wildlavender

Cây Thuốc Dùng Khi đi Dã Ngoại

1 bài viết trong chủ đề này

Cây thuốc dùng khi đi dã ngoại

Posted Image

(TNTT&GT) Trong hành lý của chuyến đi dã ngoại luôn có các loại tân dược, nhưng ít ai biết rằng tại các vùng rừng núi, miền quê xa xôi cũng có những cây thuốc mọc hoang nhưng có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. - Khi đóng trại ở ven suối, phụ nữ thường ngại xuống suối tắm vì nguồn nước không đảm bảo. Tại các suối rừng như Nam Cát Tiên và một số nơi khác có mọc cây bồ kết, bưởi rừng, hương nhu có thể dùng làm "xà bông" gội đầu vừa rẻ vừa đen tóc.

- Bị rắn, rít, vắt cắn máu ra nhiều, tìm cây cỏ mực, cỏ đuôi chồn (cỏ nến - thảo dược hương hồ thảo), cỏ mồng gà (tiên kê thảo) giã nhỏ hoặc nhai nát lấy xác rịt vết thương, nuốt nước.

- Bị rắn chàm quạp, cạp nong hay lương điển (dưới suối) cắn, bứt lá vông vang (như vông gói nem, lá nhỏ hơn), cà dược hoa trắng, cỏ bạc đầu nhai tuốt nước, xác đắp chặt vết thương. Lưu ý, trước khi rịt thuốc phải lấy vải làm ga-rô chặn nọc độc.

- Nếu bị kiết lị, đau bụng, hái lá sầu đâu rừng, lá và trái ổi non rừng, lá sim tím (ảnh) nhai sống, sau 10 phút sẽ cầm.

- Tắm nhầm suối nước độc, ngứa ngáy, nổi mề đay, hái từ 10 – 15 lá phù dung (vừa già), ké hoa vàng, hoặc cửu tiên thảo (dây lá giác rừng) chà xát lên các chỗ ngứa, nổi mẩn, 5 phút sau sẽ dứt. Nếu có nghệ dại nở hoa, hái hoa thoa vào chỗ ngứa cũng hiệu quả.

- Cuối cùng, để phòng ngừa muỗi rừng đốt dẫn tới bị sốt rét, tìm loại chùm gửi tên bướm bạc (bạch kim điệp) nấu với nước mang theo sẽ cho loại trà thơm có vị chát tính ấm, vừa giải khát, vừa phòng bệnh hiệu quả.

Đông y sĩ Kiều Bá Long

nguồn thanhnienonline

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay