Thiên Sứ

Cúng Tổ bánh giầy bằng bột và... mút xốp

19 bài viết trong chủ đề này

Có một hiện tượng người dễ tính và bàng quan có thể bỏ qua, nhưng cũng có người phẫn nộ. Đó là hiện tượng sau đây:

Nguồn Tuổi Trẻ Online:

Thứ Năm, 17/04/2008, 07:55 (GMT+7)

Bánh giầy khổng lồ làm bằng bột và... mút xốp

Ngược xuôi nhớ ngày giỗ Tổ 14g ngày 14-4, cặp bánh khổng lồ được hạ từ xe lạnh. Ông Nguyễn Tiến Khôi - trưởng ban quản lý khu di tích lịch sử đền Hùng, phó ban tổ chức giỗ tổ Hùng Vương năm 2008 tỉnh Phú Thọ - khẳng định: "Ngày 15-4 (tức 10-3 âm lịch) sau khi dâng tiến các vua Hùng, hai lễ vật đặc biệt này sẽ được ban tổ chức cắt, chia đều cho khách hành hương về dự lễ và thưởng lộc". Tuy nhiên, không như dự kiến, hai chiếc bánh khổng lồ đã không được cắt trong ngày 10-3 để "chia lộc" cho con cháu về nguồn, do bánh giầy bị... mốc. Ban tổ chức đã cho di dời hai chiếc bánh về đặt tại sân UBND xã Hy Cương.

Sáng 16-4, chúng tôi có mặt để chứng kiến hàng chục người dân trong xã "mổ" chiếc bánh chưng. Bánh chưng đã vữa và lên men, có mùi khó chịu, còn bánh giầy bị mốc xanh, bên ngoài là một lớp mỏng bột, bên trong bánh hoàn toàn được làm bằng... mút xốp. Anh Hoàng Hữu Nghị - phó ban Công an xã Hy Cương - một tay cầm con dao dài 25cm thọc sâu vào trong ruột bánh và xẻ xung quanh, tay kia rút ra miếng xốp dày 20-25cm.

Trả lời phóng viên Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hữu Trung - phó giám đốc công viên văn hóa Đầm Sen, đơn vị làm ra hai chiếc bánh - cho biết bánh giầy mang ra Phú Thọ nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương được công bố nặng gần 1 tấn, khối lượng này tính luôn cả khung sườn (bằng sắt) và đế của chiếc bánh. Còn riêng khối lượng nguyên liệu làm bánh (bột nếp) xấp xỉ 500kg.

Liên quan đến chi tiết vì sao trong ruột bánh giầy có nhiều mút xốp, ông Trung cho biết việc sử dụng loại vật liệu này đặt trong lòng chiếc bánh giầy nhằm tạo hình dáng ban đầu cho bánh, sau đó mới đắp bột nếp lên xung quanh khối mút xốp để tạo thành chiếc bánh giầy. Theo ông Trung, cách làm này những năm trước đã tiến hành, chỉ có điều năm nay khối lượng bột nếp ít hơn.

Cũng theo ông Trung, bánh giầy năm nay bị mốc phần mặt có thể do thời tiết nóng. Ông Trung cho rằng không nên cắt bánh giầy vì thực chất đây là khối bột nếp, mang ý nghĩa tượng trưng cho một lễ vật truyền thống dâng cúng nhân ngày giỗ Quốc tổ Hùng Vương hơn là để phục vụ người dân thưởng thức bánh giầy khổng lồ.

Q.HỘI - G.HƯƠNG

Ý kiến bạn đọc TTO:

Đối xử với tổ tiên đến thế là cùng!

TTO - Tôi thật sự bị sốc và vô cùng xấu hổ qua bài "Bánh giầy khổng lồ làm bằng bột và... mút xốp" do những người đại diện nhân dân TP.HCM đưa ra gọi là lễ vật đặc biệt dâng lên ngày giỗ tổ Hùng Vương - một ngày quốc lễ của dân tộc Việt Nam.

Từ cổ chí kim người Việt Nam ta khi dâng lễ vật lên bàn thờ gia tiên cũng như bàn thờ của các tiên liệt dân tộc, chúng ta đều dâng những món ngon nhất, những của ngon vật lạ mong tiên tổ chứng giám tấm lòng thành của con cháu và phù hộ độ trì... ấy vậy mà họ đưa bánh "công nghệ mới" ra, tặng lại là loại bánh "đểu" thì thật đáng xấu hổ. Xin đừng lấy tiếng kiểu như vậy!...

HÀ DUY BÌNH

Hôm nay đọc tin "Bánh giầy khổng lồ làm bằng bột và... mút xốp" tôi thấy xót xa và giận! Xót xa vì người ta dối trá với tổ tiên để chỉ "có vỏ ngoài mà trong lòng thì rỗng tuếch". Với quốc tổ thì trong tâm linh con cháu phải lấy lòng thành mà dâng lễ, các cụ xưa không coi lễ vật lớn là có hiếu mà coi chữ tâm là trọng.

Giận vì lối sống chạy theo kỷ lục. Lâu nay tôi không vui gì khi thấy nguời ta đua nhau làm những điều kỳ lạ mà quảng bá thương hiệu hoặc để lấy tiếng: cốc cà phê khổng lồ chắc vua Hùng không dùng (cà phê đâu phải khẩu vị của người Việt cổ) và còn nhiều cái khổng lồ khác nữa. Mặc dù ông phó giám đốc công viên văn hóa Đầm Sen - một vị làm văn hóa đích thực - nói "nó chỉ mang ý nghĩa tượng trưng", nhưng sự thật thì ông đã xúc phạm đến lòng thành của đông đảo người Việt tôn kính tổ tiên.

Tôi xin các nhà hảo tâm hãy suy ngẫm chuyện này để cho thương hiệu của mình được bà con và các đấng tổ tiên chứng giám và nhờ đó mà được bền vững!

BÙI NGỌC SÁCH

Cần chấm dứt những kiểu tiêu hoang như thế! Không phải đợi đến khi có thông tin “lạ” về những chiếc bánh chưng, bánh giầy khổng lồ dâng tiến các vua Hùng nhân ngày giỗ tổ năm nay, mà cả trước đây, chúng tôi cũng rất không hài lòng về tình trạng các địa phương (đặc biệt là TP.HCM) đua nhau thực hiện những chiếc bánh trung thu, bánh tét, bánh chưng khổng lồ trong các dịp lễ, tết.

Ai cũng biết chi phí để thực hiện những chiếc bánh khổng lồ ấy là rất lớn trong khi đó hầu như những chi phí ấy sẽ đổ đi vì không ai đủ “can đảm” để ăn trọn những phần bánh cắt ra những những chiếc bánh khổng lồ ấy vì nhiều lý do như vệ sinh, chất lượng (độ ngon)...

Trước đây tôi nhớ có một lý lẽ biện hộ cho việc làm những chiếc bánh kỷ lục này là kinh tế đã phát triển, mức sống đã nâng cao nên cho phép làm những việc như vậy. Nhưng rõ ràng hiện trạng xã hội chúng ta không phải như vậy. Hằng ngày, hằng giờ trên các phương tiện truyền thông đại chúng vẫn đưa các tin về bao khốn khó của dân nghèo trong cơn bão giá, và hãy nhìn vào những bữa cơm của họ, chỉ có rau và chấm hết.

Bão giá, sau những thiên tai khác, đã vắt kiệt sức của bao dân nghèo, và do vậy xã hội cần chú trọng tiếp sức cho họ, được như vậy sẽ là lễ vật thiết thực nhất dâng lên tổ tiên. Xin hãy dành những số tiền không nhỏ đó để mang lại ích lợi cho cộng đồng hơn là để thỏa mãn những ý thích giải trí nào đó.

ĐẶNG ĐÌNH TÂN

Xem xong nội dung của bài viết tôi thật sự bất ngờ và không tin nổi. Khi xem báo nói về sự kiện này, là một công dân sống tại thành phố này, tôi rất hãnh diện. TP.HCM là một thành phố năng động, kinh tế phát triển vào hàng đầu của cả nước thì việc dâng sản vật về đất tổ là một hành động rất đáng tự hào, vậy mà chất lượng của sản vật là điều được mọi khách tham quan mong đợi thì thật là thất vọng.

Tôi không biết khi đọc được thông tin này, lãnh đạo TP.HCM sẽ có suy nghĩ gì về "cách làm ăn" của chúng ta trước đông đảo khách hành hương về tham dự giỗ tổ? Thành phố chúng ta không thể huy động được sức dân để có thể tạo ra một sản vật có ý nghĩa quan trọng hơn hay sao mà để công viên văn hóa Đầm Sen làm như vậy?

ĐAN KHANH

Thiên Sứ giới thiệu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc đựoc thông tin này trên báo chí cháu cũng rất ngạc nhiên và hơi sốc ,

sở dĩ có cảm giác đấy vì trứoc ngày giỗ Tổ , các phương tiện thông tin đã đưa tin về việc cúng tiến bánh của tp HCM với các thông số nguyên liệu tiêu tốn ... theo các tin đó mọi người đều hiểu rằng đó là những cái bánh thật,có thể sử dụng đc , đựoc làm ra để dâng ngày giỗ Tổ. Nhưng khi sự thật khác hẳn , những người tham gia lại biện hộ rằng những cái bánh đó chỉ mang tính chất tượng trưng , và giá trị tinh thần là chính !!! Thật ko thể hiểu nổi !!

Nếu mục đích , phương thức làm đều đc công bố trứoc thì người dân sẽ ko cảm thấy bị lừa đảo khi biết đc sự thật !

