Thiên Sứ

NGHIỆP CHƯỚNG

481 bài viết trong chủ đề này

Đọc sầu quá sư phụ ơi B) , đúng lúc con lại đang chán đời .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc sầu quá sư phụ ơi B) , đúng lúc con lại đang chán đời .

Jimsy cũng qưỡn (Rảnh rỗi/ tiềng đồng bằng Nam Bộ) nhỉ. Vào đây xem cái này nè.

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...uong/t1301.html

* Thực ra không phải chỉ vì chồng hai tô đồ ăn bỏ đi trước mặt một người đói mà đã tạo nghiệp lớn như vậy: Cả một đời gian khổ.

Cái chính là nghiệp nặng quá thể hiện ra ở hành vi ấy.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa chú Thiên Sứ và các hội viên, con cũng mới đến với những trang lý học nên chưa hiểu và chiêm nghiệm được nhiều, nhưng con cũng đã đọc một số tài liệu về nhân quả và tạo nghiệp, có những lúc con rất tin vào những lý luận ấy, nhưng khi gặp một số người mà cả đời họ luôn giúp đỡ người khác, chan hòa, nhân hậu nhưng cũng không tránh khỏi những buồn khổ trong cuộc sống, phải chăng như chú nói về câu "đời cha ăn mặn, đời con khát nước" nên tuy họ tạo nghiệp tốt, tâm tốt nhưng chưa đủ trả nghiệp nên như vậy?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa chú Thiên Sứ và các hội viên, con cũng mới đến với những trang lý học nên chưa hiểu và chiêm nghiệm được nhiều, nhưng con cũng đã đọc một số tài liệu về nhân quả và tạo nghiệp, có những lúc con rất tin vào những lý luận ấy, nhưng khi gặp một số người mà cả đời họ luôn giúp đỡ người khác, chan hòa, nhân hậu nhưng cũng không tránh khỏi những buồn khổ trong cuộc sống, phải chăng như chú nói về câu "đời cha ăn mặn, đời con khát nước" nên tuy họ tạo nghiệp tốt, tâm tốt nhưng chưa đủ trả nghiệp nên như vậy?

Làm phước giúp người là một hành vi tốt. Nhưng nghiệp quả lại là một chuyện khác khí con người không tự nhận thức mình.

Tôi xin kể một câu chuyện trong Kinh Thánh như sau:

Có một người đàn bà phạm tội ngoại tình và bị xử tử bằng cách ném đá cho đến chết. (Tất nhiên đây là một tôi thuộc phạm trù đạo đức theo quan niệm thời bấy giờ và bị mọi người căm ghét, ghê tởm). Chúa Giê Su đi qua và người đàn bà này cầu xin Chúa cứu mạng. Chúa bèn nói: "Ai là người nhận thấy mình hoàn toàn trong sạch thì hãy ném viên đá đầu tiên". Đám đông chựng lại rồi từ từ tản ra. Người đàn bà thoát chết.

Chúng ta thấy gì trong câu chuyện này? Đám đông phẫn nộ và nhân danh đạo đức kia có biết rằng họ phạm một tội còn lớn hơn là - giết người. Phải chăng Chúa không đạo đức bằng những người nhân danh đạo đức kia?

Tương tự như vậy, chúng ta đặt vấn đề rằng: Đám đông ném đá kia, cũng có rất nhiều người thực tâm tin rằng những viên đá của họ nhân danh đạo đức. Và họ cũng sẽ không hiểu tại sao cuộc đời đôi khi lại phi lý với họ. Cũng có thể họ đã từng làm phước và cũng nghĩ như vấn đề mà NVA đặt ra. Viết những dòng này ở thời hiện đại - có thể có người nghĩ rằng: Tôi làm phước mà chưa hề ném đá tại sao tôi lại vẫn vất vả?

Vậy chúng ta thử giả thiết một trường hợp: Có một cô gái điếm muốn xin đi làm. Không nơi nào nhận cô ta cả - nhân danh đạo đức. Cô ta phải quay lại nghề cũ và mọii người "Ồ" lên mà chứng tỏ rằng họ đã đúng khi không nhận cô ta. Cô ta mắc SiDa và chết. Phải chăng chính sự nghiệt ngã đã giết người? Và rất có thể trong số những người "đạo đức " nghiệt ngã nhưng thiếu nhân bản ấy , cũng không ít người làm phước.

10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bà ăn chay vào rằm và mùng một, bà chỉ buôn bán và chẳng hề lừa dối ai bao giờ. Đôi khi bà cũng cúng dường và làm công quả. Bà giàu có và sống tiết kiệm, không xa hoa. Nhưng có một lần, đã trưa lắm rồi, tiếng còi tan tầm của thành phố đã hú lên. Một người nhà quê, ăn mặc lam lũ dừng quang gánh trước của hiệu của bà. Với vẻ mặt thiểu não, cô cất tiếng chào mời: "Bà ơi! Bà mua giúp cháu mấy mớ rau muống!". Bà nhìn cả nửa gánh rau còn xếp lớp trên quang gánh có vẻ ái ngại: "Bao nhiêu một mớ, rẻ thì tôi mua?". "Cháu chẳng dám nói thách bà. Bà mua cho cháu. một hào một mớ. Chợ ế quá! Đang ra cháu phải bán hai hào". Bà lắc đầu: "Trưa rồi! Tôi mua giúp cô thôi. Hào rưởi ba mớ. Cô bán tôi mua". "Bà trả rẻ quá! Tội nghiệp cháu'. Cô hàng rau nét mặt thiểu não lại gánh gánh rau đi. Nhưng được vài bước cô quay lại năn nỉ: "Thôi cháu cũng bán cho bà. Bà mua giúp cháu". Cô hạ gánh rau xuống đếm ba mớ rau đưa cho bà. Bà đưa hai hào bảo trả lại tiền cho bà. Cô hàng rau nét mặt buồn rầu, tháo ruột tượng lần tay lấy tiền trả lại. "Bà ơi, bà cho cháu hai hào" "Không". Cô hàng rau, trả lại bà năm xu rồi gánh rau đi, nét mặt đầy đau khổ.

Ngày ấy tôi còn bé lắm. Tôi chơi trước cửa hiệu của bà. Sau này, cái cửa hiệu ngày xưa mà bọn trẻ chúng tôi hay tụ tập chỉ thấy đóng cửa im ỉm. Tôi không tìm thấy ở đấy những hàng hóa chất đống và tỏa đi khắp chợ cùng quê nữa.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con cảm ơn chú Thiên Sứ đã giải đáp giùm con :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có một bài viết về nghiệp chướng rất hấp dẫn của ông Nguyễn Ngọc Ngạn cũng nói về nghiệp chướng ở bên tuvilyso.net do hiendde post lên. Nhưng tôi quay lại tìm mãi không biết câu chuyện nằm ở trang nào nên đành chịu. Câu chuyện có nội dung tóm tắt như sau:

Vào thời Tây có một tay phú ông giàu có miền quê, tranh cử ông nghị. Ông nghị khi lên phố chơi bời quen một cô đào rượu. Cô đào có mang và thất nghiệp, về tìm ông nghị xin cứu trợ. Ông nghị từ chối, cô đào uất ức tự tử. Hồn ma hai mẹ con ám ảnh ông này đến chết.

Xem câu chuyện này, người ta cảm giác ghê rợn và sợ tạo nghiệp. Nhưng làm cho con người tưởng rằng tạo nghiệp là phải làm một cái gì đó lớn lao, ghê rợn, như làm người ta chết oan, sát hại sinh linh..vv...Thực ra nghiệp chướng len lỏi trong cuộc đời đôi khi thể hiện bằng những hành động rất đơn giản, nhưng lại thể hiện bản chất của người mang nghiệp. Những câu chuyện tôi kể trên đây hoàn toàn có thật và nghiệp chướng đến với chúng ta đôi khi từ những hành vi tưởng chừng vô thưởng vô phát, nhưng cũng đủ nặng nề nếu chúng ta không kiểm soát được ý thức.

Tôi quen một đại gia nữ, có chồng nước ngoài. Trong làm ăn cô có với một đối tác quan trọng đồng hương với chồng. Đối tác này bị một bệnh nan y đe doa tính mạng và tất nhiên ảnh hướng lớn đến công việc làm ăn của cô ta. Để chữa khỏi bệnh cho ông này thày lang khuyên phải lấy gan một con ngựa trắng nấu thuốc mới khỏi bệnh. Cô ta đã lùng sục khắp nơi để tìm bằng được một con ngựa trắng. Cô ta mua con ngựa này với giá cao và nhờ người địa phương giết thị chỉ lấy lá gan cho người bệnh.

Nhưng sau đó cô hay nằm mơ thấy con ngựa trắng đứng ở sân vườn trước cửa nhà. Bị ám ảnh hoài, cô ta hỏi một vị thiền sư về nguyên nhân hóa giải. Nghe được câu truyện, vị thiền sư khuyên cô ta tạc tượng một con ngựa bằng đá trắng để trước cửa. Cô ta hoài nghi lời khuyên của vị thiền sư này, vì cô không cho rằng việc bỏ tiền ra mua một con ngựa với mục đích chữa bệnh cứu người lại có thể phiến phức đến thế, nên không làm. Vài tháng sau, cô ta bị chính người nước ngoài mà côp đã cất công cứu chữa lừa một mẻ lớn khiến lao đao gần như phá sản. Sau cú lừa đó, người này cũng chết và cô không còn hy vọng thu hồi được tiền. Sau đó cô mang nợ và suy sụp, chồng bỏ và cô phá sản. Đến bây giờ cô chỉ có hai bàn tay trắng và sống lay lứt trong sự ngờ vực của con người.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc các câu chuyện này của chú Thiên Sứ, cháu thấy nghèn nghẹn... cháu không dám mong mình và mọi người lúc làm được những điều đúng, điều tốt, nhưng mà chỉ ước gì mọi người sống có tâm với nhau hơn thì tốt chú nhỉ!

Cháu có chuyện này muốn nghe ý kiến chú.

Cháu vốn tốt, hay giúp đỡ mọi người nhưng có 1 vấn đề mà cháu thấy mình khá lạnh lùng, thờ ơ, đó là chuyện cho tiền người hành khất. Chẳng là trước kia cháu vẫn hay cho nhưng khi gặp nhiều đứa trẻ hành khất hư; lại có buổi sáng cách đây khoảng 10 năm, vào 1 ngày cháu rất mệt và có việc đi sớm mới qua hàng ăn bát phở (chứ mọi sáng đâu có tiền mà ăn) vậy mà thấy nhiều đứa trẻ hành khất này ngồi ăn, hỏi chị bán phở thì được biết sáng nào chúng cũng ra ăn phở như thế, rồi thì gặp nhiều chuyện người lừa chuyện nhỡ tàu nhỡ xe... sau nhiều lần như thế thì giờ gần như thấy người hành khất xin tiền là cháu bảo không có (mặc dù cháu không bao giờ tiếc giúp đỡ cả những người lạ khi chứng kiến người ta mắc kẹt). Cháu tự thấy về chuyện này mình cũng lạnh lùng quá, nhưng mà tại những chuyện kia làm mình cảm thấy không sẵn sàng.

Cháu còn trẻ, chưa có chiêm nghiệm nhiều nhưng những câu chuyện của chú làm cháu muốn sống thiện hơn nữa.

Cảm ơn chú nhiều!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc các câu chuyện này của chú Thiên Sứ, cháu thấy nghèn nghẹn... cháu không dám mong mình và mọi người lúc làm được những điều đúng, điều tốt, nhưng mà chỉ ước gì mọi người sống có tâm với nhau hơn thì tốt chú nhỉ!

Cháu có chuyện này muốn nghe ý kiến chú.

Cháu vốn tốt, hay giúp đỡ mọi người nhưng có 1 vấn đề mà cháu thấy mình khá lạnh lùng, thờ ơ, đó là chuyện cho tiền người hành khất. Chẳng là trước kia cháu vẫn hay cho nhưng khi gặp nhiều đứa trẻ hành khất hư; lại có buổi sáng cách đây khoảng 10 năm, vào 1 ngày cháu rất mệt và có việc đi sớm mới qua hàng ăn bát phở (chứ mọi sáng đâu có tiền mà ăn) vậy mà thấy nhiều đứa trẻ hành khất này ngồi ăn, hỏi chị bán phở thì được biết sáng nào chúng cũng ra ăn phở như thế, rồi thì gặp nhiều chuyện người lừa chuyện nhỡ tàu nhỡ xe... sau nhiều lần như thế thì giờ gần như thấy người hành khất xin tiền là cháu bảo không có (mặc dù cháu không bao giờ tiếc giúp đỡ cả những người lạ khi chứng kiến người ta mắc kẹt). Cháu tự thấy về chuyện này mình cũng lạnh lùng quá, nhưng mà tại những chuyện kia làm mình cảm thấy không sẵn sàng.

Cháu còn trẻ, chưa có chiêm nghiệm nhiều nhưng những câu chuyện của chú làm cháu muốn sống thiện hơn nữa.

Cảm ơn chú nhiều!

Vấn đề là do tâm mình có thấy xúc động trước cảnh khổ của đồng loại không mà thôi. Nếu thấy xúc động thì cứ cho. Không thì thôi. Chính chú cũng không phải lúc nào cũng cho ăn mày.

Việc làm thiện là việc của mình. Còn chuyện lừa đảo hay không là việc của họ. Nếu cho họ mà mình phải phá sản thì cấn cân nhắc xem có bị lừa hay không. Còn đây chỉ là chuyện bố thí. Nếu họ đóng kịch để lừa mình lấy vài ngàn đồng bạc thì chú nghĩ rằng chú đang trả tiền cho một kịch sĩ có tài đi diễn dạo.

Cuộc đời nhân thế có mấy mươi?

Sao đem thương nhớ vạch ngang trời.

Đúng sai gì thì cũng xin chỉ để chiêm nghiệm.

9 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mai thân mến

Ăn mày bây giờ hiếm khi làm cho người ta xuc động vì hầu hết ăn mày bây giờ đều có tổ chức rất chuyên nghiệp ,chuyện này báo chí đã đưa tin rất nhiều và bản thân tôi đã từng bị một nhóc lấy mũ quật cho vài cái vì ....chưa kịp cho tiền

Còn muốn thử lòng mình xem có lạnh lùng hay khong ,thỉnh thoảng mời bạn ghé chuyên mục "những mảnh đời cần cứu giúp "của diễn đàn bạn nhé

Thân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay đọc những câu chuyện có thật thế này tôi thấy sợ không dám nghĩ đến việc trả thù tay sếp vốn luôn có dã tâm hại mình mỗi khi có dịp. Nhiều lúc tôi đã tính chuyện ra tay trước để "tự cứu mình trước khi trời cứu", áp dụng "dĩ độc trị độc" nhưng giờ ngộ ra rằng sức người người thật nhỏ nhoi. Thuận theo lẽ trời, đạo người là cách tốt nhất, dù có hơi thụ động, thiệt thòi.

Vài lời suy ngẫm, mong các bác, đặc biệt là các vị cao tuổi post tiếp các câu chuyện xảy ra trên thực tế để mọi người có có dịp thực mục sở thị.

Xin cảm ơn

ĐT

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Tôi không muốn ăn óc khỉ. Thật ghê rợn và thương tâm. Tuy tôi vẫn múc một miếng nhỏ trong sự kêu la dãy chết của con vật. Nhưng tôi không ăn mà lén bỏ đi. Các anh tôi thì ăn ngon lành với bạn của họ. Sau này tất cả những người ăn óc khỉ hôm ấy , kẻ thương tật, kẻ phá sản, kẻ đi tù, vợ con tan nát". Anh trầm trầm vẻ hơi buồn nói với tôi. Câu chuyện chỉ nghe thoáng qua như vậy trong lúc trà dư tửu hậu.

Chúng tôi bàn sang chuyện Phong thủy nhà anh - lúc này anh kinh doanh có phần chựng lại và có nguy cơ phá sản - tôi khuyên anh nên bỏ cái hầm cầu đặt giữa nhà. Nhưng vợ anh nhất định không chịu. Bốn năm sau tôi gặp lại anh với một thân hình tiều tụy trong bộ quần áo sờn rách. Tôi không thể ngờ đây là một đại gia ngày xưa đã từng ra vào những nơi nhà hàng khách sạn sang trọng, sài tiền như rác.

"Nhà cửa tài sản của em phải bán hết để trả nợ rồi anh ạ. Em không đi tù là may"

Hình ảnh tiều tụy của anh khiến tôi nhớ lại câu chuyện ăn óc khỉ của anh ngày xưa. Anh không ăn, chỉ múc một miếng nhỏ rồi lén bỏ đi. Nhưng anh ngồi lạnh lùng chứng kiến những con người ăn tươi nuốt sống một con vật trong sự la hét kinh hoàng của nó. Có thể sự tàn ác và hậu quả này không hề có sự liên hệ với nhau. Nhưng thật là ấn tượng trong tôi.

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ viết:"Có thể sự tàn ác và hậu quả này không hề có sự liên hệ với nhau". Nhưng sự liên tưởng ấy làm cháu thấy rờn rợn. Vậy mình ăn thịt lợn, thịt bò, thịt chó, thịt dê... các loại thịt liệu có tạo nghiệp chướng. Cháu thấy người Tây họ rất sợ ăn thịt chó, thịt mèo vì đó là những con vật họ yêu quí. Như chú nói nếu thấy xúc động thì cho, còn không thì thôi. Vậy nếu mình yêu quí chúng thì đừng bao giờ ăn à ngược lại à chú??? :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ viết:"Có thể sự tàn ác và hậu quả này không hề có sự liên hệ với nhau". Nhưng sự liên tưởng ấy làm cháu thấy rờn rợn. Vậy mình ăn thịt lợn, thịt bò, thịt chó, thịt dê... các loại thịt liệu có tạo nghiệp chướng. Cháu thấy người Tây họ rất sợ ăn thịt chó, thịt mèo vì đó là những con vật họ yêu quí. Như chú nói nếu thấy xúc động thì cho, còn không thì thôi. Vậy nếu mình yêu quí chúng thì đừng bao giờ ăn à ngược lại à chú??? :D

Phật giáo bảo rằng CÓ ... thế nhưng bao nhiêu người tin?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đức Phật nói"

"Chiếc bao tử của con người là mồ chôn hàng vạn sinh linh".

Bởi vậy, nếu ăn chay được thì tốt. Nhưng bản thân chú nếu ăn chay trong một gia đình ăn mặn thì chú sẽ vì ý muốn gọi là thánh thiện 30% của chú mà làm khổ cho người nấu ăn cho chú. Vì họ phải nấu hai bếp. Nên chú chọn giải pháp mà chú gọi đùa là "Đờ mi (Demi) chay". Tức là chú chỉ ăn rau trong món rau cải xào thịt bò. Hi!

Chú thường nói: "Nếu ăn chay mà thành Phật thì con bò thành Phật lâu rồi". Cái này chỉ bớt nghiệp thôi.

Tổ Trúc Lâm nói: Vạn sự tùy duyên.

Dịch viết: "Quân tử tùy thời biến Dịch.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc những bài viết của chú, con thấy rằng hình như ai trong đời cũng có lần mắc lỗi (nghĩa là tạo mầm của nghiệp chướng) thế thì mình muốn hóa giải thì thế nào hả chú? Chịu đựng vì tôi làm tôi chịu? Ăn chay, làm việc thiện? Hay còn cách nào khác?

Chú nghĩ việc phá thai có tạo ra nghiệp chướng không ạ? Con nghĩ điều này là giết người còn ác hơn gấp nhiều lần mình giết hay ăn thịt con vật, mà VN mình thì đang dẫn đầu.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nội dung này hay quá cháu mong chú viết tiếp đi ạ. Đọc những bài thế này con người bớt đi cái ác và tin vào cái thiện của mình hơn chú ạ..

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc những bài viết của chú, con thấy rằng hình như ai trong đời cũng có lần mắc lỗi (nghĩa là tạo mầm của nghiệp chướng) thế thì mình muốn hóa giải thì thế nào hả chú? Chịu đựng vì tôi làm tôi chịu? Ăn chay, làm việc thiện? Hay còn cách nào khác?

Chú nghĩ việc phá thai có tạo ra nghiệp chướng không ạ? Con nghĩ điều này là giết người còn ác hơn gấp nhiều lần mình giết hay ăn thịt con vật, mà VN mình thì đang dẫn đầu.

Phá thai có tạo nghiệp chướng không? Mattroihong hãy lên Pleiku tìm nghĩa địa Đồng Nhi sẽ có câu trả lời.

Đức Phật nói:

Ác nghiệp như chén muối. Phước nghiệp như nước trong. Muối nhiều, nước ít thì mặn. Nước thật nhiều, muối thật ít thì nhạt.

Mattroihong hãy tự suy ngẫm.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu tôi nhớ không nhầm thì vào khoảng những năm 80, lâu quá tôi không nhớ chính xác thời gian. Anh ta là đại lý phân phối hãng phân Con Cò của cả tỉnh Bến Tre. Cơ sở của anh ở ngay bến sông. Ngày ấy loại như anh xếp vào hàng đại gia. Anh đi đâu cũng có người chở anh bằng honda. Như thế là oai lắm. Vì lúc ấy chưa ai có xe hơi để đi cả, người nghèo thì có xe đạp đi cũng may lắm rồi. Anh ta có hai vợ và điều độc đáo là họ là chị em ruột và đều yêu anh tha thiết. Hi.

Anh ta rất lạnh lùng, con người của công việc nên khá độc đoán. Anh không đếm xỉa gì tình cảm của những người xung quanh anh. Anh cũng không cần để ý tới điều đó. Có một lần, vợ cả anh ta mời tôi đến xem giúp tính duyên và phàn nàn về sự thờ ơ của chồng, do mối tình với em gái bà ta.Tôi khuyên bà ta nên sinh con vào năm đó (cũng rất gần thời gian tôi xem) thì sẽ đỡ hơn.

Khi anh ta đến tôi nhờ tư vấn, tôi thấy thần sắc anh lạnh lùng, độc đoán, dương khí rất vượng, âm khí suy kiệt người lại gầy gò ốm yếu. Tôi gieo quẻ giật mình: "Thôi chết rồi! Anh ta nguy mất!". Quẻ cho thấy cả anh và người lái xe hon da chở anh đều bị tai nạn. Tôi nói anh hãy thận trọng vào tháng đó, năm đó và giải pháp của tôi là hai người không nên đi chung xe, hy vọng anh ta thoát nạn.Tôi cẩn thận viết cho anh một miếng giấy để nhớ. Nhưng thực tâm tôi không hiểu sao thần sắc anh lại suy như vậy.

Đúng vào tháng đó, hai thày trò đi ngược chiều nhau và chính họ tông phải nhau ngay gần cầu 1 - 5 (Gần Ngân hàng phát triển nông thôn bây giờ). Anh ta lăn ra chết tại chỗ, còn người lái xe cho anh bị thương nặng. Thật là chuyện cực kỳ hi hữu. Ngày ấy, đường tuy không lớn, nhưng có thể coi là rất rộng với mật độ xe honda. Bản thân con đường đó cũng là con đường rộng ở t/x Bến Tre vào thời bấy giờ. Cái này thì tôi chịu, không thể ngờ được.

Trong đám ma, người nhà tìm được miếng giấy của tôi ghi lại. Người vợ cả đến tôi nhờ tư vấn cho tương lai của bà. Tôi cũng thắc mắc không hiểu sao anh ta lại chết khi bà nghe tôi sinh con đúng vào năm đó - theo cách hiểu của tôi thì anh ta không thể chết được? Bà ấy than phiền là khi bà ấy tâm sự với người thân về lời khuyên của tôi, nói thầy bảo sinh con năm đó sẽ bảo đảm được hạnh phúc thì người em gái bà cũng nghe được. Cô ta cũng sinh con đúng vào năm đó và sinh sau bà.

Tôi giải tỏa được thắc mắc của mình - đứa con của cô em khắc sát mẹ (Vì tuổi em khác tuổi chị) và đây mới chính là đứa út. Nhưng nghiệp chướng do chính anh tạo ra khi lấy cô em vợ của mình, không khắc phục được.

Nhân đây tôi cũng nhắc lại là: Trong luận tuổi Lạc Việt thì tối thiểu con phải hợp mẹ và khắc cha cũng không sao. Nhưng không nên có con khắc sát cha quá, hay trong nhà có các con đều khắc sát cha thì cũng không tốt. Cha sẽ giảm thọ. Ít nhất cũng nên có Thiên Can (Dương ) hợp cha.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi hai người cùng làm một hành động , họ sẽ không có cùng một nghiệp quả . Đức Phật so sánh việc tạo nghiệp ác của hai người với bỏ một muổng muối vào ly nước hay bỏ xuống sông hằng . Ly nước muối sẽ không uống được nhưng nước sông hằng có gì thay đổi đâu . Cũng thế, với người có cả một " dòng sông thiện " thì một hành đông sai trái cũng không ảnh hưởng nhiều . nhưng nếu ta chỉ có một " ly nước phúc " thì chỉ một hành động sai trái cũng đủ làm cay đắng cả cuộc đời . Vì ta không biết mình tạo tác ra những gì ở kiếp trước , tốt hơn hết là giả thuyết rằng phúc của ta chỉ đầy một ly nước . Đôi khi ta thường tự hỏi tại sao có những người làm bao điều ác mà vẫn sống hạnh phúc . Gia đình , tiền bạc , sức khỏe đều tốt lành. Tại sao họ không bị trừng phạt ? họ chưa bị trừng phạt đó thôi . họ sẽ lãnh những hâu quả của việc họ làm . Không có gì gọi là tai nạn hay may rủi .

Không có gì xảy ra ngẩu nhiên trong vũ trụ này . Trăng , sao , mặt trời - mọi việc đều đi theo một định luật . trái đất ta đang sông cũng thế . Nghiệp của ta cũng thế .

trích từ VÔ NGÃ VÔ ƯU (bestseller của Ni Sư AYYA KHEMA )

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Bác Thiên Sứ! Con xin nêu ra trường hợp của Ba con

Khi con chào đời là Ba chỉ còn có 1 chân thôi, Mẹ nói là Ba bị nghẽn tĩnh mạch, làm cho Ba đau nhức và phải cưa chân. Đến năm con 4 tuổi thì Ba lại cưa chân thứ 2, chưa tới gối, con vẫn còn nhớ rõ hình ảnh chân Ba bị bó bột và vẫn còn rớm máu, và những lần nhức nhói tiếp theo sau đó cũng làm cho chân Ba ngắn dần đi. Con còn nghe Mẹ kể có khi các ngón tay của Ba nhức quá và Ba đã tự lấy dao mà chặt đứt dần những ngón tay của mình. Cả mười ngón tay của Ba đều không còn. Và Ba luôn mang mặc cảm trong lòng, nên khi ở nhà có tiệc gì thì Ba đều vắng mặt cả.

Tuy nhiên Ba câu cá rất giỏi, cực giỏi, giám đốc, đại gia tình nguyện tới nhà, cõng ba trên lưng và đưa ra xe, đi các Tỉnh để học cách câu cá. Tuy nhiên Ba sống rất có tình, luôn luôn đối đãi tốt với những người cung quanh, câu được những con cá to thì trên đường về, chở con trên chiếc xe lăn mà Ba đã mang đi cho hết những con cá lớn, chỉ để lại cá nhỏ mang về cho Mẹ làm đồ ăn thôi.

Và đến khi Ba mất đi lại rất nhẹ nhàng, thanh thản, khách tới viếng lúc nào cũng đông và ai cũng đau lòng cả.

Điều con đang muốn hỏi Bác là có phải nghiệp của Ba con quá lớn và đã phải chịu sự đau đớn về mặt thể xác và tinh thần tột cùng như vậy hay không? Và có trường hợp nào mà chịu nghiệp trước rồi mới đạt được phước lành?

Mong Bác giải thích giùm con.

Chúc Bác vui, khỏe!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủy Tiên thân mến.

Về việc của Thủy Tiên bác đang suy ngẫm, bác chưa có kết luận gì nên chưa thể trình bày.

Nhưng Nghiệp Chướng là một quan niệm mà quan niệm đó có ý thức phản ánh qui luật của tự nhiên - còn nó đúng hay không bác chưa bàn - Nhưng chính vì tính phản ánh quy luật tự nhiên đó, nên nó sẽ có lúc đi ngược lại giá trị đạo lý và những giá trị nhân đạo. Bởi vậy bác rất thận trọng khi bày tỏ quan niệm của bác về nghiệp chướng.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguồn: tuvilyso.net

Cự Cơ tình cờ đọc được một câu truyện số mạng, Cự Cơ thấy rất hay và muốn chia sẻ cùng các Bác, các Anh, Các Chị. Sau khi đọc xong Cự Cơ mới nhận ra rằng việc xem số (truy tìm cái phước quá khứ) là một điều không quan trọng, và có những điều còn quan trọng hơn! Sau đây là nội dung câu chuyện!

"... Thưa Thiền sư, vậy số mệnh có thể tránh được ư?

Thiền sư dạy: - Số mệnh do ta gây ra, họa phước chính ta tìm lấy. Đó là điều sách vở đã dạy rành rành, kinh Phổ môn Phật dạy “cầu giàu sang được giàu sang, cầu con trai con gái được con trai con gái, cầu sống lâu được sống lâu. Ôi vọng ngữ là một giới cấm nặng của nhà Phật, há lẽ Chư Phật, Bồ tát lại khi cứu người đời mà nói ra câu ấy hay sao?”

Tôi hỏi tiếp:

- Thầy Mạnh Tử nói: “hễ cầu thời được” ấy là nói cầu những điều chính nơi tâm mình có thể làm được kia. Như điều đạo đức nhân nghĩa thời có thể ra sức mong cầu, còn như công danh phú quý là điều ngoài năng lực mình, làm sao mong cầu được ? Thiền sư nói: - Thầy Mạnh Tử nói không lầm chỉ tại ông hiểu lầm thôi!

Ông không nghe ngài lục tổ Huệ Năng nói sao? Ngài nói “hết thảy phước điền không ngoài gang tấc” hễ tâm cầu gì đều cảm thông nấy, cầu ngay nơi ta không những được đạo đức nhân nghĩa cũng được luôn công danh phú quí, hễ trong đạt được thì ngoài đạt được nên càng thấy rõ hiệu nghiệm của tâm hướng nội mong cầu. Người nào không chịu ngó lại mình để tu tỉnh cứ như một bề rong ruổi tìm cầu bên ngoài, tuy họ có lập cách tìm cầu thế nào chăng nữa kết quả cũng tùy số mạng định đoạt cả thôi.

Lối mong cầu này hoài công vô ích, những người không chịu hồi tâm tu tinh lo cầu mong phú quí công danh bằng con đường đạo đức nhân nghĩa, lại chỉ lo tìm cầu bằng những thủ đoạn gian ác rốt cuộc họ bị thiệt thòi cả hai mặt là công danh phú quí không thành mà đạo đức nhân nghĩa cũng hỏng.

Thiền sư lại hỏi tôi về việc chấm số của Khổng tiên sinh, tôi thuật lại đúng cả mọi điều.

Thiền sư hỏi lại tôi:

- Bây giờ ông thử xét lại ông có còn hy vọng thi đậu không ?

Tôi ngẫm nghĩ một hồi lâu rồi trả lời:

- Không thể ! Người khoa giáp phải là người có phước tướng, còn tôi chỉ là kẻ bạc phước. Lại không biết dồn chứa công hạnh làm nền tảng phước đức, không chịu khó gúp ai, không khoan dung đại độ, có khi còn cậy mình tài trí lấn lướt kẻ khác, nghĩ gì làm nấy, nói năng khinh suất dối trá chẳng nể vì ai.

Đấy toàn là những tướng của kẻ bạc phước làm sao tôi mong cầu được khoa giáp? Vả lại phàm đất nhớt mới có nhiều vi trùng sinh, nước trong thì đâu có cá lội. Thế mà xét lại tính tôi vốn ưa tinh khiết, nên tôi không con là phải, phàm khí tiết ôn hòa mới nuôi dưỡng muôn vật, thế mà xét lại tính tôi hay nóng nảy, thế nên không con là phải, phàm nhân ái là gốc sinh hóa, nhẫn tâm là gốc suy tàn, thế mà xét lại tính tôi cứ khư khư danh tiết hão huyền, chẳng hề hy sinh gúp ai, thế nên tôi không con là phải. Đó là chưa kể tôi còn có tật nói nhiều làm tổn khí, tật ưa uống rượng làm tán tỉnh, tật ưa ngồi suốt đêm không biết bảo tồn khí cốt và nếu kể hết tật sấu của tôi thì hẳn còn nhiều nữa.

Thiền sư nói:

- Không riêng gì một việc thi cử, chính tất cả mọi việc thế gian này thấy đều nằm trong lý nhân quả, những người có được sản nghiệp trị giá ngàn vàng tức là người có được cái phước hưởng được ngàn vàng đó, những người có được sản nghiệp trị giá trăm vàng tức là người có được cái phước hưởng trăm vàng đó, những người bị chết đói, tức là người có cái nghiệp chết đói đó. Thế mà người đời không nhận rõ lẽ này, cứ đổi dồn cho trời đất xui nên, kỳ thật! Trời đất bất quá chỉ ra thêm những điều mình đã tạo sẵn, chứ trời đất có bao giờ sanh được mảy may họa phúc nào cho ai đâu? Ngay đến việc sinh con cũng thế, người nào có công đức trăm đời thời sẽ sinh con cháu trong mười đời kế tiếp gìn giữ, người nào có công đức ba đời, hai đời thời sẽ sinh con cháu trong ba đời, hai đời kế tiếp gìn giữ.

Còn người nào tuyệt nhiên không con ấy là người chỉ có công đức mỏng manh vậy. Nay ông đã biết chỗ khuyết điểm của mình, ông hãy tận tình gợt bỏ cái tướng không phát khoa giáp và không sinh con kia đi và muốn vậy ông phải lo tích đức, phải mở lòng bao dung, phải giữ niệm hòa ái, phải yêu tiết tinh thần bao nhiêu việc trước đập tan ngày qua đã chết, bao nhiêu việc sau phát khởi như ngày nay đã sinh. Được vậy tức là ông tự làm một cuộc tái sinh đầy nghĩa lý đó, cái thân xác thịt còn có vận số, huống cái thân đầy nghĩa lý này không cảm thông cùng trời đất ?

Thiên thai giáp trong Kinh thi có câu: “ Trời làm ương nghiệp mình có thể tránh, mình làm ương nghiệp không thể nào tránh” Kinh thi nói “thường hay nói phối hợp thiên mạng chính là nói tự mình cầu được nhiều phước” trước đây Khổng tiên sinh tiên đoán số ông không phát khoa giáp, không sinh con đó là điều ương nghiệp do trời đất gây ra, nó có thể tránh gỡ, nếu ông mở rộng đức tính gắng làm việc thiện dồn chứa âm công, mình gây ra phước há mình không được hưởng thụ hay sao? Dịch là bộ kinh mưu tính việc suy cát tinh hung gúp cho người quân tử hạng người biết phản tỉnh tu đức. Nếu thật có cái thiên mạng cố định, ai tốt cứ tốt, ai xấu cứ xấu thì đâu có thể nói đến chuyện mưu tính suy khắc tinh hung. Mở đầu kinh dịch còn có câu “nhà nào chứa điều thiện sẽ có thừa điều phúc – tất thiện chi gia, tất hữu dư khánh” Ông có tin nổi điều ấy chăng?

"...Sau khi được thiền sư chỉ dạy tôi liền đổi hiệu Học hải trước kia để lấy Liễu phàm vì từ đây đã hiểu cái lý nghĩa lập mạng là thế nào, không muốn để mình rơi vào sào huyệt phàm phu nữa.

Từ nay trở đi suốt ngày gìn giữ cẩn thận do đó tôi tự thấy ngày nay khác xa ngày trước, ngày trước tôi chỉ là con người lêu lổng buông xuôi, nhưng từ nay tôi đã biết lo gìn lòng, giữ ý, cẩn thận từng khắc từng giờ. Dẫu ở chỗ kín đáo riêng tư, lòng vẫn sợ lỡ làm điều chi sai quấy mắc tội với trời đất, hoặc lỡ gặp ai ghanh ghét, phá phách, tôi vẫn cố giữ tính điềm nhiên hỷ xả. Bước sang năm sau Bộ lễ mở khoa thi, Khổng tiên sinh đoán Bộ sẽ khảo thí từ tên đậu ba trong khóa trước trở xuống, nhưng nay Bộ lại khảo thí từ tên đậu nhất. Thế là lời dự đoán của Khổng tiên sinh lần này không ứng nghiệm và tiên sinh không đoán tôi được đậu cử nhân thế mà tôi đã đậu cử nhân trong kỳ Hương thí mùa thu.

Tuy nhiên tôi tự xét việc hạnh nghĩa mình làm chưa thuần thục, sai sót còn nhiều hoặc có khi thấy việc lành mà làm không hăng hái hoặc có khi cứu giúp người mà tâm còn do dự, hoặc có khi thân gắng làm lành mà miệng nói quá ác, hoặc khi tỉnh thì tháo vát và khi say lại phóng giật.

Tôi đem tội chiết tính bù trừ với công thì thấy hẳn có nhiều ngày mình sống uổng. Tôi phát nguyện từ năm kỷ Tỵ đến năm kỷ Mão, suốt 10 năm mới hoàn thành ba ngàn việc thiện. Khi dời Lý tiệm am tiên sinh để vào Trung Quốc tôi chưa kịp làm lễ hồi hướng ba ngàn việc thiện kia. Năm canh Thìn có dịp trở lại Nam biên tôi mới thỉnh các Hòa thượng Thánh Không, Huệ Không đến đồng tháp thiền đường chứng minh cho lễ hồi hướng, nhân đó tôi lại phát nguyện làm thêm ba ngàn điều lành khác để cầu sinh con và đến năm tân Tỵ tôi đã may mắn hạ sinh một quý tử. Mỗi lần làm được một việc gì tôi liền lấy bút ghi vào sổ, vợ tôi không viết được nên hễ làm được việc gì thì lấy nắp bút chấm son ấn vào tờ lịch một khoanh tròn, chẳng hạn như bố thí cho người nghèo, mua vật phóng sinh tính ra mỗi ngày có đến mười khoanh.

Sang tháng tám năm quý Mùi tính lại đủ số ba ngàn điều lành sau khi đã khấu trừ các điều ác tôi lại thỉnh các Hòa thượng Thánh Không, Huệ Không đến nhà chứng minh lễ hồi hướng. Ngày 13 tháng 9 tôi lại phát nguyện làm thêm một vạn điều lành cầu thi đậu tiến sĩ. Quả nhiên năm Bính Tuất tôi thi đậu và được bổ làm chi huyện Bửu đề. Trong lúc làm chi huyện, tôi sắm sẵn một tập sách để ghi thiện ác, đặt tên là “Chi Tâm Thiền – Sách Sửa Lòng” cứ mỗi sáng dậy gia nhân đem nó giao lính hầu đem đến để trên án làm việc, nếu trong ngày tôi làm được điều lành, điều dữ nào dù lớn dù nhỏ đều ghi rõ ràng vào sách. Đêm đến thuyết án giữa trời bắt trước ông Triệu Diệt Đào thắp hương cáo với trời đất. Vợ tôi thấy đã lâu mà chẳng làm được bao nhiêu việc lành mới trau mày buồn bã nói:

- Trước ông ở nhà có tôi gúp sức nên ông đã làm đủ ba ngàn điều lành theo sở nguyện, nay ông nguyện làm thêm một vạn điều, nhưng ở tại công đường chẳng có gì để làm thì biết bao giờ ông mới làm đủ số ấy? Đêm đó mộng thấy một thần nhân, tôi mới than thở về lý do khó là đủ các điều lành mình đã hứa. Thần nhân bảo: - Chỉ một việc giảm thuyên tiền thuế cho dân của ông vừa rồi, cũng đủ sánh bằng một vạn điều lành.

Nghe lời thần nhân bảo tôi liền xét lại nhớ mình có làm việc đó thật, vì khi trước thuế huyện của huyện Bửu Đê, mỗi mẫu phải đóng hai phân, ba ly, bảy hào. Xét ra quá nặng đối với muôn dân nên tôi đã giảm xuống mỗi mẫu chỉ đóng một phân, bốn ly, sáu hào. Tuy vậy tôi vẫn hồ nghi tại sao việc làm đó lại có thể sánh bằng một vạn điều lành, may đâu gặp được Huyền Như thiền sư vừa từ núi Ngũ Đài đến, tôi đem việc nằm mộng ra hỏi xem có đáng tin không? Thiền sư trả lời: - Hễ có thiện tâm trân thành thì một việc lành có thể đương được muôn việc lành huống chi giảm thuế cho cả một huyện, muôn dân đều chịu ơn.

Tôi liền cúng một số tiền lương nhờ thiền sư mang về Ngũ Đài trai tăng một vạn vị sư gọi là để làm lễ hồi hướng cho tôi. Khổng tiên sinh trước kia đoán tôi đến năm 53 tuổi gặp tai nạn. Nhưng đến năm đó chẳng có gì xảy ra dù tôi không hề cầu đảo sinh, tăng thọ. Và nay thì tuổi tôi đã 69 rồi, trong Kinh Thi có câu „Trời không dễ tin, mạng không định thường“ lại có câu, vận mạng chẳng nhất định“ những câu ấy đâu phải những lời dối trá ?

Do đó tôi biết chắc rằng họa phúc phải cầu ngay nơi mình, đó mới thật là đúng ý của Thánh Hiền, ngược lại người nào nói họa phúc do mệnh trời thì đó là lối suy luận thông thường của kẻ thế tục. Hiện tại số mệnh mỗi người thế nào chưa dễ biết được vậy đang khi được hiển vinh hãy tưởng như gặp điều không vừa ý, đang khi được thuận lợi hãy tưởng như gặp điều trái nghịch, đang khi được sung túc hãy tưởng là thiếu nghèo, đang khi được mọi người ái kính hãy tưởng khi bị khuất phục, đang khi gia thể trọng vọng hãy tưởng mình ở hạng thấp kém, đang khi có chút học vấn uyên thâm hãy tưởng mình còn thiển cận Xa về trước nghĩ tới công đức tổ tiên để lo kế tiên dương, gần hiện tại nghĩ tới lầm lỗi của mẹ mà tìm cách bồi bổ, trên lo đền ơn trước, dưới lo tạo phước gia đình, ngoài thì gúp người ngăn ngừa tai nạn, trong thì lo ngăn ngừa tà ác chính mình, cốt phải ngay chỗ sai quấy của mình để lo toan hối cải, nếu một ngày không tự biết mình quấy tức một ngày an lòng tự cho mình là phải, một ngày không ăn năn hối quả tức một ngày tức là một ngày không tiến bộ. Hạng người thông minh tuấn kiệt trong thiên hạ đâu phải hiếm, nhưng nếu họ không gắng lo tu đức, mở mang thiện nghiệp họ cũng chỉ sống một đời đình trệ an phận dật dờ gặp chăng hay trớ mà thôi. Cái thuyết lý an thân lập mạng của Vân Cốc Hội thiền sư trao dạy trên đây thật là chí tình, chí lý, chí thân, chí chánh. Nếu biết ngẫm kỹ và thực hành sẽ khỏi một đời luống trôi vô ích vậy...."

Bai này bên Website:Nhan Trac Hoc do Hoàng Thiện Minh sưu tầm.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đừng hành động như ở thời nguyên thủy!

Thứ ba, 7/10/2008, 07:00 GMT+7

…Thưa bạn đọc! Tôi không bịa tí nào, những con sẻ không đầu ấy vỗ cánh bay lên, đâm tứ tung, máu vãi khắp nơi rồi chúng rơi xuống giãy đành đạch. Còn dưới đất thì cơ man nào là đầu chim, vung vãi khắp nơi, mắt mở trừng trừng nhìn tôi - cái thằng độc ác - cái thằng uống máu…

Từ bữa nhậu thịt chim sẻ cùng vài thằng bạn đến giờ tôi vẫn còn bị ám ảnh. Sự ám ảnh đó hiện ra mỗi đêm. Có lần tôi mơ thấy cả ngàn ngàn đôi mắt đen ngòm của lũ chim đuổi theo, đè tôi xuống rồi thi nhau mổ và những dòng máu túa ra loang lổ… Tôi sợ quá tỉnh dậy vã mồ hôi và thề sẽ không bao giờ ăn cái món đáng sợ kia nữa.

81005_chim.jpg

Những con cò nằm chờ "hóa kiếp" - Ảnh: A Sáng

Nhiều người sẽ cho tôi là kẻ lẩn thẩn và nhát gan nhưng thực sự từ bữa ấy tôi sợ! Sợ đến già! Nếu chỉ ngồi nhâm nhi những con chim đã rán vàng trên đĩa thì chẳng có gì đáng sợ, thậm chí rất ngon, thêm chén rượu thì có cắt tai cũng không biết. Nhưng không hiểu ma xui quỷ khiến thế nào tôi lại tận mắt chứng kiến mấy anh đầu bếp chế cái món khoái khẩu ấy.

Họ nhốt trong lồng đến vài trăm con chim sẻ (không hiểu họ kiếm đâu ra nhiều thế?). Một gã ăn mặc kiểu đầu bếp châu Âu rất lịch sự thò tay vào lồng bắt từng con sẻ ra và vặn cổ đánh ngoéo một cái vứt xuống đất, ngay lập tức có một gã nhúng con chim đang giãy đành đạch ấy xuống nồi nước sôi và nhổ lông, rồi lại một gã nữa mổ bụng moi gan… Cứ thế cái dây chuyền chết chóc kia diễn ra rất nhanh, rất chuyên nghiệp – chuyên nghiệp đến tàn bạo.

Lũ chim trong lồng bay loạn xa, kêu la inh ỏi. Tôi liếc nhìn và thấy rất nhiều - rất nhiều đôi mắt đen ngòm của chúng nhìn tôi. Những đôi mắt ấy như nói với tôi rằng: thằng man rợ kia, mày hãy ăn thịt tao đi, uống máu tao đi, rồi có ngày chính chúng mày sẽ chết như bọn tao! Tao hận lũ người độc ác! Một mùi tanh lợm dội lên khiến tôi rùng mình. Xung quanh máu me be bét, lông lá bẩn thỉu, ruột gan lẫn lộn hôi thối. Ôi! Thượng đế, người sinh ra vạn vật, tạo nguồn sống cho tất cả mà sao người lại để chúng sinh tàn sát nhau ghê rợn đến thế!

Theo tôi, con người là sinh vật tàn bạo nhất, tham lam nhất và cũng phàm ăn nhất. Những chú chim sẻ bé nhỏ, chết một cách đau đớn rồi trở thành món đặc sản trên bàn nhậu. Chúng tôi - những con người - được trang bị đầy đủ về kiến thức, văn hoá và tự cho mình có lòng nhân ái, biết tôn trọng thiên nhiên lại ngấu nghiến ăn, hô hố nói, ừng ực uống. Lúc này chúng tôi hiện thân như một lũ ác quỷ! Chỉ có ác quỷ mới ăn uống tàn bạo như thế!

Vì tò mò, tôi thám hiểm khu nhốt thực phẩm của quán nhậu. Thì ôi thôi! Không thể tin vào mắt mình - rất nhiều chim – cơ man nào là chim: cò, dẽ, le le, sáo, vịt trời… cả những con khướu, vẹt, hoạ mi hết thời hạn sử dụng hoặc không còn tiếng hót mua vui cho loài người cũng bị nhốt vào đây. Chúng bẩn thỉu, ủ rũ, chán chường, thậm chí căm thù trong những cái lồng sắt để chờ được hoá kiếp. Mấy ông bạn tôi sau khi chén đẫy thịt rán, tinh thần hưng phấn lại gọi món rượu tiết chim sẻ. Ở món này, sự độc ác được tăng lên gấp bội. Một gã đầu bếp rót đầy một cốc rượu trắng, rồi bắt từng con sẻ, cầm kéo cắt phăng đầu chúng, từ cái cổ đỏ hỏn rỉ ra vài giọt máu rơi xuống cốc rượu. Khi buông những con sẻ không đầu ấy ra thì thật hãi hùng. Thưa bạn đọc! Tôi không bịa tí nào, những con sẻ không đầu ấy vỗ cánh bay lên, đâm tứ tung, máu vãi khắp nơi rồi chúng rơi xuống dãy đành đạch. Còn dưới đất thì cơ man nào là đầu chim, chúng vung vãi khắp nơi, mắt mở trừng trừng nhìn tôi – cái thằng độc ác – cái thằng uống máu độc ác! Đến nước này thì tôi không tài nào uống được, mồ hôi vã ra, tỉnh cả rượu và ra về. Cũng từ bữa đó, những cơn ác mộng thường đến với tôi. Hình như linh hồn của chúng đang hiện về.

Cảnh giết chim đó làm tôi nhớ lại cái lần người làng tôi bẫy chim tập thể. Đó là một cách bẫy chim mang tính hủy diệt và tàn bạo nhất mà tôi được chứng kiến. Ở quê tôi có loài sáo đá, chúng rất đông và kiếm ăn theo kiểu tập thể. Chúng đông đến nỗi người làng tôi phải dùng lưới để bắt. Cách bẫy cũng giống như người ta bẫy chim ngói ở miền xuôi. Nhưng hôm đó vì quá đông sáo đá nên khi chúng tôi kéo lưới chúng vẫn vùng vẫy bay lên mang theo cả lấm lưới. Chúng sà xuống cây nghiến đầu làng và kẹt ở đó. Người làng tôi không cách nào lấy được, trèo lên thì cao mà chúng lại vỗ cánh ù ù như máy bay rất nguy hiểm. Cuối cùng người ta đợi cho đến tối, khi lũ chim mệt mỏi đứng im. Một gã trai làng khoẻ mạnh được phân công mang một gói thuốc nổ, trộn với đạn ghém, buộc vào dưới cái lưới đang mắc trên cây và châm ngòi. Khi gã kia vừa tụt xuống và chạy nấp vào khe đá - một tiếng nổ khô khốc vang lên, đạn ghém bay rào rào, tấm lưới rách toang. Sớm hôm sau chúng tôi ra nhặt chim. Ôi thôi! Dưới đất trắng toát (sáo đá có lông màu trắng) một màu trắng chết chóc vung vãi khắp nơi. Chúng nằm còng queo, mắt mở trừng trừng. Hôm đó làng tôi được một mùa chim lớn, nhưng cũng từ bữa đó, lũ sáo đá không còn đến làng tôi làm tổ kiếm ăn nữa. Chúng nổi giận và bỏ đi. Còn người làng tôi cho đến nay vẫn nghèo và chẳng thấy bóng con sáo đá nào.

Bây giờ người thành phố lại thích ăn thịt chim, coi đó như một thứ đặc sản. Có lần ngang qua đường Giải Phóng, tôi thấy vài người bán chim ở đó. Những con chim bị vặt trụi lông đứng co ro chờ người đến mua trông mới sợ làm sao. Chúng ngơ ngác đau đớn nhìn người thành phố qua lại. Có vài người nước ngoài đi qua, họ sửng sốt, hết chụp ảnh lại quay phim rồi họ xì xồ gì đó. Tôi đoán họ đang nổi giận. Cảnh đó ở nước họ là phạm pháp, lập tức bị tống vào tù. Nhưng ở ta điều đó rất bình thường, chẳng ai thèm để ý cả. Có đêm lại chứng kiến cảnh vài gã vác súng hơi, soi đèn pin bắn chim ở ngay giữa phố. Lần này lại là chim sẻ, chúng bị bắn rơi lả tả. Còn những gã kia thì hoan hỉ cười vang như tận hưởng một trò chơi thú vị.

Chúng ta - những người thành phố vẫn tự vỗ ngực là văn minh, là hiện đại, là hiểu biết. Nhưng tôi đồ rằng chính chúng ta đang trở lại thời kỳ nguyên thủy - cái thời kỳ con người chỉ biết đến bản năng sinh tồn, chém giết để sinh tồn ấy. Nếu không sao chúng ta lại giết lũ chim ngay giữa đất Hà Thành này?

A Sáng (Vietimes)

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay