wildlavender

TẾT CỐM

6 bài viết trong chủ đề này

Tết cốm

Thứ tư, 23/7/2008, 07:00 GMT+7...

"Cốm chín vừa tới liền trút vào cối. Ba bốn thanh niên lực lưỡng vung chày giã trăng. Họ vừa làm vừa hò nhau rổn rảng cười. Đây là dịp tốt nhất để các chàng khoe sức. Vồng ngực cong lên như cánh cung. Hai bắp tay cuồn cuộn những múi thịt. Đúng là sức trẻ. Bốn chàng trai họp nhau lại, thành một ngọn lửa đang phừng phừng bốc cháy. Ánh trăng xanh đậu lên người, trượt xuống chân. Có phải da người trơn vì mướt ánh trăng? Nhịp nhàng đôi cánh tay vung lên tay giã xuống. Tôi nghe thấy có mùi củi lửa. Mùi mồ hôi nách. Mùi cốm. Mùi sương...."

Posted Image

Nguồn ảnh - farm2.static.flickr.comMới vào đầu tháng tám, mà đàn chim ngói từ bản Phja Hoong bay qua đầm Khưa Ngau đã chíu chít kéo về, báo hiệu tết cốm mới bắt đầu rồi. Không biết ở những vùng khác người ta làm cốm như thế nào, ở quê tôi người ta rủ nhau làm cốm đông vui như tết. Vì thế mọi người gọi tết cốm. Tết cốm thường diễn ra vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Đó là đêm trăng tròn vành vạnh và sáng rõ nhất trong năm. Ánh sáng như thủy tinh. Cứ trong suốt như mắt người gái bản. Bầu trời không một vết xước, không một gợn mây. Có cảm giác như người hít được cả trời xanh, núi cao và đồng ruộng. Thiên nhiên theo nhau qua đường hô hấp chui tọt vào trong ngực. Nhưng người phải nhắm mắt bịt tai mươi lăm phút. Để thiên nhiên vừa đủ thời gian hòa hợp trong máu. Rồi từ từ thả ra, trả thiên nhiên về nơi chốn cũ. Con người chỉ giữ lại tinh hoa. Đó là cốm.

Nhìn ra cánh đồng lúa, ruộng nhà ai cũng đang vào kỳ lúa nếp non. Hạt lúa như thiếu nữ mười lăm mười sáu. Lúa chớm nhú nhí làm mẩy làm no căng tròn từng hạt. Đợi cho ba sương nữa qua đi, các mẹ các chị dùng nhắt hái từng bông mang về. Họ chỉ chọn những bông đã vàng, rõ hạt. Nó ngả từ xanh sang màu vàng tươi. Đấy mới phải là lúa nếp non đang tuổi cốm. Cái màu vàng hệt như bóng chiều. Bóng chiều hắt viền lên gờ dãy núi mờ xa. Gợi cho người ta nỗi nhớ về nhau xao xác.

Lúa nếp non tãi đều trên sàn trăng. Gọi là sàn trăng bởi đây chính là nơi đêm đêm người Tày mời đón trăng mọc. Còn ban ngày người ta phơi ngô thóc. Hết ngô thóc thì phơi chăn bông. Cuộn chăn bông vào người ta phơi vải nhuộm chàm hoặc hong tơ còn ướt. Sàn trăng bận bịu như người nuôi con mọn. Chả mấy khi được nhàn rỗi. Đêm nay trăng lên. Trăng chiếu sáng xanh cả vườn vầu rừng trúc. Cả cánh đồng lúa. Cả tiếng mõ trâu loóc toóc trong chuồng. Cả ngọn đèn dầu lạc. Cả chòm râu ông già ngồi im phăng phắc. Trăng tưới lên muôn người muôn vật, làm cho nỗi buồn quạnh hiu rần rật ấm dần.

Posted Image

Nguồn ảnh - Blog 360 yahoo.com

Lúc này nhà nào cũng bê mâm cơm ra sàn. Họ ngồi ăn chung với ánh trăng. Bát đũa thì leng keng. Tiếng cười thì đùng đục. Đùng đục vì chưa nuốt kịp miếng cơm đã phải bục ra tiếng cười. Bởi vì có người ở nhà bên vừa kể xong một câu chuyện. Câu chuyện lọt qua phên vách đến tai mọi người nghe. Đầu đuôi là thế này. Một nàng dâu lần đầu về nhà chồng. Cả nhà dùng cơm tối vừa xong. Nàng dâu xăng xái mang bát đũa đi rửa. Sợ cô con dâu lần đầu chưa quen, bố chồng bèn lên tiếng: “ Nhớ rửa luôn cả trôn nghe con!”. “Dạ!”. Một lát sau, bố chồng nghe nàng dâu tụt quần vỗ bì bạch.

Thế là cười ồ lên. Niềm vui lênh láng ướt trên lá cỏ. Nở nang mặt người. Không có tiếng cười, dân tôi không chịu được. Một ngày phải được cười ba bốn bữa. Cười cho cơm rau êm êm trong bụng. Cười cho máu chảy ngược lên đầu. Tiếng cười giúp cho các cơ quan thu nạp và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Người làng tôi nói tiếng cười giúp cho ta thả lỏng cơ thể mà không bị ràng buộc vào bất cứ chuẩn mực nào. Nếu có điều kiện, hãy cười phá lên. Cười thả phanh. Cười như tiếng rít thuốc lào. Chỉ có tiếng cười mới mong giúp cho con người sống hồn nhiên hơn và yêu đời hơn.

Nhạc sỹ Đàm Thanh là người Tày Cao Bằng. Anh có nhiều bài hát để đời. Hầu hết các bài hát đều viết về niềm vui và tiếng cười: “Cánh chim báo tin vui", "Anh quân bưu vui tính", "Lê anh nuôi”,... Có lẽ người Tày chúng tôi là dân tộc yêu tiếng cười hồn nhiên nhất nhì trên thế giới. Có người còn cho rằng tết cốm là tết của tiếng cười.

Lúc này, trên sàn, người già ngồi góp chuyện. Các mẹ các chị người cầm bát người cầm thìa tuốt từng bông lúa. Tiếng tuốt lúa nghe loong roong râm ran từ đầu làng đến cuối làng. Người ta bảo cứ đêm nào trăng sáng thì nghe có chó sủa. Chó sủa trăng đâu phải chuyện lạ. Từ ngàn xưa trăng xuống trộm người ngoan. Vì vậy, thế gian mất dần người đẹp. Loài người nuôi chó chỉ để sủa trăng cho bõ tức. Nhưng đêm nay chúng chỉ nằm đập muỗi, giỏng đôi tai lên nghe tiếng tay người tuốt lúa. Hạt lúa bay rào rào rơi trên nong. Nong đầy lúa người ta trút vào dậu. Cứ một lớp trăng là một lớp lúa. Đến cuối đêm, sàn nứa chỉ còn trăng.

Posted Image

Nguồn ảnh - mfonews.netBây giờ là lúc người đốt lò rang lúa. Lửa liu riu vừa đủ ấm dần đều. Đừng để lúa chín nhanh. Chín nhanh là làm lúa vỡ. Lúa bết vào nhau làm thành bánh. Nhưng bánh không ra bánh. Cốm không ra cốm. Thóc chẳng ra thóc. Khóc dở mếu dở mà đổ ngay cho gà vịt ăn. Bao nhiêu công sức không tiếc. Chỉ tiếc mất toi một đêm trăng đẹp. Vì thế các chị các mẹ giành lấy công việc rang cốm. Đàn bà con gái bao giờ cũng cẩn thận hơn cánh đàn ông con trai. Cốm chín vừa tới liền trút vào cối. Ba bốn thanh niên lực lưỡng vung chày giã trăng. Họ vừa làm vừa hò nhau rổn rảng cười. Đây là dịp tốt nhất để các chàng khoe sức. Vồng ngực cong lên như cánh cung. Hai bắp tay cuồn cuộn những múi thịt. Đúng là sức trẻ. Bốn chàng trai họp nhau lại, thành một ngọn lửa đang phừng phừng bốc cháy. Ánh trăng xanh đậu lên người, trượt xuống chân. Có phải da người trơn vì mướt ánh trăng? Nhịp nhàng đôi cánh tay vung lên tay giã xuống. Tôi nghe thấy có mùi củi lửa. Mùi mồ hôi. Mùi cốm. Mùi sương. Tạo thành đêm tết cốm độc đáo của người Tày.

Chu Văn Păn

nguồn vietimes

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưở còn rất nhỏ nhà em cũng ở thôn Hậu, mà người ta hay gọi là làng Vòng

Chỉ nhớ là người ta giã cốm bằng chày, nhưng giậm bằng chân cơ. Đi khắp làng nghe tiếng giã cốm vui tai lắm.

Tuy nhiên cốm làng Vòng khác cốm nơi khác, khác cả làng Mễ Trì ở gần đó. Có thể người ta gặt non hơn cốm của người Tày ở trển.

Cốm giờ cũng hồ nhiều, con gái mà son phấn đậm quá mất hay!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Nội mùa cốm

Hà Nội vào thu, những gia đình làm cốm truyền thống bắt đầu những ngày làm việc tất bật, chợ đêm cũng náo nhiệt. VnExpress.net ghi lại hình ảnh tại làng Vòng, quận Cầu Giấy (Hà Nội).

Làng Vòng nổi tiếng Hà Nội nay chỉ còn vài hộ giữ được truyền thống làm cốm. Posted Image

Người làng Vòng chọn giống lúa nếp cái hoa vàng để làm cốm. Hạt lúa phải còn xanh, khi bấm còn thấy sữa,

đều hạt

Posted Image

Sàng bỏ những cọng rơm. Posted Image

Công đoạn đãi sạch chất bẩn trên thóc. Posted Image

Những hạt lúa được cho lên chảo rang vừa lửa, đảo đều bằng máy, đến độ hạt thóc bắt nhiệt chuyển dạng đông sữa quằn lại là được. Hạt cốm lúc này chín tới, không giòn mà róc trấu.Posted Image

Những hạt cốm thô được chọn chuyển sang giã. Giã mươi phút, thấy có trấu thì xúc ra, xẩy trấu đi, lại giã, mỗi lần phải tuỳ theo cốm khô hay ướt. Người thợ phải phân cốm ra làm 3 loại để giã gồm cốm rót, cốm non và cốm gốc Posted ImagePosted Image

Cốm hạt dẻo được gói bằng lá sen và lá ráy tạo thêm hương vị thơm ngon cho cốm. Posted Image

Người buôn bán từ khắp nơi về làng Vòng mua cốm. Posted ImagePosted Image

Vào mùa, chợ cốm đêm duy nhất ở Hà Nội tại xã Mễ Trì Hạ, huyện Từ Liêm, hoạt động từ 4h đến 6h sáng. [ Posted Image

Cốm làng Vòng đã trở thành nét riêng của Hà Nội.

Hoàng hà ( vnexpress.net)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tết cốm

Thứ tư, 23/7/2008, 07:00 GMT+7...

"Cốm chín vừa tới liền trút vào cối. Ba bốn thanh niên lực lưỡng vung chày giã trăng. Họ vừa làm vừa hò nhau rổn rảng cười. Đây là dịp tốt nhất để các chàng khoe sức. Vồng ngực cong lên như cánh cung. Hai bắp tay cuồn cuộn những múi thịt. Đúng là sức trẻ. Bốn chàng trai họp nhau lại, thành một ngọn lửa đang phừng phừng bốc cháy. Ánh trăng xanh đậu lên người, trượt xuống chân. Có phải da người trơn vì mướt ánh trăng? Nhịp nhàng đôi cánh tay vung lên tay giã xuống. Tôi nghe thấy có mùi củi lửa. Mùi mồ hôi nách. Mùi cốm. Mùi sương....

Úi giùi ui ,cốm ở vùng này có vẻ "nặng mùi "nhẩy :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tết cốm Thứ tư, 23/7/2008, 07:00 GMT+7...

"Cốm chín vừa tới liền trút vào cối. Ba bốn thanh niên lực lưỡng vung chày giã trăng. Họ vừa làm vừa hò nhau rổn rảng cười. Đây là dịp tốt nhất để các chàng khoe sức. Vồng ngực cong lên như cánh cung. Hai bắp tay cuồn cuộn những múi thịt. Đúng là sức trẻ. Bốn chàng trai họp nhau lại, thành một ngọn lửa đang phừng phừng bốc cháy. Ánh trăng xanh đậu lên người, trượt xuống chân. Có phải da người trơn vì mướt ánh trăng? Nhịp nhàng đôi cánh tay vung lên tay giã xuống. Tôi nghe thấy có mùi củi lửa. Mùi mồ hôi nách. Mùi cốm. Mùi sương....

Úi giùi ui ,cốm ở vùng này có vẻ "nặng mùi "nhẩy :)

Đấy là cốm Mễ Trì ạ, hoàn toàn khác cốm Vòng, và chưa bao giờ ngon bằng cốm Vòng.

Cốm Vòng được giã bằng cối dài, dùng chân dậm cơ ạ. Giờ nghe nói toàn giã máy thôi!

Còn đâu Hương xưa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đi chợ cốm sớm thu

Khi heo may nhẹ nhàng luồn qua làn áo mỏng, làm bay bay những sợi tóc lỡ làng bên gáy, bất chợt thấy gai người, ấy là lúc thu về. Mùa thu gắn liền với hoa sữa với cốm non, với nhiều thứ bồng bềnh và lãng mạn khác.

Posted Image

Cốm phải khô, sờ vào thấy tơi, cánh mỏng tang và nhai thấy dẻo nhưng không dính răng mới là cốm ngon.Chợ cốm làng Mễ Trì Hạ rậm rịch họp từ 3 giờ sáng. Khu chợ bán món đặc trưng cho nét ẩm thực của chốn Kinh Kỳ một thời ẩn mình trong những con ngóc ngách của làng. Người làng Mễ Trì Hạ tự hào vì giờ, nơi đây là khu chợ bán cốm duy nhất ở Hà Nội.

Cứ sáng sáng, những bà cụ áo nâu sồng lại kĩu kịt quẩy gánh cốm ra chợ bán, một bên là cốm, một bên là bó rơm màu xanh non được tuốt và bó cẩn thận. Chiếc quang gánh đung đưa đều đặn và khéo léo trên đôi vai của các bà các chị như cũng hối hả cùng bước chân trên đường để kịp tới lúc chợ còn đông. Thỉnh thoảng trên con đường đến chợ, tiếng xe đạp lách cách, cót két của những người bán cốm rong lại ngân lên như khẽ đánh thức mùa thu thức dậy "đi chợ" cùng gánh cốm.

Mùi hương đặc trưng của làng làm cốm quyến rũ khách lạ ngay từ khi đặt chân vào làng. Hai bên đường là những đống rơm mới còn xanh rì sạch sẽ tỏa ra một mùi thơm của cây lúa hòa lẫn cái nắng thu dịu dàng ấp ủ từ ngày hôm trước. Chẳng cần phải hỏi đường tới chợ, cứ theo cái mùi cốm thoang thoảng là tới được chợ.

Dưới ánh điện yếu ớt, khu chợ hiện ra không ồn ào tấp nập. Cũng người bán kẻ mua, người chào hàng kẻ trả giá nhưng tất cả đều nhẹ nhàng và điềm đạm như cái dịu dàng vốn có của mùa thu. Người bán ngồi dọc từ cổng chợ đi vào, mỗi người một thúng, bên trong là túi cốm thơm dẻo được bọc cẩn thận chỉ khi nào có khách hỏi mới mở ra.

Người đi chợ không nhất thiết phải mua cốm, có thể đến để xem chợ, nếm cốm hay chỉ đơn giản để thưởng thức mùi cốm non, cốm già. Câu chuyện về cốm xuất hiện giữa lúc mặc cả của khách mua, giữa lúc ế hàng, vắng khách của người bán hay chỉ xoay quanh một bà bạn hôm nay nghỉ buổi chợ vì làm cốm nhiều quá.

Cốm có nhiều loại và giá cả cũng lên xuống theo ngày nhưng cánh cốm mỏng, khô, tơi, nhai thấy dẻo nhưng không dính răng mới là cốm ngon. Những hôm rằm hay mồng một, giá cốm có thể thay đổi trong phiên chợ. Cốm non có giá từ 70.000 đồng tới hơn 100.000 đồng/cân còn cốm già "nhẹ ký" hơn với chỉ 45.000 đồng/cân.

Phía cuối chợ là đám hàng bán lá sen. 2.000 đồng/mớ 5 lá to, 1.000 đồng/mớ 5 lá nhỏ, không cần phải chọn cũng chẳng ai mặc cả, người mua cứ thế nhặt lấy những chiếc lá đã được lựa chọn kỹ lưỡng để gói cốm.

Posted Image

Những người bán cốm rong chở đằng sau xe thúng cốm, mớ lá sen và bó rơm .

Chị hàng lá sen bảo, cốm phải được bọc bằng thứ lá này mới thơm và đúng kiểu. Chợ cốm trước đây đông lắm, giờ thì đã vãn đi nhiều bởi còn đâu đất mà trồng thứ lúa nếp cái hoa vàng đặc biệt mà làm cốm.

Cốm có hai vụ, cốm chiêm và cốm mùa. Vụ đầu, cốm chiêm, có từ tháng tư kéo dài khoảng một hai tháng. Vụ sau, cốm mùa, bắt đầu từ tháng 9. Mùa cốm kéo dài không nhiều nên chỉ cần một chút quên lãng là đã không được thưởng thức món ngon Hà Thành. Ngày mưa cũng như không, chợ cốm làng Mễ Trì Hạ vẫn họp đều đặn. Vừa suýt soa cái rét "ngọt" của buổi sáng sớm vừa nhấm nháp từng hạt cốm mỏng tang, khô rang và thật dẻo ngay tại chợ thì không gì bằng.

Khi những chiếc xe đạp chở phía sau thúng cốm được phủ lên trên bằng mớ lá sen và chằng theo bó rơm nối đuôi nhau ra khỏi chợ tức là phiên chợ cốm sáng cũng sắp kết thúc. Ra đến cổng, mỗi chiếc rẽ về mỗi ngả trong thành phố để kịp mang tới món quà sáng cho mọi người. Ánh sáng của ngày mới bắt đầu le lói làm rõ mặt. Chợ kết thúc lúc 6 giờ sáng.

Bài và ảnh: Bình Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay