Posted 6 Tháng 8, 2008 Tục thờ Mẫu ở Việt Nam Phan Hòa http://www.phongthuyankhang.com/create_image.php?thumb_size=130&dir=news&file_name=Lieu_Hanh.jpg Đất nước ta hình thành trên cơ sở một nền nông nghiệp lạc hậu, chịu ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp. Bị các thế lực ngoại bang xâm chiếm, cảnh nội chiến phân tranh đã đẩy dân tộc đến chỗ bế tắc bị kìm hãm triền miên… Trước hoàn cảnh bất thuận ấy, người Việt cổ cùng các thế hệ kế tiếp đã có sự đấu tranh sinh tồn; vừa giữ gìn bản sắc dân tộc, sáng tạo ra nền văn hóa, văn minh riêng trong đó có tục thờ Nữ thần nông nghiệp. Việc thờ Phật ở Việt Nam cùng một số nước Đông Nam Á cũng có sự ảnh hưởng của tục thờ Mẫu bản địa, cụ thể là sự xuất hiện của Phật Bà Quan Âm, một dung hợp màu sắc giữa Phật giáo Việt Nam với Ấn Độ, Trung Hoa, Triều Tiên. Còn Man Nương trong huyền thoại Tứ Pháp là nét riêng trong của dân tộc Việt với sự hài hòa của sứ đạo Thiên Trúc. Riêng tục thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh là nét độc đáo mang bản sắc của dân tộc vùng lúa nước, vùng châu thổ sông Hồng và các tỉnh trong cả nước có mối liên quan. Từ trên năm thế kỷ nay, tục thờ Mẫu Liễu Hạnh song song tồn tại cùng Đạo Phật, cũng như tín ngưỡng thờ Thành Hoàng, thờ danh nhân, danh tướng có công với đất nước. Tâm thức dân gian tôn vinh Mẫu Liễu Hạnh trong hàng “Tứ bất tử” Việt Nam, công đức lớn lao như Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử tiên ông và Tản Viên Sơn Thánh là những bậc thánh thần cao đạo, đức trọng, công lớn với nước, với hậu thế từ buổi bình minh lịch sử, mãi mãi tồn tại trong đời sống tinh thần dân tộc. Người xưa đã ghi nhận hiện tượng nữ thần Liễu Hạnh công chúa là một sự kỳ lạ, qua sách “Truyền kỳ tân phả” do nữ sĩ tài danh Đoàn Thị Điểm viết. Nguyễn Công Trứ viết “Liễu Hạnh công chúa diễn âm” cùng nhiều tác giả viết một số bài về Thánh Mẫu Liễu Hạnh…Song trong ý niệm dân gian thì lai lịch của Mẫu trên lãnh thổ Việt Nam vô cùng phong phú. Nó không bó hẹp trong thư tịch Hán Nôm, bi ký mà lan rộng trong truyền thuyết khắp các lũy tre xanh, trong các bài văn chầu, thơ ca cùng những hoạt động tín ngưỡng, lễ hội…Nó không chỉ thể hiện ở Phủ Dầy – Nam Định, Sòng Sơn, Phố Cát, Phủ Tây Hồ, Lạng Sơn, Ninh Bình…mà xuất hiện khắp moi nơi. Hình bóng bà chúa Liễu như cây tùng, cây bách bao trùm cho tất cả các vi thần linh khác, giúp các vị âm thần, dương thần dựa bóng Mẫu để âm phù cho nước cho dân, cứu chữa cho dân gian khỏi bệnh tật, đói nghèo…Dân gian tôn vinh Mẫu là mẹ của thiên hạ, sánh cùng Hưng Đạo Đại Vương thời Trần, hoặc Bát Hải Vua cha là những danh thần, danh tướng hơn Mẫu hàng trăm, hàng ngàn năm tuổi. Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện khi xã hội có đủ yếu tố chủ quan, khách quan của tâm thể xã hội. Nó biểu hiện truyền thống tín ngưỡng văn hóa nguyên thủy của dân tộc. Nó cũng thể hiện xu hướng bài trừ “vọng ngoại” do đó mà diện mạo tục thờ Mẫu Liễu Hạnh vừa phong phú, đa dạng, vừa có ý nghĩa độc lập tự chủ. Và mặc dù dân chúng đã, đang cảm nhận sự hư hư, thực thực, có sự bán tín bán nghi với thần tượng Mẫu Liễu mờ mờ ảo ảo. Ấy vậy mà theo dấu vô hình vẫn tìm hương sắc, tiềm ẩn một sử thi vĩnh cửu văn hóa Việt Nam. Đạo Mẫu xuất phát từ tín ngưỡng dân gian nguyên thủy, với sự tiếp nhận văn hóa nhân loại, biến thành một tôn giáo bản địa, cùng các tôn giáo khác song song tồn tại nhằm đấu tranh đòi quyền sống, đòi sự công bằng, bình đẳng trong xã hội nên được dân chúng bảo tồn, đời đời bất tử. Share this post Link to post Share on other sites