Rubi

"i See You" Trong "avatar"

12 bài viết trong chủ đề này

Các độc giả kính mến!

"I see you" là một ngữ được nhấn mạnh trong siêu phẩm điện ảnh "Avatar". Rubi đã nhấn mạnh vấn đề của câu nói này trong một chủ để gần đây, do có sự đối thoại nên Rubi phát triển nó thành một chủ đề riêng. Phần đối thoại được trích dẫn lại sẽ bắt đầu chủ đề này. Các độc giả có sự chú ý theo dõi thì xin mời bàn vào chủ đề.

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Rubi

Các độc giả kính mến!

"I see you" là một ngữ được nhấn mạnh trong siêu phẩm điện ảnh "Avatar". Rubi đã nhấn mạnh vấn đề của câu nói này trong một chủ để gần đây, do có sự đối thoại nên Rubi phát triển nó thành một chủ đề riêng. Phần đối thoại được trích dẫn lại sẽ bắt đầu chủ đề này. Các độc giả có sự chú ý theo dõi thì xin mời bàn vào chủ đề.

Sapa đem qua phần đối thoại đó:

Hai câu hỏi là có ý như nhau nên Rubi trả lời chú Sapa thế này:

Hai câu hỏi khác nhau về ý lẫn từ vựng nên Rubi đã trả lời không chuẩn vào vấn đề.

Hôn mê không phải là Tánh Biết nhưng không vượt ra ngoài Tánh Biết. Hôn mê thuộc về Sự Bị Biết, sau khi hôn mê thuộc về Sự Biết. Sự Bị Biết thuộc về Pháp, Sự Biết thuộc về Ý Thức.

Hôn mê là "trạng-thái-vật-lý" thì không phải là Tánh Biết cũng không lấy gì lạ và Sapa đã hỏi là:

Cái Biết này khi một người đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có không?

Có thể hỏi như vầy:

Cái Biết này ở đâu khi một người đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật?

Vì rằng:

Cái Biết ở mắt thì thấy sắc và không sắc.

Cái Biết ở tai thì thấy âm thanh và không âm thanh.

Cái Biết ở mũi thì thấy mùi và không mùi.

Cái Biết ở lưỡi thì thấy vị và không vị.

Cái Biết ở thân thì thấy xúc chạm và không xúc cham.

Cái Biết ở ý thì thấy có niệm và không niệm.

Do đó, mà Sapa mới hỏi về cái từ vựng -Cái Biết - thuộc về Sự Biết trong câu hỏi thứ nhất chứ không hỏi về cái thuộc về Sự Bị Biết.

Nay Rubi giải thích và cho rằng: Sự Biết thuộc về Ý Thức thì cấu trúc của Ý Thức nó lại là như thế nào?

Vậy thì phải nói "khi hôn mê có Ý thức hay không?" chứ không phải nói "khi hôn mê có Tánh biết hay không?"

Tánh Biết lại là một từ vựng khác mà Sapa muốn nói đến, vì rằng Rubi đã lý giải về nó và cho rằng:

thực ra phải thay từ "Cái Biết" là Tánh Biết hay Chân Tâm, hay cũng gọi là Phật Tánh.

Như vậy, câu hỏi thứ nhì:

Vậy một người đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có Tánh Biết không?

thì đâu có gì là không được; ví như:

Rubi có Phật Tánh.

Rubi có Phật Tánh không?

Rubi đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có Phật Tánh không?

Tuy nhiên, Rubi cũng đã trả lời:

Trước khi hôn mê, Tánh biết không thêm. Sau khi hôn mê, Tánh biết không bớt. Vậy khi đang hôn mê, Tánh biết không mất.

như dự đoán: Tánh biết không mất. Vậy thì, Rubi khi viết câu này: Rubi xin bàn thêm, nghĩa là thấy được hình sắc là do có cái Biết luôn luôn hiện hữu lại giải thích làm sao:

Cái Biết là Phật Tánh luôn luôn hiện hữu nên mới thấy được hình sắc - thì đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có thấy được hình sắc gì hở Rubi?

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rubi sẽ làm lại để xem chú Sapa hiểu như thế nào đối với nhứng ý của Rubi mà chú đã trích dẫn. Đã lập thành chủ đề thì cũng phải có đầu có đuôi, Rubi phải bắt đầu từ các nhận xét của anh Thế Trung đối với siêu phẩm Avatar.

Rubi xin được trích dẫn toàn bộ bài viết mở đề của anh Thế Trung. Các độc giả quan tâm thì xin cứ đưa ra cái thấy của mình.

Chào ACE,

Chắc ace ít nhiều đều nghe nói về Avatar phim bom tấn đang chiếu sắp vượt kỷ lục của Titanic trở thành phim có doanh thu cao nhất của mọi thời đại ( trên 1.2 Tỷ USD).

Tôi mới xem hôm qua, nhưng trước khi xem Avatar 3D tôi đã được đọc bài dưới đây tại TuanVietnam (http://tuanvietnam.net/2009-12-20-xem-avatar-nho-no-than-) nên có phần chú ý. Và việc này không thừa, vì đúng là Avatar có quá nhiều sự trùng lặp với các truyền thuyết thời Hùng Vương. Ngoài cốt truyện lấy từ nỏ thần và vũ trụ quan hòa đồng với thiên nhiên, còn có những sự trùng hợp khác như sau:

1. Triết lý chủ đạo: Người Navi' tin rằng năng lượng tự nhiên cần được gìn giữ qua sự chung sống hài hòa và tuân thủ quá trình luân chuyển liên tục - thể hiện qua hình ảnh Eywa (Mẫu) nguồn của cây tinh thần và các bông hoa bay - các hình tượng được hình ảnh hóa của Thái Cực, tính thấy, và khí. Câu chủ đạo là "I see you" = Tôi 'thấy' bạn.

2. Cốt truyện: Nỏ thần ( xin đọc thêm bài dưới)

3. Người Navi' = Nam Việt, sống gần gũi với cây, rừng.

4. Hình ảnh chủ đạo: Người xanh cao và mũi tẹt

5. Biểu tượng: người Navi' là bạn, thuần phục và tôn thờ một loại chim giống như chim Hạc, chấp nhận cả những kẻ biết rằng đến từ phía kẻ thù.

6. Hành động: Cách chống lại kẻ thù bằng cách huy động sự ủng hộ rộng lớn của các loài = Truyền thuyết Thánh Gióng - đạo quân lớn nhanh như thổi ( cách giải thích của Thiên Sứ)

7. Có các bộ lạc khác: Có những bộ lạc khác chuyên săn bắn và đi ngựa rất giỏi - như người phương Bắc

8. Màu của chim theo ngũ hành: Chim chúa là Vàng ( Thổ) - Đỏ ( hỏa), chim quân là Xanh ( mộc) và xanh dương ( Thủy).

Còn có thể có nhiều chi tiết khác nữa như vì Cameron đã viết kịch bản trong gần 10 năm, nên những ai quan tâm có thể đọc thêm http://en.wikipedia.org/wiki/Avatar_%282009_film%29 tất nhiên là sau khi xem phim ( không phải để quảng cáo cho phim đâu nhé)

Phải chăng đây là 1 nghiệm nữa của "văn hiến Việt Nam đã điểm"?

Trân trọng

Thế Trung

Tiếp theo. Bắt đầu từ đây:

Thêm một chi tiết đáng chú ý nữa và có lẽ chính là chi tiết quan trọng nhất:

Tên gọi của mỏ quặng siêu quí ( 20tr USD/kg) - mục tiêu của cuộc xâm chiến của con người lên Pandora - Na'Vi là: Unobtainium - dịch là chất của thứ vượt ra ngoài khả năng lấy được

Và tất nhiên con người đã thất bại, nhưng có vẻ như họ cũng thành công trong việc lấy được I 'see' you, trong đó 'see' = thấy

Thế Trung

Anh TheTrung thân mến!

"'See' nghĩa là Thấy", theo Thiền ngữ thì nói là "kiến sắc minh tâm". Rubi xin bàn thêm, nghĩa là thấy được hình sắc là do có cái Biết luôn luôn hiện hữu.

Thấy sắc là một trong sáu thứ hòa hợp, sáu thứ hòa hợp là:

Cái Biết ở mắt thì thấy sắc và không sắc.

Cái Biết ở tai thì thấy âm thanh và không âm thanh.

Cái Biết ở mũi thì thấy mùi và không mùi.

Cái Biết ở lưỡi thì thấy vị và không vị.

Cái Biết ở thân thì thấy xúc chạm và không xúc cham.

Cái Biết ở ý thì thấy có niệm và không niệm.

Chính vì vậy Thiền ngữ có câu "Nhất tinh minh sinh lục hòa hợp". Nhất tinh minh chính là cái Biết.

Gọi là Cái Biết thì cũng là tạm nói để độc giả dần hiểu, thực ra phải thay từ "Cái Biết" là Tánh Biết hay Chân Tâm, hay cũng gọi là Phật Tánh. Tuy thế dùng từ "Biết" thì mọi người sẽ hiểu được dễ nhất.

Lại có thể nói cụ thể hơn là có 3 vấn đề cần phân biệt rõ ràng: Tánh Biết, Cái Biết, và Cái Bị Biết.

Nói rằng "I 'see' you" hay ngược lại "You 'see' I" (tôi thấy bạn, bạn thấy tôi :) ) đều tức sự Cái Biết thấy Cái Bị Biết; Cái Biết và Cái Bị Biết đều không phải Tánh Biết.

Hay nói một cách khái quát toàn thể Thiên Địa Nhân, Thập Pháp Giới đều từ Chân Không và Diệu Hữu mà hóa hiện ra. Chân Không là Thể, Diệu Hữu là Dụng.

Thể-Chân Không có tính là "rõ ràng thường biết" (liễu liễu thường tri), có thể lấy Thiên Nhãn (Thiên Thủ Thiên Nhãn) để ví dụ. Dụng-Diệu Hữu lấy Thất Đại để biến hoá, có thể lấy Thiên Thủ (Thiên Thủ Thiên Nhãn) để ví dụ.

Như vậy tức là:

Tánh Biết là Chân Không

Cái Biết và Cái Bị Biết thuộc Thất Đại là Diệu Hữu.

Trong Thất Đại thì:

-Cái Biết là Kiến Đại

-Cái Bị Biết là Sắc Đại, Thủy Đại, Phong Đại, Hỏa Đại, Không Đại, và Thức Đại.

Thất Đại biến hóa tạo thành Thế giới và Chúng sinh, cái này là do sự quên Tánh Biết của Thức Đại mà thành, cho nên nói "Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức", nghĩa là các pháp trong ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới đều do Thức tâm là nguyên nhân tạo thành.

Như vậy, gọi là mê tức là quên, Thức tâm quên Tánh Biết và tự nhận Thức tâm (cái tôi giả tạo) là chủ thể nên theo cái động của Thức mà có nghiệp quả luân hồi; gọi là giác tứ là nhớ, Thức tâm nhớ ra và chịu nhận Tánh Biết luôn luôn hiện tiền và hiểu rằng Tánh Biết là chủ thể, là cái tôi chân thật.

See là cái chân thật chung của I và You còn I và You là cái dụng của See.

Nói rằng "Tánh Biết sinh ra tất cả mà bị tất cả bỏ quên" tức là Tánh Biết hiện tiền thấy tất cả, mọi vất thấy nhau ấy gọi là Tánh Biết sinh ra tất cả, nhưng Tánh Biết không thể biết chính nó nên có sự bị tất cả bỏ quên.

Đó là một vài ý của Rubi để khái quát điểm nhấn "I'see' you" của anh TheTrung.

Thân mến!

Có thể Rubi sẽ trở lại chủ đề này với nội dung về Avatar với một vài hình ảnh dựng từ 3D.

Posted Image

Jake

Posted Image

Grace

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Rubi

Anh TheTrung thân mến!

"'See' nghĩa là Thấy", theo Thiền ngữ thì nói là "kiến sắc minh tâm". Rubi xin bàn thêm, nghĩa là thấy được hình sắc là do có cái Biết luôn luôn hiện hữu.

Thấy sắc là một trong sáu thứ hòa hợp, sáu thứ hòa hợp là:

Cái Biết ở mắt thì thấy sắc và không sắc.

Cái Biết ở tai thì thấy âm thanh và không âm thanh.

Cái Biết ở mũi thì thấy mùi và không mùi.

Cái Biết ở lưỡi thì thấy vị và không vị.

Cái Biết ở thân thì thấy xúc chạm và không xúc cham.

Cái Biết ở ý thì thấy có niệm và không niệm.

Đã có hôm nào đó đọc được bài này và định hỏi bạn một câu nhưng bận sau đó lại quên. Nay nhớ, tìm lại và hỏi bạn vậy nhé:

Cái Biết này khi một người đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có không?

Chính vì vậy Thiền ngữ có câu "Nhất tinh minh sinh lục hòa hợp". Nhất tinh minh chính là cái Biết.

Gọi là Cái Biết thì cũng là tạm nói để độc giả dần hiểu, thực ra phải thay từ "Cái Biết" là Tánh Biết hay Chân Tâm, hay cũng gọi là Phật Tánh. Tuy thế dùng từ "Biết" thì mọi người sẽ hiểu được dễ nhất.

Lại có thể nói cụ thể hơn là có 3 vấn đề cần phân biệt rõ ràng: Tánh Biết, Cái Biết, và Cái Bị Biết.

Nói rằng "I 'see' you" hay ngược lại "You 'see' I" (tôi thấy bạn, bạn thấy tôi ) đều tức sự Cái Biết thấy Cái Bị Biết; Cái Biết và Cái Bị Biết đều không phải Tánh Biết.

Vậy một người đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có Tánh Biết không?

Sapa

Chào bạn, Rubi

Đã có hôm nào đó đọc được bài này và định hỏi bạn một câu nhưng bận sau đó lại quên. Nay nhớ, tìm lại và hỏi bạn vậy nhé:

Cái Biết này khi một người đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có không?

Vậy một người đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có Tánh Biết không?

Sapa

Hai câu hỏi là có ý như nhau nên Rubi trả lời chú Sapa thế này:

Hôn mê không phải là Tánh Biết nhưng không vượt ra ngoài Tánh Biết. Hôn mê thuộc về Sự Bị Biết, sau khi hôn mê thuộc về Sự Biết. Sự Bị Biết thuộc về Pháp, Sự Biết thuộc về Ý Thức.

Vậy thì phải nói "khi hôn mê có Ý thức hay không?" chứ không phải nói "khi hôn mê có Tánh biết hay không?"

Trước khi hôn mê, Tánh biết không thêm. Sau khi hôn mê, Tánh biết không bớt. Vậy khi đang hôn mê, Tánh biết không mất.

Trong chủ đề này, đây là bài viết 4. Ở bài viết 2 là đoạn đối thoại tiếp theo bài viết 4 này của chú Sapa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Rubi

Sapa đem qua phần đối thoại đó:

Hai câu hỏi khác nhau về ý lẫn từ vựng nên Rubi đã trả lời không chuẩn vào vấn đề.

Chú Sapa, Rubi đã nói đủ như thế này:

"'See' nghĩa là Thấy", theo Thiền ngữ thì nói là "kiến sắc minh tâm". Rubi xin bàn thêm, nghĩa là thấy được hình sắc là do có cái Biết luôn luôn hiện hữu.

Thấy sắc là một trong sáu thứ hòa hợp, sáu thứ hòa hợp là:

Cái Biết ở mắt thì thấy sắc và không sắc.

Cái Biết ở tai thì thấy âm thanh và không âm thanh.

Cái Biết ở mũi thì thấy mùi và không mùi.

Cái Biết ở lưỡi thì thấy vị và không vị.

Cái Biết ở thân thì thấy xúc chạm và không xúc cham.

Cái Biết ở ý thì thấy có niệm và không niệm.

Chính vì vậy Thiền ngữ có câu "Nhất tinh minh sinh lục hòa hợp". Nhất tinh minh chính là cái Biết.

Gọi là Cái Biết thì cũng là tạm nói để độc giả dần hiểu, thực ra phải thay từ "Cái Biết" là Tánh Biết hay Chân Tâm, hay cũng gọi là Phật Tánh. Tuy thế dùng từ "Biết" thì mọi người sẽ hiểu được dễ nhất.

Tức là ở đoạn này, từ Cái Biết và Tánh Biết là dùng chung để cùng chỉ về Tánh Biết.

Trước khi dùng từ "Tánh Biết" thì Rubi lấy từ "Cái Biết" để thay thế "Tánh Biết". Sau khi đã dùng từ "Tánh Biết" thì Rubi mới trả lại nghĩa từ "Cái Biết" là đối sự với "Cái Bị Biết".

Hôn mê là "trạng-thái-vật-lý" thì không phải là Tánh Biết cũng không lấy gì lạ và Sapa đã hỏi là:

Cái Biết này khi một người đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có không?

Có thể hỏi như vầy:

Cái Biết này ở đâu khi một người đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật?

Với ý của Rubi, trong 'Tánh Biết, Cái Biết, Cái Bị Biết' thì Cái Biết là Kiến Đại trong Thất Đại. Khi phẫu thuật hôn mê, Cái Biết-Kiến Đại vẫn nơi sáu căn: "mắt tai mũi lưỡi thân ý".

Trước khi tiếp theo đối thoại với các ý của chú Sapa đã đưa ra thì Rubi nói thêm thế này:

Cái Biết và Cái Bị Biết đối với nhau thì có trường hợp cùng một Không thời gian và có trường hợp không cùng Không thời gian.

-Khi cùng Không thời gian, Cái Biết và Cái Bị Biết tương tác nhau tức thời.

-Khi không cùng Không thời gian thì Cái Bị Biết là Ý Thức về Pháp trần ở quá khứ hay vị lai còn Cái Biết là Căn của Ý thì ở hiện tại. Trường hợp này, Cái Bị Biết và Cái Biết tương tác nhau trong cùng Không thời gian ở Căn Ý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Rubi

Chú Sapa, Rubi đã nói đủ như thế này:

Tức là ở đoạn này, từ Cái Biết và Tánh Biết là dùng chung để cùng chỉ về Tánh Biết.

Trước khi dùng từ "Tánh Biết" thì Rubi lấy từ "Cái Biết" để thay thế "Tánh Biết". Sau khi đã dùng từ "Tánh Biết" thì Rubi mới trả lại nghĩa từ "Cái Biết" là đối sự với "Cái Bị Biết".

Với ý của Rubi, trong 'Tánh Biết, Cái Biết, Cái Bị Biết' thì Cái Biết là Kiến Đại trong Thất Đại. Khi phẫu thuật hôn mê, Cái Biết-Kiến Đại vẫn nơi sáu căn: "mắt tai mũi lưỡi thân ý".

Cái Biết (kiến-đại) vẫn ở nơi lục căn ... vậy Cái Biết dưới đây:

Cái Biết ở mắt thì thấy sắc và không sắc.

Cái Biết ở tai thì thấy âm thanh và không âm thanh.

Cái Biết ở mũi thì thấy mùi và không mùi.

Cái Biết ở lưỡi thì thấy vị và không vị.

Cái Biết ở thân thì thấy xúc chạm và không xúc cham.

Cái Biết ở ý thì thấy có niệm và không niệm.

ở "mắt tai mũi lưỡi thân ý" thì thấy mà khi phẫu thuật hôn mê lại non-register!?

Trước khi tiếp theo đối thoại với các ý của chú Sapa đã đưa ra thì Rubi nói thêm thế này:

Cái Biết và Cái Bị Biết đối với nhau thì có trường hợp cùng một Không thời gian và có trường hợp không cùng Không thời gian.

-Khi cùng Không thời gian, Cái Biết và Cái Bị Biết tương tác nhau tức thời.

-Khi không cùng Không thời gian thì Cái Bị Biết là Ý Thức về Pháp trần ở quá khứ hay vị lai còn Cái Biết là Căn của Ý thì ở hiện tại. Trường hợp này, Cái Bị Biết và Cái Biết tương tác nhau trong cùng Không thời gian ở Căn Ý.

Trước khi đi tiếp, Rubi có thể nói rõ hơn hoặc ví dụ:

Thế nào gọi là cùng Không thời gian?

Thế nào gọi là không cùng Không thời gian?

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Rubi

Cái Biết (kiến-đại) vẫn ở nơi lục căn ... vậy Cái Biết dưới đây:

Cái Biết ở mắt thì thấy sắc và không sắc.

Cái Biết ở tai thì thấy âm thanh và không âm thanh.

Cái Biết ở mũi thì thấy mùi và không mùi.

Cái Biết ở lưỡi thì thấy vị và không vị.

Cái Biết ở thân thì thấy xúc chạm và không xúc cham.

Cái Biết ở ý thì thấy có niệm và không niệm.

ở "mắt tai mũi lưỡi thân ý" thì thấy mà khi phẫu thuật hôn mê lại non-register!?

Không rõ Chú/Anh Sapa sinh năm mấy nhỉ, để Rubi tiện xưng hô.

Thôi thế này, Rubi bi đã nói là trước khi dùng từ "Tánh biết" thì Rubi dùng từ "Cái biết" để thay thế. Đoạn ở trên thì chỉnh đúng ý là"

Tánh Biết ở mắt thì thấy sắc và không sắc.

Tánh Biết ở tai thì thấy âm thanh và không âm thanh.

Tánh Biết ở mũi thì thấy mùi và không mùi.

Tánh Biết ở lưỡi thì thấy vị và không vị.

Tánh Biết ở thân thì thấy xúc chạm và không xúc cham.

Tánh Biết ở ý thì thấy có niệm và không niệm.

Rõ ràng lại thế để Chú Sapa đặt lại câu hỏi nhé, không thì đối thoại nó cứ rối hết cả. Đấy, Rubi rõ ràng trước để gỡ rối đã.

Trước khi đi tiếp, Rubi có thể nói rõ hơn hoặc ví dụ:

Thế nào gọi là cùng Không thời gian?

Thế nào gọi là không cùng Không thời gian?

Sapa

Còn cái này thì Rubi cũng có ý nên nói lại theo đó để rõ ràng:

Cùng Không thời gian, ví như là Chú đang nhìn vào cái màn hình máy tính thì Cái Thấy và Cái Bị Thấy cùng Không Thời Gian.

Còn không cùng Không thời gian là khi chú Sapa ngủ và sau khi ngủ. Sau khi ngủ thì chú thấy mình ngủ. Ngủ là Sự Bị Biết, còn sau khi ngủ là Sự Biết. Hai sự tương tác này nhất định là không cùng Không thời gian rồi. Hôn mê thì cũng như ngủ thôi, và hôn mê là một dạng ngủ say. Khi đang ngủ, có tiếng động đến tai hay bị xúc chạm vào thân thì tự nhiên tỉnh, cái gì biết tự tỉnh đó... đó là Rubi gợi ý thêm chút.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Rubi

Không rõ Chú/Anh Sapa sinh năm mấy nhỉ, để Rubi tiện xưng hô.

Xưng hô bằng nick cho tiện vì đó chi là giả lập ...

Thôi thế này, Rubi bi đã nói là trước khi dùng từ "Tánh biết" thì Rubi dùng từ "Cái biết" để thay thế. Đoạn ở trên thì chỉnh đúng ý là"

Tánh Biết ở mắt thì thấy sắc và không sắc.

Tánh Biết ở tai thì thấy âm thanh và không âm thanh.

Tánh Biết ở mũi thì thấy mùi và không mùi.

Tánh Biết ở lưỡi thì thấy vị và không vị.

Tánh Biết ở thân thì thấy xúc chạm và không xúc cham.

Tánh Biết ở ý thì thấy có niệm và không niệm.

Thế à!

Như vậy, Rubi cũng đã trả lời rồi:

Trước khi hôn mê, Tánh biết không thêm. Sau khi hôn mê, Tánh biết không bớt. Vậy khi đang hôn mê, Tánh biết không mất.

như dự đoán: Tánh biết không mất. Vậy thì, Rubi khi viết câu này: Rubi xin bàn thêm, nghĩa là thấy được hình sắc là do có cái Biết luôn luôn hiện hữu lại giải thích làm sao:

Tánh thấy luôn luôn hiện hữu nên mới thấy được hình sắc - thì đang ở trạng thái hôn mê trong khi phẫu thuật có thấy được hình sắc gì hở Rubi?

Rõ ràng lại thế để Chú Sapa đặt lại câu hỏi nhé, không thì đối thoại nó cứ rối hết cả. Đấy, Rubi rõ ràng trước để gỡ rối đã.

Rõ ràng rồi chứ! Sapa đã đề cập và hỏi trước rồi mà ... (đọc ở trên).

Còn cái này thì Rubi cũng có ý nên nói lại theo đó để rõ ràng:

Cùng Không thời gian, ví như là Chú đang nhìn vào cái màn hình máy tính thì Cái Thấy và Cái Bị Thấy cùng Không Thời Gian.

Nếu không bị VÔ TRI VÔ GIÁC mới hay biết thấy cái màn hình phải không - nếu như VÔ TRI VÔ GIÁC thì làm gì có sự ghi nhận: Cái Thấy và Cái Bị Thấy, huống là CÓ hay KHÔNG cùng Không Thời Gian phải không nào, Rubi!?

Thế nhưng rubi muốn phân biệt HẬU TRI HẬU GIÁC so ra với VÔ TRI VÔ GIÁC nhen:

Còn không cùng Không thời gian là khi chú Sapa ngủ và sau khi ngủ.

Sau khi ngủ thì chú thấy mình ngủ. Ngủ là Sự Bị Biết, còn sau khi ngủ là Sự Biết.

Hai sự tương tác này nhất định là không cùng Không thời gian rồi.

Như vậy Sự Biết đi vắng trong khi đang NGỦ nên chỉ sau khi ngủ (thức dậy) thì mới thấy mình đã ngủ vì Sự Biết mới hay về việc ngủ, tức là Sự Bị Biết. Do có sự VÔ TRI VÔ GIÁC xảy ra trong khoảng thời gian mình đã ngủ vậy. Vì thế, mà Rubi lý giải cho vấn đề: KHÔNG cùng Không Thời Gian, như trên.

Hôn mê thì cũng như ngủ thôi, và hôn mê là một dạng ngủ say. Khi đang ngủ, có tiếng động đến tai hay bị xúc chạm vào thân thì tự nhiên tỉnh, cái gì biết tự tỉnh đó... đó là Rubi gợi ý thêm chút.

Hôn mê trong khi giải phẫu, thì có bị cưa, xẻ, cắt xúc chạm vào thân thể Rubi thì cũng đừng hòng có chuyện Rubi tự nhiên tỉnh như lúc ngủ đâu. Khi tỉnh lại thì đố Rubi biết trong cơ thể của Rubi có thêm hay bị mất đi bộ phận nào nữa là ... đó là Sapa gợi y thêm chút đấy.

Vậy thì khác nào Tánh Biết bị giới hạn bởi Không Thời Gian - khi Có khi Không - phải vậy không Rubi?

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế nhưng rubi muốn phân biệt HẬU TRI HẬU GIÁC so ra với VÔ TRI VÔ GIÁC nhen:

Như vậy Sự Biết đi vắng trong khi đang NGỦ nên chỉ sau khi ngủ (thức dậy) thì mới thấy mình đã ngủ vì Sự Biết mới hay về việc ngủ, tức là Sự Bị Biết. Do có sự VÔ TRI VÔ GIÁC xảy ra trong khoảng thời gian mình đã ngủ vậy. Vì thế, mà Rubi lý giải cho vấn đề: KHÔNG cùng Không Thời Gian, như trên.

Hôn mê trong khi giải phẫu, thì có bị cưa, xẻ, cắt xúc chạm vào thân thể Rubi thì cũng đừng hòng có chuyện Rubi tự nhiên tỉnh như lúc ngủ đâu. Khi tỉnh lại thì đố Rubi biết trong cơ thể của Rubi có thêm hay bị mất đi bộ phận nào nữa là ... đó là Sapa gợi y thêm chút đấy.

Vậy thì khác nào Tánh Biết bị giới hạn bởi Không Thời Gian - khi Có khi Không - phải vậy không Rubi?

Sapa

Vậy thì cứ gọi Rubi và Sapa đi nhể.

Ngủ mà không biết đó là do nghiệp, cũng như trái tim đập mà khi thức người ta vẫn không biết là nó đập ra sao, móng tay móng chân dai ra mà người ta cũng có biết gì đâu. Vậy đó cũng là sự vô tri ngay khi thức. Khi thức còn không thấy hết thì làm sao nói rõ được khi hôn mê.

Chứng ngộ Tánh Biết là cảnh giới không thể dùng sự ý thức để suy luận. Nếu suy luận thì chỉ quanh quẩn trong ý thức, và nếu bám vào sự tỉnh hay hôn mê để suy ra Tánh Biết bị giới hạn thì là một sự suy luận ai cũng có thể làm được. Người ta có thể thông minh tột đỉnh nhưng chưa ai dùng ý thức mà suy luận ra Tánh Biết cả. Vì ý thức là bóng của lục trần, mà Tánh Biết không hình không tướng cho nên không thể nghĩ bàn về cảnh giới Chứng ngộ Tánh biết. Không thể đáp quanh co và cũng không thể hỏi quanh co.

Hiểu đến đâu thì nói đến đó, cái gì không hiểu thì không cần nói. Phàm phu giải ngộ được Tánh biết là Đốn ngộ, còn chứng ngộ thì phải tiệm tu, khi các chướng dứt hết thì có gì là thức hay ngủ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạm biệt Sapa nhé. Rubi nghỉ net.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Khi trên bàn mổ và khi ngủ có Tánh Biết hay không ?

Thân trên bàn mổ mà đau, Tâm thức khi ngủ mà mộng mị thì liền chẳng qua mặt được Tánh Biết. Đây là chỗ tháo đinh nhổ chốt cho sự Đại nghi này.

Nguồn linh lặng lặng chẳng chiếu mà biết nên một điểm cũng không qua mặt được Y.

Edited by Tâm Nghiên Cứu SBU

Share this post


Link to post
Share on other sites

Red Hat tình cờ đọc được bài này trên Facebook xin copy lên đây cho những ai quan tâm.

BỒ ĐỀ TÂM và TÁNH KHÔNG NHỔ TẬN GỐC RỄ SANH TỬ

Share Wed at 3:41pm

Hình Ngài Pabongka Rinpoche. Đức Pabongka Rinpoche (1878 - 1941): Đệ tử của ngài Pabongka Rinpoche là thầy giáo đạo của Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện nay. Chừng đó đủ để bạn đọc biết ngài Pabongka Rinpoche là ai...

Sau khi thành tựu tâm tịnh chỉ vững chắc, chúng ta không theo những pháp thiền đi sâu vào tâm an tịnh có tướng sắc giới và vô sắc giới thuộc các đạo lộ thế gian. Những thiền này chỉ đàn áp vọng tưởng rõ rệt. Điều chúng ta khao khát là giải thoát, bởi thế chúng ta phải triển khai loại tuệ quán siêu thế là tuệ quán đặc biệt phân tích ý nghĩa vô ngã. Điều này sẽ nhổ tận gốc rễ sinh tử luân hồi cho chúng ta. Nếu muốn phát sinh tuệ giác ấy, chúng ta phải đề phòng một cách có phương pháp tất cả những tệ hại của sinh tử luân hồi mà không cần đến thiền định đặc biệt về các cảnh giới thù thắng, như được nói trong tác phẩm Ca tụng Những Gì đáng Ca tụng:

Mặc dù những người theo Pháp của ngài Không thực sự đạt đến những cõi thiền, Song họ ngăn được tái sinh trong sinh tử Làm cho Ma vương thất vọng đứng nhìn.

Chúng ta phải xác định gì là ý nghĩa của pháp sâu xa này, tức là tánh không. Nếu không đạt được thực chứng về tánh không, thì không thể nào đạt giải thoát; và cả đến những công việc khác của một người con Phật cũng chỉ trở thành một cái gì liên hệ đến sự chấp thủ những tướng nhị nguyên đối đãi.

Nếu bạn chỉ có phần nào sự phối hợp của phương pháp và trí tuệ, bạn sẽ không thể du hành đến quốc độ của một Đấng Chiến Thắng. Bạn sẽ giống như con chim chỉ có một cánh. Phương pháp là tâm bồ đề; trí giác là sự thực chứng tánh không. Bạn không thể luyện cái này mà thiếu cái kia. Đức Tsongkapa nói:

Nếu bạn không có trí tuệ Hiểu được cái cách vạn pháp tồn tại, Thì bạn không thể nhổ tận gốc rễ sinh tử Mặc dù bạn quen thuộc với sự từ bỏ Và bồ đề tâm. Như vậy, hãy nỗ lực đạt phương tiện Để thực chứng sự hỗ tương liên hệ của các pháp.

Mặc dù có khuynh hướng tin ở tánh không, có thể bạn còn vài hoài nghi. Ngài ta nói tánh không sẽ xé tan tành sự chấp thủ bản ngã nơi bạn: nó như một cơn mưa đá tàn hại mùa màng. Tác phẩm Bốn trăm bài kệ nói:

Ngay những người ít công đức Không hoài nghi về Pháp này. Ngay cả những người còn hoài nghi Sẽ phá tan hiện hữu thành từng mảnh.

Pháp thực hành này cũng cần những chuẩn bị tiên quyết: muốn phát sinh chánh kiến trong dòng tâm thức bạn phải có những nguyên nhân và điều kiện như sau. Bạn phải tận tụy với một bậc thầy thánh thiện có sự hiểu biết đúng về những điểm then chốt trong kinh điển, và được ông chỉ giáo về tánh không; bạn phải tích lũy công đức và thanh lọc chướng ngại; phải khẩn cầu bậc thầy và xem ông không khác gì thần hộ mạng của mình, vân vân. Nếu bạn không có đầy đủ những điều kiện này, bạn sẽ không thể đạt một thực chứng nào cả.

http://www.thuvienhoasen.org/giaithoattronglongtay-22.htm

GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY

Pabongka Rinpoche

Việt dịch: Thích Nữ Trí Hải

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay