đầy ý nghĩa ấy, nền tháp Niết-bàn đã được xác định. Đến năm 1927, với sự đồng ý của chính phủ Ấn Độ, cộng đồng Phật tử Myanmar đã phát tâm kiến tạo ngôi tháp Niết-bàn ngay trên nền móng cũ của bảo tháp do vua Asoka xây dựng ngày xưa. Gần 50 năm sau, vào năm 1972, các Phật tử Myanmar lại phát tâm trùng tu bảo tháp này một lần nữa và đấy chính là bảo tháp Niết-bàn hùng vĩ mà chúng ta thấy ngày nay. Tại Tháp Niết Bàn thờ một tượng Phật nằm, dài chừng 6 mét trong tư thế nhập diệt. Tượng được tạc bằng đá đen nhưng bây giờ tượng được lát vàng bởi sự đắp vàng vào tượng của khách hành hương.

Posted Image

(Bình minh trên Tháp và Chùa Niết Bàn/Câu Thi Na/3/2010 )

Các di tích tại nơi đức Phật nhập Niết-bàn:

Một trong những bảo vật ý nghĩa nhất tại chùa Niết bàn ở Câu Thi Na là tượng đức Phật nhập Niết-bàn. Trong ngôi chùa này, chỉ thờ duy nhất pho tượng này. Đây là một trong những kiệt tác về nghệ thuật tranh tượng Phật giáo vào thời đại Kumargupta (413-455). Một triều đại đã đến đỉnh cao của nghệ thuật sáng tác tranh tượng Phật giáo. Trong triều đại này, nhà điêu khắc Haribhada đã tạc pho tượng từ một khối đá lớn có tên là Chunar. Pho tượng có chiều dài khoảng 6 mét, được đặt trên một bệ đá hình chữ nhật cao khoảng nửa mét và tôn thờ trong chùa Niết-bàn. Tượng nằm nghiêng bên hữu, đầu tượng hướng về phương Bắc và gối lên tay phải, mặt tượng hướng ra cửa chánh Nam, tay trái đặt xuôi trên hông, hai chân song song chồng lên nhau. Pho tượng đã thể hiện đầy đủ các tướng hảo và vẻ đẹp của một đấng Thế Tôn. Một điều đáng buồn là pho tượng đã bị đập gãy làm nhiều phần. Trong lúc khảo cổ khai quật từ đống gạch đổ nát của tháp và chùa Niết-bàn, Cunningham và các cộng sự của mình đã phát hiện pho tượng này vào năm 1876, đoàn khảo cổ của ông cũng phát hiện những bộ hài cốt phủ phục trên pho tượng này; đây rất có thể là những vị Tăng sĩ đã lấy thân mình bảo vệ thánh tượng, không cho những kẻ cuồng tín đập phá tôn tượng. Ngày nay, pho tượng đã được ráp lại và thờ đúng vị trí ngày xưa; dù bị đập gãy nhiều phần, nhưng thánh tượng đã được hồi phục và trở thành một trong những bảo vật thiêng liêng tại thánh tích Kushinagar.

Đến với thánh tích này, ngoài bảo tháp và chùa Niết-bàn trang nghiêm hùng vĩ, chúng ta còn chứng kiến được nhiều di tích khác trong khuôn viên đức Phật nhập Niết-bàn. Xung quanh tháp và chùa Niết Bàn, có nhiều chùa tháp và tự viện được xây dựng từ thời xa xưa. Vào khoảng đầu thế kỉ thứ 5, ngài Pháp Hiển, một vị cao tăng người Trung Hoa đến chiêm bái nơi này, ngài cho biết nơi đây có nhiều ngôi chùa, tháp, tự viện, v.v... Hơn hai thế kỉ sau, thế kỉ thứ VII, ngài Huyền Trang đến chiêm bái thánh tích này, ngài cũng cho biết nơi đây có rất nhiều ngôi bảo tháp như: bảo tháp Niết-bàn, tháp tưởng niệm vị đệ tử cuối cùng của đức Phật, tôn giả Subhada (Tu-bạt-đà-la), vị đệ tử đặc biệt lớn tuổi (120 tuổi) cầu pháp, chứng đắc thánh quả và nhập Niết-bàn chỉ trong một đêm, cùng đêm đức Phật nhập Niết-bàn; tháp tưởng niệm tiền thân của đức Phật từng làm con chim trĩ và con nai để cứu độ chúng sanh; tháp tưởng niệm vị thần Kim cang Vajrapani ngã xuống đất bất tỉnh, khi nghe đức Phật đã nhập Niết-bàn, v.v...

Cách bảo tháp và chùa Niết-bàn khoảng 200 mét về hướng Tây Nam có một nền tháp tên là Matha Kuar, tháp này được xây dựng để thờ tượng Phật Matha Kuar (Hoàng-tử-mất). Theo các sử liệu Phật giáo, tháp này được xây bởi những người thuộc dòng tộc Sakya (Thích-ca) để tôn thờ tượng đức Phật; vì trong tâm của họ, đức Phật lúc nào cũng là vị hoàng tử tài ba, khả kính, nên họ đặt tên cho tháp này là Matha Kuar. Nhìn vào nền tháp chúng ta có thể ước đoán được ngôi tháp ngày xưa ắt hẳn cao lớn và đẹp lắm. Những cây sa-la ngày xưa, lúc đức Phật nhập Niết-bàn và lúc ngài Huyền Trang trông thấy hiện nay không còn nữa. Nhưng ngày nay cũng có một số cây sa-la được trồng trước bảo tháp và chùa Niết-bàn, cũng như một số nơi trong khuôn viên đức Phật nhập Niết-bàn. Với sự quan tâm và bảo vệ của chính phủ Ấn, ngày nay, nơi đức Phật nhập Niết-bàn đã trở thành một hoa viên xinh đẹp, một thánh tích thiêng liêng của người con Phật.

Tháp Trà Tỳ(Angrachaya Stupa)

Tại khuôn viên diễn ra lễ trà tỳ của đức Phật có một ngôi tháp thật lớn, hình dạng đặc biệt trông giống như một ngôi mộ cổ vĩ đại. Tháp có chiều cao khoảng hơn 8 mét, đường kính của tháp đến 34 mét. Niên đại của ngôi tháp chưa được xác định chính xác. Theo kinh Đại bát-niết-bàn thì, nguyên thủy của ngôi bảo tháp này được bộ tộc Malla gom tất cả tro than sau lễ trà tỳ của đức Phật lại và xây một ngôi bảo tháp to lớn trên phần tro than ấy để tôn thờ, lễ bái, cúng dường. Qua các thế kỉ về sau, rất có thể ngôi bảo tháp được xây dựng thêm cho cao và lớn hơn; cũng có thể trải qua thời gian ngôi bảo tháp bị đập phá bởi con người, hay sự bào mòn và tàn phá của thời gian làm cho ngôi tháp trở nên thấp và nhỏ đi. Ngài Huyền Trang khi đến chiêm bái thánh tích này có đề cập đến ngôi bảo tháp và các di vật, nhưng Ngài không có mô tả về hình dáng và niên đại của ngôi tháp: "Về phía Bắc của thành này, sau khi băng qua dòng sông Ajitavati (A-tỳ-ba-phạt-để), và đi khoảng hơn 300 bước có một bảo tháp. Đây là nơi trà tỳ kim thân của đức Như Lai. Đất chỗ này trộn lẫn giữa đất và than, có màu vàng đen. Bất cứ người nào với lòng chí thành nguyện cầu và tìm ở đây, chắc chắn sẽ tìm thấy một vài xá-lợi của đức Như Lai." Xung quanh bảo tháp trà tỳ có nhiều tháp nhỏ và nền móng các tháp, tinh xá, tự viện... Hầu hết các tháp và tinh xá này được xây dựng từ thế kỉ thứ nhất trở về sau. Toàn bộ khu vực này được trồng những thảm cỏ xanh, cây cối và hoa kiểng rất đẹp.

Viện bảo tàng Kushinagar

Với những công trình khảo cổ và khai quật tại thánh tích Kushinagar từ những năm đầu thế kỉ 19 đến nửa đầu thế kỉ 20, các nhà khảo cổ đã phát hiện rất nhiều di tích, cổ vật như: các tranh tượng Phật, Bồ-tát, các khí cụ, mẫu vật bằng đồng, đá, đất, v.v... có những di vật cách đây hơn 2000 năm. Với những di vật đầy ý nghĩa lịch sử và giá trị tôn giáo ấy, chính phủ Ấn đã xây một viện bảo tàng để bảo vệ. Đây là một trong những viện bảo tàng lớn của tiểu bang này.Tứ Động Tâm của Phật giáo nói chung hay thánh tích Kushinagar nói riêng đã thật sự chuyển mình thức dậy sau giấc ngủ ngàn thu. Ngày nay, Tứ Động Tâm đang chào đón những người con Phật khắp nơi trên thế giới trở về chiêm bái, tu tập. Đó là một trong những phước duyên tối thượng để tăng trưởng phước đức ngay giữa cuộc đời ác trược đầy biến động này.

. . . . .

Trước sân khách sạn tại Câu Thi Na/ Ấn Độ/3/2010

Posted Image

Trước sân khách sạn tại Câu Thi Na/ Ấn Độ/3/2010

Posted Image

Posted Image

Hành lễ tại Chùa Niết Bàn/Câu Thi Na/3/2010:

từ: duongsinh.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Bức ảnh trong bài viết của anh Thiên Đồng, người đang ôm chân Phật là Thầy Bùi |Long Thành, chủ website http://duongsinh.net/ và cũng là người thầy, hướng dân rất nhiều lớp người,đến với môn Khi Công, tự chữa bệnh cho bản thân, hòa nhập bản thân với mẹ vũ trụ.

Thế giới huyền bí và có quá nhiều dấu hỏi cho con người ...

Edited by Bất Nhị

Share this post


Link to post
Share on other sites

Y PHÁP BẤT Y NHÂN

- Chào cụ Tưởng Vậy
- Chào chú Ba Gàn
- Thưa cụ thế nào là "Y pháp bất y nhân"?
- Này chú Ba, không có việc ấy đâu?
- Đó chẳng phải là lời dạy của Như Lai và chư Tổ sao?
- Đúng vậy, nhưng nay đại bộ phận người tu chưa hiểu, đó chỉ là phương tiện khéo của các ngài, chứ thật sự không có việc ấy?
- Tại sao vậy?

- Vì người đã gọi là "Thầy" thì phải chứng thực pháp. Nghĩa là "lý và sự" phải viên thông. Nhiên hậu mới hướng dẫn người khác tu tập được. Bởi vậy, người đã được chúng sanh gọi là "Thầy" nhất thiết chẳng những thuyết giảng được pháp ấy, mà còn có cách sống biểu thị minh họa cho pháp mình đang giảng dạy để đệ tử nhìn vào đấy mà y theo. Nên "Pháp" tức là "Nhân", Thầy chính là "pháp sống". Chứ không thể có việc người Thầy nói một đàng mà cách sống thực tế lại đi ngược điều mình giảng dạy được. Vì như vậy chứng tỏ mình chỉ lý thuyết suông chứ thực tế thì chưa chứng được "Pháp" ấy.

- Thế tại sao chư Tổ lại dạy rằng: "Y pháp bất y nhân"?

- Đó là vì người học đạo còn trụ vào tâm trí và thường ngã mạn. Họ đến chẳng những để học đạo mà còn làm quan tòa phán xét Thầy mình theo các tiêu chuẩn có sẵn trong đầu. Để xem Thầy mình tốt hay xấu? Đạo đức hay không đạo đức? Trí huệ hay không trí huệ? Lẽ dĩ nhiên theo cách hiểu tâm trí của họ.

Và điều ấy làm họ tự chặt mất sợi dây đồng cảm với Thầy mình. Khiến họ sẽ hiểu nhầm lời giảng, bài viết và các thiền cơ của minh sư họ. Cho nên họ sẽ chỉ nhận được các pháp hữu tướng và thường chỉ là phương tiện khéo của thầy họ chứ thực pháp thì cần có con tim đồng cảm mà họ đã tự đánh mất từ lâu rồi!

Vả lại người đã được gọi là "Thầy" thì bao giờ cũng có bí pháp, hay các pháp tối thượng. Trước khi truyền trao các pháp tối thượng ấy, người thầy thường thử thách học trò mình rất khắc nghiệt để thật sự biết rằng người trò đã thực sự phi tâm trí thì mới truyền trao. Đó là vì Như Lai đã dạy trong kinh Pháp Vũ:

"Pháp tối thượng thừa như một cơn mưa lớn, chỉ có lợi cho cây đại thụ. Cỏ và hoa sẽ dập nát."

Bởi vậy mà người Thầy cần phải biết học trò mình là cỏ hay hoa tuy đẹp và có mùi thơm nhưng chỉ là cành hoa yếu đuối chỉ phù hợp với các pháp tiểu thừa. Hay thực sự là một cây đại thụ. Trước khi ngài truyền trao pháp bảo bằng đại pháp vũ nghĩa là cơn mưa lớn của Như Lai.

Mô Phật, nếu người học trò trong cơn thử thách lại đem tâm trí để phán xét các phương tiện khéo hoặc nghịch pháp của Thầy mình giả tướng, thì thế nào cũng bị tâm ngã mạn làm xa đường đạo. Bởi vậy "Y pháp bất y nhân" có nghĩa là người học trò do chưa đủ trí huệ và chưa chứng thiền nên không đủ trình độ để phán xét Thầy mình được, mà phải cứ y theo pháp của ngài dạy nhất tâm tu tập chứ đừng dùng tâm trí để bị các giả tướng lôi đi.

- Thưa cụ như vậy câu "Y pháp bất y nhân" không có nghĩa là dù ông Thầy mình xấu không đủ tư cách và đạo hạnh, nhưng thôi mình chả cần, cứ y theo lời giảng của ổng mà tu tập thì rồi cũng giác ngộ thành Phật, vì là pháp của Phật chứ pháp gì của ông ấy?

- Mô Phật, đúng vậy. Đó là một thái độ ngã mạn và ngu muội. Vì tự mình cắt đi sợi dây tâm linh nối với Phật và chư Thiên. Vì người ấy sẽ nhận được cái bóng điện nhưng không có ánh sáng vì mình đã tự cắt cái dây diện rồi. Mô Phật, nếu chúng sanh có thể tu thẳng với Phật không cần Thầy thì Như Lai chỉ bảo qui y nhị bảo là Phật và Pháp chứ đâu có qui y tam bảo là: Phật, Pháp và Tăng.

- Xin cảm ơn cụ.

- Mô Phật, ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Ông nên tác bạch điều nay với chư tăng và chư thiện tri thức để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy cho thì mới thực đúng được.

Tưởng Vậy/30/9/2007, từ duongsinh.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

BẢN THỂ CỦA TÂM


-Thế nào là bản thể của tâm?


- Không có vấn đề ấy

- Tại sao?

- Nếu tâm là tâm thức hay trạng thái tâm lý thì tâm đang ở "dụng"nghĩa là phạm trù hiện tượng. Do đó không thuộc phạm trù bản thể. Nếu tâm là cái tối thượng thì nó là tánh hay thể, nên không cần phải dùng bản thể của tâm! . . .

- Thế nào là năng lực của tâm?

- Không có vấn đề ấy.

- Tại sao?

- Nếu tâm là tâm thức hay tâm lý, thì cái gọi là hiệu ứng tâm lý thật ra là do cơ thể hiển thị. Bởi tâm lý hay tâm thức chỉ là một khái niệm duy danh không phải là một thực thể. Do đó không có vấn đề năng lực của tâm! Nếu tâm là cái tối thượng thì nó là tánh hay thể do vậy nó phải vượt khỏi phạm trù nhị nguyên của "năng và không năng". Vì cái tối thượng thì phi đặc tính. Bởi vậy không có vấn đề năng lực của tâm! . . .

- Đặc tính "tịnh" của khí là gì?

- Không có vấn đề ấy.

- Tại sao?

- Nếu khí ở "dụng" nghĩa là mặt hiện tượng thì khí là năng lượng. Đã là năng lượng thì năng động miên viễn chảy mãi không bao giờ ngừng nghĩ. Do vậy không có vấn đề tịnh. Nếu khí là cái tối thượng thì khí trùng với tánh hay đạo. Do vậy khi ấy khí phải vượt khỏi phạm trù nhị nguyên của "tịnh và động"Nên trong trường hợp này cũng không có vấn đề tịnh của khí.

- Vậy phải dùng "tâm" hay "khí" thế nào mới đúng?

- Đừng vẽ rắn thêm chân! . .

- Mô Phật! . . .

- Uống trà đi!

HAI LÚA/14/9/2004

BÁT NHÃ

-Bát nhã là gì?

- Có cái thấy sự vật "như nó đang là"

- Đó chính là giác ngộ?

- Không phải thế.

- Tại sao không?

- Có cái biết như vậy, chứ không phải có cái kinh nghiệm như vậy.

- Như vậy là cái biết vay mượn.

- Không phải thế, nó là cái biết đích thực và là phát hiện của hành giả.

- Bát nhã chưa phải, vậy bát nhã ba la mật đa hay đại bát nhã có phải là giác ngộ?

- Đúng vậy.

- Gọi là "đại bát nhã" hay "bát nhã cùng cực" có phải để chỉ tính toàn diện của trạng thái "như thị".

- Không phải "bát nhã" là bộ phận và "bát nhã ba la mật đa" là toàn diện. Mà bát nhã là cái biết đỉnh cao của tâm trí sơ bộ về giác ngộ. Còn "bát nhã ba la mật đa" hay đại bát nhã là cái kinh nghiệm của sự thể nhập tánh.

- Xin cho một thí dụ?

- Như người đứng bên này sông muốn biết cảnh vật bên kia sông. Người ấy có thể leo lên một đỉnh núi cao để nhìn sang, khắc có cái thấy thật sự không vay mượn về cảnh vật bên kia bờ. Nó như là một phát hiện đích thực. Trường hợp này tương tự như trạng thái "bát nhã". Nhưng nếu người ấy qua sông đến bờ bên kia, khắc sẽ biết cảnh vật bên kia bờ bằng kinh nghiệm thật chứ không phải tầm nhìn. Đây là trường hợp của bát nhã ba la mật đa. Do vậy nên ba la mật đa ( paramita) được dịch là "sang bờ bên kia" là vậy.

- Cảm ơn ông về buổi nói chuyện hôm nay.

- Hề hề! . . tôi tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Xin ông vui lòng hỏi các vị thiện tri thức rồi bảo cho tôi biết với!

TƯỞNG VẬY/29.9.2004

Từ: duongsinh.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh ơi, theo em đọc được thì trước Phật Thích Ca đã có vô số các vị phật rồi :lol:.Ít nhất là 1 vị Phật A-Di-Đà.

Chào bạn ,

Theo mình được biết, trước Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có Đức Cổ Phật Ca Diếp rồi .

Nam mô như lai ứng cúng, chánh biến tri .

Share this post


Link to post
Share on other sites

SẮC KHÔNG

Tư Rượu Đế đang ngồi tán dóc với Ba Gàn.

Hắn huyên thuyên về thiền và chứng ngộ. Ba Gàn như bị tra tấn. Từ sáng đến giờ, đã gần ăn trưa rồi mà hắn vẫn chưa về. Rất nhiều lần lão định chen ngang để tìm cách rút lui vì đã quá mõi mệt. Thế nhưng lần nào cũng vậy, cứ thấy Ba Gàn định nói Tư Rượu Đế lại xua tay gạt phắt đi và lại tiếp tục diễn thuyết liên miên bất tận.

Thật quá quắt! . . .chẳng thấy hắn ngừng chút nào để mình chen vô! . . .Tức chết đi được! . . .Nhớ lời cụ Tưởng Vậy dặn, Ba Gàn quán tâm liên tục chứ nếu không thì thế nào lão cũng nổi tam bành với vị khác không mời mà đến này! . . .

- Thật quí hoá quá! . . chẳng mấy khi bác đến chơi. Vợ chồng chúng em mời bác xơi bửa cơm nhạt với chúng em. Xin bác cứ tự nhiên cho! . . .

Thím Ba Gàn vừa nở nụ cười xã giao vừa đặt mâm cơm khách trước mặt hai người đàn ông rồi bước vào trong.

Ba Gàn mừng rơn tưởng mình được thoát nạn! . . . vì thế nào hắn cũng ngừng nói để ăn chứ! . . .Thế nhưng Tư Rượu Đế lại nhanh nhẹn đưa tay ngăn không cho Ba Gàn cầm đủa. Hắn lại tiếp tục nói một cách hùng hồn:

- Ấy! . . .xin ông đừng vội! . . . quân tử cầu thông, tiểu nhân cầu thực! . . .chúng ta giải quyết việc này cho thông rồi hảy ăn chứ vội gì! . . .

Ba Gàn tức anh ách đứng dậy định nổi nóng! . . Nhưng không kịp, Tư Rượu Đế đã nhanh hơn:

- Khi sáng giờ ông đã nghe nhiều về bát nhã rồi. Vậy chứ ông có biết thế nào là: " sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc thức thị không, không tức thị sắc"?

- Bộ ông biết chắc! Ba Gàn cố nén nhưng vẫn không giấu nổi vẽ bực tức!

- Hì hì! . . .đừng nóng! . . .đừng nóng! . . .Sao ta lại không biết! . . . Này để ta nói cho nghe: "Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc" nghĩa là: Có không khác không. Không không khác có. Có cũng như không, không cũng như có.

- Sao lại như thế được?

- Chú thì thấy không được, chứ người đã chứng ngộ như ta thì thấy có cũng như không, không cũng như có! . . Cỏi trần này ta thấy như mơ như huyễn đâu thực có! . . Ráng tu đi rồi sẽ có ngày giác ngộ như ta! . . .

Thế này thì quá lắm rồi! . . .xin Phật thứ tội con không thể nhịn được nửa! . . Nghĩ như vậy, Ba Gàn đứng lên chỉ vào mâm cơm:

- Mâm cơm này là có?

- Phải, là có.

- Vậy nó cũng như không! . . Thế này nhé, ông là người đã tu chứng, đã ngộ cái lý: "Có không khác không, không không khác có. Có cũng như không, không cũng như có" rồi! . Vậy ông không ăn cũng như ăn. Còn tôi vô minh nên tôi thấy : Có là có, không là không, không thể lẩn lộn được. Bởi vậy tôi phải ăn cơm chứ không thì đói.

Ông lẽ dĩ nhiên chẳng cần đến cái này. Vừa nói Ba Gàn vừa đưa tay cầm cất đi một cái bát và một đôi đủa phần của khách. Lão vừa xới cơm vào bát của mình vừa cười :

- Hề hề! . . .tớ đói là đói, chứ không thể đói là no được nên tớ đành phải ăn thôi! Còn huynh là người đã chứng ngộ chắc huynh thấy đói cũng như no, no cũng như đói nên huynh không ăn mà cũng no, tài thật. Tớ thật tâm phục khẩu phục! . . .

Ba Gàn quên mất bài học tỉnh giác. Lão ăn lia ăn lịa! . . . chưa bao giờ lão thấy ngon miệng như hôm nay! . . .

Tư Rượu Đế ngồi im như phổng đá! . . . .

Hôm Ba Gàn gặp tớ ở quán trà. Lão kể lại câu chuyện này. Kể xong lão đưa mắt nhìn tớ chằm chằm, chờ ý kiến ủng hộ của tớ. Tớ làm bộ giữ chánh niệm chỉ mĩm cười không nói chi, chứ thật ra cũng bí, không biết thế nào là phải. Nếu cho Ba Gàn là đúng thì bài bát nhã tâm kinh sai sao? Còn nếu cho Tư Rượu Đế là đúng thì coi chừng có ngày mình bị bỏ đói chứ chẳng chơi! . .

Bí quá, chờ Ba Gàn uống trà xong đi về. Tớ vội vàng viết lại câu chuyện này đăng lên trang Web Dưỡng Sinh, hy vọng sẽ nhận được câu trả lời cuả quí vị để giải nghi cho cái đầu tăm tối của tớ! . . .hì hì! . . .Xin chân thành cảm ơn trước! . . .

HAI LÚA/30/9/2004

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRƯỚC PHẬT ĐÃ CÓ PHẬT?

tlt2009: Anh ơi, theo em đọc được thì trước Phật Thích Ca đã có vô số các vị phật rồi :lol: .Ít nhất là 1 vị Phật A-Di-Đà.

Kimphong: Theo mình được biết, trước Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có Đức Cổ Phật Ca Diếp rồi .

Thiên Đồng: Dạ, Thiên Đồng không biết trước Đức Thích Ca thì đã có Phật nào chưa. Bởi vì Thiên Đồng...chưa thành Phật. Xin khất lại với các chư bằng hữu, chừng nào Thiên Đồng thành Phật thì sẽ nói cho chư bằng hữu biết là trước Đức Thích Ca thì đã có Phật nào hay không. A Di Đà Phật! Nếu các chư bằng hữu cần câu trả lời gấp thì xin đến hỏi với Đức Phật. :rolleyes:
Nói dậy hong biết có đúng hong? Xin các chư bằng hữu tìm hỏi lại chuyện này với các vị đã chứng đắc xem thế nào? Thiên Đồng cũng muốn biết lắm!
Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

SẮC KHÔNG

Tư Rượu Đế đang ngồi tán dóc với Ba Gàn.

Hắn huyên thuyên về thiền và chứng ngộ. Ba Gàn như bị tra tấn. Từ sáng đến giờ, đã gần ăn trưa rồi mà hắn vẫn chưa về. Rất nhiều lần lão định chen ngang để tìm cách rút lui vì đã quá mõi mệt. Thế nhưng lần nào cũng vậy, cứ thấy Ba Gàn định nói Tư Rượu Đế lại xua tay gạt phắt đi và lại tiếp tục diễn thuyết liên miên bất tận.

Thật quá quắt! . . .chẳng thấy hắn ngừng chút nào để mình chen vô! . . .Tức chết đi được! . . .Nhớ lời cụ Tưởng Vậy dặn, Ba Gàn quán tâm liên tục chứ nếu không thì thế nào lão cũng nổi tam bành với vị khác không mời mà đến này! . . .

- Thật quí hoá quá! . . chẳng mấy khi bác đến chơi. Vợ chồng chúng em mời bác xơi bửa cơm nhạt với chúng em. Xin bác cứ tự nhiên cho! . . .

Thím Ba Gàn vừa nở nụ cười xã giao vừa đặt mâm cơm khách trước mặt hai người đàn ông rồi bước vào trong.

Ba Gàn mừng rơn tưởng mình được thoát nạn! . . . vì thế nào hắn cũng ngừng nói để ăn chứ! . . .Thế nhưng Tư Rượu Đế lại nhanh nhẹn đưa tay ngăn không cho Ba Gàn cầm đủa. Hắn lại tiếp tục nói một cách hùng hồn:

- Ấy! . . .xin ông đừng vội! . . . quân tử cầu thông, tiểu nhân cầu thực! . . .chúng ta giải quyết việc này cho thông rồi hảy ăn chứ vội gì! . . .

Ba Gàn tức anh ách đứng dậy định nổi nóng! . . Nhưng không kịp, Tư Rượu Đế đã nhanh hơn:

- Khi sáng giờ ông đã nghe nhiều về bát nhã rồi. Vậy chứ ông có biết thế nào là: " sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc thức thị không, không tức thị sắc"?

- Bộ ông biết chắc! Ba Gàn cố nén nhưng vẫn không giấu nổi vẽ bực tức!

- Hì hì! . . .đừng nóng! . . .đừng nóng! . . .Sao ta lại không biết! . . . Này để ta nói cho nghe: "Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc" nghĩa là: Có không khác không. Không không khác có. Có cũng như không, không cũng như có.

- Sao lại như thế được?

- Chú thì thấy không được, chứ người đã chứng ngộ như ta thì thấy có cũng như không, không cũng như có! . . Cỏi trần này ta thấy như mơ như huyễn đâu thực có! . . Ráng tu đi rồi sẽ có ngày giác ngộ như ta! . . .

Thế này thì quá lắm rồi! . . .xin Phật thứ tội con không thể nhịn được nửa! . . Nghĩ như vậy, Ba Gàn đứng lên chỉ vào mâm cơm:

- Mâm cơm này là có?

- Phải, là có.

- Vậy nó cũng như không! . . Thế này nhé, ông là người đã tu chứng, đã ngộ cái lý: "Có không khác không, không không khác có. Có cũng như không, không cũng như có" rồi! . Vậy ông không ăn cũng như ăn. Còn tôi vô minh nên tôi thấy : Có là có, không là không, không thể lẩn lộn được. Bởi vậy tôi phải ăn cơm chứ không thì đói.

Ông lẽ dĩ nhiên chẳng cần đến cái này. Vừa nói Ba Gàn vừa đưa tay cầm cất đi một cái bát và một đôi đủa phần của khách. Lão vừa xới cơm vào bát của mình vừa cười :

- Hề hề! . . .tớ đói là đói, chứ không thể đói là no được nên tớ đành phải ăn thôi! Còn huynh là người đã chứng ngộ chắc huynh thấy đói cũng như no, no cũng như đói nên huynh không ăn mà cũng no, tài thật. Tớ thật tâm phục khẩu phục! . . .

Ba Gàn quên mất bài học tỉnh giác. Lão ăn lia ăn lịa! . . . chưa bao giờ lão thấy ngon miệng như hôm nay! . . .

Tư Rượu Đế ngồi im như phổng đá! . . . .

Hôm Ba Gàn gặp tớ ở quán trà. Lão kể lại câu chuyện này. Kể xong lão đưa mắt nhìn tớ chằm chằm, chờ ý kiến ủng hộ của tớ. Tớ làm bộ giữ chánh niệm chỉ mĩm cười không nói chi, chứ thật ra cũng bí, không biết thế nào là phải. Nếu cho Ba Gàn là đúng thì bài bát nhã tâm kinh sai sao? Còn nếu cho Tư Rượu Đế là đúng thì coi chừng có ngày mình bị bỏ đói chứ chẳng chơi! . .

Bí quá, chờ Ba Gàn uống trà xong đi về. Tớ vội vàng viết lại câu chuyện này đăng lên trang Web Dưỡng Sinh, hy vọng sẽ nhận được câu trả lời cuả quí vị để giải nghi cho cái đầu tăm tối của tớ! . . .hì hì! . . .Xin chân thành cảm ơn trước! . . .

HAI LÚA/30/9/2004

:rolleyes: :lol: :lol: vui quá ta :P :lol: :) bác Đông thiền thêm dấu phẩy vào các câu trích dẫn (trước CÓ, trước KHÔNG, sau CÓ, sau KHÔNG) giúp, cứ có không không có có có không không khó hiểu lắm.

Chào bạn ,

Theo mình được biết, trước Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có Đức Cổ Phật Ca Diếp rồi .

Nam mô như lai ứng cúng, chánh biến tri .

"Ta là Phật đã thành, các người là Phật sẽ thành" trích dẫn Kinh Pháp Hoa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỐI TƯỢNG

-Thưa cụ. . . .Đối tượng của thiền là gì?

-Này chú Ba. . .Thiền không có đối tượng.

- Thế. . . quán niệm hơi thở, dụng tâm quán tâm, nhận biết ý nghĩ, cảm thọ. . . . hay tri vọng chẳng phải đối tượng là gì?

- Đó là các kỹ thuật tâm lý nhằm tiếp cận thiền. Nó là ngón tay chỉ trăng chứ không phải mặt trăng. . . .

- Thiền như là mặt trăng?

- Trạng thái thiền như mặt trăng tỉnh giác. . . .Nó thường chiếu, viên chiếu, hằng chiếu. . . .tự nhiên và phi nỗ lực! . . . .

- Thế nào là hằng chiếu?

- Vì Phật tánh là bản chất nên nó vốn như vậy.

- Thế nào là viên chiếu?

- Vì vô sở trụ. . . không có phạm trù. . . phi khái niệm. . .Là sự phản ảnh tức khắc, nên gọi là tự do hay giải thoát!. . . .

- Thế nào là thường chiếu?

- Vì phi thời gian. . . .

- Làm sao để được vậy?

- Tự nhiên sẽ được vậy.

- Sau khi đã thực hành các kỹ thuật tâm lý để tiếp cận?

- Đúng vậy. . . . Sau khi đã thực hành các kỹ thuật tâm lý để tiếp cận . . . .rồi buông xuôi. . . . . Nghĩa là, nương ngón tay Phật chỉ sẽ thấy mặt trăng.

- Thế cần gì phải nói mặt trăng là cái xa vời mà ngay bây giờ chỉ cần "Nương ngón tay chỉ" thì thấy mặt trăng là cái đương nhiên, chứ mải nói mặt trăng mà không có ngón tay chỉ thì làm sao thấy được?

- Đúng vậy!. . . .Đa thư loạn tâm. . . .duy tuệ thị nghiệp. . . . Nhưng chú Ba có biết: Đành rằng "nương ngón tay chỉ, sẽ thấy mặt trăng". . . .Thế nhưng nếu cứ mải nhìn ngón tay, không nương theo đấy ngước mặt nhìn lên trời. . . nhìn về cõi vô cùng. . . .thì có tinh tấn nhìn ngắm mãi, cũng sẽ thấy ngón tay chứ không phải mặt trăng!. . . Bởi vậy người chỉ trăng mà sơn phết ngón tay mình quá đẹp. . . .ca tụng ngón tay mình quá nhiều. . . .lại hô hào chỉ nên nhìn vào ngón tay mình. . .khiến người tìm trăng nhận lầm ngón tay mình là "Mặt trăng". . . .chẳng phải là đáng tiếc lắm sao!. . . .

- Đúng là đáng tiếc! . . .

- Mô Phật!. . . Ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Chú Ba nên hỏi việc này với chư vị thiện tri thức để các ngài chỉ dạy cho.

- Thế sao cụ không tự mình hỏi lấy có hơn không?

- Ta không có nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu. . . Vả lại ta đang rất bận!. . .

- Cụ bận điều gì?

- Ta bận làm việc và đi chơi!. . . .

Tưởng Vậy/13/6/2006, từ duongsinh.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay