Posted 18 Tháng 2, 2010 Ông Bình Vôi Vitinfo Thứ tư, 30/01/2008, 08:48(GMT+7) Ông Bình Vôi, theo tín ngưỡng dân gian lâu đời của người Việt, là ông thần giữ của trong nhà. Bình vôi thường được làm từ đất nung, sành sứ và được dùng để đựng vôi ăn trầu. Người ta dùng một chiếc que tre, gọi là chìa vôi, để lấy vôi ra. Một đầu của chìa vôi được vót nhọn để têm trầu. Ông Bình Vôi là hiện vật văn hóa lâu đời của người Việt. Theo phong tục xưa, khi đón con dâu vào nhà, mẹ chồng mang Ông Bình Vôi lánh ra ngoài -- tỏ ý quyền lực tuyệt đối của mẹ chồng với của cải. Bình vôi dùng lâu ngày sẽ bị vôi bít kín miệng phải thay. Người ta không vứt bỏ những chiếc bình cũ, mà đem treo chúng ở gốc đa hay để chúng ở cạnh các ngôi đền. Chuyện rằng, ngày xưa có một người ăn trộm nhà nghề tài giỏi, về già, sức yếu, không còn xoay xỏa được các mẻ lớn như hồi còn trẻ, đành đi ăn trộm vặt để sống qua ngày. Lão trộm ở gần một ngôi chùa, thường lui tới chốn này lần lượt vơ vét hết lư hương, chân đèn đến chũm chọe, chuông, tượng đồng. Các sư biết rõ kẻ lấy trộm nhà chùa, song không thể trừng phạt được tên gian, vì luật nhà Phật cấm làm điều hại người, lấy ác báo ác. Do đó mà lão trộm cứ liên tiếp thổi sạch của cải trong chùa, và các sư đành mặc cho lão ta lấy. Một hôm lão trộm thấy mình đã kiệt sức, sắp chết đến nơi, hối hận tìm đến gặp sư cụ để thú tội: - Bạch sư cụ, suốt cả đời tôi chỉ có ăn trộm, đốt nhà, giết người, tội lỗi ngập đầu, ngày nay tôi hết sức hối hận, không biết làm thế nào để chuộc lại bao nhiêu tội ác đã gây ra được mong Phật tổ tế độ cho. Mong sư cụ mở lòng từ bi mà khuyên bảo cho, tôi nguyện hết lòng làm theo lời sư cụ dạy, dù có phải hy sinh đến đâu cũng không từ. Sư cụ vốn oán sẵn tên trộm già, thấy có dịp trừ tiệt mối họa mới vờ khuyên nó muốn chuộc bao nhiêu tội lỗi tày đình, thì sáng sớm tinh sương vào lúc không người, hãy leo lên ngọn cây đa trước cửa chùa chắp tay niệm Phật ba lần rồi lao mình xuống, tức khắc sẽ được Phật tung lưới nhiệm màu hứng độ cho về cõi cực lạc. Lão trộm tin thật vào lời nhà tu hành, mừng rỡ lạy tạ ra về. Sáng hôm sau, tên trộm già cố sức khó nhọc trèo lên ngọn cây đa cao vòi vọi, làm y như lời sư cụ dặn, lớn tiếng "Mô Phật" ba lần rồi nhảy vào quãng không. Nhà sư đã xúi cho tên trộm già chết, trong lúc đó nấp ở cửa chùa nhìn ra thấy rõ mọi sự, mừng thầm cho mưu kế của mình thực hiện, từ đây dứt tiệt được kẻ láng giềng đạo tặc. Song lão trộm vừa nhảy khỏi ngọn cây đa, sư cụ bỗng kinh ngạc thấy một dải lụa điều từ đâu như do một bàn tay vô hình tung quấn vào giữa người lão rồi từ từ đưa lên trời. Mấy hôm liền sau đó, nhà sư đâm ra nghĩ ngợi quên ăn, quên ngủ, ước muốn được lên cõi Niết Bàn như lão ăn trộm. Một kẻ trọn đời làm toàn chuyện ác đức như thế đáng lẽ phải sa địa ngục, mà chỉ nhảy từ ngọn cây đa xuống là được Phật độ cho về Niết Bàn, huống hồ một nhà sư bao nhiêu năm khổ hạnh tụng kinh niệm Phật? Nghĩ thế rồi, một sáng sớm kia nhà sư cũng trèo lên ngọn cây đa trước chùa và làm y theo cách mình đã dạy tên trộm. Trái với mong ước, nhà sư chẳng thấy dải của Phật tung ra độ mà khi thả rơi người xuống liền bị một cành cây xuyên qua thủng bụng. Đến khi người ta hay hạ xác nhà sư xuống thì bụng đã chương phình lên, thủng một lỗ lớn ở chỗ rút cành cây đâm xuyên. Vì thù oán và ham muốn, nhà sư bị hóa kiếp thành ra cái bình vôi. Miệng bình là chỗ bị cành đa đâm thủng và chìa vôi là cành đa. Thân hình to lớn là bụng nhà sư chương sình. Vôi đựng trong bình cay nồng cũng như lòng oán thù và tham muốn ở kẻ hành. Màu đỏ ở miệng bình vôi là máu loang ra ở vết thương bị cành đa xuyên qua. Nhà sư bị Phật hóa kiếp thành bình vôi ngày ngày phải chịu khổ hình cho người ta ngoáy moi tận ruột lấy vôi ra để ăn trầu. Những bình vôi vỡ hay cũ không dùng nữa bị người ta đem ra bỏ ở các gốc cây đa. Truyện dân gian Việt Nam (HG sưu tầm) 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 2, 2010 Đọc xong bài của Thầy post thấy tội cho ông thầy chùa quá.Ở nhà làm phó thường dân được rồi đi tu làm gì cho khổ :P . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 2, 2010 Đọc xong bài của Thầy post thấy tội cho ông thầy chùa quá.Ở nhà làm phó thường dân được rồi đi tu làm gì cho khổ :P .Ở nhà làm phó thường dân, nhưng tại ham thành Phật cơ. Lây Chúa! Phật ở trong Tâm ta, Chúa ở cùng anh chị em và ở cùng Cha, mà. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 2, 2010 Ông Bình Vôi Vitinfo Thứ tư, 30/01/2008, 08:48(GMT+7) Ông Bình Vôi, theo tín ngưỡng dân gian lâu đời của người Việt, là ông thần giữ của trong nhà. Bình vôi thường được làm từ đất nung, sành sứ và được dùng để đựng vôi ăn trầu. Người ta dùng một chiếc que tre, gọi là chìa vôi, để lấy vôi ra. Một đầu của chìa vôi được vót nhọn để têm trầu. Ông Bình Vôi là hiện vật văn hóa lâu đời của người Việt. Theo phong tục xưa, khi đón con dâu vào nhà, mẹ chồng mang Ông Bình Vôi lánh ra ngoài -- tỏ ý quyền lực tuyệt đối của mẹ chồng với của cải. Bình vôi dùng lâu ngày sẽ bị vôi bít kín miệng phải thay. Người ta không vứt bỏ những chiếc bình cũ, mà đem treo chúng ở gốc đa hay để chúng ở cạnh các ngôi đền. Chuyện rằng, ngày xưa có một người ăn trộm nhà nghề tài giỏi, về già, sức yếu, không còn xoay xỏa được các mẻ lớn như hồi còn trẻ, đành đi ăn trộm vặt để sống qua ngày. Lão trộm ở gần một ngôi chùa, thường lui tới chốn này lần lượt vơ vét hết lư hương, chân đèn đến chũm chọe, chuông, tượng đồng. Các sư biết rõ kẻ lấy trộm nhà chùa, song không thể trừng phạt được tên gian, vì luật nhà Phật cấm làm điều hại người, lấy ác báo ác. Do đó mà lão trộm cứ liên tiếp thổi sạch của cải trong chùa, và các sư đành mặc cho lão ta lấy. Một hôm lão trộm thấy mình đã kiệt sức, sắp chết đến nơi, hối hận tìm đến gặp sư cụ để thú tội: - Bạch sư cụ, suốt cả đời tôi chỉ có ăn trộm, đốt nhà, giết người, tội lỗi ngập đầu, ngày nay tôi hết sức hối hận, không biết làm thế nào để chuộc lại bao nhiêu tội ác đã gây ra được mong Phật tổ tế độ cho. Mong sư cụ mở lòng từ bi mà khuyên bảo cho, tôi nguyện hết lòng làm theo lời sư cụ dạy, dù có phải hy sinh đến đâu cũng không từ. Sư cụ vốn oán sẵn tên trộm già, thấy có dịp trừ tiệt mối họa mới vờ khuyên nó muốn chuộc bao nhiêu tội lỗi tày đình, thì sáng sớm tinh sương vào lúc không người, hãy leo lên ngọn cây đa trước cửa chùa chắp tay niệm Phật ba lần rồi lao mình xuống, tức khắc sẽ được Phật tung lưới nhiệm màu hứng độ cho về cõi cực lạc. Lão trộm tin thật vào lời nhà tu hành, mừng rỡ lạy tạ ra về. Sáng hôm sau, tên trộm già cố sức khó nhọc trèo lên ngọn cây đa cao vòi vọi, làm y như lời sư cụ dặn, lớn tiếng "Mô Phật" ba lần rồi nhảy vào quãng không. Nhà sư đã xúi cho tên trộm già chết, trong lúc đó nấp ở cửa chùa nhìn ra thấy rõ mọi sự, mừng thầm cho mưu kế của mình thực hiện, từ đây dứt tiệt được kẻ láng giềng đạo tặc. Song lão trộm vừa nhảy khỏi ngọn cây đa, sư cụ bỗng kinh ngạc thấy một dải lụa điều từ đâu như do một bàn tay vô hình tung quấn vào giữa người lão rồi từ từ đưa lên trời. Mấy hôm liền sau đó, nhà sư đâm ra nghĩ ngợi quên ăn, quên ngủ, ước muốn được lên cõi Niết Bàn như lão ăn trộm. Một kẻ trọn đời làm toàn chuyện ác đức như thế đáng lẽ phải sa địa ngục, mà chỉ nhảy từ ngọn cây đa xuống là được Phật độ cho về Niết Bàn, huống hồ một nhà sư bao nhiêu năm khổ hạnh tụng kinh niệm Phật? Nghĩ thế rồi, một sáng sớm kia nhà sư cũng trèo lên ngọn cây đa trước chùa và làm y theo cách mình đã dạy tên trộm. Trái với mong ước, nhà sư chẳng thấy dải của Phật tung ra độ mà khi thả rơi người xuống liền bị một cành cây xuyên qua thủng bụng. Đến khi người ta hay hạ xác nhà sư xuống thì bụng đã chương phình lên, thủng một lỗ lớn ở chỗ rút cành cây đâm xuyên. Vì thù oán và ham muốn, nhà sư bị hóa kiếp thành ra cái bình vôi. Miệng bình là chỗ bị cành đa đâm thủng và chìa vôi là cành đa. Thân hình to lớn là bụng nhà sư chương sình. Vôi đựng trong bình cay nồng cũng như lòng oán thù và tham muốn ở kẻ hành. Màu đỏ ở miệng bình vôi là máu loang ra ở vết thương bị cành đa xuyên qua. Nhà sư bị Phật hóa kiếp thành bình vôi ngày ngày phải chịu khổ hình cho người ta ngoáy moi tận ruột lấy vôi ra để ăn trầu. Những bình vôi vỡ hay cũ không dùng nữa bị người ta đem ra bỏ ở các gốc cây đa. Truyện dân gian Việt Nam (HG sưu tầm) Liêm trinh nghĩ trong tử vi sao quang quý được an từ xương khúc muốn tâm tiến nhanh tới cõi phật, thánh,thần, tiên nhất tất nhiên tâm phải hướng thiện và phải lăn ra mà học tập,suy nghĩ,làm việc, học đi đôi với hành.lão trộm kia tả xung hữu đột tới già mà không bị bắt tất cái tài trộm cũng không nhỏ và trong quá trình đi trộm chắc cũng phải suy nghĩ nhiều lắm. Cuối đời lão bỗng hướng thiện tìm về cõi phật mà không đào tạo đệ tử đã là một hành vi rất tốt rồi. Theo truyền thuyết dải lụa tung ra kéo lão lên trời cũng là triết lý hay gom lão về niết bàn làm tiểu đồng quyét dọn chốn niết bàn đề lão khỏi tìm cách tác họa ở thế gian cũng hay triết lý rất cao thâm. Sư cụ kia khoác áo tu hành mà tà tâm không dứt, lòng còn dữ tham,oán,suốt ngày tụng kinh kệ mà kinh kệ chẳng ngấm vào đầu, thấy kẻ bất lương muốn hoàn lương nơi cửa phật mà lại hành sử với mưu kế còn độc ác hơn nên không vào được cửa phật cũng chẳng sai. Muốn tới cảnh giới bậc cao của năng lượng có một con đường ngắn nhất là lăn ra mà học tập tri thức - suy ngĩ-sáng tạo -học đi đôi với hành. Đầu xuân bàn vui một tý. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 2, 2010 Liêm trinh nghĩ trong tử vi sao quang quý được an từ xương khúc muốn tâm tiến nhanh tới cõi phật, thánh,thần, tiên nhất tất nhiên tâm phải hướng thiện và phải lăn ra mà học tập,suy nghĩ,làm việc, học đi đôi với hành. lão trộm kia tả xung hữu đột tới già mà không bị bắt tất cái tài trộm cũng không nhỏ và trong quá trình đi trộm chắc cũng phải suy nghĩ nhiều lắm. Cuối đời lão bỗng hướng thiện tìm về cõi phật mà không đào tạo đệ tử đã là một hành vi rất tốt rồi. Theo truyền thuyết dải lụa tung ra kéo lão lên trời cũng là triết lý hay gom lão về niết bàn làm tiểu đồng quyét dọn chốn niết bàn đề lão khỏi tìm cách tác họa ở thế gian cũng hay triết lý rất cao thâm. Sư cụ kia khoác áo tu hành mà tà tâm không dứt, lòng còn dữ tham,oán,suốt ngày tụng kinh kệ mà kinh kệ chẳng ngấm vào đầu, thấy kẻ bất lương muốn hoàn lương nơi cửa phật mà lại hành sử với mưu kế còn độc ác hơn nên không vào được cửa phật cũng chẳng sai. Muốn tới cảnh giới bậc cao của năng lượng có một con đường ngắn nhất là lăn ra mà học tập tri thức - suy ngĩ-sáng tạo -học đi đôi với hành. Đầu xuân bàn vui một tý. Kính bác Liêm Trinh.Đúng là như vậy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 2, 2010 Ông Bình Vôi Vitinfo Thứ tư, 30/01/2008, 08:48(GMT+7) Ông Bình Vôi, theo tín ngưỡng dân gian lâu đời của người Việt, là ông thần giữ của trong nhà. Bình vôi thường được làm từ đất nung, sành sứ và được dùng để đựng vôi ăn trầu. Người ta dùng một chiếc que tre, gọi là chìa vôi, để lấy vôi ra. Một đầu của chìa vôi được vót nhọn để têm trầu. Ông Bình Vôi là hiện vật văn hóa lâu đời của người Việt. Theo phong tục xưa, khi đón con dâu vào nhà, mẹ chồng mang Ông Bình Vôi lánh ra ngoài -- tỏ ý quyền lực tuyệt đối của mẹ chồng với của cải. Bình vôi dùng lâu ngày sẽ bị vôi bít kín miệng phải thay. Người ta không vứt bỏ những chiếc bình cũ, mà đem treo chúng ở gốc đa hay để chúng ở cạnh các ngôi đền. Chuyện rằng, ngày xưa có một người ăn trộm nhà nghề tài giỏi, về già, sức yếu, không còn xoay xỏa được các mẻ lớn như hồi còn trẻ, đành đi ăn trộm vặt để sống qua ngày. Lão trộm ở gần một ngôi chùa, thường lui tới chốn này lần lượt vơ vét hết lư hương, chân đèn đến chũm chọe, chuông, tượng đồng. Các sư biết rõ kẻ lấy trộm nhà chùa, song không thể trừng phạt được tên gian, vì luật nhà Phật cấm làm điều hại người, lấy ác báo ác. Do đó mà lão trộm cứ liên tiếp thổi sạch của cải trong chùa, và các sư đành mặc cho lão ta lấy. Đâu có luật nhà Phật nào cấm không cho bắt kẻ trộm nộp quan hay bắt kẻ trộm lại cảnh cáo bao giờ; chỉ là, có thể nhà chùa chẳng bắt được và chuyện kể ra điều vì luật nhà Phật cấm nọ kia đó vậy! Một hôm lão trộm thấy mình đã kiệt sức, sắp chết đến nơi, hối hận tìm đến gặp sư cụ để thú tội: - Bạch sư cụ, suốt cả đời tôi chỉ có ăn trộm, đốt nhà, giết người, tội lỗi ngập đầu, ngày nay tôi hết sức hối hận, không biết làm thế nào để chuộc lại bao nhiêu tội ác đã gây ra được mong Phật tổ tế độ cho. Mong sư cụ mở lòng từ bi mà khuyên bảo cho, tôi nguyện hết lòng làm theo lời sư cụ dạy, dù có phải hy sinh đến đâu cũng không từ. Thử hỏi hạt giống Bồ Đề đã gieo khi nào mà lúc sắp chết mới trổ? Tuy nhiên, theo Đại Thừa Phật Giáo thì ai ai cũng có hạt giống này ... Sư cụ vốn oán sẵn tên trộm già, thấy có dịp trừ tiệt mối họa mới vờ khuyên nó muốn chuộc bao nhiêu tội lỗi tày đình, thì sáng sớm tinh sương vào lúc không người, hãy leo lên ngọn cây đa trước cửa chùa chắp tay niệm Phật ba lần rồi lao mình xuống, tức khắc sẽ được Phật tung lưới nhiệm màu hứng độ cho về cõi cực lạc. Sân Hận - nó tàn phá tâm thức một cách ghê gớm, san bằng cả rừng công đức v.v... mà người tu hành rất nên chú ý; chẳng phải chỉ riêng người tu hành không thôi mà ngay với tất cả mọi người khi đối đãi với nhau. Có ai tự tìm hiểu: nguyên nhân của sân hận là như thế nào không nhỉ!? Thế nhưng tác dụng của được kẻ láng giềng đạo tặc. Song lão trộm vừa nhảy khỏi ngọn cây đa, sư cụ bỗng kinh ngạc thấy một dải lụa điều từ đâu như do một bàn tay vô hình tung quấn vào giữa người lão rồi từ từ đưa lên trời. Người ta thường ví: Buông đồ đao xuống lập địa thành Phật có vẽ ứng hợp trong trường hợp này về lão trộm; nhưng không phải phủi bỏ nhân-quả cái rụp như thể tưởng đưa lên trời là xong. Chỉ có sự THÀNH TÂM SÁM HỐI RẤT MỰC mới có chuyển cơ về nơi Cực Lạc để mà tiếp tục tu tập đến khi thành chánh quả. Mấy hôm liền sau đó, nhà sư đâm ra nghĩ ngợi quên ăn, quên ngủ, ước muốn được lên cõi Niết Bàn như lão ăn trộm. Một kẻ trọn đời làm toàn chuyện ác đức như thế đáng lẽ phải sa địa ngục, mà chỉ nhảy từ ngọn cây đa xuống là được Phật độ cho về Niết Bàn, huống hồ một nhà sư bao nhiêu năm khổ hạnh tụng kinh niệm Phật? Nghĩ thế rồi, một sáng sớm kia nhà sư cũng trèo lên ngọn cây đa trước chùa và làm y theo cách mình đã dạy tên trộm. Trái với mong ước, nhà sư chẳng thấy dải của Phật tung ra độ mà khi thả rơi người xuống liền bị một cành cây xuyên qua thủng bụng. Đến khi người ta hay hạ xác nhà sư xuống thì bụng đã chương phình lên, thủng một lỗ lớn ở chỗ rút cành cây đâm xuyên. Nhà sư nọ do chưa rõ sự THÀNH TÂM SÁM HỐI RẤT MỰC của lão trộm cũng như bao người cứ nghĩ bỏ đao giết người xuống là xong vậy và cứ nghĩ tàn ác như kia mà cũng về Niết Bàn thì mình có phần đàng hoàng hơn sao lại chẳng được ân thí tí gì … Bé Cái Lầm! Vì thù oán và ham muốn, nhà sư bị hóa kiếp thành ra cái bình vôi. Miệng bình là chỗ bị cành đa đâm thủng và chìa vôi là cành đa. Thân hình to lớn là bụng nhà sư chương sình. Vôi đựng trong bình cay nồng cũng như lòng oán thù và tham muốn ở kẻ hành. Màu đỏ ở miệng bình vôi là máu loang ra ở vết thương bị cành đa xuyên qua. Nhà sư bị Phật hóa kiếp thành bình vôi ngày ngày phải chịu khổ hình cho người ta ngoáy moi tận ruột lấy vôi ra để ăn trầu. Những bình vôi vỡ hay cũ không dùng nữa bị người ta đem ra bỏ ở các gốc cây đa. Truyện dân gian Việt Nam (HG sưu tầm) Vì thù oán và ham muốn, nhà sư bị hóa kiếp thành ra cái bình vôi chứ không phải nhà sư bị Phật hóa kiếp thành bình vôi ngày ngày phải chịu khổ hình cho người ta ngoáy moi tận ruột lấy vôi ra để ăn trầu. Chẳng có Phật, Bồ Tát nào làm như thế - nhưng Thượng Đế thì khác – chớ làm Ngài phẩn nộ! Sapa 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 2, 2010 (đã chỉnh sửa) Vì thù oán và ham muốn, nhà sư bị hóa kiếp thành ra cái bình vôi chứ không phải nhà sư bị Phật hóa kiếp thành bình vôi ngày ngày phải chịu khổ hình cho người ta ngoáy moi tận ruột lấy vôi ra để ăn trầu. Chẳng có Phật, Bồ Tát nào làm như thế .... Sapa Đúng là Phật giáo chỉ nói đến Luân Hồi và Giải Thoát chứ chẳng hóa kiếp ai cả. Nhưng tôi thấy bản thân câu chuyện này cũng có nhiều dị bản. Theo một tài liệu nào đó tôi được biết đã lâu thì nội dung câu chuyện này hơi khác : "Anh chàng này gần nửa đời sống bằng nghề ăn trộm (không phải ăn trộm đến lúc già yếu như trên). Một ngày lỡ đường xin tá túc vào nhà một cặp vợ chồng người ăn mày. Qua những những lời tâm sự của cặp vợ chồng này trong đêm mà anh ta tình cờ nghe được : rằng dù họ suốt kiếp có nghèo khổ nhưng lòng vẫn thanh thản vì chưa từng lấy bất cứ thứ gì không phải của mình, lúc này anh chàng mới tỉnh ngộ và xin nương nhờ cửa Phật để làm công quả trong nửa quãng đời còn lại. Anh ta sống nhân hậu và làm việc rất siêng năng khiến sư trụ trì rất hài lòng. Một ngày nọ, nghe đồn ở ngoài suối có một con hổ đang rình tìm mồi, một ông sãi ở chùa sở dĩ có chút ganh tị với anh chàng vốn là một tên trộm này, bèn sai anh ra suối lấy nước, anh ta ra đến suối lấy nước thì gặp con hổ vồ đến định ăn thịt. Anh ta nói với con hổ : "Hãy để tôi gánh nước về cúng Phật rồi sẽ trở lại cho ông ăn thịt". Khi anh ta trở lại thì con hổ bảo thịt anh ta rất cứng nên phải trèo lên cây nhảy xuống cho mềm rồi nó mới ăn. Anh ta bèn làm đúng như lời con hổ nói. Khi vừa từ trên cây nhảy xuống thì bỗng một dãy hào quang thả tới kéo anh ta về cõi Phật. Con hổ cũng chẳng ai thấy đâu nữa. Về phần ông sãi, vì ganh tức mình gần cả đời làm công quả ở chùa mà chẳng được thành Phật nên mới trèo lên cây định làm giống anh trộm nhưng khi nhảy xuống thì bị chết và biến thành cái bình vôi (đúng như câu chuyện trên, nhưng không phải sư trụ trì mà là anh sãi),..." Edited 20 Tháng 2, 2010 by Trần Phương Share this post Link to post Share on other sites