Posted 7 Tháng 2, 2010 Kính thưa quí vị quan tâm. Anh Quasa là một thành viên mới của diễn đàn. Nhưng ngay bài đầu tiên anh đã đưa ra mộtt ý tưởng học thuật "Lý thuyết về bản chất của vũ trụ". Điều này phủ hợp với mục đích nghiên cứu học thuật của trang web Lý học Đông phương. Bởi vậy Ban Điều hành mở riêng một chuyên mục do anh Quasa phụ trách để thể hiện ý tưởng của mình. Lý thuyết của anh có thể đúng và có thể sai, có thể mâu thuẫn với nhận thức hiện đại về các tri kiến khoa học được công nhận. Nhưng thực tế lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại đã chứng tỏ rằng: Những lý thuyết khoa học mới không dễ dàng gì được chấp nhận, nhưng nó vẫn có thể đúng trong tương lại. Chúng tôi trân trọng sự nhiết tình và khám phá vô vụ lợi của tác giả, cho dù giả thiết nó là một ý tưởng sai. Còn nếu nó đúng thì đây chính là sự cống hiến không hề được xác định bởi quyền lợi. Tôi tin rằng tác giả cũng mong được sự phản biện học thuật của các chuyên gia trên tinh thần khách quan khoa học và mang tình thân ái với tác giả. Xin trân trọng cảm ơn sự công hiến của tác giả và quí vị quan tâm. Thiên Sứ 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 2, 2010 (đã chỉnh sửa) SỰ TƯƠNG ĐỒNG CỦA LÝ THUYẾT BIẾN DỊCH VỚI THUYẾT ADNH (Ở cấp độ vĩ mô) Thái cực- Bản thể vô hạn và vĩnh hằng của vũ trụ, chứa đựng hai yếu tố : -dương : thể hiện tính cứng rắn -âm (năng lượng) : thể hiện cái rỗng không Hai yếu tố âm dương biến dịch tuần hoàn tạo nên những biến đổi của vạn vật qua các thời kỳ: Thái dương -Tại độ cứng cực đại, năng lượng tiềm ẩn hoàn toàn - quái Càn Khi độ cứng giảm, những tia sáng bé nhỏ được sinh ra với độ rỗng ngày càng tăng.-quái Đoài Thiếu dương- Độ cứng tiếp tục giảm cho đến khi các tia sáng trở nên đồng đều bởi giới hạn rỗng.-quái Ly Khi độ rỗng các tia sáng đủ lớn và chậm hơn, chúng tương tác với nhau và cuộn xoắn lại thành những cấu trúc ‘vật chất’ .-quái Chấn Thái âm -Tại độ cứng cực tiểu, toàn bộ năng lượng đều ngưng đọng thành ‘vật chất’ với một độ rỗng cực đại -quái Khôn Khi độ cứng tăng, độ rỗng của tia cấu tạo giảm, lực liên kết hạt nhân giảm -quái Cấn Thiếu âm- Lực liên kết hạt nhân yếu dần cho đến khi xảy ra phản ứng phân hạch, .-quái Khảm Khi độ rỗng của tia cấu tạo quá nhỏ, tất cả chúng vượt thoát khỏi ràng buộc của cấu trúc và bức xạ thành ánh sáng- quái Tốn Cho đến khi độ cứng của vũ trụ đạt cực đại và tiếp nối một chu kỳ tuần hoàn khác. Edited 25 Tháng 2, 2010 by quasar 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 2, 2010 chào bạn. SỰ TƯƠNG ĐỒNG CỦA LÝ THUYẾT BIẾN DỊCH VỚI THUYẾT ADNH (Ở cấp độ vĩ mô) Thái cực- Bản thể vô hạn và vĩnh hằng của vũ trụ, chứa đựng hai yếu tố : -dương : thể hiện tính cứng rắn -âm (năng lượng) : thể hiện cái rỗng không Hai yếu tố âm dương biến dịch tuần hoàn tạo nên những biến đổi của vạn vật qua các thời kỳ: Thái dương -Tại độ cứng cực đại, năng lượng tiềm ẩn hoàn toàn - quái Càn Khi độ cứng giảm, những tia sáng bé nhỏ được sinh ra với độ rỗng ngày càng tăng.-quái Đoài Thiếu dương- Độ cứng tiếp tục giảm cho đến khi các tia sáng trở nên đồng đều bởi giới hạn rỗng.-quái Ly Khi độ rỗng các tia sáng đủ lớn và chậm hơn, chúng tương tác với nhau và cuộn xoắn lại thành những cấu trúc ‘vật chất’ .-quái Chấn Thái âm -Tại độ cứng cực tiểu, toàn bộ năng lượng đều ngưng đọng thành ‘vật chất’ với một độ rỗng cực đại -quái Khôn Khi độ cứng tăng, độ rỗng của tia cấu tạo giảm, lực liên kết hạt nhân giảm -quái Cấn Thiếu âm- Lực liên kết hạt nhân yếu dần cho đến khi xảy ra phản ứng phân hạch, .-quái Khảm Khi độ rỗng của tia cấu tạo quá nhỏ, tất cả chúng vượt thoát khỏi ràng buộc của cấu trúc và bức xạ thành ánh sáng- quái Tốn Cho đến khi độ cứng của vũ trụ đạt cực đại và tiếp nối một chu kỳ tuần hoàn khác. Trước khi thảo luận với bạn liêm trinh nói vui thế này:Cấu tạo thể chất của một nhà khoa học thực thụ và một nhà khoa học hoang tưởng tương đối giống nhau chỉ khác nhau ở kiến thức nền tảng được giáo dục học tập. cả 2 nhà khoa học trên trong quá trình tìm tòi suy nghĩ sáng tạo có thể một lúc nào đấy ý tưởng ra ào ạt và đặc biệt nguy hại khi những ý tưởng ấy có gắn liền với hình ảnh được mã hóa của những Phật ,Chúa........làm tăng niềm tinh là mình đúng.Nhà khoa học thực thụ khi có những ý tưởng đó thì bằng kiến thức uyên thâm của mình họ sẽ tìm xem ý tưởng đó có phù hợp với khởi nguồn trong kiến thức thực tiễn của mình không và họ tìm cách phát triển ý tưởng đó và nếu cẩn thận hơn còn đi kiểm tra hệ thần kinh của mình có vấn đề gì không. Nhà khoa học hoang tưởng thì cứ phang bừa những ý ngĩ ra và xắp sếp lung tung để làm sao tự mình thấy là khoa học. Liêm trinh nói như vậy để bạn hiểu liêm trinh thảo luận với bạn trên tinh thần khoa học thực thụ. Thái cực- Bản thể vô hạn và vĩnh hằng của vũ trụ, chứa đựng hai yếu tố : -dương : thể hiện tính cứng rắn -âm (năng lượng) : thể hiện cái rỗng không Tại sao đã rỗng không, không có gì lại còn có cái cứng rắn. Thái dương -Tại độ cứng cực đại, năng lượng tiềm ẩn hoàn toàn - quái Càn Khi độ cứng giảm, những tia sáng bé nhỏ được sinh ra với độ rỗng ngày càng tăng.-quái Đoài Thiếu dương- Độ cứng tiếp tục giảm cho đến khi các tia sáng trở nên đồng đều bởi giới hạn rỗng.-quái Ly Khi độ rỗng các tia sáng đủ lớn và chậm hơn, chúng tương tác với nhau và cuộn xoắn lại thành những cấu trúc ‘vật chất’ .-quái Chấn Thái âm -Tại độ cứng cực tiểu, toàn bộ năng lượng đều ngưng đọng thành ‘vật chất’ với một độ rỗng cực đại -quái Khôn Khi độ cứng tăng, độ rỗng của tia cấu tạo giảm, lực liên kết hạt nhân giảm -quái Cấn Thiếu âm- Lực liên kết hạt nhân yếu dần cho đến khi xảy ra phản ứng phân hạch, .-quái Khảm Khi độ rỗng của tia cấu tạo quá nhỏ, tất cả chúng vượt thoát khỏi ràng buộc của cấu trúc và bức xạ thành ánh sáng- quái Tốn Toàn bộ những cái trên sai với các thực tiễn của vũ trụ mà khoa học hiện tại đã chứng minh được ở giai đoạn hiện nay và nếu nghép vào các quái thì cũng sai luôn vì bản chất của tiên thiên, hậu thiên không phải như thế.Kính bạn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 2, 2010 Xin được sửa chửa lại như vầy : Bản thể vô hạn và vĩnh hằng của vũ trụ, chứa đựng hai đại lượng : -dương : thể hiện tính cứng rắn ( sự thể hiện của thực thể ) -âm : thể hiện cái rỗng không (sự thể hiện của năng lượng) Hai yếu tố âm dương biến dịch tuần hoàn tạo nên sự sinh hóa của của vạn vật Cái dương chủ động biến dịch trước, cái âm theo đó mà tăng giảm, tuy đồng thời nhưng lệ thuộc - "Dương trước Âm sau - Âm thuận tùng Dương". Một vũ trụ như vậy liệu có tương đồng với lý học đông phương không vậy? Xin quý vị minh xét. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2010 Xin được sửa chửa lại như vầy : Bản thể vô hạn và vĩnh hằng của vũ trụ, chứa đựng hai đại lượng : -dương : thể hiện tính cứng rắn ( sự thể hiện của thực thể ) -âm : thể hiện cái rỗng không (sự thể hiện của năng lượng) Hai yếu tố âm dương biến dịch tuần hoàn tạo nên sự sinh hóa của của vạn vật Cái dương chủ động biến dịch trước, cái âm theo đó mà tăng giảm, tuy đồng thời nhưng lệ thuộc - "Dương trước Âm sau - Âm thuận tùng Dương". Một vũ trụ như vậy liệu có tương đồng với lý học đông phương không vậy? Xin quý vị minh xét. Anh quasar thân mến!Tôi nghĩ không tương đồng. Bởi Lý học phương Đông quan niệm khởi thủy Vũ trụ là Thái cực vốn không có cấu trúc, không có phân biệt. Do đó, không thể mô tả cấu trúc của nó như trên (bao gồm âm dương và các thuộc tính đó) Hơn nữa, những khái niệm cứng rắn, rỗng không, năng lượng ... phải xác định là như thế nào đã, có như quan niệm thông thường không ? Tại sao những cái đó phải "biến dịch tuần hoàn" ? tại sao dương phải biến trước, chứ không phải là ngược lại ? ... Tóm lại còn phải lý giải hợp lý rất nhiều thứ, tương đương với việc xây dựng cả một học thuyết lớn ! Khi xây dựng học thuyết, những khái niệm phải công nhận cần cố làm sao cho ít nhất, dễ nhận ra nhất và chỉ nằm ở một vài chỗ ban đầu thôi. Những cái còn lại phải được dẫn dắt một cách logic từ những cái được công nhận đó, hạn chế tối đa các phép gán không lý giải. Như vậy, tính thuyết phục mới cao. Ví dụ như bạn gán cho các quái những ý nghĩa về thời kỳ Vũ trụ có các độ cứng khác nhau như trên rất khó thuyết phục và có lẽ không tương đồng với Lý học Phương Đông về cách hiểu các Quái. Có thể những vấn đề đó bạn đã giải quyết hết, nhưng chưa tiện đưa lên. Nhưng vì chưa được đọc nên tôi có vài nhận xét nông cạn đó mong bạn đừng cười. Dù sao tôi cũng cám ơn bạn vì qua các bài viết tôi có được một số thông tin bổ ích cho mục tiêu của mình. Thân ái ! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2010 Anh quasar thân mến! Tôi nghĩ không tương đồng. Bởi Lý học phương Đông quan niệm khởi thủy Vũ trụ là Thái cực vốn không có cấu trúc, không có phân biệt. Do đó, không thể mô tả cấu trúc của nó như trên (bao gồm âm dương và các thuộc tính đó) Hơn nữa, những khái niệm cứng rắn, rỗng không, năng lượng ... phải xác định là như thế nào đã, có như quan niệm thông thường không ? Tại sao những cái đó phải "biến dịch tuần hoàn" ? tại sao dương phải biến trước, chứ không phải là ngược lại ? ... Tóm lại còn phải lý giải hợp lý rất nhiều thứ, tương đương với việc xây dựng cả một học thuyết lớn ! Khi xây dựng học thuyết, những khái niệm phải công nhận cần cố làm sao cho ít nhất, dễ nhận ra nhất và chỉ nằm ở một vài chỗ ban đầu thôi. Những cái còn lại phải được dẫn dắt một cách logic từ những cái được công nhận đó, hạn chế tối đa các phép gán không lý giải. Như vậy, tính thuyết phục mới cao. Ví dụ như bạn gán cho các quái những ý nghĩa về thời kỳ Vũ trụ có các độ cứng khác nhau như trên rất khó thuyết phục và có lẽ không tương đồng với Lý học Phương Đông về cách hiểu các Quái. Có thể những vấn đề đó bạn đã giải quyết hết, nhưng chưa tiện đưa lên. Nhưng vì chưa được đọc nên tôi có vài nhận xét nông cạn đó mong bạn đừng cười. Dù sao tôi cũng cám ơn bạn vì qua các bài viết tôi có được một số thông tin bổ ích cho mục tiêu của mình. Thân ái ! Theo tôi nghĩ lý học đông phương không phải quan niệm Thái cực là khởi thủy của vũ trụ mà là một khái niệm đầu tiên để mô tả vũ trụ : không gian vô tận, thời gian vô biên, không có thủy không có chung nên gọi là Thái cực Còn nếu cho rằng vũ trụ phải có khởi thủy thì thật khó hình dung cái nguyên nhân nào tạo nên cái thời điểm khởi thủy, một nguyên nhân hình thành từ một trạng thái bất động ? Quasar 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 3, 2010 Theo tôi nghĩ lý học đông phương không phải quan niệm Thái cực là khởi thủy của vũ trụ mà là một khái niệm đầu tiên để mô tả vũ trụ : không gian vô tận, thời gian vô biên, không có thủy không có chung nên gọi là Thái cựcLão tử Đạo đức kinh viết:Vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư vô. Vô danh Thiên Địa chi thỉ Hữu danh vạn vật chi mẫu Như vậy, học thuyết ADNH có quan niệm về một Vũ trụ có khởi thủy. Khởi thủy ấy chính là cái "Vô danh", "vô" được nhắc tới đó, mà ta tạm gọi là Thái cực. Thái cực không phải là một khái niệm dùng để mô tả mà là một thực tại khách quan. Còn nếu cho rằng vũ trụ phải có khởi thủy thì thật khó hình dung cái nguyên nhân nào tạo nên cái thời điểm khởi thủy, một nguyên nhân hình thành từ một trạng thái bất động ?Cái nguyên nhân ấy chính là một đột biến lượng tử. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 3, 2010 Lão tử Đạo đức kinh viết: Vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư vô. Vô danh Thiên Địa chi thỉ Hữu danh vạn vật chi mẫu Như vậy, học thuyết ADNH có quan niệm về một Vũ trụ có khởi thủy. Khởi thủy ấy chính là cái "Vô danh", "vô" được nhắc tới đó, mà ta tạm gọi là Thái cực. Thái cực không phải là một khái niệm dùng để mô tả mà là một thực tại khách quan. Cái nguyên nhân ấy chính là một đột biến lượng tử. Vì bạn viết thiếu dấu phẩy nên đã hiểu khácĐạo khả đạo phi thường đạo Danh khả danh phi thường danh. Vô, danh thiên địa chi thủy; -- không, là tên gọi ban đầu của trời đất Hữu, danh vạn vật chi mẫu. -- có, là tên của mẹ muôn vật do đó 'vô' không phải là cái khởi thủy, cũng không phải là thái cực, 'vô' và 'hữu' chỉ là tạm đặt tên cho cho cái thể và dụng của vũ trụ bởi vì Thử lưỡng giả, đồng xuất nhi dị danh, đồng dị chi huyền. Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn. Hai cái đó, xuất hiện cùng nhau mà khác tên nhau, vừa giống lại vừa khác nên mới gọi là Huyền. Một Huyền lại một Huyền, nên gọi là Diệu; cảnh giới Huyền diệu của Sự thật thường hằng. còn đột biến lượng tử chỉ là một giả định của khoa học, không thể lấy làm căn cứ huống chi đã có nhiều lý thuyết thay thế nó quasar 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 3, 2010 Vì bạn viết thiếu dấu phẩy nên đã hiểu khác Đạo khả đạo phi thường đạo Danh khả danh phi thường danh. Vô, danh thiên địa chi thủy; -- không, là tên gọi ban đầu của trời đất Hữu, danh vạn vật chi mẫu. -- có, là tên của mẹ muôn vật do đó 'vô' không phải là cái khởi thủy, cũng không phải là thái cực, 'vô' và 'hữu' chỉ là tạm đặt tên cho cho cái thể và dụng của vũ trụ bởi vì Thử lưỡng giả, đồng xuất nhi dị danh, đồng dị chi huyền. Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn. Hai cái đó, xuất hiện cùng nhau mà khác tên nhau, vừa giống lại vừa khác nên mới gọi là Huyền. Một Huyền lại một Huyền, nên gọi là Diệu; cảnh giới Huyền diệu của Sự thật thường hằng. còn đột biến lượng tử chỉ là một giả định của khoa học, không thể lấy làm căn cứ huống chi đã có nhiều lý thuyết thay thế nó quasar Trong Lão Tử Đạo Đức kinh không có dấu phảy (",") nên mới có cách hiểu khác nhau như vậy. Cách hiểu có dấu phảy của anh được một vị túc nho thời Tống là Vương An Thạch lần đầu tiên đưa ra và được các vị Nho khác hoan ngênh nhiệt liệt, nhưng làm anh Thiên Sứ nhà ta bật cười và lấy nó như là một luận cứ về sự không thông hiểu học thuyết ADNH của người TQ. Nếu tôi không nhầm thì hình như có được anh Thiên Sứ đề cập đến trong một bài viết trên diễn đàn này mà bây giờ tôi chịu, không biết nằm đâu.Thôi được rồi, giả sử có tìm được cũng sẽ dẫn đến tranh luận không có kết thúc như bao cuộc tranh luận đang diễn ra trên diễn đàn này. Chúng ta, mỗi người cứ nên phát biểu luận điểm của mình. Tham khảo nhau được thì rất tốt, nếu không cũng không sao và còn rất nhiều những vấn đề khác để trao đổi. Bạn cứ việc quan niệm như vậy và sẽ có lý thuyết tương ứng. Còn tôi thì quan niệm như tôi đã viết và cũng có những kết luận tương ứng. Chúc bạn thành công ! Thân ái ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 3, 2010 Trong Lão Tử Đạo Đức kinh không có dấu phảy (",") nên mới có cách hiểu khác nhau như vậy. Cách hiểu có dấu phảy của anh được một vị túc nho thời Tống là Vương An Thạch lần đầu tiên đưa ra và được các vị Nho khác hoan ngênh nhiệt liệt, nhưng làm anh Thiên Sứ nhà ta bật cười và lấy nó như là một luận cứ về sự không thông hiểu học thuyết ADNH của người TQ. Nếu tôi không nhầm thì hình như có được anh Thiên Sứ đề cập đến trong một bài viết trên diễn đàn này mà bây giờ tôi chịu, không biết nằm đâu. Thôi được rồi, giả sử có tìm được cũng sẽ dẫn đến tranh luận không có kết thúc như bao cuộc tranh luận đang diễn ra trên diễn đàn này. Chúng ta, mỗi người cứ nên phát biểu luận điểm của mình. Tham khảo nhau được thì rất tốt, nếu không cũng không sao và còn rất nhiều những vấn đề khác để trao đổi. Bạn cứ việc quan niệm như vậy và sẽ có lý thuyết tương ứng. Còn tôi thì quan niệm như tôi đã viết và cũng có những kết luận tương ứng. Chúc bạn thành công ! Thân ái ! Vâng! Hoàn toàn đúng như vậy. Câu nguyên bản trong Đạo đức kinh là thế này:Vô danh thiên hạ chi thủy. Hữu danh vạn vật chi mẫu. Nhưng Vương An Thạch - Tể tướng đời Tống bên Tàu - do không thể hiểu được bản chất sâu xa của hai câu này, nên ông ta đã thêm dấu phẩy vào và thành: Vô, danh thiên hạ chi thủy. Hữu, danh vạn vật chi mẫu. Và câu trên - do Vương An Thạch hiệu chỉnh được hiểu là: "Không" là tên gọi của nguồn gốc khởi thủy vạn vật trong thiên hạ. "Có" là tên gọi của vạn vật được sinh ra. Sau khi Vương An Thạch sửa như vậy thì được đám Tống Nho hoan nghênh nhiết liệt và khi ông ta làm Tể Tướng thì cách hiểu này được phổ biến rộng rãi. Cách hiểu đơn giản , mang tính hợp lý hình thức là cái có (Vạn vật) là sự đối đãi với cái không - khởi thủy. Từ cái "Không" đối đãi với cái "có". Việc Vương An Thạch sửa đổi lại nguyên bản của Đạo Đức Kinh được coi như một thành tựu sáng tạo và cho đến bây giờ, một số nhà nghiên cứu hiện đại vẫn còn ca ngơi. Nhưng nếu để nguyên văn của Đạo Đức kinh thì có thể hiểu khác đi. Vô danh thiên hạ chi thủy. Hữu danh vạn vật chi mẫu. Câu này , nếu hiểu thao đúng nguyên bản của Đạo Đức Kinh thì có thể hiểu là: Không thể gọi tên cái khởi nguyên của vũ trụ, nhưng nó là mẹ của vạn vật - Tức nó sinh ra vạn vật. Cách giải thích này hoàn toàn phủ hợp và nhất quán với cách giải thích của Đạo Đức Kinh về khái niệm Đạo. Anh Votruoc, Quasa và quí vị quan tâm thân mến. Trong cổ thư Đông phương, chỉ có ba cuốn sách viết về "Chính sự dùng lối thắt nút" thì một trong ba cuốn đó chính là "Đạo Đức Kinh:. Hai cuốn kia là: Chu Dịch và một cuốn nữa xác định nó thuộc Việt sử: Đó chính là cuốn Việt sử lược. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 3, 2010 Chào bạn, Vo Truoc Trong Lão Tử Đạo Đức kinh không có dấu phảy (",") nên mới có cách hiểu khác nhau như vậy. Cách hiểu có dấu phảy của anh được một vị túc nho thời Tống là Vương An Thạch lần đầu tiên đưa ra và được các vị Nho khác hoan ngênh nhiệt liệt, nhưng làm anh Thiên Sứ nhà ta bật cười và lấy nó như là một luận cứ về sự không thông hiểu học thuyết ADNH của người TQ. Vương An Thạch đời nhà Tống so ra với Vương Bật đời nhà Đường thì đã sau này ba trăm mấy chục năm và Vương Bật thì không có phẩy giữa chữ Vô và danh đâu. Do đó, chớ suy luận kiểu bắt chộp một vài cái không giống như mình suy nghĩ rồi phê bình người khác không hiểu Đạo Đức Kinh nông cạn vậy. Cần đọc cho nhiều, hiểu cho sâu rồi phê bình chẳng muộn. Nếu tôi không nhầm thì hình như có được anh Thiên Sứ đề cập đến trong một bài viết trên diễn đàn này mà bây giờ tôi chịu, không biết nằm đâu. Thôi được rồi, giả sử có tìm được cũng sẽ dẫn đến tranh luận không có kết thúc như bao cuộc tranh luận đang diễn ra trên diễn đàn này. Chúng ta, mỗi người cứ nên phát biểu luận điểm của mình. Tham khảo nhau được thì rất tốt, nếu không cũng không sao và còn rất nhiều những vấn đề khác để trao đổi. Đồng ý với Vo Truoc, nếu được vậy thì quá tốt rồi - chỉ sợ sự bóp chẹt tư tưởng dùng cường quyền đoạt lý thôi ... Bạn cứ việc quan niệm như vậy và sẽ có lý thuyết tương ứng. Còn tôi thì quan niệm như tôi đã viết và cũng có những kết luận tương ứng. Chúc bạn thành công ! Thân ái ! Ghi lại quan niệm của Vo Truoc như sau: Quasar: Theo tôi nghĩ lý học đông phương không phải quan niệm Thái cực là khởi thủy của vũ trụ mà là một khái niệm đầu tiên để mô tả vũ trụ : không gian vô tận, thời gian vô biên, không có thủy không có chung nên gọi là Thái cực Vo Truoc: Lão tử Đạo đức kinh viết: Vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư vô. Vô danh Thiên Địa chi thỉ Hữu danh vạn vật chi mẫu Như vậy, học thuyết ADNH có quan niệm về một Vũ trụ có khởi thủy. Khởi thủy ấy chính là cái "Vô danh", "vô" được nhắc tới đó, mà ta tạm gọi là Thái cực. Thái cực không phải là một khái niệm dùng để mô tả mà là một thực tại khách quan. Thực tại khách quan là thế giới vật chất tồn tại dù cho có ý thức hay không có ý thức của con người ghi nhận ... vì khi có ý thức con người ghi nhận thì đã có cái tên gọi, so sánh vì có cái chỗ "giông giống nào đó. Như vậy, khác nào cái tạm gọi đó vẫn làm ta hình dung hoặc liên tưởng được nó như Vo Truoc trích dẫn đó: Vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư vô. Vạn vật sinh từ Có, Có sinh từ Không ... ví dụ như: Cha Mẹ sinh ra Con Cái, Ông Bà Nội-Ngoại sinh ra Cha Mẹ v.v... và lần đến tận cùng của cái Có thủy tổ đầu tiên thì vẫn là Có. Nhưng trước khi Có con người hay vật chất thì dễ dàng suy ra là lúc ấy: Không có gì hay Chưa có gì cả! Thành ra, Vo Truoc viện dẫn: Quasar: Còn nếu cho rằng vũ trụ phải có khởi thủy thì thật khó hình dung cái nguyên nhân nào tạo nên cái thời điểm khởi thủy, một nguyên nhân hình thành từ một trạng thái bất động ? Vo Truoc: Cái nguyên nhân ấy chính là một đột biến lượng tử. sự ĐỘT BIẾN lượng tử là đã thừa nhận Lượng Tử Có mặt rồi. Lúc chưa Có lượng tử thì vũ trụ này ra sao? Phải chăng, đó là chỗ bất khả tư nghị? Như vậy, có ý thức con người để ghi nhận mà cũng đến chỗ bất khả tư nghị thì tranh luận hay kết luận được gì? Sapa 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 3, 2010 @ Sapa Tôi vào diễn đàn không phải để tranh luận vô bổ. Do đó, xin miễn cho tôi được trao đổi với bạn. Xin lỗi, nếu làm bạn phật ý ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 3, 2010 Chào bạn, Vo Truoc @ Sapa Tôi vào diễn đàn không phải để tranh luận vô bổ. Do đó, xin miễn cho tôi được trao đổi với bạn. Xin lỗi, nếu làm bạn phật ý ! Không có đâu, vì Sapa đâu phải viết chỉ để cho một mình bạn đọc ... Tất nhiên, vì phép lịch sự khi trích dẫn lời bạn viết thì có câu chào hỏi, nhưng nếu bạn không muốn trao đổi với Sapa thì Sapa sẽ trích dẫn như một ý kiến cá nhân của ai đó mà bình phẩm thôi ... Nói về vô bổ hay không thì cùng một vấn đề - không ai có cái nhìn y như nhau nên có thể vô bổ với bạn mà người khác thì lại là có ích v.v... Sapa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 3, 2010 Lão tử Đạo đức kinh viết: Vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư vô. Vô danh Thiên Địa chi thỉ Hữu danh vạn vật chi mẫu Như vậy, học thuyết ADNH có quan niệm về một Vũ trụ có khởi thủy. Khởi thủy ấy chính là cái "Vô danh", "vô" được nhắc tới đó, mà ta tạm gọi là Thái cực. Thái cực không phải là một khái niệm dùng để mô tả mà là một thực tại khách quan. Cái nguyên nhân ấy chính là một đột biến lượng tử. Chào bác Vo Truoc, Daretolead nghĩ việc viện dẫn đến "một đột biến lượng tử" để áp vào giải thích sự hình thành của vũ trụ là một cách luận giải duy tâm và thần bí về cơ học lượng tử. "Đột biến lượng tử" này giống với "bàn tay của chúa" trong tôn giáo vậy! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 3, 2010 Daretolead nghĩ việc viện dẫn đến "một đột biến lượng tử" để áp vào giải thích sự hình thành của vũ trụ là một cách luận giải duy tâm và thần bí về cơ học lượng tử. "Đột biến lượng tử" này giống với "bàn tay của chúa" trong tôn giáo vậy!Bạn nghĩ thế nào cũng được. Nhưng theo tôi, đó là chân lý. Dựa vào luận điểm này, tôi giải quyết được tất cả những vấn đề mình gặp phải liên quan đến nó khi nghiên cứu học thuyết ADNH. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 3, 2010 Chào bác Vo Truoc, Daretolead nghĩ việc viện dẫn đến "một đột biến lượng tử" để áp vào giải thích sự hình thành của vũ trụ là một cách luận giải duy tâm và thần bí về cơ học lượng tử. "Đột biến lượng tử" này giống với "bàn tay của chúa" trong tôn giáo vậy! Theo tôi thì trong khoa học có quyền đưa ra một giả thuyết. Giả thuyết có thể đúng và có thể sai. Nhưng nó sẽ được coi là đúng, nếu giả thuyết đó giải thích được một cách hợp lý mọi vấn đề liên quan đến nó. Việc anh Vô Trước đưa ra một gia thuyết là quyền của anh ấy. Với môt tinh thần khoa học thì chúng ta phải xem xét xem anh Vo Trước sẽ giải quyết như thế nào sau giả thuyết "Đột biến lượng tử" đó. Ngay cả giả thuyết khoa học về vật chất cô đặc và bùng vỡ gọi là bigbang, cũng chỉ là giả thuyết, không phải được tất cả các nhà khoa học công nhận. Mặc dù được đa số các nhà khoa học công nhận. Chính thuyết Bigbang được các nhà thần học dùng làm đề tài minh chứng cho sự hiện hữu của Chúa đấy! (xem "Thượng đế và khoa học"). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 4, 2010 Theo tôi nghĩ lý học đông phương không phải quan niệm Thái cực là khởi thủy của vũ trụ mà là một khái niệm đầu tiên để mô tả vũ trụ : không gian vô tận, thời gian vô biên, không có thủy không có chung nên gọi là Thái cực Còn nếu cho rằng vũ trụ phải có khởi thủy thì thật khó hình dung cái nguyên nhân nào tạo nên cái thời điểm khởi thủy, một nguyên nhân hình thành từ một trạng thái bất động ? Quasar Anh Quasa thân mến. Hôm nay, có thời gian, tôi vào xem được bài viết này của anh. Tôi nhận thấy đoạn đầu anh viết hoàn toàn chính xác: Theo tôi nghĩ lý học đông phương không phải quan niệm Thái cực là khởi thủy của vũ trụ mà là một khái niệm đầu tiên để mô tả vũ trụ : không gian vô tận, thời gian vô biên, không có thủy không có chung nên gọi là Thái cựcNhưng đoạn sau anh viết:Còn nếu cho rằng vũ trụ phải có khởi thủy thì thật khó hình dung cái nguyên nhân nào tạo nên cái thời điểm khởi thủy, một nguyên nhân hình thành từ một trạng thái bất động ?Thì tôi nghĩ anh có thể suy nghiệm của anh về Thái Cực không đồng nhất với sự lý giải của tôi về Thái Cực, trong "Định mệnh có thật hay không?".Thái Cực không phải là "bất động", mà là tuyệt đối, có vận tốc bằng /0/. Bởi vì có cái đối đãi tương đối với nó nên gọi nó là "tịnh" mà thôi. Nếu Bigbang là một thuyết được coi là khởi điểm của vũ trụ tuần hoàn hiện nay (co dãn) thì Thái Cực là khái niêm miêu tả khởi điểm của vũ trụ theo Lý học Đông phương - qua văn bản cổ còn lại (Phủ nhận Bigbang) cũng có thể coi là một trạng thái trong chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 4, 2010 Anh Quasa thân mến. Hôm nay, có thời gian, tôi vào xem được bài viết này của anh. Tôi nhận thấy đoạn đầu anh viết hoàn toàn chính xác: Nhưng đoạn sau anh viết: Thì tôi nghĩ anh có thể suy nghiệm của anh về Thái Cực không đồng nhất với sự lý giải của tôi về Thái Cực, trong "Định mệnh có thật hay không?". Thái Cực không phải là "bất động", mà là tuyệt đối, có vận tốc bằng /0/. Bởi vì có cái đối đãi tương đối với nó nên gọi nó là "tịnh" mà thôi. Nếu Bigbang là một thuyết được coi là khởi điểm của vũ trụ tuần hoàn hiện nay (co dãn) thì Thái Cực là khái niêm miêu tả khởi điểm của vũ trụ theo Lý học Đông phương - qua văn bản cổ còn lại (Phủ nhận Bigbang) cũng có thể coi là một trạng thái trong chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ. Chào anh Thiên Sứ Tôi cũng nghĩ Thái cực không phải là bất động cho nên mới không có chỗ cho khởi thủy mà chỉ là những tiếp nối của những chu kỳ biến dịch tuần hoàn của vũ trụ, khởi đầu của chu kỳ này là tiếp nối cái chung cuộc của chu kỳ trước Thuyết Bigbang còn rất nhiều bất cập. tôi sẽ chứng minh lý thuyết của mình trong một tương lai gần Kính anh Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 4, 2010 Chào anh Thiên Sứ Tôi cũng nghĩ Thái cực không phải là bất động cho nên mới không có chỗ cho khởi thủy mà chỉ là những tiếp nối của những chu kỳ biến dịch tuần hoàn của vũ trụ, khởi đầu của chu kỳ này là tiếp nối cái chung cuộc của chu kỳ trước Thuyết Bigbang còn rất nhiều bất cập. tôi sẽ chứng minh lý thuyết của mình trong một tương lai gần Kính anh Vâng! Tôi cũng cho rằng rằng thuyết Bigbang rất bất hợp lý. Nó chỉ lý giải một cách hạn chế một số hiện tượng quan sát được. Nhưng với những hiện tượng đó, có lể lý giải bằng một cách khác. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 4, 2010 Tôi xóa bài của Sapa vì không phù hợp chủ đề. Anh Quasa có quyền xóa bài trong chủ đề của anh, nếu anh thấy không thích hợp. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 4, 2010 Các Thiên hà biến dạng xác nhận gia tốc giãn nở của Vũ Trụ (Deformed Galaxies Confirm Universe's Acceleration) Ý tưởng cho rằng vũ trụ sinh ra từ vụ nổ Big Bang và sẽ chết đi vì một cú sụp lớn (Big Crunch) ít ra cũng làm người ta yên tâm về cái gì đó hữu hạn, như số phận con người. Nhưng gần đây, các nhà thiên văn lại có bằng chứng cho thấy, Vũ Trụ sẽ không sụp đổ, mà cứ lan rộng ra mãi. Thủ phạm chính của hiện tượng này là Năng Lượng Tối. Trong hình trên ,Các nhà Nghiên cứu đã tạo ra một bản đổ 3 chiều trong một khoảng không rộng lớn của Vũ trụ bằng cách tổ hợp những dữ liệu hiệu ứng thấu kính trọng lực (gravitational lensing) từ hơn nửa triệu Thiên Hà nằm rải rác lác đác trong vũ trụ theo khoảng cách tính từ Trái đất Năng lượng tối và Số phận Bất định của Vũ Trụ Theo các nhà thiên văn, Vũ Trụ chỉ có 5% vật chất thường, tức là có thể quan sát và đo đạc được. 95% còn lại thuộc loại vật chất "tối". Trong số vật chất tối có 33% tồn tại dưới dạng không nhìn thấy được (như các hố đen "Black Holes"), và 67% còn lại xuất hiện dưới dạng "năng lượng tối "Dark Energy" (theo thuyết tương đối, vật chất và năng lượng có thể hoán chuyển cho nhau). Nguồn năng lượng tối này trải đều trong vũ trụ, tác động ngược lại lực hấp dẫn, và đẩy các Thiên Hà xa rời nhau, khiến vũ trụ ngày càng giãn nở. Các nhà nghiên cứu ở Đại học Washington (Mỹ) đưa ra giả định cho rằng, cách đây khoảng 5 tỷ năm - tức là 9 tỷ năm sau Big Bang - vũ trụ đã đạt đến độ lớn mà lực của năng lượng tối vượt lên lực hấp dẫn, khiến vũ trụ chỉ có thể giãn nở ra thêm chứ không co lại được nữa. Như vậy, một sự sụp đổ theo kiểu "Big Crunch" là điều không thể xảy ra. Vậy thì Vũ Trụ sẽ giãn nở đến đâu? Câu trả lời là, nó sẽ giãn nở mãi mãi, vì chưa hề có bằng chứng nào cho thấy là quá trình đó sẽ dừng lại. Sẽ không có một ngày tận thế nào cho Vũ trụ này. Đành rằng đã có một sự mở đầu là Big Bang, nhưng mãi mãi sẽ không có sự kết thúc! Số phận của vũ trụ là như vậy, cứ loang rộng ra, cứ trải năng lượng ra... nhưng không hề có mục đích gì, và cũng chẳng bao giờ dừng lại. Đó có phải là bí mật tận cùng của Vũ Trụ? Chưa ai trả lời được câu hỏi này, cũng như chưa ai hiểu gì về bản chất của "năng lượng tối" và "vật chất tối". Các nhà vật lý ở Washington đang cố gắng đặt những nền tảng đầu tiên cho việc nghiên cứu loại vật chất và năng lượng này. NASA - STSc Space.com -------------------------------------- Quasar Caught Building Future Home Galaxy Trong Vũ trụ, Việc khai sanh ra các Thiên Hà là một việc khá phức tạp, có một vấn đề nhỏ được đề cập đến là : Nằm tại trung tâm của hầu hết các Thiên Hà là những "Hố đen" - có phải những "Hố đen" đó được hình thành trước ? - hay là Vật chất trong Thiên Hà đã bồi đắp tích tụ chung quanh ở tâm trước, rồi sau đó tạo dựng "Hố đen" sau ? Những quan sát về Một Quasar có vị trí ở bên ngoài một Thiên Hà có tên HE0450-2958 cho thấy : Quasar này đang trợ giúp cho một Thiên Hà ở gần nó tạo dựng nên các Vì Sao, điều này đã cung cấp bằng chứng cho ý tưởng nói rằng : Những "Hố đen" siêu trọng có thể tạo dựng nên các Thiên Hà riêng của chúng (click vào hình bên dưới để xem lớn hơn) Quasar HE0450-2958 là một thực thể đơn lẻ, lạc lõng trong Vũ trụ : bình thường các siêu "Hố đen" cũng được hiểu như là những Quasar được hình thành tại tâm điểm của các Thiên Hà. Nhưng HE0450-2958 không có bất kỳ một galaxy nào nằm bên ngoài nó để "làm chủ" riêng nó. Đây là một khám phá mới lạ trong quy luật riêng của "Hố đen" khi quy luật riêng này đã được làm lại trong năm 2005. Lúc đó có một câu chuyện nguyên thủy về Quasar, gọi là : "Siêu "Hố đen" Rogue không có Thiên Hà " (Rogue Supermassive Black Hole Has No Galaxy) Việc tạo thành các Quasar vẫn còn là một bí ẩn, nhưng lý thuyết hiện tại gợi ý rằng : nó được hình thành từ những sợi mảnh khí Gas trong khoảng không giữa các Vì Sao, các sợi mảnh này được bồi dần lên xung quanh một tâm điểm hạt nhân. hoặc là có một cái gì đó chưa được biết, phun ra từ Thiên Hà Chủ (Host galaxy) do lực tương tác hấp dẫn mạnh với một Thiên hà khác đã tạo thành các Quasar đó Và một điều kỳ quặc khác về đối tượng Quasar này là : nó nằm ở vị trí lân cận và "bầu bạn" với một Thiên Hà gần nó, Thiên Hà này đang được nó trợ giúp tạo dựng nên các Vì sao! Thiên hà "bầu bạn" đó nằm trực tiếp trong đường ngắm của một trong hai tia phản lực Jet của Quasar phát ra (xem ảnh), và đang tạo dựng nên các Vì Sao với tốc độ điên cuồng. - Một nhóm các nhà Thiên văn đến từ Pháp, Đức, và Bỉ đã nghiên cứu Quasar và Thiên hà "bầu bạn" đó bằng cách sử dụng hệ thống kính viễn vọng rất lớn (viết tắt là VLT : Very Large Telescope) của Đài quan sát Thiên văn Nam Âu ESO (Europe Southern Observatory). Ngay từ đầu, Các nhà Thiên văn đã xăm soi, xem xét để tìm kiếm một Thiên hà chủ của Quasar này. Hiện tượng về một Quasar "trơ trụi" đã được ghi nhận trước kia, nhưng cứ mỗi lần thực hiện quan sát xa hơn, là lại tìm ra được một Thiên hà chủ (cho Quasar đó). luồng năng lượng từ các Quasar có thể làm mờ đi các Thiên hà yếu ớt ẩn sau các đám bụi, - Cho nên các nhà Thiên văn đã sử dụng hệ thống Giao thoa và tạo ảnh của VLT trong khoảng giữa của dải Hồng ngoại tuyến. - Những quan sát trong vùng Hồng ngoại Tuyến có thể dò ra các đám mây bụi đó không khó khăn gì. Chúng được tổ hợp với những hình ảnh mới nhất, thu được từ Viễn vọng kính không gian Hubble trong giải sóng cận Hồng ngoại Những quan sát về HE0450-2958, nằm cách Địa cầu 05 tỷ năm ánh sáng xác nhận rằng quả thực Quasar này không có một Thiên hà chủ nào ! năng lượng và vật chất thoát ra thành luồng từ những tia phản lực Jet của Quasar chỉ đúng ngay vào Thiên hà "bầu bạn" nằm gần bên. Kịch bản này đang làm gia tăng việc hình thành Sao trong Thiên hà. Một đống gồm 340 sao được hình thành trong 01 năm, gấp 100 lần so với các Thiên hà điển hình thông thường trong Vũ trụ. Quasar và Thiên hà đó đủ gần để rốt cục là chúng sex hòa quyện trộn lẫn vào nhau, cuối cùng là tạo cho Quasar một "tổ ấm" (home) David Elbaz thuộc bộ phận dịch vụ thiên văn và là tác giả dẫn dắt tờ báo xuất hiện trong mục "Thiên văn học và Vật lý Thiên thể" nói : "Câu hỏi "Quả trứng và Con gà" với Thiên hà và "Hố đen" cái nào có trước? là một trong những đề tài gây tranh cãi nhất hiện nay. Nghiên cứu của chúng tôi gợi ý rằng các "Siêu hố đen" có thể kích hoạt việc hình thành Sao, và việc xây dựng như vậy đang hình thành nên các Thiên hà chủ của chúng. Mối liên kết này cũng có thể giải thích tại sao các Thiên hà đăng cai làm chủ các "Siêu Hố đen" lại có nhiều Sao hơn" "Thông tin phản hồi về Quasar" có thể là một điều giải thích tiềm năng cho cách thức mà một số Thiên hà hình thành, và lẽ tự nhiên là việc nghiên cứu về những hệ thống thiên hà khác là cần thiết, để xác minh xem kịch bản này có phải là độc nhất vô nhị hay không, hay là nó là một đặc điểm chung trong Vũ trụ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 4, 2010 Giả thuyết mới về vị trí vũ trụ của chúng ta Các nhà khoa học Mỹ mới đây đề xuất giả thuyết mới về vị trí vũ trụ của chúng ta. Theo đó, vũ trụ hiện nay chỉ là một phần nằm phía sau các hố đen. Các hố đen chính là cửa vào của các Cầu Einstein-Rosen (Einstein-Rosen bridges). Theo thuyết vũ trụ, Cầu Einstein –Rosen là khoảng không giống như một đường hầm. Nhờ các đường hầm này mà các vùng khác nhau của vũ trụ được nối liền với nhau. Các nhà khoa học nhận thấy rằng đường hầm này nối hố đen với đầu kia chính là hố trắng. Hố trắng không cho bất kỳ thứ gì lọt vào đường hầm, trong khi hố đen có lực hấp dẫn lớn đến mức không cho bất kỳ dạng vật chất nào có thể lọt ra ngoài được, kể cả ánh sáng. Chính trong các đường hầm này (còn gọi là lỗ sâu đục hay cầu Eistein-Rosen) mà các vũ trụ, trong đó có vũ trụ của chúng ta, đang ngày một giãn nở. Mô hình cầu Einstein-Rosen Có nhiều giả thuyết khác nhau về vũ trụ và sự tồn tại của vũ trụ. Phổ biến nhất hiện nay là giả thuyết Bigbang (Vụ nổ lớn). Theo đó, vũ trụ của chúng ta khởi thủy bằng một vụ nổ cách đây 15 tỷ năm. Sau vụ nổ, vũ trụ giãn nở và nguội dần cho phép hình thành các cấu trúc mà chúng ta thấy ngày nay. Có giả thuyết cho rằng có nhiều vũ trụ cùng tồn tại trong một cấu trúc gọi là đa vũ trụ (multiverse). Vũ Trụ của chúng ta chỉ là một trong số các vũ trụ trong đa vũ trụ. Tuy nhiên, theo các giả thuyết trước đây các lỗ sâu đục chỉ là cầu nối giữa các vũ trụ trong đa vũ trụ mà thôi. Theo đó, vị trí của chúng ta nằm ngoài lỗ sâu đục (hay cầu Einstein-Rosen). Toàn bộ các tính toán của các nhà khoa học Mỹ đều mang tính lý thuyết, chưa được kiểm chứng trên thực tế. Tuy nhiên, giả thuyết mới này cũng có đóng góp đáng kể bởi nó góp phần giải thích những bí ẩn khác nhau về hố đen. Theo KH & ĐS Share this post Link to post Share on other sites