Posted 31 Tháng 1, 2010 Thưa ACE, Nếu như tôi nói phong long rằng việc vinh danh Đông Phương dường như đã tụ khí và bắt đầu vượng thì chắc ACE nghĩ tôi do ăn may vụ Cameron/Avatar ( mà đúng là may thật :) ), nhưng trong tay tôi lại có thêm một bằng chứng nữa về việc này nên lại có cớ phong long cho vui. Số là thế này có một cuốn sách được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt năm 1987 nay lại được dịch ngược trở lại tiếng Anh (không đùa đâu) và bán trên Amazon hẳn hoi: http://www.amazon.com/Journey-East-Baird-T...6782&sr=8-3 Tôi đã nhờ mua được 1 bản, cầm trong tay rồi mới đưa bài lên đây. Lại phong long tiếp, trong khi nước Mỹ có những người như Cameron hay Poven Leace đang tìm về với Đông Phương thì qua những vụ 'tranh thủ luận' của các thành viên bên TVLS thì có vẻ như còn nhiều người đang muốn học theo phong cách "đối thụi" cổ lỗ của phương tây. Nhắn nhủ mấy bác này nếu muốn tranh thủ thì tôi nghĩ nên chuyển sang tranh thủ cái này thay vì tranh nhau thủ thực với bác Thiên Sứ. Làm cái này khéo mấy nữa các bác lại được ghi danh trong phim mới của Cameron chứ chẳng chơi, chứ còn hội đồng bác Thiên Sứ cũng có được cái gì đâu nhể. Mời ace bớt chút thời gian đọc lại cuốn này: http://www.quangduc.com/TruyenNgan/168hanhtrinhphdong.html Hoặc tìm mua tại hiệu sách: Hành trình về phương đông Tác phẩm "Life and Teaching of the Masters of the Far East" (1935), hồi ký của Dr. Baird T. Spalding (1857 - 1953). Một phần của hồi ký đã được Nguyên Phong chuyển ngữ với tựa đề Hành Trình Về Phương Đông. Nguyên tác có tất cả sáu quyển ghi nhận đầy đủ về cuộc hành trình gay go nhưng lý thú và tràn đầy sự huyền bí ở Ấn độ, Tây Tạng, Trung Hoa và Ba Tư. Ba quyển đầu ghi lại những cuộc thám hiểm của phái đoàn từ Anh sang Ấn, sự gặp gỡ giữa phái đoàn và những vị thầy tâm linh sống ở Á châu, và ở dãy Hy Mã Lạp Sơn. Ba quyển sau là những ghi nhận riêng của giáo sư Spalding về các cuộc hành trình. Sự trao đổi kiến thức giữa phái đoàn và các vị thầy tâm linh, với bản tường trình của phái đoàn đã đưa đến những cuộc tranh luận sôi nổi. Cuối cùng thì ba người trong phái đoàn đã trở lại Ấn độ sống đời ẩn sĩ. Hồi ký của giáo sư Spalding là một công trình nghiên cứu nghiêm túc với nhiều dữ kiện được phái đoàn ghi nhận đầy đủ một cách khoa học, và cho đến nay vẫn còn nhiều độc giả hâm mộ, nhiệt liệt tán thưởng các quyển hồi ký này. Thế Trung 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 2, 2010 Anh Thế Trung thân mến! Cuốn "Hành trình về Phương Đông" này xem thấy cũng khá hay, nếu đã xem cuốn này thì phải nên xem thêm cuốn "con người siêu việt". "Con người siêu việt" có nội dung nói đến quá trình tu luyện mật tông Tây tạng của Milarepa, và về cuốn này cũng có hai hình thức, một là hình thức bình thường, hai là hình thức truyện tranh đen trắng. Song song với hình thức truyện tranh còn có các tác phẩm bằng chất liệu trong ngành hội họa đồng một tác giả là một nữ họa sỹ Tây phương. Rubi cảm nhận thấy, nữ họa sỹ đó đã thể hiện tay vẽ khá là siêu xuất trong bản truyện tranh và trong các tác phẩm. "Hành trình về Phương Đông", Rubi xem cuốn này khi đang trong thời gian tầm thầy học pháp cho nên cuốn này cũng là một trong những cuốn sách đầu tiên tác động đến sự kiện đó của Rubi. Rubi có nghe nói, có thời gian sách này bị cấm, nhưng nó vẫn được người ta truyền nhau để xem. Sau nữa thì không bị cấm và giờ thì được thành phẩm trên thương mại. -Hành trình về Phương Đông -Milarepa-Con người siêu việt -Đường mây qua xứ tuyết -Tạng thư sống chết -Đạo lý thiên niên kỷ Là những cuốn sách khá sâu về tâm linh. Thân mến. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 2, 2010 (đã chỉnh sửa) Nếu tôi nhớ không nhầm thì có đọc ở trang thegioivohinh.com cung có quyển sách này không biết có phải là sự thật không ? Edited 7 Tháng 2, 2010 by ThuanThien Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 2, 2010 Nếu tôi nhớ không nhầm thì có đọc ở trang thegioivohinh.com cung có quyển sách này không biết có phải là sự thật không ? Anh Thuận Thiên à, phong cách của sách là tường thuật nên nội dung của nó là sự thật đấy. Share this post Link to post Share on other sites