Vậy mới biết cách làm dối trá đã ăn sâu đến mức nhiều người ko nhận ra đc nữa!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước tổ tiên linh thiêng của dân tộc, đây là lời cảnh cáo thật sâu sắc.

Mọi sự dối trá đê tiện dù bày biện thế nào cũng không thể che đậy được. Chỉ có tấm lòng chân thành và sự MINH CHÍNH mới đủ để làm nên cốt cách dân tộc Việt.

Hy vọng rằng, đây là sự mở đầu và tiếp theo đây sẽ là một loạt các khám phá về những thứ giả dối và đen tối đã và đang từng ngày bào mòn dân tộc.

Hưu Xích Khẩu để Sinh Đại An

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra thì trên bàn thờ người ta vẫn trưng đồ giả: Mâm ngũ quả bằng nhưa cao cấp cứ y như thật, giấy tiền vàng bạc tượng trưng, những bông hoa giả trước làm bằng giấy bây giờ bằng nhựa cao cấp ...vv...Ngày xưa ở phố Hàng Đường còn có nghề dùng bột gạo làm các con giống và đồ thờ cúng như những đôi hài. hình nhân...vv...

Chỉ có điều là người ta bảo đấy là đồ giả và mang tính tương trưng. Còn đây người ta không nói gì. Khổ thân ông Nguyễn Tiến Khôi - trưởng ban quản lý khu di tích lịch sử đền Hùng, phó ban tổ chức giỗ tổ Hùng Vương năm 2008 tỉnh Phú Thọ - khi ông phát biểu rất khẳng định: "Ngày 15-4 (tức 10-3 âm lịch) sau khi dâng tiến các vua Hùng, hai lễ vật đặc biệt này sẽ được ban tổ chức cắt, chia đều cho khách hành hương về dự lễ và thưởng lộc". Giá như lúc ấy, một vị đại diện cơ quan kính dâng tổ tiên chiếc bánh dầy này ghé tai ông Nguyễn Tiến Khôi nói nhỏ: "bánh giả đấy, chỉ tượng trưng thôi" thì chắc không đến nỗi nào. Nhưng tiếc thay ông ấy lại không nói ngay và im lặng đến phút chót nên mới phiền.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra thì trên bàn thờ người ta vẫn trưng đồ giả: Mâm ngũ quả bằng nhưa cao cấp cứ y như thật, giấy tiền vàng bạc tượng trưng, những bông hoa giả trước làm bằng giấy bây giờ bằng nhựa cao cấp ...vv...Ngày xưa ở phố Hàng Đường còn có nghề dùng bột gạo làm các con giống và đồ thờ cúng như những đôi hài. hình nhân...vv...

Chỉ có điều là người ta bảo đấy là đồ giả và mang tính tương trưng. Còn đây người ta không nói gì.

.......

LThiên Sứ

Khi con người không còn nhân tâm để chừa lại cho chính mình một sự thành kính với tổ tiên thì chắc biến thành ma quỷ quá. Bất chấp để lừa dối hơn 80 triệu người dân Việt Nam chỉ để hư danh đã là một việc khó chấp nhận, lừa gạt tổ tiên thì đúng là ... hết nói.

Thà là không có, chẳng ai chê nghèo. Bệnh này đang tràn lan lắm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

có trả lời rồi đây ạ :

'Độn mút xốp trong bánh dầy khổng lồ là bắt buộc'

Dù đại diện Công viên Văn hóa đầm sen khẳng định, việc sử dụng mút xốp là nhằm dựng hình dáng ban đầu, sau đó đắp bột nếp để tạo hình bánh, nhưng lãnh đạo TP HCM vẫn yêu cầu đơn vị này rút kinh nghiệm và đề nghị nghiên cứu hình thức dâng lễ ngày Quốc tổ.

> Ruột bánh dầy khổng lồ được dựng bằng mút xốp

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó chủ tịch UBND TP HCM cho biết, sáng nay, bà đã có cuộc họp với Sở Du lịch, Tổng công ty du lịch Sài Gòn, Công Ty Du lịch Phú Thọ và công viên Văn hóa Đầm Sen để giải quyết "sự cố". Tại cuộc họp này, lãnh đạo Công viên giãi bày: "Đầm Sen làm bánh chưng - bánh dầy dâng lễ giỗ Quốc Tổ bằng tất cả sự thành tâm. Nhưng chúng tôi xin nghiêm khắc rút kinh nghiệm khi để xảy ra sự cố vừa rồi ".

Posted ImageBánh chưng sau khi hoàn tất đang được cẩu lên xe lạnh để di chuyển ra đền Hùng - Phú Thọ. Ảnh: Lan Hương.Theo giải trình Công viên văn hóa Đầm Sen, kỹ thuật làm bánh dầy khổng lồ bắt buộc phải có khung mút xốp bên trong. Việc sử dụng mút xốp nhằm tạo hình dáng ban đầu, sau đó đắp bột nếp lên xung quanh để tạo hình bánh. Và mặc dù, kỹ thuật khó, nhưng Đầm Sen vẫn quyết tâm làm bánh dầy khổng lồ cao 1,8 m, nhằm tượng trưng cho 18 đời vua Hùng.

Kích cỡ và số lượng nếp của hai chiếc bánh bắt buộc phải lớn, để thể hiện tinh thần tôn vinh truyền thống ngày giỗ Quốc Tổ, Đầm Sen không nhằm khai thác lễ vật này để quảng bá thương hiệu.

Phía công viên văn hóa Đầm Sen cũng khẳng định, đơn vị đã tính toán kỹ yếu tố thời tiết, và bánh dầy chỉ là tượng trưng cho cân xứng và đủ cặp, do đó đã thông báo với Ban Tổ chức Lễ hội Đền Hùng - Phú Thọ không nên cắt chia cho du khách thưởng thức, vì thực chất đó chỉ là một khối bột nếp. Còn về chất lượng bánh chưng, nhiều khả năng bánh bị vữa, lên men do thời tiết quá nóng, lại vận chuyển xa.

Trong công văn gửi TP HCM, UBND tỉnh Phú Thọ cũng nhìn nhận việc bánh chưng, dầy dâng vua, bị mốc, vữa là do yếu tố khách quan - thời tiết và vận chuyển đường xa, Phó chủ tịch thành phố cho biết.

Trao đổi với VnExpress sáng nay, bà Hà nhận định, nguyên nhân khiến chất lượng bánh bị ảnh hưởng cũng có thể do kỹ thuật viên điều chỉnh nhiệt độ lạnh không hợp lý.

"Tôi cũng là dân tốt nghiệp ngành thực phẩm ra, nên rất chia sẻ với các kỹ thuật viên, nghệ nhân làm bánh. Cặp bánh chưng giầy khổng lồ như thế, nếu tính toán nhiệt độ bảo quản sai lệch một chút, thời tiết lại không ủng hộ, thì rất khó đảm bảo chất lượng tốt nhất", bà Hà nói.

Cũng theo Phó chủ tịch Nguyễn Thị Thu Hà, quan điểm của TP HCM và tỉnh Phú Thọ vẫn muốn duy trì việc dâng giỗ quốc tổ lễ vật bánh chưng, bánh dầy, nhưng có thể sẽ thay đổi hình thức, từ năm sau.

"Chúng tôi sẽ bàn với tỉnh Phú Thọ, có thể sang năm, thành phố sẽ đưa kỹ thuật viên, nghệ nhân ra Bắc, rồi trực tiếp sản xuất bánh ngay tại đền Hùng - Phú Thọ, vào mỗi dịp giỗ quốc tổ Hùng Vương hàng năm", bà Nguyễn Thị Thu Hà cho biết.

Lan Hương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mà diễn đàn mình có tính năng thật hay là: copy hình và đường link trực tiếp luôn vào bài mà ko cần post qua web trung gian !!!

Tiện lợi thật !!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra ngay từ đầu, chiếc bánh đã không phải là chiếc bánh dầy :

" Ông Trung cho rằng không nên cắt bánh giầy vì thực chất đây là khối bột nếp, mang ý nghĩa tượng trưng cho một lễ vật truyền thống dâng cúng nhân ngày giỗ Quốc tổ Hùng Vương hơn là để phục vụ người dân thưởng thức bánh giầy khổng lồ."

Nhìn lại truyền thuyết lịch sử : "... Cũng thứ gạo nếp ấy, Lang Liêu đồ lên thành xôi, giã nhuyễn, nặn hình tròn, làm một thứ bánh khác ...". Vậy là đã rõ, bánh dầy không phải là "bột nếp" mà là "xôi nếp giã nhuyễn".

Do đó tôi nghĩ từ sau "quý vị" ấy muốn làm bằng "bê tông cốt thép" hay gì cũng được, mang tính tượng trưng thì từ đầu đừng giả dối như vậy, cho dù tổ tiên cũng chẳng ai trách móc "quý vị" đâu và những người phẫn nộ với "quý vị" cũng chẳng phải vì "muốn ăn mà không được" đâu.

Tôi là người dễ tính nhưng cũng không phải là người bàng quan. Việc cung kính hướng về tổ tiên nguồn cội không phải chỉ của riêng 1 tổ chức cá nhân hay tập thể nào mà là của cả 1 dân tộc, và không bao gồm những-việc-làm-như-vậy.

Tôi nhớ hồi còn bé, những lúc nhà có đám giỗ, tôi cũng thường lén leo lên bàn thờ bẻ chuối ăn vụn, ... dĩ nhiên sau đó nải chuối đó được người lớn lấy xuống và không cho đặt lên nữa, nhưng cũng không ai rầy la gì tôi cả :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

có trả lời rồi đây ạ :

....

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó chủ tịch UBND TP HCM cho biết, sáng nay, bà đã có cuộc họp với Sở Du lịch, Tổng công ty du lịch Sài Gòn, Công Ty Du lịch Phú Thọ và công viên Văn hóa Đầm Sen để giải quyết "sự cố". Tại cuộc họp này, lãnh đạo Công viên giãi bày: "Đầm Sen làm bánh chưng - bánh dầy dâng lễ giỗ Quốc Tổ bằng tất cả sự thành tâm. Nhưng chúng tôi xin nghiêm khắc rút kinh nghiệm khi để xảy ra sự cố vừa rồi ".

Posted Image

Bánh chưng sau khi hoàn tất đang được cẩu lên xe lạnh để di chuyển ra đền Hùng - Phú Thọ. Ảnh: Lan Hương.

Theo giải trình Công viên văn hóa Đầm Sen, kỹ thuật làm bánh dầy khổng lồ bắt buộc phải có khung mút xốp bên trong. Việc sử dụng mút xốp nhằm tạo hình dáng ban đầu, sau đó đắp bột nếp lên xung quanh để tạo hình bánh. Và mặc dù, kỹ thuật khó, nhưng Đầm Sen vẫn quyết tâm làm bánh dầy khổng lồ cao 1,8 m, nhằm tượng trưng cho 18 đời vua Hùng.

Kích cỡ và số lượng nếp của hai chiếc bánh bắt buộc phải lớn, để thể hiện tinh thần tôn vinh truyền thống ngày giỗ Quốc Tổ, Đầm Sen không nhằm khai thác lễ vật này để quảng bá thương hiệu.

Phía công viên văn hóa Đầm Sen cũng khẳng định, đơn vị đã tính toán kỹ yếu tố thời tiết, và bánh dầy chỉ là tượng trưng cho cân xứng và đủ cặp, do đó đã thông báo với Ban Tổ chức Lễ hội Đền Hùng - Phú Thọ không nên cắt chia cho du khách thưởng thức, vì thực chất đó chỉ là một khối bột nếp. Còn về chất lượng bánh chưng, nhiều khả năng bánh bị vữa, lên men do thời tiết quá nóng, lại vận chuyển xa.

....

Cũng theo Phó chủ tịch Nguyễn Thị Thu Hà, quan điểm của TP HCM và tỉnh Phú Thọ vẫn muốn duy trì việc dâng giỗ quốc tổ lễ vật bánh chưng, bánh dầy, nhưng có thể sẽ thay đổi hình thức, từ năm sau.

...

Lan Hương

Nếu không làm được một chiếc bánh thực sự thì có ai bắt phải làm đâu???? Tổ tiên đâu cần "quyết tâm" làm cái bánh 18 tầng, cao 1,8m. Sự "tôn vinh" ngày lễ chẳng lẽ cứ phải bánh to mới được? Thế dân nghèo chỉ có cái bánh con con trong lòng bàn tay thì không tôn kính tổ tiên hay sao??

Chẳng có lý do nào hợp lý cho sự bao biện này cả. Lại còn thái độ chờ đợi tham gia lễ hội năm sau. Không hiểu tư cách những người này chạy đi đâu??

Lẽ ra họ phải xin lỗi chính thức toàn thể cộng đồng người Việt trước sự bất kính tùy tiện đến tồi tệ thế này. Vì nó xúc phạm nhân cách của người Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguồn: http://www.tienphongonline.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=119376&ChannelID=15

Thứ Năm, 17/04/2008, 23:31

Vụ bánh giầy độn mút: Bạn đọc phẫn nộ

TPO - Việc bánh giày cúng Tổ độn mút xốp vừa được phanh phui. Bạn đọc hết sức phẫn nộ và gửi nhiều ý kiến về Tiền phong Online.

Tuấn Đạt; Email: datocb@gmail.com Cung tiến lễ vật hay hoạt động quảng cáo?

Có lẽ nên xem lại việc cung tiến cặp bánh khổng lồ của Công viên Đầm Sen là nhằm mục đích gì. Nếu thực sự là tấm lòng thành kính làm lễ vật dâng lên Quốc tổ thì lãnh đạo Công viên Đầm Sen nên xem lại đạo đức của mình khi dâng một lễ vật kém chất lượng như vậy.

Người Việt ta thường chỉ cúng dâng tổ tiên những gì ngon nhất, đặc sắc nhất với tấm lòng thành kính cao nhất, còn họ thì...

Còn nếu việc làm này mang tính chất quảng cáo thương hiệu, đánh bóng tên tuổi Công viên Đầm Sen thì thiết nghĩ họ không được phép lấy danh nghĩa của nhân dân TPHCM để dâng lên lễ vật này.

Một bạn đọc

Chiếc bánh giầy độn mút xốp là thông tin gây sốc và bóp nghẹt con tim của hàng triệu người dân Việt. Vào đúng ngày trọng đại, cả dân tộc hướng về tổ tiên với lòng thành kính thì chiếc bánh giầy mút xốp kia là hành động lừa dối cần phải bị trừng trị.

Chúng ta giáo dục gì về đạo đức cho lớp cháu con về ý nghĩa thiêng liêng của ngày Quốc tổ khi dâng lên cội nguồn một sản phẩm thực hiện bằng hành vi lừa đảo và còn dám bao biện là "không nên cắt bánh". Tại sao lại không nên cắt bánh, có phải vì sự cố cắt bánh này mà phơi bày ra sự thật?

Sự kiện chiếc bánh khổng lồ nhân mút xốp không chỉ dừng lại ở bệnh thành tích bị phơi bày, nó còn là bài học đau xót về đạo đức con người bị xói mòn nghiêm trọng.

Nguyễn Giang: Hãy sám hối với tổ tiên

Đặt lễ vật cúng tổ tiên, người Việt Nam ta ai ai cũng biết câu cầu khẩn " lễ mọn lòng thành. Thật xấu hổ cho CBCNV Công viên Đầm Sen nói riêng và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Những người nghĩ ra ý tưởng ngông cuồng lừa đảo hãy vạn lần sám hối. Các cấp chính quyền phải xem lại động cơ của mấy vị này và nghiêm trị.

Tran Minh Thu; Email: Tr©nminhthubck51@yahoo.com Thanh niên rất buồn

Thứ nhất, việc làm một chiếc bánh khổng lồ để dâng lên các vua Hùng lần đầu tiên đã tạo thành sự kiện lớn, được nhân dân cả nước biết đến. Từ người già cho đến trẻ em, đặc biệt là thế hệ thanh niên chúng tôi cùng thành tâm hướng về ngày giỗ Tổ. Nhưng việc làm này lặp đi lặp lại sẽ giảm đi ý nghĩa, không có tác dụng, gây lãng phí không cần thiết.

Thứ hai, chiếc bánh không đảm bảo chất lượng thì càng không thể chấp nhận được, đúng là dối trên lừa dưới, "phật ở tại tâm" tâm không trong sáng thì không hiểu dâng bánh để làm gì?

Xuân Lộc; Email: xuanlockrongpac@yahoo.com.vn Góp ý kiến về lễ hội

Trong khi Nhà nước ta đang chống tham nhũng, lãng phí thì tại các lễ hội, đám cưới lại lãng phí quá chừng.

Quốc hội, Chính phủ và các ngành chức năng hàng năm nên giám sát các chương trình và kinh phí của các lễ hội không để lãng phí.

Nguyễn Hồng Nhật; Email: nhat_britec@yahoo.com Nên đơn giản trong suy nghĩ và hành động nhưng vẫn đạt được mục tiêu cao cả!

Tôi thấy vấn đề lễ hội là lớn còn vấn đề bánh giầy chỉ là chuyện nhỏ. Thử đặt câu hỏi nếu chiếc bánh đó là thật 100% thì sau lễ hội nó sẽ được xử lý thế nào, ai ăn hết nó được trong khi sẽ tốn kém tiền của chỉ để thoả mãn tính hiếu kỳ.

Tôi kiến nghị 2 vấn đề:

Một là, Ban tổ chức nếu vì mục đích coi bánh giầy chỉ là một biểu tượng mang tính tượng trưng trong lễ hội thì nên công khai nó làm bằng gì vì dù là thật hay giả nó cũng chẳng ảnh hưởng xấu tới mục đích thiêng liêng của lễ hội.

Hai là, bạn đọc cũng không nên vì thế mà công kích quá Ban tổ chức vì như trên đã nói, chiếc bánh giầy 100% thật sẽ "đi về đâu" sau lễ hội trong tình trạng "vệ sinh an toàn thực phẩm như hiện nay", đó là chưa nói tới chi phí tốn kém cho việc làm bánh thật.

Tóm lại, ta vẫn nên duy trì bánh chưng bánh giầy trong lễ hội Đền Hùng, nhưng chỉ nên mang tính biểu tượng, nhằm nhắc nhở những thế hệ sau về một nét phong phú trong truyền thống văn hóa của dân tộc ta từ xa xưa. Đó mới là thông điệp quan trọng mà lễ hội muốn gửi tới du khách.

Nguyễn Huy Quang; Email: tammaovn@yahoo.com Lãng phí, khoa trương

Tôi thấy việc làm những cái bánh chưng bánh giầy khổng lồ thế này thật là lãng phí vô bổ. Những năm trước tôi cũng đã thấy một số bài báo nói về việc những cái bánh này không thể sử dụng, sau khi làm lễ đều lén lút bỏ đi.

Hãy giành tiền bạc, thời gian, công sức làm ra cái bánh đó vào những viêc thiết thực hơn, chống lãng phí, khoa trương hình thức. Mong những người có trách nhiệm sớm có chủ trương, biện pháp xử lý.

Bạn đọc; Email: 665bacson@yahoo.com Tâm linh tín ngưỡng của dân không thể... đùa được

Tâm linh, tín ngưỡng vốn là căn gốc của lễ hội. Niềm tự hào làm con Lạc cháu Hồng kết tinh nên quốc lễ Hùng Vương. Chúng ta thật sự phẫn nộ vì điều không thể lại có thể xảy ra tại lễ hội Đền Hùng năm nay với biểu tượng bánh chưng bánh giầy thiêng liêng của toàn dân tộc bị đùa cợt, nói cho đúng là bị chính con cháu vua Hùng làm mất thiêng.

Thành phố Hồ Chí Minh phải coi đây là lỗi trọng khi đại diện của thành phố anh hùng dâng lễ vật tiến thánh một cách thiếu ý thức như vậy. Mà theo những người được giao thực hiện công việc thiêng liêng này, không chỉ có năm nay, bánh giầy dâng lễ tổ mới "độn" mút xốp như vậy. Đơn vị chủ quản, kể cả UBND TP Hồ Chí Minh cần công khai xin lỗi đồng bào cả nước về vấn đề này. Đừng để việc này xảy ra lần thứ hai.

Ban tổ chức lễ hội Đền Hùng, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nên có thái độ phê phán chính thức vụ việc trên.

Theo tôi, phải cấm các hoạt động dâng lễ của đơn vị thực hiện với thời hạn 5 năm hoặc nhiều hơn để các vụ việc đáng xấu hổ này không được phép tái hiện trở lại, xúc phạm đến tâm linh và danh dự của nhân dân cả nước.

Một bạn đọc

Hiện nay Chính phủ đang hô hào tiết kiệm, thế giới đang khủng hoảng lương thực, việc làm bánh giầy, bánh chưng với hàng tấn lương thực sau đó để ôi thiu, thật là lãng phí. Có lẽ Vua Hùng cũng không chấp nhận điều này.

Theo tôi, từ sang năm, cần cấm việc làm này. Đừng vì cái kỷ lục phù phiếm mà gây lãng phí là có tội với nhân dân.

Bạn đọc; Email: Tata@yahoo.com

UBND, Sở Tài chính TPHCM cần xem xét việc làm bánh hết bao nhiêu tiền, có đúng không? Cần cách chức Ban Giám đốc Công viên đó.

Ha Minh Xuan; Email: xuan_haminh@yahoo.com

Về việc bánh giầy làm sai hay đúng tôi chưa dám có ý kiến bình luận vì chưa biết thực tế chủ trương và thực tế chính xác như thế nào. Ở đây tôi chỉ đóng góp ý kiến về chủ trương làm bánh chưng - bánh giầy khổng lồ.

Tôi được biết gần đây trong các dịp lễ hội lớn,chúng ta bắt đầu có phong trào làm các sản phẩm khổng lồ,ví dụ như bánh chưng, bánh tét....

Về mặt lễ hội thì thực sự phải công nhận đây cũng là một điểm nhấn lớn trong dịp lễ, góp phần làm tăng thêm không khí vui tươi của lễ hội. Nhưng ta phải thừa nhận một điều rằng: nó quá lãng phí, không chỉ về kinh phí, công sức, mà còn ở kết quả cuối cùng là những cái bánh đó hầu hết không sử dụng được.

Như vậy những việc làm này thực sự chỉ mang tính hình thức, mong lập ra các kỷ lục. Nếu nó trở thành phong trào trong các lễ hội thì sự tốn kém sẽ đến đâu?

Vì vậy, tôi thấy ta ko nên duy trì hình thức này, còn nếu cần thì chỉ nên làm tượng trưng, để có phải vứt bỏ đi cũng không quá lãng phí.

­Ho Van Thuyen; Email: Thuyenho@yahoo.com: Lừa cả tổ tiên

Chuyen banh chung banh day rom ma Cong vien Van hoa Dam Sen cung tien len vua Hung that khong the hieu noi. Lua ca To Tien dung nuoc, lua ca nhan dan trong nuoc va nguy hai hon la nhan danh Thanh pho Ho Chi Minh de lua!

LÊ CÔNG THÀNH; Email: linh_ngheo211@yahoo.com: Không thể tin được

Tôi không thể nói nên lời vì tôi không tin đó là sự thật nhưng tiếc thay đó lại chính là sự thật. Hỏi mấy ông ở Công viên Văn hóa Đầm Sen đạo đức các người để ở đâu?

Nguyễn Đình Thẩm; Email: nguyendinhtham1@yahoo.com.vn Cần kiểm điểm nghiêm túc để rút kinh nghiệm cho các việc khác

Qua thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng tôi thấy rất buồn khi mang lễ vật dâng cúng tổ tiên lại kém chất lượng và cách trả lời thiếu thuyết phục của ông Trung - Phó giám đốc Công viên Văn hóa Đầm sen "lễ vật chỉ mang tính tượng trưng hơn là thưởng thức!".

Trần Việt Duy; Email: pt12214@yahoo.com.vn Tôi vô cùng ngỡ ngàng và sửng sốt

Là một người dân Phú Thọ, tôi không còn gì để nói ngoài 2 từ sửng sốt và thất vọng đễn chua chát.

Tran Mai; Email: maichi02@yahoo.com Lừa đảo

Khi đọc tin này tôi chỉ biết nói một điều: đây là một sự lừa đảo. Họ đã dám lừa cả trong lễ Quốc giỗ, lừa dối trên sự thành kính của mọi người dân Việt. Đề nghị các cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm.

Công Viên: Không còn gì để nói nữa

Đây chính là hậu quả của bệnh thành tích, bệnh sĩ. Tâm không thành đối với tổ tiên thì còn gì để nói nữa.

Hoàng Phú Nhuận: Hãy để lượng gạo, thịt đó cho các đối tượng xã hội

Công viên Đầm Sen làm hai chiếc bánh khổng lồ này là hết sức lãng phí, trong khi thế giới đang đối mặt với nạn thiếu lương thực. Thiết nghĩ là Nhà nước cần phê bình nghiêm khắc việc làm trên và những năm sau không nên tái diễn nữa.

Hãy để lượng gạo, thịt đó cho trẻ mồ côi, cho các nạn nhân chất độc da cam, cho những mảnh đời bất hạnh... Than ôi! Trong khi hàng tấn gạo thịt ngon lành bị đổ đi vì mục đích mua danh hão thì ngay ở ta thôi còn nhiều gia đình nghèo lắm và công việc xoá đói giảm nghèo của Nhà nước đang gồng mình trong bão giá...

Phạm Thành; Chungpthanhchung-nan@.vnn.vn: Không thể chấp nhận!

Theo truyền thuyết, Lang Liêu cung tiến cho vua cha (vua Hùng) cặp bánh chưng, bánh giày nhằm thể hiện lòng hiếu thuận của người con với cha mẹ. Ngày giỗ Tổ là một ngày lễ linh thiêng đã được Nhà nước ta coi là một ngày quốc lễ. Đây là dịp để người dân Việt tưởng nhớ về cội nguồn, về đức Quốc tổ.

Khi được tin TPHCM cung tiến cặp bánh chưng bánh giày nhân ngày giỗ tổ, chúng tôi rất vui và theo dõi sự kiện này qua các báo. Tuy nhiên khi được tin 2 chiếc bánh này kém chất lượng (nói đúng hơn là không có chất lượng) thì chúng tôi vô cùng sửng sốt, bất ngờ và không thể chấp nhận được.

Chẳng lẽ một sự kiện trọng đại được hàng chục triệu con dân nước Việt mong chờ lại bị coi thường như thế? Tôi đề nghị những người có thẩm quyền phải điều tra, xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức liên quan đến vụ việc này.

Trần Nguyên Hào: Lễ vật lòng thành, không quan trọng to

Dâng lễ vật lên Lễ giỗ Tổ Hùng Vương là thể hiện lòng tôn kính, là tín ngưỡng thiêng liêng của người Việt. Việc làm bánh chưng, bánh giày thật to đến mức kỷ lục để dâng lên ngày giỗ Tổ không phải để trưng bày mà để thể hiện những điều trên.

Vì vậy bánh chưng, bánh giày nên được làm với 100% nguyên liệu truyền thống chứ không nên có mút xốp trong bánh giầy dù chỉ là để làm khuôn. Nếu không làm được chiếc bánh to thì bánh nhỏ cũng được.

Nghe tin này chắc chắn đại đa số người Việt chúng ta cũng chạnh lòng và cảm thấy có lỗi với tổ tiên. Không biết những người làm bánh nghĩ gì và cảm thấy thế nào?

Đỗ Xuân Thụy: Thật xấu hổ!

Liệu ai đó cúng ở nhà bằng một mâm cỗ trong đó có mấy món đồ bằng mút xốp giả vật phẩm chỉ nhằm khoe với thiên hạ là làm cỗ lớn vì có hiếu với cha ông, thì liệu gia đình đó có chấp nhận không?

Việc thật là xấu hổ! Tôi đề nghị nên làm rõ và tẩy chay những hành vi giả dối tương tự như vậy có thể tiếp tục xảy ra sau này của một số đơn vị để mua hư danh.

Hoàng Xuân Bách: Đồ cúng tế mà còn thế...

Báng bổ, đã không chú ý đến thì thôi, làm làm gì? để lấy danh chăng? Đồ cúng tế còn thế, không biết... Buồn lắm thay!

Phạm Văn Hồng; hongnga181@yahoo.com: Lừa cả tổ tiên?

Không nên có trò dối trá trắng trợn: sắt + xốp + bột = 1 tấn để lừa tổ tiên như vậy. Sao không dùng các vật liệu tạo nên bánh giầy như sắt, xốp, bột, vận chuyển để quy thành tiền để giúp trẻ em nghèo hiếu học có tốt không? Giúp trẻ để xây dựng đất nước là một công việc trả ơn tổ tiên không gì bằng .

Nguyễn Công Thu

Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày Quốc giỗ, thế mà họ dám mang đồ lễ như báo chí đã đưa thì... Không hiểu họ hám cái gì mà lại dâng tiến đồ giả như thế? Luơng tâm phẩm giá ở đâu?

Lê Hồng Sơn; lehongsonpetrol@yahoo.com: Lãng phí!

Việc cung tiến bánh chưng, bánh giầy mà không sử dụng được thì chỉ gây lãng phí tiền của thì nên dẹp đi. Nào mất mấy xe công an hú còi inh ỏi dẫn đoàn đến ghê cả người, nào chen lấn xô đẩy nhau để xem bánh chưng bánh giầy. Lãng phí quá chừng !

Nguyễn Quốc Tuấn; Email: nguoichuaba@yahoo.com.vn: Chống lãng phí!

"Cũng theo ông Trung, bánh giầy năm nay bị mốc phần mặt có thể do thời tiết nóng. Ông Trung cho rằng không nên cắt bánh giầy vì thực chất đây là khối bột nếp, mang ý nghĩa tượng trưng cho một lễ vật truyền thống dâng cúng nhân ngày giỗ Quốc tổ Hùng Vương hơn là để phục vụ người dân thưởng thức bánh giầy khổng lồ".

Nếu nói như vậy thì sao không làm một cái bánh chưng và 1 cái bánh giầy bằng nhựa thật to, đem sơn cho giống như thật và đẹp mắt để cúng được nhiều năm. Chứ mỗi lần làm bánh to thì tốn rất nhiều công sức, tiền của lại đưa vứt bỏ thì thật là lãng phí.

Nguyễn Phi Hùng: Tâm linh người Việt rất quan trọng.

Lễ vật cốt ở tấm lòng thành không nệ nhiều hay ít. Đại diện thành phố Hồ Chí Minh mang cung tiến các vị Quốc tổ lễ vật không chân thành (bánh chưng không đảm bảo an toàn, bánh giầy "nhân" mút xốp) có lẽ sẽ làm các vị Quốc tổ không an tâm vì con cháu quá nghèo, phải dùng vật liệu không ăn được cung tiến. Tôi nghĩ những vị có trách nhiệm nên lên tiếng một cách chân thành cho toàn dân biết.

Nguyễn Hoàng Lan

Thật không thể chấp nhận được, Cty Văn hóa Đầm Sen đã làm một điều đáng xấu hổ đối với người dân Thành phố Hồ Chí Minh. Một lễ vật dâng hương thể hiện sự nhớ nguồn của con rồng cháu tiên mà lại lẫn mút xốp và mốc meo.

Nguyen Van Thau

Từ trước tới giờ chúng tôi vẫn nghĩ rằng cặp bánh chưng bánh giày mà TPHCM dâng lễ trong ngày giỗ Tổ 100% là bằng nguyên liệu nông sản. Nhưng thực chất không phải như vậy: Nguyên liệu nông sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Đề nghị Ban tổ chức Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương cần rút kinh nghiệm không nên duy trì cách làm hình thức này nữa gây lãng phí tốn kém tiền của nhân dân. Các Vua Hùng cần tấm lòng chân thật của các con cháu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu không làm được một chiếc bánh thực sự thì có ai bắt phải làm đâu???? Tổ tiên đâu cần "quyết tâm" làm cái bánh 18 tầng, cao 1,8m. Sự "tôn vinh" ngày lễ chẳng lẽ cứ phải bánh to mới được? Thế dân nghèo chỉ có cái bánh con con trong lòng bàn tay thì không tôn kính tổ tiên hay sao??

Chẳng có lý do nào hợp lý cho sự bao biện này cả. Lại còn thái độ chờ đợi tham gia lễ hội năm sau. Không hiểu tư cách những người này chạy đi đâu??

Lẽ ra họ phải xin lỗi chính thức toàn thể cộng đồng người Việt trước sự bất kính tùy tiện đến tồi tệ thế này. Vì nó xúc phạm nhân cách của người Việt.

Vâng , e cũng tán thành với bác là phải có lời xin lỗi chính thức, như vậy còn chứng tỏ họ 1 ít lòng tự trọng , còn mọi lời giải thích giờ chỉ là bao biện khi sự việc đã rồi thôi !!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Công Minh đọc bản tin này trên báo Tuổi trẻ ngày 17/4/2008. Giữa trưa nắng, ngồi trên xe mệt mỏi và buồn ngủ. Nhưng sau khi đọc xong mẩu tin thì tỉnh ngủ vì vừa bực - tức và buồn.

Là bài mở hàng đầu tiên với diễn đàn, cũng tính tìm một đề tài vui vẻ để ra mắt. Nhưng thấy chuyện này thật không ổn, nên phải viết cho thông suốt tư tưởng .

Thôi kệ hôm nay thứ 6 ngày 13 ( lịch ta) là ngày xui của Công viên văn hóa ĐS, ko phải của mình. Nên không kiêng dè gì nữa .

I - Từ “ LỄ BẠC TÂM THÀNH, CÚI XIN CHỨNG GIÁM ”

Gần đây trên thị trường sách văn hóa , các nhà xuất bản đua nhau cho ra lò tập văn cúng . Nội dung bao gồm các bài văn mẫu, để giúp người ta khấn (đọc) vào các dịp cúng giỗ tổ tiên ông bà … và các thần linh một cách bài bản. ( Về cấu tạo các bài văn mẫu này, có dịp chúng ta sẽ trở lại sau trên một tiểu mục mạn đàm khác).

Nương theo ý đã hướng của bài văn khấn, thảo giùm cho Công viên ĐS bài cúng như sau :

Duy !

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập tự do hạnh phúc

Kính lạy Hòang Thiên hậu thổ chư vị Đại Vương

Kính lạy anh linh tổ tiên Hùng vương 5000 năm dựng nước

Hôm nay ngày 15 tháng 4 năm 2008, nhằm ngày 10 tháng 3 năm Mậu tí

Là ngày quốc lễ, giỗ tổ tiên của con dân nước Việt.

Tại Việt Nam quốc, Phú Thọ tỉnh,Lâm thao huyện, Hy Cương xã, Nghĩa Lĩnh Sơn

Chúng con là : Công Viên Văn Hóa ĐS địa chỉ ngụ tại :……………. , gọi là đại diện cho hơn 8 triệu con dân thành phố … , thành tâm sửa biện lễ vật ………., đặc biệt là cặp bánh trưng, bánh dày khổng lồ để dâng lên Cha Trời Mẹ Đất và anh linh tổ tiên .

Chúng con thành tâm kính cáo tới : ………

Cúi xin qúy Ngài và anh linh tiên tổ chấp lễ, chấp bái, chấp kêu, chấp cầu thương xót chúng con, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Cầu xin anh linh tổ tiên phù thùy gia hộ cho quốc thái dân an, nhà nhà ấm no, người người hạnh phúc. Cho chúng con công việc hanh thông, lộc tài thăng tiến, khách khứa viếng thăm quanh năm tấp nập. Tiền vào như nước Sông Đà - tiền ra nhỏ giọt như cà phê phin.( kể cả vụ này nữa)

Năm nay do vội vàng và tăm tối chúng con làm tạm cặp bánh gọi là cho nó hương hoa, mong anh linh tổ tiên huởng tạm. Được tổ tiên phù hộ cho phát tài lộc, cũng dịp húy kỵ năm sau chúng con lại về đất tổ với cặp bánh gấp rưỡi năm nay ………. để dâng cúng .

Lễ bạc lòng thành , cúi xin chứng giám.

Phục duy thượng hưởng

Cẩn tấu .

Vâng đúng là : Lễ ( mỏng, mọn, bạc) - lòng ( tâm) thành , cúi xin chứng giám ……..

Là câu kết thường gặp cuôi các bài khấn mẫu .Câu này ý nói lên gia chủ dù đã cố gắng biện sọan lễ vật dâng cúng kể cả sơn hào hải vi đi chăng nữa nhưng tự thấy còn đơn giản lắm. Nhưng với một tâm thành kính, xin được sự chứng giám của ơn trên.

Và những người sản xuất ra cặp bánh “khổng lồ “ kia đã tận dụng nghĩa đen của câu kết này làm tôn chí thực hiện. ???

Nghĩ mà tức.

Share this post


Link to post
Share on other sites

II - Đến : TỐT GỖ HAY TỐT NƯỚC SƠN - DÁM LẤY VẢI THƯA MÀ CHE MẮT THÁNH !

Hỏi những người chỉ đạo sản xuất ra cỗ bánh kia là, trong đó những ai có Cha đã đi về bên kia thế giới, đến ngày tương lâm húy kỵ liệu có dám làm mâm cơm bằng đồ giả , đồ độn đem dâng cúng không. Chắc chắn là không rồi phải không, vì ngòai chuyện cúng xong, anh hạ “ mồi” xuống nhậu lên bờ xuống bụi kia , nên anh phải chọn thứ ngon để rồi “xơi”! Thì anh không dám vì thế là hư hỗn, bất hiếu và anh sợ…….

Quan điểm không để đồng bào xẻ ra thụ lộc sau khi dâng cúng, nên anh làm tượng trưng thôi, và anh làm giả.??? Ai dám nói với anh là tổ tiên không thụ hưởng lễ vật, để mà anh làm tượng trưng. Thực chất ra anh chỉ hình thức, to ve quảng cáo cầu danh tiếng của anh , coi thường tổ tiên và đồng bào. Anh muốn biểu tấm lòng thành của anh to lớn và vĩ đại như thế thì phải là tấm lòng " bền chặt " chứ , sao lại là tấm lòng rỗng tuyếch như vậy. Ai khiến anh phải làm to như thế mới đắc cầu nguyện sở , anh làm nho nhỏ nhưng mà thật thì ai đã nói gì. Nhưng mà như vậy thì anh không nổi danh, nổi tiếng và vốn anh bỏ ra không có lời... Nên anh phải làm giả ?

Cái mỏng, mọn hay bạc ở đây là cách khiêm nhường của gia ( tín ) chủ đối với tôn thần và tổ tiên, cho dù đã có một sự cố gắng, chăm chút . Các cụ xưa dạy rằng: Đồ tiến cúng phải tuyển lựa ngon sạch, chế biến phải kỹ lưỡng không thể qua quýt như nấu ăn thường ngày. Khi nấu nướng, đơm gắp không được nếm láp….

Lòng thành đâu phải mâm cao cỗ đầy, phẩm vật “ bự chác” .Chỉ một bát nước trong, nén hương thơm nhưng mà thật thì vẫn biều tấc lòng thành .Cẩu thả, hình thức là giả dối và hỗn - Ai chứng cho anh.?????

Nghĩ mà bực

Share this post


Link to post
Share on other sites

III - Bởi : “ MỘT MIẾNG LỘC THÁNH BẰNG MỘT GÁNH LỘC TRẦN ”

Chuyện bánh dày nhân mút xốp được phát hiện khi đồng bào ta thụ lộc. Thật ra trong thời buổi này thì miếng bành dày đó không phải là sơn hào hải vị lạ lẫm gì mà mọi người háo hức thưởng thức. mà mọi người háo hức ở vấn đề thụ hưởng chút lộc của tổ tiên cho cầu đắc sở nguyện, cho may mắn ….

Ngày tôi còn nhỏ, mổi lần mẹ tôi về quê cúng giỗ, chiều về tôi thường đợi cửa ngóng mẹ lên : đợi phn. Chả là cụ thường đem phần về, ngon thì một nửa đĩa xôi với 1 miếng thịt gà, bình thường thì vài củ khoai luộc hay miếng bánh đa ỉu, nhưng ăn ngon lắm. Chẳng phải do đói hay thèm vì gia đình tôi lúc bấy giờ thuộc hệ không đói ăn, thiếu mặc như nhiều gia đình khác. Mà ăn ngon là vì đó là lộc của ông bà, mẹ bảo “ Một miếng lộc thánh bằng gánh lộc trần” nên thụ lộc của ông bà cho khỏe mạnh , thông minh học giỏi. Phong tục tập quán Việt , việc lấy phần, xin lộc đã ngấm sâu vào máu của người Việt được cụ Ngô tất Tố thể hiện qua tác phẩm Việc Làng rất đặc sắc, rất nhân văn.

Ngày nay chúng ta vẫn thường bắt gặp cảnh này : sau khi dâng cúng thánh thần ở các nơi thờ tự người ta thường xin lại một chút “ lộc” có thể chỉ một cái bánh ỏan, hay vài trái hoa quả về làm quà cho con cháu ở nhà lấy may. Hay qúi thày ở chùa, ông thủ ở đền gửi vài trái cây về cho cháu gọi là lộc Phật, lộc Thánh …..

Vậy mà hỡi ôi : Cái bánh dày to nhất Việt Nam lại có ruột dỏm, mọi người chưng hửng, bẽ bàng . Thế này thì tổ tiên không chứng rồi, nhưng họ lừa bịp và coi thường đồng bào à. Đồng bào đã phải ngừng xe nhường đường cho “ Đòan xe có còi hụ dẫn đường đưa bánh từ tít tận miền xa về đất tổ”. Và không ít người phải dạt ra, nhường bước cho họ khênh bánh lên đền. Và rồi bao người bị mỏi vai, nhức cổ, mắt lồi ra do cố gắng … chiêm ngưỡng cặp bánh to nhất Việt Nam. Vậy mà là đồ zdỏm.

Nói chuyện : trong lúc khó khăn lương thực, nhiều người còn đói mà đi làm cặp bánh như vậy thì lãng phí cũng giống như chuyện không cho bắn pháo bông lúc giao thừa đón năm mới ở thành phố HCM năm nào. Thật ra thì chúng ta cũng chưa phải đói kém ghê gớm lắm, chia giá trị và trọng lượng cặp bánh “ vĩ đai” này cho 8 triệu dân thành phố ( cho là mỗi người đều bỏ tài vật ra như nhau đóng góp vào cặp bánh này, chứ ko phải tiền của Công viên ĐS. Thì cũng chưa có gì lớn lắm so với giá trị về tâm linh không những đối với 8 triệu dân thành phố mà cả với 80 triệu dân Việt Nam). Thôi thì có tốn kém một chút, nhưng thể hiện tấm lòng dâng hiến tổ tiên, rồi hạ lộc mỗi người được thụ hưởng tí chút. Tâm thần phấn chấn, làm việc hăng say, bệnh tật thối lui không tốn tiền thuốc, thế cũng kiềm chế lạm phát vậy !

Nhưng đã ko được như vậy, bánh không thừa lộc được, phải đem đi chôn ( là cái chắc ai dám ăn đồ thiu thối và giả dối đấy) mới là lãng phí trực tiếp.

Mà tất cả những cái đó chỉ là tư tưởng : Tượng trưng cho oai của nhà sản xuất.

Nghĩ mà buồn.

VI – Nên : MỘT MIẾNG GIỮA LÀNG BẰNG MỘT SÀNG TRONG BẾP .

Cái chuyện nghiêm túc và to như con voi ở “ngòai làng” thế mà họ còn làm giả . Vậy còn những chuyện gì ? họ đang còn giả dối và lừa gạt ở “ trong bếp” của họ.!!! ?

Nghĩ mà Suy !!!

Kết thúc ở đây xin tặng nhà Sản Xuất - Kịch bản - Đạo diễn - Chỉ đạo nghệ thuật …. của cặp bánh khồng lồ kia

Truyện : Truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy tinh ( một ngọai truyện )

Share this post


Link to post
Share on other sites

Truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy tinh

( một ngọai truyện )

Triều đại Hùng Vương thứ 18, Vua có một người con gái rất đẹp tên là Mỵ Nương. Công chúa đã đến tuổi cập kê. Vua mới ban truyền trong nhân gian tìm nhân tài để cưới Mỵ Nương.

Sau đó có hai chàng trai đến xin hỏi cưới. Cả hai đều rất tài giỏi. Một là Sơn Tinh (Thần Núi Tản Viên - Thánh Tản), hai là Thủy Tinh (Thần Nước). Sơn Tinh chỉ tay đến đâu núi mọc lên đến đấy, rừng mọc lên rậm rạp, um tùm. Thủy Tinh vẫy tay thì nước dâng lên cao, ba ba, thuồng luồng nổi đầy mặt nước.

Truyện kể rằng ; Nhà vua không biết nên chọn ai. Nhà vua bèn quyết định chỉ gả Mỵ Nương cho người nào đến trước với sính lễ như sau: voi chín ngà, chín cựa, ngựa chín hồng mao và một cặp bánh trưng bánh dày : cao chín thước, rộng dài đều chín thước và nặng đều 900 cân để dâng cúng Trời Đất và tổ tiên.

Thời hạn vua ra là 3 ngày. Sơn tinh bằng tài phép của mình đã kiếm đủ voi chín ngà, chín cựa, ngựa chín hồng mao nhưng còn cặp bánh trưng bánh dày thì chưa nghĩ cách nào làm ra được.

Thần tản viên vò đầu bứt tai mất gần cả buổi trông rất khổ sở , vì thần biết rằng tài phép của Thần có thể biến hóa ra đủ thứ , nhưng với cặp bánh trưng bánh dày này lại là chuyện khó tưởng ..

Thái Dương Công là vua các lòai chim, thông thạo phép thuật và mưu lược thần kỳ. Ông là phó tướng thường trực của Sơn Tinh. Sau một hồi mủm mỉm cười , bèn hiến kế :

-Thưa Thánh Vương ! Hùng Vương đã biết tài của Thánh vương và Thủy tinh , Ngài đưa ra điều kiện thách cưới như vậy là để thử tài – tâm và trí của 2 người. Về tài theo thần 2 bên một chín một mười, nhưng về tâm và trí thì chỉ ai bình tĩnh và thành tâm với trời đất , tổ tiên mới nghĩ ra được cách thực hiện. Tố chất đó của Thánh vương có thừa, Thánh vương bình tâm suy xét một lòng hướng về Trời Đất , tổ tiên người Việt và con dân nước Việt thì Ngài sẽ thông tỏ ngay.

Sơn Thánh gật đầu tán thành . Sau một hồi tĩnh tâm , ngài vỗ đùi kêu lớn :

- Ta nghĩ ra rồi! Thái Dương Công ông nói xem có đúng ý ta chăng và đồng thời công bố cho các quan thần rõ tỏ .

-Thưa Thánh Vương ! Về thử tài nhà vua đưa ra yêu cầu về sính lễ : : voi chín ngà, chín cựa, ngựa chín hồng mao thì Thánh vương đã biến hóa ra rồi. Về thử tâm Ngài đưa ra yêu cầu sính lễ cặp bánh chưng bánh dày mà Thánh vương và Thủy tinh cũng có thể biến hóa ra hình thù bên ngòai, nhưng bên trong thì chưa chắc đã đúng ý. Vì bao hàm ý nghĩa Cha Trời Mẹ Đất , cả vũ trụ với âm dương ngũ hành nên vượt ra trên nhiều phép biến, chỉ có thể do con người tâm thành bỏ công sức mà làm ra thì mới đúng nhất, bền nhất, ngon nhất . Nay mà mạo muội dụng đến phép biến hóa chắc lành ít dữ nhiều , chĩ sơ sảy đường tơ kẽ tóc là đổ bể, rồi phát lộ ra tâm lừa lọc thì nhà vua biết ngay. Kết cục thế nào thì Thánh vương cũng đóan biết. Để nấu nếp giã mịn làm bánh dày, vo gạo ngâm đỗ gói những chiếc bánh to như vậy cũng mất cả vài ngày huống chi chưa kể đến luộc bánh cho chín rền, rồi còn hãm bánh cho đúng kỹ thuật cả vài ngày nữa. Thì làm sao thời hạn trên cho đủ. Vậy là Nhà vua thử cả trí và tâm của Thánh vương đó thôi.

Nếu ta không làm ra được cặp bánh trong thời hạn như vậy thì ta đoản trí mà thua Thủy tinh cũng là một lẽ. Còn ta gian dối làm liều cho được việc, tỉ dụ như bánh dày phải lựa nếp ngon, đồ chín , để nguội rồi giã cho nhuyễn mịn, rồi nặn thành hình . Nay ta lại lấy bột mà khuấy lên thành hồ đặc, độn ruột tạo khung bằng vỏ cây rừng, rồi phết hồ lên tạo ra thành bánh. Khi cắt bánh nhà vua và thần dân phát hiện ra ngay, điều này thể hiện ta đã đỏan trí thì chớ mà tâm không lại còn không thành. Với bánh chưng : Lá dong phải rửa sạch, lau khô. Khi gói phải chặt tay ( cho nên luộc lâu chín), luộc xong phải vớt ra rửa sạch vỏ bánh rồi đem nén ép cho ráo nước thì bánh mới ngon và để được lâu. Để mà luộc cho nhanh. mau chín ta dùng phép gói lỏng tay, luộc xong rồi không nén ép chu đáo thì bánh bộng, bữa trước bữa sau thiu thối hết. Những điều này đều thể hiện cả trí và tâm sâu cao hay thấp kém.

Sơn Thánh gật đầu :

-Ông nói ra đúng những điều ta nghĩ. Vậy chúng ta phải làm sao ?

-Thưa Thánh vương ! ta phải dùng chiến thuật : “ phân nhỏ bó đũa” và “ góp gió thành bão” trong trường hợp này. Một mớ các cái đũa con , Thánh vương bó chặt lại quấn kín thì thành một cái đũa lớn đó là đễ cho dễ làm. Và để cho làm nhanh và đủ thì từng ngọn gió độc lập tích tụ trọn vẹn trong đó phương vị, hàn nhiệt, cường kích … như nhau, khi hợp lại sẽ nhanh chóng thành cơn bão lớn có đủ đặc tính của những cơn gió nhỏ nhưng lực thì đầy hơn rất nhiều. Do vậy mà ta phân một cái bánh lớn thành nhiều cái bánh nhỏ, sau khi hòan thành từng cái nhỏ ta sẽ hợp lại thành cái bánh lớn, tiêu tốn thời gian và công sức ít. Bánh vẫn thực hiện đúng qui tắc truyền thống, đảm bảo chất lượng và bao hàm trong đó nhiều lẽ …..

Thái Dương Công ghé tai Sơn Thánh nói nhỏ

-…. Thế này ….. thế này ….

Sơn Thánh tươi cười, và loan lệnh cho mọi người đồng thực hiện .

Rừng núi Ba Vì rộn ràng trong không khí ngày Tết, ban ngày nơi nấu nếp, giã xôi, nơi ngâm gạo đãi đỗ, rửa lá , gói bánh . Đêm về cả hàng chục bếp lửa chập chùng nấu bánh. Không khí râm ran, sôi động vui vẻ khắp cả vùng.

Chương trình cứ thế theo kế họach của Thái Dương Công vạch ra mà thực hiện. Đến nửa đêm ngày thứ 3, đòan sính lễ của nhà trai Sơn Tinh lên đường, theo hướng núi Nghĩa Lĩnh trực chỉ .

Truyện lại ghi lại rằng :

Kiểm tra sính lễ đúng như ý, sau buổi làm lễ tế Trời Đất cho nàng Mỵ Châu xa giá về nhà chồng. Vua Hùng có "chất vấn" Sơn Tinh về " thành tích" đạt được . Sau khi nghe Thái Dương Công trình bày. Nhà Vua long trọng tuyên bố :

- Ta có ra điều kiện thử tài tâm trí Sơn tinh. Về lễ vật voi chín ngà, chín cựa, ngựa chín hồng mao Sơn tinh đã thể hiện đúng tài năng .Về cặp bánh trưng bánh dày để thử tâm trí . Sơn tinh đã thể hiện xuất sắc :

+ Ý nghĩa với Trời Đất . Một cái bánh dày lớn bao bọc bên trong 50 cái bánh dày nhỏ biểu trưng cho Trời bao hàm nhiều tinh tú, khí sắc thể tượng lớn bé khác nhau nhưng bản chất không khác nhau về lý Âm Dương đồng nhất. Một cái bánh trưng lớn bao bọc 50 cái bánh trưng bé biểu tượng cho đất có đồi, có núi, có bình địa …. Tượng thể, hình thế tuy có khác nhau nhưng không khác dị nhau ở tính Ngũ Hành cân đối .

+ Ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên. Một cái bánh trưng lớn bao bọc 50 cái bánh trưng bé biểu tượng cho Quốc Mẫu Âu Cơ đưa 50 muơi con theo Mẹ lên rừng .Một cái bánh dày lớn bao bọc bên trong 50 cái bánh dày nhỏ biểu trưng cho Quốc Ph Lạc Long đem theo 50 muơi con cùng Cha xuống biển .

+ Bánh được làm đúng qui trình truyền thống , không độn gói ẩu tả , thay đổi chất liệu thể hiện cái tâm thành kính và trung hiếu. biểu hiện cái lực mạnh mẽ và thao lược

+ Lại được chia ra nhiều phần giống nhau rồi hợp lại thành một cái lớn thể hiện cái trí sáng suốt, biết tiểu nhược trong cái đại đồng . Biết hợp lòng dân trong dựng xây giang sơn, biết phân tâm địch trong giữ nước.

+ Ngòai ra còn chưa kể tới tính hiệu quả, tiết kiệm nguyên nhiên liệu, tính bình đẳng khi chia lộc cho con dân. Thật là thật nhiều điều hay nói ra chưa hết . Nhớ tổ tiên xưa Triều Đại Hùng Vương thứ 6, Hòang tử Lang Liêu một tâm thành kính với Trời Đất, Tổ Tiên mà cảm ứng sáng tạo ra bánh trưng bánh dày để con dân Lạc Hồng đời đời thờ tụng . Nay Sơn Tinh cũng một tâm chí thành đã thực hiện xuất sắc các điều kiện của ta, thể hiện tâm - trí - lược đều vẹn tòan . Vậy hà cớ gì mà ta không cho phép Mỵ Nương trao thân, gửi phận cho Sơn Tinh. Có phải không các thần dân yêu qúi.!!!

Nay ta cho Mỵ Nương về làm dâu núi Tản. Ngòai phần của cải ta ban, ta lại phân cho Sơn Tinh đem về theo một nửa bánh chưng và một nửa bánh dày để khao quân tướng.

Thủy Tinh tâm bạc, chí không thành

Tài thua thì chớ, lại bị hành thổ tiêu

( Câu chuyện sẽ tiếp diễn ra sao - còn một hồi nữa mới hết )

Share this post


Link to post
Share on other sites

Công Minh thân mến:

Xin lỗi Công Minh vì chen ngang chủ để. Nhưng tôi sẽ xóa bài ngày ngay sau khi được Công Minh trả lời.

Trong truyền thuyết mà Công Minh đưa lên có đoạn:

"Thần tản viên vò đầu bứt tai mất gần cả buổi trông rất khổ sở , vì thần biết rằng tài phép của Thần có thể biến hóa ra đủ thứ , nhưng với cặp bánh trưng bánh dày này lại là chuyện khó tưởng ..

Thái Dương Công là vua các lòai chim, thông thạo phép thuật và mưu lược thần kỳ. Ông là phó tướng thường trực của Sơn Tinh. Sau một hồi mủm mỉm cười , bèn hiến kế :..."

Công Minh thân mến.

Truyền thuyết thì cơ sở rất mơ hồ, hướng chi lại còn được xào nấu. Nhưng nếu không phải ngẫu nhiên thì danh từ Thái Dương Công trong bài của Công Minh và câu khắc trên bãi đá cổ Sapa không biết có liên quan đến nhau không? Trên bãi đá cổ Sapa có câu khắc như sau: Ta - Dương Thái công giáp.....

Khám phá ra việc này thì sẽ định hướng một cách khá chặt chẽ về mặt lý luận cho sự hình thành và nội dung bãi đá cổ Sapa đấy. "Dương Thái Công" và "Thái Dương công" nghe thấy gần gũi nhau quá.

Công Minh cho biết nguồn gốc câu truyện Công Minh đưa lên từ đâu vậy?

Cảm ơn Công Minh rất nhiều.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết dưới đây không cùng một nội dung với Topic này nhưng chắc không nằm ngoài căn bệnh trầm kha của người Việt. Xin giới thiệu để ACE cùng cảm nhận.

Nguồn: http:tuannetviet.net

Gọi đúng tên sự vật

17/04/2008 07:39 (GMT + 7)

Chúng ta có thể gọi hổ là một loại mèo lớn. Và chẳng ai nỡ bảo rằng chúng ta sai. Chỉ có điều làm như vậy thì không khéo nhiều người sẽ bị hổ ăn thịt vì mất cảnh giác. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với việc gọi bệnh tả là dịch tiêu chảy cấp. >

Bệnh tả: Không để Việt Nam thành Bangladesh thứ hai!

Bệnh tả: Không thổi phồng nhưng đừng giấu dân!

Tuần Việt Nam xin giới thiệu góc nhìn của TS. Nguyễn Sỹ Dũng.

Gọi bệnh tả là dịch tiêu chảy cấp cũng không sai: vi khuẩn tả (cholerae) là một trong những tác nhân gây ra tiêu chảy cấp. Tuy nhiên, cũng giống như hổ không phải là loại mèo bắt chuột, bệnh tả không phải là loại tiêu chảy cấp bình thường. Nó là loại tiêu chảy cấp chết người. Và nó cũng lây lan với tốc độ chết người.

Bệnh tả đã gây ra những hậu quả thảm khốc như thế nào trong quá khứ là điều ít người không biết. Vậy thì, gọi bệnh tả là bệnh tả có tác dụng cảnh báo cao hơn rất nhiều so với việc gọi trại nó đi.

Gọi bệnh tả là bệnh tả còn quan trọng ở chỗ nó định hướng chính xác các nỗ lực phòng chống dịch, nhờ đó sức người, sức của sẽ được phân bổ tập trung hơn và khả năng khắc phục dịch bệnh sẽ cao hơn.

Rõ ràng, để chống dịch tiêu chảy cấp, phạm vi của các nỗ lực sẽ phải rộng lớn hơn (vì bệnh tả chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra tiêu chảy mà thôi). Mà như vậy, thì chúng ta đã không xác định đúng ưu tiên, các nguồn lực hạn chế của chúng ta đã bị phân bổ phân tán và kém hiệu quả.

Gọi bệnh tả là bệnh tả còn quan trọng ở chỗ nó định hướng chính xác hành vi phòng chống bệnh của người dân. Để phòng chống bệnh tả điều quan trọng là phải ăn chín, uống sôi. Điều ấy ai ai cũng biết. Và ai ai cũng có thể làm. Tuy nhiên, người dân phải biết được chắc chắn cái thứ dịch tiêu chảy cấp mà các quan chức y tế đang nói đến chính là bệnh tả, chứ không phải là một thứ gì khác.

Nếu bệnh tả lây lan qua con đường ăn uống thì điều chỉnh hành vi ăn uống của con người là quan trọng nhất để phòng chống dịch. Tuy nhiên, không thể điều chỉnh được hành vi của hàng triệu con người, nếu như hàng triệu con người không có được thông tin chính xác và không tự nguyện tuân thủ.

Cuối cùng, nếu có đến từ 70% đến 80% các ca tiêu chảy cấp hiện nay là do vi khuẩn tả (cholerae) gây ra, thì số liệu thống kê đang cho chúng ta thấy rất rõ là nên gọi sự vật thế nào cho đúng với bản chất của nó. Và, trong tình hình hiện nay, lương tâm cũng đang đứng về phe của các số liệu thống kê.

  • Ts. Nguyễn Sĩ Dũng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Công Minh thân mến.

Truyền thuyết thì cơ sở rất mơ hồ, hướng chi lại còn được xào nấu. Nhưng nếu không phải ngẫu nhiên thì danh từ Thái Dương Công trong bài của Công Minh và câu khắc trên bãi đá cổ Sapa không biết có liên quan đến nhau không? Trên bãi đá cổ Sapa có câu khắc như sau: Ta - Dương Thái công giáp.....

Khám phá ra việc này thì sẽ định hướng một cách khá chặt chẽ về mặt lý luận cho sự hình thành và nội dung bãi đá cổ Sapa đấy. "Dương Thái Công" và "Thái Dương công" nghe thấy gần gũi nhau quá.

Công Minh cho biết nguồn gốc câu truyện Công Minh đưa lên từ đâu vậy?

Cảm ơn Công Minh rất nhiều.

Thiên Sứ

Thưa Chú !

Câu truyện trên chỉ là " Ngoại truyện" do CM phóng tác từ truyền thuyết ST-TT, nhân sự cố bánh dày thời @ của Made in ĐS.

Nhưng với tên nhân vật Thái Dương Công thì thật ra ko phải vô cớ mà có.

Chuyện là : Lúc còn nhỏ cháu hay có tật, bắt người lớn đọc hoặc kể chuyện cho nghe trước khi ngủ . TRuyền thuyết Sơn Tinh _ thủy tinh cháu được một người bác họ kể lại. Trong câu chuyện đoạn nói về binh tài của Sơn Tinh và Thủy tinh như : Thủy tinh binh thần gồm có các loài thuồng luồng, giải, cá sấu .... tôm cua,ếch nhái ... Sơn Tinh với quân thần : Hổ, báo,gấu, voi .... các loài chim do 1 vị tướng là chim công cầm đầu, chim công thường múa gọi mặt trời lên mỗi sớm lên gọi là Thái Dương Công. Không biết bác ấy dẫn từ đâu, do Bác ấy mất 6 năm nay rồi, nên cháu ko tìm lại xuất xứ được. Chỉ còn trong trí nhớ là như vậy. Nay mạo muội muợn luôn danh đó đưa vào " tác phẩm".

Theo edu.net.vn :

“ Nếu truyện Họ Hồng Bàng trong Lĩnh Nam chích quái nói về tục vẽ mình theo hình giao long đã cho thấy người Việt cổ đồng nhất mình với vật tổ giao long, thì hình người hoá trang/ đội lốt chim trên các trống đồng đã cho thấy người Việt cổ cũng đồng hoá mình với chim. Giao long và chim là vật tổ của người Việt cổ (Văn Lang hay Lạc Việt). Trên trống đồng hình tượng chim thấy trên đó gồmcả loại chim bay và chim đứng. Loại chim bay là chim lạc. Chim đứng trên mái nhà hình thuyền giống chim công, gà và đa số đứng dưới đất là loài chim nước: cò, bồ nông, xít... Trống đồng Ngọc Lũ và trống trống Miếu Môn đều có hình tượng chim công.”

Như vậy, không biết ở đây có sự quan hệ nào ko nữa ?

Mấy hôm cháu bận quá, ko vào trang nhà được. Hôm nay mới hồi âm cho chú được.

Cháu chào chú .

Công Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Công Minh thân mến.

Những truyền thuyết tôi nghe được hồi còn nhỏ và sách truyện cho thiếu nhi hồi đó nói về Sơn Tinh Thủy Tinh không thấy nói đến Thái Dương Công với hình tượng chim. Có thể do thất truyền chăng? Nay trong câu truyện của Công Minh lại nói đến việc này. Tôi nhận thấy cấu chuyện của ông bác Công Minh hợp lý và gần với nguyên bản hơn. Chuyện Sơn Tinh thủy tinh ngoài cái vỏ huyền thoại của nó thì đây là một truyền thuyết lịch sử được xác định bằng câu mở đầu:

- Vào cuối thời Hùng Vương thứ XVIII.....(Tất cả những truyền thuyết lịch sử thời Hùng đều được ghi dấu ấn cho con cháu đời sau bằng câu: "Vào thời Hùng Vương thứ....")

Tôi đã giải mã chuyện này trong cuốn "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại". Giải mã một truyền thuyết rất khó. Có cái ảo là dẫn chuyện, có cái ảo là nội dung, "sắc sắc không không" hòa quyện với nhau. Nhưng chuyện này còn liên quan đến Tản Viên Sơn thánh là một trong Tứ trụ Thiên Vương hộ quốc của người Lạc Việt. Ngài có công lớn bảo tồn văn hóa kỳ vĩ của Việt tộc. Bởi vậy, Nếu Thái Dương Công là phụ tá của Ngài thì bãi đá cổ Sapa còn nhiều bí ẩn. Đây là hàng chữ liên quan đến truyền thuyết của Công Minh.

Posted Image

Hôm nào rảnh, Chú cháu minh đi nhậu chơi. Thiên Sứ làm khổ chủ.

Tôi thế nào cũng phải lên Sapa và đi tham quan các bãi đá cổ một lần nữa. Lần trước lên Sapa đi chưa hết. Còn một hòn đá gọi là đá Tổ. Đây là hòn đá duy nhất được dân địa phương thờ phụng, hương nhang cúng bái. Hòn đá này ở trên đỉnh núi cao. Rất cheo leo.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay