Hà Uyên

Bài Viết Không Tên.

11 bài viết trong chủ đề này

Mỗi khoa học và bộ môn khoa học, đều bao hàm bốn thành tố cần thiết, trong sự thống nhất của chúng:

1- Chủ thể của khoa học - nhà khoa học - thể hiện là thành tố chủ yếu. Nhà khoa học có thể là một nhà nghiên cứu riêng biệt, một cộng đồng khoa học, một tập thể khoa học.

2- Khách thể của khoa khoa học - là cái mà khoa học hay bộ môn khoa học ấy nghiên cứu - đối tượng, lĩnh vực đối tượng

3- Hệ thống các phương pháp và thủ thuật đặc trưng cho một khoa học, hay một bộ môn khoa học cụ thể, và do đối tượng của chúng quy định.

4- Ngôn ngữ đặc biệt - ngôn ngữ tự nhiên hay ngôn ngữ nhân tạo (ký hiệu, biểu tượng, phương trình toán học, công thức hóa hoc, v.v...

Khoa học với tư cách là một hình thức đặc biệt của nhận thức - loại hình đặc thù của sản xuất tinh thần và một thiết chế xã hội.

Khoa học là một hiện tượng lịch sử cụ thể, tồn tại trước khoa học là "tiền khoa học" - giai đoạn Tiền cổ điển. Tại giai đoạn này, những yếu tố (tiền đề) của khoa học, như một chỉnh thể đã ra đời, với mầm mống từ Hy Lạp và La Mã, cho tới thời Trung cổ, rồi thời Cận đại thế kỷ XVII. Chính giai đoạn này, được coi là bắt đầu, xuất phát điểm của khoa học như một cơ cấu toàn vẹn, nghiên cứu có hệ thống về hiện thực khách quan.

Tại giai đoạn này, sức mạnh của thế giới quan Tôn giáo không suy giảm, nhưng nội dung của nó đã biến đổi - đó là thuyết Liuter, thuyết Calvan, đạo Tin lành, thuyết Thiên Chúa giáo mới, v.v... Làn sóng cải cách mạnh mẽ đã lan sang châu Âu. Hệ tư tưởng Tin lành đã tái hiện và củng cố tư tưởng cơ bản đối với giai cấp Tư sản đang lên - tư tưởng về bình đẳng xã hội, tư tưởng về sự "bình đẳng phổ biến" đã kiên quyết khước từ, dứt bỏ quan điểm thời Trung cổ về thế giới, mà tồn tại sự phân tầng "chúng sinh".

Thiếu những chuyển biến này, một bức tranh cơ học về thế giới, mà khoa học thừa nhận, là không thể có được.

Tin Lành giáo đề cao tập trung sự quan tâm của con người vào sản xuất vật chất, định hướng cho con người vào việc: nhận được lợi nhuận. Trong điều kiện như vậy, việc nghiên cứu những quy luật của Tự nhiên, nhằm mục đích áp dụng chúng vào sản xuất, đã trở nên cấp bách. Thế giới quan Tin Lành giáo, lan truyền phổ biến rộng rãi tới mức, khi đó những nhà khoa học thế kỷ XVII như Decartes, Newton, Locke, Hobble, v.v... đã đưa ra những khái niệm thời gian, không gian, nguyên nhân, v.v... phù hợp với thế giới quan mới. Họ đã không còn hoài nghi rằng, các khái niệm này, sẽ được mọi người chấp nhận hay không. Ý thức xã hội sẵn sàng tiếp nhận quan điểm về giới Tự nhiên, mà chúng ta gọi là "quan niệm khoa học". Khoa học, theo nghĩa chặt chẽ của từ, thì hình thành muộn hơn.

Khoa học - với đối tượng nghiên cứu khách thể, từng bước loại bỏ những gì có quan hệ với "chủ thể nhận thức". Sự loại bỏ như vậy, được xem là điều kiện cần thiết, để nhận được tri thức khách quan, chân thực về thế giới. Lấy phương pháp tư duy khách thể làm cơ sở, với ý muốn nhận thức khách thể tự thân nó, không có quan hệ với điều kiện nghiên cứu nó.

Đây là điều mà, Phong Thủy đang từng bước giải quyết, mối quan hệ giữa "chủ thể nhận thức" với đối tượng nghiên cứu.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa bác Hà Uyên.

Rất cảm ơn bác vì bài viết và lời kết luận cuối cùng:

Đây là điều mà, Phong Thủy đang từng bước giải quyết, mối quan hệ giữa "chủ thể nhận thức" với đối tượng nghiên cứu.

Tuy nhiên, tôi nghĩ nếu chủ thể nhận thức chỉ là một cá nhân như tôi, hoặc một nhóm người được trao truyền thì vấn đề đã giải quyết xong: Đã xác định tính khoa học của phong thủy có luận cứ xác định. Tuy nhiên, không phải tất cả những người được trao truyền đều đủ khả năng nhận thức vấn đề này.

Vấn đề còn lại là tính phổ biến của chủ thế nhận thức thì nó cần điều kiện khách quan thuận lợi hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỗi một Dân tộc có ngôn ngữ riêng và một tôn giáo riêng.

Mỗi chuyên ngành quan tâm đến một đối tượng hoàn toàn xác định và bỏ qua các đối tượng khác. Do bởi vậy, mối liên hệ giữa các cộng đồng khoa học khác nhau là rất khó khăn - mỗi chuyên ngành bằng những ngôn ngữ đặc thù khác nhau và thường không hiểu nhau. Sự tồn tại đồng thời những quan điểm phương pháp luận rất khác nhau này, khi canh tranh nhau, được coi là tự nhiên bình thường của phản tư.

Tác phẩm "Nền cộng hòa của các nhà khoa học" của T.Cun đã đưa ra khái niệm mới "Ma trận bộ môn", đây có thể là tiếng nói chung với Phong thủy chăng?

Ma trận - vì chính nó được cấu thành từ một tập hợp những yếu tố có trật tự cần thiết. Thành tố cơ bản làm tiền đề là "những khái quát mang tính biểu tượng". Đây là những "mệnh đề" được các thành viên của nhóm khoa học sử dụng một cách hiển nhiên và lại mang tính biểu quyết nhất trí cao. Thành tố thứ hai của "ma trận bộ môn" gồm những quy định cần thiết. Thành tố thứ ba bao gồm những giá trị.

Một "cảm giác" được thống nhất cao, trong nhiều cộng đồng, đó nhờ vào sự thống nhất về "giá trị". Vậy, khi lấy "giá trị" làm thước đo, thì có mâu thuẫn với thuyết tiến hóa sinh học không ?

Vậy thì, Phong Thủy có gánh vác trọng trách về Tiến hóa sinh học không ! Chúng ta phải có những tiêu chí gì để minh chứng cho "Mệnh đề" này !!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn bác Hà Uyên. Tôi hiểu rồi.

Tôi tin rằng Phong Thủy Lạc Việt sẽ được giới khoa học chấp nhận vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Mặc dù con đường có thể còn dài.

Tôi đang tập trung viết cuốn Phong Thủy Lạc Việt.

Rất mong được sự ủng hộ của bác.

Chúc bác và gia đình vạn sự an lành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khoa học - với đối tượng nghiên cứu khách thể, từng bước loại bỏ những gì có quan hệ với "chủ thể nhận thức". Sự loại bỏ như vậy, được xem là điều kiện cần thiết, để nhận được tri thức khách quan, chân thực về thế giới. Lấy phương pháp tư duy khách thể làm cơ sở, với ý muốn nhận thức khách thể tự thân nó, không có quan hệ với điều kiện nghiên cứu nó.

Đây là điều mà, Phong Thủy đang từng bước giải quyết, mối quan hệ giữa "chủ thể nhận thức" với đối tượng nghiên cứu.

Thưa bác Hà Uyên , liệu có khả thi không khi mà trực giác của phong thuỷ gia đóng vai trò quyết định trong đánh giá và kiến giải các vấn đề về phong thuỷ ?

Cảm ơn bác Hà Uyên. Tôi hiểu rồi.

Tôi tin rằng Phong Thủy Lạc Việt sẽ được giới khoa học chấp nhận vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Mặc dù con đường có thể còn dài.

Tôi đang tập trung viết cuốn Phong Thủy Lạc Việt.

Rất mong được sự ủng hộ của bác.

Chúc bác và gia đình vạn sự an lành.

Nếu phong thuỷ là một môn khoa học thì tự nó là một thực tại khách quan cho dù các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác có chấp nhận hay không

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu phong thuỷ là một môn khoa học thì tự nó là một thực tại khách quan cho dù các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác có chấp nhận hay không

Chính xác là như vậy. Phong thủy tồn tại trước khi có khái niệm khoa học trong văn minh nhân loại. Có người lấy thí dụ là thuật giả kim cũng có trước khái niệm khoa học. Nhưng cái khác nhau của thuật giả kim và phong thủy là:

Phong thủy là một phương pháp ứng dụng có khả năng dự báo và tồn tại đến nay là xuyên xuốt trong lịch sử văn minh Đông phương. Còn giả kim thuật thì chỉ dừng lại ở ý tưởng và thí nghiệm, ý tưởng này đã chết theo thời đại của nó. Phong thủy thì không: Xuyên qua mọi không gian văn hóa và lịch sử.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa bác Hà Uyên , liệu có khả thi không khi mà trực giác của phong thuỷ gia đóng vai trò quyết định trong đánh giá và kiến giải các vấn đề về phong thuỷ ?

Chào bạn Làng xưa.

Vấn đề bạn nêu ra, tôi không phải là người chuyên sâu về lĩnh vực này. Chúng ta cùng nhau trao đổi.

Thế kỷ XX, quan điểm về "Con Người", được nghiên cứu đầy đủ - đó là quan điểm của S.Freud và quan điểm của Gi.P.Sartre.

B/s tâm thần người Áo - S.Freud, phát hiện ra cái "VÔ THỨC" có khác với những gì mà con người hiểu biết về "vô thức" từ trước đến nay, loại cái "vô thức" này, chính là ý thức của con người không nắm bắt được, song - đồng thời chính cái "vô thức" lại quy định ý thức, hoạt động, thực chất là quy định toàn bộ cuộc sống con người.

Theo S.Freud, con người không phải là chủ nhân trong ngôi nhà của riêng mình. Cái "vô thức' không phải do cái "tồn tại" sinh ra, mà tự bản thân nó tồn tại. Cái "vô thức" với ngôn ngữ đặc thù, quy định một số cơ cấu của thế giới nội tâm con người - cái tiềm thức - sự kiểm duyệt giữa chúng, gồm cái Nó, cái Tôi, cái Siêu - Tôi. Tâm lý phục tùng hai nguyên tắc: thực tại và khoái cảm.

Trực giác - được thể hiện dưới dạng hình ảnh cảm tính cụ thể, hình ảnh này - hợp nhất trực giác và trí tưởng tượng của con người, còn chủ thể và khách thể là không phân biệt được.

Cái Tôi của mỗi con người không dừng lại ở bản thân mình, không biến mình thành đối tượng xem xét của chính bản thân mình, và thường không có thói quen, kỹ năng tập trung vào trạng thái nội tâm của bản thân.

Tiếng nói của trí tuệ tuy nhỏ bé, nhưng nó lại không im lặng, cho tới khi, chưa làm cho người ta phải nghe nó. Do bởi vậy, cái Tôi cần phải thay thế cái trong tương lai.

Hà Uyên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh, Thiên Sứ

Cảm ơn bác Hà Uyên. Tôi hiểu rồi.

Tôi tin rằng Phong Thủy Lạc Việt sẽ được giới khoa học chấp nhận vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Mặc dù con đường có thể còn dài.

Tôi đang tập trung viết cuốn Phong Thủy Lạc Việt.

Rất mong được sự ủng hộ của bác.

Chúc bác và gia đình vạn sự an lành.

Phong Thủy nói chung đã được cộng đồng người Á Đông chấp nhận từ lâu và nay thì đã phát triễn mạnh ở Tây Phương vì nó đã trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Do đó, Phong Thủy mang danh Lạc Việt do anh hoán vị Tốn - Khôn vẫn còn đang chập chững nên con đường có thể còn dài là chuyện tất nhiên khỏi cần đoán. Nhưng để hướng tới "Phong Thủy Là Khoa Học" theo luận thuyết của anh thì còn sẽ gặp nhiều khó khăn nếu như không được bổ sung và hoàn thiện.

Chúc anh may mắn!

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Làng xưa

Thưa bác Hà Uyên , liệu có khả thi không khi mà trực giác của phong thuỷ gia đóng vai trò quyết định trong đánh giá và kiến giải các vấn đề về phong thuỷ ?

Phong Thủy ngày nay không còn là "trực giác" mà là "những bài tập" được "tập đi tập lại" rồi "sửa" và "sửa tới sửa lui" nhưng vẫn chưa hoàn hảo vì vẫn chưa thấu suốt. Mỗi một trường hợp là mỗi kết quả cá biệt mà chưa có câu trả lời rõ ràng vì sao: "đúng/xảy-ra với người này mà không đúng/xảy-ra với người khác."

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Làng xưa

Phong Thủy ngày nay không còn là "trực giác" mà là "những bài tập" được "tập đi tập lại" rồi "sửa" và "sửa tới sửa lui" nhưng vẫn chưa hoàn hảo vì vẫn chưa thấu suốt. Mỗi một trường hợp là mỗi kết quả cá biệt mà chưa có câu trả lời rõ ràng vì sao: "đúng/xảy-ra với người này mà không đúng/xảy-ra với người khác."

Sapa

Cái này anh nói đúng với Phong Thủy Tàu. Không tin anh hãy mời ba thày phong thủy Tàu đến nhà anh mà xem. Còn nếu anh mời trên 15 ông phong thủy Tàu thì chẳng còn gì là cái nhà nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Chào anh, Thiên Sứ

Cái này anh nói đúng với Phong Thủy Tàu. Không tin anh hãy mời ba thày phong thủy Tàu đến nhà anh mà xem. Còn nếu anh mời trên 15 ông phong thủy Tàu thì chẳng còn gì là cái nhà nữa.

Cái này Sapa nói không sai đâu, cho dù là Phong Thủy Tàu hay Phong Thủy Lạc Việt (ông phong thủy Tàu thứ 16). Lý do, Phong Thủy Lạc Việt cũng chỉ là nhánh trổ từ Phong Thủy Tàu và vẫn còn dùng rất nhiều kinh nghiệm tài liệu của Tàu mà ra và chỉnh sửa, biến cải vài chỗ. Do đó, nhà Sapa ở là ở trên lưng (thế đất) của một con đồi mồi mà mỗi tối sau khi thiền quán xong thì Sapa hồi hướng luôn cho nó (để nó tu theo) nên chẳng có ông thầy phong thủy nào rõ đâu mà mời.

Sapa

Edited by sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay