Thiên Sứ

Những đứa Trẻ Hiểu Ngôn Ngữ Thú Hoang Dã

1 bài viết trong chủ đề này

Chuyện những đứa trẻ hiểu ngôn ngữ thú hoang dã

Vietnamnet.net

Cập nhật lúc 10:56, Thứ Ba, 23/02/2010 (GMT+7)

Trẻ hoang dã là những đứa trẻ vì một nguyên nhân nào đó, bị tách rời khỏi cộng đồng từ khi còn rất nhỏ, nên không được chăm sóc, không trải nghiệm những hành vi xã hội, không biết nói tiếng người. Chúng được các con vật nuôi nấng và lớn lên.

>> Tippi: "cô bé rừng xanh" đích thực

Tippi không là trẻ hoang dã

Posted Image

Tippi chưa đạt tiêu chuẩn trở thành "cô bé rừng xanh". Chúng ta đã được đọc những câu chuyện rất thú vị về Tippi, một cô bé thường được gọi là “cô bé hoang dã”. Thế nhưng, theo định nghĩa trên, Tippi chưa “đạt tiêu chuẩn”. Cô vẫn sống trong cộng đồng loài người, bộ lạc của người Bushmen, gần thiên nhiên và kết bạn với dã thú trong suốt 10 năm trời.

Thế nhưng cuộc trở về với nền văn minh của cô cũng đầy khó khăn và cho tới nay vẫn đầy trăn trở, chưa hòa nhập một cách hoàn toàn với một xã hội hiện tại.

Vậy những “trẻ em hoang dã” theo đúng nghĩa thì sao?

Chuyện kể và văn học – nghệ thuật

Trong các chuyện kể cũng như trong văn học đã có những nhân vật quen thuộc nói về loại trẻ em này như Tarzan (của Edgar Rice Burrough), Mowgli (của Rudyard Kippling, giải Nobel văn học 1907)... đã được dịch ra tiếng Việt và nhiều người đã đọc. Phim về đề tài này càng nhiều hơn nữa. Những nhân vật ấy được miêu tả như những người có trí thông minh bình thường của loài người, thực hiện được những kỹ năng và tính chất bẩm sinh của nền văn minh, kết hợp với sức khỏe phi thường, sự khéo léo và bản năng lành mạnh của dã thú, và sau đó đều hòa nhập với thế giới loài người không mấy khó khăn. Thường, không nhiễm những thói hư tật xấu của xã hội, nên tính cách của họ chất phác, hồn nhiên, dễ bị lừa và luôn luôn tốt bụng. Người ta còn dùng thuật ngữ “Hội chứng Mowgli (Mowgli syndrome)" để chỉ sự hòa nhập của trẻ hoang dã vào xã hội đương đại.

Posted Image

Tazan - nhân vật hư cấu Liệu hội chứng này có thật?

Thực tế

Trong thực tế thì ngược lại. Lịch sử ghi nhận không ít những đứa trẻ hoang dã được tìm thấy và mang về nuôi nấng. Tuy nhiên, sự hòa nhập gần như chưa bao giờ thành công. Chúng được dạy những kỹ năng xã hội cơ bản, từng chi tiết nhỏ nhất của sinh hoạt, văn hóa và đạo lý nhưng dường như chúng không thể tiếp thu. Việc học ngôn ngữ với chúng hoàn toàn không dễ dàng vì ở tuổi học nói, khả năng phát triển ngôn ngữ và nhận thức không được huy động và đã qua đi. Mọi sinh hoạt đối với chúng đều xa lạ, từ thói quen ăn uống đến vệ sinh cá nhân. Cuộc sống tình cảm hầu như không tồn tại.

Nhiều tài liệu khoa học đã kết luận: các nhà giáo dục và tâm lý dù hết sức cố gắng nhưng đều bất lực khi chuyển một đứa trẻ bị tách khỏi cộng đồng từ nhỏ trở thành một thành viên bình thường của xã hội. Những cá thể như vậy đã khác hẳn đồng loại của mình và cần theo dõi sát sao suốt cả cuộc đời. Khi được “phát hiện”, người ta thường coi chúng như một đối tượng để nghiên cứu khoa học và sự quan tâm của các phương tiện truyền thông, gây hiếu kỳ cho khán giả.

Một khi tất cả những sự tò mò lắng xuống, những cố gắng dạy chúng về văn hóa và cách ứng xử xã hội chẳng ăn thua gì, thời gian còn lại của cuộc đời chúng thường là sống lay lắt từ nhà từ thiện này sang nhà từ thiện khác. Điều thường xảy ra nhất là chúng chết trẻ, mặc dù không thể biết cứ sống một cuộc sống giữa bầy thú, cuộc đời của chúng có thể kéo dài đến bao lâu.

Posted Image Posted Image Posted Image

Một số đứa trẻ hoang dã được tìm thấy từ trước đến nay. Người ta còn hiểu biết rất ít về những đứa trẻ hoang dã. Một trong những thí dụ quen thuộc nhất, cuốn “nhật ký chi tiết” của Riverend Singh, người đã tìm ra Amala và Kamala (hai cô bé được chó sói nuôi từ nhỏ) trong rừng rậm Ấn Độ công bố, gây xôn xao dư luận đã bị tố cáo là hoàn toàn bịa đặt để lấy tiền của Tổ chức bảo trợ trẻ em mồ côi. Các nhà khoa học khẳng định rằng Amala và Kamala từ lúc sinh ra đã bị thiểu năng cả thể xác và tâm thần.

Từ những tư liệu cổ

Herodotus, một sử gia thời cổ đại, viết rằng pharaon Ai Cập Psamtik đã tìm ra nguồn gốc của các bộ tộc Ai Cập bằng thí nghiệm trên hai đứa trẻ. Khi chúng vừa sinh ra, ông đem đến một người chăn cừu, với lệnh là để chúng sống với bầy cừu, bí mật theo dõi chúng để nghe xem những lời đầu tiên của chúng là gì. Ông cho rằng lời đầu tiên chúng thốt ra sẽ là ngôn ngữ của nguồn gốc dân tộc. Khi đứa trẻ kêu lên hai tiếng “be be” (âm tương tự tiếng kêu của cừu), người chăn cừu sung sướng tâu lại với nhà vua. Ngẫu nhiên, hai tiếng ấy, trong ngôn ngữ của bộ tộc Phrygian có nghĩa là bánh mì. Pharaon kết luận: người Phrygian chính là gốc gác của mọi tộc người Ai Cập.

Posted Image

Tượng cổ Romulus và Remus bú chó sói.Truyền thuyết La Mã kể Romulus và Remus, hai trẻ sinh đôi, con của Rhea Silvia và Mars, được chó sói nuôi nấng. Rhea Silvia là một nữ tu, khi thấy cô mang thai và sinh con, vua Amulius ra lệnh cô phải chôn sống hai đứa trẻ. Người hầu do cô sai làm việc này bỏ chúng vào một chiếc rổ để vứt xuống sông. Chúng đã được thần sông là Tiberinus cứu và giao cho một con sói cái nuôi cho tới khi được vợ chồng một người chăn cừu hiếm muộn tìm thấy mang về nuôi dạy. Sau Romulus, giết Remus và trở thành người lập ra thành La Mã (Rome, đặt theo tên Romulus). Những tranh cãi và phê phán

Năm 2008, tờ báo Le Soir của Bỉ đã kết luận cuốn best-seller có tên là Misha: A Mémoire of the Holocaust Years (Misha: Hồi ức về những năm khủng khiếp) và cuốn phim Survivre avec les loups (Sống cùng chó sói) là hoàn toàn ngụy tạo. Giới truyền thông Pháp cũng phê phán tính nhẹ dạ cả tin của mọi người, hào hứng chấp nhận những cuốn sách kể về trẻ hoang dã, không dựa vào tư liệu mà trên lời đồn.

Theo nhà giải phẫu học Pháp Serge Arole trong tác phẩm L’Enigme des Enfants-loups, 2007 (Điều bí ẩn về trẻ em Người sói) dựa trên những tư liệu nghiêm túc đã phân tích và phê phán nhiều trường hợp lừa bịp để tạo scandal và nhưng câu chuyện hoàn toàn bịa đặt xưa nay.

Dĩ nhiên, sự phê phán một số trường hợp nói trên không có nghĩa là sự phủ nhận hoàn toàn sự tồn tại trong thực tế không ít những đứa trẻ hoang dã.

Tuấn Hà (tổng hợp)

------------------------------------------------------

Cô bé hiểu được 100 ngôn ngữ của loài vật hoang dã

Vietnamnet.net

Cập nhật lúc 04:43, Thứ Bảy, 20/02/2010 (GMT+7) ,

Một bé gái tóc vàng khi mượt lịm lúc rối bù nô đùa bên những động vật hoang dã, lầm lũi bước đi trên các đụn cát sa mạc hoặc băng qua rừng sâu với chỉ một cái khố che thân, theo cuộc sống du mục của cả gia đình mình ở miền nam châu Phi.

Nhà trẻ là sa mạc, sân chơi là rừng, bạn là hoang thú

Posted Image Posted Image Posted Image Posted Image Em sống cùng thiên nhiên với sân chơi là rừng, là sa mạc, làm bạn với voi, rắn, đà điểu và các động vật hoang dã khác.

Đó là Tippi Degré - cô con gái đầu lòng của hai vợ chồng người Pháp Alain Degré và Sylvie Robert - cất tiếng khóc chào đời trên đất nước Nambia khi ấy vừa giành độc lập.

Theo chân bố mẹ, vốn là hai nhà làm phim và nhiếp ảnh gia làm việc tự do quá yêu cuộc sống tự nhiên ở vùng nam Phi hoang dã, nhóc Tippi đã thực hiện những hành trình khám phá đầu tiên trên sa mạc và rừng bụi Nambia khi mới… 10 tháng tuổi

Suốt 10 năm gắn bó, Tippi đã bước chân trần trên cát nóng và bụi rậm, đánh bạn với tất thảy động vật hiện hữu trên mảnh đất nơi đây: voi, rắn, báo, linh miêu, khỉ đầu chó, cầy mangut…

Posted Image Posted Image Posted Image Posted Image

“Nhà trẻ” của Tippi là những ngọn đồi tít tắp phủ cát trắng xóa, là những mảnh đất cằn cỗi của thổ dân nghèo xác xơ. Ở mỗi vùng đất mà gia đình Degré đi qua, Tippi lại “nhặt” cho mình một con vật làm bầu bạn, ví dụ như Abu - chú voi 28 tuổi nặng 5 tấn mà cô bé gọi bằng cái tên trìu mến “anh trai”.

Posted Image Posted Image Posted Image Posted Image

Trò chơi của Tippi cũng đậm chất hoang dại: cô bé thích nhất là ngồi đu đưa trên vòi của Abu, sau đó đi đến bờ sông chơi bắn nước tung tóe cùng các con voi khác. Những trò thú vị không kém là săn châu chấu với tắc kè hoa, hay đơn giản là ôm sư tử, ễnh ương ngủ ngon lành.

Ngoài lũ thú hoang, Tippi còn là người bạn nhỏ thân thiết của các bộ tộc Himba và thổ dân Kalahari - những người đã dạy cô làm thế nào để không bị chết đói bằng quả rừng, rễ cây, những người đã cho cô biết thế nào là “đi hoang” thực sự.

Xa lạ với da thịt của chính mình

Posted Image

Tippi trở về Pháp năm 2000 và tránh mọi ống kính máy.

Tippi chính thức giã từ cuộc sống hoang dã chục năm về trước - sau 1 năm “ổn định” tại Madagascar. Khi đã là thiếu nữ sống trong nhung lụa ở thủ đô Paris, tuy nhiên trong sâu thẳm trái tim, chưa lúc nào Tippi nguôi nỗi nhớ về những người bạn thú hoang thời thơ ấu.

Trẻ em mê Tippi trong khung cảnh phóng khoáng đó. Còn Tippi, khốn khổ thay, lại thấy khó ở trong thế giới của những người hâm mộ của mình. “Tippi đến Paris theo học. Con bé phát hiện thế giới ở đây hoàn toàn khác lạ, như thể nó bị dứt ra khỏi châu Phi một cách thật bất công. Nó cảm nhận một nỗi đau lớn và một nỗi buồn sâu lắng. Con bé không hề than phiền và không hề nói ra. Nhưng có cái gì đó đã đổ vỡ trong trái tim nó” - Sylvie Robert, mẹ của Tippi, kể lại.

Trước đây Tippi đã theo học tại các trường Pháp trong kỳ hè hoặc khi cha mẹ về Pháp bán ảnh. Cô bé còn có một gia sư ở Madagascar. Nhưng cô bé chưa hề hoàn tất một năm học trọn vẹn nào. Người mẹ vẫn giữ bên mình tấm ảnh chụp Tippi ngồi ngay ngắn trong lớp, khuôn mặt có vẻ đượm buồn. Người mẹ giải thích: “Paris không hề là thế giới của nó, nó chỉ muốn biến khỏi đó. Theo sổ học bạ, con bé không tham gia các sinh hoạt, không nói năng nhiều và sống cách biệt. Con bé từng than thở: Không gian giữa các cao ốc thật chật chội. Chẳng thể nhìn thấy bầu trời ở đâu cả”. Cô bé cảm thấy xa lạ và khó làm bạn với các học sinh khác. Cuộc sống vui vẻ trong rừng xanh đã xa lâu rồi.

Posted Image

Tốt nghiệp đại học, Tippi mở phòng ảnh riêng. Phòng này nối với phòng của mẹ của em bằng một hành lang nhỏ được mẹ Sylvie gọi đùa là “cuống rốn”.

“Khi nhìn ảnh và xem phim châu Phi, Tippi tìm thấy nơi đó một sự hòa điệu giữa nó và môi trường sống mà con bé không sao còn tìm thấy ở Paris. Trong tâm hồn, nó vẫn là cô gái ấy, nhưng khi ngắm mình trong gương, nó thấy mình không còn giống với nhân vật Mowgli nữa, và nó tự hỏi: “Mình là ai?”. Tôi nghĩ một phần trong con người con bé cũng đang cảm thấy lo sợ, bởi vì nó biết nếu lúc này có trở lại châu Phi thì nơi đó cũng không còn giống như xưa nữa rồi”.

Đến Paris, khi được yêu cầu cho biết quốc tịch, Tippi trả lời: “Tôi là người châu Phi”. Ngày nay, câu trả lời của cô vẫn không thay đổi. Cô giải thích: “Đây là một tình cảm đến từ trái tim và dành cho cuộc sống, chứ không liên quan gì đến quốc tịch cả”.

Hòa Trai (Tổng hợp)

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay