Thủy Tiên

Tinh thần - sức mạnh của bùa chú

1 bài viết trong chủ đề này

Tinh thần - sức mạnh của bù chú

TS Đỗ Minh Cao

Khoa học & Đời sống

Tuy bị coi là mê tín dị đoan nhưng bùa chú vẫn tồn tại từ xưa đến nay trong văn hóa các dân tộc. Tại sao vậy? Câu hỏi chỉ một, còn câu trả lời thì không bao giờ hết.

Posted Image

Nhiều dân tộc có bùa chú

Nói chung, bùa chú là dấu hiệu đặc biệt được con người sử dụng cho một mục đích cụ thể cho bản thân hay cho đối tượng có liên hệ với mình.Thực tế, trong sinh hoạt hàng ngày của nhiều dân tộc trên thế giới, kể cả các dân tộc Việt Nam, đều tồn tại bùa chú.

Bùa là một hiện vật cụ thể, chú là một hay vài câu nói có nội dung nhất định được lặp đi lặp lại khi người ta dùng bùa. Dùng bùa chú có hai mục đích: tốt và xấu - tốt cho mình và cho đối tượng của mình còn xấu chỉ riêng cho đối tượng của mình.

Người Việt thường có các loại bùa gần như hình xăm trên người, vẽ trên khăn, trên vải để mang và mặc, làm bằng sáp thơm đặt trong hộp gỗ, tượng phật bằng các chất liệu khác nhau để trong hộp hay đeo trên cổ, vẽ trên miếng chì mỏng, đeo theo người, làm bằng vàng bạc gắn trong người, hy vọng vết thương sẽ được chữa khỏi, viết trên giấy đeo theo người hoặc treo trên tường, khắc trên gỗ treo trên tường, vẽ vào không khí bằng khói hương…

Thông thường, bùa chú dân gian được làm ra đều nhằm mục đích gìn giữ hạnh phúc con người: giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ người thân và gia đình khỏi những tai ương, lôi kéo đối tượng theo ý muốn của mình: được yêu, được trả thù...

Sức mạnh của bùa chú

Bùa chú dân gian như đầ cập ở phần trên chỉ là một dấu hiệu có tác dụng nhắc nhở người sử dụng vững tin vào một điều tốt lành lườn sẽ đến với mình: tin có Phật phù trợ, tin không bị trúng gió, tin mình lôi kéo được người yêu, tin mình được yêu bay bị yêu, tin lực lượng xấu đã bị ngăn chặn không làm hại được mình… Mà niềm tin thì vô tận và trên thực tế niềm tin giúp nhiều người vượt qua được chính mình, vượt qua bệnh tật, khó khăn, đạt được mục đích của cuộc sống.

Một thí dụ của niềm tin này là bùa chú của người Simba. Các chiến binh Simba ở Châu Phi nổi tiếng dũng cảm nhờ bùa chú. Bùa chú của họ là những vạch sơn có thoa nước bùa linh thiêng vẽ khắp người. Những chiến binh này tin họ được phù phép không sợ đau, không bị gươm giáo đậm nên chiến đấu rất dũng cảm. Trên thực tế, mỗi tiểu đội Simba đều có một "bác sĩ” riêng chuyên cho họ uống nước cần sa. Đây chính là mấu chốt "sức mạnh bùa chú Simba" để họ chiến đấu lăn xả như những chú sư tử châu Phi không sợ chết.

Nhiều bài viết và nhiều lý giải của căn nhà khoa học thậm chí của các pháp sư - người làm ra những bùa chú mang tính ma thuật, đều nói rằng bản thân bùa chú không có sức mạnh siêu nhiên nào cả, sức mạnh thực sự của bùa chú chính là yểu tố tinh thần của người mang bùa và người bị bỏ bùa hay bị yểm bùa.

Trên thực tế niềm tin của con người nhiều khi bị lừa dối. Những kẻ dùng bùa chú lừa bịp, gây hại tới người khắp là những kẻ bị lên án. Với tôi, bùa chú là một hộ phận của văn hoá tinh thần, nằm trong văn hoá dân gian của mỗi dân tộc. Vì vậy, khi dân tộc còn tồn tại thì bộ phận này - bùa chú - vẫn cứ còn. Bùa chú mang tính thần bí, với dụng ý xấu sẽ dần bị thải loại cùng với nhận thức ngày càng cao của con người. Bùa chú mang tính văn hoá dân gian, niềm tin tươi sáng sẽ luôn đồng hành cùng văn hoá dân tộc.

Ông Hà Hùng Tiến - Nguyên Trưởng ban Văn hoá, Viện Văn hoá, Bộ VHTT:

Mường là dân tộc giỏi nhất về bùa chú

Người Việt Mường rất giỏi làm hùa chú. Từ thời mới bước chân vào nghề khảo cổ tôi được cử công tác ở khu vực có nhiều người Mường sinh sống, tôi có may mắn được một người Mường dạy cho bùa chú. Người thầy dạy có nói một câu mà tôi còn nhớ mãi. Đó là, chỉ được dùng bùa chú làm điều thiện, không làm điều ác. Nếu làm điều ác thì giỏi lắm chỉ làm được cho hai trường hợp sau đó thì bản thân sẽ chết.

Suốt những năm 1968 - 1969 tôi đã thâm nhập rất sâu vào đời sống của bà con 8 xã Mường như Tân Lạc, Nhân Nghĩa, Quý Hoà, Thành Đạo và học được rất nhiều bùa. Người Mường có nhiều bùa như bùa yêu, bùa chài ếm, bùa chữa bệnh... Bên cạnh đó người Thái, Chàm, Tây Nguyên, Bana, Êđê cũng có rất nhiều cách yểm bùa. Đặc biệt người Êđê có rất nhiều bùa thuốc. Các loại bùa phần lớn được làm từ lá cây tự nhiên như đinh hương, hương nhu, quế chi, các loại vỏ cây trên rừng cũng chỉ ngũ sắc, sau đó dùng những lời chú để chú vào đó. Bùa cũng có thể làm bằng giấy dán lên tường, thường là bùa phép phật để linh hồn quấy phá trông vào thấy sợ.

Nguồn: Khoa học & Đời sống

Share this post


Link to post
Share on other sites