Thủy Tiên

Kiêng và cấm kỵ trong phong thủy

16 bài viết trong chủ đề này

Lưu ý:

Những bài trích dẫn từ các nguồn khác, chỉ là tài liệu tham khảo. Không phải quan điểm chính thức về học thuật của Phong Thủy Lạc Việt.

Kiêng kỵ theo phương vị của 12 con giáp

Trích Bách khoa kiêng và cấm kỵ

Phạm Minh Thảo biên soạn

Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin

Theo quan niệm Đông phương cổ, mỗi người cầm tinh một con vật và vì vậy, họ sẽ bị chi phối khác nhau khi xét đến các kiêng kỵ khi xây dựng nhà ở cụ thể.

Người tuổi tý (chuột), cần kiêng nhà lưng là hướng nam, mặt nhà là hướng bắc. Hướng nên chọn là lưng nhà phía đông, mặt nhà nhìn ra hướng tây, lưng nhà hướng bắc, mặt nhà nhìn ra hướng nam hoặc lưng nhà hướng tây, mặt nhà nhìn ra hướng đông.

Người tuổi sửu (trâu), kiêng lưng nhà là hướng đông, mặt nhìn ra hướng tây và lưng nhà là hướng nam, mặt nhìn ra hướng bắc. Hướng nên chọn là lưng nhà hướng bắc, nhà quay mặt về hướng nam, lưng nhà hướng tây, nhà quay về hướng đông hoặc lưng nhà hướng nam, nhà quay mặt về hướng bắc.

Người tuổi dần (hổ), kiêng lưng nhà là hướng bắc, mặt nhà là hướng nam hoặc lưng nhà hướng tây, mặt nhà nhìn ra hướng đông. Hướng nhà nên chọn là lưng nhà hướng đông, mặt nhà quay về hướng tây, lưng nhà hướng nam, mặt nhà quay về hướng bắc hoặc lưng nhà hướng tây, mặt nhà quay về hướng đông.

Người tuổi mão (thật ra là con thỏ), kiêng lưng nhà là hướng tây, mặt nhà nhìn ra hướng đông. Hướng nên chọn là lưng nhà hướng bắc, mặt nhà quay về hướng nam, lưng nhà hướng tây, mặt nhà nhìn về hướng đông hoặc lưng nhà hướng đông, mặt nhà quay về hướng tây.

Người tuổi thìn (rồng), kiêng lưng nhà là hướng nam, mặt nhìn ra hướng bắc. Hướng nên chọn là lưng nhà hướng tây, mặt nhà quay về hướng đông, lưng nhà hướng bắc, mặt quay về hướng nam, hoặc lưng nhà hướng đông mặt quay về hướng tây.

Người tuổi tỵ (rắn), kiêng lưng nhà là hướng đông, mặt nhà nhìn ra hướng tây. Hướng nên chọn là lưng nhà hướng nam, mặt nhà hướng bắc, lưng nhà hướng bắc, mặt nhà quay về hướng nam.

Người tuổi ngọ (ngựa) kiêng lưng nhà là hướng bắc, mặt nhà quay về hướng nam. Hướng nên chọn là lưng nhà hướng đông, mặt nhà hướng tây, lưng nhà hướng tây, mặt nhà hướng đông hoặc lưng nhà hướng nam, mặt nhà hướng bắc.

Người tuổi mùi (dê) kiêng lưng nhà hướng tây mặt nhì ra hướng đông. Hướng nên chọn là lưng nhà hướng đông, mặt nhà hướng tây, lưng nhà hướng nam, mặt nhà hướng bắc hoặc lưng nhà hướng bắc, mặt nhà hướng nam.

Người tuổi thân (khỉ), kiêng lưng nhà hướng nam, mặt nhà hướng bắc. Hướng nên chọn là hướng bắc, mặt nhà hướng nam, lưng nhà hướng tây, mặt nhà hướng đông hoặc lưng nhà hướng đông, mặt nhà hướng tây.

Người tuổi dậu (gà) kiêng lưng nhà hướng đông, mặt nhà nhìn ra hướng tây. Hướng nên chọn là lưng nhà hướng đông.

Người tuổi tuất (chó) kiêng lưng nhà là hướng bắc, mặt nhà nhìn ra hướng nam. Hướng nên chọn là lưng nhà hướng nam, mặt nhà nhìn ra hướng bắc, lưng nhà hướng đông mặt hướng tây hoặc lưng nhà hướng tây, mặt nhìn ra hướng đông.

Người tuổi hợi (lợn) kiêng lưng nhà là hướng tây, mặt nhà nhìn ra hướng đông. Hướng nên chọn là lưng nhà hướng đông mặt nhà hướng tây, lưng nhà hướng bắc, mặt nhà hướng nam, lưng nhà hướng nam, mặt nhà hướng bắc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiêng kỵ khi thiết kế văn phòng

Trích Bách khoa kiêng và cấm kỵ của Phạm Minh Thảo

Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin

Người Đài Loan hiện nay vẫn rất chú ý đến sự kiêng kỵ khi thiết kế văn phòng. Theo quan niệm phong thủy xưa, người ta cho rằng trong việc dựng một văn phòng, cần chú ý nên tránh một số điểm sau:

Kiêng đặt văn phòng ở cuối hành lang trung tâm vì sát khí của tòa nhà đó sẽ gây ảnh hưởng không tốt đối với người trong văn phòng. Nếu ở vào vị trí bất lợi nay, có thể hóa giải nó bằng cách dùng màn chắn lại như vậy có thể khiến cho sát khí chuyển hướng không trực tiếp truyền vào văn phòng.

Bàn làm việc của giám đốc phải đặt vào vị trí phù hợp với tuổi của người đó. Kích thước của bàn cũng cần phù hợp để đem lại sự cát lợi. Một số công ty người ta còn cố định chân bàn xuống sàn nhằm để cho vận may không mất đi.

Kiêng kỵ khi bố trí nội thất

Người Đài Loan hiện nay khi bố trí nội thất, bày biện đồ đạc trong phòng, đặc biệt là giường ngủ, rất chú ý tới quan niệm phong thủy. Cách bài trí theo quan niệm phong thủy do xuất phát từ quan niệm muốn cho con người sống trong nhà bình an, vui vẻ, luôn gặp may mắn và hấp thu được nhiều tinh túy của đất trời.

Người ta kiêng kê giường ngủ thẳng hàng với hai cửa đi vì cho kê như thế, giường sẽ là một vật cản ngăn chặn dòng không khí, khiến khí không lưu thông mà sẽ lẩn quẩn trong nhà.

Kiêng đặt giường đối diện với tấm gương lớn dễ gây ảnh hưởng đến tinh thần, tạo cảm giác khó chịu.

Phòng vệ sinh là nơi nước vào nhà và thoát đi nên nó tượng trưng cho sự chi tiêu, thu nhập của chủ nhà, bởi vậy phải đặt càng xa cửa chính càng tốt. Điều đó có nghĩa việc chi tiêu của chủ nhà sẽ hợp lý, có cân nhắc. Nếu phòng vệ sinh đối diện với cửa ra vào, phải treo một bức mành để không nhìn thấy cửa trực tiếp.

Bếp và phòng ăn là nơi tượng trưng cho của cải vì thế không nên bố trí gần cửa ra vào vì như vậy sẽ mất hết tiền bạc và hao tổn sức khỏe.

Kiêng bức tường sát phòng ngủ dùng làm chỗ thờ vì mắc tội bất kính, sẽ không được tổ tiên phù hộ.

Kiêng đặt bàn thờ trên cao, dưới để rác hoặc đặt thùng rác, không những phạm tội bất kính mà còn mang họa.

Kiêng xà ngang đè đầu, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.

Nơi làm việc phải xoay mặt ra cửa chính hoặc chếch với cửa chính, kiêng quay lưng ra cửa dễ làm hiệu suất công việc sút kém, phát sinh bệnh tâm thần.

Kiêng dùng làm buồng ngủ có góc nhọn, không theo quy tắc nào vì vợ chồng lấy nhau lâu sẽ không có con.

Kiêng giường nằm bằng kim loại vì khó có con.

Kiêng đặt gương chiếu vào giường vì không ngủ ngon.

Kiêng nhà vệ sinh bẩn thỉu, hôi thối vì hôn nhân dễ biến đổi theo chiều hướng xấu.

Kiêng để cạnh bàn thu tiền có rãnh nước, không lợi vì để của ra đi.

Kiêng phòng ngủ đối diện với buồng tắm, dễ sinh chán chường.

Kiêng kỵ hoa đặt ở bàn thờ thần tài, không có sức sống, làm ăn sẽ giảm sút.

Kiêng các phòng thông cống đến tận cùng, vì dễ có nhiều sự phát sinh.

Kiêng kỵ nhà tắm bẩn, không phát tài.

Kiêng kỵ những thứ như đồ chơi, chuông gió quá nhiều, không có lợi cho tình cảm.

Kiêng buồng vệ sinh đặt gần buồng ngủ lõm vào, sẽ bất lợi cho chủ nhà.

Kiêng bày biện trong phòng ngủ nhiều thứ đẹp, dễ gây mê muội.

Kiêng phòng ngủ ẩm thấp, không có không khí lưu thông, trai gái dễ bị bệnh ác tính, khó kết lương duyên.

Phòng ngủ của nam nữ chưa kết hôn, tránh dùng nhiều vật sắc nhọn sẽ bị ảnh hưởng xấu của góc nhọn gây ra dễ xung nhau, tình cảm xấu.

Kiêng để cửa sổ quá thấp hoặc điều hòa nhiệt độ thổi thẳng vào người trong buồng ngủ sợ sinh hoạt bất lợi khó sinh đẻ.

Kiêng cửa thông các buồng nối liền nhau sẽ sinh chuyện ngoại tình, lăng nhăng, khó bình yên.

Kiêng làm tủ lõm vào tường ở đầu giường, ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần.

Kiêng các vật trang trí như chim ưng, cú mèo sẽ bất lợi cho phụ nữ có mang.

Kiêng trang trí đổ cổ, đặc biệt mặt nạ dùng trong nghi thức tôn giáo vì rất không lành với phụ nữ mang thai, trẻ em, người ốm.

Kiêng kỵ nóc nhà đặt hình bát quái. Xưa bát quái thường dùng làm phù chú, đuổi tà ma nên phải đặt chính xác phương vị. Vị trí bát quái sai sẽ bất lợi.

Kiêng treo bảo kiếm lâu dài vì bảo kiếm ngày xưa phải vấy máu người do chém giết thì mới tốt, dùng để trừ tà ma. Đó là hung khí, treo lâu ngày trong nhà không lành.

Kiêng treo quần áo lót không sạch trên ban công vì quần áo lót sẽ đè vận thế nhà, không vươn lên được.

Kiêng đặt những thứ tạp nham lên bàn thờ Phật, sẽ mắc tội bất kín và gặp tai họa. Kiêng đặt bàn thờ đối diện với nhà vệ sinh vì mắc tội bất kính, sẽ gặp rủi ro.

Kiêng thay quần áo hoặc phơi quần áo trước bàn thờ vì như vậy là bất kính, không hay.

Kiêng cửa nhà bếp đối diện với nhà vệ sinh, không lành.

Kiêng bàn thờ thần tài có nước dò rỉ từ mái nhà xuống, làm ăn sẽ không may, thất tài.

Kiêng bốn góc nhà bị lệch hoặc thiếu góc, hình nhà kiểu chữ thập, đại hung, tuyệt đối tránh.

Kiêng cửa nhà, cửa buồng nối liền nhau chĩa thẳng vào cầu than điện, không lành.

Kiêng có góc cột quá nhiều trong các buồng vì dễ làm tâm thần mất ổn định, không yên tĩnh, kỵ nhất là vợ chồng mới cưới hoặc học sinh chuẩn bị thi cử.

Kiêng nhà ở nhỏ mà làm hình tròn hoặc hình vòng cung vì trong nhà sẽ không yên lành.

Kiêng cửa buồng tân hôn có ao bẩn hoặc cây khô, không có lợi cho tình cảm, nhất là vợ chồng mới cưới.

Kiêng buồng vệ sinh đặt ở tận cùng hành lang, đại hung.

Kiêng để chậu cây cảnh héo úa, xơ xác dễ làm vận chuyển khí xấu.

Phòng họp hoặc chỗ ngồi của lãnh đạo không nên mở cửa sau lưng, không dựa vào đâu nên sẽ có quyết định sai hoặc do dự không có quyết định.

Kiêng nhà vệ sinh sát nhà bếp vì sợ vận nhà sẽ lùi.

Kiêng văn phòng làm việc sát với nhà vệ sinh vì sẽ trở ngại cho sự phát triển.

Kiêng trong nhà có nhiều đèn thạch anh, dễ gây căng thẳng thần kinh.

Kiêng phòng ở có các tiêu bản động vật, nhất là các động vật lớn nếu không sẽ gặp ngang trái, không lành.

Cửa được coi như miệng của ngôi nhà, do đó người ta rất coi trọng việc đặt cửa, để tiếp thiên khí, đón lành, tránh dữ. Cửa đón được vượng khí của đất trời mới mang lại vượng khí cho gia chủ. Cửa phụ phải nhỏ hơn cửa chính, nếu cửa hậu lớn hơn cửa chính, khí thoát đi nhiều hơn khí vào nhà, sẽ có sự suy giảm về sức khỏe và thất thoát về tài chính.

Góc nhà phải chạy theo hình bát giác để khí lưu thông tốt và các góc lỗi được xem là kém may mắn thì phải đặt gương vào chỗ đó để khí lưu chuyển dễ dàng.

Cầu thang không được chạy thẳng ra hướng cửa chính vì người ta cho rằng làm như vậy sẽ làm thất thoát tiền bạc và vượng khí trong ngôi nhà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiêng kỵ khi xây nhà ở Đài Loan

Trích Bách khoa kiêng và cấm kỵ của Phạm Minh Thảo

Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin

Người Đài Loan hiện nay vẫn bảo lưu nhiều điều kiêng kỵ khi xây dựng nhà cửa và tuân theo cả các điều kiêng kỵ mới về nhà ở trong cuộc sống hiện đại. Cụ thể như sau:

Kiêng mở cửa ra nhìn thấy mồ mả vì mồ mả thuộc âm địa, nên người trong nhà sẽ dễ bị ám ảnh không tốt cho sức khỏe.

Kiêng lưng nhà dựa vào núi.

Kiêng tường trắng ngói xanh vì đó là biểu hiện nhà có tang.

Kiêng hành lang dài chạy xuyên nhà vì không lành.

Kiêng vị trí lộ xung (hướng đường chĩa thẳng vào nhà)

Khi động thổ, kiêng tuổi năm thái tuế vì ở trên đầu thái tuế sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm, rủi ro.

Kiêng nhà ở cạnh đường nơi trũng thấp khí hỗn tạp, có hại.

Kiêng góc mái nhà nhọn uốn lượn chĩa thẳng vào cửa ra vào hoặc cửa sổ vì dễ gặp tai họa nghiêm trọng.

Kiêng tượng đồng, tượng đá cỡ lớn.

Kiêng ở chung cư cao tầng gần đường cầu vượt hay đường cao tốc vì nó giống như thanh kiếm dài chém ngang sườn, tinh thần không yên, dễ gặp rủi ro.

Kiêng nhà ở thấp dưới đường sắt vì vận khí thấp, khó gặp may mắn.

Kiêng nhà cửa cao đuồn đuỗn sẽ không an toàn, làm ăn bị cản trở.

Kiêng nhà cao tầng đứng chơ vơ, ở lâu sẽ bị cô lập, khó gặp may.

Kiêng cỏ và cây cối mọc um tùm vì đó là biểu hiện vận mạt, khó phát triển.

Kiêng nhà ở chỗ đường giao nhau, dễ gặp chuyện bất ngờ, không yên ổn.

Kiêng cửa ra vào thấp vì đó là biểu hiện vật mạt, không tốt.

Kiêng xây nhà trên mảnh đất hình tam giác nhọn vì đó là đại hung do thế đất bị cắt. Cách chống lại vị trí theo hình cái kéo này là chừa chỗ góc nhọn để trồng cây sẽ giải được sự không may mắn.

Kiêng nhà ở hình tròn vì theo quan niệm của người Trung Quốc, nhà ở phải tĩnh, vì thế mà không được tròn vì tròn là động, dễ xảy ra chuyện biến động, không yên ổn. Kiêng nhà ở có tường che cao ngăn trước mặt vì không may mắn, nhất là khi có đường cao tốc chạy qua.

Kiêng nhà ở bắt đầu từ đoạn xuống dốc vì khí cũng như nước chảy xuống chỗ thấp nên ở trong ngôi nhà đó sẽ không may mắn.

Kiêng ở nhà chung cư cao tầng lồi lõm, nhiều góc nhọn vì dễ có điều tiếng, không thể có điều lành.

Kiêng nhà ở phía sau đền vì đền là đất âm, khó tụ khí, ở sẽ gặp điều chẳng lành.

Kiêng nhà ở có ao hồ nằm phía đông vì ánh sáng mặt trời chiếu lên mặt nước, phản xạ gây hoa mắt.

Kiêng nhà ở có ao hồ ở phía tây vì ao hồ ở phía tây tức là “bạch hổ khai khẩu” sẽ gặp chuyện chẳng lành.

Kiêng xây nhà trên lớp phù sa của dòng sông cạn kiệt vì cửa sông bao giờ cũng là nơi “tán khí”, ở lâu không có lợi.

Kiêng dỡ mái nhà và xây thêm tường cho cao hơn vì như thế dễ gặp rủi ro.

Kiêng xây nhà bên vực, trên sườn núi vì dẽ nguy hiểm, tâm lý bất an.

Kiêng xây nhà mà mở cửa nhìn thấy núi vì khí bị cản trở đại hung.

Kiêng xây nhà nhìn vào cổng nghĩa trang, không lành.

Kiêng khung cửa nhà cong vênh, luôn có tai họa, bệnh tật.

Kiêng xây nhà ở tận cùng ngõ hẻm vì mọi tia xạ như tên bắn xuyên vào nhà, đại kỵ. Người ở trong căn nhà đó dễ bị điều tiếng thị phi, gặp nhiều bất lợi, thậm chí phá tài.

Kiêng nhà ở có cây leo bò trên tường rào, sẽ có chuyện không lành.

Kiêng trước nhà có cây cầu chĩa thẳng vào theo hướng tây bắc, gia đình sẽ lụn bại, sức khỏe giảm sút, hao tài, tốn của.

Kiêng trước cửa rác rưởi chất đống vì sẽ hẩm hiu.

Kiêng nhà ở gần nhà tang lễ vì đất ở đây âm khí rất nặng, không thể tốt lành.

Kiêng nhà ở có cửa lớn đối diện với đường thẳng tắp, kiểu nhà này gọi là nhà ở đầu đường chữ T, không tốt, đại hung.

Kiêng nhà ở ngoài đê, sức khỏe và vận thế không tốt.

Kiêng nhà hình tàu thuyền, khó ở được lâu.

Kiêng làm phòng ngủ nếu căn phòng có góc nhà bên cạnh chiếu thẳng vào.

Kiêng xây nhà trên đất cũ là nhà xưởng vì đại hung.

Kiêng trước nhà có cây to chắn lối hoặc cây khô vì dễ lụn bại.

Kiêng tường bao quanh nhà quá cao, nhất là có dây thép gai vì ở lâu sẽ cùng khốn.

Kiêng trước nhà có đường đi cong như hình cây cung, mặt chính ngôi nhà như có cây cung chĩa vào đe dọa, dễ có sự rủi ro, không có lợi cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ.

Kiêng mở thêm cửa bên cạnh để ra vào vì nhà bị thoát khí, không tốt.

Kiêng nhà hai đầu cao, giữa thấp, khó an cư, không lành.

Kiêng sau nhà có tầng đá nằm kê sát, vận nhà khó phát triển, không lợi cho công danh phú quý.

Kiêng khi tầng dưới làm nhà ở, tầng trên mở cửa hàng, không lành.

Kiêng nhà ở bên cạnh cầu vượt hoặc đường cao tốc nhất là nằm ngoài vành cung tròn của đường vòng cầu vượt hay đường cao tốc trên cao vì nó giống lưỡi liềm cứa ngang lưng, rất xấu.

Kiêng nhà ở kiến trúc như bức màn thủy tinh trong suốt, phạm điều kiêng kỵ “tiết” (thoát ra), trong nhà hay cãi cọ, đàn bà dễ sinh ngoại tình.

Kiêng có cây to che hướng đông, hướng nam nhà, âm khí nặng nề, hại cho sức khỏe.

Kiêng mở cửa sổ ở tường rào vì người ta gọi kiểu nhà đó là “chim sẻ mở mồm”, ảnh hưởng xấu, dễ sinh điều thị phi, luôn buồn phiền, rầu rĩ, khó chịu.

Kiêng mở cửa thấy sông hoặc mương to thoát nước vì khí ẩm, môi trường không sạch, có hại cho sức khỏe, tài khí dễ mất mát.

Kiêng nhà ở gần các tượng đài có nhiều góc cạnh nhọn gây xung sát, không lành.

Kiêng nhà ở có cây to xuyên qua nóc nhà hoặc mái nhà, không lành.

Kiêng nhà hai mái tháo đi một mái, thể hiện sự suy sụp, không lành.

Kiêng nhà xây ở giữa hai cầu vượt, một cái cao, một cái thấp như hình lưỡi kéo, khó tránh điều dữ, buôn bán không có lợi.

Kiêng vào nhà thấy ngay bếp, nhà ăn hoặc buồng vệ sinh, vận nhà sẽ suy khi ở một thời gian.

Kiêng cửa chính đối diện cửa buồng ngủ vì sẽ khiến người trong đó đắm say sắc dục.

Kiêng cầu thang đi trong nhà hình thành chữ lồi vì vận nhà gặp nhiều bất lợi.

Kiêng xây nhà nghiêng theo đường dốc, sợ gặp vận thoái.

Kiêng luồng phản quang chiếu đến như lưỡi kiếm, không tốt.

Kiêng nơi làm văn phòng không có cửa sổ, sợ ảnh hưởng xấu đến tài vận và sự phát triển.

Kiêng nhà ở đầu cùng ngõ cụt, sẽ có nhiều chuyện không hay, lắm điều thị phi, kiện cáo, trở ngại cho sự nghiệp.

Kiêng song sắt, lồng sắt quá dày, sẽ cản trở vận thế, khó hưng thịnh.

Kiêng tường sụt, vách lở vì bại vận.

Kiêng trước nhà có nhiều kiến trúc, cột trụ lớn sẽ áp chế khí nhà mình, khó phát triển.

Kiêng trang trí bừa bãi trên nóc nhà, sẽ gặp điều không lành.

Kiêng xây nhà giữa hai ngôi miếu, sẽ gặp vận xấu, sinh nhiều chuyện không lành.

Kiêng nhà ở ngõ cụt lộ xung, bất lợi cho việc học hành, thi cử.

Kiêng đặt bếp giữa hai buồng ngủ, bất lợi cho người trong hai buồng đó.

Kiêng lò bếp đặt dưới cầu thang vì lửa bếp thể hiện vận khí của nhà, nếu bị đè lên cả nhà sẽ khó phát triển.

Kiêng xây nhà trên bãi tha ma sau khi mồ mả đã được di dời đi. Để an toàn, phải làm lễ siêu độ theo nghi thức tôn giáo nếu không dễ gặp hung.

Kiêng nhà nhỏ bé nằm giữa các nhà to, cao vì sợ buôn bán khó vươn lên.

Kiêng để buồng tân hôn chiếu thẳng vào cửa đền, cửa miếu sẽ không tốt cho chuyện hôn nhân và người mang thai.

Kiêng kỵ về nhà ở của người Đài Loan xưa

Nhà ở tuyệt đối không được xây dựng trên sườn núi, đường phân hai phần núi hoặc lối ra vào khe núi nếu không sẽ ảnh hưởng tới phúc trạch và dễ bị bệnh tật.

Kiêng xây nhà ở chỗ giao nhau của hình chữ đinh tức là phần đường vuông góc chọc thẳng vào nhà, trước mặt nhà kiêng không có con đường hẻm chạy xộc thẳng vào nhà vì vô cùng đại họa. Người ta cho rằng hỏa tai thường đến với nhà loại này, tai họa có khi giáng từ trên trời xuống hoặc bệnh tật, buôn bán thua lỗ, gây ra kiện tụng.

Kiêng xây nhà ở ngõ cụt, dễ xảy ra tai họa, thua kiện thị phi, phá sản, bệnh tật.

Kiêng cây to án ngữ trước cửa chính, âm khí khó thải ra, dễ nguy hiểm.

Kiêng trước cửa chính có cây chết khô, gia chủ sẽ nghèo hèn, không tốt với người già.

Kiêng chặt cây to ở phía tây bắc nhà vì theo quan niệm xưa, tây bắc là căn, cây to là mộc tinh canh giữ cho người trong nhà, nếu chặt đi sẽ gây đại họa.

Nhà ở độc lập kiêng xây cao hơn xung quanh vì sẽ không giữ được tiền tài, tâm lý không yên ổn, âm dương không cân bằng, dương thịnh âm suy.

Kiêng xây nhà của con cái (trừ con trưởng) trong phần đất của cha mẹ vì cả hai nhà sẽ sa sút.

Kiêng xây nhà, sửa nhà khi trong gia đình có người đang mang thai. Đặc biệt kiêng việc cải tạo bếp nếu không người chửa sẽ bị sảy thai

Kiêng nền đất trước nhà cao sau thấp, đại hung.

Kiêng phía tây bắc nhà khuyết một góc (lấy mặt nhà làm chuẩn) sẽ hãm đường con cái, mắc bệnh về đường hô hấp.

Kiêng phía đông nam nhà khuyết một góc, không lợi cho việc sinh và nuôi dạy con cái.

Kiêng phía tây nam khu đất của nhà khuyết một góc, sức khỏe sa sút.

Kiêng khuyết một góc ở phía đông bắc khu nhà, sức khỏe sa sút.

Kiêng đất ở hình tam giác, trước nhọn sau rộng, hao tổn người và của, bất lợi cho nữ giới. Nếu đất trước rộng sau nhọn gọi là “đuôi sao chổi”, đại hung, trong nhà có người tự sát hoặc gặp tai nạn.

Kiêng khu đất ở hoặc mái nhà bên trái dài, bên phải ngắn sẽ tổn hại đến vợ con.

Kiêng khu đất ở hoặc hình nhà bốn góc đều khuyết, đại hung.

Kiêng đất ở hoặc hình nhà chữ nhật, mặt nhà quay về hướng đông tây, đại hung.

Kiêng đất ở hoặc hình mái nhà phía nam, bắc đều khuyết, dễ có chuyện thưa kiện, bệnh tật.

Kiêng khu đất ở hoặc hình mái nhà phía đông khuyết lõm, gia cảnh thiếu thốn.

Kiêng khu đất ở hoặc hình mái nhà khuyết lõm phía bắc, rất dữ, đại hung.

Kiêng khu đất ở hoặc hình mái nhà khuyết lõm phía nam, trong nhà thường cãi cọ, không yên.

Kiêng khu đất ở hoặc hình mái nhà khuyết lõm phía bắc, rất dữ, đại hung.

Kiêng trồng cây to trong khu đất ở, rất dữ.

Kiêng giữa sân nhà ở khu đất trống (khu nhà kiểu hình móng ngựa) trồng cây hoặc làm bể nước, rất dữ.

Kiêng rải sỏi, đá dăm mảng lớn trong sân vườn, sẽ có âm khí, gia cảnh sa sút.

Kiêng dẫn suối vào khu nhà mình ở, rất dữ.

Kiêng tường rào vây quanh nhà quá cao, người trong nhà như thú bị nhốt, dẫn đến cùng khốn.

Kiêng nhà to, người ở ít, rất dữ, vận hạn sẽ nghèo khó.

Kiêng nhà ở dài ngoẵng, người ở bệnh tật.

Kiêng chia số phòng trong nhà làm 3, 4, 8 phòng, rất dữ.

Kiêng nhà ở có phòng chia đôi sàn, rất dữ, con cháu hư hỏng, tiền tài thất tán, hoặc gia cảnh sa sút.

Kiêng giữa nhà có khoảng không gian không sử dụng, rất dữ.

Kiêng nhà ở mà cửa chính thành một đường thẳng, không tốt.

Kiêng nhà ở có cửa hàng mà quay về hướng đông bắc hoặc tây nam, rất dữ, nhà có khí âm, buôn bán kém, địa vị, tiền tài sa sút.

Kiêng nhà ở độc lập mà không có cửa sau, vợ chồng không sống với nhau dài lâu.

Kiêng phòng ngủ sát vách bếp, rất dữ, nhất là với trẻ nhỏ.

Kiêng đặt tủ quần áo quá cũ trong phòng ngủ, đại hung.

Kiêng đặt nhà bếp quay về hướng tây nam.

Kiêng bệ bếp quay ra cửa để ngọn lửa ở bếp lộ ra ngoài, làm ăn không thuận lợi, hao tài tốn của.

Kiêng đặt phòng tắm ở hướng tây nam, đông bắc, rất dữ.

Kiêng đặt phòng vệ sinh giữa nhà ở, chủ nhà đau ốm, bệnh tật.

Kiêng bệ xí cùng hướng với cửa chính, rất dữ.

Kiêng cầu thang đặt chính giữa nhà, đại hung.

Kiêng nhà ở mở cửa sổ hướng bắc, phụ nữ kinh nguyệt không thuận.

Kiêng để bàn thờ lộ ra ngoài, người ngoài đi lại nhìn thấy.

Kiêng hiên nhà có cây to xuyên qua, rất dữ.

Kiêng trong nhà có bốn cột bốn phía, sát cửa, đại hung, người nhà dễ mắc bệnh.

Kiêng từ ngoài vào nhìn thấy cột chính lớn nhất của nhà, đại hung, con bất hiếu.

Kiêng dầm nóc nhà không phải là một cây dài suốt mái, đặc biệt là nhà mái bằng, đại hung.

Kiêng sàn trong nhà thấp hơn sàn ngoài nhà, dễ bị bệnh, tai họa, cãi cọ.

Kiêng từ chính diện nhìn vào nhà, mái có hình lồi, chữ sơn có hỏa tai, tán tài, không tốt.

Kiêng mái nhà ở có hình lồi chữ sơn, dầm nóc giữa cao, trước sau đều thấp dẫn đến hao tài, cô độc.

Kiêng nền đất nhà tơi mềm, đại hung, người ở thường sa sút.

Kiêng xây nhà trên ruộng cạn đã lấp, không lành vì ma quỷ thường quấy nhiễu.

Kiêng xây nhà trên đất cỏ mọc tốt tươi. Phải nhổ cỏ tận gốc nếu không sẽ có tai họa, vận hạn, khổ sở liên miên.

Kiêng xây nhà từ ngoài vào trong, phát triển không tốt.

Kiêng sửa nhà cục bộ khi có người đang ở, gia cảnh sa sút, con cháu không thuận, có thể mất giống.

Kiêng xây thêm tầng của một tầng với móng nhà cũ, đại hung.

Kiêng nối hai ngôi nhà riêng biệt thành một, nối hai giọt gianh lại, đại hung. Vận nhà sa sút, gia sản khuynh bại. Nếu nối giọt gianh mà dỡ cột thì càng nguy hiểm, có thể dẫn đến chết người.

Kiêng nhà ở có các khe hở giữa bốn bức tường, đại hung, trong nhà có người ốm, thường có ác mộng.

Kiêng treo trên tường quá nhiều đồ trang trí, đại hung.

Kiêng khi cất nhà, quay ngược đầu vật liệu để sử dụngm chẳng hạn quay gốc cây (gần rễ) lên trên, ngọn xuống dưới để sử dụng, người trong nhà sẽ gặp bất trắc.

Kiêng khuôn cửa hoặc trụ cửa cong, người trong nhà sẽ mắc bệnh khó chữa.

Kiêng nhà nhỏ mà cửa lớn, không tốt.

Kiêng nhà ở có sân vườn, hệ thống thoát nước đặt ở phía tây nam, không tốt.

Kiêng rác đổ ở phía tây nam sân vườn, đại hung.

Kiêng lò bếp gần sát giường, có họa hư hao.

Kiêng phòng ngủ có dầm bắc qua giữa căn phòng, đại hung.

Kiêng cửa kính nhà ở chiếu thẳng vào góc nhà của người khác, đại hung.

Kiêng bắc cây tre để phơi quần áo trên kệ bếp, đại hung, dễ bị tai họa.

Kiêng mở cửa mái ở phía tây nam, đông bắc, đại hung.

Kiêng mở cửa mái quá lớn, dưỡng khí quá thịnh, dễ gặp tai họa.

Kiêng bố trí bếp lò để sưởi ấm ở vùng giữa nhà ở, chủ nhân dễ gặp tai họa.

Kiêng trổ cửa đi, cửa sổ phần phía nam nhà ở mà không có mái che, tình cảm vợ chồng đổi thay, không cãi cọ.

Kiêng làm kho chứa dưới giường, đại hung.

Kiêng kê giường hướng thẳng ra cửa, tối hay nằm mê thấy ma quỷ.

Kiêng gương soi của bàn trang điểm chiếu thẳng vào giường không tốt.

Kiêng phía trước bếp có đường cái, phía sau có đường ngang.

Kiêng sau bếp có giếng, hại cho phụ nữ.

Kiêng đặt bếp ở quay ra ngoài hai mái, dễ gây thị phi, thất tán tiền của.

Kiêng phía trên bếp đặt dằm, phụ nữ sẽ sinh lắm bệnh.

Kiêng mở cửa sổ lớn trên tường rào, thì phi, phiền phức.

Kiêng tường bao trước rộng, sau hẹp, đại hung, người nhà có thể bị bệnh nặng hoặc tự sát.

Kiêng tường bao phía trước nhọn, sau rộng dài, gọi là “thái điền bút”, người trong nhà kinh doanh thua lỗ.

Kiêng tường bao nhà người khác thành hình góc nhọn hoặc góc nhà của người khác chĩa vào nhà mình, bất lợi, góc chĩa bên phải, nữ bị đau, người nhà hao tổn về vật chất và tinh thần.

Kiêng trên tường bao có mái hiên kiểu cổ quá rộng, thành hình hành lang, sẽ có chuyện kiện tụng.

Tường bao xung quanh ngoài cửa ra vào kiêng khuyết góc, sẽ ốm đau, kiện tụng.

Kiêng tường bao quanh nhà cao quá hoặc thấp quá vì sẽ có con gái thọt.

Kiêng xây nhà, mà xây tường bao trước, sẽ dẫn đến tù tội, hoặc gặp trắc trở.

Kiêng nhà có cầu chọc thẳng vào nhà, sẽ mất hết tài sản.

Kiêng trước nhà có rãng nước mà người ta bắc cầu qua đó, đời sống tinh thần của người trong ngôi nhà đó sẽ bị quấy rầy.

Kiêng cầu gỗ chọc thẳng vào nhà từ phòng phía tây bắc, chủ nhân ngôi nhà sẽ khuynh gia bại sản, tổn thọ.

Kiêng trước nhà có đền miếu, gia đình không yên ổn, làm ăn thất tài, phụ nữ bị quỷ thần quấy nhiễu.

Kiêng nhà xây lọt vào bốn phía xung quanh là núi cao, không tốt.

Kiêng phía nam nhà có núi cao, học không thành đạt.

Kiêng trước nhà có núi chạy liên tục từ phải sang trái, có nhà cũ nát, bất yên, hay gặp chuyện kiện tụng.

Kiêng cổng nhà có đá chắn ngang đối diện với cổng, con cái gặp nạn.

Kiêng trước nhà ở có đống đá, có thể mắc bệnh hô hấp.

Kiêng trong cửa hoặc trong nhà có đống đá, sợ người chửa trong nhà bị sảy hoặc mắc bệnh về mắt.

Kiêng trước nhà có đá mọc, phụ nữ trong nhà mắc bệnh đau tim.

Kiêng quanh nhà, đặc biệt trước cửa có đá chắn ngang, chó trong nhà hay cắn người, người thường xuyên bị bệnh.

Kiêng trồng cây cối ở giữa sân vườn, hay bị bệnh tật.

Kiêng rễ cây trước cửa lộ trồi ra, tổn hại sức khỏe.

Kiêng trước cửa nhà có bụi trúc, rừng trúc, người trong nhà không vui vẻ.

Kiêng hướng tây hoặc tây nam gần nhà có cây, sợ trẻ con ngã từ trên cây xuống đất chết.

Kiêng cây mọc gần nhà quấn nhiều dây leo, sẽ có chuyện thị phi, cãi cọ, tự sát.

Kiêng hành lang nhà phụ có mái che nối với nhà chính vì sẽ có tai họa, gia đình không yên.

Kiêng xây lầu hiệu cao lớn hơn nóc nhà vì sẽ thất tài, hỏa tai, trộm cắp, mất quan lộc.

Kiêng gần nhà có ngã tư hướng về đông bắc, vợ vô sinh.

Kiêng trước nhà có đường hình vòng cung vòng ra phía ngoài, sợ đàn ông trong nhà chết, phụ nữ dâm loạn, thua kiện, buôn bán thất bát.

Kiêng trước cửa nhà có ao hồ hình dáng có góc nhọn chọc thẳng vào cửa nhà, người nhà có bệnh về mắt, phụ nữ mắc nhiều bệnh.

Kiêng trước cửa nhà bên phải có ngã tư đường, đường ngang qua ngã tư lại là đường cong hướng ra ngoài, sẽ có người tự sát, tổn thất tiền của, kiện tụng.

Kiêng trước cửa nhà có đường rẽ hai bên, lại có hồ nước, nhà ở rất dữ, bệnh tật, người nhà bị chết.

Kiêng trước cửa nhà có nhà cũ nát, cửa không đóng được, sẽ có nhiều chuyện không hay, bệnh tật, ma quỷ quấy nhiễu.

Kiêng nhà ở bốn phía là đường, sẽ rơi vào chữ “tù”, khó phát đạt.

Kiêng dầm trong nhà là số chẵn, sợ tai họa, bệnh tật, phá sản hoặc chết người.

Kiêng nhà cao lại nối với một nhà nhỏ thấp, sợ hao tổn tiền của, tai họa, bệnh tật.

Kiêng phòng ngủ phía trước, phòng khách phía sau, sợ thoái tài, làm ăn sa sút.

Kiêng cửa ra vào chiếu thẳng ra cổng, dễ ham muốn, dâm dục.

Kiêng phòng ngủ vuông góc với hành lang hoặc đường qua lại, vợ dễ tư thông với trai.

Kiêng nhà ở phía tây, có một gian làm thành hai tầng, các gian khác một tầng, người trong nhà ham mê tửu sắc.

Kiêng tường bao quanh nhà dây leo phủ kín, sợ âm khí, kiện tụng.

Kiêng nhà có tường và cổng đối diện nhà khác mà lại thấp hơn, sẽ suy thoái.

Kiêng nước thải từ trong nhà ra chảy từ phải qua trái, đại bại.

Kiêng đặt thần vị theo hướng thái tuế, tai họa rất nặng.

Những năm thái tuế, kiêng đặt thần vị lưng quay về hướng nam, mặt nhìn ra hướng bắc, nguy hại đến tính mạng.

Những năm sửu, kiêng đặt thần vị ngồi ở tây hoặc nam, mặt nhìn ra hướng bắc, bệnh tật hoặc chết người.

Những năm mão, kiêng đặt thần vị ngồi ở tây, mặt quay về hướng đông, nhà có tang hoặc suy thoái.

Những năm thìn, kiêng đặt thần vị ngồi ở phía tây hoặc tây bắc, nhìn ra hướng đông hoặc đông nam, con cái không tốt.

Những năm tỵ, kiêng đặt thần vị ngồi ở bắc hoặc tây bắc, mặt quay về hướng nam hoặc đông nam, nhà không yên.

Những năm ngọ, kiêng đặt thần vị ngồi ở hướng bắc, quay mặt về hướng nam, sẽ gặp thủy hỏa.

Những năm mùi, kiêng đặt thần vị ngồi ở hướng bắc hoặc tây bắc, mặt nhìn về hướng nam hoặc tây nam, họa không lường được.

Những năm thân, kiêng đặt thần vị ngồi ở đông bắc, quay mặt về hướng tây, tây nam, đặc biệt hại cho nam giới.

Những năm dậu, kiêng đặt thần vị ngồi ở hướng đông, mặt quay sang hướng tây, sợ sẽ khóc quanh năm.

Những năm tuất, kiêng đặt thần vị ngồi ở hướng đông hoặc đông nam, mặt nhìn ra tây hoặc tây bắc, đàn ông bị tổn hại.

Những năm hợi, kiêng đặt thần vị ngồi ở hướng nam hoặc đông nam, mặt nhìn về phía hướng bắc hoặc tây bắc, bệnh tật quanh năm.

Kiêng làm nhà bằng loại gỗ nhiều mắt, sợ mụn nhọt.

Kiêng dùng gỗ âm khi xây nhà, chẳng hạn kiêng dùng các loại cây như dẻ, hòe.

Kiêng tường đất hai bên cổng chính to nhỏ, bên trái lớn, sẽ thay đổi vợ, bên phải lớn, sẽ tổn thọ.

Kiêng làm hai cửa nhỏ ra vào hai bên cổng chính, trong nhà không có trật tự, kỷ cương, lớn bé coi khinh lẫn nhau.

Kiêng dùng tường bao hoặc lan can ở ngoài trời, sợ bị bệnh tim, đau mắt.

Kiêng phòng ngủ đặt cạnh kho chứa, sẽ bệnh tật.

Kiêng các phòng trong nhà hình chữ T hoặc tam giác, sợ bệnh tật, sống phải chạy vạy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiêng như vậy thì làm sao xây được cái nhà :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiệt là một tư liệu hay! nhưn mờ sao nhớ hết, chời? Chắc lập ra bộ tự điển "Kiêng" mới được à nghen! Hay à nghen! :P :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiệt là một tư liệu hay! nhưn mờ sao nhớ hết, chời? Chắc lập ra bộ tự điển "Kiêng" mới được à nghen! Hay à nghen! ;) B)

Có lẽ phải lập trình rồi tra cho nhanh :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiêng kỵ khi chọn đất không tàng phong

Phạm Minh Thảo biên soạn

Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin

Theo thuyết phong thủy của Trung Quốc, chọn đất tốt làm nhà là đất phải tàng phong, nếu gió thốc sau lưng, nhà sẽ nghèo. Nếu chọn đất đặt mộ, gió thổi vào huyệt sẽ hèn.

Gió là sự chuyển động của không khí. Các triết gia thời xưa có đủ các loại nhận thức về gió. “Trang tử - Tiêu dao du” viết “Đất thở dài, hơi thở thành gió”. “Hoài Nam tử - Thiên văn huấn”: “Khí của trời, lúc giận là gió”. “Thuyết uyển”: “Khí của trời đất giao hòa thì sinh ra gió”.

Gió giúp vạn vật thay đổi, cỏ cây tươi tốt, phấn hoa truyền đi. “Gió nhẹ làm cho đất ấm… Gió xuân làm cho vạn vật sinh sôi… Gió sa mạc khiến vạn vật khô héo”.

Gió có quan hệ đến sự lành dữ của con người. Gió làm đổ nhà đổ cửa, tắc nghẽn giao thông. “Sử ký – Thiên quan thư” có ghi: “Gió từ phương nam đến: đại hạn; từ tây nam: hạn nhỏ, từ phương đông: nước lớn; từ đông nam: dân bị ốm đau, mất mùa."

Tôn sùng gió, tất nhiên phải quan sát gió. Thời Hán rất thịnh hành phong giác. Phong giác là một thuận chiêm phong (quan sát gió). Do vậy, thuật xem đất, coi gió là một trong những nội dung quan trọng.

Phong thủy cho rằng “thuyết về tám loại gió”: phía trước huyệt có ao phong (gió từ chỗ trũng thổi ra), minh đường (bãi đất phẳng trước mộ) tất sẽ hất đi, án sa không có, đường khí khó thu, đông đến trâu đất, chủ bần hàn bại tuyệt. Phía sau huyệt có ao phong, tất hai cánh tay bị lạnh, đương nhiên là không có chỗ dựa, huyệt tinh không thể khởi dậy, chết yểu không con. Bên trái huyệt có ao phong, thì long sa yếu ớt, chủ con trưởng lênh đênh, góa bụa. Bên phải huyệt có ao phong, tất bạchhổ khuyết, không nâng đỡ chi thứ, quặt quẹo, chết yểu. Hai vai huyệt có ao phong, tức phương vị chủ trì việc thai nghén bị thưởng tổn, dù các mặt khác đều là gió lành, thì cũng chủ bại tuyệt. Hai chân huyệt có ao phong, tất con cháu tế lễ nới thấp, lõm, mà thủy khẫu quay ngang, chủ tan cửa nát nhà, mất hết tài sản. Trong tám loại gió, thì gió Cấn ở hướng Cấn là dữ nhất, là vì cung Dần là cơ tinh, cơ sinh phong tinh. Dù là chỗ đất phong thủy sinh vượng, nếu cẩu thả ngồi cung Dần mà chiều gió Cấn, nhẹ nhất cũng bị bại liệt hoặc mắc bệnh điên, nặng thì nhà tan người chết. Do đó, khi chọn đất phải chú ý tới gió.

Kiêng kỵ ốm đau bằng cách rửa xương cốt

Thời Nam Tề, ở Hành Dương, nhân dân tin rằng ốm đau là do tiền nhân giáng họa, phải đào mộ tổ, mở nắp quan tài, đem xương cốt ra rửa, gọi là “tẩy cốt trừ xui” (rửa xương để giải xui). Sau này, Cố Hiến Chi người đất Ngô làm nội sử Hành Dương, tuyên truyền trong dân đạo lý về sinh tử, giải thích những chuyện ốm đau không liên quan đến người đã mất, cuối cùng mới thay đổi được tục đó.

Kiêng kỵ táng ở chỗ đất trước đây đã táng

Đất táng hoặc dở, được coi là có liên quan đến lành (cát) dữ (hung). Người Tống cho rằng không nên táng ở chỗ đất trước đây đã táng. Tiềm Hi Bạch chép rằng, vợ của Tiền Văn Bỉnh chết. Tiền thạo môn địa lý từ nhỏ, chọn được một huyệt trong rừng thông bên cạnh viện Báo Ân. Một nhà sư bảo Văn Bỉnh chỗ đấy là mộ cũ cửa thánh hiền, không thể sử dụng lại mộ huyệt. Văn Bỉnh không nghe, đào lên thì thấy mấy phiến đá, trong đá bay ra một mũi tên đen trúng vào lông mày bên phải của Văn Bỉnh. Đầu Văn Bỉnh sưng to bằng cái đấu, đêm hôm đó thì chết. Nghe nói đây là mộ của Do Dư không được động đến. Từ đó, người Tống luận rằng, mộ huyệt cũ của thánh hiền thì không được động vào, nếu không sẽ gặp chuyện dữ.

Do đó dân gian hết sức coi trọng chuyện chôn cất. “Chu tử gia lễ” chép: người dân thường chết sau ba tháng mới chôn, vì đầu tiên là phải tìm đất, sau đó là chọn ngày đào huyệt.

Kiêng kỵ chữ “Tù” khi xây nhà

Đây là quan niệm về Phong Thủy đời Đông Hán. Quan niệm này ảnh hưởng rất nhiều đến đời au. Các thầy phong thủy rất kỵ chữ này, xây nhà không được xây trước rào nhà; phải thông với đường cái, phần mộ không được xây kín bốn bên, nếu không sẽ phạm vào điều cấm kỵ là chữ “tù”.

Kiêng đất dữ bằng trấn trạch

Người Trung Quốc xưa kia cho rằng: “xem đất làm nhà, phải xem hình thế khí sắc, cây cỏ đổi thay, họa phúc xen kẽ, lành dữ còn mất. Xem đất để mả, phải luận được thiện ác của núi đồi, chính tà của vùng đất, an nguy do qủy thần, hưng tuyệt của con cháu". Sách “Chư tạp thôi ngũ tính đẳng trạch đồ kinh” viết: “Âm trạch phúc tại nam, đức tại tây”. “Bắc có ao đầm, nam có đất cao, và có rừng cây xanh tốt, ở đất ấy thì tốt (cát) lành. Nếu đất dữ phải trấn trạch". Sách “Âm dương thư”, đề cập đến phép trấn trạch, như sau: “Phàm chỗ ở bất lợi, sinh bệnh, bỏ nhà đi, hao tài, thì lấy 90 cân đá xếp vào cửa quỷ sẽ đại cát lợi”.

Kiêng kỵ dưới huyệt có nước hoặc đá ngầm

Quan niệm của người Trung Quốc dưới huyệt có nước ngầm hoặc đá ngầm, nên đặt mộ tránh đi chỗ khác để cầu phúc. Theo các nhà âm dương thì đất bằng phẳng là tốt nhất, thứ đến nghiêng về đông nam, tây bắc cao. Đất dốc thì nước chảy không đọng xung quanh, đất cao thì đồi núi ôm lấy mà không bị khuyết. Nếu chọn đất đúng như thế thì lành, trái lại thì dữ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiêng kỵ khi chọn đất làm nhà

Phạm Minh Thảo biên soạn

Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin

Chọn đất làm nhà phải rất chú ý kiên gkỵ vì điều này liên quan đến những người sống trên mảnh đất đó. Người Trung Quốc xưa quan niệm:

Nơi mà đông thấp tây cao thì phú, quý.

Trước cao sau thấp môn hộ tuyệt diệt.

Trước thấp sau cao trâu ngựa đầy đàn.

Mặt đất bằng phẳng thì gọi là Lương thổ (đất Lương).

Trước thấp sau cao thì gọi là Tấn thổ (đất Tấn) ở thì gặp chuyện lành.

Tây cao mà đông thấp thì gọi là Lỗ thổ (đất Lỗ) ở thì phú quý, sẽ xuất người hiền.

Trước cao mà sau thấp thì gọi là Sở thổ (đất Sở) ở thì gặp chuyện dữ.

Bốn phía đều cao mà ở giữa thì thấp gọi là Vệ thổ (đất Vệ) ở thì trước giàu, sau nghèo khổ.

Ngoài ra còn phải chú ý nhà ở không được làm ở cửa ngõ ra vào trên sườn núi hoặc thung lũng: như vậy tar1nh được lũ hoặc sét đáng. Nhà ở phải có bãi trống ở mặt nam: Nhà ở lưng quay về bắc, mặt quay về nam, thì mặt nam là nơi ra vào và hoạt động, có bãi trống rất tiện cho nghỉ ngơi, phơi phóng, vui chơi.

Nhà ở không được làm trên giếng cũ. Giếng cũ thường là đất mới san lấp nên không chắc, rất dễ bị lún, đổ nhà. Giếng cũ có khi thoát địa khí hoặc rỉ nước mạch, bất lợi cho người ở. Xung quanh giếng cũ, nói chung ẩm ướt, người ở rất dễ bị phong thấp.

Nhà ở không được làm ở ngã ba đường cái (chữ đinh) con đường đâm thẳng vào mặt tiền. Nhà ở chỗ ngã ba dễ bị tai họa bất chợt, xe hạy ban đêm, lái xe say rượu, bất cứ lúc nào cũng có thể đâm thẳng vào nhà. Những chuyện như vậy đã nhiều lần xảy ra. Ngoài ra, người ta đánh lộn cũng hay gây nguy hiểm cho những nhà kiểu này.

Nhà ở không làm ở ngõ cụt: Ngõ cụt thì ra vào không thuận tiện, không lợi cho việc trai đổi tin tức và đi lại, sẽ dẫn đến tâm trạng cô độc và tâm lý hẹp hòi. Nếu có hỏa hoạn, không có đường chạy.

Bên cạnh nhà ở có đền, miếu, thì không tốt. Đền, miếu tạo nên không khí u uẩn, lạnh lẽo, vắng vẻ đối với người ở. Nếu như ở đấy hương khói nhộn nhịp thì lại ồn ào, suốt ngày không có lúc được yên tĩnh. Có kẻ ra người vào, khó tránh được trộm cắp.

Nhà ở nếu mặt nam có núi cao, thì nhà đó chắc chắn có người cuồng chữ. Trước cửa có núi che mất tầm nhìn. Gió bấc thổi vào núi rồi hồi chuyển vào nhà, không lợi cho sức khỏe.

Trước cửa, sau nhà phải có đường cái. Quan niệm phong thủy cho rằng, phàm là đường đi mà có rẽ phải, rẽ trái, thì sát khí níu kéo, không liên quan đến lành dữ, nếu quá hẹp và thẳng đuột, nhà ở bị tù túng. Ở lâu trong ngõ cụt, con người sẽ cô độc, khổ sở, sẽ sa sút so với người ở ngõ dài. Ngõ không được chọc thẳng vào nhà, không được bên trong rộng bên ngoài hẹp, không được đoạn đầu to đoạn đuôi nhỏ.

Cầu là công cụ để vượt qua dòng chảy. Trước nhà không nên có cầu chắn cửa. Cầu phải ở bên phương vượng của nhà ở. Cầu chặn trước cửa, thì nhà ở không an toàn. Phía tây nam nhà ở có ngã tư, thì nhà ấy phụ nữ tính tình cứng rắn. Đông bắc nhà có ngã tư, phụ nữ sinh đẻ bị ảnh hưởng. Bốn bên của nhà ở đều là đường cái, rơi vào chữ “tù”. Nhà đơn độc không có hàng xóm, thiếu sự giúp đỡ lẫn nhau và thiếu cảm giác an toàn, quần cư tốt hơn độc cư.

Đường cái trước nhà hình cánh cung hoặc chữ S, làm ăn không khấm khá.

Không được trồng dâu trước nhà. Theo “Sưu thần ký”: Có một người tên là Bão Viên, nhà nghèo lại hay ốm đau, bèn mời thuật sĩ đến xem bói. Thuật sĩ xem rằng xung quanh nhà ở có chuyện, vì phía đông bắc có một cáy dâu lớn. Trung Quốc kỵ trồng dâu trước nhà. Tục ngữ có câu: “Trước nhà không trồng dâu, sau nhà không trồng hòe”. Tang (dâu) trùng âm với tang (tang lễ). Cây dâu trước nhà, đọc lên có nghĩa trước cửa có đám tang, hung sát chủ trì chuyện chết chóc, khóc than v.v… cây cối quanh nhà được xem như xiêm áo, không có cây che chở, thì không thể bảo vệ sinh cơ. Thung lũng gió mạnh, không có cây che chở cũng không thể bảo vệ sinh cơ, không thể chống lại khí lạnh. Nơi thôn dã mà cây cối tươi tốt, tất nhà phát vượng: cây cối xơ xác, tất nhà suy bại. Cây cỏ tươi tốt sinh khí thịnh vượng, hộ ấm địa mạch, là phú quý hoàn cục. Như phía đông trồng đào, dương; nam trồng mai, táo; tây trồng thị, du; bắc trồng hạnh, lý sẽ đại cát lợi. Nếu như đồng hạnh, tây đào bắc táo, nam lý, trồng như vậy là thất nghi, sẽ có chuyện tà dâm. Người ta cho rằng phương Nhâm Tỵ Quý Sửu hợp với trồng dâu, trắc; phương Dần Giáp Mão Ất hợp với trồng tùng bách; phương Thân Canh dậu Tần, nên trồng thạch lựu; phương Tị Thìn Tốn hợp với rừng lớn; phương Tuất Càn Hợi hợp với rừng thấp.

Ngoài ra, người ta còn kiêng trồng một số cây trước cửa nhà như sau:

- Đào hạnh trước cửa nhà, trai gái rượu chè bừa bãi.

- Cửa đối diện với cây thùy dương có người chết treo xà nhà.

- Độc thụ (một cây) chặn cửa, mẹ góa con côi.

- Cửa đối diện với giữa rừng cây, họa to bệnh nặng.

- Hai cây song đôi trước cửa, súc vật ốm, người khỏe.

- Cây một, trơ trụi, mẹ chồng con dâu bất hòa.

- Cây to cổ quái, khí thống danh bại.

- Rễ cây sưng phồng, đui điếc hôn mê.

- Cây to góc tường, lắm chuyện kinh hoàng.

- Bên trai có cây, bên phải không cây, lành ít dữ nhiều.

- Cây bên phải ra hoa đỏ, nhan sắc làm tan cửa nát nhà.

- Cây cong như bướu lạc đà, định tài đều giảm.

- Cây khô trước cửa, cháy nhà chết người.

- Cành cây bị dây leo quấn chặt, thắt cổ, đắm đò.

- Cây khô nóc nhà, đàn bà chết chồng.

- Cây to áp sát cửa, không có con gái, ít con trai.

- Cây ăn quả chỉ tươi tốt nửa bên trái, ốm đủ thứ bệnh.

- Cây ló r a phía ngoài, ắt bị tội đồ.

- Ngọn cây nhúng nước, có người chết đuối.

- Hai cây kèm hai bên nhà, chết người thân thuộc.

- Cây như trâu nằm, dần sương lắm bệnh.

- Cây tiêu thường xuyên ở trước cửa, góa phụ lênh đênh cơ khổ.

- Trước cửa có cây chết, mất hết đường tiến thân.

Theo quan niệm phong thủy, nước xung quanh nhà ở chia làm sáu loại:

- Triều thủy, như sông chín khúa, như thủy triều.

- Hoàn thủy, chảy vòng tròn như thắt lưng, như cánh cung.

- Hoành thủy, như hình chữ nhất, dòng thắng.

- Tà lưu thủy (chảy xiên).

- Phản phi thủy (dội ngược lại).

- Trực phi thủy (chảy tuột đi).

Theo quan niệm của họ ba loại đầu chủ cát, ba loại sau chủ hung. theo luật phong thủy, nước xung quanh nhà ở có ảnh hưởng lành dữ đối với người.

- Dòng nước gần nhà mà cắt trước cửa (cận thủy cát môn), thì người không yên ổn.

- Dòng nước chảy thẳng vào trước cửa (thủy trực xung môn), chủ của mất người.

Ngoài ra, có những cấm kỵ đối với rãnh nước, ao, hồ như sau:

Rãnh (thủy câu) là rãnh ngầm thoát nước từ trong nhà ra ngoài, phải ngầm chứ không được lộ thiên. Đào rãnh thoát nước phải lựa thế đất, đào thường theo phương vị Tý vòng vèo dẫn ra thì khí không tản mát. Nếu chảy tuột đi, thì của cải không gom góp được. Mở cửa thải nước thì của cải tản đi không ở lại.

Chỗ thoát nước ở chỗ đối diện với cửa, cũng không giữ được của.

Nước ở hai bên, phú rất lâu bền. Hễ là hướng Bính Ngọ, rãnh nước phải từ bên phải Thiên tinh phía trước chảy vòng lại theo phương Tân; Thiên tỉnh giữa thì chảy vòng lại theo phương Canh Thiên tỉnh sau thì chảy vòng lại theo phương Càn.

Nếu có vài nhà ở liền nhau, thì bên ngoài cửa được đào một rãnh ngang để thoát nước.

- Ao, hào là nơi cấp thoát nước của nhà ở. Nhà to ao nhỏ, nam cô độc, nữ chết yểu.

- Nhà nhỏ ao to, tài bạch lưu tán.

- Ao to trước cửa, không thọ.

- Ao to sau nhà, chết yểu từ nhỏ.

Ngoài ra, ao trước thẳng và dài, ao sau hẹp và nhỏ, kẹp giữa ao trước và ao sau, ao to thôn tính ao nhỏ, ao trên lấn ao dưới, trong nhà có bể nước, giữa ao có thủy đình, trong ao có núi nhỏ, nước ao như bùn màu vàng, đều thuộc hung cách (xấu).

- Ao trước nhà có góc nhọn chĩa vào cửa, dễ bị ốm đau.

Giếng nước là dùng nước mạch ngầm dưới đất. Đào giếng, phải đào ở phương sinh vượng, kiêng phương quan sát. Trên phương vị địa chi thì không được. Hễ là phương Càn, Khảm, Sửu, dần, Thìn, Li, thân, đền không tốt. Hễ là phương Nhâm, Cấn, Tỵ, Tân thì có cát có hung về các mặt phát tài, quái tật, bị cướp, tuấn tú, quan cao, nhiều con.

- Xây nhà cửa mà lấp nhiều giếng, rãnh thì khó bền.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiêng kỵ khi xây nhà

Phạm Minh Thảo biên soạn

Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin

Theo quan niệm phong thủy; người Trung Quốc khi xây nhà kiêng kỵ một số điều sau:

Mấy nhà xây cùng một dãy, phải cùng trên một đường thẳng, tục gọi là “xống”, còn gọi là long (rồng). Nhà cao thấp phải như nhau. Nếu nhà nào nhô ra trước, gọi là “cô nhạn xuất đầu” (chim nhạn một mình ló đầu ra) chủ nhà bị chết chồng hoặc vợ.

Nếu nhô ra phía sau, gọi là “thác nha” (răng khểnh), vợ chồng không có êm thấm.

Nếu cao thấp không đều, cao đè thấp. Nhà bên trái có thể cao hơn nhà bên phải, tuyệt đối không cho nhà bên phải cao hơn nhà bên trái. Tập tục quy định: tả thanh long hữu bạch hổ, thà rằng để thanh long cao vạn trượng, chứ không cho bạch hổ ngẩng đầu lên.

Trong cùng một sân, dù là nhà của mình, cũng không được phòng bên lớn hơn và cao hơn phòng chính, phòng trước không được cao hơn phòng sau, nếu không đầy tớ sẽ khinh chủ.

Trước nhà không được có ngôi nhà đổ nát dù có người ở hay không. Có nhà đổ nát trước cửa khiến người ta mất hướng: nhà đổ nát có nhiều vi khuẩn; nhà bỏ hoang dễ là nơi của kẻ lang thang trú ngụ; nhà xiêu vẹo dễ đổ sập, trẻ nhỏ chơi trong đó rất nguy hiểm. Ngoài ra, nhà bỏ hoang khiến người ta sẽ nằm mơ thấy ma quỷ, dễ bị ảo giác.

Cổng nhà ở đối diện với góc nhà người khác, không tốt.

Nếu góc của tường vây (tường rào) nhà người khác chĩa vào cửa nhà mình, thì gọi là nê tiêm sát. Nếu góc tường chĩa vào bên trái nhà, thì bất lợi cho đàn ông; nếu góc tường chĩa vào bên phải, thì bất lợi cho đàn bà.

Nhà kiểu chữ bát: mồ côi, nghèo khổ, nhiều tật bệnh.

Nhà kiểu chữ hỏa: bế kinh.

Nhà kiểu cái quạt: vất vả, lênh đênh.

Quá giang nhỏ cột to, cột bé tí: thường bị người áp đảo.

Điệp đống (hai thượng lương chồng lên nhau) mà không có chái, nhà đổ bị ôn dịch.

Nhà to không lưu gió, tan nát, người không có.

Nhìn từ xa, nhà như ở dưới hồ, cô quả (góa vợ góa chống), nhân khẩu hiếm.

Nhà trước cao nhà sau thấp, hại con, xung khắc vợ.

Nhà sau cao, nhà trước thấp, già trẻ đều mê muội.

Giữa cao, trước sau thấp, vợ chồng không hòa thuận.

Giữa cao, trái phải thấp, hay bị chuyện thị phi.

Chân tường rơi lả tả, sa sút và tai họa.

Mặt bằng của nhà ở phải trước cao sau thấp, không được sau cao trước thấp. mặt bằng diện tích trước hẹp sau rộng thì cả phú lẫn quý.

Mặt bằng diện tích trước rộng sau hẹp, của cải ít.

Mặt bằng diện tích hình tam giác, không người lẫn của.

Bốn góc mặt bằng đều có khiếm khuyết, tuyệt đối không được ở.

Nhà quá to, nhân khẩu quá ít, không tốt. Nhà quá nhỏ, nhân khẩu quá đông, không tốt. Nhà ở của các con không được làm trong sân nhà cha mẹ.

Nếu ghép hai nhà làm một thì không được nối liền mái hiên.

Mặt tiền rộng hơn chiều dài, không tốt.

Số phòng trong nhà, bao gồm phòng ngủ, phòng khách, bếp, nhà tắm, nhà xí v.v… có liên quan đến lành dữ. Một phòng là cát. Hai phòng không can hệ gì. Ba phòng là hung. Bốn phòng, hung. Năm phòng, cát. Sáu phòng, cát . Bảy phòng, cát. Tám phòng, hung. Chín phòng, cát.

Số lượng cũng chỉ được là số lẻ, tránh số chẵn.

Nhà ở nên dùng gỗ thuộc dương, như tùng, san, mai; không được dùng gỗ thuộc âm, như lật, nam, hòe.

Từ bên ngoài mà có thể trông thấy cột cái thì sẽ có đứa con bất hiếu.

Nhà xây dựng xong, ngoại hình không được như chữ sơn hoặc chữ đột. Nhà như vậy không đẹp, cũng không an toàn.

Kho để chứa lương thực, thuộc Thổ, nền xây tại phương Thổ, tức phương sinh vượng, không được xây tại phương Mộc. Sương lang (hành lang) là một bộ phận của nhà ở. Thuật phong thủy coi hành lang như tay chân của nhà. Không có chân tay, không làm được gì. Hành lang có nhiều quy cách, không được ngộ sát, không được thiếu hành lang, không được xa tường. Có hậu lang (hành lang sau) tất phải có hành lang trước. Hành lan hai bên phải dài rộng bằng nhau.

Thiên đỉnh là khoảng đất trống lộ thiên trong nhà. Thiên tỉnh không được có hình chữ nhất (-), không được làm nhà, phòng phía trên thiên tỉnh. Không được chứa nước ở thiên tỉnh, cũng không được xếp đá lung tung ở thiên tỉnh. Thiên tỉnh cũng không được quá sâu quá dài, tốt nhất là vuông vắn như bàn cờ.

Nhà xí là nơi đại tiểu tiện, nhà xí kiêng các phương Càn Hợi Nhâm Tí Quý, lại kiêng xây ở chỗ lai mạch của ngôi nhà, kiêng ngay sau chính đường (phòng chính). Những phương vị này không được làm ô uế. Duy phương vị khắc với tọa sơn là hữu tù thì có thể đặt nhà xí, như Mão sơn thì Canh Thân là hữu tù; Nhâm sơn thì Cấn không là hữu tù. Trước cửa có bể phân thì sinh bệnh đường ruột, đất nhà xí ở lai mạch thì chết vì bệnh đậu mùa.

Bản thân mỗi ngôi nhà là một “thế giới”. Tường rào là chỉ giới hạn của cái “thế giới” đó. Tường rào nhà ở không được nứt vỡ, gây cảm giác không an toàn, không phát huy được vai trò của tường rào.

Dây leo không được bám đầy tường rào. Bởi dây leo dễ có sâu bọ và tăng quá mức độ ẩm cho ngôi nhà.

Không trổ cửa sổ lớn trên tường vây, vì như vậy là “chu tước khai khẩu”, dễ bị điều tiếng.

Tường vây mà trước rộng sau hẹp, không tốt.

Tường vây trước hẹp sau rộng thì gọi là “Thoái điền bút”, tiền không vào nhà.

Tường vây không được cao quá hoặc thấp quá, cũng không được áp sát nhà. Góc đông bắc của tường vây không được vỡ nứt.

Không được xây tường rào trước, xây nhà sau, nếu không phạm vào chữ “tù”.

Mái hiên trên tường vây không được rộng quá hai thước, nếu không vợ lẽ sẽ nắm quyền trong nhà.

Hai bên cổng lớn, tường phải cao thấp rộng hẹp bằng nhau và phải đúng quy cách.

Cửa là phụ kiện quan trọng nhất của nhà ở, vì cửa là bộ mặt, là yết hầu, là tiêu chí thịnh suy của ngôi nhà. Cửa khơi thông không gian trong với ngoài ngôi nhà, là thông qua cửa, trên có thể tiếp thiên khí, dưới có thể tiếp địa khí, đón lành tránh dữ. Vì thế người ta phân biệt cửa vượng và cửa suy:

Cửa thông với đường cái lớn là rất quan trọng. Khí sinh ra ở trên đường, hễ mở cửa là khí tràn vào nhà. Nếu cửa bỏ vượng mà lấy sát, thì điều dữ sẽ ập đến.

Hai nhà đối diện cửa, nhà nào cửa cao hơn thì nghèo.

Cùng một dãy nhà, cửa nhà nào to hơn thì ăn nên làm ra.

Đối diện với cửa quan, cửa ngục, cổng thành thì cực xấu (đại hung).

Đối diện với triều môn (cổng hoàng cung), cổng kho lẫm, thì không yên ổn.

Không được xây lầu trên cổng (môn lâu), nếu xây môn lâu phải hết sức đúng quy cách. Môn lâu sáng giá là môn lâu đem lại điều lành. Môn lâu không được lệch về bên trái hay bên phải, cũng không được cao quá hoặc thấp quá. Môn lâu phải lưng quay về hướng bắc, mặc quay về hướng nam, nói vậy có nghĩa là nhà ở phương Khảm thì phương Tốn (đông nam) là tốt nhất.

Làm cổng là một nghệ thuật. Theo nguyên lý “tụ khí”, cổng phải đón được khí, lại có thể tụ khí, không để khí bị đè chết.

Các cổng trong cổng lớn, đều căn cứ vào nguyên tắc tương sinh của ngũ hành, không được khắc chế lẫn nhau. Các cổng không được cùng một hướng, nếu không “khí” sẽ thoát đi mất.

Cổng mà nhỏ thì không tốt, không khí không lưu thông, bất tiện khi ra vào, cũng thiếu vẻ đẹp. Nếu nhà nhỏ cổng to, cũng không tốt, không an toàn, không thực dụng.

Nhất thiết không để tảng đá đối diện với cổng nhà ở. Đá tảng gây trở ngại, người già trẻ em dễ bị vấp ngã, cũng không thuận tiện cho việc quét dọn.

Nếu cửa hoặc cửa sở mở ở mặt nam của nhà thì tốt nhất nên có hiên hoặc tấm che nắng, nếu không sẽ cãi nhau.

Cửa trời (ô cửa lên tầng hộ thiên) của nhà mái bằng không được mở ở góc tây nam hoặc đông bắc của mái bằng. Cửa trời không được mở nhiều, nếu không, dương khí quá thịnh.

Cửa sổ của nhà ở mở về hướng bắc, sẽ dẫn đến phụ nữ kinh nguyệt không đều.

Những ngôi nhà riêng biệt, nhất thiết phải có cửa sau. Cửa trước cửa sau là để lưu thông không khí và thuận tiện cho việc đi lại ra vào và nếu cửa trước bị hỏa hoạn thì có thể ra khỏi nhà bằng cửa sau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiêng kỵ khi bố trí nột thất

Phạm Minh Thảo biên soạn

Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin

Theo quan niệm của người Trung Quốc, nơi đặt bài vị trong nhà, tuyệt đối không được đối diện với phương Thái tuế, nếu không sẽ gặp tai họa.

Đặt bài vị vào năm Tí, năm Sửu, năm Dần, năm Hợi, dứt khoát phải kiêng quay mặt về hướng bắc.

Đặt bài vị vào năm Mão, năm Thìn, dứt khoát phải kiêng mặt quay về hướng đông.

Đặt bài vị vào năm Tỵ, năm Ngọ, năm Mùi, dứt khoát phải kiêng quay mặt về hướng nam.

Đặt bài vị vào năm Thân, năm Dậu, năm Tuất, dứt khoát phải kiêng quay về hướng Tây.

Kiêng kỵ khi tìm nơi chôn cất

Người Trung Quốc xưa có quan niệm riêng về chọn nơi chôn cất. Trong cuốn Mặc Tử - tiết táng có ghi:

“Áo quan dày ba tấc, đủ để rửa xác; quần áo mớ ba đủ để che đậy. Còn như chôn cất, phía dưới không được có nước mạch, phía trên không thông với mùi xứ uế ở trên mặt đất, nếu có ruộng nước thì thôi”.

Sách này dẫn ra khi chọn đất để chôn cất, chuyện được phúc cho hậu đại là có thể thấy trước. Thời Chiến quốc, em trai Tần Huệ Vương tên là Tật, khi còn sống đã chọn đất ở phía đông Chương Đài, Vị Nam, làm đất phần mộ cho mình và quả quyết rằng một trăm năm sau sẽ có cung điện của Thiên tử ở hai bên mộ mình. Quả nhiên, đến đời Hán, có cung Trường Lạc ở phía đông, cung Vị Ương ở phía tây mộ. Do đó, người ta căn cứ vào nơi để mộ - làng Sơ Lý - Vị Nam, đặt tên cho Tật là Sơ Lý tổ, và thờ làm Tổ sư thuật tướng trạch.

Theo cuốn “Cửu ca thập quyết” có các điều kiêng kỵ về đất như sau:

* Đất có mười điều không được táng:

Không táng nơi có đá tảng lổn nhổn.

Không táng nơi nước xiết, đầu ghềnh.

Không táng nơi rãnh cụt, cảnh tuyệt.

Không táng nơi núi đơn côi.

Không táng nơi thần trước miếu sau.

Không táng nơi xung quanh tù hãm.

Không táng nơi nùi đồi tản mạn.

Không táng nơi phong thủy buồn thảm.

Không táng nơi dưới chỗ táng địa hình thấp nhỏ.

Không táng nơi thủy khẩu bế tắc.

* Đất có mười điều nghèo phải kiêng như sau:

Thủy khấu không khóa.

Thủy rơi vào không vong.

Cửa thành vỡ lỡ.

Nước phá vỡ cái chắn, chảy tuột đi.

Sau lưng gió thốc.

Tứ thủy đều không có tình.

Nước phá thiên tâm.

Nước cười róc rách.

Nhìn bốn phía không chỗ nào hưởng ứng.

Độc long.

* Đất có những điều hèn phải kiêng tránh:

Bát phong (tám phong) thổi vào huyệt.

Chu tước tiêu sách.

Thanh long bay đi.

Lúc đầu cong đuôi.

Thủy khấu chảy đi đôi ngả.

Trước sau gió thổi xuyên qua.

Tả hữu đều không có gì.

Núi lở, nứt vỡ.

Có chủ không có khách.

* Đất có những điều sợ phải kiêng tránh:

Long, sợ hung bạo.

Huyệt, sợ khô lạnh.

Sa, sợ quay lưng lại (phản bội).

Huyệt, sợ gió thổi.

Núi, sợ khô cằn nát vụn.

Nước, sợ chảy thẳng.

Sa, sợ nước tống đi như chuột chạy.

Thủy, sợ phân cục chảy nghiêng.

Núi đối diện với nhau, sợ ưỡn ngực.

Long hổ, sợ chèn ép huyệt.

* Đường (minh đường) sợ lệch lạc, phía trước sợ có giếng cạn, phía sau sợ có nhà cao hơn.

Ổ huyệt, sợ bức bối.

Đỉnh núi, sợ bát sát (tám sát).

Thủy, sợ kiêm bát sát.

Núi sợ tọa tiết quy.

Minh đường, sợ quá thoáng.

Trước huyệt, sợ trụng trai.

Lai mạch, sợ thừa sát.

Cao thì sợ tổn thương thổ ngưu.

Thấo sợ mạch thoát khí.

Mạch sợ lộ thai, sợ mòn đinh, sợ ướt đầu, sợ chặt chân.

Huyệt sợ thừa phong, quan tài, sợ ải tử.

Long, sợ nổi sóng.

Hổ, sợ thử đường.

Trên la bàn sợ hai chữ kim.

Lập huyệt thừa khí, sợ hỏa khanh.

* Như vậy, đất táng muốn tốt cho hậu thế phải có một số điểm sau:

Phải hóa sinh khai trưởng.

Phải hai tai chọc trời.

Phải râu tôm mắt cua.

Bên trái bên phải lượn vòng.

Thượng hạ tam đình.

Phải sa cước (chân sa) dễ xê dịch.

Minh đường sáng sủa.

Phải thủy khấu che chắn.

Mình đường đón dương.

Phải chín khúc quanh co.

* Đất có mười điều phát phú:

Minh đường cao to.

Chủ khách ăn ý.

Giáng long phục hổ.

Mộc tước như chuông treo.

Ngũ sơn cao vút đẹp đẽ.

Nước bốn bề cùng chầu về.

Các núi như đang xê dịch chân.

Các đỉnh núi tròn trịa viên mãn.

Rồng cao ôm lấy hổ.

Thủy khấu lớp lớp.

* Đất có mười điều phát quý:

Thanh long song ủng.

Long hổ cao sừng sững.

Hằng nga thanh tú.

Cờ trống tròn trịa, vuông vắn.

Giá bút đặt trước nghiên mực.

Quan cáo phục chung.

Bạch hổ tròn trặn, sống động.

Chấm phá thanh long.

Bình phong tẩu ma.

Thủy khấu lớp lớp.

* Đất có hai mươi điều tốt:

Long tốt: loan bay phượng múa.

Huyệt tốt: tinh thần (trăng sao) tôn trọng.

Sa tốt: dựa vào nhau như quân đồn trú.

Thủy tốt: sinh động như rắn vừa ra khỏi hang.

Long tốt: không bị vương tinh.

Huyệt tốt: hung tinh bị chắn.

Sa tốt: không có chầu có ảnh.

Thủy tốt: như rắn vụt qua đường.

Long tốt: đón, tiễn trùng trùng.

Huyệt tốt: tàng bát phong.

Sa tốt: ngàn đỉnh chen nhau.

Sa tốt: hình đẹp như cây cung đặt nằm.

Long tốt: như bút khi viết, như giáo khi vung.

Huyệt tốt: bốn bên minh đường nghiêm chỉnh.

Sa tốt: triều dương (châu về dương) sông chảy đẹp.

Long tốt: như nhà sư tọa thiền.

Sa tốt: như người ngồi viết.

Thủy tốt: như cây cung lắp tên.

Long tốt: có nắm có bệ.

Huyệt tốt: có gói có bọc.

Sa tốt: có nấm, có quả.

Thủy tốt: có đóng có khóa.

* Từ đó, người ta cho rằng đất tốt cần có:

Long phải sinh vượng, phải nhấp nhô.

Mạch phải mảnh, huyệt phải kín đáo, lai long (rồng đến) phải trực cục.

Đường (bãi trống trước huyệt) phải sáng sủa, bằng phẳng.

Sa phải sáng sủa, nước phải ngưng.

Núi phải ôm vòng, nước phải chảy quanh, rồng phải ngủ, hổ phải thấp hơn rồng, nước phải tĩnh lặng.

Phía trước phải quan, phía sau phải quỷ, lại phải gối đầu, hai bên nhìn vào nhau.

Nước (sông, dòng chảy) phải gặp nhau.

Thủy khẩu phải đóng mở.

Huyệt phải tàng phong, lại phải tụ khí, bát quốc không được khuyết, la thành không được chảy tuột đi, núi phải không chỗ lõm, nước không được chảy tuột đi, đường cục phải trọn vẹn, nghiêm chỉnh. Núi phải nhô cao.

Kiêng kỵ về chọn đất đời Thanh (Trung Quốc) Long phạm kiếp sát phản nghịch.

Long có sống lưng sắc như lưỡi kiếm.

Huyệt có hung sa ác thủy.

Huyệt có phong khí thổi ra.

Sa có hiện tượng vỡ lở.

Sa quay lưng lại huyệt.

Thủy như cây cung chĩa thẳng vào huyệt.

Hoàng tuyền đại sát.

Phương hướng phạm sinh khá vượng.

Phương hướng phạm bế sát thoái thần.

Theo phong thủy, các địa hình trên, nếu làm nhà, để mả đều không tốt.

Ngược lại, đất có các địa hình dưới đây sẽ không phạm vào điều cấm kỵ:

La thành châu mật.

Thủy xung quanh huyệt.

Sa thủy bay la liệt như sao trên trời, bảo hộ huyệt như thành trì.

Vị trí cắm huyệt như đại tướng ngồi trong trướng, cờ quạt sĩ tốt sắp hàng hai bên, tám cổng thành khoa chặt chân khí.

Sa thủy nội triều. Sa thủy bốn bên ốm lấy huyệt địa, các tỉnh đều hướng vào trong, tựa như rất có tình, lại có dáng như cúi chào.

Minh đường rộng rãi. Trong cái địa thế được sơn thủy vây quanh, có một bãi phẳng, nhỏ thì lập được một thôn, lớn xây được một thành phố.

Vượng khí bừng bừng, toàn bộ diện tích sinh cơ hừng hực, cây cối xanh tốt, mùa màng tốt tươi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiêng kỵ khi tìm đất và dựng nhà của người Nhật

Phạm Minh Thảo biên soạn

Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin

Sách “Tác đình ký” của Nhật Bản cho biết, người Nhật cũng kiêng kỵ nhiều điều khi chọn đất.

Về nước ở quanh nhà: Nước từ phía đông chảy đến rồi chảy đi theo hướng tây nam, là cái lợi nhất. Thanh long thủy đưa các ổ khí để cho Bạch hổ rửa sạch, thì chủ nhà không bị ốm đau vì nhiễm phải khí xấu, tâm tình nhàn nhã, vui vẻ. Do đó phải uốn nắn dòng chảy ở ngoại vi nhà ở.

Nếu như từ hướng bắc chảy xuống thì phải làm cho dòng chảy rẽ sang phía đông rồi mới chảy sang phía tây. Dĩ nhiên, cứ để chảy theo hướng bắc nam cũng không xấu, lấy âm hội dương, vẫn phù hợp với lí lẽ của phong thủy.

Ngoài ra, chỗ đất mà nước chảy quanh gọi là bụng rồng là đất lành.

Kiêng ở vào chỗ lưng rồng vì đó là đất xấu.

Về cây cối quanh nhà: Xung quanh nơi ở nên trồng cây để trở thành đất có đầy đủ bốn thần.

Nước từ chỗ ở chảy về đông là thanh long, nếu không có dòng chảy thì có thể trồng chín cây liễu để thay Thanh long.

Phía tây có đường lớn là Bạch hổ, nếu không có đường thì phải thay bằng cây thù.

Phía nam có ao đầm là Chu tước, nếu không có ao đầm, phải thay bằng chín cây quế.

Phía bắc có Huyền vũ, nếu không có núi, phải trồng ba cây khoai để thay Huyền vũ.

Vậy là có mặt đủ bốn thần cư ngụ ở đây, đảm bảo có phúc lợi, không ốm đau, sống lâu.

Trước khi dựng nhà, người Nhật đều mời thầy xem phong thủy, phải cử hành nghi thức địa trấn sát trước khi khởi công.

Trước khi làm lễ, cắm bốn cành trúc còn cả lá ở bốn góc nền, ở chính giữa thì cắm thần li để làm nơi cúng tế. Sau đó, thỉnh thần chủ trừ yêu, tuyên đọc lời mừng và chôn hình nhân nhỏ bằng sắt và dao kiếm để loại bỏ điều dữ. Nhà sắp làm xong phải làm lễ thượng lương, trên nóc cắm một cây quạt để mời thần giáng lâm, lại dựng cung tên để bắn ma quỷ.

Kiêng ngày xấu của người Nhật

Người Nhật chú ý ngày tốt kiêng ngày xấu. Trên rất nhiều loại lịch ở Nhật, từ ngày thứ hai đến ngày thứ bảy đều ghi cát hung ở dưới hoặc ở bênh cạnh, như Đại an, Hữu dẫn, Tiên thắng, Xích khẩu, Tiên phụ, Phật diệt… Đại an, nghĩa là rất bình yên, là ngày Hoàng đạo, mọi sự điều tốt. Hữu dẫn, tức là ngày tốt một nửa, ban ngày xấu, ban đêm tốt, ngày này dứt khoát không được cử hành tang lễ, đề phòng linh hồn người chết dẫn bạn bè xuống âm phủ. Tiên thắng, tức là đến trước thì thắng, ngày hôm đó làm gì cũng phải tranh thủ làm trước. Tiên phụ, tức đến trước thì thất bại, ngày hôm đó làm việc phải thong thả, không được xuất đầu lộ diện. Ngày này, buổi sáng tốt, buổi chiều xấu, đến trước có thể thua cuộc. Xích khẩu, nghĩa là miệng vết thương đầy máu tươi, phải đề phòng xảy ra máu chảy. Ngày này sớm tối đều xấu, nhưng từ chín giờ sáng đến ba giờ chiều thì tốt. Phật diệt là ngày cực xấu, mọi người đều không được như ý, phải tránh ngày này.

Kiêng gió thổi vào mộ

Người Trung Quốc xưa tin rằng: “Trong phần mộ không có gió, khí sẽ không thoát ra, khiến thi thể yên ổn, ngàn năm không mục rữa. Ngược lại, nếu khí thoát ra, sâu bọ sẽ cắn nát thi thể, người chết thể phách không yên, họa đến cho con cháu”.

Kiêng chọn ngày xây nhà thời Tống (Trung Quốc)

Thời Tống, người dân cho rằng: Xây dựng nhà cửa có nhiều điều kiêng kỵ, phải chọn ngày lành tháng tốt, nếu không, sẽ bị tai họa. “Di Kiên chí” đã chứng minh cho điều kiêng kỵ này là đúng khi chép: Nam Tống, Hồng Hi nguyên niên (năm 1174), Vương Ngũ Thất là người xã Tân An, Phiên Dương làm nhà, có thầy phong thủy tên Tư Nhỡn nói rằng, chọn ngày không tốt, phạm sát (động vào hung thần), bất lợi cho chủ nhà. Vương Ngũ Thất không nghe, bị ngã chết. Từ đó, không còn ai dám phạm sát nữa.

Thời Tống, người dân cho rằng: Xây dựng nhà cửa có nhiều điều kiêng kỵ, phải chọn ngày lành tháng tốt, nếu không, sẽ bị tai họa. “Di Kiên chí” đã chứng minh cho điều kiêng kỵ này là đúng khi chép: Nam Tống, Hồng Hi nguyên niên (năm 1174), Vương Ngũ Thất là người xã Tân An. Phiên Dương làm nhà, có thầy phong thủy tên Tư Nhỡn nói rằng, chọn ngày không tốt, phạm sát (động vào hung thần), bất lợi cho chủ nhà. Vương Ngũ Thất không nghe, bị ngã chết. Từ đó, không còn ai dám phạm sát nữa.

Kiêng kỵ về xây nhà dưới thời Đường (Trung Quốc)

Thời nay, người ta thường lấy họ ghép với phương vị về nhà ở để căn cứ vào đó mà dựng nhà. Chẳng hạn họ Trưng, họ Vương thuộc loại Thương. Những người này làm nhà không được mở cửa hướng Nam vì phương Nam thuộc hỏa. Hỏa họ Thương thuộc kim, trong ngũ hành hỏa xung khắc kim, nhà sẽ bị cháy rụi.

Kiêng kỵ về địa hình thời Đường

Thời Đường, người ta quan niệm “tam cát ngũ hung” và cho rằng:

Thủy cố - dụng xấu – ngũ hung gồm:

+ Bạo (chảy ào ào)

+ Liêu (chảy lênh láng)

+ Trọc (đục ngầu)

+ Lại (chảy xiết)

+ Than (chảy xối xả)

Sơn có 5 dụng xấu:

+ Đồng (trọc)

+ Đoạn (đứt đoạn)

+ Thạch (đá)

+ Quá (vượt quá hình thể)

+ Độc (đơn côi)

Địa thế có ngũ hung:

+ Cát đụn đá chồng

+ Lũng sâu nước cạn

+ Cao nhọn chênh vênh

+ Lõm sâu nước đọng

+ Lộ liễu điêu linh

Thôn xóm có ngũ hung:

+ Ao đầm tù hãm

+ Đồng ruộng chật hẹp

+ Mương hố nước đọng

+ Sa ghềnh nước réo

+ Soi bãi chuyển dịch

Sơn thủy có ngũ hung:

+ Núi cao nước dốc

+ Núi ngắn nước thẳng

+ Núi dựng đứng nước bị cắt

+ Núi rối rắm nước chảy lung tung

+ Núi lộ ra hết nước chảy đi

Âm dương có ngũ hung:

+ Dương phát âm hành

+ Âm lai dương tú

+ Âm kiềm dương lưu

+ Âm lưu dương triệt (đứt đọan)

+ Âm - một (biến mất)

Sách “ngũ quỷ khắc ứng” thì cho rằng:

+ Hình như cờ rủ, không hẹn ngày về.

+ Chân co đầu ngoảnh lại, phát tích ở nơi khác.

+ Hình như trăng lưỡi liềm: tù đày cầm cố.

+ Hai sừng không nhọn: cửa vào không ra

+ Hình như vua nằm: mồ côi góa bụa

+ Đuôi rũ không vẫy: vậy là thế ngắn

+ Chặn ngang như cánh cung: cả đời khốn cùng

+ Hình như chữ y: lập thân không ra gì

+ Hình như thuyền lật úp: chết bởi vết thương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiêng kỵ về mai táng thời Tấn (Trung Quốc)

Phạm Minh Thảo biên soạn

Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin

Táng thi là một cuốn sách trình bày những điều kiêng kỵ khi mai táng thời Tấn.

Người dân thời đó tin rằng: Chuyện họa phúc, sang hèn, giàu nghèo của mỗi người được quyết định bởi phong thủy nhà ở, phần mộ tổ tiên tốt hay xấu. Sách thời đó giải thích rất rõ từ “phong thủy”: “táng (chôn cất) là nhận sinh khí, phàm là khí âm dương, thở thì thành gió, bay lên thành mây, rơi xuống thành mưa, lưu hành trong đất thành sinh khí, sinh khí chuyển động trong lòng đất mà sinh ra vạn vật, con người ta được cha mẹ cho thể xác, hình hài được khí, di thể (xác chết) được ấm (phúc ấm).

Do vậy, sống là sự ngưng tụ của khí, kết thành xương cốt, khi chết chỉ còn lại xương, do vậy táng là phản khí nội cốt để snh phúc ấm. Người ta tin rằng khí cảm ứng quỷ mà phúc cho người, vì thế núi ở phía tây lở, thì linh ứng núi ở phía đông. Khí vận hành trong đất, theo địa thế mà vận hành, địa thế mà dừng thì khí tụ lại. Núi non là xương, gò đống là chi (nhánh), khí theo đó mà vận hành. Khí gặp gió tất tản mát, gặp nước chặn lại ắt dừng, người xưa làm cho khí tụ lại mà không tản đi, khiến vận hành mà có lúc dừng lại.

Theo phong thủy, đắc thủy là tốt nhất, tang phong là thứ hai… nông hay sâu để nhận được (sinh khí), là tự thành phong thủy. Đất là mẹ của khí. Có đất tất có khí. Khí là mẹ của nước. Có khí tất có nước, do đó, nơi khô ráo thì nên tàng nông, nơi bằng phẳng thì nên tàng sâu.

Ngoài ra, có năm dạng sơn (núi) không thể táng.

Khí sinh nhưng núi trọc.

Khí đến theo hình nhưng núi đứt đoạn.

Khí vận hành theo đất nhưng núi là núi đá.

Khí đã dừng theo thế nhưng núi vẫn vượt qua.

Khí long hội nhưng gặp độc sơn (núi đứng một mình).

Như vậy có nghĩa các dạng núi: trọc, đứt, đá, quá, độc đều không được táng, nếu không, sẽ “sinh tân hung, tiêu kỷ phúc” (sinh điều dữ, mất phúc vốn có).

Huyệt có 6 điều dữ:

Âm dương không khớp.

Phạm giờ phạm năm.

Lực nhỏ tham vọng lớn.

Chỉ dựa vào phúc lực.

Nịnh trên đe dưới.

Ứng biến quái kiến.

Vì thế khi mai táng, phải chú ý Thanh long bên trái, Bạch hổ bên phải, Chu tước đằng trước, Huyền vũ đằng sau. Huyền vũ cuối đầu, Chu tước dang cánh, Thanh long uốn khúc, Bạch Hổ quy thuận. Hình thế mà ngược lại như trên sẽ bị tan vỡ, chết chóc.

Vì vậy người ta quan niệm hổ ngồi là “hàm thi” (ngậm xác chết), rồng nằm “kỵ chủ” (căm ghét chủ), Huyền vũ không cúi đầu thì chỉ là một cái xác khổng lồ, Chu tước không lượn thì bay mất đi. Dùng thổ khuê (thước đo đất) đo phương vị, dùng ngọc xích đo dài ngắn, lấy hai chi là long, hổ lấy vết tích của đến và dừng lại ở đồi, gò, nếu như hình khủy tay thì gọi là hoàn bao (ôm lấy). Lấy nước làm Chu tước, thì sự suy thịnh ứng với hình thế, nước chảy xiết thì rất kỵ, gọi đó là bi khấp (đau buồn chảy nước mắt).

Kiêng kỵ về địa hình thời Ngụy Tấn (Trung Quốc)

Người thời Ngụy Tấn có một số kiêng kỵ khi chọn địa hình như sau:

Nước chảy đến mà xông thẳng tới như tên bắn, chảy xiết réo ào ào, hoặc nhảy dựng lên như cánh cung bị lật, thì đều không tốt.

Nếu nước không có tình, chảy đến mà không nhập đường, thì có nước cũng như không.

Nếu nhìn bằng mất không thấy nước, nhưng giẫm lên thì ướt đế giày, hoặc đào hồ thì có nước chảy ra, nhưng đến thu, đông thì khô hạn, như vậy là mạch yếu tản mát, không tốt.

Nếu nước có mùi khai thối như nước tiểu bò lợn thì xấu nhất.

Nếu nước bùn, gặp mưa thì nổi lên, trời lạnh thì khô kiệt, như vậy là địa mạch rò rỉ, cũng không tốt.

Nước xú uế, đàn bà băng lậu, đàn ông bị trĩ, nhà cửa sa sút.

Phản thủy: nước dội ngược lại chỗ đầu rồng nhà tan cửa nát, người ly tán.

Ngược lại, nước lành là nguồn nước vươn xa thì long khí vượng phát phúc lâu dài. Nguồn nước ngắn thì phúc ngắn. Nước phải nhập dương, lại có nơi đón nhận phía dưới, hoặc thủy phong phù trợ ngầm, đều có nước lành.

Nước chảy đến, dù quanh co uốn khúc, dù chảy ngang rồi quanh lại, dù chảy đi nhưng phải tỏ ra vương vấn, quạy lại và có vẻ dừng.

Nếu là nước biển thỉ sóng triều phải cao và sóng bạc đầu (có màu trắng) là cát (tốt lành).

Nếu là sông thì nước quanh co uốn lượn là cát.

Nếu là suối, êm đềm phẳng lặng.

Nếu là hồ đầm, mặt hồ phẳng như gương thì tốt.

Nếu là ao thì giữ được nguyên trạng (như vốn có) thì tốt.

Nếu là giếng trời, thì sâu và không khi nào cạn là tốt.

Con người không được tùy tiện san lấp ao bờ, cũng không được đào hồ khơi rãnh, vì làm như vậy sẽ tổn thương địa mạch, địa mạch mà bị thương thì nước không thể lành.

Ngoài ra, người ta còn cho rằng: Can thủy tán khí: can thủy (đông chính) nhưng chảy nghiêng, có vẻ gấp khúc mà không gấp khúc, ốm mà không ốm, lại không có chi nhánh để làm nổi khí, thì không bao giờ kết huyệt.

Chỉ thủy giao giới: trên dưới trái phải đều có dòng nước chảy đều, bên trái và bên phải đều hướng về, thì kết huyệt ở giữa, hưởng phúc cực lớn.

Can thủy thành hoàn: Dòng nước cực lớn, như thân của cây, thủy thanh ôm quanh, có kết huyệt.

Khúc thủy triều đường: Nước chảy quanh co mà tới, ôm lượn rồi đi, có thể kết huyệt.

Chỉ can: Nước lớn, mênh mông, tác huyệt ở chi can sẽ làm đến Tam công.

Đậu bao: Bờ phải có ao hình cái túi, phú quý không bao giờ dứt.

Phi long: Rồng bay, con cháu nhiều may mắn.

Nhị long: Hai rồng gặp nhau thì gọi là thư hùng (đực cái) phú quý, làm đến Tam công.

Kiêng kỵ về núi xung quanh huyệt

Theo quan niệm của người Trung Quốc, núi xung quanh huyệt phải tránh những điểm sau:

+ Núi gầy: Người đói

+ Núi lở: Người có chuyện bi thương

+ Núi quay đi: Người ly tán.

+ Núi co lại: Người thấp hèn.

+ Núi âm u: Người mê muội.

+ Núi nghịch: người hết hơi

Sách “Bác Sơn chiên” cho rằng: “Sa núi quanh huyệt của thủy khẩu cực kỳ lợi hại, giao thoa chặt chẽ, lòng thần mới tụ. Tẩu thế thuận mà bay đi, thì chân long tất cũng đi. sa có ba loại: đầy đặn, tròn, nghiêm chỉnh, là phú cục; thanh tú, nhọn, đẹp là quý cục, nghiêng, sưng bủng là tàn cục. Sa nào cũng có sát. Sa nhọn như mũi tên, sa vỡ tới đỉnh, sa ló đầu ra, sa quay mình về hướng ngược lại, sa vươn theo nước, sa từ cao đè xuống huyệt, đều là hung tướng (tướng dữ). Lại có tương quan, phá toái (vỡ nát), trực cường (thẳng cứng), hiệp bức (kiềm cặp), đê hiểm thụt xuống) tà loạn (nghiêng ngả lung tung), thô dại (thô, sù sì), sấu nhược (già yếu), đoản túc (co quắp), ngang đầu (ngẩng lên), bối diện (mặt trái), đoạn yêu (gãy lưng) đều là sa gây họa”. Tất cả những sa không thuận mắt đều là “hung” (xấu, dữ), “họa” (gây tai họa). Không được lấy huyệt khi gặp những sa nêu trên.

Nếu đất huyệt mà bốn bên đều có sa phú quý thì chủ cát (tốt lành). Sự sắp xếp của sa phải có tầng lớp, có thứ tự trước sau, đồng loạt nghiêng vào trong, như là có tình ý. Chân sa mà có nước chảy róc rách, lượn lờ uốn quanh, thì đó là sa tốt.

Ngoài ra, phải chú ý:

Khí không thuận hòa, sơn không có cây cối, không thể cắm huyệt.

Nếu như có văn lạ trong tầng đất thì có thể cắm.

Khí chưa dừng, sơn vẫn đi, thì không thể cắm. Hoặc yêu kế, hoặc hoành long, theo phép có thể cắm.

Khí chưa hội tụ mà sơn cô độc (chỉ có một mình) thì không thể cắm trừ phi được bình dương cục bảo vệ, theo phép có thể cắm.

Khí không đến, mạch đứt lại nối, không thể cắm.

Tự nhiên mà đứt, đứt rồi lại đứt, theo phép có thể cắm.

Khí không vận hành, đá chồng chất, không thể cắm.

Nói như trên có nghĩa là, sơn mà không tụ khí thì không thể điểm huyệt (cắm huyệt).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiêng kỵ về huyệt mộ của người Tấn (Trung Quốc)

Phạm Minh Thảo biên soạn

Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin

Sơn dừng mà khí tụ lại gọi là huyệt. Huyệt có huyệt bệnh thật sự, như người bị tàn phế, tuy có đủ hình hài, nhưng thần khí thì bại khuyết, mà bên trong không có gì tồn tại, nếu là huyệt như vậy thì theo phép không thể mai táng. Huyệt bệnh gồm các bệnh: bị xuyên đỉnh, gẫy tay, vỡ mặt, liệt nhân, rạn mặt, chướng bụng, cắt chân, vỡ quai hàm. Các huyệt bệnh này rất dễ gây ra tai họa.

Kiêng kỵ ngày thủy, ngày thổ

Người Trung Quốc thời xưa rất kỵ ngày Thủy, ngày Thổ.

Thìn thuộc Long, thuộc Thổ, là Long tinh, Long là vũ sư (người làm ra mưa). Hợi thuộc Thủy. Ngày Thìn, Hợi là điều liên quan đến Thủy, nếu viếng tang thì không được khóc chảy nước mắt, nếu không bị xem như cầu mưa. Mưa to sẽ xối vỡ phần mộ.

Kỵ hung thần

Theo quan niệm của người Trung Quốc thời cổ, trong trời đất có cát thần (thần đem đến điều lành) và hung thần (thần đem đến điều dữ). Khi các thần như: “Thanh long”, “Minh đường”, “Bảo quang”, “Ngọc đường”, “Tư mệnh” trực ban, thì vạn sự có thể từ dữ hóa lành, là ngày tốt, ngày Hoàng đạo. Ngoài ra còn có “Thiên ân”, “Vương đức”, “Phúc sinh”, cũng là cát thần, nhưng cũng có vị hợp, có vị kị. Hung thần là “Thiên cang”, “Kiếp sát”, “Thiên tê”, “Thiên hỏa”, “Tai sát”, “Đại bại”, “Tử thân”. Ngày hung thần trực ban là ngày kiêng kỵ.

Kỵ tam sát

Người Trung Quốc xưa rất kỵ tam sát. Tam sát là Dần Ngọ Tuất hợp Hỏa cục, Hỏa vượng ở phương nam xung quanh phương bắc (Hợi Tý Sửu) Hợi là Kiếp sát, Tý là Tai sát, Sửu là Tuế sát (còn gọi là Mộ Khổ sát).

Thân Tý Thìn hợp Thủy cục, thủy vượng ở phương bắc, xung với phương nam (Tỵ Ngọ Mùi) là tam sát (Tị là Kiếp sát, Ngọ là Tai sát, Mùi là Tuế sát).

Hợi Mão Mùi hợp Mộc cục, Mộc vượng ở phương đông, xung với phương tây (Thân Dậu Tuất), là tam sát (Thân là Kiếp sát, Dậu là Tai sát, Tuất là Tuế sát).

Tý Dậu Sửu hợp Kim cục, Kim vượng ở phương tây, xung với phương đông (Dần Mão Thìn), là tam sát (Dần là Kiếp sát, Mão là Tai sát, Thìn là Tuệ sát)

Dần Ngọ Tuất sát bắc, Thân Tý Thìn sát nam, Hợi Mão Mùi sát tây, Tỵ Dậu Sửu sát đông.

Nếu là năm, thì phương bắc Dần, Ngọ, Tuất là năm tam sát. Năm Thân, Tỵ, Thìn phương nam, năm Hợi, Mão, Mùi phương tây, năm Tỵ, Dậu, Sửu, phương đông đều là năm tam sát.

Nếu địa hình chọn phải hướng phạm sát thì không được để mả.

Năm, tháng, ngày, giờ là Dần, Ngọ, Tuất thì kiêng tu tạo phương bắc.

Năm, tháng, ngày, giờ Thân, Tý, Thìn đều không tu tạo phương nam.

Năm, tháng, ngày, giờ Hợi, Mão, Mùi, đều không tu tạo ở phương tây.

Năm, tháng, ngày, giờ Tỵ, Dậu, Sửu, đều kiêng tu tạo phương đông. Thí dụ, Nhâm sơn kiêm Tỵ, Tỵ là phương Bắc, thì không được động thổ tu tạo vào tháng giêng (Dần), tháng năm (Ngọ), tháng chín (Tuất), nếu cứ làm là phạm sát.

Kiêng kỵ khi xây cất của người Hán (Trung Quốc)

Thời Hán, việc xây cất trên mặt đất có nhiều kiêng kỵ về phương hướng. Khi xây cất nhà cửa, phàm năm có nguyệt thực tất có người chết.

Ngoài ra, dân thời đó cho rằng: “Hướng tây không tốt cho nhà ở, có tử vong”. Sách “Phong tục thông – Thích kị” viết: “Nhà không được hướng tây. Người ta thường bảo tây ở bên trên, làm nhà ở trên thì hại đến gia trưởng”. Người Hán coi bên phải là chí tôn, là bề trên, xây dựng nhà ở bên phải là phạm vào điều tôn kính, là phạm thượng.

Thực tế cho thấy khi xây cất nhà cửa, người Trung Quốc xưa không kiêng hướng, nhưng coi trọng hướng nhà. Thí dụ, hướng Tý Ngọ là chính đông nam, hướng Sửu Mùi là hướng tây nam chếch tây 300 của hướng nam, những hướng này khiến trong nhà nhận được nhiều nắng, đông ấm hè mát, có lợi cho người hoạt động làm ăn, bảo vệ thị lực, điều dưỡng thân thể. Cùng một ngôi nhà, phòng hướng nam và phòng hướng bắc hơn kém nhau đến mấy độ. Cùng một thể chất, ở phòng bắc thì bị lạnh chân tay co quắp, mà ở phòng nam thì mặt mũi hồng hào. Ở phòng nam thì thường được tia tử ngoại diệt khuẩn, ở phòng bắc thì thường xuyên bị cảm, phong thấp, ở phòng nam, nói chung tâm tính thoải mái, còn ở phòng bắc thì tù túng, ức chế.

Kiêng kỵ “thái tuế”

Đây là điều kiêng kỵ theo quan niệm của người Trung Quốc. Tục ngữ Trung Quốc có câu “Hoa hoa thái tuế” (đừng động thổ trên đầu thái tuế).

Thái tuế là tên một ngôi sao được giả định trong thiên văn học cổ đại. Thái tuế đối ứng với sao Tuế. Sao Tuế tức sao Mộc. Người xưa cho rằng sao Tuế cứ 12 năm là chu kỳ một ngày. Ngoài ra người ta chia Hoàng đạo làm 12 phần, phần có sao Tuế đóng thì gọi tên là Tuế, bao gồm 12 tên Tuế là: Thọ tinh, Đại hỏa, Tích mộc, Tinh kỷ, Huyền hiệu, Chủy thử, Giáng lâu, đại lương, Thực Chẩm, Hưởng thú, Hưởng hỏa, Hưởng vĩ. Hướng vận hành của sao Tuế là từ Tây sang Đông, ngược lại hoàn toàn phương hướng của thập nhị chi phân ra từ Hoàng đạo. Theo giả định của người xưa, có một Thái tuế, hướng vận hành của Thái tuế ngược chiều đối với hướng vận hành thực tế của sao Tuế. Người xưa lấy mỗi năm Thái tuế ở bộ phận (phần) để ghi năm. Như Thái tuế tại Dần gọi là Nhiếp đề cách, tại Mão thì gọi Đan Ư. Về sau, lại phối hợp với 10 Tuế dương, tổ chức thành 60 can chi dùng để ghi năm.

Thái tuế cứ 12 năm đi hết một vòng, phối hợp vừa khớp với 12 địa chi chỉ phương vị. Gặp năm Giáp tý thì Giáp Tý chính là Thái tuế. gặp năm Ất Sửu. Ất Sửu đúng là năm Thái tuế, từ đó tính đến năm Quý hợi là hết.

Người xưa cho rằng sao Thái tuế mỗi năm đóng tại phương vị nào thì phương vị ấy xấu. Nếu như năm ấy động thổ xây cất nhà cửa hoặc phần mộ ở phương vị ấy, thì sẽ bị tai họa.

Quan niệm này đã có từ thời Tiên Tần. Sách “Tuân - Tử - Nho hiệu” viết: Vũ Vương đem quân đi đánh Trụ, ngày xuất binh là ngày mà nhà binh kiêng kị hướng đông nam.

Trong tất cả các thần sát, Thái tuế có vị trí cao nhất. Các thần sát nào hợp với Thái tuế, được Thái tuế nâng đỡ đều lá cát thần mang lại hạnh phúc cho con người vì các thần này đều tương đắc với Thái tuế, được chúa năm yêu quý, còn những thần xung đấu với Thái tuế và bị Thái tuế khắc chế đều là hung thần. Như Tuế phá vì không biết điều, đối đầu với Thái tuế, bị Thái tuế xung kích nên bị phá tán, “Đạo hao”; Âm phủ cũng là hung thần, bởi vì nó bị hóa khí của Thái tuế khắc chế. Nên khắc sở dĩ ác bởi vì nó bị nạp âm ngũ hành của Thái tuế khắc… Vua Thái tuế như một bạo chúa “ai chiều thuận thì hưng thịnh, ai chống lại thì bị diệt vong”, chỉ cần chiều thuận Thái tuế, dựa vào Thái tuế, sẽ trở thành cát thần được người đời yêu mến, kính trọng.

Sách “Luận hành” ghi lại một tập tục đời Hán như sau: Động thổ khởi công người ta cho rằng Tuế nguyệt có sở thực, chỗ sở thực ấy, phải có người chết. Giả sử Thái tuế ở Tý thì Tuế thực ở Dậu, tháng giêng kiến Dần, thì Nguyệt thực ở Tỵ. Hưng công ở Tý, Tý sẽ bị thực. Chỗ bị thực ấy phải treo vật ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa. Giả sử Tuế nguyệt thực nhà phía tây, thì nhà phía tây treo Kim; Tuế nguyệt thực nhà phía đông, thì nhà phía đông treo than. Rồi bằng lễ tế tự để trừ hung họa.

Đời Tống, người ta càng tin sùng Thái tuế hơn nữa. Bất cứ có tai ách lớn nhỏ gì, người ta cũng đều cho là do việc “phạm thổ” trong một lần xây cất nào đó.

Đến đời Thanh, tục tránh Thái tuế cũng không suy giảm. Những năm 20, 30 của thế kỷ XX, “Lịch đại phong tục sự vật khảo” quyển 27 đã khảo chứng tục tránh Thái tuế và cho biết “ngày nay trong xây cất nhà cửa, thế tục vẫn kỵ hướng Thái tuế, cho rằng phạm nó thì hung”.

Người Trung Quốc xưa rất chú ý giữ gìn tránh kỵ Thái tuế trong xây cất nhà cửa, không dám “động thổ trên đầu Thái tuế”, cho rằng nhỡ xúc phạm hoặc đào đến “đất Thái tuế” thì có thể dẫn đến thảm họa cả nhà tuyệt diệt.

Ngay vua chúa phong kiến mỗi lần tuần thú địa phương hoặc ra quân chinh phạt, mở rộng biên giới hoặc dựng xây cung đều cẩn thận tránh hướng Thái tuế như bàn dân thiên hạ.

Do tính chất chuyên chế ngang ngược của Thái tuế không chỉ người trần mà ngay cả các thần sát trên trời cũng sợ hãi, bợ đỡ, nịnh hót Thái tuế. Do đó, dưới Thái tuế đã dần dần hình thành một đội ngũ thần sát ngày càng đông đảo, đây là hệ thống thần sát ảnh hưởng đến cát hung của ngày giờ, phương vị, hệ thống thần sát lấy Thái tuế là hạt nhân.

Hệ thống Thái tuế chủ yếu có những thần sát dưới đây:

Tuế phá, Đại tướng quân, Tấu thư, Bác sĩ, Lực sĩ, Tâm thất, Tâm quan, Tâm mệnh, Tang môn, Thái âm, Điếu khách, Quan phù, Súc quan, Bạch hổ, Hoàng phan, Báo vĩ, Bệnh phù, Tử phù, Tiểu hao, Đại hao, Kiếp sát, Tai sát, Phục binh, Đại họa, Tuế binh, Đại sát, Phi liêm, Tuế đức, Tuế đức hợp, Kim thần, Tuế can hợp, Tuế chi đức v.v…

Khi các thần này trực ở những phương các thần cai quản, việc hưng công, động thổ, cưới hỏi, xuất hành, khi trương buôn bán… đều phải tránh. Việc xúc phạm khi xây cất, phạm vào các sao chủ về ác thần sẽ gặp các điều rủi ro như sau:

+ Lực sĩ chủ về bệnh tật.

+ Tang môn chủ về trộm cướp, mất của, chết người.

+ Súc quan chủ về tổn hại lục xác và mất của.

+ Bạch hổ chủ về tai họa tang ma.

+ Hoàng phan chủ về việc có tổn thất.

+ Bác sĩ chủ về việc mất của, hại người.

+ Bệnh phù chủ về tật bệnh.

+ Tử phù chủ về chết chóc.

+ Đại hao chủ về hao tài, tốn của.

+ Kiếp sát chủ về mất trộm, mất cướp, bị chém giết.

+ Tai sát chủ về tai họa, bệnh tật.

+ Tuế sát chủ về hại con cháu, lợn bò.

+ Phục binh, Đại họa chủ về chết chóc, binh đao.

+ Tuế hùng chủ về kiện cáo.

+ Đại sát chủ về tội xử tử.

+ Kim thần là sao ác nhất, phạm nó, sẽ có loạn lạc, chết chóc, hạn lụt, ôn dịch, không chỉ gây hại cho một người mà nguy hiểm cho cả xã hội.

+ Tiêu hao chủ về đáng rơi, bỏ quên của hoặc sợ hãi toát mồ hôi.

+ Tuế phá, Thái tuế: không được xây dựng, lấy vợ, gả chồng, xuất hành đi xa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiêng kỵ về khí đối với nhà ở

Phạm Minh Thảo biên soạn

Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin

Khi xét về khí, theo quan điểm tương sinh tương khắc về ngũ hành, người Trung Quốc xưa kiêng một số điểm sau:

Khí từ phương bắc đến, thì nhà được sinh, người trong nhà được thấm cát khí (khí lành).

Khí lấy đường cái bên ngoài nhà ở để xem xét, nếu đường cái đâm thẳng vào nhà thì gọi là lai mạch (mạch đến), nếu đường đi ngang qua trước nhà thì gọi là giới thủy. Lại lấy phương vị bát quái đặt tên cho khí, có càn khí, khôn khí v.v… Nhà ở nếu được vượng khí của trời, quy khí của đất, chắc chắn phú quý.

Nhà cửa mới nhưng sắc khí ảm đạm, nhà ấy sẽ lụi bại.

Nếu hào quang là lửa kèm theo khói, tất chủ hỏa tai (cháy nhà).

Nếu khí đen bàng bạc như sương, như khói, đất bị hoành họa (tai họa ập đến).

Nếu khí trắng đầy nhà như khói nhạt, nhà ấy nhất định có tang tóc.

Hỉ khí quyện lẫn hắc khí thì điều may sắp hết, điều rủi đến.

Nếu là khí trắng, tất có chuyện phải mặc áo tang.

Trong khí đen đã có thoáng chút màu sáng, là tai họa sắp đến.

Khí trên nóc nhà có màu đỏ, trắng, đen, xanh v.v… Hễ nóc nhà có khí màu tía, là phiếm tài, có màu trắng là không giữ được cửa; màu đen là trong nhà có người phạm pháp.

Kiêng kỵ về âm trạch bằng bùa phép

Trong tướng địa, đặc biệt là vể âm trạch, nếu có triệu chứng hung họa, hoặc đã xảy ra chuyện không hay người Trung Quốc xưa thường có một số biện pháp cứu vãn, biến hiểm nguy thành yên ổn, biến hung thành cát. Bắc Chu, tại “cảnh tử sơn tập – “tiểu viên phú” người thời ấy cho rằng có thể: “dùng mai thạch trấn trạch thần, dùng gương soi trấn sơn tinh”, “thạch” và “kính” (gương) ở đây dùng để tránh tai họa.

Thông thường, người ta dùng bùa yểm, vẽ bùa lên thân cây đào, mận, hạnh, hoặc vẽ bùa trên giấy đeo vào người, hoặc treo trước nhà, hoặc để trong nhà, hoặc chôn dưới đất, để trừ họa.

Bùa ngũ nhạc trấn trạch, chia làm trung, đông, tây, nam, bắc, gồm năm lá bùa. Nếu gia trạch bất an, hoặc hung thần tà quỷ gây rối, thì dùng bùa này để trấn, các tà ma không dám đến gần.

Bùa trấn trạch thập nhị niên thổ phủ thần sát, gồm 12 lá: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Nếu tu tạo nhà cửa phạm thổ hung thần, thì dùng ván gỗ cây đào vẽ bùa, đặt ở chỗ phạm.

Bùa trấn tứ phương gồm bốn loại bùa: Hợi Tý Sửu, Tỵ Ngọ Mùi, Thân Dâu Tuất, Dần Mão Thìn. Nếu ngộ phạm tam sát hung thần phải vẽ bùa lên ván gỗ cây đào đặt ở chỗ phạm.

Bùa tam giáo cứu trạch, gồm 8 lá chia theo bát quái, khi tai họa trong nhà không chấm dứt, thì dùng bùa này.

Ngoài ra, còn có một số bùa khác như bùa trấn hành niên kiến trạch thần, bùa trấn bát vị quái hào nghịch thần, bùa trấn phân phòng tương khắc thần, bùa trấn nguyên không trang quái vị tu thần, bùa trấn tứ lân khởi thổ tu tạo ngộ phạm ngã gia thổ phủ hung thần, bùa trấn tứ quy mộ phạm thổ vương sát thần, bùa trấn tà thần tà khí tác quái trong nhà, bùa làm lợi cho kinh doanh, bùa phù hộ cho lợn hay ăn chóng lớn v.v…

Đa phần bùa đều được vẽ bằng son lên gỗ đào, kích thước miếng gỗ theo quy định rộng một thước hai, khớp với 12 tháng; cao một thước hai, khớp với 12 giờ, tổng cộng 24 khí. Mặt ván vẽ hình, hoặc chỉ viết mỗi chữ “thiện” hoặc “phúc”.

Viết xong, phải chọn giờ treo lên. Nếu là chữ “Thiện” thì treo vào giờ Thìn ngày mồng 8 tháng 4.

Còn có cách trấn bằng viết trên tảng đá cụ thể như sau: khi nhà cửa xung với miếu thờ thần, đình chùa, người ta viết trên tảng đá hai chữ “Ngọc thanh”.

Nếu nhà bị trộm cướp, viết trên tảng đá hai chữ “Ngọc đế”.

Nếu miếu vũ, phòng tích xung với nhà, thì viết trên tảng đá hai chữ “Nhiếp khí”.

Nếu đường đi xung với nhà, thì viết trên tảng đá hai chữ “Thái sơn”.

Nếu nóc nhà hàng xóm chĩa thẳng vào nhà mình, thì viết trên tảng đá hai chữ “Càn nguyên”.

Ngoài ra, còn có “kim cương”, “thiên thông”, “càn cương mậu kỷ”, “thiên phùng thánh hậu”… những tảng đá này nặng từ 50 cân đến 100 cân, là đá xanh hoặc đá đỏ thì lành. Nếu là đá của Thái Sơn thì cao bốn thước tám tấc, rộng một thước hai tấc, dày bốn tấc. Người ta thường chôn đá xuống đất sâu tám tấc, chôn vào giờ Dần ngày ngũ long, ngũ hổ. Ngoài ra, nếu phạm đất Hổ Khẩu, Hổ vĩ, Thái tuế, thì dùng đá của Thái Sơn trừ tà.

Không chỉ trấn bằng bùa, bằng viết trên đá, người ta còn dùng cách chôn vật xuống đất. Cụ thể chôn hình nhân bằng gỗ, hình súc vật, trong đất. Có thể đắp hình nhân bằng đất hoặc bùn. Đất dùng làm phép không phải đất thông thường, mà là đất tường thành, đất bếp, đất nơi mộ cổ. Nước cũng không phải nước thông thường mà là nước giếng cổ, nước tắm. Có khi người ta còn chôn chuột, móng ngựa, da rắn, tiết lợn, xương hổ v.v… chôn sâu một thước hai tấc với niềm tin sẽ tránh được tai họa.

Đặc biệt người ta còn sử dụng gương, thường là loại gương bạch hổ. Nếu cổng xung với nhà lầu, âm miếu, chùa chiền, cột cờ, tháp bằng đá, thì treo gương trên cổng (cửa) để trấn. Hoặc người ta dùng phép trát tường bằng đất nhão, lấy đất bếp, đất phổ, đất mộ cổ, đất giữa lòng đường, xương sọ chó đốt thành than, đất lấy ở phương Tuế Đức, nhào lẫn với nhau theo một tỷ lệ rồi trát lên tường, dán bùa lên chỗ trát này.

Kiêng kỵ theo 12 vị thần tháng

Theo quan điểm của người Trung Quốc cổ xưa, 12 trực ứng với 12 tháng, do 12 vị thần cai quản. Các vị này có thể ứng với điềm xấu (hung) nên muốn yên ổn phải kiêng kỵ một số việc. Chẳng hạn:

Kiến: Nói chung trực kiến là ngày tốt, nhưng việc xây cất, động thổ chưa nên.

Trừ: Ngày nay, bỏ cái cũ, đón cái mới, là cát, nhưng có ít việc thích hợp.

Mãn: Chỉ nên cúng lễ, cầu xin, việc khác không tốt, đặc biệt là việc nhậm chức, việc cưới xin, không nên vào ngày trực mãn.

Định: Nên ăn tiệc, hội họp, bàn bạc, kiêng chữa bệnh, kiện tụng, cử tướng xuất quân.

Chấp: Nên tu tạo, trồng trọt, săn bắn, kỵ dời nhà, đi chơi, mở cửa buôn bán, xuất tiền của.

Pháp: Muôn việc bất lợi, chỉ có thể làm việc phá dỡ nhà cửa.

Nguy: Muôn việc đều hung.

Thành: Nên bắt đầu kinh doanh, nhập học, kết hôn, nhậm chức, dọn nhà mới, nhưng không nên tố tụng.

Thu: Thu có nghĩa là chung kết sự việc, đo đó thu hoạch hoa màu, ngũ cốc, dựng kho tàng, cất chứa của cải, săn bắn v.v… thì có lợi, nhưng bắt đầu công việc mới không có lợi, kỵ du lịch, kỵ tang lễ.

Khai: Kết hôn, bắt đầu kinh doanh, bắt đầu công việc mới đều tốt, nhưng đào đất, chôn cất người chết, săn bắn, đẵn gỗ và những công việc không sạch sẽ khác đều rất xấu.

Bế: Nói chung vạn sự hung.

Việc cát hung của 12 trực theo cách sắp xếp tạo ra từng cặp hai chữ một: kiến trừ, mãn bình, định chấp, phá nguy, thành thu, khai bế, rồi theo nghĩa từng chữ mà nhận định cát hung. Ngày xưa, trong việc coi ngày, người Trung Quốc xưa rất quan tâm tới sự kiêng kỵ này vì họ cho làm như vậy để tránh rủi ro.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiêng kỵ theo phương vị của 12 con giápTrích Bách khoa kiêng và cấm kỵ

Phạm Minh Thảo biên soạn

Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin

Theo quan niệm Đông phương cổ, mỗi người cầm tinh một con vật và vì vậy, họ sẽ bị chi phối khác nhau khi xét đến các kiêng kỵ khi xây dựng nhà ở cụ thể.

......

Người tuổi dần (hổ), kiêng lưng nhà là hướng bắc, mặt nhà là hướng nam hoặc lưng nhà hướng tây, mặt nhà nhìn ra hướng đông. Hướng nhà nên chọn là lưng nhà hướng đông, mặt nhà quay về hướng tây, lưng nhà hướng nam, mặt nhà quay về hướng bắc hoặc lưng nhà hướng tây, mặt nhà quay về hướng đông.

Người tuổi mão (thật ra là con thỏ), kiêng lưng nhà là hướng tây, mặt nhà nhìn ra hướng đông. Hướng nên chọn là lưng nhà hướng bắc, mặt nhà quay về hướng nam, lưng nhà hướng tây, mặt nhà nhìn về hướng đông hoặc lưng nhà hướng đông, mặt nhà quay về hướng tây.

........

Chào Anh/ Chị !

Do đánh máy nhầm hay do sách viết sai bởi mẫu thuẫn quá !

Cảm ơn !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Anh/ Chị !

Do đánh máy nhầm hay do sách viết sai bởi mẫu thuẫn quá !

Cảm ơn !

Chào bạn Binbom2005

Tôi đã kiểm tra lại đoạn trên và tôi đánh máy hoàn tòan đúng như những gì trong sách, đoạn trên ở trang số 153, trích trong sách Bách khoa kiêng và cấm kỵ của Phạm Minh Thảo, NXB Văn hóa thông tin năm 2007. Bạn có thể kiểm tra lại.

Tôi xin nhắc lại là những tài liệu mà Trung tâm đưa lên chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là quan điểm chính thức của Trung tâm, và điều này cũng đã được nhắc tới trong trang chủ của diễn đàn.

Cám ơn bạn đã quan tâm phát hiện, chúc sức khỏe và thành đạt.

Share this post


Link to post
Share on other sites