Thiên Sứ

Tướng Đồng Sỹ Nguyên Cảnh Báo

8 bài viết trong chủ đề này

Tướng Đồng Sỹ Nguyên cảnh báo việc cho nước ngoài thuê rừng

Nguồn Tuanvietnam.net.vn

Tác giả: Thu Hà

Tướng Đồng Sĩ Nguyên lên tiếng về việc một số địa phương cho người nước ngoài thuê dài hạn đất rừng đầu nguồn.

"Với Việt Nam đừng tưởng mạnh mà thắng được yếu"

Nghĩ về sức mạnh cộng hưởng của dân tộc

Trách nhiệm phải lên tiếng

- Được biết ông đã có thư gửi các cấp lãnh đạo có thẩm quyền cảnh báo nguy cơ từ việc cho nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn. Vì sao ông không đồng tình với việc này?

Ai làm gì tôi không biết nhưng tôi thấy đây là một trách nhiệm phải lên tiếng.

Đặc điểm nước ta nhỏ hơn một tỉnh của Trung Quốc, chiều ngang hẹp, chiều dài dài, độ dốc núi đổ ra biển rất gần, các cơn lũ quét nhanh ngang tiếng động, thiên tai xảy ra liên tục, môi trường ngày càng xấu đi, đặc biệt nước biển dâng mất thêm diện tích ruộng đồng bằng. Đây là một hiểm hoạ cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia.

Ngoài chuyện chặt rừng đầu nguồn gây lũ lụt tôi còn băn khoăn ở chỗ nhiều địa điểm cho thuê có vị trí chiến lược và địa chính trị trọng yếu. Nhớ lại các thời kháng chiến, tất cả các tỉnh đều có căn cứ là các vùng rừng núi, kháng chiến chống Pháp ta có Việt Bắc, kháng chiến chống Mỹ ta có rừng Trường sơn và vùng Tây Nam Bộ. Những đất rừng đầu nguồn này đều nằm trong đất căn cứ hoặc ở vùng biên giới. Ví dụ. Nghệ An đang cho thuê ở Tương Dương, Quỳ Châu, Quỳ Hợp đây là 3 địa bàn phên dậu quốc gia. Lạng Sơn cũng vậy.

Đảng, Nhà nước ta trong thời đổi mới cần sử dụng đất cho các mục tiêu là cần thiết nhưng phải cân nhắc kỹ quy mô, địa điểm, tính từng mét đất. Triệt để không bán, không cho thuê dài hạn cho nước ngoài kinh doanh, trồng rừng nguyên liệu, địa ốc, sân gôn, sòng bạc... trong khi dân ta còn thiếu đất, thiếu nhà, thiếu việc làm.

Tuy đã muộn, nhưng ngay từ bây giờ, bất cứ cấp nào đều phải trân trọng từng tấc đất của quốc gia. Hám lợi nhất thời, vạn đại đổ vào đầu cháu chắt. Mất của cải có thể làm lại được, còn mất đất là mất hẳn.

Nhiều ý kiến phản đối, chính quyền tỉnh vẫn ký

Posted Image

Tướng Đồng Sĩ Nguyên. Ảnh Thu Hà

- Có ý kiến cho rằng kiến nghị của ông bắt nguồn từ việc thiếu thông tin chính xác, do đó phản ứng như vậy là có phần cực đoan?

Tôi có thông tin chứ không phải chỉ nghe nói đâu đó. Sở dĩ tôi có thông tin là do anh em ở bộ chỉ huy quân sự tỉnh và công an báo lên. Ngay khi nhận được tin báo tôi đã gọi về các địa phương để hỏi, lãnh đạo tỉnh cũng công nhận với tôi là có chuyện đó.

Ở một số địa phương, công an và bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã lên tiếng ngăn cản nhưng chính quyền vẫn ký. Thậm chí, có nơi Chủ tịch tỉnh kí cho nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn.

Hồi anh Võ Văn Kiệt làm Phó Thủ tướng, anh Kiệt có giao cho tôi làm đặc phái viên hai việc: Một là làm sao chấm dứt được việc đốt rừng; Hai là tạm thời đình chỉ việc xuất khẩu gỗ. Anh Kiệt cho đến lúc cuối đời vẫn còn trăn trở với 2 phần việc này.

Trong một văn bản ủy quyền cho tôi, anh ghi rõ giao đồng chí Đồng Sỹ Nguyên có quyền xử lí tại trận không cần báo. Gay gắt đến thế trong việc giữ rừng giữ đất. Để đồng bào có sức trồng rừng, anh Kiệt còn cho chở gạo từ phía Nam ra tiếp trợ.

Trong bảy năm được Đảng, Chính phủ giao phụ trách chương trình 327, tôi đã cùng các bộ, các địa phương lặn lội khắp mọi nẻo rừng, ven biển, các đảo; đã từng leo nhiều ngọn núi cao hàng 1000m, từ bước chân, qua ống nhòm đã tận mắt thấy cảnh tàn phá rừng để làm nương rẫy, chặt phá gỗ quý để sử dụng và xuất khẩu.

Mối nguy hại của việc tàn phá rừng đầu nguồn thế nào mọi người đều đã rõ. Bởi vậy, trồng rừng đầu nguồn là vấn đề sống còn, là sinh mệnh của người dân, chúng ta không chỉ trồng rừng mà còn phải bảo vệ rừng.

Đã cho thuê hơn 300 ngàn ha rừng

- Đến nay ông đã nhận được phản hồi nào về kiến nghị của mình chưa?

Khi tôi gửi kiến nghị lên thì có nhận được điện thoại của Thủ tướng. Thủ tướng nói với tôi là đã nhận được thư và đang giao cho Bộ Nông nghiệp đi điều tra thực tế. Bộ Nông nghiệp cũng đã thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng điều tra xong và gửi lại bằng văn bản cho tôi.

- Kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp ra sao, thưa ông?

Bộ Nông nghiệp đồng ý với tôi việc 10 tỉnh cho nước ngoài thuê rừng đầu nguồn là sự thật. Bộ đã trực tiếp kiểm tra tại 2 tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh. Ngoài ra tổng hợp từ báo cáo của 8 tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương. 10 tỉnh này đã cho 10 DN nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích hơn 300 ngàn ha, trong đó DN từ Hongkong, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 ngàn ha, 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới.

Posted Image

"Ai làm gì tôi không biết nhưng tôi thấy đây là một trách nhiệm phải lên tiếng". Ảnh: Thu Hà

Đó là một tầm nhìn rất ngắn!

- Giới chức địa phương khi được phỏng vấn đã bác bỏ quan ngại với lý do các dự án đều đã được cân nhắc kỹ lưỡng vì lợi ích của cộng đồng dân cư. Ông nghĩ sao về lập luận này?

Nói như thế là không thuyết phục.

Ngay trong báo cáo của Bộ Nông nghiệp cũng đã xác nhận một sự thật là một số nơi đã thu hồi đất của dân (đất lâm nghiệp thực tế đã có chủ) để giao cho nước ngoài thuê.

Theo tự nhiên, dân đồng bằng phải có ruộng, người miền núi phải có rừng. Nay cho thuê hết đất rừng thì người dân sẽ mưu sinh thế nào, điều đó cần phải làm rõ. Bao nhiêu cuộc kháng chiến của ta cũng chỉ vì mục tiêu người cày có ruộng, người dân miền núi có rừng. Cách mạng thành công cũng nhờ mục tiêu đó mà người dân hướng theo.

Việc lo cho dân phải là việc đặt lên hàng đầu, trước cả việc thu ngân sách. Cứ dựa vào những lập luận như tăng thu ngân sách để có những quyết định ví dụ như cho người nước ngoài thuê dài hạn đất rừng đầu nguồn là một tầm nhìn rất ngắn!

Sao không tự hỏi vì sao các DN nước ngoài lại chọn thuê đất chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, đặc biệt ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, nơi có trục đường 7, đường 8 sang Lào, đường đi lên Tây Nguyên? Rõ ràng đó là những tỉnh xung yếu biên giới, có những vị trí địa chiến lược mang tính cốt tử. Bản thân dân nước mình cũng đang thiếu việc làm.Và khi đã thuê được rồi thì liệu họ có sử dụng lao động là người Việt Nam hay là đưa người của họ sang?

Lấy ngay ví dụ việc cho nước ngoài thuê đất ở Đồ Sơn. Tôi đã trực tiếp đến kiểm tra, xung quanh khu vực đó, họ cho đóng những cột mốc to như cột mốc biên giới và không cho người Việt vào đó. Cận vệ của tôi tiếp cận xin vào họ cũng không cho, đến khi tôi trực tiếp xuống xe, làm căng quá mới vào được.

Việc một số địa phương nói rằng có những vị trí cho người nước ngoài thuê vì bao lâu nay vẫn để trống, nói như vậy là vô trách nhiệm, địa bàn anh quản lí mà để như thế tức là đã không làm tròn nhiệm vụ. Hồi tôi đi làm dự án 327, tôi rõ lắm, dân mình lúc nào cũng thiếu đất, muốn làm dự án còn không có mà làm, sao có đất để không được.

Kiến nghị đình chỉ ngay những dự án chưa ký

Posted Image

"Đất đai là thứ tài sản nhạy cảm, muôn đời, vì hiện tại và tương lai của dân tộc,

hãy tính toán chặt chẽ từng tấc đất cho các mục đích cần sử dụng".

Ảnh: Thu Hà

- Vậy theo ông, chúng ta cần phải làm gì trước hiện trạng này?

Một số tỉnh đã lỡ ký với doanh nghiệp nước ngoài cần tìm cách thuyết phục họ khoán cho đồng bào tại chỗ trồng. Đặc biệt các tỉnh thuộc vùng xung yếu biên giới, những tỉnh chưa kỷ đình chỉ ngay. Thay vào đó, huy động các doanh nghiệp trong nước đầu tư, kết hợp sử dụng một phần vốn chương trình 5 triệu ha rừng để thực hiện.

Các tỉnh chỉ đạo các huyện, các lâm trường lập ra bộ phận chuyên trách. Trong vòng một năm, chính thức giao khoán đất, khoán rừng cho từng hộ. Trong bản, trong xã cấp sổ đỏ quyền sở hữu sử dụng đất rừng vào mục đích trồng rừng phòng hộ kết hợp rừng kinh tế.

Từ đây, tôi đề nghị mở rộng chương trình xoá đói giảm nghèo ở miền núi thành chương trình làm giàu cho đồng bào miền núi, kết hợp bố trí tái định cư của các công trình. Điều kiện làm giàu ở miền núi tốt hơn ở đồng bằng.

Đất đai là thứ tài sản nhạy cảm, muôn đời, vì hiện tại và tương lai của dân tộc, hãy tính toán chặt chẽ từng tấc đất cho các mục đích cần sử dụng.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trao Huy hiệu Đảng cho Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên

Chiều 26/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã trao tặng Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đây là phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước ghi nhận công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên.

Phát biểu tại buổi lễ trao tặng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên là một đảng viên trung kiên của Đảng, cán bộ lão thành xuất sắc của Nhà nước và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tên tuổi của Trung tướng gắn liền với con đường Trường Sơn huyền thoại, không chỉ được mọi người dân trong nước mà bạn bè quốc tế đều yêu mến và kính trọng.

Đặc biệt, trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên là người học trò xuất sắc của Người. Trung tướng là tấm gương sáng cho các thế hệ học tập và noi theo.

Bày tỏ sự trân trọng với những ý kiến đóng góp của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong Trung tướng tiếp tục có nhiều ý kiến góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trung tướng đã phát biểu bày tỏ niềm tự hào sâu sắc về Đảng Cộng sản Việt Nam và “nguyện phục vụ Đảng đến hơi thở cuối cùng, đúng như lời thề khi vào Đảng năm xưa”./.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cho một con voi chui qua lỗ kim thế nào?

Thứ hai, 01/03/2010, 12:24(GMT +7)

Posted Image

VIT - Chỉ khi các vụ cháy rừng liên tiếp xẩy ra ở các tỉnh biên giới phía bắc giáp với Trung Quốc người ta mới giật mình vì sự trùng lập ngẫu nhiên giữa việc rừng bị cháy liên miên với việc người Trung Quốc và Đài Loan kéo sang Việt Nam thuê đất để trồng rừng. Phải chăng cần phải có đất hoang là lý do cơ bản để các dự án trồng rừng được phê duyệt? Mà cũng có thể rừng sẽ còn bị cháy dài dài cho tới khi nào có người quản lý? "Một con voi có thể chui qua lỗ kim!" -- chuyện tưởng như phiếm nhưng lại là chuyện thật 100%.

Posted Image

Hơn 1.000ha rừng thành than trong vụ cháy 26-2 vừa qua tại Lào Cai

Ảnh: Hồng Thảo

Trẻ ranh cũng biết mạng Internet thì to như thể một con Voi, mà có khi còn to hơn. Ấy vậy mà việc ban lãnh đạo các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, đặc biệt ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đã cho thuê hơn 300 nghìn hecta đất, trong khi tin này bị phát tán khắp thế giới thì cả 80 triệu dân Việt Nam vẫn không hề được biết. Các phương tiện truyền thông đại chúng cũng im hơi lặng tiếng, có vẻ như họ đồng loạt cho là sự việc này hoặc không có lợi, hoặc là không có lợi cho họ khi nói ra. Sự thật thì cái gì cũng có mặt lợi mặt hại, việc im lặng thường chỉ để cho bàng dân thiên hạ nghĩ đến sự việc tiêu cực.

Posted Image

Hà Giang - đất chính là sự sống, không có đất biết bám vào đâu?

Posted Image

Người dân Hà Giang chắt chiu từng mảnh đất

Posted Image

Người dân gùi đất về đổ vào từng hốc đá để trồng ngô

Mặt hại của việc dâng đất rừng thì vị tướng về hưu Đồng Sỹ Nguyên đã nói rõ "10 tỉnh cho nước ngoài thuê rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) với tổng diện tích hơn 300 ngàn ha, trong đó DN từ Hongkong, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 ngàn ha, 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới."

Posted Image

Đồng Sỹ Nguyên (Ảnh: Thu Hà)

"Ai làm gì tôi không biết nhưng tôi thấy đây là một trách nhiệm phải lên tiếng".

Mặt lợi của việc cho Trung Quốc thuê rừng thì cũng phải có chứ, chả lẽ 80 triệu chủ nhân của một nước dân chủ lại không có quyền được biết đến những sản phẩm rừng sẽ có được khi hơn 300 nghìn hecta đất vùng biên giới được giao cho các "đày tớ" nước ngoài quản lý khai thác? 80 triệu dân Việt Nam vẫn tin là mình có quyền làm chủ đất nước, cái quyền ấy chưa rõ thế nào chứ một mai chẳng may lạc vào khu vực 300 nghìn hecta đất nhượng này mà có bị chó cắn chết thì biết kêu ai? Xem ra trong thời gian tới sẽ có thêm thu nhập cho bộ giáo dục và đào tạo. Người dân Việt Nam chắc chắn phải học thêm ngoại ngữ, ít nhất là câu "300 nghìn hecta rừng này có chó canh giữ dữ" bằng nhiều thứ tiếng, nếu họ không muốn như vụ bà Phạm Thị Ngắn bị chó bécgiê cắn chết vì không có đất, đói phải đi mót cà phê. Mà chuyện đi học chắc cũng chả dễ; các bậc cha mẹ không khỏi lo lắng trước những tin như hiệu trưởng một trường phổ thông ở Hà Giang ép học sinh vị thành niên của trường mang trinh tiết ra làm quà tình dục cho các vị tai to mặt lớn, những vị có tiền.

Posted Image

Những con chó này đã cắn chết bà Phạm Thị Ngắn

Công an TP Buôn Ma Thuột khẳng định không xử lý hình sự vụ chó cắn chết người này

Có ai dám nói đạo đức xã hội đang bị băng hoại, có ai dám nói là không, có ai dám đưa ra giải pháp? Diễn viên nào đã có tài cho con voi chui qua được lỗ chôn của cây kim, hay là cái quyền làm chủ đất nước của 80 triệu dân Việt Nam này to chả đến mức như vậy?

Sóng Ngầm

Nguồn tin của VITINFO

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tận mắt chứng kiến việc giao đất rừng cho người nước ngoài

Cập nhật lúc 08:00, Thứ Hai, 01/03/2010 (GMT+7)

Posted Image - Với lời hứa sẽ đền bù đất, cây, mở đường, đưa điện và tạo công ăn việc làm cho bà con thôn xóm, nhiều người dân ở xã Đông Quan (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) đã đồng ý giao đất giao rừng cho Công ty Innov Green (Hồng Kong – Trung Quốc, chi nhánh Lạng Sơn).

Thế nhưng, chưa được hưởng lợi gì từ dự án thì họ đã thấy mình bị “hớ”. Tiền làm thuê trồng rừng bị nợ, những lợi ích khác thì không thấy… Một số ít người dân còn lại thì nhất quyết không đồng ý giao đất rừng cho doanh nghiệp nước ngoài này vì họ không biết con cháu họ sẽ sống bằng gì trên vùng đất khó khăn này?

Tin lời hứa, dân mất đất trồng rừng?

Xã Đông Quan, huyện Lộc Bình là một xã miền núi nghèo, ngoài nghề trông lúa trên diện tích ruộng khô cằn thì đời sống của các hộ dân trong xã chủ yếu chỉ biết trông chờ vào diện đất đồi núi để trồng rừng, chăn thả trâu bò.

Posted Image

Ngoài diện tích đất ruộng, các hộ dân ở thôn Song Sài xã Đông Quan chỉ biết trông chờ vào diện tích đất trồng rừng để mưu sinh.

(Ảnh: Duy Tuấn).

Đời sống của bà con xã Đông Quan cứ bình lặng trôi đi như cái nghèo “khó mà thay đổi được” thì bất ngờ năm 2007 Công ty Innov Green (Hồng Kông – Trung Quốc) vào thuê đất rừng với thời hạn 50 năm để trồng bạch đàn lấy gỗ công nghiệp.

Khi vào xã Đông Quan, công ty có nguồn gốc nước ngoài này đã đem theo những lời hứa hẹn mở đường, đưa điện vào thôn và tạo công ăn việc làm cho bà con nên nhiều hộ dân đã tin tưởng giao đất rừng cho công ty và tiến hành trồng bạch đàn.

“Nhiều hộ thận trọng lo cho công ăn việc làm của con cháu mai sau nên nhất quyết không giao đất rừng cho công ty”, ông Vi Văn Mài, trưởng thôn Song Sài, xã Đông Quan cho biết.

Theo chỉ dẫn của ông Mài, chúng tôi được anh Lành Văn Nga, một người dân trong thôn chỉ đường đến nhà chị Lý Thị Thiết ở thôn Song Sài. Xung quanh hai bên đường rộng chừng 40 - 50 cm ngoằn ngoèo uốn lượn là những cây thông đã được người dân trồng từ năm 2004 nhờ dự án trồng thông làm giấy của tỉnh Lạng Sơn.

Anh Nga bảo: “Đường sá khó khăn thế này nên khi nghe công ty vào mở đường, đem điện đến nên không ít bà con cả tin đã giao đất rừng cho công ty của người nước ngoài bất chấp những cây thông xanh tốt nhiều khả năng sẽ bị chặt phá”.

Posted Image

Anh Nga không muốn dự án trồng bạch đàn của công ty người nước ngoài sẽ tàn phá đi những cây thông anh đã trồng được 4 - 5 năm nay.

(Ảnh: Duy Tuấn).

Trong căn nhà tuềnh toàng được làm bằng gạch đất của chị Lý Thị Thiết, khi nghe chúng tôi hỏi về chuyện giao đất rừng cho công ty Innov Green, chị Thiết với khuôn mặt buồn rượi cho biết: “Đã nhiều tháng nay tôi mất ăn mất ngủ vì đã trót giao 3,8ha diện tích đất rừng cho Công ty Innov Green trồng bạch đàn. Nhưng khi giao đất cho họ rồi đến nay tôi mới biết mình đã bị lừa…”.

Chị Thiết kể: Đầu năm 2008 người của công ty này và cả người của UBND xã Đông Quan có vào nói với gia đình chị, nếu giao đất rừng cho công ty gia đình chị sẽ được nhận bồi thường tiền đất, tiền trồng thông, ngoài ra gia đình chị còn được nhận vào làm công nhân với mức lương cao.

Tin lời công ty, chị Thiết đã giao 3,8 ha rừng trồng thông cho Công ty Innov Green và chấp nhận bất chấp mưa nắng mất hàng tháng trời đi đào hố, gánh phân lên đồi Pa Cà Nông để trồng bạch đàn cho công ty với mức lương 100 nghìn đồng/ ngày. Nhưng kể từ khi giao đất rừng, trồng bạch đàn cho công ty Inno Green xong đến nay đã hơn 5 tháng chị Thiết vẫn chưa được công ty trả tiền công chứ chưa nói gì đến tiền bồi thường từ đất rừng.

Posted Image

Giao thông vào bản Song Sài quá khó khăn nên khi nghe công ty Innov Green mở đường vào bản nhiều hộ dân ở Song Sài đã cả tin giao đất cho công ty.

(Ảnh: Duy Tuấn).

“Công ty có hẹn tôi đến ngày 28/1 sẽ trả tiền công, nhưng cứ hết lần này đến lần khác tôi vẫn chưa được công ty trả tiền công đào hố trồng cây, chỉ có thỉnh thoảng nhận được vài trăm tiền tạm ứng. Trong khi đó tiền bồi thường đất và cây thông đến nay tôi vẫn không nhận được vì nay nghe cán bộ nói đất đó của gia đình sử dụng nhưng chưa cấp sổ”, chị Thiết bức xúc.

Chị Thiết dẫn chúng tôi leo trèo hơn 30 phút trên nhiều quả đồi để đến địa điểm đất đồi đã được công ty nước ngoài này trồng bạch đàn. Số cây bạch đàn không thể đếm xuể, tuy đã trồng được 6 tháng nhưng cũng mới chỉ cao được 50cm. Chị Khiết cho biết, toàn bộ vùng bạch đàn này là công sức của chị và người dân Song Sài.

Cũng như gia đình chị Thiết, gia đình chị Bế Thị Cầu cùng thôn Song Sài đã giao 3 ha diện tích đất rừng cho Công ty Innov Green và đi trồng thuê bạch đàn cho công ty nhưng đến nay vẫn chưa nhận được tiền công.

Posted Image

Giao đất, rừng cho công ty Innov Green chị Thiết trở thành người trắng tay. (Ảnh: Vũ Điệp).

Chị Cầu bức xúc: “Giao đất cho công ty rồi chúng tôi phải đi làm thuê cho họ. Nhưng khi chúng tôi trồng cây xong thì tiền công họ cũng không trả đủ. Chúng tôi có hỏi tiền bồi thường từ đất và cây thì bất ngờ lại được xã cho biết đất không có sổ thì không được bồi thường. Cứ đà này không biết gia đình tôi phải làm gì để kiếm sống”.

Được biết, hàng chục hộ dân khác ở thôn Song Sài giao đất, rừng rồi làm thuê cho công ty này cũng đang bị nợ. Và đến nay khi nghe thông tin không được đền bù đất nữa thì họ không muốn giao đất cho công ty của người nước ngoài.

“Giao rừng cho họ con cháu tôi làm gì để sống?”

Không “cả tin” như các hộ dân giao đất rừng cho công ty Innov Green, nhiều gia đình trong thôn Song Sài và cả thôn Nà Lâu, xã Đông Quan kiên quyết không giao đất rừng cho phía công ty Inno Green. Lý do mà các hộ dân không giao đất đưa ra: Tấc đất tấc vàng, mất đất mất việc làm.

Anh Lành Văn Nga (27 tuổi), ở thôn Song Sài cho biết, cuối năm 2007 đầu năm 2008 công ty Innov Green và người của UBND xã có đến yêu cầu gia đình anh giao 3,1 ha diện tích đất rừng cho công ty, nhưng anh nhất quyết không đồng ý.

Posted Image

Anh Ý bức xúc: "Trước đây với diện tích đất rừng chăn thả rộng chúng tôi nuôi trâu nuôi bò thả rất thoải mái, nhưng kể từ khi công ty Inno Green tiến hành trồng 60 ha bạch đàn từ diện tích đất rừng thì việc chăn thả trâu bò của các hộ dân chúng tôi cũng hết sức khó khăn”.

(Ảnh: Vũ Điệp)

Anh Nga bảo: “Khi công ty vào lấy đất rừng tôi kiên quyết không đồng ý vì thời hạn thuê đất 50 năm thì đời tôi coi như đã hết, nhưng đến đời con cháu tôi lấy đâu ra đất rừng để làm. Không có đất rừng thì chúng tôi chết đói vì ngoài mấy sào ruộng làm không đủ ăn, chúng tôi chỉ biết trông chờ vào diện tích đất rừng để trồng rừng và chăn thả”.

Người nông dân tên Nga này còn cho biết thêm, việc anh không đồng ý giao đất cho dự án không chỉ muốn giữ cho con cháu anh mà việc giữ đất còn là để giữ nước nữa.

Cũng như anh Nga, gia đình anh Vy Văn Ý ở thôn Song Sài được giao 3 ha diện tích đất rừng trồng thông theo dự án trồng thông làm giấy của tỉnh Sơn La từ năm 2004. Đến nay dù diện tích thông còn sống không nhiều nhưng đất rừng là nơi để anh chăn thả trâu bò và những hàng thông đang lớn dần sẽ là vốn liếng để anh để lại cho con cháu anh sau này.

Anh Ý bức xúc: Trước đây với diện tích đất rừng chăn thả rộng chúng tôi nuôi trâu nuôi bò thả rất thoải mái, nhưng kể từ khi công ty Inno Green tiến hành trồng 60 ha bạch đàn từ diện tích đất rừng thì việc chăn thả trâu bò của các hộ dân chúng tôi cũng hết sức khó khăn”.

Cùng quan điểm và kiên quyết như gia đình anh Nga, anh Vy, hàng chục hộ dân ở thôn Nà Lâu cũng kiên quyết không giao đất cho Công ty Innov Green.

Bà Bế Thị Chấm, thành viên hội phụ nữ thôn Nà Lâu cho biết: “Năm ngoái khi chúng tôi bắt đầu trồng thuốc lá trên diện tích đất rừng thì UBND xã và người của công ty Innov Green vào bảo dân chúng tôi nhường đất và đi làm công nhân cho công ty. Nhưng chúng tôi không đồng ý. Vì mất đất là chúng tôi không còn gì cả”.

  • Vũ Điệp – Duy Tuấn

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cho thuê rừng đầu nguồn: Quốc hội cần đi khảo sát

Tác giả: Lê Nhung

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 2 giờ trước

"Nếu không đảm bảo cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, có thể khiến họ tiếp tục phá rừng để mưu sinh. Như vậy, nguy cơ mất rừng cả ở những khu vực khác cũng rất cao."- ĐBQH Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát tỉnh Tây Ninh, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội lên tiếng.

Tướng Đồng Sỹ Nguyên cảnh báo việc cho nước ngoài thuê rừng

- Dư luận đang có những ý kiến khác nhau về việc nhiều tỉnh vừa qua đã cho nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn. Là một người từng nhiều lần chất vấn trước diễn đàn Quốc hội về vấn đề bảo vệ rừng, ông đánh giá như thế nào về chủ trương này?

Ông Nguyễn Đình Xuân: Hiện nay việc cho thuê rừng và đất rừng theo luật quy định, là dành cho cả người nước ngoài và Việt Nam.

Nhưng tôi lo ngại về mục đích của việc cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê rừng đầu nguồn dài hạn.

Việc kêu gọi đầu tư nước ngoài chủ yếu là nhằm thu hút các nhà đầu tư có ưu thê' về khoa học công nghệ, có kinh nghiệm quản lý hay vốn đầu tư lớn... là những lĩnh vực mà ta đang thiếu.

Tôi không hiểu tại sao ta không huy động sẵn nguồn lực trong nước mà lại kêu gọi đầu tư nước ngoài cho các dự án lớn này trong khi chúng ta đang có chương trình 5 triệu hecta rừng cũng như nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư trong nước vào ngành lâm nghiệp.

Mặt khác, một dự án về lâm nghiệp bao giờ cũng đa mục tiêu. Đầu tiên là mục tiêu giải quyết công ăn việc làm và cuộc sống cho người dân địa phương, đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo vê' môi trường, phòng hộ đầu nguồn, đảm bảo đa dạng sinh học...

Khi chúng ta cho một công ty nước ngoài thuê, liệu lấy gì để bảo đảm rằng họ sẽ tuân thủ theo các mục tiêu như chúng ta mong muốn hay là họ chỉ làm vì lợi nhuận?

Như phóng sự đăng trên VietNamNet thì nhà đầu tư họ thuê đất rừng ở Lạng Sơn chỉ để trồng cây bạch đàn làm nguyên liệu giấy. Đây là loại cây mà nhiều nhà khoa học trước đây đã phản đối vì nó không phải là cây bản địa, không duy trì sự đa dạng sinh học, làm hệ sinh thái trở nên nghèo nàn và có hại cho đất.

Phần lớn các dự án lâm nghiệp của chúng ta sau này đều chuyển sang trồng cây keo tai tượng xen kẽ với cây gỗ bản địa, giữ được môi trường tốt hơn.

Không biết các nhà đầu tư nước ngoài đã giữ được các cam kết gì và thực hiện nó như thế nào để đáp ứng các điều kiện trên cũng như giải quyết công ăn việc làm cho bà con địa phương. Đây là những vấn đề mà tôi lo ngại.

Posted Image

Đại biểu Nguyễn Đình Xuân. Ảnh: Vân Anh

Ngoài ra cũng nên quan tâm đến bảo đảm an ninh quốc phòng. Bởi vì những vùng đồi núi, rừng, địa bàn hiểm trở như vậy là những nơi có địa hình thuận lợi cho phòng thủ và bảo vệ đất nước.

Trong các dự án trên, vấn đề di dân tái định cư chưa được đặt ra nghiêm túc và nếu chúng ta không đảm bảo được cho cuộc sống của những người dân là đồng bào dân tộc thiểu số sẽ xảy ra nguy cơ họ sẽ bỏ đi sang những cánh rừng khác và tiếp tục phá rừng để sinh sống. Như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ mất rừng ở những khu vực khác.

Điều này cũng cần phải được đánh giá kỹ càng.

- Trong trường hợp nào mới cần kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài?

Theo tôi, nếu cần kêu gọi các dự án nước ngoài đầu tư cho lĩnh vực lâm nghiệp thì cần phải chứng minh rằng các dự án đó ưu việt hơn so với dự án mà người dân hay các công ty trong nước đang đầu tư, hoặc họ có trình độ quản lý tốt hơn, còn nếu chỉ để trồng bạch đàn thì đâu cần đến nhà đầu tư nước ngoài.

Hơn nữa, theo tôi được biết thì chúng ta vẫn còn thừa khá nhiều kinh phí từ chương trình 5 triệu hecta rừng đang triển khai.

- Giả sử đứng từ góc độ của nhà làm quản lý, ông lý giải thế nào về việc dân số nước ta đông, nhiều nhân lực có kinh nghiệm trồng rừng nhưng tại sao ta vẫn cắt đất cho nước ngoài thuê rừng?

Có lẽ việc trồng rừng, phát triển rừng của chúng ta hiện nay vẫn đang còn có nhiều điểm bất cập, định mức đầu tư chỉ mới đủ để trồng rừng chứ không đủ để người dân sinh sống cho đến ngày thu họach gỗ.Phải có một cơ chế đầu tư như thế nào để người trồng rừng họ sống được. Sau khi đầu tư trồng rừng ban đầu, cần có vốn để người dân phát triển chăn nuôi, trồng cây ngắn ngày, cây phụ trợ để những người trồng rừng họ có thể tồn tại trong thời gian chờ rừng phát triển, thường là từ 7-8 năm.

Như chúng tôi hiện nay đầu tư ở đây khoảng 9,6 triệu/1 hecta trong ba năm đầu nhưng số tiền đó chỉ là kinh phí đủ để trồng và chăm sóc rừng mà thôi.

Dân sẽ sống bằng gì thì ta chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ phù hợp để họ lấy ngắn nuôi dài.

Vấn đề thứ hai là chuyện bán gỗ và nguyên liệu giấy. Thương lái thu mua gỗ của dân với giá rất thấp so với giá trị thực làm cho người trồng rừng rất khốn khổ, nhất là vùng núi phía bắc. Thành thử cả người dân và doanh nghiệp trong nước không mặn mà cho lắm.

Chính vì vậy các chỉ tiêu trồng rừng của ta nhiều năm không đạt.

- Nên tháo gỡ những điểm bất cập từ đâu thưa ông?

Với gỗ rừng trồng, cần có một chính sách trợ giá, bao tiêu sản phẩm để người dân được hưởng lợi thực sự từ rừng.

Thứ hai, dân được tiếp cận vốn, kỹ thuật để sản xuất cây ngắn ngày, cây phụ trợ trên các cánh rừng.

Thứ ba, cần triển khai rộng rãi việc thu phí dịch vụ môi trường rừng, những đối tượng được hưởng lợi từ rừng phải có trách nhiệm với rừng, với những người trồng và giữ rừng. Các đập thuỷ điện, thuỷ nông, các nhà máy nước ở hạ nguồn, các khu công nghiệp, các đô thị ở hạ nguồn phải có chi trả lại một khoản nhất định cho những người trồng rừng và giữ rừng để họ gắn bó với rừng hơn.

Posted Image

- Tại kỳ họp Quốc hội vừa rồi khi thảo luận về các chương trình trọng điểm quốc gia trong đó có chương trình trồng 5 triệu hecta rừng thì những khó khăn này đã được nhìn nhận ở mức độ nào? Có đại biểu địa phương nào lo ngại tình trạng cho nước ngoài thuê rừng đầu nguồn dài hạn không?

Nhiều đại biểu đã nói về nạn phá rừng, những bất cập về bảo vệ rừng và việc ta phá rừng tự nhiên để chuyển sang trồng cao su và cây nguyên liệu giấy

Chủ trương của Quốc hội vẫn là ưu tiên bảo vệ rừng tự nhiên của đất nước và tất cả đã được cụ thể hoá bằng các văn bản pháp luật, nghị quyết. Như Luật bảo vệ môi trường, luật bảo vệ và phát triển rừng, luật đa dạng sinh học, Nghị quyết số 73/2006/NQ-QH về dự án 5 triệu ha rừng, nghị quyết số 66/2006/QH11 về các công trình quan trọng quốc gia...

Tuy nhiên chính sách ưu tiên bảo vệ rừng tự nhiên lâu nay không được triển khai tốt.

Nhiều địa phương vẫn đang để mất rừng, vẫn đang cho phép chặt bỏ rừng tự nhiên "nghèo" để chuyển sang mục đích khác, làm giảm độ che phủ thực tế và tính đa dạng sinh học. Sự mất mát này có thể là không thể tính được nhưng hậu quả thì xảy ra rất nhanh chóng mà nhiều người vẫn đang đổ lỗi cho "biến đổi khí hậu"

- Lãnh đạo một số địa phương cho rằng việc họ cho các nhà đầu tư nước ngoài cho thuê rừng là để tăng nguồn thu ngân sách và chỉ cho thuê những khu vực đất trống trong khi theo tìm hiểu của VietNamNet thì nhiều người dân đã kiên quyết không giao đất giao rừng vì lo ngại sẽ không còn đất cho con cháu. Ông bình luận gì về việc này?

Nên nhớ rằng người dân, nhất là đồng bào dân tộc sống bằng tài nguyên của rừng.

Rừng chính là nhà của họ, là vườn cây của họ. Đã từ hàng nghìn năm nay, đồng bào lấy gỗ, lấy măng, tre trúc, thuốc fhữa bệnh và nhiều sản vật khác từ rừng, lâm sản để sống như một thứ tài sản chung của cộng đồng và cũng không ai đi đăng ký để được cấp sổ đỏ, sổ xanh gì cả.

Họ có nền sản xuất và sinh hoạt phụ thuộc vào rừng, điều này cũng tạo ra bản sắc văn hoá riêng. Nếu giao đất, giao rừng cho nhà đầu tư nước ngoài, dân sẽ không còn rừng để sống, thì, họ vừa lâm vào cảnh khó khăn về vật chất, vừa làm mai một đi nền văn hoá gắn chặt với rừng.

Tôi được biết vừa rồi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có hướng dẫn là khi nhà nước thu hồi rừng thì chỉ bồi thường cho chủ rừng chi phí đầu tư. Như vậy họ không được bồi thường về đất và tài nguyên rừng tương tự như đất nông nghiệp của người miền xuôi. Điều này sẽ đẩy người dân địa phương vào khó khăn, mất kế sinh nhai, gây ra nhiều vấn đề xã hội khác.

- Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và một số vị tướng khác đã gửi thư cho Chính phủ và Quốc hội cảnh báo những nguy cơ về việc cho nước ngoài thuê đất rừng dài hạn. Từ góc độ một đại biểu Quốc hội, ông thấy vấn đề này đã đến tầm cỡ để Quốc hội giám sát chưa?

Tôi cho rằng các cơ quan của Quốc hội như Uỷ ban Quốc phòng An ninh, Uỷ ban Khoa học Công nghệ môi trường sẽ có các hoạt động giám sát, khảo sát thực tế các sự việc này theo chức năng và nhiệm vụ của họ. Ngoài ra, với tư cách đại biểu Quốc hội, tôi sẽ tìm hiểu đầy đủ các thông tin liên quan để có thể có ý kiến chính thức với Quốc hội và cũng là để trả lời cử tri.

"Nếu không đảm bảo cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, có thể khiến họ tiếp tục phá rừng để mưu sinh. Như vậy, nguy cơ mất rừng cả ở những khu vực khác cũng rất cao."- ĐBQH Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát tỉnh Tây Ninh, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội lên tiếng.

Nếu vấn đề đặt ra chỉ là nguy cơ mất rừng không thì giải quyết dễ hơn là đặt vấn đề an ninh lãnh thổ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trao Huy hiệu Đảng cho Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên

Chiều 26/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã trao tặng Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đây là phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước ghi nhận công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên.

Phát biểu tại buổi lễ trao tặng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên là một đảng viên trung kiên của Đảng, cán bộ lão thành xuất sắc của Nhà nước và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tên tuổi của Trung tướng gắn liền với con đường Trường Sơn huyền thoại, không chỉ được mọi người dân trong nước mà bạn bè quốc tế đều yêu mến và kính trọng.

Đặc biệt, trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên là người học trò xuất sắc của Người. Trung tướng là tấm gương sáng cho các thế hệ học tập và noi theo.

Bày tỏ sự trân trọng với những ý kiến đóng góp của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong Trung tướng tiếp tục có nhiều ý kiến góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trung tướng đã phát biểu bày tỏ niềm tự hào sâu sắc về Đảng Cộng sản Việt Nam và “nguyện phục vụ Đảng đến hơi thở cuối cùng, đúng như lời thề khi vào Đảng năm xưa”./.

Tui nghĩ ông Đồng Sỹ Nguyên chưa chắc đã cần thêm vài cái huy chương to đùng đoàng vào lúc cuối đời này, có lẽ cái ông cần là được nhìn thấy lãnh thổ Việt Nam nguyên vẹn đơn cử là rừng Việt Nam được thu hồi từ tay người anh em Trung Quốc. Nhưng việc này sợ rằng khó như con voi chui ngược trở ra cái lỗ kim vậy (mặc dù việc nó chui vào có vẻ thật dễ dàng).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước đây đại tướng Võ Nguyên Giáp cảnh báo về Tây nguyên, nay lại đến TT Đồng Sỹ Nguyên cảnh báo về việc cho nước ngoài thuê rừng... họ đúng là nhưng con người đã qua cái tuổi giữ trọng trách cho đất nước nhưng giừo vẫn lo cho tương lai của con cháu quá. Cảm phục những tấm lòng vĩ đại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bùn quá xá luôn! Các anh hai bắc cầy gọi là Buồn như chấu cắn!!!

Mới đầu mộc thì đã hỏa thiêu thiên môn, bắc phương thủy đã xuống sức bởi tiết xuân lại hỏa đốt bốc khói.

Nam phương thủy sát xâm nhập từng khắc, khiến vữa lúa miền tây đang bay hoay.

và rồi còn ...

Thiên tai hay thậm tai.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay