Thủy Tiên

“Ông Rồng đá” ở Bảo Tháp - Kỳ 1

8 bài viết trong chủ đề này

Cẩm Linh - Tr.Sơn

www4.thanhnien.com.vn

Kỳ 1: “Ông Rồng” và chuyện “Thái sư hóa hổ”

Posted Image

Tượng "Ông Rồng" được thờ tại Bảo Tháp - Ảnh: T.Sơn

Cách đây hơn 15 năm, một pho tượng rồng đá có phần dị thường bị chôn vùi dưới lòng đất được phát hiện tại thôn Bảo Tháp (Đông Cứu - Gia Bình - Bắc Ninh). Tượng một con rồng “miệng cắn thân, chân xé mình” với vẻ đau đớn tột cùng, được chạm trổ công phu, tinh xảo không chỉ chưa từng thấy trong các hình ảnh rồng Việt qua các thời kỳ lịch sử mà còn gần như chưa từng xuất hiện trong khu vực. Nhiều câu hỏi về lai lịch của pho tượng bí ẩn cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

Pho tượng rồng

Theo lời kể của ông Phan Đình Phụ, con trai của cụ Phan Đình Phô (đã mất năm 1993) - thủ từ đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh tại thôn Bảo Tháp (Đông Cứu – Gia Bình – Bắc Ninh) thì pho tượng rồng này được cụ Phô tình cờ phát hiện ngay tại khu vực lối lên xuống dẫn vào đền vào cuối năm 1992. Số là trong một lần thu dọn gạch đá quanh đền cụ Phô chợt thấy một mảng đá nhô ra khỏi mặt đất ngay tại gốc cây bàng trước cửa đền, bươi rộng xung quanh thì thấy lộ ra miếng đá có chạm khắc, đoán đây là có thể là một pho tượng hoặc một hiện vật đá nào đó, cụ Phô đã gọi người làng tập trung đào xới và chẳng bao lâu sau hiện ra giữa nền đất là một pho tượng rồng đá “đầu cắn thân, chân xé mình”.

Posted Image

Đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh tại thôn Bảo Tháp - xã Đông Cứu - huyện Gia Bình - Bắc Ninh. Tương truyền đây từng là nhà của Thái sư, sau khi ông bị đi đày đã chuyển thành chùa. Trong ảnh phần có dấu X là nơi đã phát hiện ra "Ông Rồng"

Hàng chục trai làng đã phải rất vất vả, dùng trành tre, đòn xóc, xà beng mới nhấc được pho tượng nặng hơn 3 tấn lên khỏi mặt đất và khiêng đưa lên sân đền. Từ đó đến nay pho tượng rồng đá này đã được người dân địa phương rước lên thờ tại một gian bên cạnh đền Thái sư Lê Văn Thịnh và kính cẩn gọi là “Ông Rồng”. Quan sát bằng mắt thường người ta có thể nhận thấy pho tượng rồng đá được chạm khắc khá chi tiết, tỉ mỉ, chăm chút tới từng họa tiết nhỏ. “Ông Rồng” được thể hiện theo tư thế khoanh mình thành hình tròn, thân mình to lớn, gồm có đầu, hai chân trước và một phần thân. Chiều cao của tượng được xác định là 0,76m, chiều ngang là 1,12m, chiều dài từ trước ra sau là 0,96m. Điều đáng nói là hình ảnh của con rồng đá này rất đặc biệt, không hề giống với bất cứ hình ảnh rồng Việt ở bất cứ triều đại nào từng được biết đến và lại càng không giống với bất kỳ hình ảnh rồng Trung Hoa nào.

Pho tượng rồng được tạc từ đá nguyên khối, toàn thân chạm vảy dày, hai mắt trợn tròn, hai chân trước xòe rộng, gân guốc, năm ngón với móng vuốt sắc nhọn bấu chặt vào khúc thân, đầu gục xuống, miệng há rộng với hàm răng lởm chởm, nhọn hoắt ngoạm vào mình như muốn rứt da rứt thịt với vẻ đau đớn tột cùng. Và lạ lùng nhất là đôi tai “Ông Rồng” được tạc rất rõ, nổi lên trên hai mang, bên tai phải thì kín đặc, tai trái lại rỗng, thể hiện một ẩn ý nào đó của người xưa.

Ông Lê Viết Nga, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh đã đưa ra nhận định đây là pho tượng rồng đá có hình ảnh độc đáo nhất mà ông từng thấy, đồng thời cho rằng “Ông Rồng” có khả năng là một trong những pho tượng rồng đá lớn nhất ở Đông Nam Á.

Và chuyện “Thái sư hóa hổ”

Pho tượng rồng này được tìm thấy ngay tại quê hương của vị “trạng nguyên” đầu tiên của nước ta, Lê Văn Thịnh (1038/1050? - ?), người không chỉ nổi tiếng với tài năng xuất chúng trên nhiều lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao mà còn được biết đến với vụ kỳ án mạng đầy màu sắc huyền thoại “Thái sư hóa hổ” tại hồ Dâm Đàm (Hồ Tây) cách đây cả ngàn năm nên gần như ngay lập tức nó được cho là một tác phẩm nghệ thuật của người đương thời/hậu thế thể hiện hình ảnh của “Đỉnh giáp khai khoa” Lê Văn Thịnh đau đớn, phẫn uất với nỗi oan khiên trong vụ án mà cả nghìn năm còn chưa sáng tỏ(!). Điều này cũng phù hợp với ý kiến của ông Nguyễn Đức Khách, 71 tuổi (Bảo Tháp - Đông Cứu) người đã có nhiều năm phụ trách lễ hội thập đình (một lễ hội tưởng nhớ Thái sư Lê Văn Thịnh). Ông Khách cho biết khi "Ông Rồng" mới được phát hiện chưa ai lý giải được ý nghĩa của nó, nhưng sau đó người ta thấy bức tượng Rồng rất phù hợp với nỗi oan khiên, uất ức của "Thái sư hóa hổ".

Lê Văn Thịnh là người làng Đông Cứu, huyện Gia Định (nay là Gia Bình – Bắc Ninh) là người đỗ đầu trong kỳ thi Nho học đầu tiên được tổ chức vào năm Ất Mão (1075) dưới đời vua Lý Nhân Tông và được cho vào hầu vua học. Chính vì lý do này mà ông được người đời sau suy tôn là vị “trạng nguyên” đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam. Còn danh hiệu trạng nguyên thực sự thì đến đời Trần Thái Tông (1246) mới có.

Lê Văn Thịnh giữ chức vụ Thị lang Bộ Binh, đến 1085 nhờ có công lao lớn, được cất lên chức Thái sư vốn đã bị để trống từ khi Lý Đạo Thành qua đời (1081) và giữ vị trí này trong 12 năm cho đến khi xảy ra vụ án “hóa hổ” tại hồ Dâm Đàm (1096). Sự kiện kỳ dị này được Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép lại như sau: “Bấy giờ vua ra hồ Dâm Đàm, ngự trên thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mù nghe có tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào rào, vua lấy giáo ném. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt, nói: "Việc nguy rồi!". Người đánh cá là Mục Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ Thịnh là đại thần có công giúp đỡ, không nỡ giết, đày lên trại đầu Thao Giang (tức sông Thao – Phú Thọ. Còn theo Đại Việt Sử Lược thì ông bị đày đến vùng Lương Giang – Thanh Hóa). Thưởng cho Mục Thận quan chức và tiền của, lại cho đất ở Tây Hồ làm thực ấp. Trước đấy Văn Thịnh có gia nô người nước Đại Lý có phép thuật kỳ lạ, cho nên mượn thuật ấy toan làm chuyện thí nghịch”.

Tương truyền sau khi mãn hạn, trên đường trở về quê nhà Thái sư Lê Văn Thịnh đã qua đời tại Đình Tổ (Thuận Thành - Bắc Ninh) và được người dân lập làm thành hoàng làng. Hiện tại mộ phần của ông vẫn còn được lưu giữ tại Đình Tổ.

Posted Image

Tượng Thái sư Lê Văn Thịnh

tại hậu cung nghè Chi Nhị

(xã Song Giang - Gia Bình - Bắc Ninh)

Tuy bị chính sử lên án và ghi nhận như một tội đồ nhưng trong dân gian hình tượng của “Thái sư hóa hổ” lại hoàn toàn khác. Tại các huyện Gia Bình, Thuận Thành và Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh) đã có tới 14 làng lập Lê Văn Thịnh làm thành hoàng. Cứ các năm có hàng chi Thân, Tý, Thìn 13 làng thuộc hai huyện Gia Bình và Quế Võ lại tổ chức Lễ hội thập đình để tưởng nhớ tới ông. Ngoài lễ hội chung tưởng nhớ tới vị các làng lại tổ chức những lễ hội riêng. Ngày 6.2 âm lịch hằng năm lễ tế diễn ra chính tại Đông Cứu (Gia Bình – Bắc Ninh), quê hương Thái sư Lê Văn Thịnh. Riêng đình Đình Tổ (Thuận Thành – Bắc Ninh) nơi có mộ phần của Thái sư Lê Văn Thịnh, lễ hội được tổ chức riêng 5 năm một lần, vào ngày 12.8 âm lịch.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con này giống cá sấu hơn là "RỒNG". Tiếc là không có cái ảnh chụp rõ hơn.

Ra tới HN chắc Phoenix phải đến tận nơi xem.

Nó có phải thuộc về thời của thái sư Lê Văn Thịnh hay không mà chỉ dựa vào tư thế của con "Rồng" để khẳng định thì có vẻ chưa ổn. Người ta có thể "đau" hay "uất ức bất lực" về nhiều thứ, huống chi là con "Rồng".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem thử một số bài viết liên quan đến "RỒNG" thời Lê

1. Ông Rồng” (21/11/2007)

Một ngày cuối năm 1992, cụ Phan Đình Phô (mất 1993) người thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu (Gia Bình) dọn gạch vỡ, đá quanh đền thờ Thái Sư Lê Văn Thịnh thấy một hòn đá dưới gốc cây bàng trước cổng đền nhô lên, liền lấy xà beng đào bới. Cụ Phô đào bới hồi lâu, mở rộng miệng hố thấy lộ ra khối đá lớn được đẽo, chạm đường nét tinh sảo, cụ lấy làm mừng, cố sức khoét sâu, mở rộng thì thấy lộ nguyên hình đầu rồng. “Tiếng lành đồn xa”, bà con trong xóm kéo đến giúp sức và báo hiện tượng lạ với UBND xã Đông Cứu. Trai tráng lực lưỡng kéo đến hợp sức, người dùng đòn tre khiêng, người dùng xà beng, thanh gỗ làm đòn bẩy, chẳng mấy chốc rồng đá ước chừng 3 tấn được chuyển lên sân đền.

Rồng đá được đẽo, chạm miêu tả đầu, hai chân trước và một phần thân. Từ mặt đất lên đỉnh sọ rồng cao 0,76 mét, chiều ngang từ phải sang trái rộng 1,12 mét; chiều dọc từ trước ra sau dài 0,96 mét (xin lưu ý: số đo chia hết cho 8). Rồng được chạm vẩy; tai phải đặc, tai trái rỗng, hai chân trước gân guốc, mỗi chân xòe rộng 5 ngón nắm chặt hai khúc thân kéo vào trước ngực; đầu gục xuống, mắt trợn tròn, miệng há rộng để lộ hàm răng lởm chởm ngoạm khúc thân, quằn quại.Về tầm cỡ rồng đá, ông Lê Viết Nga, Giám đốc Bảo tàng tỉnh khẳng định: “Rồng đá to nhất khu vực Đông Nam á”. Về thời điểm lịch sử và ý tưởng của nhà điêu khắc gửi gắm qua tác phẩm này, có nhiều giả thiết khác nhau. Song qua hình tượng rồng Việt Nam, sách (Mỹ thuật Lý Trần - Mỹ thuật Phật giáo, Chu Quang Chứ - NXB Mỹ thuật 2001) đã từng chép như sau: Rồng thời Lý “Mào, mũi và bờm là những thành phần cơ thể được cấu tạo rất sinh động, bằng những nét độc đáo và được mang theo một ý thức nhất định: Mào thoát ra từ môi đến đường sống quyện với răng nanh, xoắn xuýt, rung rinh bốc lên như ngọn lửa; bờm ở sau gáy cuồn cuộn bốc lên nhiều đợt từ cổ họng, cùng với túm râu ở hàm dưới đều uốn lượn nhịp nhàng như làn sóng và bay lướt tựa lá cờ đuôi nheo được gió, mũi cấu tạo bằng những đường cong xếp chồng nhau phập phồng gây ra ấn tượng về nguồn nước...”. Rồng thời Trần “Thành phần cấu tạo của đầu rồng không chặt chẽ như trước: Văn dạng xoắn ốc đôi không thể vắng ở bất cứ con rồng nào thời Lý, thì nay mất dần, bờm và râu kém nhịp nhàng, mào không linh lợi, dần mọc thêm cái tai và cặp sừng cùng kiểu với cái mũi biến dạng đều thuộc về loại thú bốn chân”. Rồng thời Lê “Đầu to, bờm tóc thô dày, mũi lớn, nhiều sợi ria, tai thú, sừng vặn xoắn ốc rồi chẻ chạc, chân gân guốc xòe rộng các ngón”. Rồng đời Cảnh Hưng (1740-1786) “Thể hiện yếu ớt, mảnh khảnh, đi vào công thức cân đối khô khan, kết hợp với chạm nông, nên hình bẹt và cứng, lại bị biến dạng rắc rối. Râu rồng thường bố trí đều đặn, đuôi cong xoắn lại hình xoáy ốc”. Rồng nhà Nguyễn “Gượng gạo, ngơ ngác, chắp vá, vụn vặt, cố làm ra vẻ nghiêm chỉnh mà không đường hoàng được, bộ mặt trở thành gớm ghiếc, đe dọa... thường xuất hiện với phượng, lân, rùa để hợp thành bộ “Tứ linh”. Như vậy, ở mỗi giai đoạn phát triển con rồng có một tính cách riêng, phù hợp yêu cầu thời điểm lịch sử xã hội. Nó chính là thứ ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình, giúp chúng ta nhận biết tương đối chính xác thời khắc ra đời của các công trình kiến trúc, điêu khắc và hội họa được sáng tạo không ghi niên hiệu.Quá trình miêu tả và phân tích trên, cho phép chúng ta nhận định rồng đá được đẽo, chạm vào thời Lê. Nhà điêu khắc tài hoa đã gửi gắm ý tưởng sâu sắc qua rồng đá khái quát hình tượng vua Lý Nhân Tông đớn đau, quằn quại tự giầy vò cõi lòng sâu thẳm về sự đã rồi, bởi vua chỉ bằng một tai nghe lời đường mật của kẻ xiểm nịnh lỡ đầy đọa thầy học của mình, dập vùi hiền tài của đất nước (Trạng nguyên Lê Văn Thịnh hầu Lý Nhân Tông học thuở nhỏ, khi xảy ra nghi án hồ Dâm Đàm, ông ở cương vị Thái Sư, bị Lý Nhân Tông bắt đi đầy ở trại Thao Giang). ý tưởng và giá trị nghệ thuật của rồng đá của nhà điêu khắc xem như lời nhắn gửi các bậc vua chúa, quan lại và người đời, khi giải quyết bất kỳ công việc lớn, nhỏ đều phải thận trọng nghe bằng hai tai, phải xuất phát từ thực tế khách quan, công tâm, sao cho thấu tình, đạt lý.

Nguồn: http://www.baobacninh.com.vn

(hết trích)

Trích lại:

Rồng thời Lý “Mào, mũi và bờm là những thành phần cơ thể được cấu tạo rất sinh động, bằng những nét độc đáo và được mang theo một ý thức nhất định: Mào thoát ra từ môi đến đường sống quyện với răng nanh, xoắn xuýt, rung rinh bốc lên như ngọn lửa; bờm ở sau gáy cuồn cuộn bốc lên nhiều đợt từ cổ họng, cùng với túm râu ở hàm dưới đều uốn lượn nhịp nhàng như làn sóng và bay lướt tựa lá cờ đuôi nheo được gió, mũi cấu tạo bằng những đường cong xếp chồng nhau phập phồng gây ra ấn tượng về nguồn nước...”.

Rồng thời Trần “Thành phần cấu tạo của đầu rồng không chặt chẽ như trước:

Văn dạng xoắn ốc đôi không thể vắng ở bất cứ con rồng nào thời Lý, thì nay mất dần, bờm và râu kém nhịp nhàng, mào không linh lợi, dần mọc thêm cái tai và cặp sừng cùng kiểu với cái mũi biến dạng đều thuộc về loại thú bốn chân”.

Rồng thời Lê “Đầu to, bờm tóc thô dày, mũi lớn, nhiều sợi ria, tai thú, sừng vặn xoắn ốc rồi chẻ chạc, chân gân guốc xòe rộng các ngón”.

Rồng đời Cảnh Hưng (1740-1786) “Thể hiện yếu ớt, mảnh khảnh, đi vào công thức cân đối khô khan, kết hợp với chạm nông, nên hình bẹt và cứng, lại bị biến dạng rắc rối. Râu rồng thường bố trí đều đặn, đuôi cong xoắn lại hình xoáy ốc”.

Rồng nhà Nguyễn “Gượng gạo, ngơ ngác, chắp vá, vụn vặt, cố làm ra vẻ nghiêm chỉnh mà không đường hoàng được, bộ mặt trở thành gớm ghiếc, đe dọa... thường xuất hiện với phượng, lân, rùa để hợp thành bộ “Tứ linh”.

2. Trích: Lịch sử việt nam (thời trung cổ) (nguồn: http://www.avsnonline.net)

"4. Hình tượng con rồng Việt Nam

Con rồng là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam và đã từng là biểu tượng linh thiêng liên quan đến truyền thuyết con rồng cháu tiên của người Việt. Rồng là hình ảnh mà các vua Việt Nam phải xăm lên đùi mình để giữ truyền thống của cư dân ven biển. Đến đời vua Trần Anh Tông (1293-1314) mới chấm dứt tục xăm rồng trên đùi của các vua. Rồng là tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng thiên tử (bệ rồng, mình rồng). Rồng là hình tượng của mưa thuận gió hòa, là vật linh đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh "long, lân, quy, phụng". Vì thế, hình tượng con rồng Việt Nam tương phản với hình tượng con rồng độc ác, tượng trưng cho cái xấu của các nước phương Tây.

Hình tượng rồng đã được hình dung lên từ thời đại Hùng Vương qua con vật thân dài có vẩy như cá sấu được chạm trên các đồ đồng thời ấy.

Qua thời kỳ Bắc thuộc dài đằng đẵng, con rồng Việt Nam xuất hiện rõ nét dưới thời Lý. Hình ảnh "rồng bay lên" Thăng Long tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc, được đem đặt cho đất đế đô. Rồng thời Lý tượng trưng cho mơ ước của cư dân trồng lúa nước nên luôn luôn được tạo trong khung cảnh của nước, của mây cuộn. Rồng thời Lý là con vật mình dài như rắn, thân trơn nếu là con nhỏ, còn con lớn thì thân có vẩy và lưng có vây. Thân rồng uống cong nhiều vòng uyển chuyển theo hình "Omega", mềm mại và thoải nhỏ dần về phía đuôi. Rồng có bốn chân, mỗi chân có ba móng cong nhọn. Đầu rồng ngẩng cao, há miệng rộng với hai hàm răng nhỏ đang vờn đớp viên ngọc quý. Từ mũi thoát ra mào rồng có dạng ngọn lửa, vì thế được gọi là mào lửa. Trên trán rồng có một hoa văn giống hình chữ "S", cổ tự của chữ "lôi", tượng trưng cho sấm sét, mây mưa.

Hình tượng con rồng thời Trần có nhiều biến đổi so với thời Lý. Rồng thời Trần không còn mang nặng ý nghĩa mơ ước nguồn nước nữa. Dạng tự chữ "S" dần dần mất đi hoặc biến dạng thành hình con, đồng thời xuất hiện thêm hai chi tiết là cặp sừng và đôi tay. Đầu rồng uy nghi và đường bệ với chiếc mào lửa ngắn hơn. Thân rồng tròn lẳn, mập mạp, nhỏ dần về phía đuôi, uốn khúc nhẹ, lưng võng hình yên ngựa. Đuôi rồng có nhiều dạng, khi thì đuôi thẳng và nhọn, khi thì xoắn ốc. Các vảy cũng đa dạng. Có vẩy như những nửa hình hoa tròn nhiều cánh đều đặn, có vẩy chỉ là những nét cong nhẹ nhàng.

Rồng thời Lê (thế kỷ XV) thay đổi hẳn. Rồng không nhất thiết là một con vật mình dài rắn uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế khác nhau. Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Thân rồng lượn hai khúc lớn. Chân có năm móng sắc nhọn quắp lại dữ tợn. Rồng thời Lê tượng trưng cho quyền uy phong kiến. Cũng chính bắt đầu từ thời đại này xuất hiện quan niệm tứ linh (bốn con vật thiêng) tượng trưng cho uy quyền của vương triều Rồng đứng đầu trong tứ linh. Ba vật thiêng kia là lân (tượng trưng cho sự thái bình và minh chúa), qui (con rùa - tượng trưng sự bền vững của xã tắc) và phụng (tượng trưng cho sự thịnh vượng của triều đại).

Rồng thời Trịnh Nguyễn vẫn còn đứng đầu trong bộ tứ linh nhưng đã được nhân cách hóa, được đưa vào đời thường như hình rồng mẹ có bầy rồng con quây quần, rồng đuổi bắt mồi, rồng trong cảnh lứa đôi.

Con rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ thọ, hai rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ... Phần lớn mình rồng không dài ngoằn mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt rồng lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Vậy trên lưng rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên. Hình tượng rồng dùng cho vua có năm móng, còn lại là bốn móng.

Hiện nay hình tượng con rồng tuy không còn tính chất thiêng liêng, tối thượng nhưng vẫn được đưa vào trang trí cho các công trình kiến trúc, hội họa, chạm, khắc nghệ thuật... Trong mọi thời điểm nào, con rồng vẫn là một phần trong cuộc sống văn hóa của người Việt.

3. Thảo luận tại Topic "Con rồng thời Lý và Con rồng thời Lê" tại website maihoatrang.com của hội viên Thien Phong

".......

Ngoài ra theo Lịch sử Việt Nam tập 1 của Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội năm 1971 thì:

Thời Lý: Dù ở Di tích nào, con rồng đó cũng thống nhất trong quan niệm sáng tác là thể hiện một con vật mình dài, trơn như rắn, uốn quanh nhiều vòng rất uyển chuyển, mền mại với những thành phần cấu tạo (tượng trưng cho nguồn nước và mây mưa) mang niềm mơ ước của cư dân trồng lúa nước.

Thời Lê: Con rồng đời Lê Thánh Tông đã chuyển hoá thành hình rồng khoẻ đầu to, có sừng và lông gáy tua tủa, có chân năm móng quặp vào. Hình rồng đó có những nét ảnh hưởng của hình rồng đời Minh và trở thành hình ảnh tượng trưng cho uy quyền phong kiến.

Thời Lý:

Posted Image

Thời Lê:

Posted Image"

4. Trích:Rồng và Tiên trong lịch sử đồ tượng Việt Nam (nguồn: vnexplore.net)

A. Các dạng Rồng.

1. Rồng - Sấu: Hình 1a

Posted Image

2. Rồng sấu - Rắn:

Rồng (đầu là cá sấu, dưới là rắn cuộn) trên tấm yểm tâm của áo giáp ở Ninh Bình.

Posted Image

3. Rồng - Rắn với đầu cá sấu:

Rìu vai, đồng, thế kỷ 5-3 trước CN, Ðồng Sơn, Bảo tàng lịch sử Hà Nội.

Posted Image

4. Rồng Mèo:

Rồng - Mèo là hình dạng rồng in trên mảnh sành được phát hiện ở Bắc Ninh: đầu sấu đã biến mất, đầu ngắn hơn và cổ dài, cánh và vây lưng là những đường vạch dài, râu và lông ở khuỷu chân đã có hình dạng của con rồng Ðại Việt.

Posted Image

5. Con Rồng thời Ngô (939 - 965):

Thể hiện trên một viên gạch tìm thấy ở Cổ Loa, chiều dài chung có ngắn, thân mèo, vây lưng cá.

Posted Image

6. Rồng - Rắn:

Là hình dạng loài rồng nổi tiếng của Thời Lý (1010 - 1225). Hình (6. a).

Posted Image

Và Thời Trần (1225-1400). Rồng thời kỳ này là biểu tượng cho vua, cho sự thịnh vượng. Có điều, con rồng Lý là rồng-văn, còn rồng Trần là rồng - võ, tức rồng Trần dũng mãnh hơn rồng Lý. Hình (6. B).

7. Rồng - Ðầu sư tử/ Lân:

Con rồng đời Lê tuy vẫn kế thừa hình tướng của rồng thời Lý - Trần, nhưng cũng đã du nhập ngoại dạng của rồng phương Bắc: dữ, uy nghi. Thời Tây Sơn phục hồi hình dạng của rồng đời Trần và Lê Sơ: thân rồng đẹp, mềm mại và cái đầu dũng mãnh. Ðầu rồng này giống như hình rồng trên đồng tiến Cảnh Thịnh (1792-1802): đầu sư tử/ lân.

Posted Image

8. Rồng thời Nguyễn:

Giai đoạn 1802-1883; sự mới mẻ của nó là đuôi xoắn ốc và toả nhiều vây dạng đao lửa dài. Rồng thời Nguyễn giai đoạn 1883-1945 biến đổi theo sự suy đổi của nghệ thuật giai đoạn này: mất đi vẻ tự nhiên và dũng mã

Posted Image

5. Một số hình ảnh rồng:

THỜI LÝ:

Posted Image

Posted Image

THỜI LÊ:

Posted Image

THỜI MẠC:

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một hình ảnh rõ hơn của con "RỒNG" đền Đông Cứu.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Con này còn được gọi là "rắn thần" theo chú thích của vi.pandapedia.com

Người gọi "RỒNG", người gọi "RẮN" - rõ ràng tiêu chí để xác định chính xác là con gì thì còn phải tranh biện nhiều.

Không biết có phải do chưa nhìn hình thực không nhưng Phoenix thấy bức tượng này không toát lên cái vẻ thần thái như các bài viết trên nhận định và mô tả: " mỗi chân xòe rộng 5 ngón nắm chặt hai khúc thân kéo vào trước ngực; đầu gục xuống, mắt trợn tròn, miệng há rộng để lộ hàm răng lởm chởm ngoạm khúc thân, quằn quại."

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Ông Rồng đá” ở Bảo Tháp - Kỳ 2

Cẩm Linh - Tr.Sơn

www4.thanhnien.com.vn

Posted Image

Tượng “Ông Rồng” được thờ tại Bảo Tháp - Ảnh: T.Sơn

Một số ý kiến cho rằng pho tượng rồng đá là hình ảnh của Vua Lý Nhân Tông, với nhận định bức tượng biểu thị sự đau đớn, dằn vặt của ông vì đã nghe lời xiểm nịnh một phía (tai thông, tai đặc) mà bức hại vị đại thần.

C

húng tôi đã đặt câu hỏi về vấn đề này qua e-mail tới nhà nghiên cứu lịch sử Tạ Chí Đại Trường, hiện đang sống tại Hoa Kỳ, nhưng ông Trường từ chối bình luận với lý do ông không phải là nhà chuyên môn về các vật dụng điêu khắc, kiến trúc. Tuy vậy ông Trường cũng đưa ra một gợi ý quan trọng trong việc giải thích về "Ông Rồng", đó là "nên tìm hiểu nó như một tác phẩm nghệ thuật riêng biệt, đừng vướng víu gì về sự kiện Lê Văn Thịnh, bởi vì làm như thế là đặt cái thật (tượng) dính vào cái giả, chưa biết rõ, còn đang tranh luận (là cuộc đời Lê Văn Thịnh cùng "vụ án hóa hổ" mà ngay cả suy luận bình thường cũng không tin được)".

Posted Image

Đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh tại thôn Bảo Tháp

Còn theo nhà phê bình nghệ thuật Phan Cẩm Thượng, việc phát hiện pho tượng rồng trong khu vực đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh khiến người ta dễ thường quan niệm đó là hình tượng của chính ông. "Khi tạc tượng tức là người đời đã có ẩn dụ nào đó gửi gắm, nhất là tượng trong đền thờ thì bao giờ cũng có ẩn dụ thần thánh ở trong đó. Tuy nhiên ở những đền thờ riêng thì ngoài những ẩn dụ thần thánh nói chung cũng có những hình ảnh cá nhân được gửi gắm vào đó một chút. Ví dụ như (tượng) con hổ ở lăng Trần Thủ Độ (ở Thái Bình) thì cũng là hình tượng của Thái sư Trần Thủ Độ hay đôi rồng ở thành nhà Hồ cũng là hình ảnh của Hồ Quý Ly. Về pho tượng rồng ở đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh, theo tôi, đó có lẽ là hình ảnh của đời sau khắc họa chân dung một người làm chính trị thất bại cùng với nỗi đau đớn của mình là Thái sư Lê Văn Thịnh", ông Phan Cẩm Thượng nhận định.

Về niên đại của "Ông Rồng", nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng cho rằng hơi khó xác định được chính xác, nhưng đưa ra dự đoán rằng "Ông Rồng" có thể được hình thành vào thời Hậu Lê (thế kỷ 15) dựa trên tương quan với các di tích đá ở Bắc Ninh và việc “Ông Rồng” được tìm thấy trong cụm đền, kiến trúc Hậu Lê và có phong cách chạm khắc tương tự một số hiện vật thời kỳ này.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, giảng viên Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), người đã có một thời gian dài tìm hiểu về nhân vật Thái sư Lê Văn Thịnh thì "Ông Rồng" thực sự là một pho tượng độc đáo và ở Việt Nam ông chưa từng thấy có một hiện vật tương tự nào. "Tuy vậy tôi từng thấy (qua ảnh) một chiếc ấn đồng thời Tây Hạ có hình ảnh con rắn tự cắn vào mình tương tự như vậy trên "xà nữu" tức là cái núm cầm của ấn. Hình ảnh con rắn trên chiếc ấn đồng và hình ảnh "Ông Rồng" tương đối giống nhau, đặc biệt về phong cách, sự dữ dằn... Điều đáng chú ý là Tây Hạ, vương triều tồn tại từ năm 1032 đến 1227 tại địa bàn các tỉnh phía tây bắc Trung Quốc hiện nay, về mặt thời gian cũng tương đương với nhà Lý ở Việt Nam và nhà Tống ở Trung Quốc. Chính vì thế để có đánh giá chính xác về nguồn gốc pho tượng này thì cần phải liên hệ đến văn hóa trong khu vực chứ không chỉ riêng bức tượng đó", nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ nói.

Cũng theo ông Vĩ, pho tượng được tìm thấy tại khu vực con đường trước ngôi chùa mà theo dân gian xưa vốn là khu nhà mà Thái sư Lê Văn Thịnh đã phải "hóa gia vi tự" (biến nhà thành chùa) trước khi bị đi đày sau khi xảy ra vụ án "hóa hổ". Theo nhận định của ông Vỹ, pho tượng này có thể từng được đặt dưới một nền giếng cũ vào đời Lý. "Thời kỳ này người ta thường chạm khắc rồng dưới giếng, ví dụ như ở (chùa) Phật Tích (Bắc Ninh) như một phương thức cầu nước cầu mưa nào đó. Tôi nghiêng về phía đó hơn giả thiết cho rằng pho tượng này là hình ảnh của Thái sư Lê Văn Thịnh hay Vua Lý Nhân Tông", ông Vĩ cho biết.

Về niên đại của pho tượng này, ông Vĩ nhận định: "Tôi đã trực tiếp xem tượng này, nó làm bằng đá cát-kết, các nét điêu khắc, theo tôi là mang phong cách Lý hoặc trước đó nhiều hơn là phong cách Hậu Lê (mặc dù không có hiện vật tương tự để đối chiếu). Điều này thể hiện qua cách người ta chăm chút cho từng cái vảy, cái chân, mắt, những chi tiết nhỏ... còn thường điêu khắc Hậu Lê đến Trần người ta không tỉa tót nõn nà đến từng đường nét như vậy. Cách nhìn nhận của tôi thì niên đại của pho tượng là từ thời Lý đến Bắc thuộc".

Khi chúng tôi đặt câu hỏi liệu có khả năng "Ông Rồng" là hình ảnh của Vua Lý Nhân Tông hay không vì đây là một con rồng 5 móng - biểu tượng của nhà vua, thì ông Vĩ đã cho rằng điều này không hoàn toàn chính xác. "Rồng trở thành biểu tượng cho vua cũng không hề sớm mà khá muộn đời. Đến đời Minh ở Trung Quốc, rồng 5 móng mới trở thành biểu tượng cho nhà vua. Rồng cũng có nhiều loại, theo sách vở Trung Hoa, trứng rồng nở thành 10 con trong đó chỉ có một con thành rồng chính thức và trở thành biểu tượng cho vua sau này, còn lại có rắn, kình, sấu... Điều này đã được sách vở Trung Quốc nói đến rất kỹ và có những quy định rất cụ thể. Không phải cứ hễ thấy rồng thì bảo là biểu tượng cho nhà vua. Ví dụ như cột đá Phật tích là con Cù (rồng Cù) chứ không phải rồng và cái đó hoàn toàn không tượng trưng cho nhà vua. Chính vì vậy tôi không tin đây là hình ảnh tượng trưng cho Thái sư Lê Văn Thịnh hay Vua Lý Nhân Tông", ông Vĩ nhận xét.

Rồng hay rắn?

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ, pho tượng đá này thuộc dạng "độc nhất vô nhị", ít nhất là ở Việt Nam. Tuy vậy, ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh) người ta từng thấy những dấu tích của con Rồng thời Lý qua móng chân, bệ rồng ở đáy giếng. "Móng và khoeo chân của tượng Rồng tìm thấy ở Bảo Tháp tương đối giống Rồng thời Lý như phát hiện ở Phật Tích. Tuy nhiên theo tôi đây là một con rắn chứ không phải rồng", ông Nguyễn Hùng Vĩ nói.

Posted Image

Nghè Chi Nhị (xã Song Giang, Gia Bình, Bắc Ninh)

là nơi thờ Thái sư Lê Văn Thịnh.

Tương truyền thuở hàn vi Thái sư từng dạy học ở đây

Cẩm Linh - Tr.Sơn

Nguồn: www4.thanhnien.com.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu không có hai cái chân mà chỉ xét cái đầu thì đích thị là một con rắn được cách điệu. Nhưng rắn tại sao lại có chân? Bởi vậy mới có người bảo là con rồng vì ám ảnh với biểu tượng của Vương quyền là con Rồng.

Mọi người thi nhau giải mã. Ta Chí Đại Trường từ chối mà chỉ gợi ý là ông ấy khôn. Nếu ông khẳng định quan điểm của ông thì kẻ khen, người chê mất thì giờ. Giải mã chuyện này giống như trò chơi trên mấy tờ báo giải trí - "Cái gì đây?" vậy. Mỗi người một phách, người nào hay hay thì ăn cái giải nhất. Còn người khác giải nhì trở xuống thì vẫn bảo cái thằng giải nhất sai. Mệt wá.

Thiên Sứ tôi nhận xét thấy rằng: Một hình tượng minh triết Ấn Độ cũng có hình ảnh một con rắn thần tự nuốt cái đuôi của mình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không phải cứ hễ thấy rồng thì bảo là biểu tượng cho nhà vua. Ví dụ như cột đá Phật tích là con Cù (rồng Cù) chứ không phải rồng và cái đó hoàn toàn không tượng trưng cho nhà vua. Chính vì vậy tôi không tin đây là hình ảnh tượng trưng cho Thái sư Lê Văn Thịnh hay Vua Lý Nhân Tông",[/i] ông Vĩ nhận xét.

Nguồn: www4.thanhnien.com.vn

Con "Cù" cũng lại là một con nhức đầu. Đến nay con "Cù" được nhắc đến trong sách vở là con gì cũng chưa tỏ tường. Ở đây lại gọi là "rồng Cù". Thật là mới mẻ đối với Phoenix!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một vài tư liệu về hình tượng "Con rắn cắn đuôi"

"Con rắn cắn đuôi là biểu tượng của minh triết. Vòng tròn tiêu biểu cho ranh giới của vũ trụ. Con rắn cắn đuôi biểu hiện cho những vòng tròn tự nhiên, tính bất diệt quy định cho thế giới và trật tự vô tận của đời sống.

Ở đông phương con rắn còn là biểu tượng sự sống lâu và vui vẻ. Theo truyền thống của Ấn giáo, con rắn là biểu tượng của người thánh thiện.

Con rắn cũng là biểu tượng của việc chữa khỏi bệnh và sự trọn vẹn. Sự kiện con rắn lột da mỗi năm nói lên sự tuần hoàn của thế giới và sự thay đổi mới của đời sống.

Trích: Giới thiệu về biểu tượng của Thông thiên học

Nguồn: http://www.thongthienhoc-cs.fr

Thời gian Ấn Độ được biểu thị bằng con rắn cắn đuôi (Oursboros: serpent qui se dévore la queue). Nếu vẽ ra thì chúng ta có một vòng tròn: O. Nhiều khi con rắn không cắn đuôi, nhưng cuốn chung quanh núi Meru cao mất hút vào mây mờ, mù mịt để biểu thị siêu việt thể hay là Brahma tuyệt đối, và lúc ấy ta có thể vẽ bằng một nét dọc là đường kính (kinh tuyến: đường đứng dọc: Verticale), nghĩa là ngược hẳn với đường vĩ của Tây Âu.

Bây giờ nói đến nền văn hóa Viễn Đông của chúng ta. Viễn Đông biểu thị thời gian bằng Mã Đồ tức là "Long Mã Phụ Đồ" = con long mã chạy dài, như lời nói "bóng câu qua cửa sổ", tức là đường vĩ nhưng trên lưng lại chở theo cái Hà Đồ, hình tròn để biểu thị thái cực đồ. Hình tròn cũng có thể thay thế bằng nét dọc, hay là kinh tuyến. Như vậy là thời gian Mã Đồ đặc biệt ở chỗ dồn đúc lại một hai nét dọc và ngang nên ta có thập tự nhai + (Croix originelle = nhai là nhai để, sơ đầu, nền móng) ở tại kinh vĩ chập một mà thành.

Cũng có thể vẽ nét kinh ngang, nhưng không bỏ được việc nối liền và lúc ấy ta có - - nghĩa là nét dưới chỉ biến dịch có hai đoạn, không liên hệ nhau, gọi là tán, chỉ các hiện tượng dị biệt khác nhau, hay biệt thời: nhưng lại được có nét nối liền chỉ Tụ, chỉ Thường hàng nằm ngầm để nối các hiện tượng xuất xuất, hiện hiện, một tán, một tụ, một hằng, một biến hợp lại làm ra vũ trụ. Đó là mấy nét căn để gọi là cơ cấu thời gian của ba nền văn minh liên hệ đến ta.

...........

Ngược lại với Tây Âu, thời gian Ấn Độ được biểu thị bằng con rắn cắn đuôi tức là một lối nhấn mạnh đến yếu tố tụ đến độ nuốt trôi hết những cái chi là tán, là hiện hữu. Nghĩa là nhấn mạnh đến trụ Thường Hằng viên mãn, đến nỗi không còn để chỗ chen chân cho những sự vật biến động nữa. Ta có thể thấy ảnh hưởng đó trong một số môn phái của Phật giáo tiểu thặng: "vạn pháp giai vô" = tất cả mọi pháp (tức sự vật biện hữu) đều là không có, là huyễn ảo, bào ảnh. "nếu có người chạy nhanh đến độ đuổi bắt kịp mũi tên phóng ra một trật do bốn tay thiện xạ, thì cũng chưa chạy mau bằng sự tan rã của các pháp" tức là những yếu tố làm nên sự vật biến hiện trên trần gian này.

...........

Trích: Chữ thời - Kim định

Nguồn: dunglac.net

"........

Trong nghệ thuật, những hình chạm khắc hay vẽ, người ta biểu hiện con rắn ngậm đuôi mình và gọi là ouroboros. Ouroboros tượng trưng cho chu trình tiến hóa khép kín. Chu trình này vận động liên tục và mang tính hồi quy bất tận. trong hình con rắn cuộn tròn có hai nội dung đối lập: con rắn tự cắn đuôi mình kết thành một vòng tròn biểu hiện sự thăng hóa lên cõi trời; hình ảnh con rắn cắn đuôi lại cũng biểu hiện sự giới hạn, bị giam hãm trong một chu kỳ luân hồi, như một hình phạt không bao giờ phát triển, bị trói chặt trong thân phận. Hình ảnh này cũng được phác họa bằng nét màu đối lập khác trên thân mình con rắn nửa đen, nửa trắng, nửa thiện, nửa ác. "

Trích: Cánh chung trong văn hóa - Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Nguồn: http://www.tanhoa.conggiao.net

Phoenix thấy hình tượng con "Rồng đá" như đã giới thiệu không có sắc thái của những khái niệm tương tự như đã dẫn trên về "rắn cắn đuôi". Theo Phoenix nó có thể chỉ là một tác phẩm ngẫu hứng của người thợ đá. Họ đã rất chú trọng vào tỉa tót cho đẹp bộ vẩy, còn việc tạo dáng của tượng thì gần như nương vào hình khối của tảng đá có sẵn, tư thế của con vật thể hiện sự co cụm do chật hẹp chứ không toát lên vẻ tinh thần bị chèn ép hay cái thế của con vật.

Con vật này giống kỳ đà hơn là rồng hay rắn. Có thể người thợ khi chế tác chưa thể hiện được hết ý phóng tác của mình.

Rất tiếc không post được hình lên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay