amouruniversel

DÙng LỤc NhÂm GiẢi ĐoÁn ĐiỀm NhẬt ThỰc

34 bài viết trong chủ đề này

Chào Amouruniversel,

Trình Thiên văn được phổ cập như bây giờ, thật là tiện ích.

- Bài viết #2, tôi có viết - lấy cơ sở từ Nguyệt lệnh và Nguyệt tướng,

Bạn giải thích và viết:

Nguyệt tướng: Thời gian xác định vị trí của mặt trời ở cung nào thì cung đó là Nguyệt tướng:

- Cung Sửu: Capricornus - Con Dê (22/12-20/1);

- Cung Tý: Aquarius - Người Mang Nước (21/1-19/2);

- Cung Hợi: Pisces - Song Ngư (20/2-20/3).

- Cung Tuất: Aries - Cừu Đực (21/3-20/4)

- Cung Dậu: Taurus - Bò Đực (21/4-21/5);

- Cung Thân: Gemini - Song Sinh (22/5-21/6);

- Cung Mùi: Cancer - Con Cua (22/6-23/7);

- Cung Ngọ: Leo - Sư Tử (24/7-23/8);

- Cung Tị: Virgo - Xử Nữ (24/8-23/9);

- Cung Thìn: Libra - Thiên Bình (24/9-23/10);

- Cung Mão: Scorpio - Bọ Cạp (24/10-22/11);

- Cung Dần: Sagittarius - Nhân Mã (23/11-21/12);

- Bạn viết: Trong môn thiên văn chia tinh cầu (bầu trời đối với trái đất) ra làm 12 cung, đồng thời quả đất cũng được chia ra 12 cung (Tý - Sửu - Dần - Mão - Thìn - Tị - Ngọ - Mùi - Thân - Dậu - Tuất - Hợi)

- Nguyệt kiến: theo Hiệp kỷ biện phương thư thì "người cổ đại theo mặt đất phân thành 12 phương vị, sử dụng 12 địa chi để biểu thị sự phân biệt (thời gian)..

1. Theo như tôi hiểu, thì 12 cung: từ Tý --> Hợi là 12 phương của Hoàng đạo - nhị thập bát tứ, chỉ rõ sự vận hành liên tục của mặt Trời trong Trời (khái niệm cổ). Từ đây, người xưa lấy làm căn cứ đối ứng với trái Đất, do vậy mà cũng chia trái đất tương ứng theo

2. Tôi chi tập trung tìm hiểu: tại sao ? Cơ sở nào lại dùng Nguyệt tướng ? Mà không dùng Nguyệt lệnh !. Mặt Trăng chỉ có một, vậy thì "lệnh" và "tướng" phản ánh cho chúng ta biết điều gì đây ?

Hà Uyên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

[2. Tôi chi tập trung tìm hiểu: tại sao ? Cơ sở nào lại dùng Nguyệt tướng ? Mà không dùng Nguyệt lệnh !. Mặt Trăng chỉ có một, vậy thì "lệnh" và "tướng" phản ánh cho chúng ta biết điều gì đây ?]

Thú thực với bác, cháu cũng không biết tại sao. Nhưng khoa học ngày nay hay nói "Hệ mặt trời" chứ không ai nói "Hệ mặt trăng", vả lại Nguyệt lệnh được lập dựa vào hướng của đuôi sao Bắc đẩu chỉ vào cung hoàng đạo nào, chứ không phải là mặt trăng? (phần này cháu không rõ lắm, mong các cao thủ biết thiên văn chỉ giáo cho). Ngoài ra, mặt trăng là vệ tinh của trái đất, trái đất là vệ tinh của mặt trời. Có lẽ vì vậy lấy mặt trời (Nguyệt tướng) làm chủ của quẻ cũng thể hiện điều này chăng?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa cụ Hà Uyên và amouruniversel, Nguyệt lênh là gì ? Nguyệt tướng là gì ? trạng lợn sẽ giải đáp cho Cụ và bạn.

Thân mến, chào bạn Trạng 5555,

Tôi rất vui, bạn cho ý kiến cùng trao đổi với nhau.

Hà Uyên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Chúng ta tạm thời bảo lưu: Lục Nhâm căn cứ vào Nguyệt tướng để định Tứ khóa, mà không phải là Nguyệt lệnh.

- Sách Âm Phù Kinh viết:

"Nhật Nguyệt hữu số, đại tiểu hữu định

Tự nhiên chi tĩnh, cố Thiên Địa vạn vật sinh"

Không hiểu tại sao Người xưa lại nhận thức: Tĩnh thì Trời cùng với Đất, và muôn vật được sinh (???)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa bác Hà Uyên,

Trong Âm phù kinh có giải thích, theo cháu hiểu đại ý là "Tự nhiên" được đề cập trong Âm phù kinh là "Đạo", mà Đạo thì là nơi sinh ra trời đất, mà đạo thì tĩnh, là gốc sinh ra trời đất chuyển vần (tức là động). Cháu hiểu như vậy không biết có đúng ý kinh chưa? mong bác giải thích cho.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa bác Hà Uyên,

Trong Âm phù kinh có giải thích, theo cháu hiểu đại ý là "Tự nhiên" được đề cập trong Âm phù kinh là "Đạo", mà Đạo thì là nơi sinh ra trời đất, mà đạo thì tĩnh, là gốc sinh ra trời đất chuyển vần (tức là động). Cháu hiểu như vậy không biết có đúng ý kinh chưa? mong bác giải thích cho.

Chào Amouruniversel,

Tôi cũng nhận thức và hiểu như bạn thôi, nhưng về trị số quẻ Dịch, thì thường lấy trị số Tĩnh để tìm hiểu quá trình sinh như người xưa đã nói.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đã có hiện tượng bất thường về thời tiết xảy ra:

http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/sukien/30450/

*************

Phi Tuấn

(TBKTSG Online) - Bà Lê Thị Xuân Lan, phó phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, chưa bao giờ thời tiết lại thay đổi bất thường trên diện rộng như hiện nay. Nhiệt độ đo được trên các vùng miền cả nước trung bình khoảng từ 35 độ trở lên, như ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh nhiệt độ từ 36 độ.

Ở miền Nam, khu vực Đồng Xoài ở Bình Phước, nhiệt độ ngày 25 tháng 2 năm 2010 đo được 37 độ C, còn khu vực Tây Ninh và Đồng Nai đều từ 35 đến 36 độ C. Riêng TPHCM, ngày 25 tháng 2 nhiệt độ đo được là 34,2 độ C, nhưng ngày hôm nay, đã lên tới hơn 35 độ C.

Theo bà Lan, hiện nay, chỉ mới cuối tháng 2, mà áp suất nóng phía tây đã bao trùm lên cả khu vực Đông Dương. Đây là một sự phát triển mạnh mẽ của áp thấp nóng phía tây khá đặc biệt, vì thông thường với dạng như vậy phải cuối tháng 3, còn năm nay diễn ra sớm hơn khoảng 1 tháng.

Áp thấp này khiến cho cả ba khu vực Bắc – Trung – Nam đều nóng, một hiện tượng bất thường về thời tiết. Trong hai ngày tới, thêm một áp cao từ lục địa Trung Quốc tràn tới, đẩy áp thấp nóng sâu về phía Nam, nên thời tiết của cả nước sẽ vẫn còn duy trì tình trạng nắng nóng, thậm chí còn tăng thêm 1 đến 2 độ C.

Nắng nóng sẽ gay gắt từ sáng đến chiều tối, với hơn 10 giờ chiếu sáng, và nhiệt độ tăng khoảng 36-37, có nơi cao hơn, độ ẩm sẽ giảm xuống, như ở miền Nam hiện chỉ còn 60 - 65%.

Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, trong những ngày tới, sẽ không có mưa trên diện rộng, nếu có thì cũng chỉ có vài cơn mưa rào nhanh, nhẹ, cục bộ, vì thế ở khu vực có mưa thời tiết chỉ thêm oi nồng hơn.

Đến cuối tháng 3, đầu tháng 4, cao điểm của nắng nóng, nhiệt độ sẽ còn tăng cao nữa, dự kiến khu vực TPHCM và các tỉnh lân cận nhiệt độ sẽ lên đến 38-39 độ, thậm chí có những ngày lên 40 độ. Nóng nhất sẽ là vùng từ Thanh Hóa, đến Quảng Trị, với nhiệt độ sẽ lên tới hơn 40 độ C, thậm chí 41, 42 độ C.

Diễn biến nắng nóng năm nay khác thường, vì trước đây, khoảng thời gian từ tháng 3 và tháng 4, hiện tượng nắng nóng, khô hạn và xâm nhập mặn chỉ xảy ra chủ yếu ở miền Nam, nhưng năm nay, chỉ mới tháng 2 cả nước đều đã chịu ảnh hưởng.

Miền Bắc sau đợt rét lại là đợt nắng nóng, và hiện đang gánh chịu cơn hạn, khi nước sông Hồng gần như trơ đáy, và sẽ chịu sự xâm nhập mặn khi triều cường dâng lên.

Miền Trung, tháng sau tết thường có thời tiết dễ chịu, có mưa và trời mát dịu, không khô hạn, nhưng năm nay mùa khô đã đến sớm và trời nắng nóng. Nhưng năm nay, mới tháng 3 nhiệt độ đã 36 độ C, vì thế cao điểm mùa khô hạn tháng 7 và 8 nhiệt độ ở đây sẽ lên đến hơn 40 độ C và phải đối mặt với nguy cơ cháy rừng và đại hạn.

Điều khác thường nữa là khi miền Bắc đón đợt rét, thời tiết miền Nam thường dịu mát, nhưng số liệu ghi nhận thời gian qua, hiện tượng này không xảy ra theo quy luật, mà miền Bắc chịu rét trong khi thời tiết miền Nam vẫn nóng.

Sự bất thường của thời tiết, theo bà Lan, là do biến đổi khí hậu, vì kỳ El Nino này chỉ ở cường độ trung bình, không mạnh như những kỳ trước đây vào các năm 1982-83, 1991-92 và 1997-98.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thời tiết VN 2010 rất nhiều biến động!

Các nhà khoa học cảnh báo, năm 2010 nắng nóng bất thường, mưa trái mùa, bão lũ đến sớm… có thể diễn ra với cường độ mạnh và tính dị thường thể hiện rất rõ.

Sự “đỏng đảnh” của thời tiết thể hiện rõ nhất vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán vừa qua. Đáng ra, vào thời điểm này, nền nhiệt độ ở các tỉnh khu vực Bắc và Trung bộ rét hoặc rét đậm, nhưng nắng nóng như mùa hè đã diễn ra, thậm chí kéo dài gần 10 ngày.

Năm của thời tiết dị thường

Tình hình thời tiết trong thời gian này khá đúng với nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đưa ra khi thống kê số liệu quan trắc. Theo đó, các chuyên gia nhận định, nền nhiệt độ năm 2010 vẫn duy trì ở mức cao hơn trung bình nhiều năm 1 - 2 độ C. Tiến sĩ Nguyễn Lan Châu, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, giải thích: do thời tiết của Việt Nam bị ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên sẽ nóng và ít mưa hơn. Cụ thể, nhiệt độ trung bình tháng 2 năm nay cao hơn, mưa ít hơn so với trung bình nhiều năm và ít rét đậm hơn mọi năm (hầu như tháng 2/2010 không có đợt rét đậm nào cả, trong khi thời điểm này các năm trước có 1 - 2 đợt rét đậm).

Ảnh: Biến đổi khí hậu khiến thời tiết trở nên thất thường.

Tiến sĩ Nguyễn Lan Châu cho biết thêm, nhận định thời tiết của các nhà khoa học Việt Nam khá tương đồng với một số trung tâm khí tượng thủy văn thế giới. Nếu như nhận định này đúng thì năm 2010 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử thế giới. Nhiệt độ trung bình trong những năm tới sẽ cao hơn nhiệt độ của năm 1998 - năm nóng nhất trong lịch sử thế giới cho tới thời điểm này. Tuy nhiên, các đợt nắng nóng ở Việt Nam không kéo dài, ít gay gắt, chủ yếu xảy ra cục bộ, nhưng nhiệt độ lại cao (nhiệt độ cao nhất trong các đợt nắng nóng năm 2009 là 40,4 độ C, xảy ra ở Hương Khê, Hà Tĩnh, nhưng năm 2010 nhiệt độ có thể đạt tới 41 - 42 độ C).

Trong Diễn đàn nhận định khí hậu mùa lần 2 được tổ chức tại Hà Nội cuối tháng 1/2010, nhiều nhà khoa học cho biết năm 2010 sẽ chứng kiến thời tiết dị thường. Nhận định này đúng khi mở đầu năm 2010 bằng hàng loạt hiện tượng thời tiết hiếm gặp: áp thấp nhiệt đới xuất hiện ở Nam bộ vào 18/1 (mùa bão ở Nam bộ thường kết thúc cuối tháng 11 hằng năm), đợt mưa to kéo dài từ 19 - 21/1/2010 (thông thường vào tháng 1/2010, lượng mưa ở Hà Nội chỉ đạt từ 18 - 20mm), nắng nóng bất thường dịp giáp Tết…

Thiếu nước và khô hạn nghiêm trọng

Giáo sư Lê Đình Quang, Trung tâm Nghiên cứu khí tượng thủy văn và môi trường - Liên hiệp các Hội KH&KT VN - bình luận: Sự bất thường của thời tiết năm nào cũng xảy ra và gặp nhiều nơi trên thế giới, không riêng gì Việt Nam. Trước đây, những biến động này thường nhỏ và diễn ra rất nhanh nên người dân ít cảm nhận được. Nhưng đầu năm 2010, việc có mùa hè giữa mùa đông là dấu hiệu rõ nhất về biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, các tháng trong vụ Đông - Xuân năm nay thời kỳ El Nino hoạt động mạnh, khô hạn và thiếu nước chắc chắn xảy ra. Các nhà khoa học cho biết, từ tháng 2 - 4.2010, dòng chảy trên các sông từ thượng lưu cho tới hạ lưu tiếp tục ở mức rất thấp và thấp hơn trung bình nhiều năm từ 45 - 70%. Dòng chảy trung bình trên sông Hồng tại Hà Nội từ tháng 2 - 4 ở mức 450 - 500 m3/s (bằng một nửa so với trung bình nhiều năm).

Tình trạng này cũng xuất hiện tại Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Các chuyên gia cảnh báo từ nay tới tháng 4 – 5.2010 tiếp tục đề phòng tình trạng khô hạn trên diện rộng ở Bắc Bộ và hiện tượng xâm nhập mặn ở Nam Bộ.

Theo www.baodatviet.vn

http://www.nchmf.gov.vn/website/vi-VN/43/4/Default.aspx#

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vừa rồi Amour có nghe thông tin từ một đối tác người Malay (chuyên làm dự án xây dựng, phần landscape) cho biết rằng Quỹ dự trữ của Việt Nam bị thâm hụt trong quý đầu năm 3/4, từ 48 ngàn tỷ giờ chỉ còn 18 ngàn tỷ. Nguyên nhân do bán phá giá hoặc chênh lệnh tỷ giá giữa VND và các đồng ngoại tệ mạnh + lạm phát tăng cao. Ai biết về thông tin này xin xác minh giùm, nếu đúng thì quẻ "Không tài" cách trong topic này đã ứng.

Share this post


Link to post
Share on other sites