Hà Uyên

Để Không Đặt Dấu "chấm Hết"

18 bài viết trong chủ đề này

Một khái niệm gây nhiều tranh luận, từ khi Khoa học lên ngôi.

Ngôn - ngữ khó hiểu của biện - chứng - pháp, dùng những khái niệm: sự đồng nhất của những cực đối lập, hay khái niệm mâu thuẫn - hiểu như sự thống nhất của những cực đối lập. Gồm thêm có mối liên hệ: đấu tranh giữa những cực đối lập - hoặc là sự bổ khuyết giữa những cực đối lập.

Mâu thuẫn nội tại, là mâu thuẫn giữa cái gì với cái gì ? Làm sao phát hiện cực dương và cực âm của mâu thuẫn ấy ? Chúng đấu tranh với nhau như thế nào ?

Sự vận động của một vật thể - tự Nó - có nghĩa là ở mỗi thời điểm, Nó ở tại và không ở tại cùng một nơi. Đây có phải là khái niệm mẫu thuẫn về sự vận động, được định nghĩa là hoàn hảo không ?

Mâu thuẫn nội tại, khi nghiên cứu về con Người thì như thế nào ? Nghiên cứu Con người lại như một "vật thể", mà loại bỏ mối quan hệ giữa con Người với con Người, không xác định - biện bạch mối quan hệ đặc biệt này, ví như khoa học kinh - tế, không chỉ là môn Khoa học không có đối tượng khoa học, mà còn là môn Khoa học không có chủ thể biết tư duy, không có con người khoa học. Nó mang tính ma thuật.

Nhà Vật lý tin vào sự thật của điều mình tuyên bố, và không có tham vọng nào, đối với những lĩnh vực kiến thức khác, thường nhà vật lý giữ nguyên giá trị Nhân - Tính của mình. Sự thật mà nhà Vật lý tuyên bố, là sự thật, mà một Người nói với người khác - về mối quan hệ giữa những vật thể.

"Điều khó hiểu nhất trong Vũ trụ, là khả năng hiểu về Nó, của chính ta"

(Einstein).

Mùa hoa nở: Lịch sử, Xã hội học, Kinh tế học, Tâm lý học, Ngôn ngữ học, ...v.v...Tất cả, đều đã trở thành Khoa học. Trong mớ khoa học đông đảo này, mỗi môn lại chia thành nhiều khoa chuyên môn, "Khoa" nào cũng khoa học hơn "Khoa" khác. !!! Bàn tán rằng: những thuyết trình kia của mỗi "Khoa", đều tự tô điểm với danh hiệu Khoa học. Rồi mặc nhiên kết luận: "Con người là một vật thể phức tạp, một vật thể có đặc điểm: Nó tự biết mình, tự hiểu mình, ..."

Khoa học mang lại niềm tin cho con người, nếu phải vậy, thì tại sao (?) tính chủ quan của con người đang trải qua một cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất trong tiến trình Lịch sử - Nó hoàn toàn không gắn liền với hoàn cảnh bên ngoài, mà trong quá khứ, đã đưa con người đến tư tưởng về "tận thế", xô đẩy con người vào nỗi sợ hãi, hoảng sợ thần bí.

Con người tồn tại trong tính tự phát triển của Xã hội - Đó là, thế giới tự nhiên và thế giới các sự vật tồn tại không phụ thuộc vào ý chí và ý thức của con người, đây là thế giới khách quan và phục tùng các quy luật vật lý - Đó là, thế giới tồn tại của các sự vật và các đối tượng là sản phẩm hoạt động của con người, trước hết là của lao động - Đó là, tính chủ quan của con người, các bản chất tinh thần của con người, các luồng tư tưởng mà độc lập tương đối với thế giới bên ngoài, mang tính tự do tối đa. Đây là ba nguồn gốc sự tự phát triển Xã hội chăng !

Ba nguồn gốc trên, trong sự tự phát triển của Xã hội, sự tương tác giữa ba nguồn gốc này, được gọi là "mâu thuẫn nội tại". Tiến trình lịch sử đã cho thấy, "mâu thuẫn nội tại" của sự tự phát triển Xã hội, được giải quyết phục tùng theo một nhịp điệu xác định, được lặp lại sau một thời gian nhất định, như H.D.Kondratiev đã chỉ ra chu kỳ 4, 12, 36, 100, 144 năm!

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Hà Uyên.

Bởi vậy tôi mới càng nhận thức được thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất. Bác đã vấn đề rất hay. Vậy thì cụ thể của vấn đề được đặt ra chính là:

Khoa học là gì?

Một lần nữa xin cảm ơn bác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giảiquyết mâu thuẫn nội tạibằng cách dựa theo chu kỳ thì tôi cũng đãtừng nghĩ tới nhưng tiếc là chưa có bằng chứng cụ thể.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nghĩ rằng“Mâu thuẫn là điều tất nhiên mà ta không thể tách ra được, ta phải chấp nhận, điều quan trọng khôngphải là giải quyết mâu thuẫn mà là phải hiểu rõ  bản chất, nguồn gốc của mâu thuẫn”.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mùa hoa nở: Lịch sử, Xã hội học, Kinh tế học, Tâm lý học, Ngôn ngữ học, ...v.v...Tất cả, đều đã trở thành Khoa học. Trong mớ khoa học đông đảo này, mỗi môn lại chia thành nhiều khoa chuyên môn, "Khoa" nào cũng khoa học hơn "Khoa" khác. !!! Bàn tán rằng: những thuyết trình kia của mỗi "Khoa", đều tự tô điểm với danh hiệu Khoa học. Rồi mặc nhiên kết luận: "Con người là một vật thể phức tạp, một vật thể có đặc điểm: Nó tự biết mình, tự hiểu mình, ..."

Kính bác Hà Uyên,

Cái vụ bác nói trên là tâm lý tự huyễn của ai đó thôi bác ạ ( có thể số này cũng rất đông và chắc họ chưa từng nghe các cụ ta đã từng nói rằng " so bì mồ hóng với vôi , bì lẫn bì lộn bì tôi với nàng " )

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nghĩ rằng“Mâu thuẫn là điều tất nhiên mà ta không thể tách ra được, ta phải chấp nhận, điều quan trọng khôngphải là giải quyết mâu thuẫn mà là phải hiểu rõ bản chất, nguồn gốc của mâu thuẫn”.

Chào anh Dichnhan07

Anh đưa ra cách nhìn thật là minh triết, đúng là: "phải hiểu rõ bản chất - nguồn gốc của mâu thuẫn".

- Lời thoán quẻ Địa Lôi Phục nói: "Trong sự trở lại, thấy lòng Trời Đất"

- Hào ba quẻ Địa Thiên Thái nói: "Không mặt phẳng nào không nghiêng, không sự đi nào không trở lại"

Cái toàn thể về Âm Dương chăng !!!

Cảm ơn Anh.

Hà Uyên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Hà Uyên.

Bởi vậy tôi mới càng nhận thức được thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất. Bác đã vấn đề rất hay. Vậy thì cụ thể của vấn đề được đặt ra chính là:

Khoa học là gì?

Một lần nữa xin cảm ơn bác.

Chào Anh Thiên Sứ

Anh tham khảo khi định nghĩa: Khoa học là gì ?

Khoa học là hoạt động sáng tạo thực tiễn, nhằm nhận được tri thức mới, dưới hình thức khái niệm, hình thành hệ thống toàn vẹn, trên cơ sở các nguyên tắc xác định.

Khoa học là hình thức hoạt động tinh thần của con người, hướng vào việc sản xuất ra tri thức từ tự nhiên, xã hội và bản thân nhận thức. Mục đích trực tiếp của Khoa học là đạt tới chân lý, khám phá ra các quy luật khách quan, nhờ khái quát các sự kiện hiện thực trong mối quan hệ qua lại giữa chúng, là tiên đoán xu hướng phát triển của hiện thực dựa trên cơ sở đó.

Anh tham khảo thêm.

Hà Uyên.

............................................................

Tài liệu tham khảo:

- Lý luận nhận thức. Tri thức luận - V.V.Ilin

- Từ điển bách khoa thư

- Phương pháp luận của khoa học.

- Triết học Lomonoxop - E.E.Nexmeyanov.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thư trao đổi học thuật từ bạn Tuấn Dương:

Cháu có 1 vài thắc mắc khi luận âm dương mong được bác giảng giải thêm:

Khi bước chân vào lý học cháu thấy có 2 khái niệm hơi khác nhau :

A. ............ thái cực ==>lưỡng nghi==> tứ tượng ==>bát quái

B. vô cực ==>thái cực ==> lưỡng nghi ==> tứ tượng ==> bát quái

Theo bác A đúng hay B đúng ?

Tuấn Dương thì hiểu như sau:

Thái cực là sai phải gọi là thai cực mới đúng .ở đây Tuấn Dương cho là nó giống như bào thai của người phụ nữ chưa biết sẽ sinh ra con trai hay con gái nên ko thể phân biệt âm dương

-Giống như câu hỏi :con người đầu tiên được sinh ra trên thế giới là âm hay dương ?

- Sẽ ko thể trả lời vì chỉ có 1 người nên ko thể có đối tượng so sánh ,gọi nó là âm ,hay dương đều sai cả

-theo quan điểm của cháu

Vô cực ==> Thai cực ==> Lưỡng nghi ==> Tứ tượng ==> Bát quái

0 có cực ==> 1 cực ==> 2 cực ==> 4 tượng ==> 8 quái

-vô cực giống như khi trái đất chưa có con người

- 1 cực là khi con người đấu tiên được sinh ra ko thể phân biệt được âm dương nhưng đã có cực

- 2 cực là khi có 1 cặp được sinh ra nam, nữ

Đó là sự hiểu của cháu về âm dương và tiền thân của nó.

Rất mong được nghe ý kiến từ 1 người có học vấn uyên sâu như bác.

Chúc bác luôn mạnh khỏe ,an vui.

Kính bác

Tuấn Dương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Tuấn Dương

Bạn viết:

-Theo quan điểm của cháu:

Vô cực ==> Thai cực ==> Lưỡng nghi ==> Tứ tượng ==> Bát quái

0 có cực ==> 1 cực ==> 2 cực ==> 4 tượng ==> 8 quái

Tôi hiểu ý của Tuấn Dương không biết có đúng không ?

- Về định nghĩa: Âm Dương là gì ?

- Trả lời: Âm và Dương là hai giới hạn của cái toàn thể.

Hà Uyên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Hà Uyên.

Bác viết:

Chào Anh Thiên Sứ

Anh tham khảo khi định nghĩa: Khoa học là gì ?

Khoa học là hoạt động sáng tạo thực tiễn, nhằm nhận được tri thức mới, dưới hình thức khái niệm, hình thành hệ thống toàn vẹn, trên cơ sở các nguyên tắc xác định.

Khoa học là hình thức hoạt động tinh thần của con người, hướng vào việc sản xuất ra tri thức từ tự nhiên, xã hội và bản thân nhận thức. Mục đích trực tiếp của Khoa học là đạt tới chân lý, khám phá ra các quy luật khách quan, nhờ khái quát các sự kiện hiện thực trong mối quan hệ qua lại giữa chúng, là tiên đoán xu hướng phát triển của hiện thực dựa trên cơ sở đó.

Anh tham khảo thêm.

Hà Uyên.

............................................................

Tài liệu tham khảo:

- Lý luận nhận thức. Tri thức luận - V.V.Ilin

- Từ điển bách khoa thư

- Phương pháp luận của khoa học.

- Triết học Lomonoxop - E.E.Nexmeyanov.

Kính thưa bác.

Có thể tôi có một định nghĩa khác về khái niệm khoa học. Sau khi cân nhắc mọi vấn đế liên quan, tôi sẽ trình bày một cách hoàn chỉnh ý nhiệm của tôi về khái niệm "Khoa học". Có thể định nghĩa của tôi về khái niệm "khoa học" chưa hẳn đã đúng. Nhưng tôi cho rằng định nghĩa về khái niệm "khoa học" mà bác đưa ra ở trên là một trong những trường hợp riêng của một khái niệm khác, mang tính tổng quát hơn. Bởi vì tôi nhận thấy định nghĩa trên chưa hoàn chỉnh.

Tôi xin được trình bày rõ hơn v/d này như sau:

Khoa học là hoạt động sáng tạo thực tiễn, nhằm nhận được tri thức mới, dưới hình thức khái niệm, hình thành hệ thống toàn vẹn, trên cơ sở các nguyên tắc xác định.

Có những hoạt động khoa học chỉ là khám phá thực tiễn và không hề sáng tạo. Thí dụ như việc phát hiện ra hạt cơ bản chẳng hạn. Một hệ thống toàn vẹn được sáng tạo với những khái niệm nguyên tắc xác định chưa hẳn đã là khoa học. Thí dụ một hệ thống tín ngưỡng hoặc tôn giáo. Chưa nói đến một hệ thông lý thuyết khoa học sai.

Khoa học là hình thức hoạt động tinh thần của con người, hướng vào việc sản xuất ra tri thức từ tự nhiên, xã hội và bản thân nhận thức. Mục đích trực tiếp của Khoa học là đạt tới chân lý, khám phá ra các quy luật khách quan, nhờ khái quát các sự kiện hiện thực trong mối quan hệ qua lại giữa chúng, là tiên đoán xu hướng phát triển của hiện thực dựa trên cơ sở đó.

Phần này không phải là một định nghiã trực tiếp về bản thân khái niệm khoa học, mà chỉ là nói về mục đích cùa khoa học và hệ quả của nó:

Mục đích trực tiếp của Khoa học là đạt tới chân lý, khám phá ra các quy luật khách quan, nhờ khái quát các sự kiện hiện thực trong mối quan hệ qua lại giữa chúng, (hệ quả =>) là tiên đoán xu hướng phát triển của hiện thực dựa trên cơ sở đó.

Còn câu:

Khoa học là hình thức hoạt động tinh thần của con người, hướng vào việc sản xuất ra tri thức từ tự nhiên, xã hội và bản thân nhận thức.

Câu này lặp lại một hiện tượng đã phân tích của câu trên. Một cách giải thích sai nhân danh khoa học, hoặc tín ngưỡng, tôn giáo ....nhưng cũng có thể đáp ứng được tiêu chí này.

Tóm lại, theo cái nhìn của tôi thì định nghĩa về khoa học như trên là chưa hoàn chỉnh cần bổ sung và cô đọng hơn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Tuấn Dương

Bạn viết:

-Theo quan điểm của cháu:

Vô cực ==> Thai cực ==> Lưỡng nghi ==> Tứ tượng ==> Bát quái

0 có cực ==> 1 cực ==> 2 cực ==> 4 tượng ==> 8 quái

Tôi hiểu ý của Tuấn Dương không biết có đúng không ?

- Về định nghĩa: Âm Dương là gì ?

- Trả lời: Âm và Dương là hai giới hạn của cái toàn thể.

Hà Uyên.

cảm ơn bác hà uyên đã định nghĩa giúp cháu

vô cùng kính phục bác

tuấn dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Tuấn Dương,

Theo thuyết Sinh học, thì Tôi và Bạn hoàn toàn bình đẳng. Lịch sử căn cứ vào sự kiện theo Thời gian, thì Tôi với Bạn theo nghĩa trước - sau. Như vậy, Sinh học và Lịch sử có những cơ sở nền tảng khác nhau.

Vậy thì, "cái Toàn thể" được hiểu như thế nào ? Có phải theo nghĩa "đồng đẳng" không - Cái Toàn thể sao lại có hai giới hạn ? Tại sao Âm Dương lại là hai giới hạn ?

Chúng ta cùng suy nghĩ và nhận thức, bắt đầu từ những khái niệm: "cá thể", "cá nhân", "cá tính"

Hà Uyên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Tuấn Dương,

Theo thuyết Sinh học, thì Tôi và Bạn hoàn toàn bình đẳng. Lịch sử căn cứ vào sự kiện theo Thời gian, thì Tôi với Bạn theo nghĩa trước - sau. Như vậy, Sinh học và Lịch sử có những cơ sở nền tảng khác nhau.

Vậy thì, "cái Toàn thể" được hiểu như thế nào ? Có phải theo nghĩa "đồng đẳng" không - Cái Toàn thể sao lại có hai giới hạn ? Tại sao Âm Dương lại là hai giới hạn ?

Chúng ta cùng suy nghĩ và nhận thức, bắt đầu từ những khái niệm: "cá thể", "cá nhân", "cá tính"

Hà Uyên

chào bác hà uyên

cái toàn thể theo cháu hiểu nó có nghĩa như toàn phần ,toàn thể là 1 thể đầy đủ tập hợp được số lượng phần tử lớn nhất mà nó cho phép

cháu cũng nghĩ toàn thể là đồng đẳng

cái toàn thể có 2 giới hạn khi ta đặt giới hạn chuẩn giữa 2 phần trong cái toàn thể

âm dương là 2 giới hạn trong cái toàn thể do âm,hoặc dương ko bao giờ có thể đạt đến giới hạn chuẩn tuyệt đối

âm dương chỉ có thể lớn ,nhỏ hay xấp xỉ so với mốc giới hạn chuẩn

mong được bác chỉ bảo thêm

kính bác

tuấn dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐọcThoán và Hào của bác dịch tôi nghĩ chắc là bác sẽ chọn con đường thiên về khoa học. Tôihiểu đó là sở trường của bác. Tôi không được cái may mắn đó nên sẽ phải đi con đườngkhác, như ở đâu đó đã nói “muốn thông thái thì hãy chọn con đường riêng”, có thểsẽ là Đạo gia, hoặc Tiên gia, hoặc cũng có thể là Phép thuật. Hy vọng những kiếnthức trong thế giới Dịch sẽ làm sang tỏ nhiều góc khuất của thế giới này.

Cảmơn Bác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Hãy nhìn xem có ranh giới hay không? Đây là là hình tượng hóa ý niệm Âm Dương thôi Tuấn Dương ạ.

Âm Dương chẳng phải là một thực thể.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiểu Vũ trụ

Người xưa, đã nhận thức rằng: "Con người là tiểu Vũ trụ".

Người được hình thành do bởi khí tụ âm dương trong Trời - Đất. Vật sinh ra do khí tụ lại, vật hình thành cái lý sinh, đó được gọi là hình thể.

Đạo sinh nhất - nhất tức là Khí vậy, Khí tụ lại thành hình thể - tự bản - tự căn - có thể được mà không thể nào thấy được.

Cái thuận là động vậy. Cái chính là gốc của sự vật vậy. Cực mà phản, thịnh mà suy. Ngửa xem cúi xét, mà thấy được thuận chính và nghịch phản của Trời Đất.

Cái Tôi - tiểu Vũ trụ là gì vậy !!!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiểu Vũ trụ

Người xưa, đã nhận thức rằng: "Con người là tiểu Vũ trụ".

Người được hình thành do bởi khí tụ âm dương trong Trời - Đất. Vật sinh ra do khí tụ lại, vật hình thành cái lý sinh, đó được gọi là hình thể.

Đạo sinh nhất - nhất tức là Khí vậy, Khí tụ lại thành hình thể - tự bản - tự căn - có thể được mà không thể nào thấy được.

Cái thuận là động vậy. Cái chính là gốc của sự vật vậy. Cực mà phản, thịnh mà suy. Ngửa xem cúi xét, mà thấy được thuận chính và nghịch phản của Trời Đất.

Cái Tôi - tiểu Vũ trụ là gì vậy !!!

Về vấn đề này - Về cái gọi là tiểu vũ trụ, nếu bác Hà Uyên quyết tâm muốn làm sáng tỏ chúng ta sẽ trao đổi ở 1 chuyên mục trong "lý học lý thuyết" . Nếu chỉ lý luận, hay chỉ triết lý không thì hơi uổng!...

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về vấn đề này - Về cái gọi là tiểu vũ trụ, nếu bác Hà Uyên quyết tâm muốn làm sáng tỏ chúng ta sẽ trao đổi ở 1 chuyên mục trong "lý học lý thuyết" . Nếu chỉ lý luận, hay chỉ triết lý không thì hơi uổng!...

Thân mến

Chào anh Quangnx,

Xin chân thành cảm ơn Anh, Tôi cũng đang tìm hiểu về những kiến thức khám phá mới của Khoa học. Hy vọng nhận thức được những điều anh Quangnx đặt vấn đề.

Hà Uyên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay