wildlavender

Vụ lừa đảo khẩo cổ ngoạn mục nhất thế giới

1 bài viết trong chủ đề này

Tin tuc Online -

Hồ Sơ-Vụ lừa đảo khảo cổ ngoạn mục nhất thế giới .

Thứ ba, 29/7/2008, 15:25 GMT+7

Tìm được những bộ tộc sống từ thời xa xôi nhất trong lịch sử nhân loại là một mơ ước nóng bỏng của các nhà khoa học và cộng đồng quốc tế.

Posted Image

Cảnh sinh sống của "Bộ tộc cổ" Tasaday

Vào tháng 8/1971, Manuel Elizalde, một nhà nhân chủng học người Philippines thông báo rằng đã phát hiện trên một đảo nhỏ ở vùng Mindanao một bộ tộc cổ sống từ thời kỳ đồ đá, chưa từng biết đến văn minh hiện đại là gì.

Theo mô tả được dẫn chứng bằng ảnh chụp và cả phim tài liệu ngắn thì bộ tộc cổ này có tên gọi Tasaday, mặc những chiếc khố làm bằng lá, để tóc dài, sống trong hang động và ăn uống bằng động thực vật săn bắn và hái lượm được trong rừng. Elizalde còn cho biết thêm là đã phát hiện ra bộ tộc cổ Tasaday khi đến vùng Mindanao để nghiên cứu khảo cổ tại đây.

Trong khi Liên Hiệp Quốc đánh giá cao về phát hiện này thì các nhà khoa học, nhà báo đổ xô đến Philippines để thu thập thông tin và đưa tin. Tuy nhiên, tất cả họ đều không được phép vì cả Elizalde và Chính phủ Philippines đều nêu lý do phải bảo vệ cuộc sống của họ trước sự quấy rối của các nhà báo, nhà khoa học và khách du lịch.

Về nhân thân, Manuel Elizalde sinh năm 1940 tại thủ đô Manila của Philippines trong một gia đình giàu có. Đam mê khảo cổ từ nhỏ, sau khi tốt nghiệp trung học, Elizalde theo học ngành nhân chủng học tại Đại học Harvard, Mỹ và sau khi tốt nghiệp quay về lại quê nhà làm việc tại Bộ Văn hóa Philippines cho đến khi tuyên bố đã phát hiện bộ tộc cổ Tasaday.

Vào tháng 4/1972, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos ra quyết định thành lập Cơ quan Bảo tồn các bộ tộc thiểu số (PANAMIN) và giao cho Elizalde phụ trách. Và để phòng tránh việc bộ tộc cổ Tasaday bị quấy rầy bởi sự tò mò của người dân Philippines, du khách, các nhà khoa học và nhà báo nước ngoài, Tổng thống Marcos còn ký quyết định thành lập Khu Bảo tồn Tasaday với diện tích 182km2, có binh lính ngày đêm tuần tra canh gác để tránh sự xâm nhập của người lạ. Bất cứ ai muốn vào khu bảo tồn đều phải được PANAMIN cấp giấy phép.

Chỉ có 4 trường hợp các nhân vật nổi tiếng, các phương tiện truyền thông được trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc rất giới hạn với bộ tộc cổ Tasaday dưới sự giám sát chặt chẽ của các nhân viên PANAMIN. Đó là việc vào tháng 6/1972, một phóng viên của Hãng thông tấn Mỹ AP và nhà báo Kenneth MacLeish của tạp chí National Geographic được đích thân Elizalde hướng dẫn tiếp xúc với một nhóm nhỏ người thiểu số của bộ tộc Tasaday.

Vào tháng 8/1972, đến lượt phi công huyền thoại người Mỹ Charles Lindberg và nữ diễn viên điện ảnh người Italia Gina Lollobrigida cũng được đích thân Elizalde hướng dẫn tiếp xúc với một nhóm người của bộ tộc cổ Tasaday.

Mục đích của các chuyến viếng thăm và làm phóng sự này là nhằm kêu gọi sự tài trợ, ủng hộ tài chính của cộng đồng quốc tế dành cho Chính phủ Philippines mà trực tiếp là PANAMIN để bảo tồn bộc tộc cổ Tasaday. Và thế là chẳng bao lâu sau tiền bạc từ các tổ chức bảo tồn quốc tế, các tổ chức của Liên Hiệp Quốc, từ chính phủ nhiều quốc gia, từ các nhân vật giàu có và nổi tiếng... liên tục rót vào quỹ bảo tồn bộ tộc cổ Tasadya do PANAMIN quản lý. Kèm theo đó, Elizalde bỗng trở nên nổi tiếng khắp thế giới, được nhiều tổ chức bảo tồn quốc tế vinh danh vì sự phát hiện của Elizalde quả rất xứng đáng mang tầm vóc thế kỷ.

Posted Image

Manuel Elizalde và một người Tasaday

Đến năm 1983, Elizalde bỗng nhiên biến mất khỏi Philippines. Tổng thống Marcos một mặt ra lệnh truy tìm Elizalde cho bằng được, mặt khác bưng bít việc Elizalde đã bỏ trốn mà không quên ẵm theo một số tiền lớn lấy từ ngân quỹ của PANAMIN (đây là số tiền mà cộng đồng quốc tế và người dân Philippines quyên góp cho việc bảo tồn bộ tộc cổ Tasaday).

Vào năm 1986, sau khi Tổng thống Marcos bị lật đổ, nhà nhân chủng học kiêm nhà báo người Thụy Sĩ Oswald Iten cùng một nhà báo người Philippines tên Joey Lozano đã lặn lội đến Mindanao để thu thập thông tin về bộ tộc cổ Tasaday và bất ngờ khi phát hiện rằng, những gì mà người dân Philippines và cộng đồng quốc tế biết về sự tồn tại của bộ tộc cổ Tasaday mà Elizalde và Chính phủ Philippines loan tin đều là sự lường gạt.

Người Tasaday cổ thực ra là người thiểu số T’Boli, cách đây hàng trăm ngàn năm quả thật chỉ ở trong hang động, mặc khố làm từ lá cây, để tóc dài chấm vai... giống như những gì mà Elizalde mô tả với mọi người, nhưng đến thập niên 70 của thế kỷ XX họ đã biết sống trong nhà có điện và đồ dùng gia dụng, nghe đài, đi xe máy, mặc quần jean và áo thun...

Khi được Iten và Lozano phỏng vấn, người dân Tasaday khai nhận rằng vào năm 1971, Elizalde đã dùng tiền bạc và cả đe dọa để buộc họ giả làm người tiền sử sinh sống trong hang động, mặc khố bằng lá cây, mang tóc dài giả rồi chụp ảnh, quay phim. Sự thật về cái gọi là bộ tộc cổ Tasaday lập tức lan truyền khắp thế giới và khiến mọi người phẫn nộ.

Tổng thống Corazon Aquino cho mở một cuộc điều tra để truy tìm Elizalde, thủ phạm của vụ lừa đảo và phát hiện nhân vật độc đáo này bỏ trốn đến quốc gia Trung Mỹ Costa Rica cùng với số tiền 20 triệu USD lấy từ ngân quỹ của PANAMIN.

Tại Costa Rica, Elizalde mua một đồn điền rộng lớn để trồng chuối và cà phê xuất khẩu. Năm 1987, trước đề nghị của Chính phủ Philippines, Costa Rica tiến hành trục xuất mà không bắt giữ Elizalde. Sau một thời gian tạm trú tại Mexico và Mỹ, cuối cùng Elizalde phải quay về lại Philippines để đầu thú.

Khai báo với nhà chức trách, Elizalde thú nhận đã chia chác số tiền lớn lấy từ ngân quỹ của PANAMIN cho bà Imelda Marcos, vợ của Tổng thống Ferdinand Marcos khi ông này còn đương chức. Năm 1983, do việc chia chác số tiền lấy từ ngân quỹ PANAMIN không theo như ý muốn của bà Imelda Marcos, Elizalde do bị đe dọa bắt giữ và thủ tiêu nên đã bỏ trốn đến Costa Rica. Bị một tòa án ở thủ đô Manila tuyên phạt 10 năm tù giam vào tháng 10/1988 nhưng không hiểu vì sao chỉ thụ án được 9 tháng, Elizalde đã được trả tự do.

Vào ngày 18/5/2000, Manuel Elizalde, thủ phạm của vụ lừa đảo khảo cổ được đánh giá là ngoạn mục nhất thế kỷ XX qua đời tại ngôi nhà của mình ở Mikata, khu dành cho người giàu có sinh sống của thủ đô Manila.

Theo Văn Hòa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay