Posted 23 Tháng 2, 2010 Đang sẵn dòng về Âm phù kinh, Amour thấy bài "Lữ tổ bách tự bi" cũng cùng nói về chủ đề "Đạo" nên đem vào đây chung: ----------------- LỮ TỔ BÁCH TỰ BI Tác giả: Lữ Động Tânchú: Trương Tam Phong Giải: Lục Tây Tinh Lữ Động Tân hiệu là Thuần Dương, là một trong Bát Tiên. Đây là bài được Lữ Thuần Dương dùng kiếm khí khắc trên vách đá Lư Sơn, tóm tắc diệu đạo tu chân,để quảng độ kẻ hữu duyên. PHẦN CHÁNH VĂN: Dưỡng khí vong ngôn thủ,Giáng tâm vi bất vi. Động tỉnh tri tông tổ, Vô sự cánh tầm thùy. Chân thường tu ứng vật, Ứng vật bất khả mê. Bất mê tính tự trú, Tính trú khí tự hồi. Khí hồi đan tự kết, Hồ trung phối khảm ly. Âm dương sinh phản phục, Phổ hoá nhất thanh bi. Bạch vân triều đỉnh thượng, Cam lộ sái Tu Di. Tự ẩm trường sinh tửu, Tiêu dao thùy đắc tri. Tọa thính vô huyền khúc, Minh thông tạo hóa cơ (ky). Đô lai thập nhị cú, Đoan đích thượng thiên thê. PHẦN CHÚ GIẢI: 1 “Dưỡng khí vong ngôn thủ,2 Giáng tâm vi bất vi.” CHÚ: Phàm người tu hành, trước nên dưỡng khí. Chú trọng ở chỗ quên nói và thủ nhất; quên nói thì khí không tán, thủ nhất thì thần không xuất. Khẩu quyết là chặn lấy cái lưỡi, im lặng không nói thì giữ được thần định tĩnh.Phàm tâm người ta khuấy động không ngừng. Người tu hành cần nhập tỉnh quý ở chế phục đôi mắt, vì mắt là cửa ngõ của tâm, nên buông mi nhắm lại. Câu quyết là lấy mắt nhìn mũi, lấy mũi nhìn rốn, trên dưới chặt chẽ, tâm và hơi thở theo nhau, để ý huyền quang, thì có thể giáng phục được tư lự. GIẢI: Người học đạo tu tiên lúc nhập môn nên lý hội hai chữ tính mạng. Tính có tính nguyên. mạng có mạng đế (đế là cuống). Tính nguyên cần thanh tĩnh, mạng đế cần kiên cố. Mạng đế vững thì nguyên khí xung, nguyên khí xung thì tinh tự dấy. Tính nguyên thanh thì nguyên thần định, thần định thì khí tự linh vậy.Cái gì là mạng đế? Đó là chân tức. Cái gì là nguyên tinh? Đó là tâm địa. Thầy ta dạy dưỡng khí giáng tâm, mà giữ quên nói tức là chân quyết dưỡng khí vậy. Chính ra “vong ngôn” không phải là bịt miệng lại không cho nói, mà là giữ tinh thần yên ổn, trầm lặng trước mọi tình cảnh. Nói “thủ” là giữ, mà giữ đây là giữ khí. Giữ ở đâu? Đạo Đức Kinh viết : “Nói nhiều nói hay cũng không bằng thủ trung” trung đây là nơi thần khí quy phục vậy. Đó gọi là khí huyệt, ngưng thần vào khí huyệt là “vong ngôn thủ trung”, là quy căn; đạo trường sinh bắt đầu từ chỗ đó.Còn “giáng tâm” là giáng phục cái vọng tâm. Người ta vốn chỉ có một tâm, nhưng vì có mê có giác mà chia ra vọng tâm và chân tâm. Người sinh ra mà tĩnh là tính của trời, cảm ở vật mà động là ham muốn của tình; đã có tham dục thì theo tình cảnh mà chuyển chân thành vọng. Vọng vốn không có hình thể, vốn do chân tâm mê hoặc mà ra, cho nên nay mà vô vi thì tất có chân kiến. Xem các pháp hữu vi đều như mộng, huyển, bào ảnh, hợp tan vô thường, nếu mà quên chúng được thì đó là tu chân trừ vọng vậy.3 “Động tĩnh tri tông tổ, 4 Vô sự cánh tầm thùy” CHÚ: Động tĩnh là một âm, một dương. Tông tổ là nơi sinh ra thân. Hành giã nên như lúc trước khi cha mẹ chưa sinh tức là huyền tẩn, trước khi trời đất chưa phân ra tức là Thái cực vậy.Động tĩnh là điều hòa chân khí, an lý chân nguyên. Thở ra là tiếp thiên căn, hít vào là tiếp địa căn; đóng là khôn, mở là kiền, thở thì rồng ngâm mây bốc, hít thì hỗ khiếu gió sinh; một đóng một mở, một động một tĩnh, quy ở tâm ý bất động, mặc cho hơi thở qua lại miên miên, đến khi kết thành phiến thì thần ngưng đan kết. “Vô sự phải cầu chi” là dưỡng khí quên nói, giáng phục thân tâm, thần vế khí huyệt, chú ý như gà ấp trứng, như rồng nuôi châu, nghĩ ở dó giây phút không rời, lâu ngày tự nhiên hiện ra hạt châu bằng hạt gạo, sáng lóe như mặt trời. GIẢI: Trên nói dưỡng khí giáng tâm là đạo vô vi, lại sợ người đời không biết ngoài ra còn có cái hữu tác, tức là thuật kéo dài mạng sống, cho nên khẩn thiết nêu ra hai chữ động tĩnh, cho người ta biết tông nhận tổ. Trong việc luyện đan, thái dược trong cái động, luyện đan trong cái tĩnh; nếu chỉ biết động mà không biết tĩnh thì nền tảng không dựng, không tích lũy tinh khí; còn nếu chỉ biết tĩnh mà không biết động thì thiên cơ không hợp, mất ý nghĩa luyện thuốc. Tóm lại , động là Tông, tịnh là Tổ. Tổ là tổ của tính, Tông là Tông của mạng, không động là không dựng được. Biết Tổ tính mà không tu định ở cung Ly, biết Tông mạng mà không cầu huyền ở cung Khảm. Biết cả hai mới là cứu cánh. Đã vô sự, vong ngôn mặc thủ, im bặt sự cơ, không nghĩ không làm, tịch nhiên bất động, thái nhiên đại định là thôi, lại còn tìm chi? Thầy ta nói tới đây đã đem gan ruột phơi bày rành rẽ đường lối luyện công, mà sao người đời không lĩnh ngộ, chỉ đọc phớt qua, thật là đáng tiếc!5 “Chân thường tu ứng vật 6 Ứng vật yếu bất mê” CHÚ: Học đạo chân thường khi tiếp ứng với sự vật, sẽ dễ bị mê hoặc, cho nên nếu phải tiếp vật thì đừng mê việc trần. Việc đến thì ứng, việc qua chẳng lưu, quang minh chính đạo, chân tính thanh tĩnh, nguyên thần ngưng kết. Khẩu quyết là: “Trước ý đầu đầu lẫn, Vô vi lại lạc không”. GIẢI: Cái gì gọi là chân thường? Đó là Tính tổ. Lấy cái gì để sáng? Phàm đã có tướng đều là hư vọng, sẽ có biến diệt chứ không lâu dài. Cho nên chân thường không phải là cái cùng đến với vật, không phải là cái cùng lìa với vật, mà là hay tĩnh hay ứng, thường tĩnh thường ứng mà thường không mê, đã chẳng mê thì ứng vật mới không mê mà chân tính hiện vậy. Đó là “luyện mình thuần thục thì đạo hữu vi mới có thể làm được”.7 “Bất mê tính tự trú 8 Tính trú khí tự hồi” CHÚ: Phàm thất tình như