Thiên Sứ

Trao đổi Với ông Nguyễn Văn Tuấn.

19 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa quí vị quan tâm.

Cuộc Hội Thảo khoa học "Tính Khoa học trong phong thủy" quy tụ gần 400 đại biểu đã cho thấy những tiêu chí khoa học xác định định tính khoa học của phong thủy. Tuy nhiên điều này chỉ thế hiện rõ trong các bản tham luận và nó không đủ lương cần thiết cho những luận cứ minh chứng điều đó trong một bài báo có tính phóng sự.

Nhưng chính cuộc hội thảo đã gây chú ý cho các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm. Bài viết trên blog dưới đây của một tri thức Việt kiều có tên tuổi trong giới khoa học, thể hiện cái nhìn của ông về phong thủy thông qua một bài phóng sự giới thiệu về cuộc hội thảo.

Với sự giới thiệu của một thành viên tích cực của diễn đàn, tôi xin được đưa bài viết của ông lên đây để trao đổi.

Rất hân hạnh được sự quan tâm của ông Nguyễn Văn Tuấn và được trao đổi với ông về vấn đề này với tư cách là người chủ trì cuộc hội thảo "Tính khoa học trong Phong thủy".

------------------------------------------------------------------------------------------

PHONG THỦY LÀ KHOA HỌC?

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn.

Mấy hôm nay bận đi công tác xa nên không cập nhật hóa trang blog. Hôm nay xong việc và có dịp bàn về một chủ đề có lẽ sẽ đụng chạm đến nhiều người. Số là hôm nọ đọc bài

“Phong thủy là khoa học chứ không phải tín ngưỡng” tôi hơi ngạc nhiên. Hình như đâu có ai nói phong thủy là tôn giáo; chỉ có người cho rằng phong thủy không phải là khoa học mà thôi. Đọc qua bài viết này tôi không thấy người viết chỉ ra khía cạnh khoa học của phong thủy là gì. Chỉ có một đoạn chung chung như thế này: “Những phân tích của các nhà nghiên cứu cho thấy, Phong thủy là một bộ môn khoa học xác định sự phù hợp với cảnh quan môi trường, thiên nhiên hài hòa với cuộc sống con người, chứ không phải là loại tín ngưỡng bí ẩn.” Không thấy giải thích thế nào là khoa học cả!

Phong thủy, như chúng ta biết, là niềm tin cho rằng mỗi địa điểm có một năng lượng tự nhiên thiết yếu gọi là qi (hay khí), và các tòa nhà hay trang trí nội thất phải được bố trí sao cho hòa hợp với khí. Do đó, người ta mời các chuyên gia về phong thủy cố vấn cho cách đặt bàn ghế trong phòng với ước nguyện được dồi dào sức khỏe và … giàu có. Nhưng phong thủy không chỉ dừng ở đó, mà còn là những qui ước bố trí cửa, trồng cây, làm hồ chứa nước sao cho phù hợp với khí. Nghe nói ở các thành phố lớn như Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, không một tòa nhà cao tầng nào mà không có sự cố vấn của các chuyên gia phong thủy. Ngay cả các tòa nhà ở các thành phố phương Tây như Vancouver, Toronto, San Francisco, Los Angeles và Sydney đều có sự tư vấn của các chuyên gia phong thủy nếu chủ những tòa nhà đó là người Hoa.

Quay lại chuyện khoa học: hai chữ “khoa học” thường nhận được nhiều sự kính mến trong công chúng. Ngay cả những người dù không am hiểu nhiều về khoa học cũng thấy có một cái gì đó đặc biệt trong khoa học và phương pháp khoa học. Chỉ cần đặt hai chữ “khoa học” vào trước một lời phát biểu hay một lí lẽ là người ta cảm nhận ngay rằng đây là những phát biểu hay lí lẽ có thể tin cậy được. Một quảng cáo về một sản phẩm hay hoạt động nào đó cho rằng đã được kiểm chứng bằng khoa học và cho thấy sản phẩm này tốt hơn các sản phẩm đang bày bán. Vậy thì câu hỏi đặt ra là: thế nào là khoa học? Trả lời câu hỏi này cần cả chục cuốn sách, nhưng ở đây tôi bạo gan thử lí giải vài nét chính và đối chiếu lại với phong thủy xem nó có phù hợp với hoạt động khoa học hay không.

Nói một cách ngắn gọn, khoa học là tập hợp những phương pháp trí tuệ và phương pháp thực tiễn dùng để diễn tả và giải thích những hiện tượng quan sát được hay suy đoán được, trong quá khứ hay hiện tại, nhằm xây dựng một hệ thống tri thức mà chúng ta có thể bác bỏ hay xác nhận được. Khoa học là một phương pháp suy nghĩ và hành động nhằm vào mục đích hiểu và cảm nhận được thế giới chung quanh một cách trực tiếp hay gián tiếp, quá khứ hay hiện tại. Những phương pháp trí tuệ bao gồm linh cảm, ước đoán, tư tưởng, giả thuyết, lí thuyết, và mô hình. Những phương pháp thực tiễn bao gồm bối cảnh của nghiên cứu, thu thập dữ kiện, hệ thống hóa dữ kiện, cộng tác cùng đồng nghiệp, thí nghiệm, tìm tòi và khám phá, phân tích thống kê, viết báo cáo khoa học, trình bày trong các hội nghị khoa học, và công bố kết quả nghiên cứu.

Khoa học dựa vào sự thật (facts). Những sự thật phải được quan sát hay thu thập bằng những phương pháp khách quan. Khoa học dựa vào những sự thật có thể thấy, có thể nghe, có thể sờ được, chứ không dựa vào kinh nghiệm cá nhân hay suy luận theo cảm tính. Điều quan trọng và cần thiết trong khoa học là không chỉ sự thật, mà là sự thật có liên quan đến vấn đề đang được điều tra. Những sự thật này phải được thu thập (i) có tổ chức, trực tiếp, và khách quan; (ii) độc lập với lí thuyết; và (iii) một cách tin cậy để làm nền tảng cho suy luận. Tôi không thấy phong thủy có những đặc tính "sự thật" nào cả. Đi sâu và cụ thể hơn, chúng ta có thể so sánh vài đặc điểm của khoa học và phong thủy để rõ hơn như sau:

Đặc điểm thứ nhất của khoa học là công khai. Tất cả những phát hiện, khám phá của khoa học được lưu truyền chủ yếu trong các tập san chuyên khoa, những tập san này được giới chuyên môn quản lí và điều hành. Các báo cáo được chấp nhận công bố trong các tập san này đều được các đồng nghiệp kiểm tra về sự chính xác và phương pháp, bằng những tiêu chuẩn khách quan; do đó phẩm chất của chúng khá cao và đáng tin cậy. Còn đối với phong thủy, chúng ta không biết được chính xác những cách trang trí nội thất hay xây dựng nhà cửa theo phong thủy có thật sự có hiệu quả hay không. “Hiệu quả” ở đây là những “outcome” mà những người theo thuyết phong thủy tuyên bố như an bình thịnh vượng. Hầu như những bằng chứng về hiệu quả của phong thủy chỉ là những giai thoại, thậm chí huyền thoại, chứ chưa được phân tích một cách có hệ thống. Do đó, có thể nói rằng bằng chứng về hiệu quả của phong thủy không mang tính khoa học.

Đặc điểm thứ hai của khoa học là tất cả kết quả nghiên cứu đều phải có khả năng tái xác nhận (repeatability). Nói một cách khác, nếu giả có một nghiên cứu đã được công bố bởi một nhà khoa học nào đó; nếu một nhà nghiên cứu khác lặp lại nghiên cứu đó bằng những phương pháp và với điều kiện đã được mô tả, phải đạt được những kết quả tương tự. Còn phong thủy, chúng ta không biết kết quả có khả năng lặp lại hay được kiểm tra hay không. Như nói trên, những thành công của phong thủy, nếu có, thường được mô tả một cách mù mờ, ỡm ờ, để cố tình không cho người khác biết rõ là họ đã làm gì và làm bằng cơ chế nào.

Đặc điểm thứ ba của khoa học là logic. Khoa học thuyết phục bằng bằng chứng, bằng lí luận dựa vào logic hay lập luận của toán học, bằng cách dựa vào dữ kiện, không đi ra ngoài dữ kiện. Còn phong thủy thì hình như ngược lại: nó thuyết phục bằng niềm tin và những lí giải mù mờ, huyền bí. Ít ai biết khí là gì và tại sao sắp xếp bàn ghế trong nhà hợp với khí sẽ đem lại lợi ích sức khỏe cho chủ nhà, và nếu đem lại lợi ích thì cách giải thích là như thế nào.

Danh sách so sánh đặc điểm trên có thể kéo dài đến vô tận, bởi vì giữa khoa học thật và khoa học dỏm không có một điểm nào tương đồng với nhau, nó giống như hai con đường song song không bao giờ gặp nhau. Trong việc tìm hiểu và học hỏi về thiên nhiên, khoa học thật và khoa học dỏm là hai phương pháp đối nghịch nhau. Khoa học thật đòi hỏi những phương pháp tìm hiểu nghiêm túc, có giả thuyết, có trình tự, khó khăn, tự chất vấn, và suy luận theo logic, theo lí trí, và đạo đức khoa học làm cho nhà khoa học rất khó bị nhầm lẫn trước sự thật. Còn khoa học dỏm thì ngược lại, luôn luôn gìn giữ những giá trị lỗi thời, phi lí, chủ quan, và có khi phi đạo đức khoa học hàng ngàn năm trước khi khoa học ra đời. Khoa học dỏm khuyến khích người ta tin vào bất cứ cái gì mà người ta cảm thấy cần phải tin. Khoa học dỏm sẵn sàng cung cấp những “bằng chứng” cho những tín đồ như thế để họ lầm tưởng rằng niềm tin của họ là khoa học, là chân lí. Khoa học thật bắt đầu bằng một phát biểu đơn giản là “Hãy bỏ qua và quên hết những gì chúng ta tin tưởng vào, và cố gắng điều tra, tìm hiểu xem sự thật là gì.”

Phân tích như trên để thấy rằng phong thủy có vẻ gần với pseudoscience hay khoa học dỏm hơn là khoa học thật.

NVT

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa ông Nguyễn Văn Tuấn.

Mặc dù không hân hạnh được gặp và quen biết ông, nhưng qua một thành viên trên diễn đàn của chúng tôi giới thiệu, chúng tôi được biết ông là một nhà khoa học có uy tín ở nước ngoài và là người quan tâm đến đề tài này. Ông đã thể hiện quan điểm của mình qua bài viết trên mà tôi xin được phép trình bày lại trong đề tựa này của diễn đàn. Với tư cách là một người chủ trì cuộc hội thảo "Tính khoa học của Phong thủy" tôi tự nhận thấy phải có trách nhiệm minh chứng điều này cho rõ ràng với danh chính ngôn thuận trước các nhà khoa học thật sự đang quan tâm. Bởi vậy, tôi rất hân hạnh nếu ông đồng ý trao đổi vấn đề này trên blog của ông hay tại đây.

Trước hết tôi thừa nhận với ông một điều là: Nếu như chúng ta tiếp nhận những tri thức phong thủy từ những bản văn có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán - thuộc về một nền văn hóa được mặc nhiên thừa nhận là nơi sản sinh ra Phong Thủy thì sẽ không thể nào minh chứng được tính khoa học của nó. Điều này đã được các nhà khoa học thực sự lên tiếng và chúng tôi cũng chia sẻ sự nhận thức này. Chính những nhà khoa học Trung Quốc, nơi tự coi là cái nôi của Phong thủy cũng cho rằng nó không có cơ sở khoa học.

Tuy nhiên vấn đề lại hoàn tòan không đơn giàn như vậy.

Trước hết tôi xin trình bày với ông và các quí vị đang quan tâm xem tựa đề này về những tiêu chí cho một lý thuyết hoặc phương pháp khoa học. Để thay cho lời diễn giải, tôi xin đưa lên đây bài viết trước đó liên quan đến lý học Đông phương - cụ thể là thuyết Âm Dương Ngũ hành để ông và quí vị có thể tham khảo - trong bài viết số 43 của trang có đường link này::

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...40&start=40

Tôi sẽ tiếp tục trình bày rõ hơn và trực tiếp những vấn đề ông đã đặt ra trong bài viết của ông.

Xin cảm ơn sự quan tâm.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa quí vị quan tâm

Từ lâu chúng tôi đã xác định rằng: Không thể minh chứng được tính khoa học trong lý học Đông phương nói chung - trong đó có bộ môn Phong Thủy - nếu chỉ căn cứ vào những gì còn lại của thuyết Âm Dương Ngũ hành được ghi nhận trong các bản văn chữ Hán cổ. Bởi tính thiếu nhất quán, thiếu hệ thống và bất hợp lý với những sự giả thích hoàn toàn mơ hồ.

Nhưng chúng tôi cũng chứng minh rằng: Nguồn gốc và lịch sử thuyết Âm Dương Ngũ hành từ nền văn hiến Việt và căn cứ trên những di sản còn lại của nền văn hiến này, đã hiệu chỉnh và phục hồi lại học thuyết này cùng với tất cả những vần đề liên quan đến nó thì mọi việc sẽ hoàn toàn khác hẳn và nó đã minh xác một giá trị tri thức khoa học thật sự và hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học.

Quí vị có thể tham khảo bài viết này qua đường link dưới đây:

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...showtopic=10221

Tiêu chí khoa học mà chúng tôi luôn tuân thủ là:

Một giả thuyết khoa học được coi là đúng nếu nó giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó một cách có hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh có tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri.

Căn cứ vào tiêu chí khoa học này, chúng tôi đối chiếu với những giá trị đích thực của Thuyết Âm Dương Ngũ hành phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử thì chúng hoàn toàn thỏa mãn. Nhưng với những kết quả ban đầu của các công trình nghiên cứu liên quan, chúng hoàn toàn chưa được phổ biến một cách rộng rãi. Bởi vậy, sẽ hoàn toàn không có gì ngạc nhiên khi nó chưa được chia sẻ và sự quan tâm phổ biến với các nhà khoa học thuộc tri thức khoa học hiện đại, vốn nhìn nhận nền Lý học Đông phương qua những giá trị của nó từ các bản văn chữ Hán cổ. Dó đó, chúng tôi coi việc trao đổiu với ông Nguyễn Văn Tuấn - là một nhà khoa học có tên tuổi - tuy không được hân hạnh trực tiếp - nhưng sẽ là một cơ hội để làm sáng tỏ chân lý.

Trong bài viết của mình, ông Nguyễn Văn Tuấn đã đưa ra những khái niệm khoa hoc để nhận xét so sánh với Lý học Đông phương, mà cụ thể là môn Phong Thủy - một trong những bộ môn ứng dụng quan trong của nền Lý học Đông phương. Ông Nguyễn Văn Tuấn viết:

Nói một cách ngắn gọn, khoa học là tập hợp những phương pháp trí tuệ và phương pháp thực tiễn dùng để diễn tả và giải thích những hiện tượng quan sát được hay suy đoán được, trong quá khứ hay hiện tại, nhằm xây dựng một hệ thống tri thức mà chúng ta có thể bác bỏ hay xác nhận được. Khoa học là một phương pháp suy nghĩ và hành động nhằm vào mục đích hiểu và cảm nhận được thế giới chung quanh một cách trực tiếp hay gián tiếp, quá khứ hay hiện tại. Những phương pháp trí tuệ bao gồm linh cảm, ước đoán, tư tưởng, giả thuyết, lí thuyết, và mô hình. Những phương pháp thực tiễn bao gồm bối cảnh của nghiên cứu, thu thập dữ kiện, hệ thống hóa dữ kiện, cộng tác cùng đồng nghiệp, thí nghiệm, tìm tòi và khám phá, phân tích thống kê, viết báo cáo khoa học, trình bày trong các hội nghị khoa học, và công bố kết quả nghiên cứu.

Khoa học dựa vào sự thật (facts). Những sự thật phải được quan sát hay thu thập bằng những phương pháp khách quan. Khoa học dựa vào những sự thật có thể thấy, có thể nghe, có thể sờ được, chứ không dựa vào kinh nghiệm cá nhân hay suy luận theo cảm tính. Điều quan trọng và cần thiết trong khoa học là không chỉ sự thật, mà là sự thật có liên quan đến vấn đề đang được điều tra. Những sự thật này phải được thu thập (i) có tổ chức, trực tiếp, và khách quan; (ii) độc lập với lí thuyết; và (iii) một cách tin cậy để làm nền tảng cho suy luận.

Tôi không thấy phong thủy có những đặc tính "sự thật" nào cả. Đi sâu và cụ thể hơn, chúng ta có thể so sánh vài đặc điểm của khoa học và phong thủy để rõ hơn như sau:

Đặc điểm thứ nhất của khoa học là công khai. Tất cả những phát hiện, khám phá của khoa học được lưu truyền chủ yếu trong các tập san chuyên khoa, những tập san này được giới chuyên môn quản lí và điều hành. Các báo cáo được chấp nhận công bố trong các tập san này đều được các đồng nghiệp kiểm tra về sự chính xác và phương pháp, bằng những tiêu chuẩn khách quan; do đó phẩm chất của chúng khá cao và đáng tin cậy.

Còn đối với phong thủy, chúng ta không biết được chính xác những cách trang trí nội thất hay xây dựng nhà cửa theo phong thủy có thật sự có hiệu quả hay không. “Hiệu quả” ở đây là những “outcome” mà những người theo thuyết phong thủy tuyên bố như an bình thịnh vượng. Hầu như những bằng chứng về hiệu quả của phong thủy chỉ là những giai thoại, thậm chí huyền thoại, chứ chưa được phân tích một cách có hệ thống. Do đó, có thể nói rằng bằng chứng về hiệu quả của phong thủy không mang tính khoa học.

Đặc điểm thứ hai của khoa học là tất cả kết quả nghiên cứu đều phải có khả năng tái xác nhận (repeatability). Nói một cách khác, nếu giả có một nghiên cứu đã được công bố bởi một nhà khoa học nào đó; nếu một nhà nghiên cứu khác lặp lại nghiên cứu đó bằng những phương pháp và với điều kiện đã được mô tả, phải đạt được những kết quả tương tự.

Còn phong thủy, chúng ta không biết kết quả có khả năng lặp lại hay được kiểm tra hay không. Như nói trên, những thành công của phong thủy, nếu có, thường được mô tả một cách mù mờ, ỡm ờ, để cố tình không cho người khác biết rõ là họ đã làm gì và làm bằng cơ chế nào.

Đặc điểm thứ ba của khoa học là logic. Khoa học thuyết phục bằng bằng chứng, bằng lí luận dựa vào logic hay lập luận của toán học, bằng cách dựa vào dữ kiện, không đi ra ngoài dữ kiện.

Trên đây là đoạn trích dẫn quan trong trong bài viết của ông Nguyễn Văn Tuấn, có thể coi tiêu chí khoa học cho một lý thuyết hoặc một phương pháp được coi là khoa học. Để khỏi phải biện minh, đối chiếu và so sánh với tiêu chí khoa học mà chúng tôi đã trình bày. Chúng tôi chấp nhận tiêu chí của ông Nguyễn Văn Tuấn và lấy chính tiêu chí đó để so sánh với phương pháp ứng dụng của phong thủy Đông phương và chứng minh tính khoa học của phong thủy ngay trên tiêu chí mà ông đã đưa ra.

Còn tiếp

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiếp theo.

Như vậy, chúng tôi đồng ý căn cứ vào ngay tiêu chí của ông Nguyễn Vắn Tuấn cho một phương pháp hoặc một lý thuyết khoa học để xác định tính khoa học của phương pháp luận và các nguyên tắc ứng dụng của Phong thủy, để quán xét xem nó có thỏa mãn những tiêu chí khoa học mà ông Tuấn đưa ra hay không? Mặc nhiên, nếu nó thóa mãn những tiêu chí này thí phong thủy sẽ được xác nhận la 2mộtt môn khoa học ít nhất theo tiêu chí khoa học của ông Tuấn.

Chúng ta lần lượt xét các tiêu chí này.

Trong đoạn thứ nhất, ông Tuấn viết:

1 * khoa học là tập hợp những phương pháp trí tuệ và phương pháp thực tiễn dùng để diễn tả và giải thích những hiện tượng quan sát được hay suy đoán được, trong quá khứ hay hiện tại, nhằm xây dựng một hệ thống tri thức mà chúng ta có thể bác bỏ hay xác nhận được.

2 * Khoa học là một phương pháp suy nghĩ và hành động nhằm vào mục đích hiểu và cảm nhận được thế giới chung quanh một cách trực tiếp hay gián tiếp, quá khứ hay hiện tại. Những phương pháp trí tuệ bao gồm linh cảm, ước đoán, tư tưởng, giả thuyết, lí thuyết, và mô hình. Những phương pháp thực tiễn bao gồm bối cảnh của nghiên cứu, thu thập dữ kiện, hệ thống hóa dữ kiện, cộng tác cùng đồng nghiệp, thí nghiệm, tìm tòi và khám phá, phân tích thống kê, viết báo cáo khoa học, trình bày trong các hội nghị khoa học, và công bố kết quả nghiên cứu.

3 * Khoa học dựa vào sự thật (facts). Những sự thật phải được quan sát hay thu thập bằng những phương pháp khách quan.

4 * Khoa học dựa vào những sự thật có thể thấy, có thể nghe, có thể sờ được, chứ không dựa vào kinh nghiệm cá nhân hay suy luận theo cảm tính. Điều quan trọng và cần thiết trong khoa học là không chỉ sự thật, mà là sự thật có liên quan đến vấn đề đang được điều tra. Những sự thật này phải được thu thập (i) có tổ chức, trực tiếp, và khách quan; (ii) độc lập với lí thuyết; và (iii) một cách tin cậy để làm nền tảng cho suy luận.

Căn cứ trên các tiêu chí này chúng ta thấy yêu cầu như sau:

TIÊU CHÍ I

1 * khoa học là tập hợp những phương pháp trí tuệ và phương pháp thực tiễn dùng để diễn tả và giải thích những hiện tượng quan sát được hay suy đoán được, trong quá khứ hay hiện tại, nhằm xây dựng một hệ thống tri thức mà chúng ta có thể bác bỏ hay xác nhận được.

Từ yêu cầu này, chúng ta so sánh với phương pháp ứng dụng của phong thủy:

- Phong thủy Lạc Việt là một hệ thống tri thức nhất quán, có nguyên lý căn để là Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ (Đây cũng là nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành). Và một hệ thống phương pháp luận liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành, mô tả và giải thích thực tiễn - là những hiện tượng quan sát được - theo khái niệm của nó. Hay nói cách khác nó có một hệ thống tri thức mô tả thực tại khách quan theo phương pháp luận và khái niệm của nó. Tất nhiên điều này chỉ có ở Phong Thủy Lạc Việt, Những di sản phong thủy còn lại từ cổ thư chữ Hán không có tính hệ thống. Chính vì tính không nhất quán và phi hệ thống trong các di sản Phong thủy từ cổ thư chữ Hán, khiến nó tự mâu thuẫn qua những phương pháp không nhất quán - quen gọi là trường phái và làm cho những khái niệm của nó trở nên mơ hồ trong việc phản ánh thực tại khách quan.

TIÊU CHÍ I

2 * Khoa học là một phương pháp suy nghĩ và hành động nhằm vào mục đích hiểu và cảm nhận được thế giới chung quanh một cách trực tiếp hay gián tiếp, quá khứ hay hiện tại. Những phương pháp trí tuệ bao gồm linh cảm, ước đoán, tư tưởng, giả thuyết, lí thuyết, và mô hình. Những phương pháp thực tiễn bao gồm bối cảnh của nghiên cứu, thu thập dữ kiện, hệ thống hóa dữ kiện, cộng tác cùng đồng nghiệp, thí nghiệm, tìm tòi và khám phá, phân tích thống kê, viết báo cáo khoa học, trình bày trong các hội nghị khoa học, và công bố kết quả nghiên cứu.

Từ sự so sánh khoa Phong Thủy Lạc Việt với tiếu chí I thì chính hệ thống phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành xác định phương pháp suy nghĩ và hành động trong ứng dụng phong thủy với đối tượng của nó là nhà ở của con người. Phong thủy Lạc Việt có đầy đủ những yếu tố mà tiêu chí trên xác định: Những phương pháp trí tuệ bao gồm linh cảm, ước đoán, tư tưởng, giả thuyết, lí thuyết, và mô hình.

Tất nhiên nó cũng có bối cảnh nghiên cứu - phải nói thêm là rất phong phú gồm: Cảnh quạn môi trường, hình thể kiến trúc, bố cục không gian căn hộ, mối tương quan của con người với căn nhà....vv....- nó cũng gồm đầy đủ những yếu tố mà một phong thủy gia phải thực hiện bao gồm: Thu nhập dữ kiện, bối cảnh nghiên cứu (Gồm đối tượng nghiên cứu theo tiêu chí phong thủy: Hướng nhà, con người, cảnh quan, thời gian và không gian...vv). Tất nhiên , một phong thủy gia cũng cần có tìm tòi, khám pha 1theo tiêu chí của Phong thủy. Còn các phần sau mà tiêu chí đưa ra gồm: "viết báo cáo khoa học, trình bày trong các hội nghị khoa học, và công bố kết quả nghiên cứu" chúng tôi đã thực hiện trong hội thảo khoa học vừa qua.

TIÊU CHÍ III

3 * Khoa học dựa vào sự thật (facts). Những sự thật phải được quan sát hay thu thập bằng những phương pháp khách quan.

Về vấn đề này, chúng tôi có thể xác định rằng: Chính hiệu quả của sự tồn tại trải hàng Thiên Niên kỷ của khoa Phong Thủy trong thực tế ứng dụng đó chính là sự thất khách quan được quan sát từ thực tế.

TIÊU CHÍ IV

4 * Khoa học dựa vào những sự thật có thể thấy, có thể nghe, có thể sờ được, chứ không dựa vào kinh nghiệm cá nhân hay suy luận theo cảm tính. Điều quan trọng và cần thiết trong khoa học là không chỉ sự thật, mà là sự thật có liên quan đến vấn đề đang được điều tra. Những sự thật này phải được thu thập (i) có tổ chức, trực tiếp, và khách quan; (ii) độc lập với lí thuyết; và (iii) một cách tin cậy để làm nền tảng cho suy luận.

Với cách thể hiện của tiêu chí này - chúng tôi xác định rằng: Những phương pháp ứng dụng của Phong Thủy Lạc Việt hoàn toàn khách quan và có những quy chuẩn khách quan từ những dữ liệu và thực tại quan sát được mà những phong thủy gia phải tuân thủ.

Họ không thể áp đặt ý chí chủ quan vào phương pháp ứng dụng của họ. Những dữ kiện thu nhập được: Tuổi chủ nhà, hướng nhà, hình thế cảnh quan, hình thể cấu trúc nhà là hoàn toàn khách quan và độc lập với phương pháp luận của khoa phong thủy và đó chính là nền tảng để ứng dụng phương pháp phong thủy - "Những sự thật này phải được thu thập (i) có tổ chức, trực tiếp, và khách quan; (ii) độc lập với lí thuyết; và (iii) một cách tin cậy để làm nền tảng cho suy luận".

Như vậy, qua sự so sánh những phương pháp ứng dụng của khoa Phong Thủy Đông phương với tiêu chí cho một phương pháp khoa học của học giả Nguyễn Văn Tuấn, chúng ta thấy chúng hoàn toàn thỏa mãn.

Chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày sự so sánh với các tiêu chí tiếp theo.

Còn tiếp

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TIÊU CHÍ III

3 * Khoa học dựa vào sự thật (facts). Những sự thật phải được quan sát hay thu thập bằng những phương pháp khách quan.

Về vấn đề này, chúng tôi có thể xác định rằng: Chính hiệu quả của sự tồn tại trải hàng Thiên Niên kỷ của khoa Phong Thủy trong thực tế ứng dụng đó chính là sự thất khách quan được quan sát từ thực tế.

Hungnguyen xin mạn phép có ý kiến chút xíu là SP đào sâu thêm ở tiêu chí này nhằm tăng tính thuyết phục.

Theo Hungnguyen hiểu thì tiêu chí này bao hàm các sự thật ( facts) phải xảy ra khách quan, lặp đi lặp lại, với kết quả không thay đổi nếu những dữ liệu đầu vào không thay đổi cho dù người thực hiện là ai, và tất cả phải được ghi nhận một cách chính thức. Ví dụ nếu bỏ NaOH vào HCl thì chắc chắn thu được muối NaCl và nước.

Nếu Hungnguyen hiểu đúng thì e là sự thật khách quan của phong thuỷ trải ngàn năm, do nhiều lý do khách quan, khó đáp ứng yêu cầu này và cũng không thấy ghi nhận chính thức, đầy đủ trong văn tự. Nếu muốn thì có lẻ ngay bây giờ phải bắt đầu ghi chép hồ sơ khoa học cho từng vụ việc, ngặt nổi kiểm chứng môn này thì đòi hỏi thời gian quá dài và một số kết quả lại khá cảm tính.

Mong Sp củng cố, giải thích thêm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hungnguyen xin mạn phép có ý kiến chút xíu là SP đào sâu thêm ở tiêu chí này nhằm tăng tính thuyết phục.

Theo Hungnguyen hiểu thì tiêu chí này bao hàm các sự thật ( facts) phải xảy ra khách quan, lặp đi lặp lại, với kết quả không thay đổi nếu những dữ liệu đầu vào không thay đổi cho dù người thực hiện là ai, và tất cả phải được ghi nhận một cách chính thức. Ví dụ nếu bỏ NaOH vào HCl thì chắc chắn thu được muối NaCl và nước.

Nếu Hungnguyen hiểu đúng thì e là sự thật khách quan của phong thuỷ trải ngàn năm, do nhiều lý do khách quan, khó đáp ứng yêu cầu này và cũng không thấy ghi nhận chính thức, đầy đủ trong văn tự. Nếu muốn thì có lẻ ngay bây giờ phải bắt đầu ghi chép hồ sơ khoa học cho từng vụ việc, ngặt nổi kiểm chứng môn này thì đòi hỏi thời gian quá dài và một số kết quả lại khá cảm tính.

Mong Sp củng cố, giải thích thêm.

Đồng ý với ý kiến của Hungnguyen.

Chúng ta phải tiếp cận với một hiện tượng tam gọi là: "Sự phát triển ngược do thất truyền". Vấn đề là như thế này:

Trong quá trình phát triển của "Lịch sử nhận thức được" thì chúng ta thấy văn minh nhân loại phát triển từ thấp đến cao. Trong sự phát triển của tri thức khoa học thì chúng ta cũng dễ dàng nhận thức thấy rằng: Bắt đầu từ sự nhận thức trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi mới đến các lý thuyết và phương pháp khoa học. Khi các lý thuyết khoa học hình thành thì các phương pháp ứng dụng trên thực tế mới xuất hiện trên cơ sở phương pháp luận và hệ thống lý thuyết khoa học đó.

Thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Phong thủy cũng không nằm ngoài quy luật trên. Nhưng nó thuộc về một bnềnn văn minh trước chúng ta mà tôi gọi là "lịch sử nhận thức được". Nền văn minh này đã bị hủy diệt và thất truyền, sau đó thất truyền lần thứ hai khi văn minh Việt sụp đổ ở Nam Dương tử. Bởi vậy, hệ thống lý thuyết rất mơ hồ - cho đến ngày nay, người ta vẫn còn cho rằng "Thuyết Âm Dương và Ngũ hành là hai học thuyết riêng biệt". Vậy thì phương pháp ứng dụng của nó - dựa trên nền tảng của học thuyết này từ đâu mà ra? Bởi vậy, nó tạo ra một hiệu ứng "phát triên ngược do thất truyền". Nền lịch sử nền văn minh hiện nay đã ứng dụng thành quả trước khi phục hồi lý thuyết cơ sở của nó. Trong khí đó - theo quy luật tất yếu - những thực tại nhận thức được của nền văn minh thất truyền đó lại không như nhận thức hiện tại. Thí dụ như "Khí" là một thực tại nhận thức được của tri thức thuộc văn minh trước. Nhưng văn minh hiện đại lại không hiểu nó là cái gì. Thực tại nhận thức được của nền văn minh trước và hiện nay không giống nhau.

Từ đó dẫn đến những khái niệm được nhận thức rất rõ của nền văn minh trước, nhưng với tri thức của nền văn minh này thì mơ hồ.

Bởi vậy, nếu chỉ theo "quy trình" là phải từ nhận thức trực quan đến tư duy trừu tượng và phương pháp ứng dụng - thì - việc này phải xét từ nền văn minh trước của quy trình này. Đây là điều rất khó minh chứng. Đó là lý do tại sao tôi phải căn cứ vào tiêu chí khoa học làm cơ sở để kết luận. Riêng với phong thủy thì thực tê hiệu quả ứng dụng trải hàng ngàn năm là thực tế khách quan. Những vấn đề liên quan đến sự tồn tại hàng ngàn năm, như: Tính tôn giáo, tính mơ hồ....sẽ giải quyết bằng loại suy và những biện luận khác.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Chúng ta tiếp tục quán xét các tiêu chí tiếp theo của ông Nguyễn Văn Tuấn nhằm xác định tính khoa học của một lý thuyết hoặc một phương pháp được coi là khoa học và so sánh với phương pháp ứng dụng của môn phong thủy.

Ông Nguyễn Văn Tuấn viết:

Đặc điểm thứ nhất của khoa học là công khai. Tất cả những phát hiện, khám phá của khoa học được lưu truyền chủ yếu trong các tập san chuyên khoa, những tập san này được giới chuyên môn quản lí và điều hành. Các báo cáo được chấp nhận công bố trong các tập san này đều được các đồng nghiệp kiểm tra về sự chính xác và phương pháp, bằng những tiêu chuẩn khách quan; do đó phẩm chất của chúng khá cao và đáng tin cậy.

Quan điểm của tôi cho rằng: Về vấn đề này có lẽ ông Nguyễn Văn Tuấn nhầm lẫn giữa hình thức phổ cập một đề tài khoa học và nội dung của một lý thuyết hoặc phương pháp được coi là khoa học. Tôi có thể thí dụ như các ấn phẩm tôn giáo - hoàn toàn không mang tính khoa học, nhưng nó vẫn có thể công khai, lưu truyền. Nó cũng có những báo cáo và nghiên cứu của giớii lãnh đạo tôn giáo về các đề tài liên quan. Trong tiêu chí này, chỉ có câu: "kiểm tra về sự chính xác và phương pháp, bằng những tiêu chuẩn khách quan" là thể hiện được sự so sánh và thẩm định tính khoa học của phương pháp hoặc một lý thuyết khoa học.

Về vấn đề này, tôi minh chứng tính khoa học của Phong Thủy nói chung với tiêu chí trên như sau:

Trong tất cả các phương pháp ứng dụng của phong thủy - mà các nhà nghiên cứu quen gọi là trường phái có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán - đều có dữ kiện ban đầu mang tính khách quan so với lý thuyết - đã trình bày ở trên. Trên cơ sở những dữ kiện này, thì sự ứng dụng của phong thủy có những nguyên tắc khách quan mà phong thủy gia phải tuân thủ. Còn về tính chính xác và khách quan thì chính hiệu quả trái hơn 2000 năm trong lịch sử con người biết được của sự tồn tại khoa Phong thủy là một bằng chứng cho sự thẩm định tính khách quan của nó , mà không thể giải thích bằng lý do tín ngưỡng - Tôi đã trình bày điều này trong tham luận hội thảo khoa học về phong thủy, nhưng sẽ phân tích cụ thể hơn ở bài sau trong topic này.

Tiêu chí tiếp theo mà ông Nguyễn Văn Tuấn đưa ra là:

Đặc điểm thứ hai của khoa học là tất cả kết quả nghiên cứu đều phải có khả năng tái xác nhận (repeatability). Nói một cách khác, nếu giả có một nghiên cứu đã được công bố bởi một nhà khoa học nào đó; nếu một nhà nghiên cứu khác lặp lại nghiên cứu đó bằng những phương pháp và với điều kiện đã được mô tả, phải đạt được những kết quả tương tự.

Về tiêu chí này - thì khi chúng ta coi các phương pháp phong thủy là kết quả nghiên cứu thì chính sự lưu truyền và ứng dụng trải hàng ngàn năm của phong thủy với hiệu quả của nó là sự tái xác nhận của phương pháp phong thủy. Sự tái xác nhận này không phải chỉ ở một hay hai nhà nghiên cứu mà là hàng vạn phong thủy gia trên khắp thế giới từ hàng ngàn năm ứng dụng nó một cách hiệu quả.

Như vậy, xét theo tiêu chí này của nhà khoa học Nguyễn Văn Tuấn đưa ra thì khoa phong thủy hoàn toàn không hề mâu thuẫn với nó.

Còn tiếp

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiêu chí cuối cùng của ông Nguyễn Văn Tuấn là:

Đặc điểm thứ ba của khoa học là logic. Khoa học thuyết phục bằng bằng chứng, bằng lí luận dựa vào logic hay lập luận của toán học, bằng cách dựa vào dữ kiện, không đi ra ngoài dữ kiện.

Chúng tôi gọi đó là tính hợp lý trong tiêu chí khoa học mà chúng tôi đưa ra cho một phương pháp hoặc một giả thuyết khoa học là:

Một giả thuyết khoa học được coi là đúng nếu nó giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó một cách có hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh có tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri.

Tính hợp lý này chỉ có thể thể hiện khi xác định nguyên lý căn để của Lý học Đông phương là "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". Chúng tôi đã chứng minh điều này. Trong quá trình phát triển nghiên cứu các hiện tượng liến quan đến lý học Đông phương thì chúng cũng không hề mâu thuẫn với các lý thuyết khoa học hiện đại. Đây cũng là một trong những tiêu chí khoa học để thẩm định một lý thuyết hoặc một phương pháp khoa học. Tiêu chí này không thấy ông Nguyễn Văn Tuấn nhắc đến, nhưng chúng tôi tự sưu tầm và tự so sánh để thẩm định.

Như vậy, chúng tôi đã minh chứng - có thể chưa thật hoàn chỉnh - nhưng ít nhất cũng trên nhưng giá trị khái quát bằng sự so sánh với chính các tiêu chí khoa học của nhà khoa học Nguyễn Văn Tuấn và các tiêu chí khoa học khác, để xác minh tính khoa học của phong thủy.

Tuy nhiên tôi nghĩ chúng ta cũng cần xác định rằng: bản chất nguồn gốc khách quan của khoa phong thủy nói chung là hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học. Nhưng do bị thất truyền, sai lệch về nguyên lý lý thuyết và hệ thống phương pháp luận của nó, nên nó trở thành mơ hồ và thiếu tính hệ thống, tính nhất quán và sự hợp lý. Bởi vậy, khi trải qua hàng ngàn năm lưu truềyynn trong văn minh nhân loại với những thăng trầm của lịch sử qua nhiều không gian văn hóa khác nhau, khiến nó đã bị giải thích một cách không phù hợp với tinh thân khoa học. Nhưng nếu nó không có một cội nguồn xuất xứ phù hợp với tiêu chí khoa học và bản chất khoa học của nó thì sẽ không ai có thể minh chứng được tính khoa học của phong thủy.

Những bài tiếp theo đây tôi sẽ minh chứng rõ hơn về tính phi ý chí, phi tôn giáo và phi thần quyền của Phong thủy Đông phương.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói thật lòng, bác viết không ăn thua đâu vì bác không hiểu bọn khoa học nó nghĩ gì. Để khi nào cháu viết bài phản đối GS N.V.T. cho bác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói thật lòng, bác viết không ăn thua đâu vì bác không hiểu bọn khoa học nó nghĩ gì. Để khi nào cháu viết bài phản đối GS N.V.T. cho bác.

Tôi nhận thấy rằng: Những nhà khoa học có tên tuổi như: Giáo sư Hoàng phương, Đào Vọng Đức, Trần Quang Vũ và có thể ông Trịnh Xuân Thuận (Chủ yếu nghiên cứu về Phật giáo) khi tìm hiểu về Lý học Đông phương đều có xu hướng cho rằng chúng có thể có cơ sở khoa học. Đặc biết đối với giáo sư Trần Quang Vũ - ông ta là nhà vật lý thiên văn , lại nghiên cứu Thái Ất và Kỳ Môn là hai bộ môn gần gũi với ngành nghiên cứu của ông, ông nhận thấy ngay tính khoa học của nó khi tiếp xúc với lý thuyết của tôi. Nhưng đối với những nhà khoa học vốn không tiếp xúc với Lý học thì họ luôn luôn mang một ấn tượng nó là "mê tín dị đoan", hoặc là một thứ tôn giáo, một niềm tin gì đó.

Nếu Kakaklotta có thời gian rảnh, biện luận về vấn đề này thì hay quá.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Chúng ta tiếp tục quán xét các tiêu chí tiếp theo của ông Nguyễn Văn Tuấn nhằm xác định tính khoa học của một lý thuyết hoặc một phương pháp được coi là khoa học và so sánh với phương pháp ứng dụng của môn phong thủy.

Kính chú Thiên Sứ,

Cháu xin phép chen vào hỏi đôi chút thôi ạ: Đây là tiêu chí về khoa học của riêng tác giả hay là tiêu chí về khoa học đã được giới khoa học công nhận? Ông Nguyễn Văn Tuấn đã dựa trên cơ sở nào để định nghĩa và nêu ra những đặc điểm của khoa học như thế? Theo cháu biết, có nhiều định nghĩa về khoa học và do đó, cũng có nhiều tiêu chí khác nhau.

Vậy thì, đâu nhất thiết phải so sánh phong thủy với các tiêu chí mà ông ấy đưa ra, nếu những tiêu chí ấy chưa mang tính phổ biến?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chú Thiên Sứ,

Cháu xin phép chen vào hỏi đôi chút thôi ạ: Đây là tiêu chí về khoa học của riêng tác giả hay là tiêu chí về khoa học đã được giới khoa học công nhận? Ông Nguyễn Văn Tuấn đã dựa trên cơ sở nào để định nghĩa và nêu ra những đặc điểm của khoa học như thế? Theo cháu biết, có nhiều định nghĩa về khoa học và do đó, cũng có nhiều tiêu chí khác nhau.

Vậy thì, đâu nhất thiết phải so sánh phong thủy với các tiêu chí mà ông ấy đưa ra, nếu những tiêu chí ấy chưa mang tính phổ biến?

Miêu Mập thân mến.

Cho rằng tiêu chí trên do ông Nguyễn Văn Tuấn đặt ra. Nhưng có hai điều kiện sau để chú có thể chấp nhận tiêu chí này.

- Ông Nguyễn Văn Tuấn là nhà khoa học có tên tuổi trong giới khoa học, theo sự giới thiệu của thành viên trên diễn đàn.

- Để chứng tỏ tính khách quan cho luận điểm "Phong Thủy là khoa học" với một nhà khoa học như ông Tuấn, chú vẫn biện minh trước những tiêu chí của ông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phong thủy không phải là hành vi của niềm tin và tôn giáo.

Về vấn đề này, chúng tôi đã xác định rõ trong tham luận Hội thảo khoa học tại Hội trường Khách sạn La Thanh ngày 15 - 12 - 2009. Quí vị có thể tham khảo bài số 6 theo đường link dưới đây:

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...t=0&start=0

Để tránh phải link sang trang khác làm dứt mạch tư tưởng, chúng tôi trích đoạn bài tham luận này:

Chúng tôi đặt giả thuyết cho rằng: Sự bí ẩn của khoa Phong Thủy, phải chăng do chính sự thất truyền của một nguyên lý lý thuyết đứng đằng sau phương pháp ứng dụng của Phong thủy và những tri thức về một thực tại khách quan được tổng hợp và phản ánh trong hệ thống lý thuyết đó – Nên trong qúa trình tồn tại và ứng dụng của khoa Phong thủy Đông phương với những khái niệm mơ hồ, lại phải xuyên qua những không gian văn hóa khác nhau trong lịch sử – Nên, những phương pháp ứng dụng của phong thủy đã bị pha tạp với những giá tri văn hóa phi phong thủy - và tùy theo không gian văn hóa và nhận thức của thời đại, người ta đã giải thích nó một cách huyền bí. Thậm chí, bùa chú – một hiện tượng của văn hóa cổ của nhân loại, có trong văn hóa cổ Đông phương; hoặc cúng bái là những nghi lễ có tính tín ngưỡng cũng tham gia vào sự ứng dụng của khoa phong thủy – qua những nghi lễ động thổ, nhập trạch như là sự bổ sung cho phương pháp ứng dụng của Phong Thủy. Rồi cách giải thích mang tính thần quyền cho các nguyên lý lý thuyết căn bản của phong thủy qua hàng ngàn năm, đã khiến môn phong thủy ngày càng huyền bí trong con mắt thế nhân. Đã không ít ý kiến cho rằng: Phong thủy là một thứ tín ngưỡng, hoặc là một hình thức mê tín dị đoan..vv….Nhưng dù được giải thích như thế nào thì khoa Phong thủy Đông phương vẫn là một thực tế khách quan tồn tại vượt không gian và thời gian, sừng sững thách đố trí tuệ của cả nhân loại từ những bí ẩn của nó với những hiệu quả đạt được - là nguyên nhân để khoa phong thủy có sức sống đến ngày nay. Khi thế giới hiện đại ngày càng hội nhập với thông tin mạng, khi khoa học kỹ thuật ngày nay đã vượt xa nhận thức thế giới của con người thời cổ đại từ hàng ngàn năm trước – thì khoa phong thủy vẫn không hề bị loại trừ khỏi thế giới văn minh. Ngược lại, nó ngày càng phát triển và hòa chung với văn hóa hiện đại cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Sức sống mãnh liệt trên thực tế khách quan đó, khiến những tri thức khoa học tình táo nhất, phải có một thái độ nghiêm túc để tìm hiểu về bản chất của khoa Phong thủy Đông phương cổ và những di sản văn hóa Đông phương nói chung.

Hay nói rõ hơn: Những tinh thần khoa học thật sự và có trách nhiệm với chính tư duy khoa học của mình, cần phải khám phá những thực tại khách quan nào làm nên phương pháp ứng dụng của khoa Phong thủy Đông phương - qua sức sống mạnh mẽ vượt không gian và thời gian của nó?

Những nhà nghiên cứu về phong thủy hay tổng quát hơn – về Lý học Đông phương - đều biết rằng:

Phong thủy không phải là sự ứng dụng của hàng loạt những kinh nghiệm. Mà - những phương pháp ứng dụng của phong thủy – dù theo trường phái nào theo cái nhìn phổ biến hiện nay – đều có phương pháp luận từ một lý thuyết vẫn còn mơ hồ bởi những khái niệm và tính bất hợp lý trong hệ thống cấu trúc nội tại, từ cái nhìn của tri thức khoa học hiện đại – Đó là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhưng mặc dù có sự tồn tại của những bí ẩn đó, khoa Phong Thủy – trong từng phương pháp mà chúng ta quen gọi là trường phái - lại có tính cấu trúc hệ thống, có nguyên tắc, quy ước và quy chuẩn rõ ràng, tính khách quan, có tính quy luật trong phương pháp ứng dụng. Cho dù những phương pháp ứng dụng phong thủy theo những văn bản cổ ghi nhận, rất rời rạc và mâu thuẫn giữa những phương pháp ứng dụng mà các nhà nghiên cứu quen gọi là trường phái. Bởi vậy, chúng ta hoàn toàn có cơ sở khoa học để đặt một giả thuyết cho rằng:

* Thứ nhất: Hệ thống nguyên lý lý thuyết là tiền đề của khoa phong thủy đã thất truyền và sai lệch. Và bản chất khởi nguyên của bộ môn này trong thời đại văn minh sinh ra nó, vốn là một hệ thống hoàn chỉnh, nhất quán trong phương pháp ứng dụng.

* Thứ hai: Phải chăng khoa Phong thủy ngày nay chỉ là những mảnh vụn còn sót lại sau những thăng trầm của lịch sử con người.

Từ giả thuyết này, chúng ta có thể tiếp tục đặt vấn đề về những nguyên tắc, quy ước, những khái niệm trong phương pháp ứng dụng của khoa phong thủy - đã phản ánh một thực tại khách quan nào được nhận thức, để chúng có những hiệu quả thực tế vượt không gian và thời gian trong lịch sử văn minh nhân loại?Từ những giả thuyết này, chúng ta cùng khám phá bản chất đích thực của khoa Phong thủy Đông phương với góc nhìn của tri thức khoa học hiện đại. Đây cũng là mục đích của cuộc hội thảo ngày hôm nay.

Tôi nghĩ rằng:

Không thể coi là khoa học cho sự nhận thức trực quan với sự giải thích chủ quan của con người từ cái nhìn trực quan đó. Cũng không thể coi là khoa học ngay cả những tri thức được tổng hợp từ những nhận thức trực quan, trở thành một hệ thống lý thuyết để giải thích các hiện tượng. Một lý thuyết khoa học vẫn có thể sai.Phong thủy Đông phương ứng dụng trong kiến trúc và xây dựng không phải là yếu tố kỹ thuật xử lý vật liệu, độ bền kết cấu trong xây dựng mang tính trực quan. Mà khoa Phong Thủy Đông phương có tính hệ thống cấu trúc những nguyên tắc, qui định, có phương pháp luận và là sự thể hiện kiến thức của các yếu tố Địa lý, Khí tượng, môi trường sinh thái học, cảnh quan và kiến trúc hình thể. Bởi vậy, để xác định tính khoa học của Phong thủy không thể chỉ căn cứ vào hiệu quả của nó, cho dù đó là những hiệu quả kỳ vĩ xuyên thời gian và không gian trong lịch sử văn minh nhân loại. Mà chúng ta cần có tiêu chí khoa học để thẩm định một giả thuyết, một phương pháp, một lý thuyết được coi là khoa học.

* Tiêu chí khoa học phát biểu rằng:

Một giả thuyết, hay một lý thuyết khoa học được coi là đúng , nếu nó giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó, một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

Chi tiết hơn cho tiêu chí này, giáo sư viện sĩ Nguyễn Cảnh Toàn đã phát biểu:

Tính hợp lý trong toán học, không thể từ trên trời rơi xuống. Nó phải chứng tỏ một chân lý khách quan đứng đằng sau nó.

* Tiêu chí khoa học cũng phát biểu rằng:

Một giả thuyết, hay một lý thuyết khoa học bị coi là sai, nếu người ta có thể chi ra chỉ cần một mắt xích sai trong toàn bộ chuỗi mắt xích làm nên hệ thống cấu trúc của nó mà lý thuyết đó không tự biện minh được.

* Tiêu chí khoa học cũng xác định rằng:

Một lý thuyết khoa học phải có lịch sử hình thành nên nó từ những nhận thức trực quan phản ánh một thực tại, và tính tổng hợp những nhận thức thực tại để hình thành một lý thuyết có khả năng giải thích những thực tại khách quan nhận thức được có tính hệ thống, tính nhất quán và sự hợp lý nội tại trong cấu trúc hệ thống phương pháp luận của nó với khả năng tiên tri.

Còn rất nhiều những tiêu chí khoa học cụ thể khác cho các vấn đề liên quan. Giới thiệu những tiêu chí này, chúng tôi muốn xác định rằng: Một cái nhìn, một sự nhân danh khoa học thì phải có tiêu chí khoa học để thẩm định, khi chúng ta xác định một giả thuyết được coi là khoa học hay không. Do đó, chúng ta cần giải quyết để xác minh tính khoa học và bản chất khoa học của phong thủy thì phải căn cứ theo tiêu chí khoa học. Do đó, để xác định tính khoa học trong Phong thủy không phải dừng lại ở hiệu quả được chứng nghiệm trên thực tế vượt không gian và thời gian của khoa Phong thủy. Những hiện tượng trực quan này chỉ là tiền đề cho một giả thuyết có có sở khoa học về tính khoa học của khoa Phong thủy. Sự xác minh bản chất khoa học của Phong thủy – là mục đích của cuộc hội thảo hôm nay - phải được minh định trên cơ sở tiêu chí khoa học – cho toàn bộ những vấn đề liên quan đến nó. Gồm:

* Tính hệ thống – trong đó bao gồm cả lịch sử khoa Phong thủy Đông phương.

* Tính nhất quán và hợp lý – Thể hiện trong nội dung trong hệ thống cấu trúc trong phương pháp luận của khoa Phong Thủy.

* Tính tiên tri - tức cũng thể hiện tính quy luật của phương pháp được nhận thức. Bởi vì không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri.

* Tính khách quan, tức bao gồm cả khả năng phản ánh thực tại và sự giải thích thực tại theo khái niệm của nó.

Bây giờ chúng ta đặt vấn đề:

I - Phong thủy có phải là một thứ tín ngưỡng hoặc tôn giáo không?

I - 1: Tôn giáo và Phong Thủy.

Chúng tôi đã giải quyết dứt điểm vấn đề này trong Hội Thảo 15 / 12 - 09. Nhưng cũng cần thấy có trách nhiệm phải trình bày rõ hơn trong bài viết này vì tính chuyên sâu của vấn đê đặt ra.Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì có các định nghĩa tôn giáo như sau:

* Một cách định nghĩa, đôi khi được gọi là "lối theo chức năng", định nghĩa tôn giáo là bất cứ hệ thống tín ngưỡng và phong tục nào có chức năng đề cập đến những câu hỏi căn bản về đặc tính loài người, đạo đức, sự chết và sự tồn tại của thần thánh (nếu có). Định nghĩa rộng ngày bao gồm mọi hệ thống tín ngưỡng, kể cả những hệ thống không tin tưởng vào thần thánh nào, những hệ thống đơn thần, những hệ thống đa thần và những hệ thống không đề cập đến vấn đề này vì không có chứng cớ.

* Cách định nghĩa thứ hai, đôi khi được gọi là "lối theo hình thể", định nghĩa tôn giáo là bất cứ hệ thống tín ngưỡng nào xác nhận những điều không thể quan sát một cách khoa học được, và chỉ dựa vào chức trách hay kinh nghiệm với thần thánh. Nghĩa này hẹp hơn phân biệt "tôn giáo" với chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa nhân bản thế tục, thuyết vô thần, triết khách quan và thuyết bất khả tri, vì những hệ thống này không dựa vào chức trách hay kinh nghiệm nhưng dựa vào cách hiểu theo khoa học.

* Cách định nghĩa thứ ba, đôi khi được gọi là "lối theo chứng cớ vật chất", định nghĩa tôn giáo là những tín ngưỡng về nhân quả mà Occam's Razor loại trừ vì chúng chấp nhận những nguyên nhân quá phức tạp để giải thích những chứng cớ vật chất. Theo nghĩa này, những hệ thống không phải là tôn giáo là những hệ thống không tin tưởng vào những nguyên nhân phức tạp hơn cần thiết để giải thích những chứng cớ vật chất. Những người theo quan điểm này tự xưng là "bất tôn giáo", nhưng cũng có người tôn giáo nhìn nhận rằng "tín ngưỡng" và "khoa học" là hai cách hoàn toàn khác nhau để đi đến chân lý. Quan điểm này bị bác bỏ bởi những người xem rằng những giải thích siêu hình là cần thiết để giải thích các hiện tượng tự nhiên một cách căn bản.

* Cách định nghĩa thứ tư, đôi khi được gọi là "lối tổ chức", định nghĩa tôn giáo là các hội đoàn, tín ngưỡng, tổ chức, phong tục, và luật đạo đức chính thức của tất cả các tôn giáo chính có tổ chức. Nghĩa này đặt "tôn giáo" vào một vị trí trái ngược với "tinh thần", cho nên không bao gồm những luận điệu của "tinh thần" về việc tiếp xúc, phục vụ, hay tôn thờ thần thánh. Tuy nhiên, trong nghĩa này tôn giáo và tinh thần không cần phải "được cái này mất cái kia": một người sùng đạo có thể có tinh thần hay không tinh thần, và một người có tinh thần có thể có hay không sùng đạo. Theo tương tự, ta có thể xem "tôn giáo" như là than, củi, hay xăng, và "tinh thần" là ngọn lửa..

Hoặc cũng có người định nghĩa tôn giáo như sau:

Tôn giáo là một hệ thống có tổ chức chặt chẽ,có giáo điều,qui luật cụ thể,cùng sự quản lý của các chức sắc.Thể hiện bản sắc riêng của tôn giáo minh,còn tín ngưỡng chỉ là niền tin về một cái gì đó,không rõ ràng,nói chung là nó không chặt chẽ và mang tính ràng buộc như tôn giáo.

Nguồn: http://vn.answers.yahoo.com/question/index...08AAqNT9w

Hoặc trong bài viết của ông Thích Tâm Thiện thì dẫn chứng một số định nghĩa như sau:

- Từ điển Oxford ghi rằng : "Tôn giáo là hệ thống của niềm tin và sự tôn thờ, là sự trực nhận của con người về năng lực chế ngự siêu nhiên, đặc biệt là, về một ngôi vị Thượng đế có quyền uy được tuân phục, là kết quả của sự trực nhận như thế trong cách ứng xử ... (... System of faith and worship; human recognition of super human controlling powger and especially of a personal God entitled to obedience, effect of such recognition on conduct ete...)

- Carlyle thì cho rằng : "Tôn giáo là điều mà con người thực sự tin tưởng, thực sự ghi khắc trong lòng và hiểu biết chắc chắn, có liên quan đến các mối tương hệ sống còn của con người và vũ trụ u huyền này, cũng như bổn phận và định mệnh của con người trong vũ trụ". (The thing a man does practically to heart and knows for certain, concerning his vital relations to this mysterious universe and his duty and destiny therein).

- J.S Mill thì bảo rằng : "Yếu tính của tôn giáo là sự hướng dẫn một cách mạnh mẽ và nhiệt thành những cảm xúc và ước vọng hướng đến một đối tượng lý tưởng được xem là tuyệt hảo, là đỉnh cao tột cùng để vượt qua mọi đối tượng ích kỷ của dục vọng". (The essence of religion is the strong and earnest direction of the condition and desires towards an ideal object recognized as of the highest excellence, and as rightly paramount over all selfish objects of desire".

- Aldous Huxley thì cho rằng : "Tôn giáo là một hệ thống giáo dục mà qua đó con người có thể tự rèn luyện, trước hết là để tạo ra những thay đổi cần thiết trong bản thân con người và xã hội; rồi sau đó, để nâng cao ý thức nhằm kiến tạo những quan hệ thích đáng hơn giữa họ và vũ trụ mà họ là một thành phần". (Religion is, among many other things, a system of education, by means of which human beings may train themselves, first to make desirable changes in their own personalities and, at one remove, in society, and the second place, to heighten consciousness and so establish more adequate relations between themselves and the universe of which they are parts).

Nguồn: http://www.lotuspro.net/tongiao.html

Có rất nhiều định nghĩa tôn giáo khác. Nhưng đại loại tôi chỉ dẫn chứng những định nghĩa phổ biến, hoặc đáng chú ý và có thể được coi là tiêu chí để quán xét về một tôn giáo, từ đó so sánh với bộ môn Phong Thủy Đông phương.

Còn tiếp

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiếp theo

Căn cứ vào tất cả những định nghĩa tôn giáo như trên và đem so sánh với khoa phong thủy, chúng ta nhận thấy ngay rằng:

Khoa Phong Thủy Đông phương không hề "đáp ứng" được những "tiêu chuẩn" để nó được gọi là một thứ tôn giáo.

Bởi vì, các thầy phong thủy được tôn trọng trong suốt hàng ngàn năm đó, khi thực thi các phương pháp phong thủy, không bắt đầu từ việc gọi tên Đức Giáo chủ linh thiêng, hoặc một Đấng Toàn năng nào đó, mà bắt đầu từ cái ....la bàn, để xác định phương hướng tìm những dự kiện đầu vào khách quan cho phương pháp ứng dụng của môn Phong Thủy. Uy tín và tài năng của ông thày phong thủy không phải là do bất cứ một hệ thống thần linh nào quyết định cho con người được ứng dụng, mà chính là kết quả của việc ứng dụng đó như thế nào.

I - 2: Tín ngưỡng và phong thủy.

Hiện nay tôi chưa tìm thấy một định nghĩa phổ biến và được chính thức thừa nhận như thế nào là một tín ngưỡng. Bởi vậy tôi đành phải đưa ra một định nghĩa, một khái niệm về tín ngưỡng như sau:

Tín ngưỡng là một khái niệm miêu tả trạng thái tâm lý của một cá nhân hay cộng đồng người có một niềm tin với sự ngưỡng mộ một hình tượng, hoặc một hệ thống hình tượng tiêu biểu cho một giá trị tinh thần nào đó.

Như vậy, nếu định nghĩa này đúng thì cái gì cũng có thể trở thành một tín ngưỡng, nếu nó tạo ra cho cá nhân hoặc cộng đồng ngươì một sự ngưỡng mộ và tin vào một hình tượng nào đó. Nhỏ thì như cái cây, hòn đá, lớn thì là cả một hệ luận, hoặc một con người. Người ta có thể tín ngưỡng ngay cả tính thần khoa học. Nhưng, với định nghĩa này thì trước khi hình thành tín ngưỡng trong tâm lý một con người,hay một cộng đồng với một hình tượng, hay một hệ luận nào đó, hình tượng, hay hệ luận đó phải có tính thuyết phục để đạt đến niềm tin và sự ngưỡng mộ. Vậy để có sự tín ngưỡng vào khoa phong thủy thì nó phải có kết quả thuyết phục. Nếu nó không có một kết quả thuyết phục thì không thể có cơ sở tồn tại từ hàng ngàn năm quá và xuyên qua mọi không gian văn hóa với mọi chế độ chính trị trong lịch sử nhân loại.

Bởi vậy, ngay cả trong trường hợp Phong Thủy được coi là một thứ tín ngưỡng thì bản thân nó phải có hiệu quả thuyết phục - theo định nghĩa về tín ngưỡng đã trình bày ở trên. Tuy nhiên chúng tôi sẽ tiếp tục biện minh, nếu quí vị đưa ra một định nghĩa khác về tín ngưỡng để so sánh với khoa Phong Thủy Đông phương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói thật lòng, bác viết không ăn thua đâu vì bác không hiểu bọn khoa học nó nghĩ gì. Để khi nào cháu viết bài phản đối GS N.V.T. cho bác.

Kaka là dân nghiên cứu khoa học kỳ cựu, tìm cách mời được GS.NVT vào đây trao đổi...thì mới gọi là bản lãnh :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

THÔNG TIN THAM KHẢO

Trước đây, hầu hết những người Kito giáo ngoan đạo đều cho rằng Phong Thủy là một thứ tín ngưỡng nhảm nhỉ và rất khó thuyết phục họ làm phong thủy. Có một số người chủ gia có Đạo làm nhưng rất ngại đồng đạo họ biết được. Mặc dù tôi cũng cố gắng thuyết phục họ rằng Phong Thủy không phải là một tín ngưỡng hoặc một tôn giáo. Nó là một công cụ, một phương pháp và là sản phẩm của một học thuyết, nên bất cứ một tôn giáo, tín ngưỡng nào trên thế giới đều có thể sử đụng. Tôi dùng hình ảnh Binladel và Obama đều có thể dùng phong thủy, một phong thủy gia có thể vưa làm đền thờ phụng sự Đức Ala và chùa để thờ Đức Phật...

Hôm nay, một học viên Phong Thủy Lạc Việt đã thiết kế Phong Thủy cho một nhà Thờ Kito. Mục đích tìm chỗ để tro cốt những người đã khuất trong nhà thờ và hạn chế những rắc rối nội bộ.

Nội ngày mai, chúng tôi sẽ đưa thiết kế Phong thủy nhà thờ và phương pháp giải quyết của chúng tôi trong mục Trao đổi học thuật - Phong Thủy và đưa đường link vào đây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHỮNG KHÁI NIỆM KHÔNG RÕ RÀNG TRONG PHONG THỦY.

Trong Phong thủy - cũng như trong các phương pháp ứng dụng của Lý Học Đông phương nói chung, như Tử Vi, Bốc Dịch, Đông y....- có rất nhiều nếu không muốn nói là hầu hết nguyên tắc ứng dụng và những khái niệm rất mơ hồ. Người ta không biết căn cứ vào đâu để có phương pháp ứng dụng đó. Người ứng dụng gọi là các thày thì cứ nói như trong sách đã nói và ứng dụng có hiệu quả.

Nó có vẻ như không có một thực tại có thể kiểm chứng được cho những nguyên tắc và khái niệm liên quan đến nó, ngoại trừ tính hiệu quả của nó. Đây chính là yếu tố quan yếu nhất để các nhà khoa học cho rằng:

Không hề có cơ sở khoa học cho các phương pháp ứng dụng của Lý học Đông phương.

Nhưng nếu chúng ta đặt vấn đề:

Chúng ta đang đứng trước một bản vẽ về hệ thống thiết lập mạng điện trong một cao ốc và một tập tài liệu thuyết trình về tính tối ưu của người thiết lập mạng lưới điện này. Mà chúng ta không có kiến thức và khái niệm gì về điện cả thì chúng ta cũng thấy nó mơ hồ như tìm hiểu về các phương pháp ứng dụng trong lý học Đông phương.

Do đó, việc những khái niệm mơ hồ trong Lý học là cái chúng ta cần khám phá chứ không phải là luận cứ phản biện phủ nhận tính khoa học của nó. Lý học Đông phương mà cơ sở của nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành là một hệ thống lý thuyết phản ánh thực tại mà nó quan sát được và không phải thực tại. Bởi vậy việc xác định một lý thuyết được coi là khoa học phải căn cứ vào tiêu chí khoa học, chứ không thể vì chưa khám phá được thực tại đã nhận thức để làm nên lý thuyết đó.

Kính thưa ông Nguyễn Văn Tuấn và quí vị quan tâm.

Là người đứng ra tổ chức và chủ trì hội thảo "Tính khoa học trong phong thủy", tôi tự nhận thấy trách nhiệm của mình trước sự quan tâm phản biện của những nhà khoa học. Được sự quan tâm của ông thể hiện qua bài viết trên blog của mình, tôi cũng xin có những lời biện minh như đã trình bày.

Rất tiếc tôi không trực tiếp được trao đổi với ông. Nên chúng tôi trình bày công khai ở diễn đàn này. Nếu như có duyên được sự quan tâm của ông thì đó là một sự hân hạnh cho chúng tôi.

Xin cảm ơn ông và quí vị quan tâm .

Share this post


Link to post
Share on other sites

BÀI THAM KHẢO Kính thưa quí vị quan tâm.

Bài viết dưới đây của Thiên Đồng, một học viên có học lực trung bình khá trong lớp Phong Thủy Lạc Việt, đã làm giúp cho một nhà Thờ Kito giáo. Có thể Thiên Đồng làm đúng theo các tiêu chí phong thủy, hoặc có thể đưa ra những giải pháp sai. Nhưng vấn đề mà chúng tôi muốn trình bày ở đây là:

"Phong thủy không phải là một tôn giáo, hoặc tín ngưỡng".

Nó là một phương tiện và chúng tôi đã ứng dụng điều này cho nhà Chùa từ lâu và bây giờ là nhà Thờ. Vì những lý do tế nhị, chúng tôi không thể công bố địa chỉ của nhà thờ này. Nhưng với những nhà nghiên cứu thật sự và được sự đồng ý của Đức Giám Mục chúng tôi có thể trao địa chỉ để kiếm chứng.

Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

----------------------------------------------

Phong Thủy Lạc Việt và Nhà Thờ

Thiên Đồng.

Ghi lại sau một Phong thủy giúp cho nhà thờ T vào những ngày cuối năm Kỷ Sữu 23 tháng chạp năm Kỷ Sữu

Câu chuyện có nguyên do từ bốn tháng trước, đồng môn Phongphongthay than với tôi rằng con của anh đi học ở nhà trẻ nhưng sức khỏe của bé cũng như những trẻ khác đều không được tốt và anh cảm giác có sự khác lạ gì đó ở tại Trường mẩu giáo X về mặt phong thủy.

Vốn cũng thường gặp gỡ cô hiệu trưởng trường nên anh cũng đề cập về chuyện phong thủy. Cô M, hiệu trưởng trường, tỏ vẻ quan tâm và cho biết mặc dù cô là người đạo Công Giáo nhưng vẫn tin phong thủy là vấn đề khoa học. Được sự gợi mở, anh Phongphongthay, sắp xếp một cuộc hẹn cho tôi và anh gặp cô M để bày tỏ ý định muốn giúp nhà trường về mặt phong thủy nhằm cải thiện sức khỏe các bé. Cô M liền bày tỏ sự nhiệt tình muốn cải tạo theo phong thủy. Và tôi đã đưa ra các phương án cải tạo, cô M triệt để làm theo ngoài mong đợi của tôi.

Kết quả như ý, chỉ sau hơn 3, tuần các trẻ đều ổn định được sức khỏe rỏ rệt, mạnh khỏe và năng động, hơn nữa công việc của nhà trường cũng trở nên ổn định hơn trước.

Từ hiệu quả này, cô M đã một lần nữa nhờ Thiên Đồng đến giúp Cha xứ nhà thờ T cải thiện về mặt phong thủy, sau khi đã thuyết phục Cha với bằng cớ hiệu quả phong thủy tại trường của mình.

Tôi gặp Cha trong sự hoan hỷ, đón tiếp giản dị của người tu, kẻ tục. Qua câu chuyện tôi hiểu mục đích của việc cải tạo theo phong thủy nhằm một là cải thiện sức khỏe cho Cha Sứ, hai là sự bình an và ba là giải quyết về một vấn đề hơi nhạy cảm về tâm linh, đó là di chuyển nhà thờ hài cốt đến nơi mới sao cho thích hợp và an lạc.

Theo lời cha thuật, các đời cha sứ đến đảm nhiệm ngôi nhà thờ này đều không được an lạc, luôn có chuyện bất thường xảy ra và các cha đều bị bệnh hoạn đau yếu, cũng như hiện nay Cha đang bị bệnh về tim mạch và huyết áp. Sau lời thuật như lời trần tình, tôi xem sơ đồ mảnh đất do Cha đưa, ngạc nhiên thay, rỏ ràng mảnh đất mang hình con dao phay và theo đúng quan niệm “Hình Lý Khí” thì chính hình thể đất là nguyên nhân cho cớ sự. Tuy mảnh đất đều có sổ đỏ sổ hồng, nhưng sự bất an luôn thường trực.

Vậy là kế hoạch cải tạo theo phong thủy được vạch ra và “tổng đạo diễn” cũng như ngươi trực tiếp đưa tay chỉ việc, hướng dẫn thực hiện là cô M, được Thiên Đồng chỉ định và Cha xứ tinh tưởng giao “trong trách” cho, góp phúc thiện cho nhà thờ. Bởi, một mặt cô M đã có kinh nghiệm trong việc chỉnh sửa tại trường của cô, mặt khác cũng thể hiện phong thủy không phải là bùa chú, cúng kiến, hay lễ nghi tôn giáo phải do các thầy “thổi phù phù”, mà ngược lại, vấn đề ở đây đơn thuần chỉ là kiến trúc mà thôi.

Tuy vậy, về phương diện “cộng đồng xã hội”, việc chỉnh sửa vài chổ trong nhà thờ cũng cần phải mang “lý do hợp lý” và có nhiều sự hạn chế, vì vậy việc thực hiện cũng rất nhẹ nhàng và có những vấn đề như chuyển hướng bếp, cải tạọ phòng ốc phải được sự đồng ý của “ý kiến chung” và phải có “lý do hợp lý” nên vài ý định không thực hiện được, cho nên chỉ giới giới hạn trong việc có thể và rất “kín kẻ”.

Mặt khác, một lý do khách cũng gây khó khăn cho việc cải tạo sửa chữa nhà thờ là tài chánh. Khi đi quan sát một vòng nhà thờ, Thiên Đồng hỏi Cha:

- Có phải sự đóng góp về tài chánh của giáo dân ở đây rất nghèo và giáo dân đến với nhà thờ cũng ít, mặc dầu nhà thờ tọa lạc nơi thành phố dân cư đông đúc, dân cư xung quanh cũng khá giả?

Cha xác định: “Đúng vậy!”.

Posted Image

Phân tích địa thế Nhà Thờ

Nhà thờ được hướng Phúc Đức trạch theo trục Càn Khôn, Tây tứ trạch, theo Phong thủy Lạc Việt. Cha xứ mạng Khôn cũng chuẩn trạch Phúc Đức. Tuy nhiên Càn cung bị khuyết hãm, do trên thực tế từ cổng vào đến cửa nhà thờ đã trở thanh lối đi chung của khu phố, do vậy Càn cung bị khuyết, chứng tỏ sự ủng hộ hay trợ giúp của giáo dân hay những mạnh thường quân cũng như sự nâng đỡ của các Cha bề trên đối với nhà thờ rất kém.

Hình thể của mảnh đất một cách vô tình đã tạo thành hình con dao phay, do vậy theo quan niệm “Hình nào khí đó” thì tính sát của con dao phay này đã và đang phát tác rất mạnh, vì vậy mà các đời Cha xứ đảm nhiệm ở đây đều vướng phải những chuyện không hay về tinh thần cũng như sức khỏe. Thêm nữa con dao phay này lại thêm một cán ở hông, tức hẽm hông, theo như Cha xứ cho biết thì đây cũng là một lối đi chính của giáo dân khi viếng lễ nhà thờ, tạo cho thế đất thêm phần xấu.

Do vậy nhiều chuyện rối rấm là hợp lẽ. Ngoài ra, đất có hẽm hông đâm vào là chủ về việc dễ dính dán chuyện thị phi, quan sự hay kẻ tiểu nhân ám hại, có thể chính lẽ đó mà tuy nhà thờ có sổ hồng sổ đỏ nhưng vẫn vướng chuyện không yên.

Khởi thủy khu đất có hình như trên ,nhưng dân cư phát triển đất đai thu hẹp lại, nhà thờ đành chừa một khoản sân làm lối đi chung cho khu phố để vào con hẻm bên hông tay Long của nhà thờ và vòng ra sau hậu sơn. Chính bởi cách này mà khu vực nhà thờ bị thoái khí qua con hẻm bên tay Long. Và cũng lại thêm con hẽm hong chọc nách nhà thờ cũng là một yếu làm thoái khí một lần nữa, từ lý do này mà Thiên Đồng xác định số lượng giáo dân ở đây không đông đúc và về mặt tài chánh cũng như quyên góp của giáo dân đều “bèo”, như đã khẳng định, bởi dương khí vận chuyển vào nhà thờ đều thoái đi hết qua các lối này.

Toàn thể khu đất được thế nghiêng Càn Khôn nên được cách Phúc Đức theo Bát Trạch Lạc Việt, do vậy toàn khu đất xét trên mặt trệt, mặt sàn sẽ là thừa khí Phúc Đức Vũ Khúc Dương Kim tinh, theo quy luật Lạc Việt Bát Biến Phiên Tinh, khi lấy sơn phối hướng, bởi do tính chất công sở công cộng của công trình. Theo lẽ đó, tầng lầu một của công trình thừa khí Lục Sát Văn Khúc Thủy Tinh và tầng lầu 2 của nhà thờ là Sinh Khí Tham Lang Dương Mộc Tinh quản lý, vì vậy công trình nhìn chung được cách “Thượng hạ cát tinh, Phúc Đức bát trạch”, tuy nhiên về mặt Phiên Tinh tầng sàn từ ngoài vào tới hậu sơn thì không được tốt, bởi khu vực nhà nguyện và nhà việc là khối công trình liền kề thừa hưởng Hung tinh Ngũ Quỷ Liêm Trinh Dương Hỏa tinh tọa thủ, chủ hại chuyện phiền toái bất ổn và tai ương.

Posted Image

Cải tạo nhà thờ theo Phong Thủy Lạc Việt.

Do nhà thờ có hạn chế về mặt điều kiện khách quan nên các phương án cải tạo đưa ra cũng rất hạn chế. Về mặt xã hội thì việc sửa chửa phải sắp xếp bằng việc “ngụy trang kiểu…nhà thờ” sao cho bàng quan chỉ nhận biết đó là việc sửa chửa vụn vặt bình thường về mặt kiến trúc hay ý thích thẩm mỹ và về mặt tài chánh thì hạn chế mức thấp nhất trong kinh phí eo hẹp của một nhà thờ khó khăn. Do vậy các phương án đập phá, xây dựng hay thiết kế thêm đều không khả thi mà chỉ thực hiện 3 mục đích chính là sức khỏe Cha xứ được khá hơn, nhà thờ không bị xáo trộn nữa và chọn vị trí thích hợp để an vị nơi lưu hài cốt của giáo dân cho an ổn về mặt tâm linh.

Đầu tiên, ưu tiên cho việc ổn định sức khỏe Cha xứ, Thiên Đồng cho điều chỉnh lại dòng khí vào nơi Cha ở và làm việc bằng các biện pháp chận các ngạch nơi thích hợp. Việc này khá đơn giản và không ai nhận ra rằng nhà thờ làm…phong thủy.

Tiếp đến Thiên Đồng đưa ra một giải pháp bịt và bán đi phần đất hẽm hông nhà thờ. Nhưng chủ ý này không được vì theo Cha, đó là lối vào thường xuyên của giáo dân khi đi lễ nhà thờ và việc bán bỏ đi một phần đất công thì vượt quá khả năng trách nhiệm trong công việc nên ý định này là không khả thi. Do vậy Thiên Đồng đành sự dụng biện pháp khác nhằm tránh thoái khí.

Để an ổn về chuyện nhà thờ, Thiên Đồng cho dùng cách án sát, gọi là “Tam sơn án sát đao”.

Cuối cùng là chọn vị trí thích hợp để là nơi lưu hủ cốt của giáo dân. Việc này là phần quan tâm và lo lắng nhất của Cha vì liên quan đến mặt tâm linh mà Cha lại không muốn có chuyện chẳng lành.

Đầu tiên tôi nghĩ đến việc di dới đến vị trí khu nhà việc, nhưng khi hỏi lại với Sư Phụ Thiên Sứ thì Sư Phụ bảo nơi ấy không được. Bởi vậy Thiên Đồng chọn phương án khác, cả đôi bề là không cần phải cơi nới hay xây mới gì thêm chỉ cần chuyển đến đó là gọn ghẽ.

Vậy là các phương án đều đơn giản, kinh tế và ổn thỏa, riêng phần bếp cũng quan trọng, Thiên Đồng có gợi ý nhưng ý định không thực hiện được vì lại vướng đến chuyện phải hội ý trong nội bộ nhà thờ, vậy là thôi.

Qua việc được may mắn tư vấn giải pháp phong thủy cho nhà thờ, có thể nói đây là việc ít có, Thiên Đồng nhận thấy rằng Phong thủy là một yếu tố độc lập đứng ngoài các niềm tin và tôn giáo, bởi yếu tố phong thủy là sự phản ánh thực tại khách quan tương tác trong vũ trụ với tính quy luật của nó, nằm ngoài ý thức chủ quan của con người và ngoài cả ý thức của thượng Đế, nếu có. Điều này đủ để nhận biết tính khoa học của phong thủy trong hiệu quả tương tác thường hằng của nó, dù muốn hay không. Và tiêu chí để xác định vấn đề là khoa học thì lý thuyết xác định cho vấn đề đó phải có tính khách quan, tính quy luật, có thể giải thích mọi hiện tượng liên quan và có khả năng tiên tri thì Phong Thủy Lạc Việt thỏa mãn hoàn toàn tiêu chí này.

Thiên Đồng

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites