Posted 3 Tháng 2, 2010 THUYẾT ĐỒNG NHẤT CỦA DỊCH "NHỮNG CHỮ CÓ ÂM GIỐNG NHAU SẼ CÙNG NHAU TRỢ NGHĨA CHO CÁI THỨ MÀ ĐƯỢC GỌI THEO ÂM ĐÓ" Ai còn có nghi hoặc về kết quả của phương pháp Thái Ất Niên Vận mà bác Hà Uyên đưa ra thì có thể tìm ở nơi đây. Chính Dịch Tâm Pháp Chương IV ĐẠO DỊCH KHÔNG TRUYỀN LẠI-NHỜ CÓ CHU VĂN VƯƠNG-KHỔNG TỬ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU. NHƯNG CHỈ CÓ CHU-KHỔNG ĐẠO DỊCH VẪN MÙ MỜ. _Thời thượng cổ quái hoạch (hào của quẻ) rõ ràng cho nên Dịch đạo thông suốt. Hậu thế không rõ hào của quẻ Dịch. Do đó Dịch đạo không lưu truyền. Các bậc thánh nhân vì thế mà bất đắc dĩ phải làm ra từ. Người có học thì hiểu không đến nơi đến chốn phải làm từ. Nhưng nếu "Dịch đạo cũng chỉ dừng ở đó) mà Chu Khổng cũng trở nên cô độc trong sự nghiệp này thì người đời cũng không biết gì đến cái huyền diệu trong hào trong quẻ, chỉ nói chung chung là bát quái, chẳng khác nào bỏ ngọc lấy vỏ hộp, bỏ gốc lấy ngọn. Tình hình ấy từ đời Hán đến nay vẫn thế, vậy làm sao mà Dịch đạo không bị lu mờ! Chương VI Biến Đổi Để Sinh Thành Cái Mới Trong Hào Và Quẻ- Không Đóng Khung Ở Những “Từ” Mà Giải Thích- Phải Lấy Được Ẩn Ý Ngoài Từ. Đó Mới Là Yêu Cầu Của Người Đi Tìm Dịch Đạo. (Mai Hoa Dịch Số- Ông Văn Tùng dịch) "Ta thấy Hộp trước khi thấy Ngọc bởi vì Hộp bên ngoài còn Ngọc bên trong. Không có người mở Hộp ra thì chẳng ai được nhìn thấy Ngọc". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 2, 2010 Cứ giả sử rằng Kinh Dịch là quyển sách nói về bản chất hay những điều về vũ trụ thì mọi nội dung trong đó cũng chỉ trình bày những nội dung liên quan tới vũ trụ mà thôi. Một ví dụ nhỏ, trong Kinh Dịch nói "Ánh sáng mới lên, Hung!". Nếu như Dịch bật mí cho thế giới biết về những bí mật của vũ trụ thì câu trên cũng sẽ có nội dung tương tự như vậy. "Ánh sáng" ở đây chắc hẳn phải là ánh sáng từ tự nhiên. Là từ mặt trăng, là từ mặt trời. Tai sao mới lên thì hung? Giáo lý Thông Thiên Học có nhắc tới điều này. Họ bàn rằng khi mặt trời và mặt trăng mới lên thì sẽ có những nguồn lực từ vũ trụ xạ xuống trái đất và ảnh hưởng lên con người, và họ nhắc tới việc không nên tu luyện Thiền vào những thời điểm này, những nguồn lực kia sẽ ảnh hưởng không tốt tới cơ thể con người, tốt nhất là nên tập vào lúc trước khi mặt trời mọc, và trước khi mặt trời lặn. Xấu ra sao thì tôi không biết. Nhưng nên nhớ là luyện Thiền theo Đạo Gia có khác với lối Thiền được nhắc tới ở trên, mục đích có khác nhau. Mọi điều cũng chỉ là giả thuyết, giả sử. Tôi chỉ hoàn toàn tin vào những điều tôi chứng kiến rõ ràng. Nhưng rất cần có nhiều người dám lao vào lĩnh vực nan giải này để tìm hiểu và chứng minh. Bởi vậy tôi mới đưa thuyết Đồng Nhất ra đây. Của nhân loại thì trả lại cho nhân loại. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 2, 2010 Chú giải Từ "Chú giải", dùng để chỉ nghệ thuật hiểu biết, sự giải thích các văn bản, sự giải thích những di sản cổ. Trong thế kỷ này, từ "Chú giải" chỉ về sự hiểu biết, về nhận thức khoa học các lĩnh vực văn hóa, và rộng hơn, là lĩnh vực tinh thần của nhân loại. Mọi tri thức của loài người về Thế giới, có thể xem như "văn bản" (theo Hanxơ Hadamec). Cách hiểu - đó là phạm trù căn bản của "Chú giải". Hiểu - có nghĩa là thâm nhập vào cơ chế của cuộc sống, đó là nhận thức đời sống về mặt lý luận và kinh nghiệm. Kinh dịch - đối với người Đông phương, cũng được xem là "văn bản". Con người, hiểu sự tồn tại như là "khả năng suy nghĩ" có giới hạn, tức là hiểu vị trí của con người trong thế giới và ý nghĩa của mình trong thế giới. Khi truy tìm "sự thống nhất về thực chất của sự việc", thì sự hiểu biết luôn thông qua đối thoại. Thành phần tham gia gồm: 1) văn bản ; 2) người kiến giải ; 3) thời gian. Kinh dịch - với truyền thống "chú giải", chúng ta "hiểu" truyền thống là suy tư về văn hóa quá khứ - kinh nghiệm của truyền thống, theo đó chúng ta khám phá nó về mặt thực tiễn của cuộc sống. Kinh nghiệm sống của chúng ta, được thể hiện trong các khái niệm của ngôn ngữ. Vì vậy, ngôn ngữ - thanh âm, đó là cơ chế cụ thể của sự hình thành kinh nghiệm, đồng thời cũng định hướng cho mỗi người trong chúng ta với giới tự nhiên. Không có ánh sáng, thì làm sao có hình bóng. Không có nguồn tia sáng soi chiếu, thì lấy đâu ra ánh sáng. Mặt Trời chỉ có một, thường hằng vậy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 2, 2010 Thưa Cụ Hà Uyên, Cụ thấy bác Dichnhan07 viết vậy thì theo cháu là Cụ khỏi cần phải trả lời hic hic, đọc Dịch mãi, lấy cả nịck Dichnhan mà viết chẳng hiểu sao cả, mấy bài viết về Dịch Cụ Thấy 1 là anh Phapvan, 2 là chú Buồn buồn trả lời thì cụ hẵng trả lời. :) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 2, 2010 Vâng, Jesus nói "Ai có tai thì nghe"! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 2, 2010 (đã chỉnh sửa) Vâng, Jesus nói "Ai có tai thì nghe"! Mong bác dịch nhân viết tiếp, vì anmay cũng rất muốn nghe (mặc dù nghe rồi thì chưa chắc đã hiểu được liền). Anmay hiểu cái cái tên thuyết "đồng nhất" của bác theo nghĩa "vạn vật đồng nhất thể". Thế giới này tuy thiên sai vạn biệt, nhưng thể thì tương đồng, tuy thể tương đồng, nhưng lại có hình tướng phẩm chất khác nhau. Mến. Edited 5 Tháng 2, 2010 by anmay Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 2, 2010 (đã chỉnh sửa) Chương XXXXI Đạo dịch tràn đầy – Chín dòng có thể nhập vào, muốn biết cách sống - Phải tự hiểu biết dịch nghĩa "Dịch" thành sách gốc ở âm dương, muôn vật mang âm mà âm dương, làm sao có thể không phải là âm được. Vì thế với con người duy chỉ có sở nhập. Văn Vương, Chu Công là nhập, Văn Vương và Chu Công nhập bằng thứ loại, Tuyên phụ (Khổng Tử) nhập bằng bát vật. Trên nền tảng đó, người sau có người nhập bằng luật độ có người nhập bằng lịch số, hoặc bằng tiên đạo. Từ đó thấy rằng đạo "Dịch" đi đến đâu cũng được. Nếu chỉ chăm chăm bám vào từ huấn để đạt tới Dịch, thì đó là phương pháp cứng nhắc, quả la do chưa thấu hiểu. Nếu quả thấy hiểu (đắc ngộ) thì từ ngoại kiến ý (thấy ý ngoài lời) mà tung hoành diệu dụng (Khéo léo vận dụng ngang dọc) thì đó là phương pháp linh hoạt. Bởi vậy nói rằng: "Người học Dịch nên rong ruổi trong tâm địa của Phục Hy Hòang đế, đừng câu nệ ở dưới lời lẽ của Chu Công, Khổng Tử". ......... Tư tưởng của tôi nói riêng tóm gọn ở trong Chương này. "Chỉ có chuyên gia mới phân biệt được đồ thật đồ giả", vậy nên muốn phân biệt thì ta phải học làm chuyên gia trước đã, may cho ai đã là chuyên gia trong lĩnh vực nào đó và muốn tìm hiểu đạo Dịch thì cái Thuyết của tôi mới được thấy rõ hơn. Tôi cũng rất muốn nói nhưng lĩnh vực này thật là vô hạn, còn sự hiểu biết của tôi có hạn. "Không có ánh sáng, thì làm sao có hình bóng. Không có nguồn tia sáng soi chiếu, thì lấy đâu ra ánh sáng. Mặt Trời chỉ có một, thường hằng vậy.". Câu nói của bác Hà Uyên thật chí lý. Mọi người hiểu được điều đó là tốt rồi. Edited 5 Tháng 2, 2010 by dichnhan07 Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 2, 2010 Nhìn tới hình: cái mà chứa đựng "nước" - Thủy - cái cốc hay cái ly vậy. Hữu sinh Hình - cái "có" sinh ra hình tượng cho cái cốc. Vô sinh Dụng - cái "không" ở bên trong cái cốc, có tác dụng chứa nước - thuyết: "rỗng đầy trở vật" vậy. Phục Hy vạch quẻ: rỗng đầy chở vật, cao sáng che vật, dài lâu thành vật - mang "ý ở ngoài hình tượng" trong cái "Hữu sinh Hình - Vô sinh Dụng" chăng ! Vô Thổ bất Thủy vậy ! Không có Thổ chứa Thủy, như tượng của cái cốc, hay như tượng gầu để múc nước ở quẻ Tỉnh, ...v.v... Văn Vượng định "ngôi - vị", vậy mà Phục Hy nói: Trời Đất cùng ngôi, trời tôn đất ti là sao ! Khôn - tấn mã, bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông được ví như bốn chân của "ngựa cái" - Khôn, tượng Đất, ngay trên thân mình của "tấn mã" mang trở tượng trời - thuyết Đất trở Trời đó sao ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 2, 2010 Chương XXXX Nghĩacủa việc đặt tên dịch không phải là nghĩa biến dịch – cái gốc của âm dương, cótại nội đây Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 3, 2010 Nếu coisố Lẻ là Dương và số Chẵn là Âmthì dưới đây có thể coi là 1 hỗn độn Âm Dương: 307-208-226-271-235-145-136-397-514-523-541-289-217-208-163-253…. Chúng Đồng Nhấtvì sao? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 3, 2010 Nếu aiđã từng đọc qua ít nhiều về những kiến thức Số Học của trường phái Phythagoras(Pi-ta-go) thì sẽ dễ chứng minh sự Đồng Nhất của chúng. Tổng 3 số khigiản lược lại về 1 con số thì tất cả đều là số 1. Ví như với dòngmáu X có anh A và chị B. Khi nói về những người của dòng máu X thì là nói vềanh A và chị B. Khi người ta nói dòng máu của anh A, hay của chị B tức là cùngnói về dòng máu X. Khi muốn phântách từ Thái Cực thành Lưỡng Nghi ta sẽ phải nhờ vào Định Luật Tương Đồng. Đó làdựa vào sự Lẻ-Chẵn. Tập những số Lẻ sang một bên, tập những số Chẵn sang một bên.Đối với Dịch thì ta sẽ có thuyết Hỗ Quái. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 3, 2010 Nếu coisố Lẻ là Dương và số Chẵn là Âmthì dưới đây có thể coi là 1 hỗn độn Âm Dương: 307-208-226-271-235-145-136-397-514-523-541-289-217-208-163-253…. Chúng Đồng Nhấtvì sao? Chào anh Dichnhan07, Vấn đề anh nêu trên, Tôi vẫn còn nhiều chỗ chưa được sáng tỏ, nếu cho phép, Anh có thể cụ thể thêm một bước nữa được không ? Cảm ơn Anh. Hà Uyên. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) Tổng 3số khi giản lược về 1 số luôn làsố 1: 307=3+0+7=10=1+0=1 253=2+5+3=10=1+0=1 Các số khác cũngnhư vậy. Nếu như không nhờ phương pháp giản lược này chắc sẽ không thể có cáchnào làm rõ hơn được. Và như ta thấy, số 1 là Thể còn những số kia chỉ là nhữngGiá Trị biểu lộ. Về mặt Thể, chúng hoàn toàn giống nhau, như những hạt gạo trong lòng bàn tay. Trong hỗn đôn này gồm cả số Chẵn lẫn số Lẻ, và nếu không nhờsự hỗ trợ của Định Luật Tương Đồng giúp phân chẵn lẻ thì không thể tách chúngra được. Nói thì đơngiản vậy thôi nhưng khi vào thế giới thực của Dịch thì lại là chuyện khác. Điềugiải thích trên chỉ là cơ bản. Ta chỉ có 2 lựa chọn khi đãbước vào: chấp nhận và tin tưởng hoặc từ bỏ vàtuyệt vọng. Ví như câu nói “hổ sinh ngựa” ở trong thế giới Dịch. Ai cũng thấy nó mâu thuẫn. Nó đúng hay sai, ai tin tưởng và ai từ bỏ? Edited 3 Tháng 3, 2010 by dichnhan07 Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 3, 2010 Cảm ơn anh Dichnhan07 đã hồi âm - Với tư duy Toán học, việc cộng - trừ này, khi phải là cơ sở của thuyết Đồng nhất, thì rất khó để định hướng được Dịch học. Cũng ví như khi ta "ăn", không chỉ để tiêu hoá, mà còn ăn cả bằng "mắt", bằng "tai" - đặc biệt hơn nữa là bằng "tinh thần", đó là khi ta chẳng vui, thì cũng không thiết gì tới "ăn" nữa, đôi khi cũng chẳng thấy đói !!! - Chúng ta biết rằng: thuyết Đồng nhất của Dịch, do Trịnh Huyền đề xướng. Trước Trịnh Huyền, đi ngược lại Lịch sử, thì Lão Tử cũng đề xuất một quan điểm: "Đạo sinh một, một sinh hai, ..." Vậy thì: chữ "sinh" ở đây ta hiểu theo ý - nghĩa như thế nào ? Hơn nữa, "một" - "hai" được hiểu là cái gì ? Nếu chỉ đơn thuần hiểu là số 1, thì cũng rất khó để nói rằng: Đông phương học có Triết lý khác với Tây phương học ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) Ồ! vậy là trướctôi đã có Trịnh Huyền đề ra thuyết này. Thật hay, tôi rất muốn biết sự tư duy của2 bộ óc ra sao khi tới cùng một đích. Còn về cách giải thích bằng số, đó chỉ làsự phát sinh của sự muốn giải thích của tôi, chứ tôi không khám phá ra thuyết bằngcái cách ấy. Trường phái của Pi-ta-go tôi cũng chỉ mới tìm hiểu thôi. Còn về triết lý Đông Tây giống hay khác thì chưa thể khẳng định được. Biết đâu sự khác biệt đó chỉ như số 10 và 9999999991. Dù giá trị chênh lệch rất rất nhiều nhưng Thể cũng chỉ là số 1. “Chân lý chỉcần một khoảnh khắc ngắn để bộc lộ” Edited 3 Tháng 3, 2010 by dichnhan07 Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 3, 2010 Một ngàynào đó thuyết Đồng NHất củaDịch được công nhận là đúng với nhiều ngườithì Kinh Dịch sẽ trở về với Trung Quốc, và bản Kinh Dịch hiện nay sẽ tìm đượcnhững người anh em song sinh của mình. Share this post Link to post Share on other sites