Posted 27 Tháng 2, 2010 5. Phụ chú và phê bình thêm Các bài viết về trà thường không chú trọng đến yếu tố ngôn ngữ nhiều như loạt bài viết này, tuy nhiên để cho đầy đủ người đọc nên tham khảo các bài viết hay tài liệu sau đây "Trà Kinh" - Lục Vũ; Trần Quang Đức dịch chú - NXB Văn Học 2008 (Hà Nội) "Trà Đạo" Okakura Kakuzo - Bảo Sơn dịch - NXB Văn Nghệ, 2008 (Thành Phố HCM) http://songcongtea.com/1-nguon-goc-cay-tra...congtea174.aspx , http://www.trangon.com/DM07/35A4E94B/nguon-goc-cay-tra.html http://sites.google.com/site/delawareteaso...ome/tea-as-soma Một tài liệu về trà của tác giả Đức Chính mà người đọc nên tham khảo thêm, rất dễ đọc trên mạng http://khanhhoathuynga.wordpress.com/2009/...he-book-of-tea/ Từ góc độ khoa học tổng quát xem thêm http://www.khoahoc.net/baivo/buithetruong/...euvetraxanh.htm http://www.khoahoc.net/baivo/nguyenkyhung/...huatuongtra.htm Tiếng Nhật trà là ちゃcha (Kun) hay ちゃcha, さsa, た ta (On), hay lịch sự hơn là từ ghép 御茶, お茶 (おちゃ, ocha) - so với tiếng Hàn 차 ta, cha: đều cho thấy các biến âm đã nói trên - phản ánh phần nào thời gian du nhập vào (Hàn, Nhật) là thời Đường (âm ta) rất khác với dạng đồ cổ đại trong tiếng Việt. Cũng vì dựa vào các tài liệu cổ xác định khá rõ thời gian trà du nhập vào Hàn Quốc (trà làm đồ cúng tế năm 661 …) và Nhật Bản (nhà sư Saichō 最澄 Tối Trừng 762-822 …) nên không ai đặt vấn đề là nguồn gốc cây trà đến từ hai xứ rất lạnh này. Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của cây trà: từ ‘một nguồn’ như Ấn Độ/Assam, Trung Hoa, Việt Nam ... cho đến ‘nhiều nguồn’ hiện diện cùng lúc (đa nguyên, miễn là có môi trường địa lý thuận lợi để trồng trà). Lại có nhà khoa học Nhật dùng DNA để so sánh các giống trà từ Thái Lan, Vân Nam, Hồ Nam, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hải Nam, Ấn Độ/Assam rồi đi đến kết luận rằng trà bắt nguồn từ Tứ Xuyên và Vân Nam. Từ phương pháp thống kê (cluster analysis), so sánh số thể nhiễm sắc (chromosome number, như trà Assam và TQ có cùng một số 2n=30), khả năng lai giống (hybridisation) rất dễ, các nhà khoa học còn đưa ra nhận xét là có thể loại trà Camellia sinensis bắt nguồn từ một khu vực nhất định: vùng này bây giờ ở phía bắc Myanma và tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam của TQ; Xem thêm chi tiết những tài liệu từ các nhà khảo cứu về trà như Takehiko Yamamoto, Mujo Kim, Lekh Raj Juneja ... trích ra trên mạng http://en.wikipedia.org/wiki/Tea#CITEREFMondal2007 …v.v… Ngoài ra, loài trà thường cần đất với lượng nước mưa 700 đến 3100 mm nước mỗi năm, nhiệt độ từ 14 đến 27oC và pH của đất trồng từ 4.5 đến 7.3 (đất có tính axít). Có loại trà thích hợp với khu vực 8 (zone 8) hay nhiệt độ tối thiểu xuống đến -12oC. Các dữ kiện này tương ứng với khả năng trà xuất phát từ miền nam TQ hay bắc Việt Nam, những khu không cao lắm nhưng có lượng mưa và nắng cần thiết cho trà sinh trưởng. 1) so với thành ngữ Trung (Hoa) thường gặp bây giờ hơn là 茶余飯后 trà dư phạn hậu: phạn là cơm thay vì tửu 酒 là rượu; Các thành ngữ này đều hàm ý thời gian dư giả. Văn hoá Trung Hoa có nhiều ca dao tục ngữ liên hệ đến trà như trà phạn vô tâm, hàm ý không tha thiết đến việc ăn uống (mất ăn mất ngủ); Trà lai thân thủ, phạn lai trương khẩu chỉ sự sống không có nghề nghiệp (nghĩa đen là trà đến thì đưa tay ra lấy, cơm đến thì há miệng ra ăn); Trà hồ trang thang viên hàm ý có tài nhưng không bộc lộ được ...v.v... Trà còn được dùng làm động từ (ẩm trà 飲茶 uống trà) như trong cách dùng trà thoại 茶話 (uống trà và bàn luận/đàm thoại). 2) tác giả Mondal khảo cứu nhiều về trà – như bài viết "Tea" của Mondal, T.K. (2007) trong Pua, E.C.; Davey, M.R.. Biotechnology in Agriculture and Forestry. 60: Transgenic Crops V. Berlin: Springer, trang 519–535. ISBN 3540491600. 3) xem thêm chi tiết chủ đề trà thụ 茶树 (cây trà) trên mạng TQ như http://baike.baidu.com/view/132851.htm hay http://zh.wikipedia.org/wiki/%E8%8C%B6 với các chi tiết đáng chú ý như trà ở Việt Nam còn có các dạng là sà, choè, già - ba dạng sau người viết chưa từng nghe thấy (có khả năng là giọng địa phương, như choè với nhị trùng âm/nguyên âm đôi oe có thể từ miền Trung /giọng Quảng), tuy nhiên cũng rất phù hợp với quá trình ngạc hoá và xát hoá đã viết bên trên. 4) GS Nguyễn Tài Cẩn đã viết về liên hệ đ-tr trong cuốn "Một số vấn đề về chữ Nôm" NXB Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp 1985 (Hà Nội); Cũng như GS Lê Văn Quán trong cuốn "Nghiên Cứu về chữ Nôm" NXB Khoa Học Xã Hội 1985 (Hà Nội); Học giả Edwin Pulleyblank trong "Lexicon of reconstructed pronunciation in Early Middle Chinese, Late MC and Early Mandarin" (1991) phục nguyên âm Trung Cổ của trà (chá BK) là *dra:i/*dre: so với dạng *d-lâ của GS Axel Schuessler trong "ABC Etymological Dictionary of Old Chinese" (University of Hawai'i, 2007). Một nhận xét đáng chú ý ở đây là âm đồ HV 塗 hay涂có thể đọc là đồ (同都切,音徒 đồng đô thiết, âm đồ - theo Quảng Vận/QV, Tập Vận/TV ...); Nhưng còn có thể đọc là trà (宅加切, 直加切,音茶 trạch gia thiết, trực gia thiết âm trà theo QV, TV) rõ ràng cho thấy liên hệ trực tiếp giữa đồ và trà. Âm trà 茶 còn xát hoá để cho ra dạng x/sà (鋤加切,垞平聲 sừ gia thiết, xà bình thanh). Tiếng Mường (Bi) còn một dạng để chỉ đường đi (đồ, 涂 ) là khả so với khà là già; Như khả đác (đường thuỷ), khả cut (đường cụt), khả cái (đường cái, đường lớn), khả hầng (đường rừng) ... Phụ âm đầu kh- trong tiếng Mường tương ứng với tổ hợp phụ âm kl-/kr- của tiếng tiền Nam Á: như *krong (sông) thì tiếng Mường là không so với giang HV (jiang1 BK) và dạng xát hoá sông của tiếng Việt; Các dạng biến âm này đều phù hợp với khả năng đồ, trà, chè liên hệ đến dạng cổ hơn *kla như đã viết bên trên. Tương quan Việt-Mường và Hán Cổ so với các ngôn ngữ láng giềng như Lô Lô, Choang, Môn ... cần được nghiên cứu sâu xa hơn để hiểu rõ hơn hiện tượng giao lưu văn hoá cổ đại này ở tại Bắc Việt và Nam TQ. 5) theo Tự Điển Thuật Ngữ Phật Giáo của Soothill và Hodous http://www.acmuller.net/soothill/soothill-hodous.html 6) Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (bản năm Chính Hoà thứ 18 - 1697) thì An Dương Vương có họ là Thục, tên húy là Phán, người Ba Thục, ở ngôi 50 năm, đóng đô ở Phong Khê (nay là thành Cổ Loa). Các sử gia như Đào Duy Anh, Trần Quốc Vượng, Phạm Văn Sơn ... đều đồng thuận với nguồn gốc Ba Thục của Thục Phán so với các cách lý giải khác hơn của học giả Lê Mạnh Thát hay Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục ...v.v... 7) trích từ bản dịch VĐLN của Lê Quý Đôn - cùng biên dịch Trần Văn Giáp, Trần Văn Khang, Cao Xuân Huy - NXB Văn Hoá Thông Tin (Hà Nội, 2006). Một điểm đáng nhắc ở đây: Trà Kinh là loại cẩm nang về trà, do Lục Vũ (733-804) đời Đường (618-907) soạn, khoảng 7000 chữ gồm 55 trang và 10 chương. Các học giả đời sau bắt chước truyền thống Trà Kinh để soạn thêm các loại sách như Trà Luận, Trà Ký, Trà Đạo ... cho thấy công lao của Lục Vũ không nhỏ, cho nên ta không ngạc nhiên khi ông còn được tôn làm Trà Thánh và thờ trong miếu đường. Myōan Eisai (明菴栄西, Minh Am Vinh Tây 1141-1215) là nhà sư Nhật, học trò của Hư Am Hoài Sưởng 虚庵懷敞 (ở Cảnh Đức Tự 景德寺). Người ta tin rằng Vinh Tây thiền sư là người đầu tiên đem trà xanh vào Nhật Bản; Sách của ông viết về trà là tài liệu thứ hai (mongraph) sau Trà Kinh khoảng 400 năm, không thấy Ấn Độ có các tài liệu về trà xưa như vậy. Trà Kinh góp phần không nhỏ trong quá trình chính thức hoá việc uống trà cũng như cách viết trà cho tới ngày hôm nay; Xem thêm bài viết sắp in ra "Between Classical and Popular: The Book of Tea and the Popularisation of Tea-Drinking Culture in the Tang China" ISSN: 0022-3840 của GS Jerry C. Y. Liu (có thể đọc trên mạng) Hình chụp cuốn "Trà Kinh" 茶經 Cuốn này cho ta nhiều dữ kiện về các cách trồng, nấu và uống trà vào thời cổ đại; Ngoài ra các tên gọi khác nhau của trà cũng là nguồn dữ kiện quan trọng để phục nguyên âm cổ của âm trà. Các bạn đọc có thể tham khảo cuốn Trà Kinh bằng tiếng Trung (Hoa) trên mạng http://zh.wikisource.org/zh/%E8%8C%B6%E7%B...%B9%8B%E5%99%A8 8) so sánh với cách phiên âm (đơn âm hoá) từ các tiếng ngoại quốc đa âm như tiếng Phạn krosa क्रोश là câu/cù lô xá 拘 盧 舍 (đơn vị chiều dài thời cổ Ấn Độ), tiếng Anh club là câu lạc bộ 俱樂部 (jü4 yuê4 bu4 BK), tiếng Pháp crème thành cà rem/cà lem (kem), sông Cửu Long 九龍 và *krong (dạng tiền Nam Á của sông) . HẾT Share this post Link to post Share on other sites