mừng, giận, buồn, thương, ghét, muốn, sợ đều biến thái vô thường, nhưng có xúc động nên phát sinh vọng tưởng, khó tĩnh được tính. Tất phải yên cơn giận thì hỏa mới giáng, ít ham muốn cho thủy được thăng. Thân không động là luyện tinh, luyện tinh thì hỗ khiếu, nguyên thần ngưng kết. Tâm không động là luyện khí, luyện khí là long ngâm, nguyên khí tồn thủ. Ý không động là luyện thần, luyện thần thì 2 khí tương giao, tam nguyên hỗn hợp, nguyên khí tự hồi. Tam nguyên đây là tinh, khí, thần. Nhị khí đây là âm dương. Hành giả ứng vật không mê thì nguyên khí tự qui, bản tính tự trú; tính trú tức khí tiên thiên tự về. Phục mạng qui căn có gì là khó đâu! Quyết rằng: “Hồi quang phản chiếu, Nhất tâm tự tồn. Nội tưởng bất xuất, Ngoại tưởng bất nhập.” GIẢI: Đối cảnh quên tình mới là đại định, cho nên nói “chẳng mê tính tự trú”. Tính trú mới có thể cầu diên, cho nên nói “tính trú khí tự hồi. Hồi nghĩa là quay về vậy. Tham Đồng Khế viết: “Kim trở về tính sơ mới được gọi là hoàn đan”. 9 “Khí hồi đan tự kết10 Hồ trung phối khảm ly” CHÚ: Hành giả tính không mê luyến việc trần thì khí tự hồi, bấy giờ khí thăng giáng trong cung, âm dương phối hợp ở đan đỉnh, chợt cảm thấy một luồng nóng ở trong thận xung lên tâm, tình trở về tính như vợ chồng phối hợp, như say, như si, 2 khí quyến luyến, kết thành đan chất, trong khí huyệt thủy hỏa tương giao, tuần hoàn không ngừng, bấy giờ thần ngự khí, khí lưu hình, bất tất dùng tạp thuật, tự nhiên được trường sinh. Quyết rằng: Tai, mắt, miệng tam bảo Vít chặt đừng khai thông Chân nhân lặng vực sâu Bơi lội giữa qui trung Suốt tới khí đầy đan điền Kết thành đao khuê vậy. GIẢI: Khí từ ngoài về, đan từ trong kết. Trong hồ là nơi đan dược ngưng kết. Khảm ly là quẻ tượng âm dương hỗ tàng. Diên, hống là tên riêng của thủy hỏa. Đan pháp lấy Ô (con quạ biểu tượng mặt trời), Thố (con thỏ biểu tượng mặt trăng) làm dược, tất phải lấy khảm điền ly, lấy diên đầu vào hống, hai thứ quân bình phối hợp vào trung cung, rồi long ngâm hỗ khiếu mà sản sinh huyền châu ở chính vị. Nói tự trú, tự hồi, tự kết, chủ yếu là diệu dụng tự nhiên, nếu dây vào tư ý tà ngụy là cách xa đạo vậy. 11 “Âm dương sinh phản phục, 12 Phổ hóa nhất thanh lôi” CHÚ: Công phu tới đây, thần không ngoại trì, khí không ngoại tiết; thần về khí huyệt, Ly Khảm đã giao, càng thêm mãnh liệt tiên tiến, trí hư tới cực, thủ tịnh rất bền. Thân tĩnh ở nơi diệu minh, tâm lắng ở nơi vô hà hữu, thì chân tức tự trú, bách mạch tự thông, nhật nguyệt ngưng chiếu, hoàn cơ không chạy. Thái cực tĩnh sinh động. Dương sản sinh ở Tây Nam Khôn vị, Khôn là bụng. Tất nhiên 1 điểm linh quang to bằng hạt gạo nếp, đó là tin tức báo điềm dược sinh, rực rỡ ánh sáng suốt thận, bàng quang như nước sôi, trong bụng như lữa đốt, như gió gào, như sấm dậy. Tức là quẻ Phục, thiên căn hiện vậy. Lúc này khí kim mạnh bức kim lưu hành qua Vĩ lư, nhẹ nhẹ vận chuyển, lẳng lặng đưa lên, một đoàn hỏa khí như sấm dậy thăng lên Nê hoàn. Tức quẻ Thiên phong cấu. Vòng qua Ấn đường, lọt ra nguyên quang. Thái cực động mà sinh âm, hoá thành thần thủy cam lộ. Trong có hạt châu bằng hạt gạo rơi vào Huỳnh đình, điểm vào linh hống ở cung Ly, kết thành Thánh thai, lưu hành hỏa hậu châu thiên một độ, phanh luyện thành linh đan tự kết vậy. GIẢI: Mười chữ này kỳ diệu không thể nói hết. “Âm dương phản phục” là đại ý luyện đan. “Phổ hóa lôi thanh” là bí quyết luyện đan, thiên cơ bí mật chính là đây. Kìa đan pháp của thần tiên đều do âm dương phản phục mà thành. Thiệu tử viết: Hốt nhiên tiếng sấm nửa đêm vang, Cửa ngõ lần lượt mở mở toan. Biết được trong vô hàm có hữu, Cho ai mắt thấy phục cơ sang. Chính vì trong đất có sấm, là quẻ Phục, một dương lai phục là giờ hào động, là ngày Đông chí trong mình, là lúc trời đất đều thành thất bảo cho nên nói là “phổ hóa”. Tiếng sấm vang ý là nói về khí khởi thủy vậy. 13 “Bạch vân triều đảnh thượng, 14 Cam lộ sái Tu Di” CHÚ: Tới giai đoạn này, 2 khí kết thành đao khuê, quan khiếu khai thông, hỏa giáng thủy thăng, nhất khí chu lưu qua huyền cốc quan, thăng 24 đốt sống đến thiên cốc quan, vòng qua trán sinh mỹ vị thơm ngon, rớt xuống trùng lâu, không nghĩ, không ngừng gọi là “Cam lộ rưới Tu Di”. Quyết rằng: Dĩ mục tống chi (Lấy ý tống đi) Dĩ ý nghinh chi (Lấy ý đón đấy) Tống hạ đan phủ (Đẩy xuống đan phủ) Ngưng kết nguyên khí (Nguyên khí kết lại) Mặc dĩ dưỡng chi (Lặng lẽ nuôi đấy) GIẢI: Đây là nói về khí hồi, chính cái khí thiên sinh ở hào độngl, lúc này đi suốt Vĩ Lư theo mạch Đốc lên Nê Hoàn, cảm thấy đùn đùn, ngút ngút như án mây trên đỉnh núi, rồi hóa thành nước ngọt, chảy xuống cổ họng, vào trung cung, đó là “Khí hồi đan tự kết”. Kinh Hoàng Đình viết: Hái rồi uống đấy chưa đầy khắc Trắng phau một đạo xung Nê Hoàn Hóa thành một đạo trôi vào miệng Thơm ngọt, thanh lương lưỡi thấm chân. 15 Tự ẩm trường sinh tửu 16 Tiêu dao thùy đắc tri CHÚ: Dưỡng khí tới đây, cốt tiết đã mở, thần thủy không trú mà qua lại không ngừng, luôn nuốt xuống. Đó là rượu trường sinh. Quyết rằng: Lưu châu quan dưỡng linh căn tính Tu hành chi nhân tri bất tri. GIẢI: Khí hóa thành nước ngọt, ngon không gì bằng, nên tùy nghi gọi là Ngọc Dịch, Quỳnh Tương. Kinh Ngộ Chân viết: Trưởng nam chợt uống rượu Tây Phương Tuyết sơn một vị đề hồ tốt Diên mạng rượu kia hồ ngọc rót Phản hồn rượu ấy đỉnh vàng thu Đó là rượu trường sinh, riêng ta độc đắc, không ai được hưởng cùng, cho nên nói là “tự ẩm”; “tiêu dao”, ngụ ý khoái lạc tự đắc vậy. Kìa! rượu đã không có ai cùng vui thì nào ai đã biết. 17 Tọa thính vô huyền khúc 18 Minh thông tạo hóa cơ. CHÚ: Công phu đến đây nghe nhạc tiên có nhịp điệu chuông trống, ngũ khí triều nguyên, tam hoa tụ đỉnh, như trạng thái quạ chiều về đậu, tâm điền mở sáng, trí tuệ tự sinh, thông hiểu kinh sách, mặc ngộ tam giáo, biết trước vị lai, đại địa sơn hà trong bàn tay, mắt nhìn ngìn dặm, tinh diệu lục thông, đó là thực hữu vậy. Nếu ta nói hư ngụy để lầm lỡ cho kẻ hậu học thì trời sẽ tru diệt. Không gặp được thấy thì việc này khó biết. GIẢI: Kinh Thái Thượng Nhật Dụng viết: Khúc vô huyền không nói mà tự có tiếng, không gãy mà tự kêu, chính là đan dược ở trong mình đầy dẫy. Thế nên mắt có thần quang, tai có linh hưởng, miệng có nước ngọt, mũi có dị hương là lý tất nhiên, không có gì lạ cả.19 Đô lai nhị thập cú 20 Đoan đích thượng thiên thê. CHÚ: Cả 20 câu đều không có mảy may hư ngụy, là bậc thang lên trời của hành giả vậy. Người ngộ được quyết này, nên gấp rút thực hành, đừng lãng phí thời giờ quí báu. GIẢI: Một trăm chữ của thầy ta là cái thang, chiếc bè lên cõi Tiên. Học giả ai cũng đọc được, nhưng tìm được người dung hội quán thông để hiểu ý mà tu hành, thật cũng không nhiều vậy. Tinh tôi đây vụn về, không có văn chương, được gia sư dìu dắt lâu năm, nêm tạm tiếm làm bài giải thích để tế độ, mở mắt cho người đời, thật là cuồng đãn, không chối được tội. Song hướng cho người học đạo có cơ sở thì không phụ công giáo huấn của thầy ta vậy. Hết bài “Lữ Tổ Bách Tự Bi” 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 7, 2010 Chào anh Vinh, Em nghĩ là chân lý hay “đạo” được thể hiện theo nhiều cách, mà các môn học thì là con đường dẫn đến chân lý nên khi đọc vào chủ đề “đạo” đều có thể cảm nhận cái gì đó “quen quen”. Trong đạo phật có một khái niệm gọi là “biến nhập pháp giới”, nghĩa là lấy một pháp mà dung thông vạn pháp khác, dĩ bất biến đối ứng vạn biến. Khi đã thông một môn rồi thì có thể hiểu rõ các pháp môn khác. Anh chú ý đến câu 17, 18 của bài “Lữ tổ bách tự bi” có nói tới vấn đề này: 17 Tọa thính vô huyền khúc 18 Minh thông tạo hóa cơ. khi tu luyện “Tính – mệnh” tới mức thành tựu thì có thể tự hiểu thông xuốt được các kinh sách, đây cũng là “biến nhập pháp giới” vậy. Em cho rằng ngay môn lục nhâm hay độn giáp vvv cũng có thể giúp người ta hiểu tới chân lý được, và khi thông qua một môn mà ngộ được “đạo” rồi thì sẽ thông tất cả các môn khác. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 7, 2010 VinhL viết: Âm Phù Kinh nói về Đạo hay nói về Kỳ Môn Độn Giáp???Theo thiển ý của tôi thì Âm Phù Kinh nói về lẽ vận động của Âm Dương Ngũ hành, nên gần với Kỳ Môn, nhưng không phải Kỳ Môn.Hình tướng bình thì hay, nhưng chân lý còn chưa rõ ràng. Xem không khéo "Tẩu hỏa nhâp ma".Chỉ nên hiểu đại ý. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites